Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tội ác và hình phạt của dostoevsky qua góc nhìn tâm lý học tội phạm...

Tài liệu Tội ác và hình phạt của dostoevsky qua góc nhìn tâm lý học tội phạm

.PDF
70
1
139

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU: TỘI ÁC VÀ HÌNH PHẠT CỦA DOSTOEVSKY QUA GÓC NHÌN TÂM LÝ HỌC TỘI PHẠM Các thành viên thực hiện: Hoàng Thị Hương Thùy – DK68 Ngữ văn Vũ Thị Hương Giang – CLCK68 Ngữ văn Lương Thủy Tiên – DK68 Ngữ văn Giảng viên hướng dẫn: PGS.TS Thành Đức Hồng Hà Hà Nội, tháng 4 năm 2021 MỤC LỤC Danh mục Trang A. MỞ ĐẦU………………………………………………………… 1 1. Lý do chọn đề tài……………………………………………… 1 2. Lịch sử vấn đề…………………………………………………. 3 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu……………………………….. 5 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu………………………………… 7 5. Phương pháp nghiên cứu….......................................................... 7 6. Ý nghĩa đề tài ………………………………………………….. 8 7. Bố cục………………………………………………………….. 9 B. NỘI DUNG………………………………………………………. 9 Chương 1: Giới thuyết chung về tâm lý học tội phạm và màu sắc tâm lý học tội phạm trong Tội ác và hình phạt…………………………… 9 1.1. Những vấn đề chung về tâm lý học tội phạm…………………… 9 1.2. Bức tranh tâm lý học tội phạm trong Tội ác và hình phạt……... 19 Chương 2: Hành vi phạm tội trong Tội ác và hình phạt……………. 22 2.1. “Tội ác” và “hình phạt” – nguyên nhân và hệ quả của tâm lý học tội phạm………………………………………………………………… 22 2.2. Tội ác – những hành động phạm tội từ tâm lý “không nguyên vẹn” 24 2.3. Hình phạt – sự khủng hoảng trong tâm lý người phạm tội……….. 39 2.4. Sự cứu rỗi và hoàn lương…………………………………………. 50 Chương 3: Phương thức thể hiện tâm lý học tội phạm trong Tội ác và hình phạt………………………………………………………….. 53 3.1. Mô hình tiểu thuyết đa thanh…………………………………….. 53 3.2. Phá vỡ motif truyện trinh thám…………………………………... 60 C. KẾT LUẬN……………………………………………………….. 63 A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nếu coi văn học nhân loại là một bức tranh rực rỡ thì ta không thể không kể đến sự đóng góp của gam màu nổi bật trong văn học Nga. Đặc biệt, văn học Nga thế kỷ XIX là một trong những giai đoạn ngời sáng bởi sự xuất hiện của các nhà văn vĩ đại, cùng với đó là những tác phẩm bất hủ cùng thời đại. Điều đó đã tạo bệ phóng cho văn học Nga vươn mình phát triển và đạt được những thành tựu to lớn, mang những tư tưởng tiến bộ của thời đại, những khát khao đấu tranh để giải quyết những vấn đề xã hội… từ nửa đầu đến nửa cuối thế kỷ XIX. “Sự trưởng thành” kỳ diệu ấy của văn học Nga đã khiến các nhà nghiên cứu phương Tây ví nó như “một phép lạ”, được M.Gorki nhận xét “như một hiện tượng kỳ diệu”. Với tốc độ nhanh chóng để vươn tới ánh hào quang chói lọi, văn học Nga đã khẳng định tầm quan trọng của mình, ghi tên mình một cách ấn tượng trên bản đồ văn học nhân loại, được thế giới công nhận vì vẻ đẹp và sức mạnh của mình. Fyodor Dostoevsky (1821-1881), cùng với Lev Tolstoy, được coi là hai cây đại thụ của văn học Nga nửa sau thế kỉ XIX. M. Gorky từng ca ngợi Dostoevsky rằng: “Cần phải xuất hiện một con người thể hiện được trong tâm hồn mình kí ức về tất cả những đau khổ của con người và phản ánh được cái ký ức khủng khiếp đó - con người ấy là Dostoevsky”. Dostoevsky có một sự nghiệp sáng tác đồ sộ và rực rỡ đáng cảm phục với những kiệt tác xếp vào hạng kinh điển của văn học nhân loại. Trong đó cuốn tiểu thuyết Tội ác và hình phạt là tác phẩm đầu tiên trong bộ “Ngũ kinh”, cũng là tác phẩm được biết đến rộng rãi nhất của ông. Nó được coi là “cuốn tiểu thuyết hoàn chỉnh và hay nhất trong toàn bộ hệ thống tác phẩm của Dostoevsky, là tác phẩm có nội dung bi thảm nhất của nền văn học nhân loại” [6, 1756]. Tội ác và hình phạt xoay quanh hành trình gây tội ác và cuộc vật lộn với hình phạt tâm lí diễn ra trong nhân vật chính - chàng sinh viên trẻ Raskolnikov, từ một người giàu tình thương trở nên bất bình với xã hội, tự dựng lên một hệ tư 1 tưởng và quyết định giết người để thử nghiệm cho hệ tư tưởng của mình. Dostoevsky sẽ khắc họa một cách vô cùng sinh động sự phức tạp không thể nào khám phá hết trong tâm lý của con người. Tội ác và hình phạt là tiểu thuyết tâm lý điển hình, là sản phẩm tinh thần vĩ đại của bậc thầy tiểu thuyết tâm lý Dostoevsky. Đây là một tiểu thuyết đa thanh phức tạp, diễn biến tâm lí nhân vật trải dài xuyên suốt lộ trình tác phẩm. Từ góc độ tâm lý, nhà văn đã khai thác một cách sâu sắc nhất những nét tính cách đầy phức tạp, mâu thuẫn giữa những nguyên tắc về lý tưởng đạo đức và những suy nghĩ sai lầm, lệch lạc trong nhận thức của nhân vật. Dostoevsky đã thành công trong việc vận dụng điều đó mà gieo vào lòng người đọc những dư âm băn khoăn sau khi tác phẩm khép lại: Bản chất thực sự trong hành động giết người của Raskolnikov là gì? Tại sao Raskolnikov đã tự thú nhưng vẫn không phục? Nguyên nhân nào khiến Sonya tránh khỏi tội lỗi nghiệt ngã như Raskolnikov trong khi cô cũng rơi vào hoàn cảnh bi kịch?... Đó là những điều không đơn giản để nhận ra trong quá trình tâm lý mà tác giả đã thể hiện trong toàn bộ tiểu thuyết. Khi đặt Dostoevsky đối sánh với Gogol, có một nhà phê bình đã nhận ra điểm đặc biệt: “Gogol trước hết là nhà văn mang tính xã hội, còn Dostoevsky là nhà văn tâm lý. Đối với Gogol, cá nhân có ý nghĩa như một đại diện của một giai tầng xã hội nhất định, còn với Dostoevsky, xã hội được quan tâm ở phạm vi tác động lên tính cách cá nhân”. Do đó, Tội ác và hình phạt đòi hỏi ở người đọc sự nghiền ngẫm và tiếp nhận các hệ tư tưởng đang tranh đấu trong nó một cách sáng suốt. Đặc biệt, khi chúng tôi chọn nghiên cứu tác phẩm ở góc nhìn của tâm lý học tội phạm thì đây là một hình thức lý giải tác phẩm chuẩn mực. Đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến những vấn đề khác nhau của tác phẩm Tội ác và hình phạt nhưng chưa có nhiều tài liệu và nghiên cứu nào cụ thể, chuyên sâu về vấn đề tâm lý học tội phạm trong tác phẩm này. Hiện nay, tâm lý học tội phạm có thể coi là một trong những lĩnh vực tâm lý được nhiều người quan 2 tâm nhất. Tuy không phải tất cả các thể loại văn học đều sử dụng tâm lý học tội phạm làm chất liệu sáng tác, nhưng với một tiểu thuyết tiêu biểu có màu sắc hình sự và chất liệu từ tâm lý học tội phạm như Tội ác và hình phạt của Dostoevsky, người viết nhận thấy có thể nghiên cứu tác phẩm qua góc nhìn của tâm lý học tội phạm. Vì vậy, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài Tội ác và hình phạt của Dostoevsky qua góc nhìn tâm lý học tội phạm để đóng góp một cái nhìn rõ hơn và tương đối mới mẻ về tác phẩm cũng như tác giả Dostoevsky. 2. Lịch sử vấn đề Dostoevsky được coi là “người khổng lồ” không chỉ văn học Nga mà còn là của văn học thế giới, chính vì vậy những công trình nghiên cứu về Dostoevsky và sáng tác của ông vô cùng phong phú. Nghiên cứu tổng thể về Dostoevsky, một số công trình nghiên cứu có ảnh hưởng ở Việt Nam từ trước đến nay có thể kể đến: Năm 1993, nhà nghiên cứu M.Bakhtin trong cuốn Những vấn đề thi pháp Dostoevsky đã khai thác những vấn đề về người trần thuật, ngôn ngữ, nhân vật và lập trường tác giả trong tiểu thuyết Dostoevsky. Đóng góp lớn nhất của công trình này là đã chỉ ra đặc trưng “tiểu thuyết đa thanh” trong sáng tác của Dostoevsky. Năm 1997, Nguyễn Kim Đính viết phần Dostoevsky trong Lịch sử văn học Nga, trình bày khá kỹ càng những vấn đề về tiểu sử, đặc điểm phong cách và những tác phẩm tiêu biểu của tiểu thuyết Dostoevsky. Đồng thời cũng chỉ ra mạch triển khai các tuyến nhân vật song song làm nổi bật nhân vật trung tâm. Năm 2000, công trình của Lê Sơn tổng hợp các bài dịch, lược thuật nghiên cứu của học giả thế giới về Dostoevsky, in thành sách Sáng tác của Dostoevsky những tiếp cận từ nhiều phía. Giáo trình văn học Nga do PGS.TS Đỗ Hải Phong viết đã phân tích khá sâu sắc và chi tiết những nét chủ đạo trong sáng tác của Dostoevsky, đồng thời cũng đề cập 3 đến hệ thống nhân vật “chung đôi” và nhân vật mang tư tưởng trong đặc trưng sáng tác. Ngoài ra, PGS.TS Đỗ Hải Phong còn nhận xét về nhân vật mang tư tưởng trong sáng tác của Dostoevsky: “Tính tâm lý trong tác phẩm của Dostoevsky gắn liền với tính triết lí, tính ý thức hệ của nhân vật. Những nhân vật trung tâm của Dostoevsky thường là những nhân vật, nhà tư tưởng, những nhân cách luôn trăn trở với ý thức về giới và về chính mình” [15, 63]. Năm 2015, trên tạp chí Nghiên cứu Văn học đăng bài viết của Trần Thị Nâu về đề tài: Cái đẹp sẽ cứu thế giới - Cảm thức tôn giáo trong sáng tác của Dostoevsky. Riêng nói về tiểu thuyết Tội ác và hình phạt, đây là tác phẩm phổ biến nhất của Dostoevsky. Trong các công trình nghiên cứu trên cũng đã đưa ra nhiều phân tích, đánh giá về nhân vật, tư tưởng về nghệ thuật của tác phẩm. Bài viết Dostoevsky và di sản văn học của ông của Khrapchenko năm 1972 (được dẫn trong công trình tổng hợp của Lê Sơn) nhắc đến mối liên quan giữa Dostoevsky và sáng tác của ông với xã hội nước Nga đương thời. Ngoài ra, nhà nghiên cứu còn phân tích học thuyết cá nhân với triết lý tự kỷ trung tâm trong các nhân vật của Tội ác và hình phạt. Đỗ Hải Phong phân tích sâu bi kịch cuộc sống khốn cùng đưa đến tội lỗi, hình phạt cùng sự cứu rỗi, hệ thống nhân vật chung đôi trong Tội ác và hình phạt. Năm 2017, trên tạp chí Nghiên cứu Văn học đăng bài viết của Thành Đức Hồng Hà về Biểu tượng màu sắc trong Tội ác và hình phạt của Dostoevsky, tìm hiểu “giá trị tiềm ẩn khuất lấp sau từng biểu tượng cũng như mối liên hệ giữa chúng, những thông điệp mà nhà văn gửi gắm…, khẳng định tính nhân văn của tác phẩm” [6, 101]. Năm 2020, Đỗ Thị Hường có bài viết Giải mã không gian trong Tội ác và hình phạt của Dostoevsky, nghiên cứu không gian trong mối quan hệ với cốt truyện. Trong đó, người viết phân tích các không gian thực - trong nhà, trên ngưỡng, 4 không gian Peterburg; không gian hồi cố và dự cảm trong những giấc mơ; và không gian thoáng rộng ở thảo nguyên nơi Raskolnikov được phục sinh tinh thần. Năm 2020, Nguyễn Thị Hoàn có bài báo bằng tiếng Nga nghiên cứu sự chuyển dịch tư tưởng của Raskolnikov qua các bản dịch sang tiếng Việt, đăng trên tạp chí Khoa học Ngoại ngữ số 61 (tháng 3/2020). Vì điều kiện ngoại ngữ nên chúng tôi không thể đọc được toàn văn bài báo này. Dựa theo tóm tắt, tác giả của bài báo khẳng định tư tưởng là một trong những nguyên nhân chính đẩy Raskolnikov “một người có bản chất tốt - vào một tội ác khủng khiếp”, bằng việc so sánh ba bản dịch tiểu thuyết để đánh giá sự chuyển dịch tư tưởng của Raskolnikov trong các bản dịch. … Thông qua tóm lược một số công trình nghiên cứu về Dostoevsky nói chung và tiểu thuyết Tội ác và hình phạt nói riêng, chúng tôi nhận thấy có những xu hướng nghiên cứu chung như: - Tiếp cận tác phẩm từ góc độ văn học, sử dụng bộ công cụ của thể loại tiểu thuyết, khảo sát các chi tiết nghệ thuật để phân tích mối quan hệ với nhân vật chính Raskolnikov - Tiếp cận tác phẩm từ góc độ văn hóa, khảo sát các biểu tượng không gian, màu sắc… để chỉ ra ý nghĩa với cốt truyện và nhân vật Như vậy, ngoài một số bài viết riêng lẻ trên các trang mạng điện tử đặt ra vấn đề động cơ phạm tội của Raskolnikov thì chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu tiểu thuyết Tội ác và hình phạt dưới góc nhìn tâm lý học tội phạm. Bởi vậy, chúng tôi cần xem xét, bổ sung, hoàn thiện để làm nên thành công của mảng đề tài này. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu 5 Mục đích của đề tài Tội ác và hình phạt của Dostoevsky qua góc nhìn tâm lý học tội phạm là tìm hiểu, phân tích, đánh giá và lý giải các phạm trù được đề cập đến trong tác phẩm, cụ thể là những tội ác và hình phạt từ điểm nhìn của tâm lý học tội phạm. Từ đó, chúng tôi thấy được những giá trị cũng như ý nghĩa mà nhà văn Dostoevsky đã đóng góp cho chủ nghĩa hiện thực nói chung và mảng tiểu thuyết tâm lý nói riêng thông qua tác phẩm Tội ác và hình phạt. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện đề tài này với những mục đích trên, chúng tôi hướng đến đạt được những yêu cầu sau đây: Thứ nhất, xây dựng một vài điểm khái quát cơ bản về tâm lý học tội phạm. Đây là tiền đề để chúng tôi sử dụng tâm lý học tội phạm làm điểm tựa vững chắc để lý giải và chứng minh những yếu tố mang màu sắc tâm lý học tội phạm xuất hiện trong tác phẩm ở bài báo cáo của mình. Thứ hai, phân tích về tâm lý học tội phạm, làm rõ hành vi phạm tội của các nhân vật đặc biệt là nhân vật chính Raskolnikov trong Tội ác và hình phạt, từ đó chúng tôi khẳng định vai trò của tâm lý học tội phạm trong tác phẩm. Thứ ba, qua việc phân tích tâm lý các nhân vật, đặc biệt là tâm lý tội phạm, những động cơ phạm tội khác nhau, chúng tôi trình bày các hình phạt tương xứng với tội ác. Trong đó, báo cáo chú trọng làm rõ hình phạt về tâm lý, đồng thời, nhấn mạnh niềm tin của Dostoevsky vào sự che chở của Chúa là sự cứu rỗi tâm hồn con người. Thứ tư, thông qua nghiên cứu cho thấy phương thức thể hiện tâm lý học tội phạm qua mô hình tiểu thuyết đa thanh và motif truyện trinh thám độc đáo - một sáng tạo riêng của Dostoevsky. Từ những vấn đề đã nghiên cứu trên, nhóm nghiên cứu rút ra những bài học về việc ứng dụng tâm lý học tội phạm cả trong công tác giảng dạy các tác phẩm văn học và trong đời sống thực tại. Nhóm nghiên cứu cần thấy được sự khởi đầu, 6 những phát hiện vĩ đại của Dostoevsky ở phương pháp ứng dụng tâm lý vào sáng tác bằng bút pháp tài tình của mình. Khi đã xác định rõ ràng những mục đích nghiên cứu về đề tài đồng nghĩa với việc nhóm thực hiện báo cáo đã triển khai những vấn đề chính một cách logic, khoa học và cố gắng thực hiện báo cáo nghiên cứu một cách nghiêm túc và hoàn chỉnh nhất. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài mà chúng tôi chọn lựa để nghiên cứu là Tội ác và hình phạt của Dostoevsky qua góc nhìn tâm lý học tội phạm nên đối tượng chúng tôi hướng tới là tiểu thuyết Tội ác và hình phạt của Dostoevsky (bản dịch của Cao Xuân Hạ và Cao Xuân Phố) và những khía cạnh có liên quan trực tiếp tới biểu hiện của tâm lý học tội phạm trong tác phẩm: các khái niệm phổ quát về tâm lý học tội phạm, các vấn đề của tâm lý học tội phạm có thể khai thác trong tác phẩm, vai trò, vị trí của tâm lý học tội phạm nói chung và đối với tác phẩm nói riêng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Do vấn đề chỉ giới hạn trong một tác phẩm cụ thể nên phạm vi nghiên cứu chỉ được giới hạn trong phạm vi hẹp. Vì vậy, chúng tôi giới hạn phạm vi nghiên cứu là vấn đề tâm lý học tội phạm trong tác phẩm Tội ác và hình phạt. Ngoài ra, để báo cáo có sự hoàn thiện nhất cho đề tài nghiên cứu, chúng tôi có sử dụng các tư liệu, tài liệu tham khảo, giáo trình thu thập được có liên quan trực tiếp tới đề tài nghiên cứu này. 5. Phương pháp nghiên cứu Khi nghiên cứu một đề tài khoa học, điều đầu tiên đòi hỏi sinh viên là vốn kiến thức vững chắc về mảng đề tài mà mình nghiên cứu. Hơn thế nữa, sinh viên cần có 7 sự yêu thích, sự say mê tìm tòi, khám phá và đầu tư chỉn chu cho một công trình khoa học quan trọng. 5.1. Phương pháp phân tích: Để hoàn thành đề tài nghiên cứu Tội ác và hình phạt qua góc nhìn tâm lý học tội phạm, chúng tôi tiến hành khảo sát, phân tích văn bản Tội ác và hình phạt từ góc độ lịch sử, góc độ lý luận đến góc độ tâm lý, khía cạnh con người, những tác động từ vấn đề xã hội; kết hợp phân tích các yếu tố của tâm lý học tội phạm áp dụng trong nghiên cứu tác phẩm. 5.2. Phương pháp thu thập và đánh giá tài liệu nghiên cứu Trên cơ sở thu thập các công trình nghiên cứu, các tài liệu có liên quan về tâm lý, tội phạm học, tâm lý học tội phạm, cũng như về Dostoevsky và tiểu thuyết Tội ác và hình phạt, tiến hành phân loại tài liệu dựa theo các tiêu chí, đánh giá và tiếp nhận các ý kiến phù hợp. * Sự hỗ trợ từ giảng viên hướng dẫn: Ngoài những phương pháp trên, để hoàn thành đề tài nghiên cứu một cách tốt nhất, chúng tôi may mắn có sự hỗ trợ, định hướng tỉ mỉ từ PGS.TS Thành Đức Hồng Hà. Sự đồng hành hướng dẫn của cô là một trong những yếu tố không nhỏ tạo nên thành công cho công trình nghiên cứu khoa học này. 6. Ý nghĩa đề tài Chúng tôi đã giới thiệu ngắn gọn những vấn đề, nhận định xoay quanh tác phẩm Tội ác và hình phạt của các tác giả trong và ngoài nước. Từ đó, chúng tôi tiếp thu, học hỏi và phản biện trên tinh thần đối thoại những vấn đề đó để phân tích những phương diện thể hiện rõ ràng việc sử dụng tâm lý học tội phạm trong tác phẩm Tội ác và hình phạt. Đề tài đi sâu vào nghiên cứu về tâm lý học tội phạm trong tác phẩm Tội ác và hình phạt sẽ phần nào đưa đến cho người đọc hiểu thêm một góc nhìn, khía cạnh khác 8 về tác phẩm này. Đồng thời, chúng tôi chỉ ra vị trí vai trò của tâm lý học tội phạm được Dostoevsky sử dụng trong tác phẩm để làm rõ hơn nghệ thuật đặc sắc đã sáng tạo nên cuốn tiểu thuyết tâm lý nổi tiếng của nhà văn Dostoevsky. Qua việc nghiên cứu đề tài, chúng tôi hy vọng sẽ đóng góp một góc nhìn mới mẻ về tác phẩm. Đề tài không chỉ dừng lại ở việc cung cấp thông tin, làm mới cách tiếp cận tác phẩm mà còn đóng góp cho công tác giảng dạy, ứng dụng những lý thuyết của tâm lý học tội phạm vào đời sống, góp phần ngăn chặn những hành vi phạm tội, đảm bảo an ninh trật tự xã hội. 7. Bố cục Bài báo cáo ngoài phần mở đầu, tổng kết, thư mục tham khảo gồm ba chương chính. Cụ thể: Chương 1: Giới thuyết chung về tâm lý học tội phạm (TLHTP) và màu sắc tâm lý học tội phạm trong Tội ác và hình phạt Chương 2: Hành vi phạm tội trong Tội ác và hình phạt Chương 3: Phương thức thể hiện tâm lý học tội phạm trong Tội ác và hình phạt B. NỘI DUNG Chương 1: Giới thuyết chung về tâm lý học tội phạm và màu sắc tâm lý học tội phạm trong Tội ác và hình phạt 1.1. Những vấn đề chung về tâm lý học tội phạm 1.1.1. Một số khái niệm cơ bản 1.1.1.1. Tâm lý tội phạm Có rất nhiều khái niệm nói về Tâm lý tội phạm, trong đó, bao gồm những thuật ngữ có ý nghĩa tương đồng với nó. Tâm lý tội phạm, tâm lý ý thức phạm tội, tâm lý phạm tội là những thuật ngữ có nội dung giống nhau. Đó là tâm lý tiêu cực phản ánh sự tác động của những yếu tố 9 tiêu cực trong môi trường xung quanh đến cá nhân, định hướng, điều khiển, điều chỉnh hành vi phạm tội. Tâm lý tội phạm là trạng thái tư tưởng, tình cảm, suy nghĩ… của tội phạm có liên quan đến việc chuẩn bị và thực hiện tội phạm, sự hình thành tâm lý phạm tội, ý đồ phạm tội và những biện pháp, phương thức thực hiện tội phạm. (Thư viện pháp luật) Tâm lý tội phạm là tâm lý tiêu cực bao gồm các trạng thái, tư tưởng, suy nghĩ… của tội phạm có liên quan đến việc chuẩn bị và thực hiện tội phạm với ý đồ, những biện pháp, phương thức thực hiện tội phạm nhằm phản ánh những tác động của những yếu tố tiêu cực trong môi trường xung quanh đến cá nhân, định hướng, điều khiển, điều chỉnh hành vi phạm tội. 1.1.1.2. Tâm lý người phạm tội Tâm lý người phạm tội giống tâm lý của người không phạm tội ở điểm: trong tâm lý của học đều có cả tâm lý tích cực và tiêu cực nhưng không bao gồm tâm lý tội phạm. Tâm lý người phạm tội khác tâm lý của người không phạm tội ở điểm: trong tâm lý người phạm tội tồn tại tâm lý tội phạm. Như vậy, tâm lý người phạm tội có những điểm giống với tâm lý người không phạm tội, nhưng tồn tại tâm lý tội phạm. 1.1.1.3. Tâm lý học tội phạm Cuối thế kỉ XIX, cùng với sự ra đời của khoa học nghiên cứu về tội phạm, tâm lý học tội phạm – một chuyên ngành tâm lý học chuyên nghiên cứu về tâm lý của những người phạm tội được hình thành. Trải qua các giai đoạn phát triển, tâm lý học tội phạm trở thành một ngành khoa học độc lập nghiên cứu các hiện tượng tâm lý nảy sinh ở người phạm tội, những vấn đề, những quy luật tâm lý liên quan đến hoạt động của tội phạm. Tâm lý học tội phạm là khoa học nghiên cứu những hiện tượng tâm lý nảy sinh trong quá trình hoạt động phạm tội của tội phạm nhằm phòng ngừa, phát hiện và 10 đấu tranh chống tội phạm, góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, an toàn trật tự xã hội. 1.1.2. Vị trí, vai trò của tâm lý học tội phạm 1.1.2.1. Vị trí của tâm lý học tội phạm Tâm lý học tội phạm có vị trí quan trọng trong hệ thống các khoa học pháp lý. Nó là 1 bộ phận cấu thành của tâm lý học pháp lý, nghiên cứu tâm lý người phạm tội cũng như các vấn đề, các khía cạnh tâm lý nảy sinh trong hoạt động phạm tội của tội phạm nhằm giúp cho hoạt động điều tra, xét xử và cải tạo giáo dục người phạm tội có kết quả. Tâm lý học tội phạm có mối quan hệ chặt chẽ với tội phạm học, khoa học điều tra hình sự, tâm lý học nhân cách, tâm lý học hoạt động… Nó được nghiên cứu, xây dựng dựa trên lý luận của các ngành tâm lý học nói trên. 1.1.2.2. Vai trò của tâm lý học tội phạm Tâm lý học tội phạm có vai trò to lớn trong công tác đấu tranh, phòng ngừa tội phạm. Những kết quả nghiên cứu các vấn đề, các quy luật tâm lý nảy sinh trong hoạt động phạm tội của tội phạm đã góp phần nâng cao hiệu quả của các mặt hoạt động này. Việc nghiên cứu tâm lý học tội phạm là cơ sở quan trọng cho việc giáo dục, cải tạo người phạm tội. Nghiên cứu làm rõ đặc điểm tâm lý, nhân cách của đối tượng, bị cáo, phạm nhân cho phép cơ quan có thẩm quyền xây dựng những biện pháp tác động phù hợp, đảm bảo việc thực hiện hóa mục đích của hoạt động điều tra, xét xử và thi hành án. 11 Việc nghiên cứu, hoàn thiện lý luận của tâm lý học tội phạm góp phần quan trọng vào việc xây dựng, bổ sung lý luận cho khoa học điều tra hình sự và khoa học tâm lý pháp lý. 1.1.3. Nguồn gốc của tâm lý học tội phạm 1.1.3.1. Những tác động tiêu cực của môi trường quốc tế Với xu hướng toàn cầu hóa, bên cạnh những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc và những xu thế mới của thời đại, những vấn đề tiêu cực trong môi trường quốc tế cũng có những tác động không nhỏ tới tâm lý tội phạm. Những vấn đề tiêu cực không phải quan trọng nhất nhưng ít nhiều nó đã ảnh hưởng trực tiếp đến những suy nghĩ của người phạm tội, làm cho tâm lý của người tiếp thu trở nên lệch lạc, không còn đúng đắn và dẫn tới hành vi phạm tội. Trong đó, có một số vấn đề trọng tâm cần lưu ý bao gồm: Thứ nhất, các thế lực thù địch tiến hành chống phá nhiều mặt nhằm làm đất nước suy yếu, gây hoang mang trong nội bộ nhân dân. Đây là một trong những thủ đoạn thâm hiểm nhất của kẻ thù, đòi hỏi Nhà nước cần phải có biện pháp ngăn chặn triệt để và quyết liệt, đồng thời, người dân cần phải tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng cầm quyền, của Nhà nước, tránh bị lợi dụng dẫn tới những hành vi phạm tội sai trái. Thứ hai, đế quốc thông tin và chiến tranh tâm lý nhằm đánh vào suy nghĩ, khối óc dựa trên cơ sở tâm lý tuyên truyền: Một điều không đúng sự thật, nhưng cứ nói 100 lần rồi người ta cũng tin đó là sự thật (Luận thuyết của Golben). Trong thời đại công nghệ 4.0, việc thông tin được cập nhật một cách tràn lan là điều không thể tránh khỏi. Chính vì vậy, kẻ thù có thể dễ dàng lợi dụng điểm này để truyền bá những thông tin sai lệch, mang tính phản động. Đối diện với vấn đề này, người dân cần phải tiếp thu thông tin có chọn lọc, không chia sẻ những điều sai trái, cho cho 12 tâm lý lệch lạc, gián tiếp tiếp tay cho mục đích chống phá của kẻ thù, biến bản thân mình thành nạn nhân đồng thời cũng là kẻ phạm tội. Thứ ba, sự khác biệt về mặt văn hóa là vấn đề mang tính chất có xu hướng dẫn đến sự xâm lược về văn hóa. Nếu nền văn hóa dân tộc không chống lại. không giữ gìn bản sắc của mình thì dân tộc đó thực sự bị xâm lược. Nền văn hóa hòa nhập không có sự chắt lọc dẫn tới tâm lý người tiếp nhận hiểu sai và lệch lạc, trở thành tác động dẫn tới hành vi phạm tội. Do đó, đi đôi với bảo vệ, giữ gìn nền văn hóa, mỗi người cũng cần phải tự ý thức về việc “gạn đục khơi trong” trong tiếp thu văn hóa. 1.1.3.2. Hoàn cảnh gia đình và bản thân người phạm tội Gia đình là nơi nuôi dưỡng con người không chỉ về thực trạng thể chất mà con là nơi vun đắp tâm hồn. Khi gia đình không còn là nơi lấy lại cân bằng tâm sinh lý: giải tỏa ấm ức, hẫng hụt, bực bội xảy ra trong cuộc sống, không còn là nhân tố thúc đẩy cá nhân hướng tới cái tích cực thì tâm lý con người bị ảnh hưởng theo chiều hướng xấu đi là điều tất yếu. Ngoài những vấn đề do những yếu tố bên ngoài tác động tới cảm xúc tâm lý, những hoàn cảnh gia đình khác nhau: gia đình không hạnh phúc, cha mẹ lơ là trong việc dạy dỗ con cái… cũng góp phần tác động không nhỏ làm cho người phạm tội có những suy nghĩ tiêu cực không thể kiểm soát. Bản thân người phạm tội là nguyên nhân quan trọng nhất, là nguồn gốc cốt lõi dẫn tới hành vi phạm tội và tâm lý học tội phạm. Tâm lý của người phạm tội bao gồm cả tâm lý tích cực, tiêu cực và cả tâm lý tội phạm. Những tâm lý tiêu cực dường như lấn át tâm lý tích cực, làm nảy sinh tâm lý tội phạm trong nội tại nhận thức của người phạm tội. Người phạm tội do tiếp xúc với những điều không lành mạnh, không thanh lọc trong quá trình tiếp nhận dẫn tới tâm lý bị lệch lạc, suy nghĩ sai lầm, không đúng đắn, lại không được sự chỉ bảo, dạy dỗ từ phía gia đình nên họ không thể nhận thức được điều mình nghĩ và làm là sai trái. Chính điều này đã tạo điều kiện cho việc nghiên cứu tâm lý học tội phạm dựa trên bản thân người phạm 13 tội bị tâm lý tiêu cực chi phối cả suy nghĩ và hành động của họ. Đây cũng là yếu tố quyết định dẫn tới hành vi phạm tội của người phạm tội. 1.1.3.3. Ảnh hưởng của nhóm không chính thức tiêu cực Ảnh hưởng của nhóm không chính thức tiêu cực đến cá nhân người phạm tội được biểu hiện theo cơ chế: do áp lực của thủ lĩnh, áp lực số đông; sự khẳng định của cá nhân trong nhóm; các cá nhân lĩnh hội lẫn nhau nhiều mặt, nhất là phương thức hành động do một người lựa chọn tỏ ra có hiệu quả để đạt được mục tiêu cá nhân. Vì cơ chế trên, khi cá nhân đã tham gia vào nhóm không chính thức tiêu cực thì sự lây nhiễm, hình thành và gia tăng tâm lý tiêu cực ngày càng nhanh chóng. Cá nhân đó sẽ không tự ý thức được việc bảo vệ bản thân trong ảnh hưởng của nhóm, gây ra những hành vi phạm tội. 1.1.4. Nhân cách người phạm tội 1.1.4.1. Định nghĩa Có rất nhiều định nghĩa về nhân cách. Đề tài khoa học thuộc chương trình khoa học công nghệ cấp Nhà nước KX – 07 Con người Việt Nam mục tiêu của sự phát triển kinh tế xã hội đã quan niệm: Nhân cách là sự phù hợp giữa hệ giá trị, thang đo và thước đo giá trị của cá nhân với xã hội – sự phù hợp càng cao thì nhân cách càng lớn. Điều này có thể suy ra: nhân cách gồm những giá trị xã hội – những điều tốt đẹp được xã hội thừa nhận và người nào cũng có nhân cách, chỉ khác nhau ở mức độ phù hợp với hệ giá trị, thang đo và thước đo giá trị của cá nhân đối với xã hội. Và như vậy, ta có thể cắt nghĩa quan niệm như trên và suy ra rằng: Nhân cách của người phạm tội là nhân cách thiếu sự phù hợp với hệ giá trị, thước đo và thang đo giá trị của cá nhân với xã hội, bị “lấn át” bởi tâm lý tội phạm. “Lấn át” được hiểu là khi tâm lý tội phạm chi phối nhân cách trong tình huống, hoàn cảnh phạm tội. 14 Điều này có tính chất “thường xuyên”, kiểu lấn át này thường thấy ở kẻ phạm tội tái phạm nhiều lần, có sự chuyên nghiệp trong hoạt động phạm tội. Quá trình nghiên cứu tâm lý học tội phạm được chú ý xem xét sự tương tác giữa cá nhân với tình huống, hoàn cảnh với môi trường xung quanh. Từ “lấn át” ở định nghĩa trên về nhân cách người phạm tội cũng thể hiện quan niệm này. Vì vậy, nhân cách người phạm tội được phân loại như sau: Thứ nhất là loại hình nhân cách người phạm tội tình huống. Người có nhân cách loại này thường có hành vi phạm tội xảy ra trong hoàn cảnh xung đột, hành vi phạm tội xảy ra tựa như kích thích - phản ứng. Loại người có nhân cách này thường chỉ có vài phẩm chất tâm lý tiêu cực mà trong tình huống nhất định đã thúc đẩy cá nhân phạm tội. Thứ hai là loại hình nhân cách phạm tội do pháp luật không nghiêm. Ở đây, người phạm tội có lối sống lệch chuẩn trong sự tác động của tình trạng pháp luật lỏng lẻo, khiến cho họ có tâm lý lợi dụng hoàn cảnh để thực hiện hành vi phạm tội. Thứ ba là loại hình nhân cách phạm tội có hệ thống. Người có nhân cách loại hình phạm tội này họ không chỉ lợi dụng hoàn cảnh mà còn tạo ra hoàn cảnh, tìm cách vượt qua trở ngại để thực hiện hành vi phạm tội và hành vi phạm tội như trở thành thói quen của họ. Có thể thấy, những loại hình nhân cách không chỉ giúp cơ quan điều tra phân loại tội phạm mà còn giúp ích rất nhiều cho công tác nghiên cứu khác về tâm lý học tội phạm. 1.1.4.2. Quá trình hình thành và suy thoái nhân cách của người phạm tội Nhân cách người phạm tội là kết quả của quá trình hình thành nhân cách có những khiếm khuyết, lệch chuẩn hoặc quá trình suy thoái nhân cách. Trong đó, có thể chia quá trình này thành các giai đoạn như sau: Quá trình hình thành nhân cách có những khiếm khuyết, lệch chuẩn bao gồm các biểu hiện từ sự nhàn rỗi sau đó tìm kiếm nguồn mua vui, tụ tập thành nhóm không 15 chính thức mang tính chất trung tính bề ngoài hoặc nhóm không chính thức tiêu cực, thực hiện hành vi phạm tội và dẫn đến phạm tội. Ở quá trình này, khi thấy cá nhân ở giai đoạn nào thì phải có biện pháp khắc phục, nếu không, dễ có nguy cơ chuyển nhanh tiến gần đến phạm tội nghiêm trọng. Quá trình hình thành nhân cách có những khiếm khuyết, lệch chuẩn ở trên thường bắt gặp ở lứa tuổi thanh, thiếu niên phạm tội. Tuy nhiên, không phải tất cả thánh, thiếu niên phạm tội đều trải qua đầy đủ các giai đoạn trên, có những cá nhân chỉ trải qua một vài giai đoạn. Nếu ở cá nhân nào xuất hiện càng nhiều dấu hiệu của quá trình đó thì càng dễ có nguy cơ dẫn tới phạm tội. Với quá trình suy thoái nhân cách, quá trình này bao gồm các quy luật cụ thể. Ở quy luật thứ nhất, sự phát triển tâm lý tiêu cực theo hướng dao động dần, tức là sự vi phạm chuẩn mực thông thường làm cho những vi phạm chuẩn mực khác dễ dàng hơn theo chiều hướng ngày càng xấu đi. Ở quy luật thứ hai, sự phát triển tâm lý hành vi tiêu cực theo tuyến ứng xử. Giả sử, hành vi trộm cắp vặt khi không được phát hiện và xử lý kịp thời thì sẽ dễ có chiều hướng thực hiện hành vi trộm cắp với quy mô lớn hơn và nghiêm trọng hơn. Như vậy, nhân cách người phạm tội mang tính quyết định và chi phối tới quá trình phạm tội của người phạm tội. 1.1.5. Các quan điểm chi phối hành vi phạm tội 1.1.5.1. Quan điểm của Phân tâm học Theo quan điểm của phân tâm học, hành vi do nguồn năng lượng tình dục (libido) bị chèn ép tạo ra và quyết định. Theo S.Freud: “Tất cả cái gì ta có được ở con người, dù trong đó có kết quả của giáo dục, chỉ là nguồn năng lượng tình dục (libido) quá mạnh bị chèn ép tạo ra mà thôi”. Người phạm tội phải chăng do năng lực tình dục (libido) quá mạnh và thoát ra không hợp lý (do cái tôi và cái siêu tôi chấp nhận). 16 Trong tâm lý học, việc đánh giá học thuyết của S. Freud còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Chúng ta có thể kế thừa “hạt nhân hợp lý” trong quan điểm của S.Freud về cội nguồn của hành vi, về mâu thuẫn, xung đột trong cái bản năng và cái xã hội, về kinh nghiệm được nội tâm hóa với các cảm giác có tội hay tự hào, giúp cá nhân hành động theo các giá trị xã hội. Những vấn đề này có ý nghĩa rất lớn trong nghiên cứu hành vi, đặc biệt là hành vi phạm tội. Chúng ta tiếp cận quan điểm làm cơ sở cho nghiên cứu, nhưng chắt lọc những khía cạnh nền tảng phù hợp thay vì áp dụng toàn bộ quan điểm bao gồm cả những chất liệu không cần thiết. 1.1.5.2. Các quan điểm khác của tâm lý học Quan điểm của Tâm lý học hành vi Tâm lý học hành vi coi hành vi chỉ đơn thuần là phản ứng trả lời kích thích: S => R, không thừa nhận có sự tồn tại của tâm lý, ý thức và sự tác động của nó đối với hành vi người. Như vậy, cái hạt nhân hợp ký của thuyết hành vi là ở chỗ: Môi trường có vai trò khơi dậy, kích thích hành vi. Trong môi trường điều kiện hóa chẳng hạn bị kiểm soát chặt chẽ thì hành vi người có thể diễn ra theo công thức S => R. Tuy nhiên, quan niệm của thuyết hành vi với công thức S => R khó có thể lý giải được. Cùng một kích thích (S) nhưng lại cho các phản ứng (R) khác nhau liên quan tới yếu tố thuộc về chủ thể phản ứng, nó không thể đơn thuần lý giải hành vi người trong điều kiện thiếu hoặc tồn tại sự lỏng lẻo trong kiểm soát xã hội. Quan điểm của Tâm lý học nhân văn Nhu cầu của con người được sắp xếp theo một thứ bậc nhất định từ thấp đến cao: bậc thấp nhất là nhu cầu sinh lý, bậc thứ hai là nhu cầu an toàn, bậc thứ ba là nhu cầu được yêu thương, bậc thứ tư là nhu cầu được quý trọng và bậc cao nhất là nhu cầu thể hiện, khẳng định mình. Con người thường có xu hướng tìm cách thỏa mãn 17 nhu cầu bậc thấp nhất trước và khi nhu cầu này được thỏa mãn thì nhu cầu bậc cao hơn sẽ xuất hiện và thúc đẩy con người hoạt động để thỏa mãn nó. Quan điểm trên của Tâm lý học nhân văn cho thấy tầm quan trọng của các bậc nhu cầu người đối với hành vi người nói chung và hành vi phạm tội nói riêng. Nó lý giải phần nào và góp phần chứng minh câu nói của C.Mác: “Con người phải nghĩ đến tồn tại đã, sau mới làm ra lịch sử”. Hạn chế của quan điểm này ở chỗ họ dựa trên quan điểm nhìn nhận hành vi người ở góc độ cá nhân mà bỏ qua sự chi phối của cộng đồng xã hội đến hành vi cá nhân. Năm 1895, Gustave Le Bon đã nghiên cứu và viết về đám đông - một trong những hình thức tồn tại của cộng đồng người đã chỉ ra rằng: đám đông bao giờ cũng vô thức, dù ở bất cứ đám đông nào, dù cá nhân hợp thành nó như thế nào thì khi tham gia đám đông, lập tức tính cách hay trí tuệ của từng cá nhân trong đó hoàn toàn biến đổi, họ hành động hoàn toàn theo những quy luật khác. Từ vấn đề trên cho thấy, hành vi cá nhân chịu áp lực rất lớn của cộng đồng người. Bởi vậy, khi lý giải hành vi phạm tội của cá nhân không thể chỉ chú ý đến việc “trị liệu” cá nhân mà cần xem xét kỹ lưỡng căn nguyên mang tính cộng đồng. Quan điểm của Tâm lý học hoạt động Các nhà Tâm lý học hoạt động đều thống nhất cho rằng: Tâm lý có vai trò định hướng, điều khiển, điều chỉnh hành vi. Việc nhìn nhận tâm lý người đối với hành vi vi phạm pháp luật nói chung và hành vi phạm tội nói riêng sẽ ở các góc độ khác nhau bao gồm: Coi ý thức là chức năng tâm lý cấp cao chỉ có ở người và hành vi đặc trưng của người hành vi do ý thức định hướng, điều khiển, điều chỉnh; vai trò của định hướng giá trị đối với hành vi nói chung và hành vi phạm tội nói riêng; nhìn nhận vai trò của tâm lý đối với hành vi phạm tội khi có sự xuất hiện đối tượng khách quan có khả năng thỏa mãn nhu cầu chủ thể. Như vậy, trường phái Tâm lý học hoạt động cho rằng hành vi người nói chung và hành vi phạm tội nói riêng là do chính tâm lý, ý thức của con người định hướng, 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan