Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tóm tắt báo cáo nghiên cứu khoa học...

Tài liệu Tóm tắt báo cáo nghiên cứu khoa học

.DOC
9
235
79

Mô tả:

I. TÓM TẮT 1. Mục đích. Chế tạo “Xốp lau bảng chống bụi” nhằm: - Khắc phục hạn chế của xốp lau bảng thông thường trước đây mà ta sử dụng bằng cách hút hết lượng bụi phấn trên bảng khi lau bảng. - Ngăn chặn tác hại của bụi phấn đối với sức khỏe của học giáo viên và học sinh. - Giáo dục các bạn học sinh có ý thức giữ gìn vệ sinh chung, xây dựng trường học ngày càng “Xanh - Sạch - Đẹp”, góp phần giữ gìn và bảo vệ môi trường. 2. Trình tự thực hiện. Bước 1: Phân tích thực tế. Bước 2: Hình thành ý tưởng. Bước 3: Xác định phương pháp thực hiện. Bước 4: Xin ý kiến của Ban giám hiệu Nhà trường. Bước 5: Gia công, tạo thành sản phẩm. Bước 6: Thảo luận, rút kinh nghiệm. Bước 7: Kết luận. 3. Dữ liệu và kết luận. - Số lớp có sử dụng bảng phấn: 08 lớp. - Số phòng làm việc có sử dụng bảng phấn: 03 phòng. - Số bảng có sử dụng phấn: 11 cái. - Số lượng phấn dùng/bảng/ngày (trung bình): phấn không bụi – mic: loại 12 viên/hộp). 21,5 viên (hơn 1,6 hộp - Số lượt học sinh lau bảng (trực tiếp tiếp xúc với bụi phấn)/ngày: 40 lượt bạn (mỗi tiết học 01 bạn x 05 tiết/lớp x 08 lớp). - Số lượt giáo viên trực tiếp tiếp xúc với bụi phấn/ngày: 43 lượt giáo viên (mỗi tiết học 01 giáo viên x 05 tiết/lớp x 08 lớp cộng với 03 giáo viên ở 03 phòng làm việc). Như vậy, lượng bụi phấn khuếch tán trong không khí, vương trên bàn, hoặc theo gió qua hệ hô hấp vào trong cơ thể của mỗi học sinh cũng như giáo viên là khá lớn (mặc dù đã sử dụng loại phấn không bụi). Với chiếc “Xốp lau bảng chống bụi” nhỏ gọn, dễ sử dụng, nó đã mang lại hiệu quả rõ rệt: Trang 1 - Chấm dứt tình trạng bụi phấn khi lau bảng khuếch tán trong không khí, vương trên bàn, hoặc theo gió qua hệ hô hấp vào trong cơ thể của mỗi học sinh cũng như giáo viên. Ngăn chặn tác hại của bụi phấn đối với sức khỏe của học giáo viên và học sinh. - Giáo dục các bạn học sinh có ý thức giữ gìn vệ sinh chung, xây dựng trường học ngày càng “Xanh - Sạch - Đẹp”, góp phần giữ gìn và bảo vệ môi trường. “Xốp lau bảng chống bụi” là một sản phẩm dễ làm, dễ sử dụng, không tốn nhiều chi phí và điểm đặc biệt là an toàn cho sức khỏe. Trang 2 II. GIỚI THIỆU 1. Lý do chọn đề tài. Hiện nay, khoa học công nghệ phát triển như vũ bão kéo theo những thay đổi trong phương tiện và phương pháp dạy học. Tuy nhiên bảng đen, phấn trắng vẫn là công cụ không thể thiếu được để các thầy cô giáo dẫn dắt chúng em đến những chân trời kiến thức mới. Hình ảnh bụi phấn đã đi vào thơ ca và đã có những bài ca trở thành niềm tự hào của mỗi thầy giáo, cô giáo như bài “Bụi phấn”. Nhưng hàng giờ, hàng ngày nhiều thầy cô giáo và ngay cả học sinh chúng em vẫn phải “hứng chịu” vô số những hạt nhỏ li ti của bụi phấn – một trong những nguyên nhân gây các bệnh về đường hô hấp. Theo báo The Health của Hoa Kỳ thì: “Các nhà nghiên cứu tại Mỹ đã cho thấy phấn bảng không bụi có thể gây ra các triệu chứng dị ứng và hen suyễn với các học sinh bị dị ứng với sữa. Tại các trường học, nhiều giáo viên sử dụng phấn không bụi để giữ sạch tay và lớp học. Tuy nhiên, theo nghiên cứu, loại phấn này thường chứa Casein (một loại protein sữa) có thể gây ra các vấn đề về đường hô hấp ở trẻ em bị dị ứng với sữa. Trưởng nhóm nghiên cứu, Tiến sĩ Carlos Larramendi cho biết “Kể cả những loại phấn được dán nhãn chống bụi hay không bụi vẫn phát hành các hạt nhỏ trong không khí. Nghiên cứu của chúng tôi đã phát hiện ra rằng khi hít phải các hạt nhỏ này, trẻ em bị dị ứng với sữa sẽ bị khó thở có thể đi kèm theo với nghẹt mũi, hắt hơi và chảy nước mũi”. “Phấn không phải là nguyên nhân duy nhất tại trường học gây tác hại cho các trẻ bị dị ứng với sữa. Protein sữa cũng có thể được tìm thấy trong keo, giấy, mực hay trong các bữa ăn trưa”, theo Tiến sĩ James Sublett, từ Trường đại học Dị ứng, Hen suyễn và Miễn dịch Hoa Kỳ (ACAAI). TS. Sublett khuyến cáo cha mẹ của trẻ em bị dị ứng với sữa nên yêu cầu với giáo viên cho con của họ ngồi ở phía sau của lớp học, nơi ít có khả năng hít phải các hạt phấn. ACAAI cho biết dị ứng với sữa ảnh hưởng đến khoảng 300.000 trẻ em ở Hoa Kỳ. Nghiên cứu được công bố trên số ra tháng 5 của tạp chí The journal Annals of Allergy, Asthma & Immunolog”…… Bụi phấn còn gây nguy hiểm và đe dọa đến phổi của các thầy cô giáo và ngay cả chính bản thân mỗi một học sinh chúng em nếu như hít phải nó hàng ngày. Trang 3 Từ thực tế ở trường cũng như qua nhiều kênh thông tin, chúng em thấy bụi phấn đã trở thành “kẻ giết người thầm lặng”, mặc dù phấn đã góp phần mang đến cho chúng em những tri thức khoa học. Vậy, làm thế nào để ngăn không cho bụi phấn khuếch tán trong không khí, vương trên bàn, hoặc theo gió qua hệ hô hấp vào trong cơ thể của mỗi học sinh cũng như giáo viên? Câu hỏi đó khiến chúng em cứ băn khoăn mãi. Qua thảo luận, trao đổi chúng em đã quyết định chọn “"Xốp lau bảng chống bụi” để làm dự án nghiên cứu. 2. Mục đích. Sản phẩm "Xốp lau bảng chống bụi” được tạo dùng để sử dụng lau bảng viết bằng phấn, sản phẩm khi sử dụng lau bảng sẽ hút hết lượng bụi phấn, ngăn chặn tác hại của bụi phấn đối với sức khỏe của giáo viên và học sinh. Khắc phục được hạn chế của giẽ lau bảng thông thường trước đây mà chúng ta thường sử dụng. Việc chế tạo ra sản phẩm “Xốp lau bảng chống bụi” cũng tạo được động lực học tập và thúc đẩy phong trào học sinh cùng tham gia nghiên cứu khoa học ở trường chúng em. Thông qua đó cũng đã góp phần giáo dục các bạn học sinh luôn có ý thức giữ gìn vệ sinh chung, làm cho lớp cho trường ngày càng “Xanh Sạch - Đẹp”, giữ gìn và bảo vệ môi trường. 3. Giả thuyết. Khi ta dùng một chiếc xốp lau bảng để lau bảng, tất cả bụi phấn sẽ được hút hết vào trong hộp và khi cần thiết ta tháo nắp hộp ra để đổ bụi đi. “Xốp lau bảng chống bụi” phải dễ sử dụng, lau được bất cứ vị trí nào trên bảng. Điều quan trọng là “xốp lau bảng chống bụi” phải dễ làm, rẽ tiền, nếu tận dụng được những vật gia dụng hàng ngày trong gia đình càng tốt. 4. Hy vọng đạt được. Sản phẩm "Xốp lau bảng chống bụi” sẽ hút hết lượng bụi phấn, ngăn chặn tác hại của bụi phấn đối với sức khỏe của giáo viên và học sinh. Khắc phục được hạn chế của giẽ lau bảng thông thường trước đây mà chúng ta thường sử dụng. Việc chế tạo ra sản phẩm “Xốp lau bảng chống bụi” cũng tạo được động lực học tập và thúc đẩy phong trào học sinh cùng tham gia nghiên cứu khoa học ở trường chúng em. Thông qua đó cũng đã góp phần giáo dục các bạn học sinh luôn có ý thức giữ gìn vệ sinh chung, làm cho lớp cho trường ngày càng “Xanh Sạch - Đẹp”, giữ gìn và bảo vệ môi trường. Trang 4 III. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ THÍ NGHIỆM 1. Phương pháp nghiên cứu. Để thực hiện dự án này, chúng em đã sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau: Phương pháp 1: “Phương pháp thử sai”. Phương pháp 2: “Phương pháp thâm nhập ngẫu nhiên”. Phương pháp 3: “Phương pháp nới rộng khái niệm”. Phương pháp 4: “Phương pháp mô hình hóa”. 2. Nội dung thực hiện. Bước 1: Phân tích thực tế. - Số lớp có sử dụng bảng phấn: 08 lớp. - Số phòng làm việc có sử dụng bảng phấn: 03 phòng. - Số bảng có sử dụng phấn: - Số lượng phấn dùng/bảng/ngày (trung bình): phấn không bụi – mic: loại 12 viên/hộp). 11 cái. 21,5 viên (hơn 1,6 hộp - Số lượt học sinh lau bảng (trực tiếp tiếp xúc với bụi phấn)/ngày: 40 lượt bạn (mỗi tiết học 01 bạn x 05 tiết/lớp x 08 lớp). - Số lượt giáo viên trực tiếp tiếp xúc với bụi phấn/ngày: 43 lượt giáo viên (mỗi tiết học 01 giáo viên x 05 tiết/lớp x 08 lớp cộng với 03 giáo viên ở 03 phòng làm việc). Như vậy, lượng bụi phấn khuếch tán trong không khí, vương trên bàn, hoặc theo gió qua hệ hô hấp vào trong cơ thể của mỗi học sinh cũng như giáo viên là khá lớn (mặc dù đã sử dụng loại phấn không bụi). Hình ảnh học sinh chúng em sử dụng giẽ lau bảng thông thường. Bước 2: Hình thành ý tưởng. Qua tìm hiểu chúng em được biết máy hút bụi có thể hút hết bụi bẩn trong gia đình. Tuy nhiên, máy hút bụi lại cồng kềnh, hơn nữa giá thành lại cao. Qua quan sát thực tế chúng em thấy cánh quạt ở bộ nguồn máy vi tính có khả năng hút được một lượng lớn không khí từ bên ngoài vào để làm mát máy tính. Trang 5 Từ đó, chúng em náy sinh ý tưởng, lấy cánh quạt ở bộ nguồn máy vi tính để làm máy hút bụi phấn. Bước 3: Xác định phương pháp thực hiện (xác định các phương pháp như đã nêu ở mục III.1). Bước 4: Xin ý kiến của Ban giám hiệu nhà trường. Đầu tiên chúng em đã trực tiếp gặp và trình bày ý tưởng với thầy giáo dạy Vật lý. Thầy đã nhất trí với ý tưởng và động viên chúng em mạnh dạn thực hiện. Thầy đã dẫn chúng em lên gặp Ban giám hiệu xin ý kiến. Ngay sau khi nghe chúng em trình bày ý tưởng, Ban giám hiệu nhà trường đã nhất trí cho chúng em tiến hành các bước tiếp theo. Đồng thời Ban giám hiệu nhà trường cũng giao trách nhiệm cho hai thầy giáo sẽ trực tiếp hướng dẫn chúng em thực hiện dự án này. Bước 5: Gia công, tạo thành sản phẩm. Chúng em đã lần lượt thực hiện: - Phác thảo mô hình. - Lựa chọn thiết bị. - Gia công, tạo thành sản phẩm. Cụ thể như sau: Thu thập những vật dụng đơn giản, dễ tìm, rẻ tiền nếu có thể tận dụng những vật gia dụng đã hư hỏng một một số bộ phận để sử dụng càng tốt. Đó là: - Hộp nhựa PVC đường kính 100mm: 01 cái. - Xốp lót: 01 miếng. - Quạt gió: 01 cái. Trang 6 - Xốp lau: 02 miếng. - Bộ nguồn điện: 01 bộ. - Và một số phần tử khác. Với keo 502, keo nến, bắng dính, kéo chúng em đã gắn các phần tử trên lại với nhau để tạo được sản phẩm “Xốp lau bảng chống bụi”. Cách lắp như sau: - Quạt gió được đặt vào trong hộp nhựa; - Trước quạt gió là 1 miếng xốp lau hình tổ ong; - Bộ nguồn được lắp trong hộp nhựa; - Lắp miếng xốp lót vào miệng hộp. Bước 6: Thảo luận, rút kinh nghiệm. - Quạt gió được đặt vào trong hộp nhựa, hút bụi vào trong hộp nhựa nhưng đồng thời bụi khi vào hộp nhựa lại bật ngược ra miệng hộp mà không giữ lại được ở bên trong hộp. Với vấn đề này, chúng em đã khắc phục bằng cách ở phía sau hộp nhựa chúng em khoét một lỗ thủng để khí thoát ra ngoài, bụi phấn cũng theo đó mà ra phía sau (không bật ngược ra miệng hộp). Tuy nhiên, sau khi xử lý vấn đề đó, chúng em lại phải vướng vào vấn đề khác đó là lượng bụi đã hút lại bị xả ra môi trường qua đường thoát khí đã tạo được. Sau khi thảo luận, chúng em quyết định đặt thêm 01 tấm xốp ở phí sau để khí có thể lọt ra ngoài mà không bật trở lại miệng hộp mà vẫn giữ được bụi phấn ở bên trong hộp. - Bụi phấn sau nhiều lần sử dụng đã chiếm đầy hộp thì phải tháo rời các bộ phận đã lắp rồi mới tiến hành đổ bụi phấn được. Vấn đề này chúng em đã khắc phục bằng cách lắp 01 nắp vặn phí sau vỏ hộp, có đục thủng các lỗ để thoát khí, trong nắp đó đặt miếng xốp giữa bụi phấn. Như thế, chúng ta chỉ việc vặn tháo nắp hộp là có thể đổ được bụi phấn ra ngoài. Trang 7 - Bộ nguồn được lắp trong hộp nhựa, sau một khoảng thời gian sử dụng thì hết năng lượng, chúng em phải tháo ra để nạp điện rất vất vả. Vấn đề này, chúng em xử lý bằng cách đục thủng 1 lỗ ngay trên thân hộp và gắn bộ phận tiếp xúc để nạp điện ngay trên lỗ đó giống như phần lỗ xạc điện ở máy điện thoại di động. - Và để ngắt nguồn điện cung cấp cho quạt hút bụi, chúng em đã gắn một công tác điều khiển ngay trên vỏ hộp. - Sau khi đã tạo nên được sản phẩm và tiến hành dùng thử nghiệm nhiều lần trên lớp học, chúng em thấy rằng sản phẩm đã đạt được kết quả như giả thiết ban đầu đưa ra. - Sản phẩm này có cấu tạo đơn giản, nó được tạo nên bởi hầu hết các chi tiết tận dụng nên tính thẩm mĩ của nó còn khiêm tốn. Bước 7: Kết luận. Sản phẩm "Xốp lau bảng chống bụi” đã hút hết lượng bụi phấn, ngăn chặn tác hại của bụi phấn đối với sức khỏe của giáo viên và học sinh. Khắc phục được hạn chế của giẽ lau bảng thông thường trước đây mà chúng ta thường sử dụng. Việc chế tạo ra sản phẩm “Xốp lau bảng chống bụi” cũng tạo được động lực học tập và thúc đẩy phong trào học sinh cùng tham gia nghiên cứu khoa học ở trường chúng em. Thông qua đó cũng đã góp phần giáo dục các bạn học sinh luôn có ý thức giữ gìn vệ sinh chung, làm cho lớp cho trường ngày càng “Xanh Sạch - Đẹp”, giữ gìn và bảo vệ môi trường. Chi phí để hoàn thành sản phẩm: Vật liệu 1 hộp nhựa PVC Quạt gió Bộ nguồn Công tắc Xốp lau Bộ xạc điện Cộng Giá thành 5.000đ 20.000đ 10.000đ 5.000đ 20.000đ 60.000đ Ghi chú Có thể tận dụng từ hộp đựng kẹo. Tận dụng từ quạt gió máy tính hỏng. Có thể tận dụng ở vợt bắt muỗi bị hỏng. Có thể tận dụng ở vợt bắt muỗi bị hỏng. Dùng bộ xạc điện thoại Trang 8 IV. KẾT QUẢ Sản phẩm "Xốp lau bảng chống bụi” đã hút hết lượng bụi phấn, ngăn chặn tác hại của bụi phấn đối với sức khỏe của giáo viên và học sinh. Khắc phục được hạn chế của giẽ lau bảng thông thường trước đây mà chúng ta thường sử dụng. Việc chế tạo ra sản phẩm “Xốp lau bảng chống bụi” cũng tạo được động lực học tập và thúc đẩy phong trào học sinh cùng tham gia nghiên cứu khoa học ở trường chúng em. Thông qua đó cũng đã góp phần giáo dục các bạn học sinh luôn có ý thức giữ gìn vệ sinh chung, làm cho lớp cho trường ngày càng “Xanh Sạch - Đẹp”, giữ gìn và bảo vệ môi trường. “Xốp lau bảng chống bụi” này có thể coi như là một máy hút bụi 2 trong một (vừa lau bảng vừa hút bụi phấn). Nếu sản phẩm này được triển khai rộng rãi, chúng em tin tưởng rằng viên phấn trắng viết bảng sẽ không còn mang cái tên “kẻ giết người thầm lặng” nữa, mà nó sẽ là công cụ chắp cánh ước mơ cho bao thế hệ học sinh. Hình ảnh giáo viên trường em đang sử dụng “Xốp lau bảng chống bụi”. Lệ Thủy, ngày 28 tháng 12 năm 2013 XÁC NHẬN CỦA HĐKH NHÓM BÁO CÁO 1. Phan Bảo Uyên 2. Lê Thị Thùy Linh Trang 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan