Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tổng quan các nghiên cứu về chất lượng cuộc sống của bệnh nhân đái tháo đường ty...

Tài liệu Tổng quan các nghiên cứu về chất lượng cuộc sống của bệnh nhân đái tháo đường typ 2

.PDF
83
1284
96

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI NGUYỄN THỊ HỒNG CHUYÊN Mã sinh viên: 1201062 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ HÀ NỘI – 2017 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI NGUYỄN THỊ HỒNG CHUYÊN Mã sinh viên: 1201062 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2 KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ Người hướng dẫn: DS. Kiều Thị Tuyết Mai Nơi thực hiện: Bộ môn Quản lý và Kinh tế dược HÀ NỘI – 2017 LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất tới DS. Kiều Thị Tuyết Mai, giảng viên bộ môn Quản lý – Kinh tế Dược, trường Đại học Dược Hà Nội, người thầy đã hết lòng hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận này. Tiếp theo, tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo Bộ môn Quản lý - Kinh tế Dược đã truyền cảm hứng, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho tôi thực hiện đề tài tại bộ môn. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trường Đại học Dược Hà Nội đã giảng dạy và dìu dắt tôi suốt 5 năm học tập tại trường. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè, những người đã luôn sát cánh, động viên, giúp tôi vượt qua những lúc khó khăn trong học tập và quá trình làm khóa luận. Hà Nội, ngày 18 tháng 05 năm 2017 Sinh viên Nguyễn Thị Hồng Chuyên MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ĐẶT VẤN ĐỀ............................................................................................................1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN .......................................................................................2 1.1 Khái quát về bệnh đái tháo đường .............................................................2 1.1.1 Định nghĩa ...............................................................................................2 1.1.2 Phân loại .................................................................................................2 1.1.3 Dịch tễ học của bệnh đái tháo đường......................................................3 1.2 Khái quát về chất lượng cuộc sống .............................................................6 1.2.1 Chất lượng cuộc sống (Quality of life- QOL) .........................................6 1.2.2 Chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe (Health related quality of life- HRQOL) ...................................................................................................7 1.2.3 Sự khác nhau giữa 2 khái niệm chất lượng cuộc sống và chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe (QOL và HRQOL) ....................................7 1.2.4 Đánh giá chất lượng cuộc sống ...............................................................8 1.2.5 Đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân đái tháo đường ...........15 ́ ̀ ́ ́ CHƯƠNG 2. ĐÔI TƯỢNG VA PHƯƠNG PHAP NGHIÊN CƯU ........................19 2.1 Đối tượng nghiên cứu ................................................................................19 2.2 Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................19 2.2.1 Thiết lập câu hỏi tổng quan ..................................................................19 2.2.2 Tìm kiếm tài liệu ...................................................................................19 2.2.3 Tiêu chuẩn lựa chọn và tiêu chuẩn loại trừ ...........................................21 2.2.4 Tổng hợp và phân tích kết quả..............................................................23 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ ...........................................................................................24 3.1 Các nghiên cứu so sánh CLCS của bệnh nhân ĐTĐ typ 2 với người khỏe mạnh ...................................................................................................24 3.2 Các nghiên cứu đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến CLCS bệnh nhân ĐTĐ typ 2 ..........................................................................................27 3.2.1 Giới tính ................................................................................................27 3.2.2 Tuổi .......................................................................................................30 3.2.3 Thời gian mắc bệnh ..............................................................................31 3.2.4 HbA1c ...................................................................................................33 3.2.5 BMI và cân nặng ...................................................................................35 3.2.6 Thói quen tập thể dục............................................................................36 3.2.7 Các vấn đề tâm lý tiêu cực ....................................................................37 3.2.8 Chất lượng giấc ngủ ..............................................................................39 3.3 Các nghiên cứu đánh giá hưởng của biến chứng lên CLCS của bệnh nhân ĐTĐ typ 2 ..........................................................................................40 3.3.1 Biến chứng trên tim ..............................................................................41 3.3.2 Biến chứng về mắt ................................................................................43 3.3.3 Biến chứng trên thận .............................................................................44 3.3.4 Biến chứng thần kinh ngoại biên ..........................................................45 3.3.5 Biến chứng rối loạn cương dương ở nam giới ......................................46 3.3.6 Biến chứng loét bàn chân......................................................................47 3.3.7 Biến chứng hạ đường huyết ..................................................................48 3.3.8 Các biến chứng khác .............................................................................49 3.4 Bàn luận .....................................................................................................50 3.4.1 Bàn luận về công cụ nghiên cứu ..........................................................50 3.4.2 Bàn luận về kết quả nghiên cứu ...........................................................51 3.4.3 Bàn luận về ưu điểm và hạn chế của đề tài ..........................................55 KẾT LUẬN ..............................................................................................................57 ĐỀ XUẤT .................................................................................................................58 TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Dịch tễ ĐTĐ trên thế giới năm 2015-2040 .................................................4 Bảng 3.2. CLCS của bệnh nhân ĐTĐ typ 2 so với người không mắc bệnh .............26 Bảng 3.3. Các nghiên cứu so sánh CLCS giữa nam giới và nữ giới .........................29 Bảng 3.4. Các nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của tuổi lên CLCS ..........................30 Bảng 3.5. Các nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của thời gian mắc bệnh ..................32 Bảng 3.6. Các nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của HbA1c .....................................33 Bảng 3.7. Các nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của chỉ số BMI và cân nặng ...........35 Bảng 3.8. Các nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của thói quen tập thể dục ...............36 Bảng 3.9. Các nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của các vấn đề tâm lí tiêu cực ........38 Bảng 3.10. Các nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của chất lượng giấc ngủ ...............40 Bảng 3.11. Các nghiên cứu đánh giá biến chứng trên tim ........................................42 Bảng 3.12. Các nghiên cứu đánh giá biến chứng trên mắt .......................................44 Bảng 3.13. Các nghiên cứu đánh giá biến chứng trên thận.......................................45 Bảng 3.14. Các nghiên cứu đánh giá biến chứng thần kinh ngoại biên ....................45 Bảng 3.15. Các nghiên cứu đánh giá biến chứng rối loạn cương dương ..................46 Bảng 3.16. Các nghiên cứu đánh giá biến chứng loét bàn chân ...............................47 Bảng 3.17. Các nghiên cứu đánh giá biến chứng hạ đường huyết ............................48 Bảng 3.18. Các nghiên cứu đánh giá các biến chứng khác .......................................50 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Thang trực quan ..........................................................................................8 Hình 2.2. Tình trạng bệnh mạn tính được đánh giá cao hơn cái chết .......................10 Hình 2.3. Tình trạng bệnh mạn tính được đánh giá tồi tệ hơn cái chết.....................10 Hình 2.4 Tình trạng sức khỏe tạm thời hj..................................................................11 Hình 2.5. Tình trạng sức khỏe mạn tính được đánh giá cao hơn cái chết.................11 Hình 2.6. Tình trạng sức khỏe mạn tính được xem là tồi tệ hơn cái chết .................12 Hình 2.7. Tình trạng bệnh tạm thời hj .......................................................................13 Hình 4.8. Quy trình lựa chọn nghiên cứu..................................................................21 Hình 4.9. Quy trình lọc bài báo ................................................................................22 Hình 4.10. Phân loại bài báo .....................................................................................23 Hình 3.11. Điểm số CLCS theo bộ công cụ EQVAS của một số nghiên cứu ..........27 Hình 3.12. Điểm số thỏa dụng theo bộ công cụ EQ5D của một số nghiên cứu .......28 Hình 3.13. Mối liên quan giữa HbA1c với CLCS trên thang SF36 ..........................34 Hình 3.14. Điểm thỏa dụng của 1 số nghiên cứu về biến chứng trên thang EQ5D..41 Hình 3.15. Điểm thỏa dụng trên thang EQ5D...........................................................43 Hình 3.16. Phân loại các công cụ sử dụng ................................................................50 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt ADA AsianDQOL Tên tiếng Anh American Diabetes Association The Asian Diabetes Quality of life DQOL DSQL DSSI Quality of life scale for diabetes mellitus Diabetes Quality of Life The diabetes specificity quality of life scale Delusions Symptoms States Inventory ĐTĐ DTSQ ED The Diabetes Treatment Satisfaction Questionnaire Erectile dysfunction EQOL Environment quality of life HFS Hypoglycemia Fear Survey HRQOL Health-Related Quality of Life IDF International Diabetes Federation IWQOL Impact of weight on quality of life MCS MENQOL NC Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kì Chất lượng cuộc sống bệnh nhân đái tháo đường châu Á Chất lượng cuộc sống CLCS DMQLS Tên tiếng Việt Mental Component summary Menopause specific quality of life Thang điểm chất lượng cuộc sống bệnh nhân đái tháo đường Chất lượng cuộc sống bệnh nhân đái tháo đường Chất lượng cuộc sống đặc hiệu bệnh đái tháo đường Thang đo mức độ trầm cảm Đái tháo đường Câu hỏi về sự hài lòng khi điều trị bệnh đái tháo đường Rối loạn cương dương Chất lượng cuộc sốngmôi trường Nỗi lo hạ đường huyết Chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe Liên đoàn đái tháo đường thế giới Ảnh hưởng của cân nặng lên chất lượng cuộc sống Sức khỏe tinh thần Chất lượng cuộc sống phụ nữ mãn kinh Nghiên cứu Overall quality of life Chất lượng cuộc sống tổng thể Physical Component Summary Sức khỏe thể chất Painful diabetic peripheral neuropathy The pediatric quality of life inventory Mức độ đau do bệnh thần kinh ngoại biên Chất lượng cuộc sống của trẻ em PGWB Psychological general well-being Sức khỏe tâm lý chung PIED Psychological Impact of Erectile Dysfunction PQOL Physical quality of life PSQI Pittsburgh Sleep Quality Index OQOL PCS PDPN PedsQL QOL The Quality of Life Enjoyment and Satisfaction Questionnaire-Short Form Quality of life Ảnh hưởng tâm lý của rối loạn chức năng cương dương Chất lượng cuộc sống thể chất Chỉ số chất lượng giấc ngủ Pittsburgh Câu hỏi dạng ngắn về hài lòng và chất lượng cuộc sống Chất lượng cuộc sống RLS Restless legs syndrome Rung bàn chân The Short Form 6 Dimensions questionnaire Standard gamble QLESQ-SF TTO VAS Time trade-off Visual analogue scale Bộ câu hỏi dạng ngắn gồm 6 câu hỏi Đặt cược chuẩn Chất lượng cuộc sốngquan hệ xã hội Thời gian đánh đổi Thang trực quan WHO World Health Organization Tổ chức y tế thế giới 5-item World Health Organization Well-Being Đánh giá sự hài lòng theo Tổ chức y tế thế giới The World Health Organization Quality of Life BREF Chất lượng cuộc sống theo Tổ chức y tế thế giới Chất lượng cuộc sốngtinh thần SF6D SG SRQOL WHO-5 WHOQOLBREF YQOL Social relationships quality of life Psychological quality of life ĐẶT VẤN ĐỀ Trong những năm gần đây, các bệnh không lây nhiễm (BKLN) như ung thư, tim mạch, đái tháo đường (ĐTĐ) ... đang có xu hướng gia tăng trong mô hình bệnh tật của Việt Nam [5]. Năm 2008, gánh nặng bệnh tật của các BKLN chiếm tới 75% trong tổng số 12,3 triệu QALY của Việt Nam. Trong đó, ĐTĐ được xếp là một trong những nguyên nhân hàng đầu trong gánh nặng bệnh tật [6]. ĐTĐ là một bệnh mạn tính, có tốc độ gia tăng nhanh [61]. Trong 10 năm (2002-2012) số lượng người Việt Nam được chẩn đoán mắc bệnh ĐTĐ tăng 211% [129] trong đó có tới 90% là bệnh nhân ĐTĐ typ 2. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến bệnh nhân thông qua cảm nhận về đau đớn, trạng thái tàn tật, suy giảm chức năng sức khỏe cơ bản mà còn làm giảm năng suất lao động, suy giảm chức năng tinh thần, giáo dục và xã hội. Các thông số lâm sàng, cận lâm sàng là không đầy đủ để đánh giá và xem xét các vấn đề liên quan sức khỏe [20]. Trong hoàn cảnh đó, các nghiên cứu đánh giá chất lượng cuộc sống được tiến hành để đo lường tác động của bệnh, biến chứng tới bệnh nhân đồng thời cũng là một công cụ lượng giá hiệu quả của các giải pháp can thiệp y tế lên đời sống sức khỏe. Chính vì vậy, các nghiên cứu về chất lượng cuộc sống được tiến hành rất phổ biến trên thế giới với đối tượng, phương pháp và công cụ nghiên cứu vô cùng phong phú và đa dạng. Trên lĩnh vực kinh tế dược, các nghiên cứu chất lượng cuộc sống còn là đầu vào quan trọng trong các mô hình đánh giá chi phí- hiệu quả. Tuy nhiên, vấn đề này còn chưa được quan tâm nghiên cứu tại Việt Nam. Với mong muốn tổng hợp các dữ liệu về chất lượng cuộc sống của bệnh nhân đái tháo đường một cách hệ thống, đề tài này được tiến hành với mục tiêu: - Tổng hợp và phân tích các nghiên cứu so sánh chất lượng cuộc sống của bệnh nhân ĐTĐ typ 2 với người khỏe mạnh - Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân đái tháo đường typ 2 1 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1 Khái quát về bệnh đái tháo đường 1.1.1 Định nghĩa Đái tháo đường là tình trạng rối loạn chuyển hóa glucid gây tăng đường huyết mạn tính do thiếu insulin tương đối hoặc tuyệt đối của tụy. Đây là một bệnh mạn tính thường gặp nhất trong số các bệnh rối loạn nội tiết và là một trong 3 bệnh có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới, cùng với ung thư và tim mạch [2]. Theo Tổ chức y tế thế giới, ĐTĐ là một tình trạng rối loạn chuyển hóa do nhiều nguyên nhân đặc trưng bởi tình trạng tăng glucose máu mạn tính với các rối loạn chuyển hóa carbohydrate, mỡ, protein do hậu quả của khiếm khuyết tiết insulin, khiếm khuyết hoạt động insulin hoặc cả hai [56]. 1.1.2 Phân loại Tổ chức y tế thế giới (WHO) phân loại bệnh đái tháo đường thành 3 typ: 1.1.2.1 Đái tháo đường typ 1 Đái tháo đường typ 1 còn gọi là ĐTĐ phụ thuộc insulin, đặc trưng bởi sự thiếu hụt bài tiết insulin, yêu cầu bổ sung insulin hằng ngày [56]. ĐTĐ typ 1 thường gặp ở người trẻ dưới 40 tuổi, tỷ lệ gặp ở người lớn tuổi hiếm hơn [2]. Các triệu chứng bao gồm tiểu nhiều, khát nhiều, đói liên tục, giảm cân, thay đổi thị lực và mệt mỏi. Những triệu chứng này có thể xảy ra đột ngột [56]. 1.1.2.2 Đái tháo đường typ 2 Đái tháo đường typ 2 còn gọi là ĐTĐ không phụ thuộc insulin, do giảm bài tiết insulin tương đối kết hợp với kháng insulin của thụ thể. Thường gặp ở người lớn tuổi trên 40 tuổi, nhiều nhất ở lớp tuổi 60-70 tuổi [2]. Các triệu chứng tương tự đái ĐTĐ typ 1, nhưng ít đặc trưng hơn. Thường phát hiện ĐTĐ typ 2 sau vài năm bệnh khởi phát, khi đã xuất hiện biến chứng [56]. 2 1.1.2.3 Đái tháo đường thai kỳ Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp glucose máu với các mức độ khác nhau, khởi phát hay được phát hiện lần đầu tiên khi có thai, kể cả trường hợp đã có đái tháo đường trước đó nhưng không được phát hiện [1, 56]. Thường gặp ở những tháng cuối từ tháng thứ 6 trở đi của thời kỳ thai nghén. Vì trong 3 tháng cuối thai phát triển rất nhanh nên nhu cầu về cung cấp năng lượng của người mẹ cũng cần phải tăng cao hơn. Chính vì vậy nhu cầu insulin tăng gấp 3-4 lần so với bình thường, dẫn đến thiếu insulin tương đối và sẽ xuất hiện đái tháo đường. Mặc khác khi có thai, trong cơ thể người mẹ cũng sinh ra một vài nội tiết tố kháng insulin [2]. 1.1.2.4 Đái tháo đường thứ phát Bệnh xuất hiện sau một số bệnh nội tiết như: Cushing, bệnh to đầu chi, Basedow. U tủy thượng thận, u tế bào tiết glucagon, u tế bào tiết aldosteron hoặc do nhiễm virus. Đái tháo đường do thuốc: Corticoid, thuốc tránh thai, thuốc lợi tiểu thải muối, hormon tuyến giáp...[2]. 1.1.3 Dịch tễ học của bệnh đái tháo đường 1.1.3.1 Tình hình đái tháo đường trên thế giới Tỉ lệ mắc ĐTĐ đang có xu hướng gia tăng trên toàn thế giới. Nguyên nhân gây tăng tỷ lệ ĐTĐ typ 1 ở trẻ em hiện chưa được biết rõ. Trong khi đó, 1 số yếu tố dẫn đến tăng tỷ lệ ĐTĐ typ 2 có thể được kể đến như tốc độ đô thị hóa, chế độ ăn uống, giảm hoạt động thể lực... [128]. Theo số liệu thống kê từ IDF, năm 2015, số người mắc ĐTĐ là 415 triệu người, tức là cứ 11 người trưởng thành thì có 1 người mắc ĐTĐ. Cứ 7 em bé sinh ra thì có một người bị ảnh hưởng bởi người mẹ mắc ĐTĐ thai kì. Cứ 6 giây lại có 1 người chết vì bệnh ĐTĐ. Đến năm 2040, số người mắc bệnh được dự tính lên đến 642 triệu người, tức là cứ 10 người trưởng thành có 1 người mắc bệnh. ĐTĐ gây ra cái chết cho 5 triệu người tính đến cuối năm 2015. Chi tiêu y tế cho bệnh ước tính từ 673 tỷ đô la đến 1.197 tỷ đô la, chiếm khoảng 12% ngân sách chăm sóc sức khỏe [128]. 3 Bảng 1.1. Dịch tễ ĐTĐ trên thế giới năm 2015-2040 Đơn vị: triệu người Số người Mức độ mắc ĐTĐ gia tăng không được (%) chuẩn đoán Năm 2015 Năm 2040 415 642 54,7 192,8 44,3 60,5 36,6 13,3 Châu Âu 59,8 71,7 19,9 23,5 Nam và Trung Mỹ 29,6 48,8 64,9 11,5 Châu Phi 14,2 34,2 140,1 9,5 Trung Đông và Bắc Phi 35,4 72,1 103,7 14,4 Tây Thái Bình Dương 153,2 214,8 40,2 79,8 Đông Nam Á 78,3 140,2 61,9 40,8 Các khu vực Trên thế giới Bắc Mỹ và vùng Caribe Đặc điểm nổi bật 8 người trưởng thành thì có 1 người mắc ĐTĐ. Tỷ lệ trẻ em mắc ĐTĐ typ 2 cao nhất thế giới. Năm 2040 số người mắc ĐTĐ typ 2 sẽ tăng lên khoảng 65%. Hơn 2/3 số người mắc ĐTĐ không được chẩn đoán. 4 trong số 10 người trưởng thành ở khu vực mắc ĐTĐ không được chuẩn đoán. Chiếm 37% số người người trưởng thành mắc ĐTĐ trên thế giới. Tỷ lệ mắc ĐTĐ cao nhất, lên tới 9,3%. Cứ 4 đứa trẻ được sinh ra thì 1 đứa trẻ bị ảnh hưởng bởi người mẹ với ĐTĐ thai kỳ. Đái tháo đường typ 2 chiếm 90% tổng số ca mắc đái tháo đường trên toàn thế giới. Các báo cáo cho biết đái tháo đường typ 2 trên bệnh nhân trẻ tuổi đang ngày một gia tăng. 4 1.1.3.2 Sự khác nhau giữa tỷ lệ đái tháo đường ở các nước phát triển so với các nước đang phát triển Hiện nay, các bệnh không lây nhiễm như đái tháo đường thường bị hiểu nhầm chỉ là vấn đề sức khỏe của các nước có thu nhập cao. Trong khi đó, gánh nặng của các bệnh này ở các nước có thu nhập thấp và trung bình như Việt Nam thậm chí còn cao hơn so với các nước có thu nhập cao [5]. Tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường trên thế giới được ước tính khoảng 5,4% vào năm 2025, trong đó các nước phát triển cao hơn các nước đang phát triển. Số lượng người lớn mắc bệnh đái tháo đường trên thế giới sẽ tăng từ 135 triệu người năm 1995 lên 300 triệu người năm 2025. Phần lớn sự gia tăng này sẽ xảy ra ở các nước đang phát triển. Cụ thể là tăng 42%, từ 51 lên 72 triệu trong các nước phát triển và tăng 170%, từ 84 lên 228 triệu, ở các nước đang phát triển. Như vậy, đến năm 2025, hơn 75% những người bị bệnh đái tháo đường sẽ nằm ở các nước đang phát triển, so với 62% vào năm 1995 [61]. Các quốc gia có thu nhập trung bình và thấp có nhiều người dưới 60 tuổi mắc bệnh đái tháo đường so với mức trung bình của thế giới. Trong khi đó, đối với các quốc gia có thu nhập cao, dân số trên 60 tuổi tăng lên, chiếm tỉ lệ cao nhất trong số người mắc bệnh đái tháo đường ở các nước quốc gia này [49]. 1.1.3.3 Tình hình đái tháo đường tại Việt Nam Theo IDF, năm 2015 nước ta có 3,5 triệu người trưởng thành mắc đái tháo đường, chiếm tỷ lệ 5,6% dân số. Ngoài ra, số ca đái tháo đường không được chuẩn đoán lên đến hơn 1,8 triệu người. Như vậy tỷ lệ thực mắc còn cao hơn số liệu đã thống kê được. Số ca tử vong do ĐTĐ vào khoảng 53 triệu người [49]. Báo cáo năm 2016 cho biết, dân số mắc bệnh đái ĐTĐ đang có xu hướng ngày càng trẻ hoá. Có đến 60% bệnh nhân đến bệnh viện khi đã ở giai đoạn muộn. Đáng cảnh báo là cứ 7 người lớn thì có 1 người mắc các yếu tố tiền đái tháo đường. Trong đó dưới 1 trong 10 bệnh nhân mắc đái tháo đường được điều trị đạt mục tiêu [3]. 5 Ngoài ra tỷ lệ nam giới hút thuốc lá ở Việt nam rất cao, với 66% nam giới trưởng thành, là một yếu tố nguy cơ của bệnh ĐTĐ [57]. Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng, phần đông người dân không có kiến thức với 78,8% hoàn toàn không biết đến những yếu tố nguy cơ gây ĐTĐ, 76,5% không biết về những phương pháp phòng bệnh [16]. Khi Việt Nam phát triển như một quốc gia thu nhập trung bình, tăng thu nhập cùng với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng xảy ra, chế độ ăn uống không lành mạnh và lối sống ít vận động sẽ trở nên phổ biến hơn nhiều. Những điều này sẽ tiếp tục làm tăng nguy cơ bệnh đái tháo đường [121]. 1.2 Khái quát về chất lượng cuộc sống 1.2.1 Chất lượng cuộc sống (Quality of life- QOL) Chất lượng cuộc sống (CLCS) là một khái niệm rộng liên quan đến những phúc lợi xã hội được quan tâm nghiên cứu từ những năm 1970 [87]. Theo định nghĩa của WHO, CLCS là cảm nhận của mỗi cá nhân về các khía cạnh của cuộc sống trong bối cảnh văn hóa và hệ thống các giá trị mà ở đó họ đang sống, có liên quan với những mục đích, mong đợi, chuẩn mực, những mối quan tâm của họ. Đây được là một khái niệm rộng và phức tạp [120]. CLCS là một lĩnh vực nghiên cứu đã thu hút được sự quan tâm ngày càng nhiều trong thời gian vừa qua, nó không chỉ tập trung vào các khía cạnh của y tế, phục hồi chức năng, nghiên cứu khuyết tật, và các dịch vụ xã hội, mà còn đề cập đến các khía cạnh trong y học, giáo dục...[89]. Mặc dù đã có nhiều định nghĩa nhưng cho đến nay vẫn chưa có một quan điểm thống nhất về chất lượng cuộc sống [67]. 6 1.2.2 Chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe (Health related quality of lifeHRQOL) Chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe là một phần của chất lượng cuộc sống, phản ánh sự ảnh hưởng của bệnh tật và những liệu pháp điều trị lên bệnh nhân, do chính họ cảm nhận. Các đánh giá về chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe xuất hiện nhiều vào giữa những năm 1980. Trong các nghiên cứu liên quan sức khỏe, thuật ngữ chất lượng cuộc sống được sử dụng tương đương như chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe, cả hai đều ám chỉ một định nghĩa hẹp về sức khỏe [87]. Chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe chỉ bao gồm những những khía cạnh của cuộc sống có ảnh hưởng rõ rệt đến sức khỏe như khía cạnh thể chất, tâm thần, vai trò và chức năng xã hội. Đây là một đánh giá thuần túy về sức khỏe và tình trạng chức năng của bệnh nhân không bao gồm các yếu tố như hạnh phúc và tình hình tài chính [90]. Mục đích của sử dụng và ước tính chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe là đưa ra đánh giá tổng quát, và chính xác hơn về lợi ích, cũng như nguy cơ của một can thiệp y tế, hoặc nhằm đưa ra một ước tính hoàn thiện và cụ thể hơn về sức khỏe của một cá nhân hoặc một nhóm nhất định [70]. 1.2.3 Sự khác nhau giữa 2 khái niệm chất lượng cuộc sống và chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe (QOL và HRQOL) Ngay từ khi khái niệm CLCS và CLCS liên quan tới sức khỏe được đưa ra vào những năm 1980 tới nay, các nghiên cứu và tài liệu liên quan vẫn gặp phải khó khăn trong việc phân biệt. Đặc điểm đơn giản nhất để phân biệt CLCS và CLCS liên quan tới sức khỏe đó là phạm vi khái niệm. Người ta thừa nhận rằng "Chất lượng cuộc sống là khái niệm rộng hơn tình trạng sức khoẻ, triệu chứng lâm sàng, hoặc chức năng cơ thể… hay sức khoẻ chỉ là một khía cạnh của chất lượng cuộc sống". Thật vậy, tất cả các định nghĩa của CLCS đã được đưa ra đều có sự ảnh hưởng bởi các yếu tố không phải là một phần của sức khoẻ, chẳng hạn như điều kiện vật chất và kinh tế. Sự hài lòng với cuộc sống bị ảnh hưởng bởi sức khoẻ, nhưng tình trạng sức khoẻ chỉ 7 giải thích một phần nhỏ các kết quả hài lòng cuộc sống. Chất lượng cuộc sống (QOL) bao gồm cả 2 khía cạnh là chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe và chất lượng cuộc sống không liên quan sức khỏe (chính trị, kinh tế, văn hóa...). Tuy nhiên lại không thể phân biệt rõ ràng hai khái niệm này. Bởi vì tất cả các khía cạnh trong CLCS đều ít nhiều đến sức khỏe, trực tiếp hay gián tiếp. CLCS liên quan đến sức khỏe được coi là các yếu tố chịu ảnh hưởng của sức khỏe nhiều nhất trong CLCS [55]. Hai thuật ngữ chất lượng cuộc sống liên quan sức khỏe và chất lượng cuộc sống vẫn thường xuyên được sử dụng thay thế cho nhau [87]. 1.2.4 Đánh giá chất lượng cuộc sống Đánh giá CLCS liên quan sức khỏe đã trở thành một phần quan trọng trong giám sát sức khoẻ cộng đồng [85]. Như định nghĩa về CLCS và CLCS liên quan sức khỏe đã đề cập ở trên, đây là một phạm vi rộng bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau. Do đó để đánh giá được CLCS phải sử dụng các phương pháp và công cụ phù hợp [85]. 1.2.4.1 Các công cụ đánh giá CLCS trực tiếp a, Phương pháp thang trực quan (Visual analogue scale) Nhằm giúp đối tượng nghiên cứu có thể xác định trạng thái tốt hay xấu của sức khỏe, phương pháp này vẽ ra một thang điểm (giống như nhiệt kế). Ở thang điểm này, số điểm 100 tương ứng với tình trạng sức khỏe tốt nhất và 0 tương ứng với tình trạng sức khỏe xấu nhất có thể hình dung được. Người được phỏng vấn sẽ chỉ ra trên thang điểm này tình trạng sức khỏe (tốt hay xấu) của họ [20, 87]. EQVAS thường được sử dụng trong nghiên cứu dịch tễ và lâm sàng để đo cường độ hoặc tần số của các triệu chứng khác nhau [9]. Hình 2.1. Thang trực quan 8 VAS được sử dụng từ cách đây hơn 30 năm, và ngày càng được sử dụng rộng rãi hơn trong đánh giá thái độ và cảm nhận, tâm lí khi chúng không thể đo lường được một cách trực tiếp. Cần phải định nghĩa rõ ràng về thang điểm đau, tình trạng sức khỏe tốt nhất (mạnh khỏe) và tình trạng sức khỏe kém nhất (chết) nhằm mục đích hạn chế tối đa sự sai lệch trong câu trả lời [20]. VAS được sử dụng rộng rãi do sự đơn giản và khả năng thích ứng với một phạm vi rộng lớn của Mẫu và các thiết lập. EQVAS nhạy cảm hơn với những thay đổi nhỏ so với các thang điểm miêu tả đơn giản, theo nhiều mức độ khác nhau. Thời gian để hoàn thành một đánh giá EQVAS rất ngắn, chỉ vài phút. Phương pháp không yêu cầu đào tạo đối với người phỏng vấn và người được phỏng vấn mà chỉ cần họ có khả năng sử dụng thước để đo khoảng cách và xác định điểm số. Tuy nhiên, đánh giá EQVAS được nhận định là có tính chủ quan cao, dựa trên cảm nhận cá nhân của người đánh giá. Phương pháp này có ít giá trị khi so sánh giữa một nhóm tại một thời điểm. Những thang đo EQVAS khác nhau có thể dẫn đến sai lệch nếu nhà nghiên cứu có bất kì sai sót nào khi đối chiếu và tổng hợp kết quả [80]. b, Phương pháp đặt cược chuẩn (Standard gamble) Đặt cược chuẩn là phương pháp đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân dựa vào việc xác định tỉ suất nguy cơ tử vong tối đa mà đối tượng có thể chấp nhận. Người trả lời sẽ được lựa chọn giữa một kết quả chắc chắn và một kết quả không chắc chắn (một trường hợp được cho là tốt hơn so với kết quả chắc chắn và trường hợp còn lại được đánh giá là kém hơn). Nhà nghiên cứu đặt ra ba tình huống có thể xảy ra với phương pháp đặt cược chuẩn [8, 20]. Đối với tình trạng bệnh mạn tính được đánh giá cao hơn cái chết, người được phỏng vấn đứng trước sự lựa chọn giữa tình trạng bệnh tật hiện tại của mình với một nguy cơ tử vong đột ngột. Xác suất chữa trị thành công được thay đổi một cách có hệ thống cho đến khi những người ra quyết định hoàn toàn chấp thuận. Mức thỏa dụng của CLCS được tính đúng bằng xác suất trở nên khỏe mạnh của bệnh nhân (U=p). 9 Hoàn toàn khỏe mạnh (p) Lựa chọn 1 Chết (1-p) Vấn đề Lựa chọn 2 Trạng thái hi Hình 2.2. Tình trạng bệnh mạn tính được đánh giá cao hơn cái chết Đối với tình trạng bệnh lý mạn tính được đánh giá tồi tệ hơn cái chết, có hai khả năng có thể xảy ra khi bệnh nhân lựa chọn điều trị: hoặc là sống với trạng thái hoàn toàn khỏe mạnh hoặc là duy trì bệnh mạn tính hi trong suốt thời gian sống còn lại. Mức độ thỏa dụng của trạng thái hi được tính bằng công thức: hi = −𝑝 1−𝑝 Hoàn toàn khỏe mạnh (p) Lựa chọn 1 Trạng thái hi (1-p) Vấn đề Lựa chọn 2 Chết Hình 2.3. Tình trạng bệnh mạn tính được đánh giá tồi tệ hơn cái chết Đối với tình trạng bệnh lý tạm thời hj, hai khả năng có thể xảy ra khi bệnh nhân lựa chọn điều trị là: sống với trạng thái hoàn toàn khỏe mạnh hoặc sống với trạng thái bệnh tạm thời hj. Nếu không điều trị, bệnh nhân sẽ chấp nhận trạng thái tạm thời hi trong một khoảng thời gian t. Mức độ thỏa dụng của hi trong trường hợp này tính bằng công thức: hi = p + (1-p)*hj. 10 Hoàn toàn khỏe mạnh (p) Lựa chọn 1 Trạng thái hj (1-p) Vấn đề Lựa chọn 2 Trạng thái hi Hình 2.4 Tình trạng sức khỏe tạm thời hj c, Phương pháp đánh đổi thời gian (Time trade-off) Trong phương pháp này, nhà nghiên cứu sẽ phỏng vấn đối tượng nghiên cứu để tìm hiểu xem liệu bệnh nhân sẽ sẵn lòng đánh đổi bao nhiêu thời gian sống với tình trạng bệnh tật để có được trạng thái sức khoẻ tốt. Tương tự như phương pháp SG, người trả lời sẽ có 2 sự lựa chọn về kết quả có thể đạt được [87, 103]. Hình 2.5. Tình trạng sức khỏe mạn tính được đánh giá cao hơn cái chết TTO với tình trạng sức khỏe mạn tính được đánh giá cao hơn cái chết. Bệnh nhân có 2 sự lựa chọn. Thứ nhất là sống với trạng thái hi với thời gian t, hoặc sống 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan