Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa...

Tài liệu Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn nam bộ tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa

.PDF
242
646
117

Mô tả:

VI N HÀN LÂM KHOA H C XÃ H I VI T NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN BẢO SANG TỘI TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, MUA BÁN TRÁI PHÉP HOẶC CHIẾM ĐOẠT CHẤT MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN NAM BỘ: TÌNH HÌNH, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT H C HÀ N I, năm 2018 VI N HÀN LÂM KHOA H C XÃ H I VI T NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI TRẦN BẢO SANG TỘI TÀNG TRỮ, VẬN CHUYỂN, MUA BÁN TRÁI PHÉP HOẶC CHIẾM ĐOẠT CHẤT MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN NAM BỘ: TÌNH HÌNH, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA Chuyên ngành: T i phạm h c và phòng ngừa t i phạm Mã số: 9.38.01.05 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT H C NG ỜI H NG DẪN KHOA H C: 1. PGS.TS. Nguy n Th Ph ơng Hoa 2. TS. Nguy n Văn Hiển HÀ N I, năm 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tài liệu tham khảo và công trình nghiên cứu của tác giả khác đều được trích dẫn nguồn cụ thể. Kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực, không có sự sao chép, trùng lặp với bất kỳ công trình nào đã công bố. TÁC GIẢ Trần Bảo Sang MỤC LỤC Trang Mở đầu Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở ngoài nước và trong nước 1 8 8 1.2. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu 1.3. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu Chương 2. Tình hình tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn Nam Bộ 22 23 26 2.1. Khái quát lý luận về tình hình tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy 2.2. Tình hình tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn Nam Bộ từ năm 2008 đến 2017 Chương 3. Nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội tàng trữ, vận chuyển, mua 26 bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn Nam Bộ 3.1. Khái quát lý luận về nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy 36 68 68 3.2. Các nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn Nam Bộ từ năm 2008 đến 2017 73 Chương 4. Giải pháp tăng cường phòng ngừa tình hình tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn Nam Bộ 4.1. Khái quát lý luận về phòng ngừa tình hình tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán 107 trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy 4.2. Dự báo tình hình tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn Nam Bộ 4.3. Các giải pháp tăng cường phòng ngừa tình hình tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn Nam Bộ Kết luận Danh mục tài liệu tham khảo Phụ lục 107 111 117 149 BẢNG CHỮ VIẾT TẮT BCA Bộ Công an BLHS Bộ luật hình sự BRVT Bà Rịa - Vũng Tàu C47 Cục CSĐT tội phạm về ma tuý C47B Cục CSĐT tội phạm về ma tuý cơ sở phía Nam CSĐT Cảnh sát điều tra GS Giáo sư KHXH Khoa học xã hội NXB PC47 PGS TAND Ths TKTP&CNTT TP.HCM TS VKSND Nhà xuất bản Phòng CSĐT tội phạm về ma tuý Phó Giáo sư Toà án nhân dân Thạc sĩ Thống kê tội phạm và Công nghệ thông tin Thành phố Hồ Chí Minh Tiến sĩ Viện Kiểm sát nhân dân DANH MỤC CÁC BẢNG PHỤ LỤC Bảng 2.1. Tổng số vụ và số bị cáo phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn Nam Bộ từ 2008-2017 Bảng 2.2. Mức độ tương quan giữa tình hình tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy so với tội phạm hình sự của Nam Bộ và cả nước từ 2008-2017 Bảng 2.3. Mức độ tương quan giữa tình hình tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy của Nam Bộ so với cả nước từ năm 2008-2017 Bảng 2.4. Cơ cấu tình hình tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy so với tội phạm về ma tuý khác trên địa bàn Nam Bộ từ năm 2008-2017 Bảng 2.5. Hệ số vụ và bị cáo của tình hình tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn Nam Bộ trên tỷ lệ 100.000 dân từ năm 2008-2017 Bảng 2.6. So sánh mức độ của tình hình tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy giữa Nam Bộ với một số khu vực khác của cả nước trên tỷ lệ 100.000 dân và 1km2 từ năm 2008-2017 Bảng 2.7. So sánh cấp độ nguy hiểm của tình hình tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy giữa Nam Bộ với một số khu vực khác của cả nước trên tỷ lệ 100.000 dân và 1km2 từ năm 2008-2017 Bảng 2.8. Cơ cấu giữa các tội độc lập trong tình hình tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn Nam Bộ từ 2008-2017 Bảng 2.9. Cơ cấu tình hình tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy theo từng tỉnh, thành phố trên địa bàn Nam Bộ từ năm 2008-2017 Bảng 2.10. Cơ cấu tình hình tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy theo diện tích các địa bàn Nam Bộ từ năm 2008-2017 Bảng 2.11. Cơ cấu theo cấp độ nguy hiểm của tình hình tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy khi kết hợp theo diện tích và dân số của từng tỉnh, thành phố trên địa bàn Nam Bộ từ năm 2008-2017 Bảng 2.12. Cơ cấu tình hình tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn Nam Bộ từ năm 2008-2017 theo các loại hình phạt Bảng 2.13. Cơ cấu tình hình tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn Nam Bộ theo nhân thân người phạm tội từ 2008-2017 Bảng 2.14. Cơ cấu tình hình tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn Nam Bộ theo trình độ học vấn của người phạm tội từ năm 2008-2017 Bảng 2.15. Cơ cấu tình hình tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn Nam Bộ theo địa vị xã hội, nghề nghiệp của người phạm tội từ năm 2008-2017 Bảng 2.16. Cơ cấu tình hình tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn Nam Bộ theo phương thức, thủ đoạn từ năm 2007-2017 Bảng 2.17. Thống kê các tụ điểm, điểm phức tạp về ma túy trên địa bàn Nam Bộ từ 2015-2017 Bảng 2.18. Cơ cấu tình hình tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn Nam Bộ theo vũ khí nóng được thu giữ từ năm 2008-2017 Bảng 2.19. Cơ cấu tình hình tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn Nam Bộ theo loại chất ma túy thu giữ từ năm 2008-2017 Bảng 2.20. Cơ cấu tình hình tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn Nam Bộ theo từng quý từ năm 2013-2017 Bảng 2.21. Diễn biến về thực trạng của tình hình tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn Nam Bộ từ 2008-2017 nếu lấy năm 2008 làm mốc Bảng 2.22. Diễn biến thực trạng của tình hình tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn Nam Bộ từ 2008-2017 hai năm liền kề Bảng 2.23. Diễn biến tình hình tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy so với tình hình tội phạm nói chung của Nam Bộ từ 2008-2017 Bảng 2.24. Diễn biến tình hình tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy của Nam Bộ với cả nước từ năm 2008-2017 Bảng 2.25. Diễn biến giữa các tội độc lập trong tình hình tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn Nam Bộ từ 2008-2017 Bảng 2.26. Diễn biến theo đặc điểm giới tính người phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn Nam Bộ từ 2008-2017 Bảng 2.27. Diễn biến độ tuổi, tiền án, tiền sự người phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn Nam Bộ từ 2008-2017 Bảng 2.28. Diễn biến theo nghề nghiệp của người phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn Nam Bộ từ năm 2008-2017 Bảng 2.29. Diễn biến theo trình độ học vấn của người phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn Nam Bộ từ năm 2008-2017 Bảng 2.30. Diễn biến theo cơ cấu hình phạt chính đã tuyên với người phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn Nam Bộ từ năm 2008-2017 Bảng 2.31. Tổng số người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý trên địa bàn Nam Bộ từ năm 2008-2017 Bảng 3.1. Nguyên nhân, điều kiện từ yếu tố tiêu cực của hoàn cảnh gia đình người phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn Nam Bộ Bảng 3.2. Nguyên nhân, điều kiện từ đạo đức, lối sống tiêu cực người phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn Nam Bộ Bảng 3.3. Nguyên nhân, điều kiện từ đặc điểm tiêu cực về nghề nghiệp của người phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn Nam Bộ DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Thực trạng số vụ và số bị cáo phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn Nam Bộ từ 2008-2017 Biểu đồ 2.2. Mức độ tương quan giữa tình hình tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy với tình hình tội phạm của địa bàn Nam Bộ từ năm 2008-2017 Biểu đồ 2.3. Mức độ tương quan tình hình tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy của địa bàn Nam Bộ và cả nước từ năm 2008-2017 Biểu đồ 2.4. So sánh mức độ của tình hình tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy giữa Nam Bộ với một số khu vực khác của cả nước trên tỷ lệ 100.000 dân và 1km2 từ năm 2008-2017 Biểu đồ 2.5. Cơ cấu giữa các tội độc lập trong tình hình tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn Nam Bộ từ 2008-2017 Biểu đồ 2.6. Cơ cấu tình hình tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy theo hệ số bị cáo/100.000 dân của Nam Bộ từ năm 2008-2017 Biểu đồ 2.7. Cơ cấu tình hình tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy theo hệ số bị cáo/1km2 giữa các địa bàn Nam Bộ từ năm 2008-2017 Biểu đồ 2.8. Cơ cấu theo hình phạt tù có thời hạn và độ tuổi người phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn Nam Bộ từ năm 2008-2017 Biểu đồ 2.9. Cơ cấu theo nghề nghiệp và trình độ học vấn người phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn Nam Bộ từ năm 2008-2017 Biểu đồ 2.10. Cơ cấu tình hình tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy theo từng Quý trên địa bàn Nam Bộ từ năm 2013-2017 Biểu đồ 2.11. Diễn biến tình hình tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy so với năm 2008 trên địa bàn Nam Bộ từ năm 2008-2017 Biểu đồ 2.12. Diễn biến tình hình tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy giữa hai năm liền kề trên địa bàn Nam Bộ từ năm 2008-2017 Biểu đồ 2.13. Diễn biến theo độ tuổi của người phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn Nam Bộ từ năm 2008-2017 Biểu đồ 2.14. Diễn biến theo tiền án, tiền sự của người phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn Nam Bộ từ năm 2008-2017 Biểu đồ 2.15. Diễn biến theo nghề nghiệp của người phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn Nam Bộ từ năm 2008-2017 Biểu đồ 2.16. Diễn biến hình phạt chính của người phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn Nam Bộ từ năm 2008-2017 MỞ Đ U 1. Tính c p thiết của đề tài Nam Bộ là khu vực phía Nam của nước ta gồm 19 tỉnh, thành phố là Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh, BRVT, TP.HCM, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau và thành phố Cần Thơ. Địa hình Nam Bộ bằng phẳng, phía Tây giáp Vịnh Thái Lan, phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông, phía Bắc và Tây Nam tiếp giáp Campuchia và một phần Tây Bắc giáp Nam Trung Bộ. Với lợi thế về vị trí địa lý, dân cư, Nam Bộ được xác định là một trong những vùng kinh tế trọng điểm của cả nước. Đồng thời, Nam Bộ cũng được các cơ quan chức năng xác định là một trong những địa bàn trọng điểm về ma túy, vừa là địa bàn tiêu thụ, trung chuyển và mua bán ma túy phức tạp nhất cả nước. Tình hình tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn Nam Bộ từ năm 2008 đến 2017 có xu hướng gia tăng và gây nhiều thiệt hại cho xã hội. Theo Thống kê tình hình tội phạm về ma túy trên địa bàn Nam Bộ của Cục TKTP&CNTT, VKSND tối cao từ năm 2008 đến 2017, lực lượng chức năng đã phát hiện, điều tra, truy tố và xét xử tổng số 28.768 vụ và 42.786 bị cáo, trung bình mỗi năm có 2.877 vụ với 4.279 bị cáo. So với cả nước thì tình hình tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn Nam Bộ chiếm tỷ lệ trung bình là 20,6% số vụ, 25,0% số bị cáo; so với địa bàn trọng điểm về ma tuý như Tây Bắc, Bắc Miền Trung và Đông Bắc thì Nam Bộ là địa bàn có tính nguy hiểm nhất khi dựa vào hệ số tội phạm trên tỷ lệ dân cư và diện tích. Tình hình tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy được phát hiện trên tất cả các tỉnh, thành phố của Nam Bộ nhưng trọng điểm nhất là tại các tỉnh, thành phố, đô thị lớn; thành phần người phạm tội cũng rất đa dạng, phong phú nhưng tập trung vào những người có nhân thân không tốt, nghiện ma túy, gia đình có cấu trúc không hoàn thiện, trình độ văn hoá thấp, thất nghiệp... Phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn Nam Bộ thường thay đổi theo hướng tinh vi, xảo quyệt hơn, bản chất 1 cố hữu là lén lút, bí mật và cấu kết hình thành đường dây phạm tội, đặc biệt tình trạng tàng trữ, sử dụng vũ khí nóng ngày càng gia tăng. Nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn Nam Bộ từ năm 2008 đến 2017 xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau như nguyên nhân, điều kiện về vị trí, địa lý thuận lợi, kinh tế, xã hội, văn hoá; hạn chế giáo dục từ phía gia đình, nhà trường; tác động tiêu cực từ tình hình ma túy trong nước và khu vực; hạn chế, thiếu sót của cơ quan nhà nước trong phòng, chống ma tuý, đặc điểm tiêu cực của người phạm tội. Trong thời gian qua, phòng ngừa tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn Nam Bộ được nhiều cơ quan chức năng, chính quyền địa phương thực hiện với nhiều biện pháp, chương trình, kế hoạch. Nhìn chung, kết quả phòng ngừa từng bước được nâng cao, góp phần ngăn chặn hậu quả, tác hại do tội phạm về ma túy gây ra, các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương và các cơ quan chuyên trách đã nhận thức được tính nguy hiểm, nghiêm trọng của ma túy nên hàng năm đều có kế hoạch triển khai các biện pháp cụ thể theo từng địa bàn, tuyến, đối tượng trọng điểm. Tuy nhiên, phòng ngừa tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn Nam Bộ còn bộc lộ nhiều hạn chế, khó khăn, hiệu quả còn thấp so với tính chất phức tạp của tình hình thực tiễn, chưa “đánh trúng, đánh mạnh” vào đường dây cung cấp ma túy lớn, xuyên quốc gia, chưa thật sự giảm được nguồn “cầu” về ma tuý khi tỷ lệ tái nghiện rất cao... Những hạn chế này đã được đề cập từ nhiều năm nay nhưng chưa khắc phục triệt để, cần có công trình khoa học tiếp tục nghiên cứu, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới. Vì vậy, nghiên cứu sinh chọn đề tài: “Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn Nam Bộ: Tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa” làm luận án tiến sĩ. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Hoàn thiện lý luận, đánh giá đúng thực tiễn tình hình tội phạm, nguyên nhân, điều kiện và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tình hình tội tàng trữ, 2 vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy cho phù hợp với đặc trưng của địa bàn Nam Bộ. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu tổng quan công trình khoa học có liên quan đến tình hình, nguyên nhân, điều kiện và giải pháp phòng ngừa tình hình tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn Nam Bộ; đánh giá được những vấn đề đã thống nhất, làm rõ và vấn đề cần nghiên cứu, hoàn thiện trong luận án. - Khái quát vấn đề lý luận, phân tích, đánh giá phần hiện và phần ẩn của tình hình tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn Nam Bộ từ năm 2008 đến 2017. - Phân tích, đánh giá nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn Nam Bộ từ năm 2008 đến 2017. - Làm rõ những vấn đề lý luận, dự báo tình hình tội phạm, kể cả những thuận lợi, khó khăn của cơ quan chuyên trách; từ đó đề xuất giải pháp tăng cường phòng ngừa tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn Nam Bộ. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là lý luận và thực tiễn tình hình tội phạm, nguyên nhân, điều kiện, giải pháp phòng ngừa tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn Nam Bộ. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về không gian Luận án nghiên cứu tình hình, nguyên nhân, điều kiện và giải pháp phòng ngừa tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy tại 19 tỉnh, thành phố của Nam Bộ. Căn cứ thực tiễn, kết quả phòng ngừa tình hình tội phạm từng địa bàn của Nam Bộ, chúng tôi sẽ tập trung nghiên cứu, làm rõ tại các địa bàn trọng điểm về ma túy như TP.HCM, Đông Nam Bộ, các tỉnh biên giới Tây Nam. 3 - Phạm vi về thời gian Luận án được nghiên cứu trong thời gian 10 năm, từ năm 2008 đến năm 2017. Đồng thời, chúng tôi cũng so sánh giữa các giai đoạn trước, trong thời điểm trên để làm rõ hơn về xu hướng, diễn biến tình hình tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn Nam Bộ. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Phương pháp luận Luận án được nghiên cứu dựa trên phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm của Đảng, Nhà nước trong đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy nói riêng. 4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể - Phương pháp nghiên cứu tài liệu Nghiên cứu tài liệu, sách, giáo trình, công trình khoa học, báo cáo tổng kết, số liệu thống kê, hồ sơ vụ án phán ánh lý luận, thực tiễn tình hình tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn Nam Bộ. - Phương pháp tổng hợp, phân tích, đánh giá, so sánh Nghiên cứu sinh tiến hành tổng hợp số liệu để làm cơ sở phân tích, đánh giá, so sánh tình hình, nguyên nhân, điều kiện của tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn Nam Bộ theo các tiêu chí đặc trưng như địa bàn hành chính, nhân thân đối tượng phạm tội, phương thức, thủ đoạn, mối tương quan giữa các thành tố trong tình hình tội phạm, rút ra đặc thù, quy luật có ý nghĩa trong phòng ngừa tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn Nam Bộ. - Phương pháp thống kê Tác giả sẽ tập hợp số liệu, tài liệu theo từng năm, địa bàn, cơ cấu theo từng tiêu chí dưới các bảng thống kê, phụ lục, danh mục để làm cơ sở đánh giá tình hình, nguyên nhân, điều kiện của tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép, chiếm đoạt 4 chất ma túy trên địa bàn Nam Bộ. Đồng thời, luận án còn sử dụng các công thức trong Lý thuyết thống kê để tính số lượng, diễn biến và dự báo tình hình tội phạm. - Phương pháp nghiên cứu điển hình Bên cạnh nghiên cứu tình hình, số liệu tổng quan theo địa bàn Nam Bộ và thời gian từ năm 2008 đến 2017, luận án còn lựa chọn nghiên cứu điển hình ở một số thời điểm phức tạp về ma túy, nghiên cứu các vụ án và kết quả phòng ngừa tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy do một số lực lượng chuyên trách trên địa bàn Nam Bộ đã tiến hành, trong đó tập trung vào những địa bàn trọng điểm, phức tạp về ma túy. Kết quả điều tra, nghiên cứu điển hình sẽ làm sinh động, rõ ràng và cụ thể hơn tình hình, nguyên nhân, điều kiện của tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn Nam Bộ. - Phương pháp điều tra xã hội học Phương pháp điều tra xã hội học được thể hiện dưới các Phiếu khảo sát ý kiến đối với trinh sát, điều tra viên của lực lượng CSĐT tội phạm về ma túy Công an các cấp trên địa bàn Nam Bộ nhằm làm rõ tình hình, nguyên nhân, điều kiện, hạn chế, khó khăn trong phòng ngừa tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy của Nam Bộ. - Phương pháp chuyên gia Trao đổi, tọa đàm trực tiếp với trinh sát, điều tra viên của lực lượng chuyên trách phòng, chống ma túy ngành Công an để làm rõ hơn tình hình, phương thức, thủ đoạn, hạn chế, khó khăn trong phòng ngừa tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy trên địa bàn Nam Bộ. - Phương pháp nghiên cứu đa ngành, liên ngành Bên cạnh sử dụng kiến thức chuyên ngành tội phạm học và phòng ngừa tội phạm làm chủ đạo, luận án còn kế thừa, kết hợp kiến thức liên quan trong khoa học Luật hình sự, Tâm lý học, Xã hội học, Thống kê học, địa lý học. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Luận án là công trình nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện dưới góc độ tội phạm học; đánh giá chuyên sâu về phần hiện và phần ẩn của tình hình tội tàng 5 trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn Nam Bộ từ năm 2008 đến 2017. - Bên cạnh kế thừa quan điểm của nhiều nhà khoa học, luận án còn biện luận chuyên sâu, hoàn thiện hơn về lý luận tội phạm học khi đưa ra một số cách tiếp cận, khái niệm mới về tình hình tội phạm, đánh giá diễn biến gồm cả thực trạng và cơ cấu của tình hình tội phạm; đánh giá nguyên nhân, điều kiện theo cơ chế hình thành hành vi phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn Nam Bộ. - Luận án đã làm rõ nhiều cơ cấu, nguyên nhân, điều kiện có tính chất đặc trưng của Nam Bộ như cơ cấu theo phương thức, thủ đoạn, loại ma túy, cơ cấu theo từng thời điểm, nguyên nhân, điều kiện đặc thù về địa hình, đặc điểm dân cư, tâm lý xã hội, đặc thù của đối tượng phạm tội… Đây là cơ sở thực tiễn quan trọng để xây dựng kế hoạch, biện pháp phòng ngừa một cách thích hợp. - Luận án còn hoàn thiện giải pháp hợp tác quốc tế trong phòng ngừa tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy nói chung và chiến thuật vận chuyển ma túy có kiểm soát nói riêng, đây là chiến thuật rất phổ biến trong phòng, chống các đường dây phạm tội về ma túy xuyên quốc gia. - Ngoài kiến thức chuyên ngành tội phạm học và phòng ngừa tội phạm, luận án còn áp dụng kiến thức của một số ngành khoa học khác như sử dụng công thức trong Lý thuyết thống kê để đánh giá thực trạng, diễn biến về thực trạng và cơ cấu, dự báo số lượng, xu hướng tình hình tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn Nam Bộ đến năm 2020. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận án góp phần bổ sung, hoàn thiện lý luận về tình hình tội phạm, nguyên nhân, điều kiện và giải pháp phòng ngừa tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy; có thể sử dụng làm tài liệu phục vụ dạy học, nghiên cứu khoa học về tội phạm học và luật hình sự đối với các tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép, chiếm đoạt chất ma túy. 6 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận án góp phần bổ sung, làm rõ hơn về thực trạng tình hình tội phạm, nguyên nhận, điều kiện và những hạn chế, khó khăn trong phòng ngừa tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn Nam Bộ. Qua đó giúp chính quyền địa phương, cơ quan chuyên trách nghiên cứu, áp dụng biện pháp về pháp luật, kinh tế, văn hóa, xã hội, truyền thông, quan hệ phối hợp, biện pháp chuyên trách đối với người nghiện ma túy, tuyến, địa bàn trọng điểm trong phòng, chống ma túy một cách hiệu quả, phù hợp với địa bàn Nam Bộ. 7. Kết c u của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu gồm 4 chương như sau: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2. Tình hình tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn Nam Bộ Chương 3. Nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn Nam Bộ Chương 4. Giải pháp tăng cường phòng ngừa tình hình tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn Nam Bộ 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở ngoài nước và trong nước 1.1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ở ngoài nước 1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu lý luận chất ma túy, tội phạm về ma túy Trong phạm vi nghiên cứu của chúng tôi, có các công trình tiêu biểu ở ngoài nước nghiên cứu về lý luận chất ma túy, tội phạm về ma túy như sau: - Sách The International Drug Control Conventions (dịch sang tên tiếng Việt: Các Công ước quốc tế về kiểm soát chất ma túy) của tổ chức United Nations Office on Drugs and Crime (UNODC) [145]. Cuốn sách đề cập đến ba Công ước của Liên Hợp quốc về chất ma túy năm 1961, Công ước về các chất hướng thần năm 1971 và Công ước về chống buôn bán bất hợp pháp các chất ma túy và chất hướng thần năm 1988. Nội dung sách đã đưa ra nhiều định nghĩa, hướng dẫn cách kiểm soát chất ma túy, chất hướng thần, nguyên tắc, biện pháp trong phòng, chống ma túy. Tại phần III, UNODC đã đề cập nhiều biện pháp được dùng trong phòng, chống ma túy như Jurisdiction (quyền tài phán), Confiscation (tịch thu), Extradition (dẫn độ), Mutual legal assistance (tương trợ pháp lý), Transfer of proceedings (chuyển giao tố tụng), International co-operation and assistance for transit State (hợp tác quốc tế và hỗ trợ việc quá cảnh), Controlled delivery (giao hàng có kiểm soát). Việt Nam đã tham gia Công ước này nên nhiều nội dung Công ước được thể hiện trong các văn bản pháp luật nước ta. - Sách Drugs and Crime: Theories and Practices (dịch ra tiếng Việt: Ma túy và Tội phạm: Lý thuyết và Thực tiễn) của tác giả Richard Hammersley [143]. Nội dung cuốn sách đề cập đến khái niệm chất ma tuý và tội phạm, mối quan hệ phức tạp giữa ma tuý và tội phạm; ảnh hưởng của ma tuý đối với giới trẻ và xã hội; các liệu pháp điều trị và ngăn chặn ma tuý, tội phạm; dự báo tình hình ma tuý và tội phạm. Nhìn chung, nội dung cuốn sách đã đề cập nhiều nội dung, cách tiếp cận mới cả về lý luận và thực tiễn khi đề cập đến ma tuý và tội phạm. - Giáo trình “Hình pháp học” của Филиппов Александр Георгиевич, Агафонов Владимир (tài liệu dịch sang tiếng Việt) [147]. Tại mục 5.28, 5.29, tác giả đã đề cập đặc điểm hình pháp của tội mua bán trái phép chất ma túy, các loại 8 giám định tư pháp trong các vụ án liên quan mua bán trái phép chất ma túy. Tác giả chỉ đề cập đến tội mua bán trái phép chất ma túy và phân tích các loại giám định tư pháp đối với tội phạm này mà chưa đề cập đến hành vi tàng trữ, vận chuyển trái phép, chiếm đoạt chất ma túy. - Luận án Legislation implementation by Vietnam of obligations under the United Nations Drug Control Conventions (dịch sang tên tiếng Việt: Sự thực hiện về mặt pháp luật của Việt nam đối với các Công ước về kiểm soát ma túy của Liên hiệp quốc) của PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa [142]. Đây là công trình nghiên cứu chuyên sâu về nội luật hóa của Việt Nam đối với các Công ước về kiểm soát ma túy của Liên hợp quốc. Chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu, kế thừa để làm rõ và hoàn thiện giải pháp về pháp luật hình sự, hợp tác quốc tế trong phòng, chống ma túy. 1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu về tội phạm học và phòng ngừa tội phạm - Sách Criminology (dịch sang tên tiếng Việt: Tội phạm học) của Freda Adler, Gerhard O.W.Mueller, William S.Laufer [134]. Tác giả đã tập trung nghiên cứu, khái quát các học thuyết của tội phạm học, quan điểm của một số nhà tội phạm học đối với từng học thuyết, trường phái, cơ sở lý luận của các biện pháp phòng ngừa tội phạm. Chúng tôi cho rằng mỗi học thuyết về tội phạm học đều có giá trị nghiên cứu, tham khảo để tiếp cận tội phạm học một cách toàn diện, đa chiều nhất. Nội dung cuốn sách sẽ được chúng tôi nghiên cứu, tham khảo trong xây dựng biện pháp phòng ngừa phù hợp với từng đối tượng, phạm vi nhất định. - Sách Criminology: Theories, Patterns and Typologies- 13th Edition (dịch sang tiếng Việt: Tội phạm học: Các lý thuyết, mô hình và hình mẫu - phiên bản thứ 13) của Larry J. Siegel [138]. Tác giả cuốn sách đã đề cập nhiều nội dung cốt lõi khi nghiên cứu về tội phạm học như các quan điểm về tội phạm, pháp luật và tội phạm học (phần 1); các lý thuyết về nguyên nhân của tội phạm (phần 2) như thuyết về sự lựa chọn, thuyết về cấu trúc xã hội, xung đột xã hội...; các hình mẫu của tội phạm (phần 3) như tội phạm về bạo lực, khủng bố, trật tự xã hội... Có thể nói, tác giả đã nghiên cứu tổng quan, có phân tích, đánh giá và dẫn chứng một số vụ phạm tội trong xã hội Mỹ, trong đó nhiều nội dung tương đồng ở nước ta như nguyên nhân, đặc điểm của tội phạm, xu hướng phạm tội... sẽ được chúng tôi tham khảo. 9 - Sách Crime and criminology in Japan (dịch sang tiếng Việt: Tội phạm và tội phạm học ở Nhật Bản) của GS.TS Can Ueda [131]. Tác giả cho rằng khi nghiên cứu tội phạm học phải có sự đa chiều dưới khía cạnh khác nhau như luật hình sự, xã hội học, tâm lý học, thần kinh học... nhằm nhận thức đầy đủ và đưa ra giải pháp phù hợp nhất. Tác giả chỉ ra những hạn chế của đô thị hóa xã hội, phát triển kinh tế, văn hóa xã hội, di cư... đã gây ra sự xáo trộn, mâu thuẫn giữa các giai tầng trong xã hội là nguyên nhân, điều kiện của tội phạm. Mặc dù tác giả không nghiên cứu phòng ngừa tội phạm về ma túy nhưng quan điểm về tội phạm, nguyên nhân, biện pháp phòng ngừa tội phạm sẽ được chúng tôi kế thừa trong luận án. - Sách Theoretical Basis Of Crime Prevention (dịch sang tiếng Việt: Cơ sở lý luận của phòng ngừa tội phạm) của Mikovskij G.M [141]. Về phương pháp luận, công trình đã xác định tội phạm là một hiện tượng xã hội nên hướng đấu tranh cơ bản nhất là phòng ngừa, khâu quyết định của việc phòng ngừa tội phạm là phải xác định nguyên nhân và các biện pháp để loại trừ các nguyên nhân đó. Giải pháp cơ bản là phải nâng cao đời sống vật chất, tăng cường tính tự giác, tích cực và tạo điều kiện cho quần chúng tham gia quản lý công việc của nhà nước; theo dõi, thống kê đầy đủ và kịp thời tình hình tội phạm, yếu tố làm nảy sinh tội phạm để có giải pháp phòng, chống. Về biện pháp đặc biệt phòng ngừa tội phạm, tác giả cho rằng đó là những biện pháp do các tổ chức Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và công dân tiến hành nhằm trực tiếp loại trừ các nguyên nhân, điều kiện làm nảy sinh tội phạm, giáo dục và cải tạo người có thể phạm tội hoặc đã phạm tội. Ngoài ra, tác giả còn đề cập biện pháp phòng ngừa riêng với các cá nhân khi có dấu hiệu như đang ở trong những điều kiện có thể phạm tội, người đang vi phạm nhỏ hay chống đối xã hội... Mặc dù công trình này không nghiên cứu chuyên sâu phòng ngừa tội phạm về ma túy nhưng các cơ sở lý luận, biện pháp được đề cập sẽ được chúng tôi tham khảo, nghiên cứu để hoàn thiện lý luận và đề xuất giải pháp phòng ngừa tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy trên địa bàn Nam Bộ. - Tài liệu Crime Prevention Publicity Campaigns (dịch sang tên tiếng Việt: Chiến dịch công khai phòng chống tội phạm) của Emmanuel Barthe [133]. Tài liệu đã đưa ra những hướng dẫn cho lực lượng Cảnh sát Hoa Kỳ trong giải quyết vấn đề tội phạm; chiến dịch công khai phòng chống tội phạm được hiểu là việc cơ quan 10 Cảnh sát công khai, phổ biến các thông tin liên quan đến tội phạm để cho những nạn nhân tiềm tàng nâng cao khả năng tự phòng vệ và cảnh báo, răn đe người phạm tội nhằm làm giảm tội phạm. Hình thức của chiến dịch này có thể được thực hiện qua tivi, sách báo, tạp chí, bảng quảng cáo, áp phích, bản tin, truyền thông. 1.1.1.3. Nhóm công trình nghiên cứu về tình hình, nguyên nhân và phòng chống tội phạm về ma túy - Sách chuyên khảo “Illegal Drug Markets: From Research to Prevention Policy” (dịch sang tên tiếng Việt: Thị trường ma túy bất hợp pháp: Từ nghiên cứu đến chính sách phòng ngừa) của Mangai Natarajan, Mike Hough [139]. Các tác giả đã nghiên cứu, đề cập yếu tố đa dạng, phức tạp của thị trường ma túy bất hợp pháp, nhấn mạnh đến chính sách phòng chống. Tại Chương 1, tác giả đã đề cập đến tình hình phân phối, mua bán và lạm dụng ma túy ở New York, cách thức giới trẻ ở Anh sử dụng ma túy, những ảnh hưởng của các toa thuốc chứa heroine đến thị trường ma túy ở Thụy Sĩ; Chương 2 đề cập đến xu hướng phụ nữ sử dụng ma túy; Chương 3 nêu vấn đề nhượng quyền hình sự tại thị trường ma túy bất hợp pháp ở Italy. Các tác giả còn tìm hiểu cách thức hoạt động của các tổ chức tội phạm mua bán trái phép chất ma túy, quá trình thực thi pháp luật phòng chống ma túy và mối quan hệ giữa chính sách về ma túy với việc nghiên cứu thị trường ma túy bất hợp pháp. Nhìn chung, nội dung cuốn sách đã đề cập đến tình hình mua bán trái phép chất ma túy và chính sách phòng chống ở một số quốc gia, mặc dù chính sách này có nhiều điểm khác biệt so với nước ta nhưng đều xem trọng công tác phòng ngừa và chú trọng kéo giảm tình trạng lạm dụng ma túy trong cộng đồng. - Sách "Anti-Drugs Policies of the European Union: Transnational DecisionMaking and the Politics of Expertise" (tiếng Việt: Chính sách đấu tranh phòng, chống tội phạm ma túy tại cộng đồng châu Âu các quyết định mang tính đa quốc gia và sự thận trọng của giới chuyên môn) của Martin Elvins [140]. Chủ đề chính của cuốn sách này là những đánh giá về mức độ phát triển của chính sách đa quốc gia, hệ quả của nó trong cuộc chiến chống tội phạm về ma túy đang diễn ra trong bối cảnh toàn cầu hóa. Về chính sách đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy, các quốc gia đặc biệt chú ý đến các tụ điểm lớn, điểm trung chuyển các chất ma túy. Hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống ma túy đã thực sự trở thành điển hình 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan