Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn miền đông nam bộ tình hình, nguyên n...

Tài liệu Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn miền đông nam bộ tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa

.PDF
199
413
100

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI BÙI THỊ LAN HƢƠNG TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN MIỀN ĐÔNG NAM BỘ: TÌNH HÌNH, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA Chuyên ngành: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm Mã số : 9. 38. 01. 05 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẤN KHOA HỌC: 1.TS. NGUYỄN VĂN HIỂN 2. PGS. TS NGUYỄN THỊ PHƢƠNG HOA HÀ NỘI, 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận n là trung thực. Những kết luận khoa học của luận n ch a từng đ ợc công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN BÙI THỊ LAN HƢƠNG MỤC LỤC MỞ ĐẦU Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về tội phạm học 1.2. Những công trình nghiên cứu đề cập đến tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản 1.3. Đánh giá tổng quan và những vấn đề đặt ra mà đề tài tiếp tục nghiên cứu trong luận án Chƣơng 2 TÌNH HÌNH TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN MIỀN ĐÔNG NAM BỘ 2.1 Khái niệm tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn miền Đông Nam Bộ 2.2. Phần hiện của tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn miền Đông Nam Bộ 2.3. Phần ẩn của tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn miền Đông Nam Bộ Chƣơng 3 NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN MIỀN ĐÔNG NAM BỘ 3.1. Khái niệm nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn miền Đông Nam Bộ 3.2. Thực trạng các nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn miền Đông Nam Bộ Chƣơng 4 HỆ THỐNG CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH TỘI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN MIỀN ĐÔNG NAM BỘ 4.1. Khái niệm và thực trạng phòng ngừa tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn miền Đông Nam Bộ 4.2. Dự báo tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn miền Đông Nam Bộ trong thời gian tới 4.3. Các giải pháp tăng cường phòng ngừa tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn miền Đông Nam Bộ trong thời gian tới KẾT LUẬN DANH MỤC BÀI BÁO, CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 7 7 14 21 26 26 28 56 65 65 67 107 107 114 120 148 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BCA Bộ Công an BLHS Bộ luật hình sự CAND Công an nhân dân CNXH Chủ nghĩa xã hội CSND Cảnh sát nhân dân CSĐT Cảnh sát điều tra ĐNB Đông Nam Bộ HĐND Hội đồng nhân dân GS Giáo sư LĐCĐTS Lừa đảo chiếm đoạt tài sản NXB Nhà xuất bản PGS Phó giáo sư TAND Tòa án nhân dân THTP Tình hình tội phạm TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh TS Tiến sĩ TTHS Tố tụng hình sự UBND Uỷ ban nhân dân VKSND Viện kiểm sát nhân dân XHCN Xã hội chủ nghĩa DANH MỤC CÁC BẢNG THỐNG KÊ Bảng 2.1. Thực trạng của tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn miền Đông Nam Bộ từ năm 2007 đến năm 2017 ................................................. 2 Bảng 2.2. Cơ cấu của tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản xét theo mối quan hệ với tình hình tội phạm chung trên địa bàn miền Đông Nam Bộ từ năm 2007 đến năm 2017 ...................................................................................... 3 Bảng 2.3. So sánh tỷ lệ của tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn miền Đông Nam Bộ với tỷ lệ tội này trên phạm vi toàn quốc từ năm 2007 đến năm 2017 ............................................................................................... 4 Bảng 2.4. So sánh hệ số của tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên dân số của miền địa bàn miền Đông Nam bộ và trên toàn quốc trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2017 .............................................................................. 5 Bảng 2.5. Tỷ lệ số vụ, số bị cáo phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn miền Đông Nam Bộ, miền Tây Nam Bộ, Tây Nguyên và trên phạm vi toàn quốc trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2017 ............................... 6 Bảng 2.6. Số vụ, số bị cáo phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được xác định trên diện tích, dân số của miền Đông Nam Bộ, miền Tây Nam Bộ và Tây Nguyên từ năm 2007 đến năm 2017 ............................................................ 7 Bảng 2.7. Cơ cấu của tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản từ năm 2007 đến năm 2017 của miền Đông Nam Bộ, miền Tây Nam Bộ và Tây Nguyên xác định trên cơ sở yếu tố dân cư và diện tích ................................................... 8 Bảng 2.8. Cơ cấu của tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được tính toán trên số dân cư của các tỉnh, thành miền Đông Nam Bộ .......................................... 9 Bảng 2.9. Cơ cấu của tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được tính toán trên cơ sở diện tích của các tỉnh, thành trên địa bàn miền Đông Nam Bộ ......... 10 Bảng 2.10. Cơ cấu của tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được tính toán trên cơ sở kết hợp yếu tố dân cư và diện tích của các tỉnh, thành trên địa bàn miền Đông Nam Bộ ..................................................................................... 11 Bảng 2.11. Cơ cấu của tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn miền Đông Nam Bộ từ năm 2007 đến năm 2017 xét theo giới tính, quốc tịch và dân tộc của người phạm tội ................................................................... 12 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Thực trạng của tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn miền Đông Nam bộ từ năm 2007 đến năm 2017 .................................. 13 Biều đồ 2.2. Cơ cấu của tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn miền Đông Nam Bộ xét trong nhóm các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt ............................................................................................ 14 Biểu đồ 2.3. Cơ cấu của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn miền Đông Nam Bộ xét theo hình phạt ở cấp sơ thẩm đối với các bị cáo ............... 15 Biểu đồ 2.4. Cơ cấu của tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn miền Đông Nam Bộ xét theo phương thức, thủ đoạn phạm tội ..................... 16 Biểu đồ 2.5. Cơ cấu của tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn miền Đông Nam Bộ xét theo độ tuổi của người phạm tội ............................ 17 Biểu đồ 2.6. Cơ cấu của tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn miền Đông Nam Bộ xét theo trình độ học vấn của người phạm tội ................18 Biểu đồ 2.7. Cơ cấu của tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn miền Đông Nam Bộ xét theo nghề nghiệp của người phạm tội .................... 19 Biểu đồ 2.8. Thống kê một số nguyên nhân người bị hại bị lừa dối trong các vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn miền Đông Nam bộ từ năm 2007 đến năm 2017 ............................................................................... 20 Biểu đồ 2.9. Tỷ lệ số vụ phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có tổ chức trên trên địa bàn miền Đông Nam bộ từ năm 2007 đến năm 2017 ..................... 21 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Miền Đông Nam Bộ gồm 6 tỉnh, thành phố là thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa -Vũng Tàu. Do miền Đông Nam Bộ có vị trí địa thế chính trị và an ninh quốc phòng quan trọng hàng đầu ở khu vực phía Nam Việt Nam; có hệ thống cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông vận tải và thông tin liên lạc phát triển tốt nên miền Đông Nam Bộ đã trở thành trung tâm quan trọng của nền kinh tế cả nước, đóng vai trò là cửa ngõ kinh tế và cầu nối Việt Nam với thế giới. Trung bình mỗi năm, miền Đông Nam Bộ chiếm 38% GDP, đóng góp gần 60% ngân sách quốc gia, GDP tính theo đầu người cao gần gấp 2,5 lần mức bình quân cả nước [117]. Bên cạnh đó, các tỉnh, thành thuộc lõi tứ giác kinh tế trọng điểm phía Nam đều nằm trên địa bàn miền Đông Nam Bộ bao gồm thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, tập trung nhiều khu công nghiệp hoạt động với quy mô lớn. Những tỉnh, thành này cũng là những địa phương thu hút đầu tư nước ngoài mạnh nhất so với cả nước. Cũng chính vì vậy, miền Đông Nam Bộ luôn có tỷ lệ tăng dân số cao nhất cả nước, là vùng thu hút đông đảo lao động là dân nhập cư từ các địa phương khác đến làm ăn, sinh sống. Điều này đã tạo nên sự đa dạng, năng động trong phát triển kinh tế - xã hội của miền Đông Nam Bộ. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, mặt trái của sự phát triển cũng đem lại những yếu tố tiêu cực như sự gia tăng đột biến về dân số kéo theo tình trạng thất nghiệp ngày càng nhiều, sự phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc; lối sống hưởng thụ bằng mọi giá, nhu cầu về vật chất cao hơn khả năng cung cấp dẫn đến sự tha hoá trong lối sống, làm cho tệ nạn xã hội và tình hình tội phạm nói chung, tội LĐCĐTS nói riêng có điều kiện phát sinh, tồn tại và phát triển mạnh trên địa bàn miền Đông Nam Bộ. Theo thống kê của TAND các tỉnh, thành trên địa bàn miền ĐNB, trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2017 đã xét xử sơ thẩm 5.028 vụ LĐCĐTS với 6.250 bị cáo. Tội LĐCĐTS chiếm tỷ lệ 5,17 % trong cơ cấu tội phạm xảy ra trên địa bàn miền Đông Nam Bộ, song đây là tỷ lệ khá cao so với cơ cấu của tội này trên phạm 1 vi toàn quốc (3,54%) trong cùng giai đoạn. Trong nhóm các tội xâm phạm sở hữu có tính chiếm đoạt, tội LĐCĐTS đứng thứ ba, chiếm tỷ lệ là 8,91% về số vụ, chỉ sau tội trộm cắp tài sản và tội cướp giật tài sản. Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, tội này gia tăng cả về số vụ và số người phạm tội và gây nhiều hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tài sản của nhân dân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Nguy hiểm hơn, đó là để thực hiện được việc chiếm đoạt tài sản thì các đối tượng còn mua chuộc, lôi kéo cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước đi vào con đường phạm tội, làm tha hóa cán bộ, ảnh hưởng đến hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức, làm mất lòng tin của nhân dân. Trước tình hình đó, chính quyền, Đảng ủy các cấp và các cơ quan chức năng của các tỉnh, thành trên địa bàn miền Đông Nam Bộ đã triển khai nhiều giải pháp phòng ngừa tội này. Tuy nhiên, hiệu quả của những công tác này chưa cao; tội LĐCĐTS xảy ra trên địa bàn miền Đông Nam Bộ vẫn có những diễn biến phức tạp và liên tục gia tăng. Mặt khác, cuộc sống luôn vận động, thay đổi kéo theo sự vận động và thay đổi của các hiện tượng xã hội trong đó có tình hình tội phạm nói chung và tình hình tội LĐCĐTS nói riêng. Đối vấn đề này, miền Đông Nam Bộ cũng không phải là ngoại lệ. Hơn thế nữa, tình hình tội phạm nói chung và tình hình tội LĐCĐTS nói riêng không chỉ là hiện tượng xã hội, hiện tượng mang tính lịch sử cụ thể, tính pháp lý mà còn mang tính không gian và thời gian hay còn gọi là tính “địa lý học của tội phạm”. Do vậy, muốn phòng ngừa hiệu quả đối với tội này thì cần phải làm sáng tỏ những nguyên nhân và điều kiện làm nảy sinh tình hình tội LĐCĐTS, tìm hiểu những nguyên nhân điều kiện bị quyết định bởi “địa bàn” cụ thể; tìm ra những nguyên nhân của hạn chế, tồn tại trong công tác phòng chống tội LĐCĐTS trên địa bàn miền Đông Nam Bộ để xây dựng những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội này là một đòi hỏi hết sức cấp bách, góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội. Xuất phát từ lý do trên, tác giả đã chọn đề tài: “Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn miền Đông Nam Bộ: Tình hình, nguyên nhân và giải pháp phòng ngừa”. 2 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở phân tích tình hình, nguyên nhân điều kiện của tội LĐCĐTS trên địa bàn miền Đông Nam Bộ, làm rõ những ưu điểm, những tồn tại trong hoạt động phòng ngừa tội này và dự báo mang tính khoa học, luận án xây dựng hệ thống các giải pháp tăng cường phòng ngừa khả thi nhằm nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội LĐCĐTS trên địa bàn miền Đông Nam Bộ trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích đã đặt ra, luận án thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Thu thập tài liệu, nghiên cứu, phân tích, khái quát tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước, ngoài nước về phòng ngừa tội LĐCĐTS và xác định những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ trong luận án. - Phân tích, đánh giá tình hình tội LĐCĐTS trên địa bàn miển Đông Nam Bộ từ năm 2007 đến 2017. - Phân tích những nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội LĐCĐTS trên địa bàn miền Đông Nam Bộ từ năm 2007 đến 2017 - Dự báo tình hình tội LĐCĐTS trên địa bàn miền ĐNB trong thời gian tới. - Đánh giá các hạn chế trong phòng ngừa tình hình tội LĐCĐTS trên địa bàn miền ĐNB. - Xây dựng hệ thống các giải pháp tăng cường phòng ngừa tình hình tội LĐCĐTS trên địa bàn miền Đông Nam Bộ. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận về tình hình tội LĐCĐTS, thực trạng tình hình tội LĐCĐTS, thực trạng nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội LĐCĐTS và thực tiễn phòng ngừa tình hình tội này trên địa bàn miền ĐNB trong thời gian từ năm 2007 đến năm 2017. Từ đó, dự báo và xây dựng hệ thống các giải pháp tăng cường phòng ngừa tình hình tội LĐCĐTS trên địa bàn miền ĐNB trong thời gian tới. 3 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án được nghiên cứu dưới góc độ Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm, tập trung vào tình hình tội LĐCĐTS, nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội LĐCĐTS và thực tiễn phòng ngừa tình hình tội này trên địa bàn miền Đông Nam Bộ. Về thời gian: Từ năm 2007 đến năm 2017. Về địa bàn nghiên cứu: đề tài được nghiên cứu trên phạm vi các tỉnh, thành miền Đông Nam Bộ, bao gồm: Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương, tỉnh Bình Phước và tỉnh Tây Ninh. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận biện chứng duy vật của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đường lối đổi mới đất nước, về cải cách tư pháp, về phòng ngừa tội phạm. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài, tùy thuộc vào khách thể và đối tượng nghiên cứu trong từng chương, mục mà luận án còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phương pháp phân tích tài liệu, phương pháp thống kê, so sánh, tổng hợp, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp nghiên cứu điển hình, phương pháp tọa đàm, tham khảo ý kiến chuyên gia. Bên cạnh đó, ngoài việc sử dụng phương pháp chủ đạo trong nghiên cứu từng chương, mục, tác giả còn kết hợp chặt chẽ các phương pháp trong quá trình thực hiện toàn bộ nội dung luận án để đạt được mục đích nghiên cứu. Cụ thể: - Chương 1- Tổng quan tình hình nghiên cứu, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu tổng hợp; phương pháp phân tích; phương pháp so sánh; phương pháp lịch sử để đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, tìm ra những tư tưởng, quan điểm phù hợp, cũng như những kinh nghiệm có thể kế thừa để định hướng và phát triển đối với đề tài. - Chương 2 và Chương 3 của luận án, tác giả chủ yếu sử dụng các phương pháp thống kê; phân tích; tổng hợp; so sánh; hệ thống hóa, phương pháp chuyên gia, 4 điều tra xã hội học, phương pháp nghiên cứu điển hình để làm rõ tình hình cũng như làm rõ nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội LĐCĐTS trên địa bàn miền ĐNB trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2017. - Trong Chương 4 của đề tài, phương pháp tổng hợp; phân tích; dự báo khoa học được sử dụng là các phương pháp chủ đạo mà tác giả sử dụng để đưa ra các dự báo, kết luận, kiến nghị và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội LĐCĐTS trên địa bàn miền ĐNB trong thời gian tới. 5. Đóng góp về khoa học của luận án 5.1. Điểm mới về phương pháp tiếp cận Luận án sử dụng phương pháp đa ngành, liên ngành luật học để phân tích, làm rõ tính quyết định luận về mặt xã hội của tình hình tội LĐCĐTS cũng như nguyên nhân và điều kiện của tình hình của tội này trên địa bàn miền ĐNB trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2017. 5.2. Điểm mới của luận án Trong thời gian qua, tuy có nhiều công trình nghiên cứu về tội LĐCĐTS song chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về tình hình tội này trên địa bàn miền ĐNB. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, nhiều đạo luật mới đã được Quốc hội thông qua khóa XIV thông qua, trong đó bao gồm BLHS năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018) qui định về tội phạm nói chung và tội LĐCĐTS nói riêng, cũng chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về đề tài này. Do đó, luận án đã đem lại những đóng góp mới về mặt khoa học như sau: Luận án đã đem lại cái nhìn tổng quan về tình hình tội LĐCĐTS và cung cấp những thông số mới nhất về tình hình tội này trên địa bàn miền ĐNB. Đồng thời qua phân tích các thông số, bằng việc lý giải sự tác động qua lại giữa các hiện tượng xã hội tiêu cực thuộc môi trường sống và các cá nhân có đặc điểm nhân cách tiêu cực do chịu sự tác động của những hiện tượng xã hội tiêu cực. Luận án đã làm rõ “tính địa lý học” của tình hình tội LĐCĐTS cũng như của nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội này trên địa bàn miền ĐNB. Từ các cơ sở khoa học, luận án đã đưa ra những dự báo về tội LĐCĐTS trong thời gian tới, Trên cơ sở lĩnh hội, quán triệt và vận dụng sáng tạo các quan điểm tiến 5 bộ về phòng ngừa tội phạm từ đó xây dựng các giải pháp phòng ngừa tội LĐCĐTS mang tính khả thi, khoa học phù hợp với xu thế vận động và phát triển của địa bàn miền ĐNB. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung, hoàn thiện hệ thống lý luận về phòng ngừa tình hình tội phạm nói chung, tội LĐCĐTS nói riêng. Luận án có thể được sử dụng là tài liệu phục vụ giảng dạy, nghiên cứu, tham khảo trong lĩnh vực tội phạm học và khoa học luật hình sự. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Luận án có thể sử dụng để các cơ quan, tổ chức, các doanh nghiệp và cá nhân tham khảo xây dựng và áp dụng và các biện pháp phòng ngừa hiệu quả tình hình LĐCĐTS địa bàn miền ĐNB trong thời gian tới. Đồng thời, kết quả nghiên cứu của luận án có thể là tài liệu tham khảo cho các cơ quan lập pháp xem xét, sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật hình sự về tội LĐCĐTS. 7. Cơ cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục, luận án được kết cấu gồm 4 chương, cụ thể như sau: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2. Tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn miền Đông Nam Bộ từ năm 2007 đến năm 2017 Chương 3. Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên địa bàn miền Đông Nam Bộ từ năm 2007 đến năm 2017 Chương 4. Hệ thống các giải pháp tăng cường phòng ngừa tình hình tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong thời gian tới. 6 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Những vấn đề lý luận cơ bản về tội phạm học Sự xuất hiện của tội phạm trong xã hội loài người đã làm phát sinh nhu cầu tìm lời giải cho hiện tượng tiêu cực này để ngăn chặn, làm giảm và tiến tới loại trừ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội. Từ thực tiễn này, hệ thống tri thức Tội phạm học đã hình thành dần hoàn thiện. Lịch sử hình thành và phát triển tội phạm học trên thế giới cho thấy nhiều trường phái, nhiều học thuyết, song chỉ khi những vấn đề của tội phạm học được nghiên cứu, soi sáng bằng các quan điểm, phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin mới mang lại cái nhìn khách quan, toàn diện. Chính vì vậy, trong phạm vi luận án, tác giả chỉ liệt kê một số công trình tiêu biểu, cung cấp tri thức lý luận tội phạm học, phương pháp và định hướng nghiên cứu cho tác giả luận án trong quá trình thực hiện đề tài. 1.1.1. Khái niệm tình hình tội phạm Tình hình tội phạm là khái niệm cơ bản, đối tượng nghiên cứu đầu tiên của tội phạm học. Khái niệm tình hình tội phạm đã được nghiên cứu với nhiều công trình, nhiều học thuyết khác nhau. Người đặt nền móng cho Tội phạm học xã hội chủ nghĩa, nhà tư tưởng, nhà bác học Paul Lafargue (1890), trong tác phẩm Die Kriminalitaet in Frankreich von 1840 bis 1886 – Dynamik und Ursachen, (Tình hình tội phạm, ở Pháp từ năm 1840 đến 1886- Động thái và nguyên nhân) [177], công bố trên tờ Thời đại “Die Neue Zeit” lần đầu tiên đã ông đã sử dụng các thuật ngữ mà ngày nay được sử dụng rộng rãi trong Tội phạm học xã hội chủ nghĩa như tình hình tội phạm, động thái, nguyên nhân và điều kiện của tội phạm. Trong công trình này, Paul Lafargue phê phán các công trình nghiên cứu trước đó chỉ đề cập đến từng khía cạnh phẩm chất đạo đức, nhận thức và thể chất là chưa toàn diện và theo Paul Lafargue “Tất cả mọi công trình nghiên cứu đều vô nghĩa, nếu chỉ đề cập đến từng cá nhân riêng lẻ”. Do đó, tình hình tội phạm (Kriminalitaet) ở Pháp từ năm 1840 đến năm 1886 được Paul Lafargue xác định là khách thể nghiên cứu (Ein Objekt der wiss. Forschung). Công trình này được xem như một mô hình mẫu về 7 phương pháp tiếp cận và nghiên cứu tình hình tội phạm trong phạm vi lãnh thổ của một nước. Với công trình này, tội phạm học Mác-xít chính thức được hình thành. Theo chủ nghĩa duy vật Mác-xít, tội phạm là hiện tượng xã hội gắn bó với thực tế khách quan mà trong đó con người sống và làm việc trong một xã hội nhất định. Trên quan điểm này, công trình “Tình hình tội phạm ở Liên Xô – Những khuynh h ớng cơ bản và tính quy luật, đề cập đến tình hình tội phạm ở Liên Xô trong 70 năm tồn tại Nhà n ớc Xô Viết, B.B. Luneev (1991) [159] đánh giá diễn biến tình hình tội phạm phải chú ý phương pháp sử dụng chất liệu nghiên cứu và phương pháp đánh giá để đảm bảo tính khả thi và sát với quy luật vận động của tình hình tội phạm trong mọi trường hợp. Ở Việt Nam, đến giữa những năm 80 của Thế kỷ XIX mới có một số công trình, đề tài khoa học, sách chuyên khảo Tội phạm học đề cập đến tình hình tội phạm như “Những vấn đề lý luận và thực tiễn về tội phạm và đấu tranh chống tội phạm”, Viện Nhà nước và pháp luật [133]; “Tình hình t i phạm tội giai đoạn 1980 – 1985”, Viện Khoa học Công an, Bộ nội vụ [134]. Kể từ năm 1993 đến nay, cùng với sự phát triển của ngành Tội phạm học, nhiều công trình có giá trị khoa học cao đặt nền móng cho Tội phạm học Việt Nam phát triển. Những công trình này đã nghiên cứu, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận chung của Tội phạm học, trong đó bao gồm khái niệm tình hình tội phạm. Có thể kể đến một số công trình như: Giáo trình “Tội phạm học”, GS.TS. Võ Khánh Vinh, Nxb CAND, năm 1996, 2008, 2011, 2013 [141]; “Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm”, GS.TS. Nguyễn Xuân Yêm [153]; “Một số vấn đề lý luận về tình hình tội phạm ở Việt Nam” của PGS. TS Phạm Văn Tỉnh - NXB CAND [111]; giáo trình “Tội phạm học” của trường Đại học Luật Hà Nội [26]; giáo trình “Tội phạm học” của GS, TS Đỗ Ngọc Quang, năm 2012 [78]; bộ sách “Tội phạm học Việt Nam” của tập thể tác giả do GS.TS Trần Đại Quang chỉ đạo biên soạn [77]; bài báo khoa học “Các khái niệm tội phạm và Tình hình tội phạm trong Tội phạm học” của GS. TS Nguyễn Ngọc Hòa [44]. Trong các công trình này, trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, các tác giả đã làm rõ khái niệm tình hình tội phạm. Song, tác giả luận án đồng quan điểm với GS.TS Võ Khánh Vinh khi xác định “tình hình tội 8 phạm là một hiện tượng xã hội, pháp lý – hình sự được thay đổi về mặt lịch sử, mang tính chất giai cấp bao gồm tổng thể thống nhất (hệ thống) các tội phạm thực hiện trong một xã hội (quốc gia) nhất định và trong một khoảng thời gian nhất định. Tình hình tội phạm có sự thống nhất biện chứng của tất cả các yếu tố cấu thành, biểu hiện ở các thông số (đặc điểm) về lượng và các thông số (đặc điểm) về chất của nó” [141, tr61]. Nghiên cứu về tình hình tội phạm không phải chỉ nghiên cứu về những biểu hiện bên ngoài của nó (nghiên cứu về “xu hướng và trạng thái”) mà còn phải nghiên cứu, làm rõ được bản chất, qui luật phát triển của chúng, từ đó mới có thể đề ra các biện pháp phòng ngừa hữu hiệu và khả thi. Có thể khẳng định, đây chính là khái niệm, là nền tảng lý luận, kiến thức cơ bản, đặt nền móng lý luận, định hướng cho các vấn đề mà tác giả luận án cần giải quyết khi nghiên cứu về tình hình tội LĐCĐTS trên địa bàn miền ĐNB. 1.1.2. Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm là một trong những vấn đề cơ bản nhất của Tội phạm học. Có rất nhiều trường phái tội phạm học cũng như các công trình nghiên cứu về nguyên nhân của tình hình tội phạm như: Trường phái thần học thì thánh thần chính là nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm, theo đó mọi quan hệ đều quy tụ về việc đúng hay không làm đúng (trái ý) của Chúa trời và các thánh thần; trường phái theo học thuyết sinh vật học tội phạm với quan niệm yếu tố sinh học chính là yếu tố quyết định sự hình thành, phát triển phẩm chất, nhân cách của con người; thuyết xã hội học tội phạm với sự tuyệt đối hóa vai trò của xã hội… Tuy nhiên tất cả các trường phái này đều chưa khám phá được nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm. Đây cũng chính là cơ sở để khẳng định chỉ có Tội phạm học Mác – xít, tội phạm học lấy triết học Mác – Lê nin, phương pháp luận Mác -xít làm nền tảng mới mang lại cái nhìn đầy đủ, khách quan, toàn diện về vấn đề này. Trong các tác phẩm “Những bức th từ Vúp- pơ -tan”, “Tình cảnh giai cấp lao động ở Anh”,“Tình cảnh n ớc Anh. Thế kỷ M ời tám, “Những cuộc tranh luận của Hội nghị dân biểu khóa 6 của tỉnh Ranh” C. Mác và Ăng- ghen [160] đã phân tích những nguyên nhân cơ bản làm phát sinh tội phạm và nhấn mạnh đến các yếu 9 tố nghèo khổ, thiếu thốn, bất bình đẳng, sự ngu dân, sự vô trách nhiệm gắn liền với chế độ xã hội tư bản đã “biến những con người bị tước mất bánh mì thành những con người bị tước mất đạo đức nữa”, “khiến đàn ông thì đầu trộm đuôi cướp, đàn bà thì ăn cắp và mãi dâm”, đây chính là nguồn gốc phát sinh tội phạm. Kế thừa tư tưởng của Mác, Paul Lafargue (1890), cũng trong tác phẩm“Die Kriminalitaet in Frankreich von 1840 bis 1886 – Dynamik und Ursachen”, (Tình hình tội phạm, ở Pháp từ năm 1840 đến 1886- Động thái và nguyên nhân) [177] đã luận giải nguyên nhân tội phạm dưới góc độ xem xét tội phạm là một hiện tượng xã hội, có tính lịch sử. Quan điểm của Paul Lafargue là phải đi tìm nguyên nhân của tình hình tội phạm không phải trong con người mà phải tìm ở môi trường nơi mà con người đó sinh sống và trong xã hội nơi con người đó hoạt động. Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, trong giáo trình “Tội phạm học xã hội chủ nghĩa” của E. Buchholz, J. Lekschas và D. Hartmann [167] xác định nguyên nhân của THTP là “tổng hợp các hiện tượng có mối tác động qua lại và thâm nhập lẫn nhau; các hiện tượng này là phổ biến và được lặp đi lặp lại nhiều lần trong các mối quan hệ luôn luôn thay đổi” Các công trình chuyên khảo “Tính nhân quả trong tội phạm học” (1968) – Prichinnost v kriminologii, “Nguyên nhân của việc vi phạm pháp luật”(1976)Prichiny Pravonarushenii của Kudrjavcev.VN (1976). Trong các công trình này, theo tác giả, môi trường sống và những đặc điểm của nhân thân người phạm tội đóng vai trò quyết định trong nguyên nhân của tình trạng phạm tội. Đồng thời theo tác giả, những khiếm khuyết trong môi trường sống tuy không phải nguyên nhân trực tiếp của tội phạm nhưng “những nguyên nhân ấy tác động đến sự phát sinh tội phạm thông qua nhiều yếu tố, trong đó có các yếu tố thuộc về tâm lý – xã hội”. Cũng theo tác giả, “Tính nhân quả trong tội phạm học thể hiện ở chỗ: “Thứ nhất: Luôn luôn có nhiều kết quả xảy ra; Thứ hai: Cùng do một nguyên nhân nhưng trong những điều kiện cụ thể thì có những hậu quả khác nhau” [132, tr 181]. Do đó, để tìm ra nguyên nhân thì phải làm rõ mối quan hệ giữa điều kiện - nguyên nhân và điều kiện - hậu quả và phải xem xét mối quan hệ giữa nguyên nhân – hậu quả. Việc tìm ra nguyên nhân của tình hình tội phạm rất quan trọng “Nó đồng nghĩa với việc chủ động 10 tấn công vào tội phạm vừa tạo ra một cơ chế xã hội, trong đó không những có thể phòng ngừa được sự phát sinh của tội phạm mà còn có thể giáo dục, cải tạo kẻ vi phạm ngay trong xã hội mà không cần tách chúng khỏi xã hội” [132, tr 195]. Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm đã được các tác giả đặc biệt quan tâm, luận giải trong các công trình tiêu biểu nghiên cứu về lý luận tội phạm học ở Việt Nam đã được nêu ở phần trên. Ngoài những công trình này, nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm còn được nghiên cứu chuyên sâu trong các công trình như cuốn “Tội phạm học, Luật Hình sự và Luật Tố tụng Hình sự Việt Nam” của GS. TSKH Đào Trí Úc với Chương 2 “C c nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm”[129]; giáo trình “Tội phạm học nhập môn” của PGS. TS Dương Tuyết Miên [63]; công trình “Tội phạm ở Việt Nam- Thực trạng, nguyên nhân và giải ph p” của TS. Lê Thế Tiệm, Phạm Tự Phả và tập thể tác giả [108]; sách tham tham khảo cho hệ đào tạo sau đại học “Một số vấn đề tội phạm học Việt Nam”, bài viết “Nguyên nhân và điều kiện của Tình hình tội phạm n ớc ta hiện nay – Mô hình lý luận” của PGS. TS Phạm Văn Tỉnh [109], sách chuyên khảo “Tội phạm học Việt Nam” tập 1 do GS. TS Trần Đại Quang chỉ đạo biên soạn [77]. Trong số các công trình nghiên cứu về nguyên nhân và điều kiện tình hình tội phạm phải kể đến Giáo trình tội phạm học” của GS. TS Võ Khánh Vinh, trong giáo trình này ông đã chỉ rõ việc nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm phải dựa trên cơ sở đúc kết của triết học, tâm lý học trên cơ sở xem xét cơ chế tâm lý – xã hội của hành vi phạm tội của con người. Việc nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm chỉ mang lại kết quả hữu ích khi làm rõ được các yếu tố làm phát sinh tình hình tội phạm. Theo ông, nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm được hiểu là hệ thống các hiện tượng xã hội tiêu cực trong hình thái kinh tế - xã hội tương ứng, quyết định sự ra đời của tình hình tội phạm như là hậu quả của mình. Đây cũng chính là khái niệm mà tác giả sẽ kế thừa và triển khai khi nghiên cứu Chương 3 của đề tài luận án. 1.1.3. Phòng ngừa tình hình tội phạm Phòng ngừa tình hình tội phạm là một trong những vấn đề quan trọng nhất của tội phạm học. Trong tác phẩm“Gia đình thần th nh”[160], C. Mác đã chỉ ra sự cần 11 thiết phải “tiêu diệt nguồn gốc chống xã hội của tội phạm”. Nhưng theo ông, “người làm luật thông thái phải phòng ngừa tội phạm làm sao để khỏi phải trừng phạt chúng” bởi sự tàn bạo, những hình phạt đau đớn và sự xỉ nhục con người không bao giờ làm giảm được tội phạm. Mác – Ăng ghen đã kết luận “Không thể loại trừ tội phạm và các vi phạm an ninh xã hội bằng con đường cải cách những mặt riêng rẽ nào của đời sống xã hội, mà chỉ bằng con đường thay đổi toàn bộ hệ thống các quan hệ xã hội, cải tạo những quan hệ xã hội bóc lột thành quan hệ xã hội cộng sản chủ nghĩa. Phát triển tư tưởng của Mác- Ăng ghen, khi đề cập đến vấn đề tội phạm trong xã hội Lê-nin đã chỉ rõ “Chúng ta biết rằng, nguyên nhân xã hội cơ bản của tội phạm, cần phải tìm trong sự bóc lột quần chúng, trong sự bần cùng hóa và sự đói nghèo của họ. Cùng với sự thanh toán các nguyên nhân chủ yếu này, tình hình tội phạm sẽ bắt đầu tiêu vong”. Trong công trình nghiên cứu chuyên sâu về phòng ngừa tội phạm “Justification of crime prevention” (Dịch: Cơ sở lý luận của việc phòng ngừa tội phạm) [173], của tác giả Minkovskij G.M (chủ biên) đã xác định tội phạm là một hiện tượng xã hội và phòng ngừa tội phạm chính là phương hướng cơ bản nhất. Công trình này đã nghiên cứu tương đối toàn diện về phòng ngừa tội phạm, làm rõ cơ sở lý luận, đặc điểm, cơ sở pháp lý của hoạt động phòng ngừa tội phạm cũng như các biện pháp phòng ngừa tội phạm. Trong công trình này Minkovskij G.M đã viết “phòng ngừa tội phạm liên quan mật thiết với việc không ngừng hoàn thiện nguyên tắc pháp chế và bảo đảm sự điều chỉnh toàn diện của pháp luật”. Đây là quan điểm mà tác giả luận án sẽ tham khảo khi nghiên cứu và đề xuất, kiến nghị các biện pháp pháp luật trong phòng ngừa tình hình tội LĐCĐTS ở miền ĐNB trong thời gian tới. Bài viết Kriminalgeographie: Theoretische Konzepte Und Empirische Ergebnisse (Tạm dịch Địa lý học tội phạm: Các khái niệm lý thuyết và kết quả kinh nghiệm) của Thilo Eisenhardt [176] đã đề cập đến mối quan hệ phụ thuộc của tình hình tội phạm vào các cấu trúc địa lý vùng, những yếu tố này tác động đến sự phát sinh hay tạo những điều kiện thuận lợi cho tội phạm phát triển. Đây chính là quan 12 điểm về “địa lý học tội phạm”, là quan điểm mà tác giả luận án theo đuổi và cần làm rõ khi nghiên cứu về tội LĐCĐTS ở miền ĐNB. Bài viết “Einige aktuelle Erfahrungen zur Kriminalprävention mit deutschem und europäischem Kontext” của Erich Marks (2009) công bố trong tập tài liệu của Hội nghị lần thứ XII của Liên hiệp quốc về phòng ngừa tội phạm và tư pháp hình sự [166, tr 920]. Trong bài viết, Erich Marks khẳng định, phòng ngừa tội phạm là một chiến lược giải quyết vấn đề và nguyên nhân của tình hình tội phạm. Cụ thể, phòng ngừa tội phạm gồm có phòng ngừa cơ bản, phát sinh và tái phạm. Đây là một trong những quan điểm mà tác giả luận án tiếp thu và triển khai trong chương 3 của Luận án. Đối với các công trình nghiên cứu trong nước, phòng ngừa tình hình tội phạm luôn được xác định là nội dung đặc biệt quan trọng và được các tác giả làm rõ trong tất cả các công trình nghiên cứu về lý luận Tội phạm học như các cuốn giáo trình “Tội phạm học”, GS.TS. Võ Khánh Vinh, năm 1996, 2006, 2008, 2011, 2013 [141]; Giáo trình “Tội phạm học” của trường Đại học Luật Hà Nội; Giáo trình “Tội phạm học” của GS, TS Đỗ Ngọc Quang [78]; “Giáo trình tội phạm học” của Học viện Cảnh sát nhân dân, năm 2002, do PGS.TS Phạm Tuấn Bình chủ biên [5]; cuốn“Tội phạm học Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” [38]; “Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm” [113];“Một số vấn đề lý luận về tình hình tội phạm ở Việt Nam” [111]; bài viết “Tội phạm học Việt Nam và Phòng ngừa tội phạm” của PGS. TS Phạm Văn Tỉnh [110]; bài viết “Kh i niệm phòng ngừa tội phạm d ới góc độ tội phạm học” của TS Trịnh Tiến Việt [138, tr185-199]; bài “Đ nh gi hiệu quả phòng ngừa tội phạm - Một số vấn đề lý luận” của PGS. TS Nguyễn Thị Phương Hoa [43]; bộ sách “Tội phạm học Việt Nam”cuốn “Tội phạm học Đại c ơng” do GS. TS Trần Đại Quang chỉ đạo biên soạn [77]… Các công trình này với nhiều cung bậc tri thức các tác giả đã lý giải tội phạm là một hiện tượng xã hội có nguồn gốc xã hội, có bản chất giai cấp vì thế để phòng ngừa tội phạm phải tiến hành thường xuyên, liên tục bằng tất cả các biện pháp của Nhà nước, biện pháp xã hội. Các tác giả đưa ra khái niệm phòng ngừa tình hình tội phạm, theo đó có thể khái quát, phòng ngừa tình hình tội phạm có thể hiểu là không để cho bất cứ thành viên nào của xã hội phải bị xử lý bằng pháp luật; hay hiểu rộng 13 hơn là phòng ngừa tình hình tội phạm một mặt là thủ tiêu nguyên nhân và điều kiện phạm tội, không để cho tội phạm xảy ra; mặt khác bằng mọi biện pháp ngăn chặn tội phạm, kịp thời phát hiện tội phạm, xử lý nghiêm minh các trường hợp phạm tội, đồng thời cuối cùng là cải tạo giáo dục người phạm tội làm cho họ trở thành người công dân có ích cho xã hội. Quan điểm này chính là định hướng cho tác giả khi nghiên cứu về thực tiễn và các giải pháp tăng cường phòng ngừa tình hình tội LĐCĐTS trên địa bàn miền ĐNB. Tóm lại, các công trình nêu trên là những công trình được nghiên cứu công phu, có giá trị khoa học cao; những công trình này chứa đựng hệ thống tri thức đóng vai trò nền tảng trong lý luận Tội phạm học. Những kiến thức khoa học này là cơ sở, là tiền đề quan trọng để tác giả luận án tiếp thu, triển khai nghiên cứu về tình hình tội LĐCĐTS trên địa bàn miền ĐNB. 1.2. Những công trình nghiên cứu đề cập đến tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản 1.2.1. Những công trình đề cập đến tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản dưới góc độ luật học Tội LĐCĐTS thuộc nhóm các tội xâm phạm sở hữu, được ghi nhận trong các Bộ luật hình sự của nhiều quốc gia trên thế giới [161, 162, 163]. Trong nhiều công trình nghiên cứu như Bộ luật hình sự Liên bang Nga; các công trình “Bình luận khoa học Bộ luật hình sự Liên bang Nga” của GS.TS. Ametsina X.M, NXb Pháp lý, Matxcơva [156]; “Bình luận Bộ luật hình sự Liên bang Nga”, do TS.Lebedev chủ biên [172], nhà xuất bản Tòa án Tối cao Liên bang Nga, năm 2007; Cuốn “Phân tích c c đặc điểm chung của các tội xâm phạm sở hữu, phân tích các dấu hiệu của từng tội phạm” của GS.TS Borzenkop và GS.TS Kanuixarop chủ biên, nhà xuất bản Trường Đại học tổng hợp Xretlov, nước Nga [158] các tác giả đã phân tích, làm rõ dấu hiệu pháp lý của tội LĐCĐTS. Đáng chú ý là trong công trình nghiên cứu chuyên sâu về tội phạm sử dụng máy tính “Computer Crime” (Tạm dịch: Tội phạm máy tính) [165], các tác giả Catherine H.Conly và J.Thomas M Ewen đã đưa ra khái niệm, mô tả về các phương thức, thủ đoạn của tội lừa đảo trên các hệ thống máy tính như lừa đảo trên dịch vụ của hệ thống điện thoại; lừa đảo bằng các phương tiện chứa thông tin thanh toán giả; lừa đảo bằng các biện pháp tác động vào hệ thống dữ liệu để làm sai 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan