Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Tội trộm cắp tài sản trên địa bàn Tây Nguyên: Tình hình, nguyên nhân và giải phá...

Tài liệu Tội trộm cắp tài sản trên địa bàn Tây Nguyên: Tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa

.PDF
175
806
74

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ VĂN ĐỊNH TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TÂY NGUYÊN: TÌNH HÌNH, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP PHÕNG NGỪA Chuyên ngành: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm Mã số: 62 38 01 05 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Phạm Văn Tỉnh HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, Tôi xin cam đoan các kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực, không sao chép, trùng lắp với bất kỳ công trình nào đã công bố, các tài liệu tham khảo của các tác giả khác đều được chỉ dẫn nguồn theo quy định. Tác giả Lê Văn Định MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN............... ......................................................................................... 7 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án ............................ 7 1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu .............................................................................. 23 1.3. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án ............................................. 24 Chương 2. TÌNH HÌNH TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TÂY NGUYÊN .................................................................................................................... 27 2.1. Lý luận về tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn Tây Nguyên ....................... 27 2.2. Tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn Tây Nguyên.... ................................... 32 Chương 3. NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TÂY NGUYÊN ................................................... 67 3.1. Lý luận về nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn Tây Nguyên. ........................................................................................................... 67 3.2. Hệ thống các nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn Tây Nguyên ..................................................................................................... .69 Chương 4. CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG PHÕNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TÂY NGUYÊN. ........................... 107 4.1. Lý luận về phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn Tây Nguyên..................... ................................................................................................... 107 4.2. Dự báo tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn Tây Nguyên trong thời gian tới................................................................................................................................ .111 4.3. Các giải pháp tăng cường phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn Tây Nguyên trong thời gian tới........ ........................................................................... 118 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 149 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ................... 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 152 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN STT Viết đầy đủ Viết tắt 1 Bộ luật hình sự BLHS 2 Giáo sư. Tiến sĩ GS.TS 3 Hình sự sơ thẩm HSST 4 Nhà xuất bản Nxb 5 Phó giáo sư. Tiến sĩ PGS.TS 6 Tình hình tội phạm THTP 7 Trộm cắp tài sản TCTS 8 Xâm phạm sở hữu XPSH MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nếu xét từ góc độ lịch sử, thì xung đột xã hội mà trong đó có tội phạm đã làm cho Nhà nước xuất hiện và vì thế, Nhà nước phải chịu trách nhiệm giải quyết vấn đề tội phạm trong xã hội. Còn xét dưới góc độ của Quyền con người, thì Nhà nước có nghĩa vụ tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ Quyền con người. Cả hai tư tưởng này đều có th nhận thấy được trong Chỉ thị số 48 - CT TW ngày 22 1 2 1 của Bộ Ch nh trị về T ng ng s l nh o ng iv i ng t ph ng h ng t i ph m trong t nh h nh m i , khi mục đ ch đã được chỉ rõ: “Trong th i gi n t i, ng t ph ng, h ng t i ph m ph i kiềm hế, làm gi m r m i tr b o vệ u lo i t i ph m, … t o ng lành m nh, phụ vụ ó hiệu qu nhiệm vụ ph t triển kinh tế - x h i, s ng h nh phú và b nh yên nhân dân . Tội TCTS là loại tội thuộc nhóm tội XPSH và luôn luôn chiếm tỉ lệ cao hơn cả trong THTP trên mọi địa bàn, mọi phạm vi, mọi thời kỳ. Vì thế, tội TCTS phải được “quan tâm” nghiên cứu đầu tiên vì mục đ ch kiềm hế, làm gi m như Chỉ thị 48 của Đảng đã đề ra. Mặt khác, nhìn từ góc độ khoa học - tội phạm học, THTP, cũng như tình hình tội TCTS, đều là sản phẩm không mong đợi, sản phẩm tiêu cực do sự tác động qua lại giữa các yếu tố tiêu cực của môi trường sống với các yếu tố sinh - tâm lý - xã hội lệch chuẩn của chủ th hành vi. Nói cách khác, tình hình tội TCTS có phương thức tồn tại và vận động là không gian và thời gian, trong đó không gian là địa bàn đa dạng và rất khác nhau, có địa bàn thành thị và nông thôn; có địa bàn đồng bằng và địa bàn miền núi… Ở mỗi địa bàn như vậy đều có đặc đi m riêng1 (đặc thù) về nhiều mặt, nên con người cũng như những sản phẩm được sản sinh ra tại các địa bàn đó cũng khác nhau. Theo nguyên lý như vậy, tình hình tội TCTS ở địa bàn Tây Nguyên không th giống hiện tượng tiêu cực này ở Đồng bằng 1 Tây Nguyên là địa bàn miền núi của Việt Nam, gồm năm tỉnh là Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng, có diện t ch tự nhiên là 54.650 km2 (chiếm 16,8% diện t ch cả nước), có số dân năm 2 9 là 5.115.135 người, trong đó, dân tộc Kinh chiếm 64,71%, dân tộc thi u số chiếm 35,29% (khoảng 6% dân số cả nước); có 1.444.835 người sống ở đô thị, chiếm 28,25% và 3.67 .3 người sống ở nông thôn, chiếm 71,75%; có đường biên giới giáp với Lào và Campuchia dài khoảng 58 km. Tây Nguyên có cơ cấu kinh tế với tỷ trọng nông nghiệp 46,33%, công nghiệp - xây dựng 29,75%, dịch vụ 23,92%; có tỉ lệ hộ nghèo là 17,14%, hộ cận nghèo là 6,9 %; tỉ lệ thanh niên (từ 15 - 25 tuổi) biết chữ năm 2 12 là 95,3 % và tỉ lệ người lớn (15+) biết chữ là 86,2 %; tỉ lệ tảo hôn cao gấp 2 lần so với đồng bằng sông Hồng và Đông Nam bộ (Tây Nguyên 15,8%, đồng bằng sông Hồng 7,9% và Đông Nam bộ 8,1%). 1 sông Hồng hay sông Cửu Long. Sự khác biệt này cho phép nhận thức được mối liên hệ giữa tình hình tội TCTS với yếu tố môi trường sống, cái giữ vai trò quyết định cho hiệu quả phòng ngừa tội phạm này và vì thế rất cần được nghiên cứu. Nhìn vào thực tế, những năm qua, trên địa bàn Tây nguyên, cấp ủy Đảng và ch nh quyền địa phương, liên tục có những Chương trình hành động, kế hoạch cụ th đ tri n khai thực hiện Chỉ thị của Đảng (Chỉ thị 48 năm 2 1 ) và Quyết định của Thủ tướng Ch nh phủ (Quyết định 1217 QĐ-TTg ngày 06/9/2012; Quyết định 623 QĐ-TTg ngày 14/04/2 16), đã huy động được cả hệ thống Ch nh trị và nhiều người dân trên địa bàn Tây Nguyên tham gia t ch cực đấu tranh phòng, chống tội phạm. Vì thế, trong suốt mười năm qua, trên địa bàn Tây Nguyên, tội phạm đã được phát hiện và đưa ra xét xử (sơ thẩm hình sự) gần bốn ngàn vụ với trên bảy ngàn bị cáo hàng năm, trong đó có đến 27,56% về số vụ và 25,25% về số bị cáo phạm tội TCTS. Đây là kết quả đấu tranh chống tội phạm và nó phản ánh một thực tế rằng, tình hình tội TCTS, cũng như THTP nói chung trên địa bàn Tây Nguyên đang diễn ra theo xu hướng tăng và tăng đáng k khi so giai đoạn 2 12 - 2 16 với giai đoạn 5 năm trước đó. Mức độ tăng của tình hình tội TCTS là trên 17% về số vụ và 21% về số bị cáo. Thực trạng này vừa là một động lực thôi thúc sự tìm tòi, nghiên cứu, vừa là cơ sở thực tế đ thiết lập các giải pháp kiềm hế, làm gi m tội phạm như mục đ ch mà Chỉ thị của Đảng đã đề ra. Với tư duy như vậy và với mong muốn góp phần thực hiện Chương trình của cấp ủy Đảng, cũng như Kế hoạch của UBND các tỉnh Tây Nguyên về tri n khai Chỉ thị số 48/CT-TW ngày 22 1 2 1 của Bộ Ch nh trị, cũng như tri n khai Quyết định số 623 QĐ-TTg ngày 14/4/2016 Thủ tướng Ch nh phủ phê duyệt Chiến l ợ qu gi ph ng, h ng t i ph m gi i o n 2016 - 2025 và ịnh h ng ến n m 2030, đề tài “Tội trộm cắp tài sản trên địa bàn Tây Nguyên: Tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa” đã được chọn đ nghiên cứu. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đ ch nghiên cứu của luận án này là tìm ra các giải pháp tăng cường phòng ngừa tình hình tội TCTS trên địa bàn Tây Nguyên. 2 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Đ đạt được mục đ ch nghiên cứu đề ra, luận án xác định các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây cần phải thực hiện: Thứ nhất, luận án trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu ở nước ngoài, trong nước về các vấn đề liên quan đến đề tài của luận án, đánh giá tình hình nghiên cứu và và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án; Thứ hai, luận án phân t ch một số vấn đề lý luận về tình hình tội TCTS trên địa bàn Tây Nguyên; phân tích, đánh giá toàn diện tình hình tội TCTS trên địa bàn Tây Nguyên; Thứ ba, luận án phân t ch một số vấn đề lý luận về nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội TCTS trên địa bàn Tây Nguyên; xác định, phân t ch, đánh giá một cách toàn diện, hệ thống các nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội TCTS trên địa bàn nghiên cứu; Thứ t , luận án phân t ch một số vấn đề lý luận về phòng ngừa THTP, phòng ngừa tình hình tội TCTS trên địa bàn Tây Nguyên; dự báo tình hình tội TCTS trên địa bàn Tây Nguyên trong thời gian tới; đề ra các giải pháp tăng cường phòng ngừa tình hình tội TCTS trong thời gian tới cho khu vực này. 3. Đối tư ng và phạm vi nghiên cứu 3.1. it ng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án ch nh là quy luật vận động của khách th nghiên cứu. Dựa vào khách th nghiên cứu, luận án đã chỉ ra đối tượng nghiên cứu là quy luật của sự phạm tội TCTS trên địa bàn Tây Nguyên. 3.2. h m vi nghiên cứu Về mặt nội dung, luận án được thực hiện trong phạm vi chuyên ngành Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm; Về mặt không gian, phạm vi nghiên cứu được giới hạn tại địa bàn Tây Nguyên gồm các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng; Về mặt thời gian, đề tài thực hiện việc thu thập số liệu thực tế trong thời gian 1 năm, từ năm 2 7 đến năm 2 16, bao gồm số liệu thống kê của Tòa án nhân dân 3 tối cao, bản án xét xử sơ thẩm hình sự của các Tòa án các tỉnh khu vực Tây Nguyên và các báo cáo tổng kết năm của các ngành chức năng. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. h ơng pháp luận Luận án lấy phép duy vật biện chứng và phép duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Ch Minh về xây dựng nhà nước, pháp luật, phòng ngừa THTP; chủ trương, đường lối của Đảng và ch nh sách, pháp luật của Nhà nước làm nền tảng phương pháp luận đ luận giải các vấn đề tội phạm học thuộc đề tài luận án. Ngoài ra, luận án còn sử dụng một số lý thuyết độc lập như lý luận nhận thức; lý thuyết phản ánh; lý thuyết mác-x t về hành vi người; lý thuyết ki m soát xã hội đối với hành vi người; thuyết nhân - quả mác - xít; nhân quyền học; tâm lý học; xã hội học; hình phạt học; nạn nhân học… 4.2. h ơng pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ th như: Phương pháp kế thừa; phương pháp phân t ch quy phạm; phương pháp hệ thống; phương pháp thống kê; phương pháp tổng hợp; phương pháp phân t ch; phương pháp so sánh; phương pháp so sánh định gốc; phương pháp so sánh liên kế; phương pháp xác định hệ đặc đi m chuyên biệt; phương pháp mô tả; phương pháp giải th ch; phương pháp dự báo; phương pháp lịch sử; phương pháp quy nạp, diễn dịch; phương pháp nghiên cứu hồ sơ; phương pháp nghiên cứu đa ngành, liên ngành; phương pháp điều tra xã hội học, phương pháp chuyên gia… trong quá trình hoàn thành luận án, các phương pháp này sẽ được kết hợp áp dụng. Cụ th : - Mục 2.1. Chương 2, tác giả sử dụng chủ yếu phương pháp phân t ch, kế thừa, phân t ch quy phạm và tổng hợp đ làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về tình hình tội phạm, tình hình tội TCTS. - Mục 2.2. Chương 2, tác giả sử dụng phương pháp lịch sử, nghiên cứu hồ sơ, thống kê, tổng hợp, phân t ch, so sánh, giải th ch, mô tả, xác định đặc đi m chuyên biệt, điều tra xã hội học đ làm rõ thực trạng tình hình tội TCTS trên địa bàn Tây Nguyên. - Mục 3.1.; 3.2. Chương 3, tác giả sử dụng phương pháp hệ thống, phân tích, phân t ch quy nạp, so sánh, mô tả, phương pháp điều tra xã hội học, phương 4 pháp chuyên gia đ khái quát và phân t ch, chỉ ra những nguyên nhân và điều kiện chủ yếu dẫn đến thực trạng tình hình tội TCTS trên địa bàn Tây Nguyên. - Chương 4, tác giả sử dụng phương pháp hệ thống, dự báo, giải th ch, diễn dịch đ đưa ra các giải pháp cụ th nâng cao hiệu quả phòng ngừa tình hình tội TCTS địa bàn Tây Nguyên trong thời gian tới. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu của các công trình tội phạm học ở nước ngoài và trong nước liên quan đến đề tài luận án đ nghiên cứu về tình hình tội TCTS trên địa bàn Tây Nguyên, luận án có những đóng góp mới sau đây: Thứ nhất, luận án phân t ch một số vấn đề lý luận về tình hình tội TCTS trên địa bàn Tây Nguyên; phân t ch, đánh giá toàn diện tình hình tội TCTS trên địa bàn Tây Nguyên gồm 02 phần: Ở phần hiện đã đánh giá 04 thông số gồm mức độ, cơ cấu, diễn biến và t nh chất; ở phần ẩn đánh giá 04 thông số gồm độ ẩn, tỉ lệ ẩn, thời gian ẩn, lý do ẩn; Thứ hai, luận án phân t ch một số vấn đề lý luận về nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội TCTS trên địa bàn Tây Nguyên; xác định, phân tích, đánh giá một cách toàn diện, hệ thống nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội TCTS trên địa bàn Tây Nguyên với 3 nhóm nguyên nhân và điều kiện: (1) Nguyên nhân và điều kiện thuộc về môi trường sống; (2) Nguyên nhân và điều kiện thuộc chủ th hành vi phạm tội; (3) Nguyên nhân và điều kiện thuộc về quá trình động cơ hóa hành vi phạm tội TCTS; quá trình kế hoạch hành vi phạm tội và hiện thực hóa hành vi phạm tội TCTS; Thứ ba, luận án phân t ch một số vấn đề lý luận về phòng ngừa tình hình tội TCTS trên địa bàn Tây Nguyên; dự báo tình hình tội TCTS trên địa bàn Tây Nguyên trong thời gian tới; đề ra các giải pháp tăng cường phòng ngừa tình hình tội TCTS trong thời gian tới cho khu vực này. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận án là công trình khoa học đầu tiên nghiên cứu tình hình tội TCTS trên địa bàn Tây Nguyên dưới phương diện tội phạm học; làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn đấu tranh với tình hình tội TCTS trên địa bàn Tây Nguyên. Với 5 các kết quả nghiên cứu, luận cứ khoa học cụ th được luận giải, phân t ch, chứng minh, phản ánh và phát tri n thêm một bước trên cả hai phương diện lý luận và thực tiễn. Kết quả nghiên cứu của luận án có th được sử dụng làm tài liệu học tập và nghiên cứu khoa học, cũng có th được sử dụng như một nguồn tham khảo đối với việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện BLHS đối với tội TCTS trong thời gian tới. 6.2. Ý nghĩa về mặt thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án có giá trị như một tài liệu hướng dẫn thực tế cho hoạt động tăng cường phòng ngừa THTP nói chung và phòng ngừa tình hình tội TCTS trên địa bàn Tây Nguyên nói riêng với các giải pháp mang t nh đặc thù cần áp dụng trên địa bàn Tây Nguyên. 7. Cơ cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục, luận án có kết cấu gồm 4 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án Chương 2. Tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn Tây Nguyên Chương 3. Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn Tây Nguyên Chương 4. Các giải pháp tăng cường phòng ngừa tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn Tây Nguyên. 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án 1.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở n ớc ngoài 1.1.1.1. Nhóm các công trình nghiên ứu lý luận và th tiễn t i ph m họ , t i ph m tr m ắp tài s n Đến nay, ở nước ngoài đã có nhiều công trình tội phạm học do các tác giả ở các quốc gia khác nhau thực hiện, các công trình này nghiên cứu ở nhiều phương diện, cấp độ khác nhau, th hiện sự phát tri n không ngừng của tội phạm học. Các nhà tội phạm học đã tập trung nghiên cứu đưa ra nhiều học thuyết khác nhau đ luận giải tội phạm xảy ra ở các quốc gia, nhằm tìm ra quy luật của sự phạm tội, từ đó đề ra các giải pháp phòng ngừa tội phạm ở các quốc gia, đối với tội TCTS có một số công trình tiêu bi u sau: + Cuốn sách: The Profession l Thief - (t m dị h: Tên tr m huyên nghiệp) của tác giả Edwin Hardin Sutherland, Nxb. The University of Chicago Press, 2 16. Cuốn sách này đề cập đến nhiều nội dung, trong đó có đề cập đến các nguyên nhân của tội phạm như là trải qua các cuộc khủng hoảng trong gia đình hoặc mất việc, một người có th được ném vào tình huống có th tiếp xúc với những tên trộm chuyên nghiệp; tên trộm chuyên nghiệp nhận ra rằng bước khởi đầu đòi hỏi phải có một trình độ nhất định, tập sự và được chấp nhận như là một thành viên ch nh thức của nhóm. Trộm cắp chuyên nghiệp có nhiều đặc đi m rất giống với những ngành nghề khác; một tên trộm chuyên nghiệp dành toàn bộ thời gian làm việc của mình cho trộm cắp, xây dựng kế hoạch cẩn thận cho mỗi hành động, bao gồm cả việc dự kiến trước giải pháp trong trường hợp bị bắt; tên trộm chuyên nghiệp có mối quan hệ hòa hợp với các thành viên của thế giới ngầm. Công trình này xuất bản lần đầu tiên vào năm 1937 ở nước ngoài đến nay đã khá lâu, đời sống kinh tế xã hội có nhiều thay đổi nhưng những nguyên nhân của tội 7 phạm vẫn còn có giá trị có th được tham khảo đ nghiên cứu về nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội TCTS trên địa bàn Tây Nguyên. + Cuốn sách: Criminology - (t m dị h: T i ph m họ ) của Larry J.Siegel, Nxb. West publishing company, 1989. Cuốn sách này có nhiều nội dung, ở Chương 11 tội phạm kinh tế: Tội phạm đường phố có đề cập đến các tội phạm tài sản (property crimes). (1) Về mặt lý luận: Cuốn sách này đề cập đến nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa tội phạm kinh tế (tội trộm cắp tài sản) dựa trên quan đi m của nhiều trường phái, học thuyết tội phạm học khác nhau: Trường phái tội phạm học cổ đi n; các học thuyết về bản chất con người đề cập đến học thuyết sinh học, học thuyết tâm lý người thực hiện hành vi, học thuyết phân tâm học; các học thuyết xã hội học đề cập đến học thuyết cấu trúc xã hội và xung đột xã hội; (2) Về tình hình tội TCTS: Trong đó, nhân thân người phạm tội, Cuốn sách đề cập đến tội phạm trộm cắp nghiệp dư và chuyên nghiệp dựa trên một số tiêu ch nhất định, các hình thức đ trở thành một người TCTS chuyên nghiệp. Ngoài ra, Cuốn sách còn đề cập đến đặc đi m của những tên trộm thành công bao gồm: (i) Năng lực kỹ thuật; (ii) Phẩm chất ch nh trực; (iii) Có chuyên môn trong việc trộm; (iv) Có thu nhập cao từ việc trộm; (v) khả năng tránh được án tù. Cuốn sách còn đề cập đến vai trò của người mua bán tài sản trộm cắp chuyên nghiệp, đ thành công, một người tiêu thụ hàng ăn cắp phải đáp ứng các điều kiện sau đây: (i) Tất cả các hoạt động đều được thanh toán bằng tiền mặt trước; (ii) Kiến thức thỏa thuận giao dịch; (iii) Kết nối với các nhà cung cấp hàng hóa trộm cắp được; (iv) Kết nối với người mua; (v) Tuân thủ theo những người thi hành pháp luật. Ngoài ra, Steffensmeier thấy rằng đ tiếp tục kinh doanh, những người mua bán hàng hóa trộm cắp phải hối lộ quan chức với những món hời bằng hiện vật và tiền mặt, hoặc người cung cấp tin giúp cảnh sát thu hồi hàng hóa và bắt giữ kẻ trộm trong một số trường hợp đặc biệt quan trọng. Các nghiên cứu về nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa tội phạm, về nhân thân người phạm tội điều có những giá trị nhất định đ nghiên cứu về tình hình tội TCTS, nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội TCTS trên địa bàn Tây Nguyên; điều rất đáng quan tâm trong cuốn sách này ch nh là đề cập đến vai trò của người 8 mua bán tài sản trộm cắp, cái mà các công trình ở nước ta rất t đề cập đến nhưng có vai trò rất quan trọng trong nghiên cứu tình hình tội TCTS trên địa bàn Tây Nguyên. + Cuốn sách: T i ph m và T i ph m họ ở Nhật b n hiện i ) của GS.TS luật học Can Ueda, Trường Đại học Tổng hợp Ritsumeikan, do PTS. Nguyễn Xuân Yêm và PTS. Hồ Trọng Ngũ dịch từ bản tiếng Nga của Nhà xuất bản “Tiến bộ” Moska, 1989. Cuốn sách này đề cập đến quá trình nghiên cứu tội phạm học ở Nhật Bản; tội phạm ở Nhật Bản hiện đại; các nguyên nhân tội phạm ở Nhật Bản hiện đại; những hệ thống phòng ngừa tội phạm; vấn đề lệch chuẩn xã hội của vị thành niên. Cụ th : Thứ nhất, về tình hình tội phạm: Đề cập đến giới t nh của người phạm tội TCTS, theo đó nam giới chiếm 88%; về tội phạm ẩn, nếu coi tội phạm đã đăng ký là 1 % thì qua t nh toán thống kê các nhà tội phạm học thấy rằng số tội phạm ẩn là 1 5% nhưng tội TCTS có khác: Trộm cắp nhà dân -421%, trộm cắp -87%; Sau chiến tranh, do khủng hoảng kinh tế và sự gia tăng dân số, đã làm gia tăng tội phạm một cách nhảy vọt, mà trước hết là trộm cắp, Nhật Bản có 12 triệu người thất nghiệp, không có đủ quần áo, thức ăn, nhà ở... Thứ h i, về nguyên nhân tội phạm: Các điều kiện của cá nhân như rối loạn thần kinh và tội phạm; sự bất bình thường nhiễm sắc th giới t nh và tội phạm. Các điều kiện cá nhân của tội phạm như quá trình đô thị hóa xã hội Nhật Bản và tội phạm; tình hình kinh tế và tội phạm; tình hình văn hóa và tội phạm; văn hóa chủ th của các nhóm tội phạm có tổ chức; vị tr xã hội của những người gia nhập các băng, nhóm tội phạm; các vi phạm pháp luật do các nhóm tội phạm gây ra, sự buộc tội; Thứ b , về phòng ngừa tội phạm: Đề cập đến hoạt động của cảnh sát và các cơ quan nhà nước khác; hoạt động của các hiệp hội công dân nhằm phòng ngừa tội phạm; phát tri n công tác phòng ngừa đồng bộ ở các địa phương; hình phạt, cải tạo và tái hòa nhập xã hội. Các nghiên cứu về tình hình tội phạm; nguyên nhân của tội phạm; các giải pháp phòng ngừa tội phạm cần được tham khảo đ nghiên cứu tình hình tội TCTS trên địa bàn Tây Nguyên. 9 + Cuốn sách: “A gener l theory of rime – (t m dị h: M t lý thuyết hung về t i ph m”) của tác giả Michael R. Gottfredson; Hirschi Travis. Stanford University Press, Stanford California, 1990. Cuốn sách này có nhiều nội dung, ở phần bản chất của tội phạm (the nature of crime) mô tả về trộm cắp trong nhà và trộm cắp ô tô. Cụ th : Thứ nhất, đối với trộm cắp trong nhà: (1) Về tình hình tội phạm: Trộm cắp trong nhà là tội phạm mô tả thường xuyên nhất bởi các học thuyết cơ hội, là tội phạm phổ biến nhất, theo điều tra tội phạm quốc gia có khoảng 7 - 8% các hộ gia đình ở Mỹ trở thành nạn nhân của tội phạm TCTS mỗi năm. Về nhân thân: Người phạm tội chủ yếu là nam giới (khoảng 95%), chưa thành niên (trung bình 17 tuổi), không phải người da trắng (khoảng 1 3). Về phương thức gây án: khoảng một nửa số vụ trộm xảy ra vào ban ngày, 8 % diễn ra vào thời đi m chủ nhà đi vắng; khả năng tiếp cận ngôi nhà cũng là một yếu tố dự báo nguy cơ trộm cắp như các ngôi nhà ở cuối dãy, nhà có khả năng đột nhập lớn hơn từ các đường phố; người phạm tội sử dụng các phương pháp không phức tạp đ có th đột nhập, nếu cửa hoặc cửa sổ bị khóa thì người phạm tội dùng công cụ đột nhập; người phạm tội thực hiện tội phạm ở những khu vực gần với khu vực hoạt động ch nh và dọc theo mạch giao thông ch nh. Về loại tài sản bị trộm cắp là hàng điện tử tương đối nhẹ, tiền mặt, thẻ t n dụng; giá trị thiệt hại trong mỗi vụ trộm ở Mỹ khoảng 25 USD. Ngoài ra, cuốn sách còn mô tả cấu trúc hợp lý của một vụ trộm trong nhà gồm: Đ vụ trộm cắp trong nhà xảy ra, một số điều kiện phải có. Đó phải là, thứ nhất, có một tòa nhà hoặc nhà ở; tòa nhà hoặc nhà ở có khả năng bị đột nhập bởi một người không có quyền đột nhập; Thứ h i, các tòa nhà hoặc nhà ở phải có các tài sản hấp dẫn đối với người phạm tội và có khả năng di chuy n chúng ra khỏi tòa nhà; Thứ b , các tòa nhà hoặc nhà ở không được giám sát bởi một người nào đó có th quan sát vụ trộm cắp và gây trở ngại cho việc hoàn thành vụ trộm cắp; Cu i ùng, đòi hỏi người phạm tội không quá thận trọng từ những điều kiện thuận lợi này; (2) Về phòng ngừa tội phạm: Cách phòng ngừa ch nh là có người trông coi nhà, nuôi chó, nhà t có khả năng bị đột nhập từ ph a sau, nhà có khả năng nhìn thấy đối với những người hàng xóm, những người qua đường và t có tuyến đường thoát. 10 Thứ h i, đối với trộm cắp ô tô: (1) Về tình hình tội phạm: Trộm cắp xe ô tô là trộm cắp hoặc cố ý trộm cắp một chiếc xe có động cơ, tỉ lệ trộm cắp ô tô ở Hoa Kỳ trong năm 1985 dao động từ khoảng 08 tới 2 vụ trộm trên 1 xe mỗi năm. Có sự khác biệt đáng k trong nguy cơ trộm cắp ô tô phụ thuộc vào thương hiệu của xe, độ tuổi của xe và khả năng tiếp cận chiếc xe. Xe có thiết bị chống trộm khó bị trộm cắp hơn. Khoảng 7 % các vụ trộm cắp ô tô xảy ra vào ban đêm và khoảng 8 % của những chiếc ô tô bị đánh cắp được tìm thấy. Tuổi của người phạm tội trộm cắp ô tô bị bắt nhiều nhất là 16 tuổi và hơn một nửa số người bị bắt là dưới 18 tuổi. Ngoài ra, cuốn sách còn mô tả cấu trúc hợp lý của vụ trộm cắp ô tô: Trộm cắp ô tô là tội phạm đặc biệt phức tạp, đ một vụ trộm cắp ô tô xảy ra, phải có một chiếc ô tô có th tiếp cận được, có th lái chiếc xe và chiếc xe thực sự có sức hấp dẫn; cũng phải có một người phạm tội là người có khả năng lái chiếc xe và thiếu kiềm chế trước sự hấp dẫn của chiếc xe; (2) Về nguyên nhân của tội phạm: Do sự sơ hở, bất cẩn của nạn nhân như: Nạn nhân không khóa cửa xe, không rút chìa khóa xe ra khỏi ổ khóa, không cử người trông giữ khi xe đang nổ máy đặc biệt dễ bị trộm cắp; (3) Về phòng ngừa tội phạm: Phòng ngừa trộm cắp ô tô bằng cách giảm số lượng ô tô, bằng cách làm cho việc tiếp cận ô tô trở nên khó khăn hơn, bằng cách làm cho chúng khó khăn hơn đ lái và bằng cách làm cho chúng kém hấp dẫn đối với người phạm tội. Trộm cắp ô tô cũng có th được giảm bằng cách tăng những hạn chế đối với những người có xu hướng phạm tội, có lẽ bằng cách quy định tuổi tối thi u đ cấp bằng lái xe là 18 tuổi. Công trình này nghiên cứu khá chuyên sâu về trộm cắp trong nhà, trộm cắp xe ô tô rất có giá trị tham khảo đ nghiêu cứu về trộm cắp trong nhà, trộm cắp ô tô ở địa bàn Tây Nguyên, nơi mà số lượng người sở hữu ô tô ngày càng tăng, đặt ra vấn đề phòng ngừa đối với loại tài sản này trong thời gian tới. + Cuốn sách: “Criminology Today: An Intergrative Introduction” - (t m dị h: T i ph m họ ngày n y: Gi i thiệu tổng qu n ) của tác giả Frank Schmalleger Sixth Edition, Nxb. Pearson Education, 2014. Cuốn sách này có nhiều nội dung, ở phần các tội phạm xâm phạm tài sản (crimes against property) đề cập đến: 11 Thứ nhất, về tình hình tội phạm: (i) Về người hành nghề TCTS: Người hành nghề TCTS trải qua ba giai đoạn: Giai đoạn đầu tiên là “tập luyện”, đó là đặc đi m đặc trưng những năm đầu nghề nghiệp của người phạm tội, thời đi m khi người phạm tội còn trẻ ngày càng trở nên quyết tâm phạm tội chuyên nghiệp và tìm hi u các loại tội phạm; giai đoạn ban đầu này thường kéo dài suốt 1 đến 12 năm đầu tiên; giai đoạn thứ hai, giai đoạn "vững vàng, ổn định", là thời đi m quyết tâm cao nhất, giai đoạn trong sự nghiệp của một người phạm tội khi họ xác định chặt chẽ nhất với một lối sống tội phạm và có lẽ cũng là giai đoạn mà các nỗ lực phục hồi chức năng có nhiều khả năng thất bại; giai đoạn cuối cùng của một sự nghiệp phạm tội, giai đoạn của "kiệt sức nghề nghiệp", bắt đầu khoảng 4 tuổi và được đặc trưng bởi tỉ lệ từ bỏ tăng lên và lối sống phạm tội của người phạm tội giảm xuống; (ii) Tác giả đề cập đến giá trị tài sản bị trộm cắp hàng năm, các loại tài sản bị trộm cắp từ ô tô, tiếp theo trộm cắp ở các cửa hàng và trộm cắp từ các tòa nhà, móc túi, đồ trang sức, máy ảnh, tiền mặt...; (iii) Trộm cắp ở các cửa hàng được thực hiện bởi nhân viên cửa hàng, hầu hết nhân viên làm việc ngắn hạn tham gia trộm cắp tiền mặt hoặc hàng hóa, trộm cắp ở cửa hàng đặc biệt phổ biến trong những người thành niên, nó vượt qua ranh giới giai cấp, chủ yếu do nữ giới thực hiện. Các cửa hàng bán lẻ bỏ ra khoảng kinh ph phòng chống mất trộm trung bình ,57% của doanh số bán lẻ hàng năm; (iv) Về trộm cắp ô tô, tác giả định nghĩa về trộm cắp ô tô; số lượng ô tô bị đánh cắp trong năm 2 9, vị tr xe bị trộm cắp; khoảng 62% ô tô bị mất trộm được tìm thấy; về trộm cắp các bộ phận của ô tô như tấm áp thân, cần gạt nước, ăng ten, lốp, bánh xe, thiết bị âm thanh và các bộ phận khác...; (v) Trộm cắp trong nhà bằng cách bẻ khóa hoặc đào ngạch đ đột nhập bất hợp pháp vào nhà đ trộm cắp: M t là, nhìn chung tỉ lệ trộm cắp đối với các hộ gia đình người Mỹ gốc Phi cao hơn so với các hộ gia đình da trắng, không phân biệt mức thu nhập của gia đình, mặc dù gia đình người Mỹ gốc Phi giàu có có tỉ lệ trộm cắp thấp hơn nhiều so với các gia đình người da trắng đã bị trộm có thu nhập thấp. Trong năm 2 9, một phần nhỏ của tất cả các vụ trộm xảy ra vào ban ngày, nhưng trộm cắp trong nhà có nhiều khả năng xảy ra vào buổi tối; Hai là, các nguy cơ trở thành nạn nhân cao nhất là đối với người dân ở các khu vực đặc trưng bởi tỉ lệ thất nghiệp cao, mật độ xây dựng 12 cao, chủ yếu các hộ gia đình đơn lẻ và các hộ gia đình có cha hoặc mẹ đơn thân với những đứa con nhỏ. Ngay cả việc ki m soát các yếu tố riêng biệt của hộ gia đình có người duy nhất, tiếp tục có một tác động đáng k vào việc tăng nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm TCTS; Ba là, hệ thống các loại hình người trộm cắp trong nhà: Một phần ba loại hình các vụ trộm đã được cung cấp bởi Mike Maguire gồm ba cấp: Cấp thấp, tầm trung và cấp cao. Neil Shover xác định cấu tạo xã hội như thế nào của các vụ trộm khác nhau dựa trên ba loại của Maggie. Kẻ trộm cấp thấp (chủ yếu là người chưa thành niên) thường thực hiện tội phạm với những người khác và dễ dàng bị ngăn cản từ một mục tiêu cụ th bằng ổ khóa âm thanh, báo động và hoặc các thiết bị an ninh khác, và tiền công nói chung là không đáng k . Vì vậy, nhiều người chấm dứt trộm cắp khi chúng lớn lên và cảm nhận "sự lôi kéo của các mối quan hệ thông thường và nỗi sợ hãi của các biện pháp trừng phạt nặng hơn người lớn" các thành viên của nhóm này không bao giờ phát tri n các mối quan hệ cho phép họ di chuy n số lượng lớn hàng hóa trộm cắp được. Người phạm tội tầm trung là lớn hơn một chút (mặc dù họ có th đã bắt đầu hành vi phạm tội của họ như là người chưa thành niên) và qua lại giữa các mục đ ch hợp pháp và tham gia trong tội phạm và việc sử dụng rượu và ma túy là phổ biến hơn; những người phạm tội chọn mục tiêu có t nh cả phần thưởng tiềm năng và các rủi ro liên quan; họ không phải là dễ dàng bị ngăn cản bởi các thiết bị an ninh như là người trộm cắp ở cấp thấp, họ có nhiều mối quan hệ cho phép bán hàng hóa trộm cắp được trên quy mô lớn. Kẻ trộm cấp cao là các chuyên gia từ trong băng nhóm có tổ chức và "có mối quan hệ với các tin tức đáng tin cậy về mục tiêu"; thành viên của nhóm này kiếm sống tốt từ số tiền thu được từ việc thực hiện tội phạm của họ, chúng có kế hoạch mục tiêu cẩn thận dựa trên sự hỗ trợ không hạn chế từ nguồn thông tin bên ngoài; B n là, động cơ của trộm cắp trong nhà: Động cơ phổ biến nhất là kinh tế, nhu cầu có tiền mặt nhanh chóng đ thỏa mãn nhu cầu bản thân như dùng ma túy bất hợp pháp, rượu và mua dâm; nhu cầu của gia đình như trả các hóa đơn mua hàng... Thứ h i, về nguyên nhân của tội phạm trộm cắp trong nhà: Người phạm tội trộm cắp chỉ vì "họ xem trộm cắp như cách sống ch nh của họ"; nhu cầu về vật chất của người phạm tội; một số người phạm tội có tâm lý th ch trộm cắp. 13 Công trình đề cập đến nhiều vấn đề nhưng vấn đề đáng quan tâm nhất đó ch nh là người hành nghề trộm cắp tài sản, nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm, đây là những vấn đề cần được tham khảo đ nghiên cứu về người phạm tội chuyên nghiệp và những nguy cơ trở thành nạn nhân của tội phạm khi nghiên cứu tình hình tội TCTS trên địa bàn Tây Nguyên. + Cuốn sách: “Những vấn ề lý luận về luật h nh s , t tụng h nh s và t i ph m họ ” của Viện Thông tin Khoa học xã hội năm 1982 (bản dịch của Viện Thông tin Khoa học xã hội dịch từ bản tiếng Nga). Cuốn sách này đề cập đến những vấn đề sau: Thứ nhất, về mặt lý luận: các tác giả đã phân biệt tội phạm học với Khoa học Luật hình sự, Khoa học điều tra tội phạm. Đồng thời, khẳng định tội phạm học có liên quan đến các ngành khoa học như xã hội học, tâm lý học; Thứ h i, về tình hình tội phạm: Các tác giả đưa ra khái niệm nhân thân người phạm tội, theo xã hội học Mác - Lênin nhân thân đó là bản chất xã hội của con người được th hiện thông qua vị tr của con người trong các quan hệ, nhân thân là một phạm trù lịch sử. Cuốn sách cũng xác định được cơ cấu, những dấu hiệu tạo thành nhân thân: M t là, cơ cấu nhân thân người phạm tội gồm những bi u hiện, dấu hiệu và t nh chất như sau: Những dấu hiệu về mặt xã hội, những dấu hiệu về mặt pháp lý hình sự, những bi u hiện về mặt xã hội trong các phạm vi đời sống xã hội khác nhau, những đặc đi m về mặt đạo đức, những đặc đi m về mặt tâm lý; Hai là, những ảnh hưởng khác nhau đối với quá trình hình thành nhân thân người phạm tội tức là phải xác định được hệ thống các mối quan hệ qua lại và tác động lẫn nhau giữa người với người, giữa môi trường xã hội và con người, tức là làm sáng tỏ cơ chế hình thành nhân thân người phạm tội đ xác định được các quy luật của cách xử sự của con người trong xã hội, trong đó có quy luật một con người từ chỗ không phạm tội bước vào con đường phạm tội, cần phải xác định được vai trò của những ảnh hưởng trong các phạm vi khác nhau. Đó là: Ảnh hưởng của môi trường xã hội nói chung; ảnh hưởng của từng môi trường cụ th ; ảnh hưởng về mặt đạo đức - tâm lý; 14 Thứ b , về nguyên nhân của tội phạm: Các tác giả cho rằng những điều kiện phát tri n của nhân cách con người và điều kiện sống cơ bản nhất của nó đã làm phát sinh một giới hạn quan niệm sai trái hay một hệ thống khuynh hướng sai trái. Những quan niệm, khuynh hướng này làm hình thành nên một quyết định phạm tội. Các tác giả cho rằng một hành vi phạm tội luôn luôn có hai loại ảnh hưởng: Đó là đặc đi m, t nh chất của nhân thân và hoàn cảnh sống cụ th ; đồng thời cho rằng, một hành vi cụ th là kết quả của ba loại hiện tượng: quá khứ, hiện tại và tương lai. Tác giả luận giải quá khứ là toàn bộ kinh nghiệm sống của con người, là đặc đi m nhân thân của nó; hiện tại là hoàn cảnh mà con người đó đang tồn tại (trước khi phạm tội); tương lai là hình mẫu (model) bằng tư duy về cách xử sự và về hậu quả của cách xử sự đó mà con người đã hình dung được; những điều kiện thúc đẩy việc phạm tội theo triết học Mác - Lênin, hành vi của con người xảy ra trong những điều kiện vật chất và điều kiện xã hội cụ th . Các điều kiện vật chất và xã hội đó tác động với những mức độ khác nhau vào hành vi của con người. Tội phạm học xuất phát từ quan đi m của triết học Mác - Lênin đ đánh giá vai trò của điều kiện khách quan, có điều kiện thúc đẩy việc phạm tội, song lại có những điều kiện đóng vai trò t ch cực trong việc phòng ngừa tội phạm. Triết học đề ra một khái niệm về các điều kiện cần thiết, đó là những điều kiện cụ th của môi trường bên ngoài làm cho hành vi có th thực hiện được. Trong tội phạm học, điều kiện này được gọi là “điều kiện thúc đẩy kết quả phạm tội”; Thứ t , về phòng ngừa tội phạm: Theo tác giả dự đoán khoa học về tội phạm là việc xác định được các quy luật của các hiện tượng xã hội, phát hiện được cơ chế của hành vi phạm tội, chúng ta có th biết được qua phân t ch về mối quan hệ nhân quả của quá trình hình thành hành vi phạm tội; phòng ngừa tội phạm là một hoạt động có hai mặt, một mặt nhằm ngăn ngừa không đ cho tội phạm xuất hiện; mặt khác ngăn chặn hoặc làm tê liệt những hành vi còn tiếp diễn. Những cơ sở về mặt kinh tế - xã hội và tư tưởng của việc phòng ngừa. Những cơ sở pháp lý của việc phòng ngừa tội phạm và đề ra các biện pháp phòng ngừa tội phạm. Cuốn sách này ra đời trong giai đoạn hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu còn tồn tại nhưng những nội dung lý luận về THTP, nguyên 15 nhân và điều kiện của THTP, về phòng ngừa tội phạm vẫn còn có giá trị được tiếp tục kế thừa, phát tri n khi nghiên cứu về tình hình tội TCTS trên địa bàn Tây Nguyên + Các Nghị quyết của Hội đồng kinh tế và xã hội Liên Hợp Quốc và các Tuyên bố của Liên Hợp Quốc về phòng ngừa tội phạm và tư pháp hình sự: (1) Các Nghị quyết của Hội đồng kinh tế và xã hội Liên Hợp Quốc: Resolution 1997 33 of 21 July 1997 Elements of responsible crime prevention: standards and norms (t m dị h: Nghị quyết 1997/33 ngày 21 th ng 5 n m 1997 về những yếu t x nhiệm ph ng ngừ t i ph m: C ịnh tr h tiêu huẩn và quy tắ ); Resolution 2002/13 of 24 July 2002 Action to promote effective crime prevention (t m dị h: Nghị quyết 2002/13 ngày 21 th ng 5 n m 2002 về hành ng ể thú ẩy ph ng ngừ t i ph m hiệu qu ); Resolution 2005/22 of 22 July 2005 Action to promote effective crime prevention (t m dị h: Nghị quyết 2005/22 ngày 22 th ng 5 n m 2005 về hành ể thú ng ẩy ph ng ngừ t i ph m hiệu qu ); (2) Các Tuyên bố của Liên hợp quốc tại các hội nghị về phòng ngừa tội phạm và tư pháp hình sự gần đây: Draft Bangkok Declaration Synergies and Responses: Strategic Alliances in Crime Prevention and Criminal Justice (t m dị h: Tuyên b B ngkok về s hiệp l và i phó: Liên minh hiến l ợ trong ph ng ngừ t i ph m và t ph p h nh s ); Salvador Declaration on Comprehensive Strategies for Global Challenges: Crime Prevention and Criminal Justice Systems and Their Development in a Changing World (t m dị h: Tuyên b S lv dor về hiến l ợ tổng thể triển i phó v i những th h thứ toàn ầu: S ph t hệ th ng ph ng ngừ t i ph m và t ph p h nh s trong m t thế gi i ng th y ổi); Draft Doha Declaration on integrating crime prevention and criminal justice into the wider United Nations agenda to address social and economic challenges and to promote the rule of law at the national and international levels, and public participation (t m dị h: Tuyên b Doh về lồng ghép h ng t i ph m và t ph p h nh s vào h ơng tr nh nghị s gi i quyết ũng nh qu th h thứ kinh tế, x h i và thú tế, thú ẩy s th m gi vấn ề ph ng Liên Hợp Qu ẩy ph p quyền ở tầm qu ể gi công chúng). Các Nghị quyết của Hội đồng kinh tế và xã hội Liên Hợp Quốc và các Tuyên bố của Liên Hợp Quốc về 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan