Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Tội giết người theo pháp luật hình sự việt nam....

Tài liệu Tội giết người theo pháp luật hình sự việt nam.

.PDF
103
84
137

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI -------------------- PHẠM QUANG THÀNH TỘI GIẾT NGƯỜI THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Chuyên ngành: Luật Hình sự và tố tụng hình sự Mã số: 60 38 01 04 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. CAO THỊ OANH HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đúng theo quy định. Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận văn này. Tác giả luận văn Phạm Quang Thành DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT BLHS Bộ luật Hình sự CQĐT Cơ quan điều tra CTTP Cấu thành tội phạm TNHS Trách nhiệm hình sự TTĐKTN Tình tiết định khung tăng nặng TAND Tòa án nhân dân TANDTC Tòa án nhân dân tối cao VKSND Viện kiểm sát nhân dân VKSNDTC Viện kiểm sát nhân dân tối cao MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI GIẾT NGƯỜI ........... 8 1.1. Định nghĩa tội giết người...................................................................... 8 1.2. Lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam về tội giết người ........................ 10 1.2.1.Quy định về tội giết người trong pháp luật phong kiến Việt Nam (từ năm 905 đến năm 1858) ........................................................................ ................................................................................................................. 10 1.2.2.Quy định về tội giết người ở Việt Nam trong thời kỳ đấu tranh chống Thực Dân Pháp cai trị (từ năm 1858 đến năm 1945) ................... 13 1.2.3. Khái quát lịch sử lập pháp về tội giết người ở Việt Nam thời kỳ độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội (từ năm 1945 đến nay) .. 15 1.3. Quy định về tội giết người trong pháp luật hình sự một số nước trên thế giới................................................................................................................... 21 1.3.1. Quy định về tội giết người trong pháp luật Liên bang Nga .......... 21 1.3.2.Quy định về tội giết người trong Bộ luật hình sự Thụy Điển ........ 24 1.3.3.Quy định về tội giết người trong Bộ Luật hình sự Trung Quốc .... 26 CHƯƠNG 2. QUY ĐỊNH VỀ TỘI GIẾT NGƯỜI TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NĂM 2017........................... 31 2.1. Dấu hiệu pháp lý ...................................................................................... 31 2.1.1. Chủ thể của tội phạm .................................................................... 31 2.1.2. Khách thể của tội phạm................................................................. 34 2.1.3. Mặt khách quan của tội phạm ....................................................... 35 2.1.4. Mặt chủ quan của tội phạm ........................................................... 37 2.2. Các dấu hiệu định khung tăng nặng ......................................................... 39 2.2.1. Giết 02 người trở lên .................................................................... 40 2.2.2. Giết người dưới 16 tuổi ................................................................ 41 2.2.3. Giết phụ nữ mà biết là có thai ....................................................... 44 2.2.4. Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân ......................................................................................................... 45 2.2.5. Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng ................ 46 2.2.6. Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác .................................. 47 2.2.7. Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân ............................................ 49 2.2.8. Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người................ 50 2.2.9. Vì động cơ đê hèn ........................................................................ 52 2.3. Chế tài đối với tội giết người ................................................................... 53 2.3.1. Trường hợp chuẩn bị phạm tội giết người .................................... 53 2.3.2. Các trường hợp giết người với cấu thành tội giết người cơ bản (Khoản 2 Điều 123 BLHS năm 2015) .................................................... 54 2.3.3. Các trường hợp giết người có tình tiết định khung tăng nặng (Khoản 1 Điều 123 BLHS năm 2015) …………………………………… ................... 56 CHƯƠNG 3. KHÓ KHĂN TRONG THỰC TIỄN XÉT XỬ TỘI GIẾT NGƯỜI VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XÉT XỬ TỘI GIẾT NGƯỜI Ở VIỆT NAM ................................................................................. 59 3.1. Khó khăn trong thực tiễn xét xử tội giết người ở Việt Nam .................... 61 3.1.1. Khó khăn trong việc phân biệt tội giết người (hoàn thành) với tội cố ý gây thương tích dẫn đến chết người ................................................ 61 3.1.2. Khó khăn trong định tội trong vụ án giết người có nhiều người thực hiện tội phạm ................................................................................... 68 3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xét xử tội giết người ở Việt Nam ................................................................................................................. 74 3.2.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật ...................................................... 74 3.2.2. Nâng cao trình độ, đạo đức của những người tiến hành tố tụng ... 80 KẾT LUẬN .................................................................................................... 83 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Lời bất hủ ấy trong bản tuyên ngôn Độc lập năm 1776 của nước Mỹ đã được Hồ chủ tịch trích dẫn trong bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã khẳng định rõ con người sinh ra ai cũng có những quyền thiêng liêng, trong đó quyền quan trọng nhất đó là quyền được sống. Chính vì vậy, xuyên suốt quá trình phát triển và xây dựng đất nước, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng xây dựng những chủ trương, đường lối và hệ thống pháp luật vững chắc để bảo vệ quyền được sống của con người. Hiến pháp năm 2013 đã thể hiện tinh thần bảo về quyền được sống của con người tại Điều 19 và Điều 20. Theo đó, Điều 19 Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Mọi người có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bi ̣ tước đoạt tính mạng trái luật”. Khoản 1 Điều 20 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”. Trong những năm vừa qua, tội phạm liên quan đến hành vi giết người người nói chung ngày một gia tăng, với nhiều thủ đoạn tinh vi xảo quyệt, tội phạm liên quan đến hành vi giết người có sự chuẩn bị trước, nhiều tổ chức tội phạm giết người diễn ra đã gây nhiều hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Thời gian gần đây tội giết người có xu hướng gia tăng, diễn biến phức tạp đặc biệt xuất hiện nhiều vụ thảm sát nhiều người, gây ảnh hướng lớn đến anh ninh và trật tự chung của xã hội với nhiều thủ đoạn tinh vi từ chủ thể thực hiện tội 2 phạm như: Vụ án Lê Văn Luyện giết người, cướp của ở Bắc Giang năm 2011; vụ án Nguyễn Hải Dương thảm sát 6 người trong một gia đình ở Bình Phước năm 2015; vụ án Đặng Văn Hùng thảm sát 4 người ở Yên Bái năm 2015. Đây đều là những vụ án đặc biệt nghiêm trọng, gây hoang mang lớn trong dư luận. Mặc dù Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 đã quy định các tội về giết người với các hình phạt đủ sức trừng trị, răn đe và giáo dục những người phạm tội nhằm phòng ngừa những hành vi nguy hiểm xâm hại đến quyền được sống của con người. hành vi giết người không chỉ được quy định ở một tội danh mà còn được quy định ở nhiều tội danh khác nhau như các tội: Tội giết người; Tội giết con mới đẻ; Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh.Tuy nhiên, để xác định những hành vi nào sẽ được coi là phạm tội giết người và các yếu tố định khung hình phạt trong tội giết người lại là vấn đề hết sức phức tạp. Thực tiễn xét xử các vụ án xâm hại đến tính mạng, sức khỏe cho thấy một số cơ quan tiến hành tố tụng còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong việc định tội danh, định khung hình phạt. Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về hành vi giết người trong Luật hình sự Việt Nam là thật sự cần thiết. Bởi vì, thông qua việc nghiên cứu này có thể tìm ra hướng hoàn thiện những quy định của pháp luật hình sự trong việc góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm giết người và tiến tới hạn chế, đẩy lùi loại tội phạm này. Với lý do đó, tôi đã chọn đề tài “Tội giết người theo pháp luật hình sự Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho Luận văn cao học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Tội giết người là một trong những loại tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng gây ảnh hưởng rất lớn tới tình hình an ninh và trật tự chung của xã hội. Để định tội danh cho đúng người, đúng tội có ý 3 nghĩa rất to lớn về mặt chính trị - xã hội. Chính vì vậy, hiện nay đã có rất nhiều học giả có những công trình nghiên cứu về tội giết người cũng như về vấn đề định tội danh đối với tội giết người. Điển hình như các công trình nghiên cứu sau: Đối với các công trình nghiên cứu là sách có “Định tội danh – lý luận, hướng dẫn mẫu và 350 bài tập thực hành”, PGS.TSKH. Lê Cảm chủ biên, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004. Trong cuốn sách trên, tác giả Lê Cảm đã nghiên cứu những mặt lý luận về định tội danh và đưa ra các tình huống mẫu về định tội danh trong đó có tội giết người. “Tội giết người và đấu tranh phòng, chống tội phạm giết người ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, Đỗ Đức Hồng Hà, Nxb Tư pháp, 2001. Cuốn sách đã nghiên cứu những mặt lý luận về tội giết người và cấu thành tội giết người, bên cạnh đó cuốn sách đã nghiên cứu chi tiết về tình hình tội phạm giết người cũng như công tác đấu tranh phòng chống tội phạm giết người giai đoạn những năm 1999 -2001. “Giáo trình Luật hình sự Việt Nam phần 2, phần các tội phạm”, Nxb Công an nhân dân, 2015; “Bình luận khoa học Bộ luật hình sự 1999 (phần các tội phạm)”, Nxb Công an nhân dân, 2001. Đối với các công trình nghiên cứu là luận án, luận văn có “Tội giết người và đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này”, Luận án tiến sĩ luật học . Đỗ Đức Hồng Hà, 2006; “Tội giết người trong luật hình sự Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ luật học, Đỗ Đức Hồng Hà, 2001; “Tội giết người theo Luật Hình sự Việt Nam và đấu tranh phòng, chống tội giết người”, luận văn thạc sĩ luật học, Hoàng Công Huấn, 1997; “Tội giết người trong luật hình sự Việt Nam (Trên cơ sở số liệu thực tiến trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk)”, Luận văn thạc sĩ luật học, Phạm Văn Vĩ, 2015; Các công trình trên hầu hết đều có nội dung là nghiên cứu các mặt lý luận về tội giết người theo pháp luật hình sự Việt Nam 4 như các dấu hiệu tội phạm, các tình tiết tăng nặng hay trách nhiệm hình sự đối với tội giết người, tuy nhiên các công trình trên đều đã được nghiên cứu cách đây đã lâu hoặc chỉ nghiên cứu trên địa bàn một tỉnh, một số tỉnh cụ thể, dẫn đến tính phù hợp với thực tiễn đã bị hạn chế đi. Đối với các công trình nghiên cứu là các bài tạp chí có : Đỗ Đức Hồng Hà, “Mặt khách quan của tội giết người - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 06/2004; Đỗ Đức Hồng Hà, “Một số quan điểm khác nhau về định nghĩa về đối tượng tác động của tội giết người”, Tạp chí Tòa án, số 13/2004; Đỗ Đức Hồng Hà, “Chủ thể của Tội giết người - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Tạp chí Tòa án, số 23/2004; Đỗ Đức Hồng Hà, “Lịch sử phân hóa trách nhiệm hình sự về Tội giết người từ năm 1945 đến nay”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 03/2006; Nguyễn Hùng Cường, “Một số suy nghĩ về tình tiết “giết nhiều người” và “giết người bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người”, tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 1/2008. Những bài nghiên cứu trên đã khái quát được một số vấn đề lý luận liên quan đến hoạt động xác định tội giết người và thực tiễn định tội giết người; phân tích, đánh giá, nhận định một số vấn đề liên quan đến tội giết người trong pháp luật hình sự Việt Nam. Tuy các công trình nghiên cứu trên đã được nghiên cứu cẩn thận và chi tiết về một hoặc một số vấn đề xoay quanh tội giết người nhưng các công trình nghiên cứu trên đều được nghiên cứu cách đây đã lâu hoặc chỉ trên một số địa bàn cụ thể, chưa kịp thời giải quyết được những vấn đề liên quan đến tội giết người mới phát sinh đặc biệt là những vụ án thảm sát giết nhiều người. Trong khi đó một số trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng vẫn còn lúng túng trong vấn đề xác định tội danh và các tình tiết liên quan đến tội giết người. Do đó, thực tiễn đòi hỏi phải có một công trình nghiên cứu rõ ràng và cụ thể đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn trong việc định tội danh đối với tội giết người. 5 Chính vì vậy tôi đã nghiên cứu đề tài “Tội giết người trong pháp luật hình sự Việt Nam” nhằm giải quyết nhu cầu nêu trên của thực tiễn. 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Phạm vi nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận và thực tiễn về tội giết người theo quy định tại Điều 123 của Bộ luật hình sự năm 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018) và so sánh với Điều 93 của Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009). Luận văn nghiên cứu việc định tội danh đối với tội giết người và quyết định hình phạt đối với tội giết người. Bên cạnh đó, luận văn nghiên cứu các vấn đề nhằm phân biệt được tội giết người và các tội xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe khác. Đề tài cũng đã so sánh với quy định về tội giết người của pháp luật một số nước trên thế giới từ đó tiếp thu được những bài học kinh nghiệm lập pháp ở Việt Nam. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, định hướng của Đảng về chính sách hình sự; quan điểm, đường lối xử lý các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm nói chung và tội giết người nói riêng. Phương pháp nghiên cứu của luận văn: Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin để nghiên cứu và làm sáng tỏ sự tác động của hành vi giết người đối với xã hội, cũng như vai trò của việc quy định tội giết người đối với pháp luật hình sự Việt Nam. Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin để làm rõ lịch sử lập pháp về tội giết người ở Việt Nam qua các thời kì lịch sử. Luận văn cũng sử dụng phương pháp này để nghiên cứu, đánh giá thực tiễn xét xử tội giết người ở Việt Nam thời gian qua. 6 Luận văn sử dụng phương pháp so sánh để so sánh sự giống và khác nhau trong quy định về tội giết người ở pháp luật Việt Nam và pháp luật một số quốc gia trên thế giới. Bên cạnh đó luận văn cũng so sánh những điểm kế thừa, phát triển và những điểm mới trong quy định về tội giết người qua các thời kì ở Việt Nam. Luận văn sử dụng một số phương pháp như thống kê, phân tích và tổng hợp số liệu dựa trên những bản án, quyết định, số liệu thống kê, báo cáo tổng kết của các cấp Tòa án. 5. Mục đích, nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài Mục đích của việc nghiên cứu đề tài này là làm sáng tỏ các vấn đề lý luận và thực tiễn về tội giết người trong luật hình sự Việt Nam. Từ đó có những đánh giá về những ưu điểm và hạn chế trong quy định về tội giết người ở Việt Nam và đưa ra được những giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế trong quy định của pháp luật về tội giết người. Theo đó nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là làm rõ một số vấn đề sau: - Luận văn có nhiệm vụ nghiên cứu và làm rõ các vấn đề về khái niệm, đặc điểm của tội giết người -Luận văn có nhiệm vụ nghiên cứu và làm rõ lịch sử hình thành quy định pháp lý về tội giết người. - Luận văn có nhiệm vụ nghiên cứu và làm rõ quy định về tội giết người theo pháp luật hình sự hiện hành. - Luận văn có nhiệm vụ nghiên cứu và phân biệt tội giết người với một số tội xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của con người. - Luận văn có nhiệm vụ nghiên cứu và làm rõ thực tiễn áp dụng pháp luật về tội giết người, đánh giá ưu điểm, hạn chế và đề xuất các giải pháp khắc phục hạn chế. 7 - Luận văn có nhiệm vụ tìm hiểu tội giết người trong pháp luật của một số nước trên thế giới. 6. Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn - Thông qua việc nghiên cứu đề tài nhằm làm rõ khía cạnh pháp lý về dấu hiệu định tội danh, các tình tiết định khung tăng nặng và đường lối xử lý đối với tội giết người góp phần xây dựng, hoàn thiện thêm lý luận về tội giết người trong khoa học pháp lý hình sự. - Luận văn đã giúp phân biệt rõ tội giết người với một số tội phạm xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của con người khác. - Luận văn đã nghiên cứu được quy định về tội giết người của một số nước trên thế giới từ đó tiếp thu được những bài học tiến bộ trong kỹ thuật lập pháp đối với tội danh giết người. 7. Cơ cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương. Chương 1. Những vấn đề chung về tội giết người Chương 2. Quy định về tội giết người trong Bộ luật Hình sự năm 1999 Chương 3. Vướng mắc trong thực tiễn xét xử tội giết người và giải pháp nâng cao hiệu quả xét xử tội giết người ở Việt Nam 8 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI GIẾT NGƯỜI 1.1. Định nghĩa tội giết người Mỗi người khi sinh ra ai cũng có quyền bình đẳng, tạo hóa đã cho họ những quyền mà không ai được phép xâm hại, trong đó quan trọng và thiêng liêng nhất đó chính là quyền được sống. Hành vi giết người từ xưa đến nay luôn bị coi là hành vi dã man và tàn ác vì nó đã xâm phạm đến quyền được sống rất quan trọng và thiêng liêng đó. Mọi quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam đều đề cao mục tiêu bảo vệ quyền sống của con người và đều có các biện pháp, công cụ khác nhau để thực hiện mục tiêu đó. Một trong những công cụ hữu hiệu nhất để thực hiện mục tiêu bảo vệ quyền sống của con người chính là pháp luật. Bằng việc đề ra các biện pháp phòng ngừa và trừng trị những kẻ xâm phạm quyền thiêng liêng trên. Trên thế giới, trong pháp luật hình sự của mỗi quốc gia đều có nhiều cách khác nhau để quy định về tội giết người. Có những nước quy định trực tiếp định nghĩa tội giết người trong luật hình sự như BLHS Liên Bang Nga, Trung Quốc, Thụy Điển. Cũng có những nước không định nghĩa tội giết người trong BLHS như Việt Nam, Nhật Bản... Các nước theo xu hướng trực tiếp định nghĩa tội giết người trong BLHS thì cũng có những cách định nghĩa rất khác nhau. Cụ thể: BLHS của Liên bang Nga được Đuma quốc gia thông qua ngày 24 tháng 05 năm 1996, được sửa đổi, bổ sung hai lần bằng luật số 77 và luật số 92 năm 1998 quy định tội giết người tại Điều 105 đã định nghĩa: “Giết người, nghĩa là cố ý làm chết người khác...”. Trong BLHS Thụy Điển ban hành năm 1962, được gọi là Luật hình sự chung, định nghĩa tội giết người được mô tả tại Điều 1 Chương 3 là hành vi “...tước đoạt sinh mạng của người khác...”. Bộ luật hình sự Trung Quốc được Quốc hội thông qua ngày 01 tháng 7 năm 1979 đã định nghĩa về 9 tội giết người tại điều 232, với nội dung tội giết người “...là hành vi cố ý giết người khác”. Ở Việt Nam, tuy không định nghĩa trực tiếp tội giết người trong BLHS, nhưng trong khoa học pháp lý hình sự cũng có nhiều cách định nghĩa khác nhau. Giáo trình Luật hình sự (phần chung) của trường Đại học Luật Hà Nội định nghĩa “Tội giết người là hành vi cố ý tước đoạt trái pháp luật tính mạng của người khác”1. Theo giáo trình Luật hình sự Việt Nam (phần các tội phạm) của Trường Đại học Huế, “Tội giết người được hiểu là hành vi tước đoạt trái pháp luật tính mạng của người khác bằng mọi hình thức”2. Phân tích các cách định nghĩa trên, tác giả đưa ra quan điểm như sau: thứ nhất, về nội dung, các cách định nghĩa này không đề cập đến dấu hiệu năng lực TNHS của chủ thể. Thứ hai, về hình thức, việc sử dụng thuật ngữ giết người là hành vi “cố ý tước đoạt tính mạng” của người khác một cách trái pháp luật là chưa chính xác và không đúng nghĩa tiếng Việt vì “tước đoạt tính mạng”, theo cuốn Đại từ điển Tiếng Việt, là “tước và chiếm lấy sự sống của con người” và vì “tước đoạt” đã bao hàm sự cố ý nên không cần thiết phải quy định “Giết người là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng...”.3 Trên cơ sở khoa học và cơ sở pháp lý quy định tại khoản 1 Điều 8 BLHS năm 1999 về tội phạm cũng như trên cơ sở phân tích các định nghĩa khác nhau về tội giết người, tôi đưa ra định nghĩa tội giết người mới như sau : Tội giết người là hành vi cố ý làm chết người khác một cách trái pháp luật, do người có năng lực TNHS thực hiện. Trường Đại học Luật Hà Nội “Giáo trình Luật hình sự (phần chung)”, Nxb Tư Pháp, 2004, tr 368 Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (phần các tội phạm), Nxb Đại học Huế, 2015, tr 62 3 “Tội giết người trong luật hình sự Việt Nam và đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này”, Luận án tiến sĩ luật học, Đỗ Đức Hồng Hà, Trường Đại học Luật Hà Nội 2006, tr 14. 1 2 10 1.2. Lịch sử lập pháp hình sự Việt Nam về tội giết người 1.2.1. Quy định về tội giết người trong pháp luật phong kiến Việt Nam (từ năm 905 đến năm 1858) Trong tiến trình lịch sử Việt Nam, thế kỷ X (từ năm 905 đến năm 1010) đánh dấu một mốc quan trọng, nó khép lại hơn mười thế kỷ đấu tranh chống phong kiến phương Bắc và mở đầu kỷ nguyên độc lập dân tộc. Năm 1009, Lý Thái Tổ lên ngôi vua bắt đầu triều đại Lý – Trần ở nước ta. Cùng với sự phát triển của chế độ phong kiến trung ương tập quyền dưới thời Lý – Trần, hoạt động lập pháp của Nhà nước bắt đầu phát triển. Các Bộ luật đầu tiên trong lịch sử lập pháp của dân tộc đã ra đời. Năm 1042, Vua Lý Thái Tông cho soạn thảo “Bộ Hình thư”. Bộ Hình thư gồm có 3 quyển. Đó là bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta, đánh dấu mốc quan trọng trong lịch sử pháp quyền Việt Nam. Trong Bộ Hình thư quy định về “thập ác” tức là mười hành vi phạm tội được coi là nguy hiểm và tàn ác nhất. Trong đó có tội giết vua (mưu phản); tội mưu đánh, giết ông bà, cha mẹ và những người bề trên (ác nghịch); tội giết người một cách dã man hoặc dùng ma thuật giết người (bất đạo); tội mưu giết chồng (bất mục); dân giết quan, quân giết tướng (bất nghĩa). Tất cả những tội này đều sẽ bị trừng trị rất nghiêm khắc bằng các hình phạt nặng, như: Người phạm tội bị đóng lên tấm ván đem bêu ở chợ rồi sau đó mới đưa ra pháp trường xẻo thịt, róc xương cho đến chết (thượng mộc mã) hay chém bêu đầu. Năm 1483, dưới triều Lê Thánh Tông, Bộ luật Hồng Đức (còn gọi là Bộ Quốc triều Hình luật) được ban hành. Bộ luật gồm có 6 quyển, 722 điều, là bộ luật tập hợp, điều chỉnh về nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội như quan hệ hình sự, quan hệ tố tụng, quan hệ dân sự và cả quan hệ hôn nhân gia đình. Khi nghiên cứu lịch sử pháp luật các học giả nghiên cứu đã đánh giá Bộ luật này là đỉnh cao của thành tựu lập pháp của lịch sử lập pháp ở Việt Nam. 11 Trong Bộ luật Hồng Đức đã sớm xây dựng được những quy định các trường hợp giết người có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ với những hình phạt nặng nhẹ khác nhau tùy thuộc vào hành vi phạm tội. Bộ luật cũng đã sớm quy định về các trường hợp chuẩn bị giết người, giết người chưa đạt... Ví dụ: Tại chương “Đạo tặc”, Điều 6 Bộ luật Hồng Đức có quy định: “Mưu giết các bậc tôn trưởng vào hạng ty ma (những người có họ phải để tang 3 tháng) trở lên thì phải lưu đi châu ngoài; đã làm cho bị thương thì phải xử tội giảo; đã giết chết thì xử tội chém”. Có thể thấy mức độ nặng nhẹ của hành vi được sắp xếp theo chiều tăng dần đi kèm với hình phạt cũng tăng dần là chuẩn bị phạm tội sẽ bị phạt lưu đày, phạm tội chưa đạt sẽ phải chịu hình phạt giảo, và phạm tội đã hoàn thành thì sẽ phải chịu hình phạt chém đầu. Cũng tại chương trên, Điều 10 quy định: “Kẻ giết tới 3 người trong một gia đình, thì xử tội chém bêu đầu”. Điều 15 quy định: “Bắt được kẻ giết người mà tự tiện giết đi, thì xử nhẹ hơn tội giết người 2 bậc”. Bộ luật Hồng Đức khẳng định tội giết người là tội phạm nguy hiểm, dã man và tàn ác nhất. Chính vì vậy, Bộ luật đã quy định những hình phạt nghiêm khắc để áp dụng đối với kẻ phạm tội giết người, đó là hình phạt tử hình. Tử hình có ba bậc: thắt cổ, chém là một bậc; chém bêu đầu là một bậc; lăng trì là một bậc, tùy theo tội mà tăng giảm4. Đến thời Gia Long triều Nguyễn, năm 1815 Bộ luật Gia Long được ban hành. Bộ luật bao gồm 22 quyển, 398 điều. Cũng giống như Bộ luật Hồng Đức, Bộ luật Gia Long điều chỉnh nhiều quan hệ xã hội thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống. Tội giết người trong Bộ luật Gia Long được quy định ở Điều 1, Điều 2 – Quyển 2 – Phần “Danh lệ” và từ Điều 1 đến Điều 13 4 Nhà xuất bản chính trị quốc gia(1995), Quốc triều hình luật, Thành phố Hồ Chí Minh, tr 36. 12 – Quyển 14 – phần “Nhân mạng”5. Nghiên cứu quy định về tội giết người trong Bộ luật Gia Long tác giả rút ra một số nhận xét sau đây: Thứ nhất, Bộ luật Gia Long đã có sự kế thừa những thành tựu khoa học của Bộ luật Hồng Đức trong việc phân hóa trách nhiệm hình sự cũng như trong đường lối xử lý người phạm tội giết người. Theo đó, Bộ luật Gia Long cũng đã quy định các trường hợp phạm tội giết người nặng hơn hoặc nhẹ hơn so với những trường hợp giết người thông thường; quy định giết người đã hoàn thành thì nguy hiểm hơn giết người chưa đạt và càng nguy hiểm hơn chuẩn bị giết người. Ví dụ: Điều 2 Quyển 14 Phần “nhân mạng” có quy định: “Quân sĩ mưu giết quan cai quản mình đã thi hành mà chưa bị thương thì kẻ đầu nậu bị phạt 100 trượng, lưu 2000 dặm. Đã gây thương tích thì kẻ cầm đầu bị treo cổ, bọn a tòng bị giảm một bậc tội lưu giảo. Những ai thực hiện giết xong, đều bị chém cả”. Khoản 5 điều 6 quy định: “Giết 3,4 mạng trong một nhà không phải tử tội, hung phạm xử chết bằng lăng trì”. Thứ hai, Bộ luật Gia Long, so với Bộ luật Hồng Đức, đã có sự phát triển đáng kể trong việc phân hóa trách nhiệm hình sự. Điều này được thể hiện qua các quy định mới trong tội giết người. Cụ thể là: Bộ luật Gia Long đã bổ sung thêm nhiều trường hợp phạm tội giết người bị xử phạt nặng hơn những trường hợp giết người thông thường. Đó là những trường hợp: 1) Giết người dã man, tàn ác; 2) Giết người bằng phương pháp, thủ đoạn nguy hiểm; 3) Giết người vì động cơ vụ lợi... Bộ luật Gia Long cũng đã bổ sung thêm nhiều trường hợp phạm tội giết người được xử phạt nhẹ hơn những trường hợp giết người thông thường. Đó là những trường hợp: 1) kẻ giết người là a tùng; 2) Kẻ giết người là chồng của nạn nhân và nạn nhân là người có lỗi... 5 Nhà xuất bản sử học (1962), Đại Nam thực lục chính biên, tập IV, Hà Nội. 13 Với sự kế thừa và phát triển những thành tựu khoa học của Bộ luật Hồng Đức, Bộ luật Gia Long đã trở thành “một Bộ luật lớn nhất của chế độ phong kiến Việt Nam, là Bộ luật đầy đủ và hoàn chỉnh nhất của nền cổ luật Việt Nam”6 là một phần của di sản văn hóa Việt Nam mà triều Nguyễn đã có công đóng góp. 1.2.2. Quy định về tội giết người ở Việt Nam trong thời kỳ đấu tranh chống Thực Dân Pháp cai trị (từ năm 1858 đến năm 1945) Năm 1858 Thực dân Pháp nổ súng tấn công bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng chính thức nổ ra cuộc chiến tranh xâm lược nước ta. Đến năm 1885, Thực dân Pháp chính thức xâm chiếm được nước ta, đặt nước ta dưới sự cai trị của chế độ thực dân. Để dễ bề cai trị, Thực Dân Pháp chia nước ta thành 3 kỳ: Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ. Năm 1912, Bộ Hình luật Canh Cải được ban hành và áp dụng tại Nam kỳ. Tội giết người được quy định tại các Điều 302, 304, 320, 322, 323, 324, 325, 327, 328, 3297 . Nghiên cứu các quy định của Bộ luật này về tội giết người, tác giả rút ra một số nhận xét như sau: Thứ nhất, Bộ Hình luật Canh Cải đã có sự kế thừa những thành tựu khoa học của các Bộ luật thời kỳ phong kiến trong việc phân hóa trách nhiệm hình sự cũng như trong đường lối xử lý người phạm tội giết người. Điều này thể hiện ở chỗ: Bộ Hình luật Canh Cải không những đã quy định những trường hợp phạm tội giết người bị xử phạt nặng mà còn quy định cả những trường hợp giết người được xử phạt nhẹ hơn những trường hợp giết người thông thường. Cụ thể là: Nguyễn Văn Thành- Vũ Trinh- Trần Hựu (1995), Hoàng Việt luật lệ( luật Gia Long)từ tập I đến tập V, Nhà xuất bản văn hóa thông tin, Thành phố Hồ Chí Minh. 6 7 Nguyễn Quang Quýnh (1973), Hình luật tổng quát, in lần thứ 2 tại ấn quán phong phú, 442, Phú ĐịnhPhú Lâm- Chợ Lớn. 14 -Điều 304 quy định: “Giết người bằng độc dược; giết người đi đôi với một trọng tội khác sẽ bị tử hình”. -Điều 302 quy định: “Người mẹ đồng phạm trong tội giết con được luật khoan hồng hơn là đối với kẻ khác là đồng phạm hay là chính phạm”.8 Thứ hai, Bộ Hình luật Canh Cải, so với các Bộ luật thời kỳ phong kiến, đã có sự phát triển đáng kể trong việc phân hóa trách nhiệm hình sự cũng như trong đường lối xử lý người phạm tội. Điều này được thể hiện qua các quy định mới trong tội giết người. Cụ thể là: Bộ Hình luật Canh Cải đã bổ sung thêm nhiều trường hợp phạm tội giết người bị xử phạt nặng hơn những trường hợp giết người thông thường. Theo Điều 304 Bộ Hình luật Canh Cải, đó là những trường hợp: Giết người có dự mưu hoặc rình rập; Giết người để sửa soạn hay thực hiện một khinh tội; Giết người để giúp thủ phạm của khinh tội ấy chạy thoát; giết người để che giấu một tội phạm khác. Trong lịch sử pháp luật Việt Nam, đây là bộ luật đầu tiên đề cập đến vấn đề miễn hình phạt cho những người phạm tội giết người cũng như những trường hợp tuy gây ra cái chết cho nạn nhân nhưng không phạm tội giết người. Ví dụ: Điều 324 quy định: “Chồng bắt được vợ quả tang đang thông gian tại cư sở của vợ chồng mà đương trường giết chết hoặc đánh bị thương đứa gian phu, dâm phụ thì sẽ được khoan miễn”; Điều 325 quy định: “Đàn bà, con gái mà đương trường giết chết hoặc đả thương kẻ cưỡng gian hoặc sắp cưỡng gian mình thì cũng được khoan miễn”; Điều 327 quy định: “Không có trọng tội, không có khinh tội nếu sự sát nhân và đả thương xảy ra do pháp lệnh và lệnh của nhà cầm quyền chính thức”; Điều 328 quy định: “Không có trọng tội Đỗ Đức Hồng Hà, “Tội giết người trong luật hình sự Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ luật học, Đại Học luật Hà Nội, 2001, tr 14. 8 15 cũng như khinh tội nếu sự sát nhân xảy ra do sự cần thiết hiện thời phòng vệ chính đáng bản thân hay kẻ khác”. Năm 1933, tại Trung kỳ Bộ Hoàng Việt Hình luật được ban hành thay thế Bộ luật Gia Long. Tại Bộ Hoàng Việt Hình luật, tội giết người được quy định tại các Điều 280 đến Điều 285. Về cơ bản thì bộ Hoàng Việt Hình luật phát triển dựa trên sự kế thừa của Bộ Hình luật Canh Cải. Qua nghiên cứu quy định của 2 bộ luật trên có thể khẳng định rằng, trình độ lập pháp hình sự thời kỳ đấu tranh chống Thực Dân Pháp cai trị đã có sự phát triển cao so với thời kỳ trước đó. 1.2.3. Khái quát lịch sử lập pháp về tội giết người ở Việt Nam thời kỳ độc lập dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội (từ năm 1945 đến nay) Năm 1945 với thành công của cách mạng tháng 8 đã giành lại độc lập cho dân tộc ta. Ngày mùng 2 tháng 9 năm 1945, tại quảng trường Ba Đình, chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Mặc dù đã giành lại độc lập nhưng đất nước ta vẫn phải trải qua những quốc đấu tranh chống lại các thế lực khác xâm lược qua các thời kỳ lịch sử nhất định. Chính vì vậy, tùy vào các giai đoạn lịch sử nhất định mà việc lập pháp nói riêng và việc quy định về tội giết người nói chung được chú trọng thực hiện một cách khác nhau. Ngay sau khi giành được chính quyền về tay mình, Nhà nước ta đã lâm vào tình trạng khó khăn “ngàn cân treo sợi tóc” với nạn đói, nạn dốt và giặc ngoại xâm. Trong khi đó, ở trong nước có hiện tượng “bọn giết người, cướp của nổi lên khắp mọi nơi”9. Khi ấy, chính quyền Việt Nam non trẻ còn chưa thể tổ chức xây dựng một bộ luật để giải quyết vấn nạn trên ngay được. Chính vì vậy, ngày 10 tháng 10 năm 1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh số 47/SL cho phép áp dụng một số văn bản pháp luật của đế quốc phong kiến, 9 Nguyễn Xuân Yêm (2001), Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm, Nxb CAND, Hà Nội, tr 296.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan