Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ TỔNG QUAN MẠNG MÁY TINH & & TRUYỀN THÔNGTRUYỀN THÔNG...

Tài liệu TỔNG QUAN MẠNG MÁY TINH & & TRUYỀN THÔNGTRUYỀN THÔNG

.PDF
56
36
117

Mô tả:

TỔNG QUAN MẠNG MÁY TINH & & TRUYỀN THÔNGTRUYỀN THÔNG
TỔNG QUAN MẠNG MÁY TINH & TRUYỀN THÔNG GV: Trần Xuân Hải Định nghĩa  Mạng máy tính (computer network ) hay hệ thống mạng (network system), là một tập hợp các máy tính tự hoạt được kết nối nhau  Một máy tính được gọi là tự hoạt (autonomous) nếu nó có thể khởi động, vận hành các phần mềm đã cài đặt và tắt máy mà không cần phải có sự điều khiển hay chi phối bởi một máy tính khác. GV: Trần Xuân Hải CÁC THÀNH PHẦN CỦA MẠNG MÁY TÍNH  Các thiết bị đầu cuối (end system) kết nối với nhau tạo thành mạng, có thể là các máy tính hoặc các thiết bị khác. Nói chung hiện nay ngày càng nhiều các loại thiết bị có khả năng kết nối vào mạng máy tính như điện thoại di động, PDA, tivi,...  Môi trường truyền (media) mà các thao tác truyền thông được thực hiện qua đó. Môi trường truyền có thể là các loại dây dẫn (dây cáp), sóng (đối với các mạng không dây), tia hồng ngoại, ….  Giao thức (protocol) là các quy tắc quy định cách trao đổi dữ liệu giữa các thực thể. TCP/IP, NetBeui, Apple Talk, IPX/SPX... GV: Trần Xuân Hải Ứng dụng của mạng máy tính  Trong các tổ chức  Cho nhiều người  Các vấn đề xã hội GV: Trần Xuân Hải Trong các tổ chức (1)  Trước khi có mạng: trong các tổ chức, mỗi nơi đều phải có chỗ lưu trữ dữ liệu riêng, các thông tin trong nội bộ sẽ khó được cập nhật kịp thời; một ứng dụng ở nơi này không thể chia sẻ cho nơi khác.  Với một hệ thống mạng người ta có thể:  Chia sẻ các tài nguyên: Các ứng dụng, kho dữ liệu và các tài nguyên khác như sức mạnh của các CPU được dùng chung và chia sẻ thì cả hệ thống máy tính sẽ làm việc hữu hiệu hơn.  Độ tin cậy và sự an toàn của thông tin cao hơn. Thông tin được cập nhật theo thời gian thực, do đó chính xác hơn. Một khi có một hay vài máy tính bị hỏng thì các máy còn lại vẫn có khả năng hoạt động và cung cấp dịch vụ không gây ách tắc. GV: Trần Xuân Hải Trong các tổ chức (2)  Tiết kiệm :  qua kỹ thuật mạng người ta có thể tận dụng khả năng của hệ thống, chuyên môn hoá các máy tính, và do đó phục vụ đa dạng hoá hơn. Thí dụ: Hệ thống mạng có thể cung cấp dịch vụ suốt ngày và nhiều nơi có thể dùng cùng một chương trình ứng dụng, chia nhau cùng một cơ sở dữ liệu và và các máy in, do dó tiết kiệm được rất nhiều. GV: Trần Xuân Hải Trong các tổ chức (2)  Tiết kiệm (tt):  khi tạo mạng, người chủ chỉ cần đầu tư một hoặc vài máy tính có khả năng hoạt động cao để làm máy chủ cung cấp các dịch vụ chính yếu và đa số còn lại là các máy khách dùng để chạy các ứng dụng thông thường và khai thác hay yêu cầu các dịch vụ mà máy chủ cung cấp. Một hệ thống như vậy gọi là mạng có kiểu chủ-khách (client-server model). Người ta còn gọi các máy dùng để nối vào máy chủ là máy trạm (work-station). Tuy nhiên, các máy trạm vẫn có thể hoạt động độc lập mà không cần đến các dịch vụ cung cấp từ máy chủ.  Mạng máy tính còn là một phương tiện thông tin mạnh và hữu hiệu giữa các cộng sự trong tổ chức. GV: Trần Xuân Hải Cho nhiều người  Cung cấp thông tin từ xa giữa các cá nhân  Liên lạc trực tiếp và riêng tư giữa các cá nhân với nhau  Làm phương tiện giải trí chung nhau: như các trò chơi, các thú tiêu khiển, chia sẻ phim ảnh, vv qua mạng. GV: Trần Xuân Hải Các ứng dụng mạng quan trọng hiện nay      Email Hội nghị (video conference) Giao dịch Lớp học ảo (e-learning hay virtual class) Dịch vụ tìm kiếm thông tin qua các “máy truy tìm” (Search Engine)  … GV: Trần Xuân Hải Các vấn đề xã hội  Quan hệ giữa người với người trở nên nhanh chóng, dễ dàng và gần gũi hơn cũng mang lại nhiều vấn đề xã hội cần giải quyết như:  Lạm dụng hệ thống mạng để làm điều phi pháp hay thiếu đạo đức: Các tổ chức buôn người, khiêu dâm, lường gạt, hay tội phạm qua mạng, tổ chức tin tặc để ăn cắp tài sản của công dân và các cơ quan, tổ chức khủng bố, ...  Mạng càng lớn thì nguy cơ lan truyền các phần mềm ác tính càng dễ xảy ra.  Hệ thống buôn bán trở nên khó kiểm soát hơn nhưng cũng tạo điều kiện cho cạnh tranh gay gắt hơn. GV: Trần Xuân Hải Các vấn đề xã hội  (tt)  Một vấn đề nảy sinh là xác định biên giới giữa việc kiểm soát nhân viên làm công và quyền tư hữu của họ  Vấn đề giáo dục thanh thiếu niên cũng trở nên khó khăn hơn vì các em có thể tham gia vào các việc trên mạng mà cha mẹ khó kiểm soát nổi.  Hơn bao giờ hết với phương tiện thông tin nhanh chóng thì sự tự do ngôn luận hay lạm dụng quyền ngôn luận cũng có thể ảnh hưởng sâu rộng hơn trước đây như là các trường hợp của các phần mềm quảng cáo (adware) và các thư rác (spam mail). GV: Trần Xuân Hải Các loại mạng - Phần cứng mạng LAN (local area network ) MAN (metropolitan area network )  WAN (wide area network)  Mạng không dây (Wireless Network)  Liên mạng (internet)   GV: Trần Xuân Hải LAN (local area network )   Hay còn gọi là "mạng cục bộ", là mạng tư nhân trong một toà nhà, một khu vực (trường học hay cơ quan chẳng hạn) có cỡ chừng vài km. Chúng nối các máy chủ và các máy trạm trong các văn phòng và nhà máy để chia sẻ tài nguyên và trao đổi thông tin. LAN có 3 đặc điểm:    Giới hạn về tầm cỡ phạm vi hoạt động từ vài mét cho đến 1 km. Thường dùng kỹ thuật đơn giản chỉ có một đường dây cáp (cable) nối tất cả máy. Vận tốc truyền dữ liệu thông thường là 10 Mbps, 100 Mbps, 1000 Mbps, và gần đây là 1 Gbps. Các kiến trúc mạng kiểu LAN thông dụng bao gồm:  Mạng bus hay mạng tuyến tính. Các máy nối nhau một cách liên tục thành một hàng từ máy này sang máy kia. Ví dụ của nó là Ethernet (chuẩn IEEE 802.3).  Mạng vòng. Các máy nối nhau như trên và máy cuối lại được nối ngược trở lại với máy đầu tiên tạo thành vòng kín. Thí dụ mạng vòng thẻ bài IBM (IBM token ring).  Mạng sao. GV: Trần Xuân Hải MAN (metropolitan area network )   Hay còn gọi là "mạng đô thị", là mạng có cỡ lớn hơn LAN, phạm vi vài km. Nó có thể bao gồm nhóm các văn phòng gần nhau trong thành phố. Nó có thể là công cộng hay tư nhân và có đặc điểm:  Chỉ có tối đa hai dây cáp nối.  Không dùng các kỹ thuật nối chuyển.  Có thể hỗ trợ chung vận chuyển dữ liệu và đàm thoại , hay ngay cả truyền hình. Ngày nay người ta có thể dùng kỹ thuật cáp quang (fiber optical) để truyền tín hiệu. Vận tốc có hiện nay thể đạt đến 10 Gbps. GV: Trần Xuân Hải MAN (metropolitan area network ) GV: Trần Xuân Hải WAN (wide area network)    còn gọi là "mạng diện rộng", dùng trong vùng địa lý lớn thường cho quốc gia hay cả lục địa, phạm vi vài trăm cho đến vài ngàn km. Chúng bao gồm tập họp các máy nhằm chạy các chương trình cho người dùng. Các máy này thường gọi là máy lưu trữ(host) hay còn có tên là máy chủ, máy đầu cuối (end system). Các máy chính được nối nhau bởi các mạng truyền thông con (communication subnet) hay gọn hơn là mạng con (subnet). Nhiệm vụ của mạng con là chuyển tải các thông điệp(message) từ máy chủ này sang máy chủ khác. GV: Trần Xuân Hải WAN (wide area network)  Mạng con thường có hai thành phần chính:  Các đường dây vận chuyển còn gọi là mạch (circuit), kênh (channel), hay đường trung chuyển (trunk).  Các thiết bị nối chuyển. Đây là loại máy tính chuyện biệt hoá dùng để nối hai hay nhiều đường trung chuyển nhằm di chuyển các dữ liệu giữa các máy. Khi dữ liệu đến trong các đường vô, thiết bị nối chuyển này phải chọn (theo thuật toán đã định) một đường dây ra để gửi dữ liệu đó đi. Tên gọi của thiết bị này là nút chuyển gói (packet switching node) hay hệ thống trung chuyển (intermediate system). Máy tính dùng cho việc nối chuyển gọi là "bộ chọn đường" hay "bộ định tuyến" (router). GV: Trần Xuân Hải WAN (wide area network)    Hầu hết các WAN bao gồm nhiều đường cáp hay là đường dây điện thoại, mỗi đường dây như vậy nối với một cặp bộ định tuyến. Nếu hai bộ định tuyến không nối chung đường dây thì chúng sẽ liên lạc nhau bằng cách gián tiếp qua nhiều bộ định truyến trung gian khác. Khi bộ định tuyến nhận được một gói dữ liệu thì nó sẽ chứa gói này cho đến khi đường dây ra cần cho gói đó được trống thì nó sẽ chuyển gói đó đi. Trường hợp này ta gọi là nguyên lý mạng con điểm nối điểm, hay nguyên lý mạng con chứa và chuyển (store-and-forward), hay nguyên lý mạng con nối chuyển gói. GV: Trần Xuân Hải WAN (wide area network) GV: Trần Xuân Hải Mạng không dây (Wireless Network)   Các thiết bị cầm tay hay bỏ túi thường có thể liên lạc nhau bằng phương pháp không dây và theo kiểu LAN. Một phương án khác được dùng cho điện thoại cầm tay dựa trên giao thức CDPD (Cellular Digital Packet Data) hay là dữ liệu gói kiểu cellular số. Các thiết bị không dây hoàn toàn có thể nối vào mạng thông thường (có dây) tạo thành mạng hỗn hợp (trang bị trên một số máy bay hành khách chẳng hạn). GV: Trần Xuân Hải
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan