Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, h...

Tài liệu Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ so sánh giữa pháp luật hình sự của việt nam và một số nước trên thế giới

.PDF
93
134
72

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI PHAN THỊ NGUYỆT TỘI VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ ĐỘNG VẬT THUỘC DANH MỤC LOÀI NGUY CẤP QUÝ, HIẾM ĐƯỢC ƯU TIÊN BẢO VỆ - SO SÁNH GIỮA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ CỦA VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC HÀ NỘI, NĂM 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI PHAN THỊ NGUYỆT TỘI VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ ĐỘNG VẬT THUỘC DANH MỤC LOÀI NGUY CẤP QUÝ, HIẾM ĐƯỢC ƯU TIÊN BẢO VỆ - SO SÁNH GIỮA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ CỦA VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng Hình sự Mã số: 60380104 Người hướng dẫn khoa học: TS. Đào Lệ Thu HÀ NỘI, NĂM 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu do bản thân tôi thực hiện và không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác. Những nội dung trong luận văn này là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn trực tiếp của TS. Đào Lệ Thu. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Những phần sử dụng tài liệu tham khảo trong luận văn đã được trích dẫn và nêu rõ nguồn trong phần tài liệu tham khảo. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn này. Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2016 NGƯỜI CAM ĐOAN Phan Thị Nguyệt LỜI CẢM ƠN Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới TS. Đào Lệ Thu - Khoa Hình sự và Tố tụng Hình sự - Trường Đại học Luật Hà Nội đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên tôi trong suốt thời gian qua để tôi hoàn thành luận văn thạc sĩ này. Tôi xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô giáo trong trường Đại học Luật Hà Nội, đặc biệt là khoa Hình sự và Tố tụng Hình sự đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu tại trường. Đồng thời, tôi cũng gửi lời cảm ơn đến các cán bộ Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội nhiệt tình hỗ trợ tôi trong việc tìm kiếm, thu thập tài liệu để tôi có thể hoàn thành đề tài nghiên cứu. Xin cảm cảm bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã luôn ủng hộ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện luận văn. Do kiến thức còn hạn chế nên luận văn sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2016 Học viên Phan Thị Nguyệt BẢNG DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BLHS: Bộ luật Hình sự CITES: Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp TNHS: Trách nhiệm hình sự MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài 4 2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước 4 2.2. Tình hình nghiên cứu quốc tế 5 3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài 6 3.1. Mục đích nghiên cứu đề tài 6 3.2. Đối tượng nghiên cứu của đề tài 7 3.3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài 7 4. Các phương pháp nghiên cứu 7 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 8 5.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài 8 5.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 8 6. Bố cục của Luận văn 8 Chương 1. TỘI VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ ĐỘNG VẬT THUỘC DANH MỤC LOÀI NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM ĐƯỢC ƯU TIÊN BẢO VỆ THEO QUY ĐỊNH CỦA BLHS VIỆT NAM 9 1.1. Dấu hiệu pháp lý của tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ theo quy định của BLHS Việt Nam 9 1.1.1. Khách thể của tội phạm 10 1.1.2. Chủ thể của tội phạm 16 1.1.3. Mặt khách quan của tội phạm 19 1.1.4. Mặt chủ quan của tội phạm 22 1.2. Hình phạt đối với tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ theo quy định của BLHS Việt Nam 23 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 31 Chương 2. SO SÁNH QUY ĐỊNH CỦA BLHS VIỆT NAM VÀ LUẬT HÌNH SỰ CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VỀ TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM VÀ NHỮNG ĐỀ XUẤT 32 2.1. So sánh quy định của BLHS Việt Nam và BLHS Liên bang Nga, Trung Quốc và Vương quốc Anh về tội phạm trong lĩnh vực bảo vệ các loài động vật nguy cấp, quý, hiếm 32 2.1.1. So sánh quy định của BLHS Việt Nam và BLHS Liên bang Nga về tội phạm trong lĩnh vực bảo vệ các loài động vật nguy cấp, quý, hiếm 32 2.1.2. So sánh quy định của BLHS Việt Nam và BLHS Trung Quốc về tội phạm trong lĩnh vực bảo vệ các loài động vật nguy cấp, quý, hiếm 40 2.1.3. So sánh quy định của BLHS Việt Nam và BLHS Vương quốc Anh về tội phạm trong lĩnh vực bảo vệ các loài động vật nguy cấp, quý, hiếm 48 2.2. So sánh các quy định của BLHS Việt Nam và quy định của các luật chuyên ngành của Hoa Kỳ, Singapore và Malaysia về tội phạm trong lĩnh vực bảo vệ các loài động vật nguy cấp, quý, hiếm 54 2.2.1. So sánh các quy định của BLHS Việt Nam và các luật chuyên ngành của Hoa Kỳ về tội phạm trong lĩnh vực bảo vệ các loài động vật nguy cấp, quý, hiếm 54 2.2.2. So sánh các quy định của BLHS Việt Nam và luật chuyên ngành của Singapore về tội phạm trong lĩnh vực bảo vệ các loài động vật nguy cấp, quý, hiếm 63 2.2.3. So sánh các quy định của BLHS Việt Nam và luật chuyên ngành của Malaysia về tội phạm trong lĩnh vực bảo vệ các loài động vật nguy cấp, quý, hiếm 69 2.3. Nhận định so sánh chung và những đề xuất 76 2.3.1. Nhận định so sánh chung 76 2.3.2. Những đề xuất 78 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 81 KẾT LUẬN 82 9 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là quốc gia có nguồn tài nguyên đa dạng sinh học và hệ sinh thái độc đáo, phong phú với nhiều kiểu hệ sinh thái đặc trưng bao gồm trên cạn, đất ngập nước, biển và ven biển; đa dạng loài bao gồm 13.766 loài thực vật, 10.300 loài động vật trên cạn, 7.500 loài vi sinh vật; 1.438 loài vi tảo, 800 loài động vật không xương sống, 1.028 loài cá nước ngọt và 11.000 loài sinh vật biển1. Tuy nhiên trong những năm gần đây, Việt Nam cũng là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các hoạt động buôn bán trái phép loài hoang dã - hiện đang được coi là vấn nạn toàn cầu. Các mạng lưới tội phạm hưởng lợi từ việc săn bắt cũng như buôn bán trái phép những loài động vật đang có nguy cơ bị tuyệt chủng. Đặc biệt vi phạm liên quan đến rừng và các loài hoang dã cũng làm giàu cho các nhóm tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia và các mạng lưới tội phạm khác có tham gia tìm nguồn cung ứng hàng hóa qua biên giới và cung cấp hàng hóa bất hợp pháp2. Các nhóm tội phạm thường khai thác kiệt quệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên, do đó tàn phá đa dạng sinh học, an ninh khu vực, nền kinh tế của các quốc gia và kế sinh nhai của cộng đồng dân cư. Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ các loài động thực vật nguy, cấp quý hiếm, nhằm bảo tồn, phát triển bền vững các loài động vật, thực vật hoang dã của đất nước, Chính phủ đã ban hành danh mục các loài động vật, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm quy định trên 100 loài thực vật và động vật rừng thuộc Nhóm I, gần 150 loài thực vật và động vật rừng thuộc Nhóm II3; đồng thời ban hành nhiều văn bản pháp luật nhằm đấu tranh với 1 Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011), Báo cáo quốc gia về đa dạng sinh học, Hà Nội. 2 United Nations Office on Drugs and Crime (2013), Wildlife and Forest Crime Analytic Toolkit (revised edition), Vienna, pp.3. 3 Các loài động vật, thực vật rừng nhóm I và nhóm II được ban hành kèm theo Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 quy định về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm. 10 vấn nạn này, gồm quy định tại Luật, Nghị định, Thông tư, Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và đặc biệt là quy định tại BLHS. Tuy nhiên, đất nước ta đang trên đường hội nhập quốc tế, do vậy việc xây dựng các quy định sao cho phù hợp với đặc điểm lập pháp của nước ta, thì vấn đề tương thích với các quy định của quốc tế và tương đồng với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới cũng cần được chú trọng. Đặc biệt, Việt Nam vừa ký Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương, với quy định tại Chương 20 – Chương Môi trường đã thể hiện cam kết của Việt Nam và các nước tham gia trong việc “bảo vệ và bảo tồn các loài động thực vật hoang dã, bao gồm cả các loài đang bị đe dọa, môi trường sống của các loài này, và các khu vực thiên nhiên được bảo vệ đặc biệt”. Do đó để thực thi hiệu quả các cam kết chính trị mà Việt Nam tham gia, đồng thời đấu tranh với tội phạm liên quan đến động vật hoang dã, nguy cấp thì Việt Nam cần nghiên cứu các quy định tại BLHS hiện tại và đề xuất sửa đổi (nếu cần thiết). Do đó, tác giả lựa chọn đề tài “Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ - so sánh giữa pháp luật hình sự của Việt Nam và một số nước trên thế giới” nhằm phân tích các vấn đề liên quan tới loại tội phạm này trên cơ sở so sánh với quy định của một số nước, từ đó tìm hiểu những kinh nghiệm của các nước để hoàn thiện quy định của Việt Nam. Việc nghiên cứu đề tài này là cần thiết bởi những cở sở lý luận và thực tiễn sau đây: Thứ nhất, trong tiến trình hội nhập hóa quốc tế không thể không thực hiện việc nhất thể hóa và hội nhập pháp luật. Để thực hiện được điều đó thì cần phải xác định được khuynh hướng phát triển chung của pháp luật trong khu vực và trên thế giới. Do vậy, để hoàn thiện quy định của luật Hình sự Việt Nam liên quan đến động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm sao cho phù hợp với xu hướng chung của thế giới thì cần thiết phải đánh giá tính tương đồng của luật hình sự Việt Nam với luật hình sự các nước về tội phạm này. Các quốc gia mà tác giả lựa chọn để so sánh Luật gồm Singapore, Trung 11 Quốc, Nga, Hoa Kỳ, Vương quốc Anh, Malaysia đều là các quốc gia thành viên của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES)4 và được Ban thư ký CITES xếp loại 1 (loại có hệ thống pháp luật đầy đủ, tuân theo đúng các quy định của CITES)5. Thứ hai, Trên thực tế, BLHS 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009) đã gặp nhiều khó khăn trong quá trình xử lý các vụ án liên quan đến loại tội phạm này. Hầu hết các vụ án khi được phát hiện, bắt giữ nhưng khó khăn trong công tác truy tố và xét xét, dẫn đến mục đích răn đe đối với tội phạm trong lĩnh vực này chưa đạt được hiệu quả đặt ra. Theo báo cáo của Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C49) – Tổng cục Cảnh sát tại văn bản số 1219/C49-P3 ngày 16/9/2015, theo đó số vụ phát hiện bắt giữ tuy chiếm số lượng lớn nhưng số vụ khởi tố lại chiếm tỷ lệ thấp, điển hình năm 2014 đã bắt giữ được 260 vụ, nhưng số vụ được đưa ra khởi tố chỉ có 4 vụ, xử lý hành chính là 112 vụ; tính đến tháng 8/2015 bắt giữ được 117 vụ, khởi tố 14 vụ và xử lý hành chính 81 vụ. BLHS 2015 mới được ban hành với nhiều sửa đổi, bổ sung quan trọng liên quan đến tội phạm này, do vậy cần làm sáng tỏ những sửa đổi này trên cơ sở tìm hiểu kinh nghiệm của các nước, từ đó góp phần vào việc thi hành quy định về tội phạm liên quan đến động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm trong BLHS 2015 đạt được hiệu quả cao nhất. Thứ ba, theo nghiên cứu của tác giả, hiện nay hầu như chưa có đề tài nghiên cứu so sánh quy định luật hình sự Việt Nam với luật hình sự của các nước trong khu vực và trên thế giới về tội phạm liên quan đến động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm. Do vậy việc nghiên cứu này là cấp thiết nhằm bổ sung và đa dạng hóa hệ thống lý luận của luật hình sự Việt Nam về loại tội phạm liên quan đến động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm. 4 Công ước CITES là là một thoả thuận quốc tế giữa các chính phủ nhằm mục đích đảm bảo rằng việc buôn bán mẫu vật của các loài động vật, thực vật hoang dã không đe dọa tới sự tồn tại của quần thể loài đó ngoài tự nhiên. Tính đến thời điểm tháng 7/2016 Công ước CITES có tổng số thành viên là 182, bao gồm các quốc gia, vùng lãnh thổ và tổ chức liên chính phủ. 5 https://cites.org/legislation, truy cập ngày 4/6/2016 12 2. Tình hình nghiên cứu đề tài 2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước Tội phạm về các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm được ưu tiên bảo vệ được bổ sung vào BLHS 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009). Tuy nhiên cho đến nay có rất ít các công trình nghiên cứu về tội phạm này, đặc biệt là dưới góc độ so sánh Luật. Một số công trình nghiên cứu đã được thực hiện như: Một là, luận văn thạc sỹ Môi trường trong phát triển bền vững của tác giả Nguyễn Thị Mai Trang (2012) với tiêu đề “Bước đầu nghiên cứu về hiện trạng buôn bán động vật hoang dã tại khu vực nội thành Hà Nội” hay Luận văn Thạc sỹ Luật của tác giả Bùi Thị Hà (2015) với tiêu đề “Pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã ở Việt Nam” chủ yếu nghiên cứu về quy định của pháp luật Việt Nam về động vật hoang dã cũng như tình hình buôn bán trái phép các loài động vật hoang dã, trong đó có các loài động vật nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ. Hai là, năm 2015, Bộ Tài nguyên và Môi trường, với sự hỗ trợ của Tổ chức UNODC cũng đã hoàn thiện cuốn tài liệu “Tội phạm Môi trường trong pháp luật Hình sự Việt Nam – Thực trạng và giải pháp”, trong đó bao gồm tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm. Tuy trong cuốn tài liệu có nêu và phân tích quy định về tội phạm môi trường của Đức và Nga, tuy nhiên chỉ tập trung vào tội phạm môi trường nói chung mà không đi sâu và từng loại tội cụ thể; ngoài ra phương pháp so sánh chưa được chú trọng nhằm tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa quy định của các nước so với quy định của Việt Nam để rút ra những hạt nhân hợp lý, góp phần hoàn thiện quy định của pháp luật. Ba là, tại Việt Nam còn có một số bài viết nghiên cứu khoa học về động vật hoang dã, tuy nhiên các bài viết này chủ yếu tập trung vào công tác phòng chống tội phạm và vi phạm pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã, chỉ có ít bài nghiên cứu về tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm, điển hình có bài viết “Vướng mắc cần giải quyết trong việc áp 13 dụng điều 190 Bộ luật Hình sự về tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm” của Tác giả Nguyễn Duy Giảng, đăng trên Tạp chí Viện Kiểm sát nhân dân tối cao số 4/2009. Trong bài viết này tác giả chỉ tập trung nêu những vướng mắc trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật hình sự trong việc giải quyết các vụ án liên quan tới động vật hoang dã và đề xuất phương hướng giải quyết những vướng mắc đó Nhìn chung, các bài nghiên cứu khoa học liên quan tới tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp quý hiếm còn tương đối ít và chủ yếu tập trung vào các quy định trong luật quốc gia mà chưa nghiên cứu theo hướng so sánh với luật hình sự của một số nước trên thế giới nhằm hoàn thiện quy định của BLHS Việt Nam về bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm. Mảng nghiên cứu còn bỏ ngỏ này là động lực để tác giả lựa chọn đề tài cho luận văn thạc sỹ của mình. 2.2. Tình hình nghiên cứu quốc tế Vấn đề về buôn bán bất hợp hợp động vật hoang dã hiện nay đang là vấn đề “nóng” và được các quốc gia quan tâm. Tuy hiện nay trên thế giới có rất nhiều các bài viết, các công trình nghiên cứu khoa học về lĩnh vực động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm nhưng chỉ chủ yếu tập trung vào nghiên cứu hiện trạng buôn bán mẫu vật của một số loài động vật nguy cấp, quý hiếm như xương hổ, sừng tê giác, ngà voi, vẩy tê tê v.v... tại một số quốc gia, như tác phẩm “An assessment of the Illegal Ivory trade in Vietnam” do tổ chức TRAFFIC thực hiện nhằm nêu lên hiện trạng buôn bán Ngà voi và nhu cầu sử dụng các mặt hàng chế tác từ Ngà voi tại Việt Nam. Năm 2014, cuốn sách “Empty Threat: Does the law combat illegal wildlife trade?”6 nhằm nghiên cứu pháp luật của 11 quốc gia trên thế giới – các quốc gia được coi là quốc gia nguồn gốc, quốc gia trung chuyển và quốc gia tiêu thụ trong buôn bán trái phép động vật hoang dã, trong đó Việt Nam được biết đến là quốc gia trung 6 Đây là cuốn sách do Công ty Luật quốc tế DLA PIPER thực hiện theo đơn đặt hàng của các tổ chức quốc tế về bảo tồn như IUCN, WCS, WWF. 14 chuyển động vật hoang dã đã được xuất bản. Tuy nhiên nghiên cứu trên chỉ dừng lại ở việc liệt kê và phân tích các quy định mà không hề so sánh pháp luật giữa các quốc gia này. Vào tháng 12/2015, Mạng lưới về thực thi pháp luật động thực vật hoang dã khu vực ASEAN (ASEAN-WEN) đã công bố cuốn sách pháp luật của 10 quốc gia ASEAN liên quan đến động thực vật hoang dã. Cuốn sách là sự tổng hợp các quy định hiện hành của các nước trong khu vực ASEAN nhằm tăng cường sự chia sẻ thông tin pháp luật của các quốc gia trong khu vực, không đi vào so sánh các quy định giữa các quốc gia với nhau. Như vậy, có thể nói các bài viết, các công trình nghiên cứu khoa học ở trong nước và quốc tế chủ yếu tập trung nghiên cứu phân tích các quy định liên quan đến tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý, hiếm, hoặc nghiên cứu về thực trạng buôn bán trái phép mẫu vật của các loài động vật quý hiếm đó, mà chưa tập trung sâu vào việc nghiên cứu, so sánh pháp luật hình sự của Việt Nam và một số nước trên thế giới. 3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài 3.1. Mục đích nghiên cứu đề tài Trên cơ sở làm rõ quy định của BLHS Việt Nam 1999 về Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ và so sánh những điểm tương đồng và khác biệt với luật hình sự của một số nước trên thế giới, đề tài có mục đích nghiên cứu như sau: Thứ nhất, đánh giá mức độ tương thích của luật hình sự Việt Nam về tội phạm này so với luật pháp hình sự của thế giới. Thứ hai, chỉ ra những kinh nghiệm tốt trong quy định về tội phạm này của luật hình sự nước ngoài nhằm tiếp tục hoàn thiện quy định tương ứng của BLHS Việt Nam 2015. 3.2. Đối tượng nghiên cứu của đề tài Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những quy định của luật hình sự về tội phạm động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm của Việt Nam, Singapore, Trung Quốc, Nga, Hoa Kỳ, Malaysia và Vương quốc Anh. 15 3.3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài Đề tài được nghiên cứu dưới góc độ luật hình sự và luật học so sánh. Trong đó, tác giả tập trung nghiên cứu quy định của BLHS 1999 thông qua quy định tại Điều 190 BLHS 1999 về tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, kết hợp phân tích, so sánh với quy định của BLHS 2015 của Việt Nam về tội vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý hiếm thông qua quy định tại Điều 244 BLHS Việt Nam nhằm đánh giá những bước phát triển so với quy định tại Điều 190 BLHS 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009) và chú trọng vào so sánh với các quy định của luật hình sự hiện hành của Singapore, Trung Quốc, Nga, Hoa Kỳ, Malaysia, Vương quốc Anh. 4. Các phương pháp nghiên cứu Tác giả nghiên cứu đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và Pháp luật. Để thực hiện tốt việc nghiên cứu đề tài, tác giả còn sử dụng phương pháp phân tích để làm rõ từng vấn đề được đặt ra trong luận văn và phương pháp tổng hợp để rút ra những kết luận cơ bản. Đặc biệt phương pháp so sánh luật học là phương pháp được sử dụng thường xuyên và xuyên suốt nhằm chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt của luật hình sự Việt Nam với các quốc gia trên thế giới, từ đó rút ra những kết luận khoa học, góp phần xây dựng phần kiến nghị của luận văn. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 5.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài Luận văn khi hoàn thiện sẽ đóng góp vào hệ thống lý luận luật hình sự Việt Nam về tội phạm liên quan đến động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm. Những luận điểm, luận cứ mới được nêu trong luận văn có ý nghĩa để các sinh viên, học viên, nhà khoa học v.v.. nghiên cứu và phát triển những luận điểm, luận cứ đó lên một tầm cao hơn. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 16 Luận văn có ý nghĩa thực tiễn là một trong những tài liệu tham khảo trong quá trình nghiên cứu các vấn đề khác có liên quan đến động vật nguy cấp, quý, hiếm hoặc thậm chí là trong quá trình giảng dạy. Ngoài ra luận văn cũng có ý nghĩa thực tiễn là cơ sở tham khảo nhằm hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật hình sự của Việt Nam liên quan đến động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm. 6. Bố cục của Luận văn Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục Tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 02 chương, cụ thể: Chương 1. Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ theo quy định của BLHS Việt Nam. Chương 2. So sánh quy định của BLHS Việt Nam và Luật Hình sự của một số nước trên thế giới về tội phạm trong lĩnh vực bảo vệ các loài động vật nguy cấp, quý, hiếm và những đề xuất. 17 Chương 1. TỘI VI PHẠM CÁC QUY ĐỊNH VỀ BẢO VỆ ĐỘNG VẬT THUỘC DANH MỤC LOÀI NGUY CẤP, QUÝ, HIẾM ĐƯỢC ƯU TIÊN BẢO VỆ THEO QUY ĐỊNH CỦA BLHS VIỆT NAM BLHS 1999 được Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 21 tháng 12 năm 1999 có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2000. BLHS 1999 được xây dựng trên cơ sở sửa đổi, bổ sung một cách tương đối toàn diện BLHS 1985 nhưng có kế thừa những nội dung hợp lý, tích cực của BLHS này. BLHS 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 do Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 5 thông qua có hiệu lực thi hành ngày 01 tháng 01 năm 2010, trong đó Điều 190 BLHS 1999, Tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ được sửa đổi, bổ sung nhằm đảm bảo sự phù hợp với Luật Đa dạng sinh học 2008. Ngày 27 tháng 11 năm 2015, BLHS 2015 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua, dự kiến có hiệu lực thi hành ngày 01 tháng 7 năm 2016. Tuy nhiên, ngày 29 tháng 6 năm 2016 Quốc hội ban hành Nghị quyết số 144/2016/QH13 theo đó lùi hiệu lực thi hành của BLHS 2015 nhằm rà soát lại các Điều luật đảm bảo tính thống nhất, phù hợp với tình hình thực tiễn. Về cơ bản, BLHS 2015 đánh dấu một bước tiến quan trọng, tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho công cuộc đấu tranh chống tội phạm có hiệu quả; góp phần bảo vệ chủ quyền, an ninh của đất nước, bảo vệ chế độ, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, lợi ích của Nhà nước và tổ chức, bảo vệ và thúc đẩy kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa phát triển đúng hướng, tạo môi trường xã hội và môi trường sinh thái an toàn, lành mạnh cho mọi người dân, đồng thời đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của nước ta. 1.1. Dấu hiệu pháp lý của tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ theo quy định của BLHS Việt Nam Liên quan đến lĩnh vực quản lý, bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, các quy định trong BLHS 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009) tại Điều 190 đã được sửa đổi để phù hợp với quy định của Luật 18 Đa dạng sinh học 2008. Trên thực tế Điều 190 BLHS 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009) hiện đang có nhiều bất cập gây khó khăn cho các cơ quan chức năng trong quá trình áp dụng. Để hiểu rõ hơn nội dung các quy định của Điều luật này cần tìm hiểu dấu hiệu pháp lý của tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, cụ thể: 1.1.1. Khách thể của tội phạm Khách thể của tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ là các chế độ quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ của Nhà nước. Các chế độ quản lý và bảo vệ này được thiết lập trong Công ước CITES mà Việt Nam là thành viên và các Luật, Nghị định, Thông tư, Quyết định chuyên ngành. Theo thống kê do Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu, hiện nay có 43 văn bản điều chỉnh về lĩnh vực bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm, trong đó bao gồm 05 Luật, 01 Pháp lệnh, 18 Nghị định, 10 Thông tư và 09 Quyết định7. Trong đó các loài động vật nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ được ban hành kèm theo Nghị định số 160/2013/NĐ-CP8 . Điều 190 BLHS 1999 (sửa đổi, bổ sung 2009) có điểm đặc trưng ở đối tượng tác động của tội phạm, đó là các loài động vật nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ. Về định nghĩa loài động vật nguy cấp, quý, hiếm, hiện nay tuy có nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh về lĩnh vực động vật nguy cấp, quý, hiếm nhưng việc định nghĩa về động vật nguy cấp, quý, hiếm lại chưa được thống nhất, cụ thể: 7 Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Tư pháp (2015), Cẩm nang hướng dẫn thực thi pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm, NXB Tư pháp, Hà Nội, Tr.13 8 Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ (Nghị định số 160/2013/NĐ-CP). 19 Tại Điều 4 Khoản 14 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004 định nghĩa “Loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm là loài thực vật, động vật có giá trị đặc biệt về kinh tế, khoa học và môi trường, số lượng còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ bị tuyệt chủng thuộc Danh mục các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm do Chính phủ quy định chế độ quản lý, bảo vệ”. Tuy nhiên, Điều 1 Khoản 20 Luật Đa dạng Sinh học 2008 lại đưa ra định nghĩa “Loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ là loài hoang dã, giống cây trồng, giống vật nuôi, vi sinh vật và nấm đặc hữu, có giá trị đặc biệt về khoa học, y tế, kinh tế, sinh thái, cảnh quan, môi trường hoặc văn hóa - lịch sử mà số lượng còn ít hoặc bị đe dọa tuyệt chủng”. Điều 1 Khoản 13 Luật Đa dạng sinh học 2008, “loài hoang dã là loài động vật, thực vật, vi sinh vật và nấm sinh sống và phát triển theo quy luật”. Tại Điều 2 Khoản 2 Nghị định số 32/2006/NĐ-CP định nghĩa “động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm là loài động vật có giá trị đặc biệt về kinh tế, khoa học và môi trường, số lượng còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ bị tuyệt chủng, thuộc danh mục các loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm do Chính phủ quy định”. Luật Đầu tư năm 2014 quy định tại Điều 6 Khoản 1 Điểm c về việc quy định cấm “kinh doanh mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã theo quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loại động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc từ tự nhiên theo quy định tại Phụ lục 3 của Luật này”. Ngoài ra còn có một số nghiên cứu, sách nêu ra định nghĩa về động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm, điển hình tại Cuốn sách Cẩm nang hướng dẫn thực thi pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm do Bộ Tư pháp và Bộ Tài nguyên và Môi trường biên soạn đã định nghĩa “Động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm là những loài động vật có giá trị đặc biệt về 20 kinh tế, khoa học và môi trường, số lượng còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ bị tuyệt chủng, thuộc danh mục các loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; các loài thủy sinh nguy cấp, quý, hiếm do Nghị định của Chính phủ quy định chế độ quản lý, bảo vệ theo chế độ đặc biệt”9 Các định nghĩa trên đều có chung nội hàm, theo đó coi động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm là loài động vật có giá trị đặc biệt về kinh tế, khoa học và môi trường. Tuy nhiên các định nghĩa chưa bao hàm được toàn bộ giá trị của các loài động vật nguy cấp, quý, hiếm theo tinh thần của Công ước CITES. Dựa trên các định nghĩa trên và theo quy định của Công ước CITES, có thể đưa ra định nghĩa động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm như sau: Động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm là những loài thuộc danh mục do Chính phủ quy định, có giá trị đặc biệt về thẩm mỹ, khoa học, văn hóa, môi trường, giải trí và kinh tế, số lượng còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ bị tuyệt chủng. Về phân loại các loài động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm, hiện nay theo công ước quốc tế và các văn bản quy phạm pháp luật trong nước, động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm được phân loại theo các nhóm khác nhau: Thứ nhất, Theo Công ước CITES, các loài động vật hoang dã nguy cấp được chia thành ba Phụ lục với khoảng 5,620 loài động vật10, cụ thể: Phụ lục I bao gồm tất cả các loài bị đe dọa tuyệt chủng do buôn bán hoặc do bị tác động của buôn bán. Các loài thuộc Phụ lục I bị nghiêm cấm xuất khẩu, nhập khẩu, nhập nội từ biển và quá cảnh mẫu vật từ tự nhiên vì mục đích thương mại. Phụ lục II bao gồm danh mục những loài động vật hiện chưa bị đe doa tuyệt chủng, nhưng có thể dẫn đến tuyệt chủng nếu việc xuất khẩu, nhập 9 Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường (2015), Cẩm nang hướng dẫn thực thi pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm, NXB Tư pháp, Hà Nội, Tr.27 10 Theo quy định của Công ước CITES thì số lượng này có thể sẽ thay đổi sau mỗi kỳ họp Hội nghị các nước thành viên Công ước, được tổ chức 2 hoặc 3 năm một lần.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan