Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Văn học Tổng hợp đề thi đại học, cao đằng môn ngữ văn các năm...

Tài liệu Tổng hợp đề thi đại học, cao đằng môn ngữ văn các năm

.PDF
33
431
87

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI TUYỂN SINH CAO ĐẲNG NĂM 2008 Môn thi: VĂN, khối C Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH Câu I (2 điểm) Tập thơ Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Hãy trình bày ngắn gọn những nội dung chính của tác phẩm này. Câu II (5 điểm) Cảm nhận của anh/ chị về hình ảnh đất nước được thể hiện qua đoạn thơ sau trong bài Đất nước của Nguyễn Đình Thi: Mùa thu nay khác rồi Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi Gió thổi rừng tre phấp phới Trời thu thay áo mới Trong biếc nói cười thiết tha Trời xanh đây là của chúng ta Núi rừng đây là của chúng ta Những cánh đồng thơm mát Những ngả đường bát ngát Những dòng sông đỏ nặng phù sa Nước chúng ta Nước những người chưa bao giờ khuất Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất Những buổi ngày xưa vọng nói về. (Văn học 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2005, tr. 86-87) PHẦN RIÊNG __________ Thí sinh chỉ được làm 1 trong 2 câu: III.a hoặc III.b __________ Câu III.a. Theo chương trình KHÔNG phân ban (3 điểm) Phân tích giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam. Câu III.b. Theo chương trình phân ban (3 điểm) Nhận xét của anh/ chị về nghệ thuật xây dựng nhân vật Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi. ---------------------------Hết--------------------------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: ……………..…………………............ Số báo danh: …………….......... https://langthanger45.wordpress.com/ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI TUYỂN SINH CAO ĐẲNG NĂM 2009 Môn: NGỮ VĂN; Khối: C ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm) Câu I (2,0 điểm) Nêu hoàn cảnh ra đời và giải thích ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân. Câu II (3,0 điểm) Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến sau: Một ngày so với một đời người là quá ngắn ngủi, nhưng một đời người lại là do mỗi ngày tạo nên. (Theo sách Nguyên lý của thành công, NXB Văn hóa thông tin, 2009, tr.91) PHẦN RIÊNG (5,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu III.a hoặc III.b) Câu III.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh. Câu III.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm) Anh/chị hãy phân tích những đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân. ---------- Hết ---------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh:.............................................; Số báo danh................................ https://langthanger45.wordpress.com/ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI TUYỂN SINH CAO ĐẲNG NĂM 2010 Môn: NGỮ VĂN; Khối: C ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm) Câu I (2,0 điểm) Anh/chị hãy nhận xét ngắn gọn về cái tôi trữ tình trong bài thơ Vội vàng của Xuân Diệu. Câu II (3,0 điểm) Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về mối quan hệ giữa tài và đức. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu III.a hoặc III.b) Câu III.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm) Trong Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng), Nguyễn Khoa Điềm viết: Đất là nơi anh đến trường Nước là nơi em tắm Đất Nước là nơi ta hò hẹn Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm Đất là nơi "con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc" Nước là nơi "con cá ngư ông móng nước biển khơi" Thời gian đằng đẵng Không gian mênh mông Đất Nước là nơi dân mình đoàn tụ Đất là nơi Chim về Nước là nơi Rồng ở Lạc Long Quân và Âu Cơ Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng (Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr. 118 - 119) Anh/chị hãy phân tích đoạn thơ trên để làm rõ nét mới lạ, sâu sắc trong cách cảm nhận của nhà thơ về đất nước. Câu III.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm) Anh/chị hãy phân tích những nét đẹp trong nhân cách của nhân vật bà Hiền (Một người Hà Nội - Nguyễn Khải) để làm rõ lời bình luận của người kể chuyện: "Một người như cô phải chết đi thật tiếc, lại một hạt bụi vàng của Hà Nội rơi xuống chìm sâu vào lớp đất cổ. Những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kì chói sáng những ánh vàng!". (Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr. 82) ---------- Hết ---------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: .............................................; Số báo danh: ................................ https://langthanger45.wordpress.com/ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI TUYỂN SINH CAO ĐẲNG NĂM 2011 Môn: NGỮ VĂN; Khối: C ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm) Câu I (2,0 điểm) Trong phần đầu vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ, nguyên nhân nào dẫn đến cái chết bất ngờ của nhân vật Trương Ba? Kết thúc vở kịch (cảnh VII), Hồn Trương Ba đã tự quyết định về sự sống, chết của chính mình như thế nào? Nêu ngắn gọn ý nghĩa nội dung lời thoại của nhân vật Hồn Trương Ba: Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi toàn vẹn. Câu II (3,0 điểm) Khi thói ích kỉ trở thành lối sống của con người thì tinh thần hi sinh vì cộng đồng, tình thương yêu đồng loại, sự sẻ chia với mọi người chỉ còn là những giá trị lạc lõng. Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu III.a hoặc III.b) Câu III.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm) Phân tích hình tượng rừng xà nu trong đoạn trích sau (rút từ truyện ngắn Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành): Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc (...). Hầu hết đạn đại bác đều rơi vào ngọn đồi xà nu cạnh con nước lớn. Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình, đổ ào ào như một trận bão. Ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện thành từng cục máu lớn. Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khoẻ như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời. Cũng có ít loại cây ham ánh sáng mặt trời đến thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng, thứ ánh nắng trong rừng rọi từ trên cao xuống từng luồng lớn thẳng tắp, lóng lánh vô số hạt bụi vàng từ nhựa cây bay ra, thơm mỡ màng. Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đại bác chặt đứt làm đôi. Ở những cây đó, nhựa còn trong, chất dầu còn loãng, vết thương không lành được, cứ loét mãi ra, năm mười hôm thì cây chết. Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum sê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã... Cứ thế hai ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng... Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa, đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối tiếp tới chân trời. (Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2010, tr. 38) Câu III.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm) “Đây thôn Vĩ Dạ” là bức tranh đẹp về một miền quê đất nước; là tiếng lòng của một thi sĩ tha thiết yêu đời, yêu người. Anh/chị hãy phân tích bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử để làm sáng tỏ ý kiến trên. ---------- Hết ---------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: .............................................; Số báo danh: ................................ https://langthanger45.wordpress.com/ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI TUYỂN SINH CAO ĐẲNG NĂM 2012 Môn: NGỮ VĂN; Khối C và Khối D Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Trong đoạn kết truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, nhân vật Huấn Cao đã khuyên viên quản ngục điều gì sau khi cho chữ? Câu nói “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh” của viên quản ngục có ý nghĩa như thế nào? Câu 2. (3,0 điểm) Nghề nghiệp không làm nên sự cao quý cho con người mà chính con người mới làm nên sự cao quý cho nghề nghiệp. Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên. II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu của phần riêng (câu 3.a hoặc câu 3.b) Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau trong Đất Nước (trích trường ca Mặt đường khát vọng) của Nguyễn Khoa Điềm: Nhưng em biết không Có biết bao người con gái, con trai Trong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổi Họ đã sống và chết Giản dị và bình tâm Không ai nhớ mặt đặt tên Nhưng họ đã làm ra Đất Nước Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng Họ chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm Có nội thù thì vùng lên đánh bại Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân (Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2009, tr. 121) Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm) Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” đã thể hiện cái nhìn thấu hiểu và trĩu nặng tình thương của nhà văn Nguyễn Minh Châu đối với con người. Anh/chị hãy phân tích nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa (phần trích trong Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập hai, NXB Giáo dục, 2009) để làm sáng tỏ nhận định trên. ---------- Hết ---------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: .............................................; Số báo danh: ................................ https://langthanger45.wordpress.com/ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI TUYỂN SINH CAO ĐẲNG NĂM 2013 Môn: NGỮ VĂN; Khối C và Khối D Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi, có lời thoại: “Khôn! Việc nhà nó thu được gọn thì việc nước nó mở được rộng, gọn bề gia thế, đặng bề nước non”. (Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr.62) Lời nói trên của nhân vật nào, nói về những ai, thể hiện thái độ gì với người được nói tới? Câu 2 (3,0 điểm) Khi có lỗi, người tử tế thì sẵn sàng nhận lỗi, kẻ ti tiện chỉ tìm cách đổ lỗi. Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên. II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3.a hoặc câu 3.b) Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về tình yêu trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh. Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về nhân vật viên quản ngục trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân. ---------- Hết ---------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: .............................................; Số báo danh: ................................ https://langthanger45.wordpress.com/ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI TUYỂN SINH CAO ĐẲNG NĂM 2014 Môn: NGỮ VĂN; Khối C và Khối D Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề Câu I (2,0 điểm) Mưa đổ bụi êm êm trên bến vắng, Đò biếng lười nằm mặc nước sông trôi; Quán tranh đứng im lìm trong vắng lặng Bên chòm xoan hoa tím rụng tơi bời. Ngoài đường đê cỏ non tràn biếc cỏ, Đàn sáo đen sà xuống mổ vu vơ; Mấy cánh bướm rập rờn trôi trước gió, Những trâu bò thong thả cúi ăn mưa. (Chiều xuân - Anh Thơ, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr.51) Đọc đoạn thơ trên và thực hiện các yêu cầu sau: 1. Cảnh xuân trong đoạn thơ được miêu tả bằng những hình ảnh thiên nhiên nổi bật nào? (0,5 điểm) 2. Cảnh xuân ở đây nói lên tình cảm gì của tác giả? (0,5 điểm) 3. Chỉ ra các từ láy được sử dụng trong đoạn thơ và nêu hiệu quả biểu đạt của chúng. (1,0 điểm) Câu II (3,0 điểm) Lòng yêu nước chân chính có thể trào lên như những cảm xúc bồng bột, những hành vi nhất thời, nhưng bao giờ cũng thuộc về nguồn tình cảm bền vững, gắn với những cống hiến suốt đời. Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên. Câu III (5,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về hai nhân vật Chiến và Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi (sách Ngữ văn 12). ---------- Hết ---------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: .............................................; Số báo danh: ................................ https://langthanger45.wordpress.com/ Bé Gi¸o dôc vµ §µo t¹o §Ò chÝnh thøc kú thi tuyÓn sinh §¹i häc, cao ®¼ng n¨m 2002 M«n thi: V¨n, khèi C (Thêi gian lµm bµi: 180 phót) --------------------------------------------------------------- C©u 1 (§H: 2 ®iÓm; C§: 3 ®iÓm) : Anh, chÞ h·y tr×nh bµy ng¾n gän hoµn c¶nh ra ®êi vµ môc ®Ých s¸ng t¸c truyÖn ng¾n Vi hµnh cña NguyÔn ¸i Quèc. C©u 2 (§H: 5 ®iÓm; C§: 7 ®iÓm) : Anh, chÞ h·y ph©n tÝch gi¸ trÞ nh©n ®¹o s©u s¾c cña truyÖn ng¾n Vî nhÆt (Kim L©n). C©u 3 (§H: 3 ®iÓm). ThÝ sinh chØ thi cao ®¼ng kh«ng lµm c©u nµy. B×nh gi¶ng ®o¹n th¬ sau ®©y trong bµi Sãng cña Xu©n Quúnh: Con sãng d−íi lßng s©u Con sãng trªn mÆt n−íc ¤i con sãng nhí bê Ngµy ®ªm kh«ng ngñ ®−îc Lßng em nhí ®Õn anh C¶ trong m¬ cßn thøc DÉu xu«i vÒ ph−¬ng b¾c DÉu ng−îc vÒ ph−¬ng nam N¬i nµo em còng nghÜ H−íng vÒ anh - mét ph−¬ng. ( V¨n häc 12, tËp mét, phÇn V¨n häc ViÖt Nam, NXB Gi¸o dôc, 2002, tr. 229) ------------------ HÕt ---------------------- C¸n bé coi thi kh«ng gi¶i thÝch g× thªm Hä vµ tªn thÝ sinh: ................................. Sè b¸o danh:...................... https://langthanger45.wordpress.com/ Bé Gi¸o dôc vµ ®µo t¹o Kú thi tuyÓn sinh ®¹i häc, cao ®¼ng n¨m 2003 M«n thi: V¨n §Ò chÝnh thøc Khèi C (Thêi gian lµm bµi: 180 phót) ----------------------------------------------------------------------- C©u 1 (2 ®iÓm). Anh/chÞ h·y nªu hoµn c¶nh ra ®êi vµ gi¶i thÝch ý nghÜa nhan ®Ò bµi th¬ TiÕng h¸t con tµu cña ChÕ Lan Viªn. C©u 2 (5 ®iÓm). Ph©n tÝch h×nh t−îng «ng l¸i ®ß ë t¸c phÈm Ng−êi l¸i ®ß S«ng §µ ®Ó lµm râ nh÷ng nÐt ®éc ®¸o trong c¸ch miªu t¶ nh©n vËt cña NguyÔn Tu©n. C©u 3 (3 ®iÓm). B×nh gi¶ng ®o¹n th¬ sau trong bµi Trµng giang cña Huy CËn: L¬ th¬ cån nhá giã ®×u hiu, §©u tiÕng lµng xa v·n chî chiÒu. N¾ng xuèng, trêi lªn s©u chãt vãt; S«ng dµi, trêi réng, bÕn c« liªu. (V¨n häc 11, TËp mét, NXB Gi¸o dôc, 2003, tr. 143) ------------------- HÕt -------------------- Ghi chó: C¸n bé coi thi kh«ng gi¶i thÝch g× thªm. Hä vµ tªn thÝ sinh: ---------------------------------- Sè b¸o danh: -------------- https://langthanger45.wordpress.com/ bé gi¸o dôc vµ ®µo t¹o ®Ò thi tuyÓn sinh ®¹i häc, cao ®¼ng n¨m 2004 ------------------------- M«n: V¨n, Khèi C ®Ò ChÝnh thøc Thêi gian lµm bµi: 180 phót, kh«ng kÓ thêi gian ph¸t ®Ò ----------------------------------------- C©u I (2 ®iÓm) Tr×nh bµy nh÷ng nÐt chÝnh trong phong c¸ch nghÖ thuËt cña Tè H÷u. C©u II (5 ®iÓm) Anh/chÞ h·y ph©n tÝch bµi th¬ ChiÒu tèi (Mé) vµ bµi th¬ Gi¶i ®i sím (T¶o gi¶i) ë tËp NhËt kÝ trong tï (Ngôc trung nhËt kÝ) ®Ó lµm næi bËt nh÷ng nÐt ®Ñp trong t©m hån t¸c gi¶ Hå ChÝ Minh. C©u III (3 ®iÓm) Ph©n tÝch h×nh ¶nh thiªn nhiªn vµ con ng−êi ë phè huyÖn nghÌo lóc chiÒu tèi trong truyÖn ng¾n Hai ®øa trÎ cña Th¹ch Lam (chó ý lµm râ nh÷ng nÐt ®Æc s¾c trong nghÖ thuËt miªu t¶ cña t¸c gi¶). ---------------------------------------------------------------- C¸n bé coi thi kh«ng gi¶i thÝch g× thªm Hä vµ tªn thÝ sinh:....................................................................................... Sè b¸o danh:........................ https://langthanger45.wordpress.com/ Mang Giao duc Edunet - http://www.edu.net.vn Bé Gi¸o dôc vµ ®µo t¹o §Ò thi tuyÓn sinh §¹i häc, Cao ®¼ng n¨m 2005 ............................. M«n: V¨n, Khèi C ®Ò chÝnh thøc Thêi gian lµm bµi: 180 phót, kh«ng kÓ thêi gian ph¸t ®Ò ...................................................... C©u I (2 ®iÓm) Nªu tãm t¾t gi¸ trÞ lÞch sö, gi¸ trÞ v¨n häc cña b¶n Tuyªn ng«n §éc lËp cña Chñ tÞch Hå ChÝ Minh. C©u II (5 ®iÓm) Bªn kia s«ng §uèng Quª h ¬ng ta lóa nÕp th¬m nång Tranh §«ng Hå gµ lîn nÐt t ¬i trong Mµu d©n téc s¸ng bõng trªn giÊy ®iÖp (Bªn kia s«ng §uèng - Hoµng CÇm, V¨n häc 12, TËp mét, NXB Gi¸o dôc, t¸i b¶n 2004, tr. 79) Nh÷ng ng êi vî nhí chång cßn gãp cho §Êt N íc nh÷ng nói Väng Phu CÆp vî chång yªu nhau gãp nªn hßn Trèng M¸i Gãt ngùa cña Th¸nh Giãng ®i qua cßn tr¨m ao ®Çm ®Ó l¹i ChÝn m ¬i chÝn con voi gãp m×nh dùng ®Êt Tæ Hïng V ¬ng Nh÷ng con rång n»m im gãp dßng s«ng xanh th¼m Ng êi häc trß nghÌo gãp cho §Êt N íc m×nh nói Bót, non Nghiªn Con cãc, con gµ quª h ¬ng cïng gãp cho H¹ Long thµnh th¾ng c¶nh Nh÷ng ng êi d©n nµo ®· gãp tªn ¤ng §èc, ¤ng Trang, Bµ §en, Bµ §iÓm Vµ ë ®©u trªn kh¾p ruéng ®ång gß b·i Ch¼ng mang mét d¸ng h×nh, mét ao íc, mét lèi sèng «ng cha (§Êt N íc, trÝch ch−¬ng V tr−êng ca MÆt ® êng kh¸t väng - NguyÔn Khoa §iÒm, V¨n häc 12, TËp mét, NXB Gi¸o dôc, t¸i b¶n 2004, tr. 249 - 250) Ph©n tÝch hai trÝch ®o¹n th¬ trªn. Theo anh / chÞ, hai trÝch ®o¹n th¬ Êy cã nh÷ng nÐt g× chung vµ riªng trong c¸ch c¶m nhËn vÒ quª h−¬ng, ®Êt n−íc cña c¸c t¸c gi¶? C©u III (3 ®iÓm) NhËn ®Þnh vÒ Nam Cao, s¸ch V¨n häc 11 viÕt: “¤ng cã së tr−êng diÔn t¶, ph©n tÝch t©m lÝ con ng−êi.” (V¨n häc 11, TËp mét, NXB Gi¸o dôc, t¸i b¶n 2004, tr. 201). Qua nh©n vËt Hé trong truyÖn ng¾n §êi thõa, anh / chÞ h·y chøng minh nhËn ®Þnh trªn. ...........................................HÕt............................................. C¸n bé coi thi kh«ng gi¶i thÝch g× thªm. Hä vµ tªn thÝ sinh:................................................................Sè b¸o danh:...................................... https://langthanger45.wordpress.com/ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2006 Môn: VĂN, khối C ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH Câu I (2 điểm) Anh (chị) hãy nêu ý nghĩa hình ảnh "con tàu" và địa danh "Tây Bắc" trong bài thơ Tiếng hát con tàu của Chế Lan Viên. Câu II (5 điểm) Trong bài Cảm nghĩ về truyện "Vợ chồng A Phủ", Tô Hoài viết: "Nhưng điều kỳ diệu là dẫu trong cùng cực đến thế mọi thế lực của tội ác cũng không giết được sức sống con người. Lay lắt đói khổ, nhục nhã, Mị vẫn sống, âm thầm, tiềm tàng, mãnh liệt." (Tác phẩm văn học 1930 - 1975, Tập hai, NXB Khoa học Xã hội, 1990, tr.71) Phân tích nhân vật Mị trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ (đoạn trích được học) của Tô Hoài để làm sáng tỏ nhận xét trên. PHẦN TỰ CHỌN: Thí sinh chọn câu III.a hoặc câu III.b Câu III.a. Theo chương trình THPT không phân ban (3 điểm) Bình giảng khổ thơ sau trong bài Đây mùa thu tới của Xuân Diệu: Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang, Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng: Đây mùa thu tới - mùa thu tới, Với áo mơ phai dệt lá vàng. (Văn học 11, Tập một, NXB Giáo dục, tái bản 2004, tr. 131) Câu III.b. Theo chương trình THPT phân ban thí điểm (3 điểm) Trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, Nguyễn Minh Châu đã xây dựng được một tình huống truyện mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống. Anh (chị) hãy làm rõ điều đó. ------------------------------Hết-----------------------------Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh............................................................số báo danh......................................... https://langthanger45.wordpress.com/ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2007 Môn thi: VĂN, khối C Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH Câu I. (2 điểm) Anh / chị hãy trình bày ngắn gọn những đặc điểm thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám 1945. Câu II. (5 điểm) Phân tích nghệ thuật trào phúng trong truyện ngắn Vi hành của Nguyễn Ái Quốc. PHẦN TỰ CHỌN (Thí sinh chỉ được chọn làm một trong hai câu: III.a hoặc III.b) Câu III.a. Theo chương trình THPT không phân ban (3 điểm) Bình giảng đoạn thơ sau đây trong bài Tống biệt hành của Thâm Tâm: Đưa người, ta không đưa qua sông, Sao có tiếng sóng ở trong lòng? Bóng chiều không thắm, không vàng vọt, Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong? Đưa người, ta chỉ đưa người ấy, Một giã gia đình, một dửng dưng… - Li khách! Li khách! Con đường nhỏ, Chí nhớn chưa về bàn tay không, Thì không bao giờ nói trở lại! Ba năm, mẹ già cũng đừng mong. (Văn học 11, Tập một, NXB Giáo dục, tái bản 2005, tr.147) Câu III.b. Theo chương trình THPT phân ban thí điểm (3 điểm) Cảm nhận của anh / chị về vẻ đẹp của dòng sông Hương (đoạn từ thượng nguồn đến thành phố Huế) qua tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường (đoạn trích trong Ngữ văn 12, sách giáo khoa thí điểm Ban KHXH và NV). ---------------------------Hết--------------------------Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: ……………..……………………… Số báo danh: …………………………… https://langthanger45.wordpress.com/ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CHÍNH THỨC ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2008 Môn thi: VĂN, khối C Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề PhÇn chung cho tÊt c¶ thÝ sinh C©u I (2 ®iÓm) Anh/ chÞ h·y giíi thiÖu ng¾n gän vÒ hai tËp th¬ Tõ Êy vµ ViÖt B¾c cña Tè H÷u. C©u II (5 ®iÓm) Cïng béc lé nçi nhí vÒ T©y B¾c, trong bµi T©y TiÕn, Quang Dòng viÕt: S«ng M· xa råi T©y TiÕn ¬i! Nhí vÒ rõng nói nhí ch¬i v¬i Sµi Khao s−¬ng lÊp ®oµn qu©n mái M−êng L¸t hoa vÒ trong ®ªm h¬i (V¨n häc 12, TËp mét, NXB Gi¸o dôc, 2005, tr.76) trong bµi TiÕng h¸t con tµu, ChÕ Lan Viªn viÕt: Nhí b¶n s−¬ng gi¨ng, nhí ®Ìo m©y phñ N¬i nao qua, lßng l¹i ch¼ng yªu th−¬ng? Khi ta ë, chØ lµ n¬i ®Êt ë Khi ta ®i, ®Êt ®· ho¸ t©m hån! (V¨n häc 12, TËp mét, NXB Gi¸o dôc, 2005, tr.121) C¶m nhËn cña anh/ chÞ vÒ hai ®o¹n th¬ trªn. PhÇn riªng ThÝ sinh chØ ®−îc lµm 1 trong 2 c©u: III.a hoÆc III.b C©u III.a (3 ®iÓm) Trong t¸c phÈm Ch÷ ng−êi tö tï, v× sao t¸c gi¶ NguyÔn Tu©n l¹i vÝ tÊm lßng cña nh©n vËt qu¶n ngôc nh− “mét thanh ©m trong trÎo chen vµo gi÷a mét b¶n ®µn mµ nh¹c luËt ®Òu hçn lo¹n x« bå”? C©u III.b (3 ®iÓm) Trong t¸c phÈm Mét ng−êi Hµ Néi, v× sao t¸c gi¶ NguyÔn Kh¶i l¹i gäi nh©n vËt bµ HiÒn lµ “h¹t bôi vµng cña Hµ Néi”? ---------------------------Hết--------------------------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: ……………..……………… Số báo danh: …………………………… https://langthanger45.wordpress.com/ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2009 Môn: NGỮ VĂN; Khối: C ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm) Câu I (2,0 điểm) Anh/chị hãy nêu những nét chính về tình cảm nhân đạo và bút pháp nghệ thuật của Thạch Lam trong truyện ngắn Hai đứa trẻ. Câu II (3,0 điểm) Trong thư gửi thầy hiệu trưởng của con trai mình, Tổng thống Mĩ A. Lin-côn (1809 - 1865) viết: "xin thầy hãy dạy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi." (Theo Ngữ văn 10, Tập hai, NXB Giáo dục, 2006, tr. 135). Từ ý kiến trên, anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về đức tính trung thực trong khi thi và trong cuộc sống. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu III.a hoặc III.b) Câu III.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về những vẻ đẹp khuất lấp của nhân vật người vợ nhặt (Vợ nhặt - Kim Lân) và nhân vật người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa Nguyễn Minh Châu). Câu III.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau: Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông, Một người chín nhớ mười mong một người. Gió mưa là bệnh của giời, Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng. (Tương tư - Nguyễn Bính, Ngữ văn 11 Nâng cao, Tập hai, NXB Giáo dục, 2007, tr. 55) Nhớ gì như nhớ người yêu Trăng lên đầu núi, nắng chiều lưng nương Nhớ từng bản khói cùng sương Sớm khuya bếp lửa người thương đi về. (Việt Bắc - Tố Hữu, Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục, 2008, tr. 84) ---------- Hết ---------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh:.............................................; Số báo danh................................ https://langthanger45.wordpress.com/ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2010 Môn: NGỮ VĂN; Khối: C ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề có 02 trang) Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm) Câu I (2,0 điểm) Anh/chị hãy trình bày ngắn gọn về sự đa dạng mà thống nhất của phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh. Câu II (3,0 điểm) Như một thứ a-xit vô hình, thói vô trách nhiệm ở mỗi cá nhân có thể ăn mòn cả một xã hội. Từ ý kiến trên, anh/chị hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về tinh thần trách nhiệm và thói vô trách nhiệm của con người trong cuộc sống hiện nay. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu III.a hoặc III.b) Câu III.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau: Gió theo lối gió, mây đường mây Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay? (Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr. 39) Lớp lớp mây cao đùn núi bạc, Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa. Lòng quê dợn dợn vời con nước, Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà. (Tràng giang - Huy Cận, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2008, tr. 29) Câu III.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn văn sau: (…) Con Sông Đà tuôn dài tuôn dài như một áng tóc trữ tình, đầu tóc chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bung nở hoa ban hoa gạo tháng hai và cuồn cuộn mù khói núi Mèo đốt nương xuân. Tôi đã nhìn say sưa làn mây mùa xuân bay trên Sông Đà, tôi đã xuyên qua đám mây mùa thu mà nhìn xuống dòng nước Sông Đà. Mùa xuân dòng xanh ngọc bích, chứ nước Sông Đà không xanh màu xanh canh hến của Sông Gâm, Sông Lô. Mùa thu nước Sông Đà lừ lừ chín đỏ như da mặt một người bầm đi vì rượu bữa, lừ lừ cái màu đỏ giận dữ ở một người bất mãn bực bội gì mỗi độ thu về (…) (Người lái đò Sông Đà - Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục, 2009, tr. 157) 1 https://langthanger45.wordpress.com/ (…) Từ Tuần về đây, sông Hương vẫn đi trong dư vang của Trường Sơn, vượt qua một lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản để sắc nước trở nên xanh thẳm, và từ đó nó trôi đi giữa hai dãy đồi sừng sững như thành quách, với những điểm cao đột ngột như Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo mà từ đó, người ta luôn luôn nhìn thấy dòng sông mềm như tấm lụa, với những chiếc thuyền xuôi ngược chỉ bé vừa bằng con thoi. Những ngọn đồi này tạo nên những mảng phản quang nhiều màu sắc trên nền trời tây nam thành phố, “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” như người Huế thường miêu tả (…) (Ai đã đặt tên cho dòng sông? – Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục, 2009, tr. 179) ---------- Hết ---------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: .............................................; Số báo danh: ................................ 2 https://langthanger45.wordpress.com/ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2011 Môn: NGỮ VĂN; Khối: C ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm) Câu I (2,0 điểm) Trong phần mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn những bản tuyên ngôn nào? Việc trích dẫn đó có ý nghĩa gì? Câu II (3,0 điểm) Biết tự hào về bản thân là cần thiết nhưng biết xấu hổ còn quan trọng hơn. Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu III.a hoặc III.b) Câu III.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm) Phân tích tình huống truyện trong tác phẩm Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân. Câu III.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm) Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại Chín mươi chín con voi góp mình dựng đất Tổ Hùng Vương Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm Người học trò nghèo góp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha Ôi Đất Nước sau bốn nghìn năm đi đâu ta cũng thấy Những cuộc đời đã hoá núi sông ta... (Đất Nước – Trích trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm, Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một, NXB Giáo dục, 2009, tr. 117 - 118) Phân tích đoạn thơ trên để làm rõ những cảm nhận riêng, độc đáo về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm. ---------- Hết ---------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: ...........................................; Số báo danh..................................... https://langthanger45.wordpress.com/ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2012 Môn: NGỮ VĂN; Khối: C Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề ĐỀ CHÍNH THỨC I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Trong tác phẩm Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011), ở phần nói về thượng nguồn sông Hương, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã ví vẻ đẹp của dòng sông này với hình ảnh hai người phụ nữ, đó là những hình ảnh nào? Ý nghĩa của những hình ảnh ấy? Câu 2 (3,0 điểm) Kẻ cơ hội thì nôn nóng tạo ra thành tích, người chân chính thì kiên nhẫn lập nên thành tựu. Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên. II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu của phần riêng (câu 3.a hoặc câu 3.b) Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm) Cảm nhận về vẻ đẹp sử thi của hình tượng nhân vật Tnú trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành (Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011). Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm) Cảm nhận về hai đoạn thơ sau: Sao anh không về chơi thôn Vĩ? Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền. (Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử, Ngữ văn 11 Nâng cao, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.46) Nhà em có một giàn giầu, Nhà anh có một hàng cau liên phòng. Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông, Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào? (Tương tư - Nguyễn Bính, Ngữ văn 11 Nâng cao, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2011, tr.56) ---------- Hết ---------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: .............................................; Số báo danh: ................................ https://langthanger45.wordpress.com/ BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2013 Môn: NGỮ VĂN; Khối: C ĐỀ CHÍNH THỨC Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam, ấn tượng của nhân vật Liên về Hà Nội có những nét nổi bật nào? Hình ảnh Hà Nội có ý nghĩa gì đối với đời sống tâm hồn Liên? Câu 2 (3,0 điểm) Nhìn lại vốn văn hoá dân tộc, nhà nghiên cứu Trần Đình Hượu có nêu một nhận xét về lối sống của người Việt Nam truyền thống là: Không ca tụng trí tuệ mà ca tụng sự khôn khéo. Khôn khéo là ăn đi trước, lội nước theo sau, biết thủ thế, giữ mình, gỡ được tình thế khó khăn. (Theo Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr.160-161) Từ nhận thức về những mặt tích cực và tiêu cực của lối sống trên, anh/chị hãy bày tỏ quan điểm sống của chính mình (bài viết khoảng 600 từ). II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3.a hoặc câu 3.b) Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm) Về hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, có ý kiến cho rằng: người lính ở đây có dáng dấp của các tráng sĩ thuở trước. Ý kiến khác thì nhấn mạnh: hình tượng người lính mang đậm vẻ đẹp của người chiến sĩ thời kháng chiến chống Pháp. Từ cảm nhận của mình về hình tượng này, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên. Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm) Có ý kiến cho rằng: sự nhẫn nhục của nhân vật Từ (Đời thừa - Nam Cao) không đáng trách, chỉ đáng thương; còn sự nhẫn nhục của người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa - Nguyễn Minh Châu) thì vừa đáng thương vừa đáng trách. Từ cảm nhận của mình về hai nhân vật này, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên. ---------- Hết ---------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. Họ và tên thí sinh: .............................................; Số báo danh: ................................. https://langthanger45.wordpress.com/
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan