Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Tổ chức và hoạt động của thanh tra giao thông vận tải – từ thực tiễn sở giao thô...

Tài liệu Tổ chức và hoạt động của thanh tra giao thông vận tải – từ thực tiễn sở giao thông vận tải thành phố hà nội

.PDF
119
398
145

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT VŨ THỊ TRUNG Tæ CHøC Vµ HO¹T §éNG CñA THANH TRA GIAO TH¤NG VËN T¶I Tõ THùC TIÔN Së GIAO TH¤NG VËN T¶I THµNH PHè Hµ NéI LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2017 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT VŨ THỊ TRUNG Tæ CHøC Vµ HO¹T §éNG CñA THANH TRA GIAO TH¤NG VËN T¶I Tõ THùC TIÔN Së GIAO TH¤NG VËN T¶I THµNH PHè Hµ NéI Chuyên ngành: Luật Hiến pháp - Luật Hành chính Mã số: 60 38 01 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN MẠNH HÙNG HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Vũ Thị Trung MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục hình vẽ MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA GIAO THÔNG VẬN TẢI Ở VIỆT NAM .......10 1.1. 1.1.1. 1.1.2. 1.2. 1.3. Quan niệm về thanh tra nhà nƣớc và thanh tra giao thông vận tải ............................................................................................... 10 Quan niệm về thanh tra nhà nước ..................................................... 11 Quan niệm về thanh tra giao thông vận tải ....................................... 20 Tổ chức cơ quan thanh tra giao thông vận tải trong bộ máy hành chính nhà nƣớc ............................................................. 23 Các hình thức hoạt động thanh tra giao thông vận tải ............... 27 1.4. Vai trò của thanh tra giao thông vận tải trong quản lý hành chính nhà nƣớc...................................................................... 32 1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả tổ chức và hoạt động thanh tra giao thông vận tải ............................................................ 37 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI HÀ NỘI .............. 45 2.1. 2.1.1. 2.1.2. 2.2. Thực trạng cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở giao thông vận tải Hà Nội ...................................... 45 Ưu điểm của cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở giao thông vận tải Hà Nội ...................................................... 48 Nhược điểm của cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở giao thông vận tải Hà Nội........................................... 51 Thực trạng về cơ cấu tổ chức của Thanh tra Sở giao thông vận tải Hà Nội ................................................................................. 54 2.3. Trạng hoạt động của Thanh tra Sở giao thông vận tải Hà Nội trong những năm gần đây ...................................................... 59 Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG THANH TRA SỞ GIAO THÔNG VẬN TẢI HÀ NỘI .................................................................................... 84 3.1. 3.1.1. 3.1.2. 3.2. 3.2.1. 3.2.2. 3.2.3. 3.2.4. 3.2.5. 3.2.6. Phƣơng hƣớng đảm bảo tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở giao thông vận tải Hà Nội................................................... 84 Phương hướng hoàn thiện tổ chức của Thanh tra Sở giao thông vận tải Hà Nội .................................................................................. 85 Phương hướng hoàn thiện về hoạt động của Thanh tra Sở giao thông vận tải Hà Nội ........................................................................ 87 Giải pháp đảm bảo tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở giao thông vận tải Hà Nội .............................................................. 91 Hoàn thiện cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở giao thông vận tải Hà Nội ...................................................... 91 Hoàn thiện tổ chức bộ máy và củng cố, kiện toàn đội ngũ công chức Thanh tra Sở giao thông vận tải Hà Nội .................................. 96 Chấn chỉnh công tác của Thanh tra Sở theo hướng tăng cường hoạt động thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật chuyên ngành; hạn chế thực hiện kiểm tra, giám sát đối với cơ quan, tổ chức trong lĩnh vực/ngành ........................................................................ 97 Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc và chế độ, chính sách đãi ngộ đối với công chức Thanh tra Sở giao thông vận tải Hà Nội ................................................................ 98 Tăng cường sự phối hợp trong hoạt động của Thanh tra Sở giao thông vận tải với các cơ quan hữu quan ................................... 99 Tăng cường công tác thanh tra, phát hiện và xử lý vi phạm của Thanh tra Sở giao thông vận tải ..................................................... 102 KẾT LUẬN .................................................................................................. 106 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 109 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT GPLX: Giấy phép lái xe GTVT: Giao thông vận tải KDVT: Kinh doanh vận tải UBND: Ủy ban nhân dân DANH MỤC HÌNH VẼ Số hiệu Tên hình Trang Hình 1.1. Sơ đồ tổ chức thanh tra ngành giao thông vận tải hiện nay 25 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến việc lãnh đạo, chỉ đạo cải cách nền hành chính nhà nước, nhằm xây dựng một nền hành chính dân chủ, trong sạch, chuyên nghiệp, vững mạnh, từng bước hiện đại; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy hành chính nhà nước nhằm đáp ứng các yêu cầu quản lý cụ thể trong mỗi giai đoạn phát triển. Đồng thời, xây dựng một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa: của dân, do dân, vì dân; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đủ năng lực và phẩm chất hoàn thành nhiệm vụ được giao. Quản lý hành chính nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm trật tự của xã hội, duy trì sự phát triển xã hội; vì vậy, nâng cao chất lượng hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước là yêu cầu và mong muốn của mọi quốc gia. Trong đó, thanh tra nhà nước - một trong những chức năng thiết yếu của quản lý hành chính Nhà nước, đã góp phần hoàn thiện bộ máy Nhà nước, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của nền hành chính quốc gia. Tại Hội nghị thanh tra toàn miền Bắc ngày 14 tháng 3 năm 1972, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nhấn mạnh: Thanh tra là một loại công việc cực kỳ trọng yếu, không thể thiếu; các cơ quan lãnh đạo của Đảng và Nhà nước dứt khoát phải tổ chức tốt công tác thanh tra, phải có người làm tai mắt cho mình, thường xuyên mắt phải thấy, tai phải nghe công việc chung và những công việc trọng yếu có chạy đều không, có cái gì không tốt, ở chỗ nào không tốt, do đâu mà không tốt và từ đó giúp cho người lãnh đạo kịp thời phát hiện vấn đề, giải quyết vấn đề, phát huy cái đúng, sửa cái sai. Không thấy tầm quan trọng, ý nghĩa trọng yếu, vị trí và tác dụng của thanh tra là không đúng, rất không đúng. 1 Thanh tra giao thông vận tải là một trong những chức năng thiết yếu và không thể thiếu của quản lý hành chính nhà nước về giao thông vận tải nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời những sai phạm; kiến nghị các cơ quan thẩm quyền khắc phục những khiếm khuyết và tồn tại trong công tác quản lý; sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách, pháp luật trong lĩnh vực giao thông vận tải. Thanh tra giao thông vận tải góp phần đảm bảo thực hiện chính sách, pháp luật; đảm bảo trật tự an toàn giao thông; thực hiện công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo… Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội, góp phần tăng cường trật tự kỷ cương trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Trong những năm qua, thanh tra nhà nước nói chung và thanh tra ngành giao thông vận tải nói riêng đã củng cố, kiện toàn bộ máy và hoạt động để có những đóng góp thiết thực đối với công tác quản lý hành chính nhà nước trong lĩnh vực giao thông vận tải. Tuy nhiên, bên cạnh những tích cực thì còn tồn tại một số mặt hạn chế nhất định trong công tác tổ chức bộ máy và hoạt động của thanh tra giao ngành thông vận tải. Với những lý do trên mà việc chọn đề tài “Tổ chức và hoạt động của Thanh tra giao thông vận tải - từ thực tiễn Sở giao thông vận tải thành phố Hà Nội” để nghiên cứu làm luận văn thạc sỹ là cần thiết và đáp ứng những yêu cầu của thực tiễn đặt ra ở Việt Nam hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Tính đến thời điểm hiện tại đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, nhiều bài viết chuyên khảo trên các Báo thanh tra, Tạp chí thanh tra hoặc các Báo, Tạp chí chuyên ngành đề cập đến tổ chức và hoạt động của thanh tra ở những khía cạnh và mức độ khác nhau. Trong đó có những công trình nghiên cứu như sau: 2 Thứ nhất, về các đề tài nghiên cứu khoa học. Đề tài khoa học cấp bộ: “Đổi mới tổ chức và hoạt động hệ thống thanh tra Nhà nước theo hướng cải cách hành chính”, năm 1996 (Chủ nhiệm đề tài: Trần Đức Lượng, Vụ trưởng vụ thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo khối kinh tế tổng hợp – Thanh tra Nhà nước). Đề tài phân tích những hạn chế, bất cập về tổ chức và hoạt động của các cơ quan thanh tra từ đó đưa ra những phương hướng nhằm đổi mới hệ thống thanh tra phù hợp với công cuộc cải cách hành chính lúc bấy giờ. Đề tài khoa học độc lập cấp Nhà nước: “Hoàn thiện cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát ở Việt Nam” (Chủ nhiệm đề tài: Trần Đức Lượng, Vụ trưởng vụ thanh tra kinh tế II – Thanh tra Nhà nước, nghiệm thu 2002). Đề tài đánh giá được thực trạng của các cơ quan, tổ chức có chức năng thanh tra, trong đó tác giả chỉ ra và phân tích ba hoạt động thanh tra còn chồng chéo nhau. Ngoài ra, còn có đề tài khoa học cấp bộ trọng điểm: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác thanh tra”(Chủ nhiệm đề tài: Quách Lê Thanh, Tổng thanh tra, Thanh tra chính phủ, nghiệm thu tháng 05/2006). Thứ hai, sách chuyên khảo. “Những vấn đề pháp lý cơ bản của v ii c đổi mới t ổ chức và hoạt độ̣ng của Thanh tra nhà nước ở Vii t Nam” (1998); Phó tiến sỹ Luật học Phạm Tuấn Khải, Nhà xuất bản Công an nhân dân Hà Nội. “Kỷ yếu khoa học thanh tra” từ tập 1 đến tập 8 của Viện Khoa học thanh tra phát hành năm 2003. “Cơ chế giám sát, kiểm toán và thanh tra ở Việt Nam” do Viện Khoa học thanh tra phối hợp với Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản năm 2004. Thứ ba, các đề tài luận án, luận văn đã bảo vệ. Luận án Tiến sỹ Luật học,tác giả Nguyễn Văn Tuấn: “Vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp 3 ở Việt Nam” (2015) - Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh; Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Đinh Văn Mậu. Luận án đã nghiên cứu những vấn đề pháp lý cơ bản về các cơ quan thanh tra nhà nước, vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp. Tác giả nêu ra những yêu cầu khách quan nhằm phát huy vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp; từ đó đưa ra quan điểm và giải pháp phát huy vai trò của các cơ quan thanh tra nhà nước trong kiểm soát việc thực hiện quyền hành pháp. Luận án tiến sỹ luật học, tác giả Nguyễn Thị Thương Huyền: “Hoàn thiện pháp luật thanh tra trong giai đoạn hiện nay” (2009) – Viện Nhà nước và pháp luật. Luận án đã phân tích cơ sở lý luận cơ bản về hoàn thiện pháp luật thanh tra và những nội dung cơ bản của pháp luật thanh tra; đưa ra những nhận xét về sự hình thành và phát triển của pháp luật thanh tra từ khi có nhà nước dân chủ nhân dân. Đồng thời, tác giả cũng đánh giá về thực trạng pháp luật thanh tra và việc thực hiện pháp luật thanh tra ở nước ta; đề xuất những kiến nghị hoàn thiện pháp luật thanh tra thông qua phân tích những yêu cầu khách quan. Luận văn thạc sỹ, tác giả Dương Hương Liên: “Tổ chức và hoạt động của các cơ quan thanh tra Nhà nước trong giai đoạn hiện nay” (2009); Khoa luật – Đại học quốc gia Hà Nội. Luận văn trình bày những vấn đề pháp lý cơ bản; quá trình hình thành và phát triển của các cơ quan thanh tra nhà nước ở Việt Nam. Tác giả đi vào phân tích thực trạng về tổ chức và hoạt động của các cơ quan thanh tra nhà nước, chủ yếu là các cơ quan thanh tra trực thuộc cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền; từ đó đề xuất một số quan điểm, phương hướng và giải pháp đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan thanh tra; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động thanh tra nhằm đáp ứng nhu cầu mở cửa, hội nhập quốc tế; xây dựng đồng bộ và hoàn thiện hệ 4 thống pháp luật về thanh tra; nâng cao năng lực, phẩm chất đội ngũ cán bộ; tăng cường phối hợp giữa các cơ quan thanh tra với các cơ quan có chức năng kiểm tra, thanh tra, giám sát, các tổ chức đảng và các tổ chức xã hội khác. Luận án Phó tiến sỹ khoa học Luật học, tác giả Phạm Tuấn Khải: “Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề đổi mới tổ chức và hoạt động của thanh tra nhà nước ở Việt Nam”(1996); Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn – Đại học quốc gia Hà Nội; Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS luật học Nguyễn Niên, Phó tiến sỹ luật học Lê Bình Vọng. Luận án đặc biệt nhấn mạnh nội dung thanh tra – chức năng thiết yếu của quản lý hành chính nhà nước, đề cập đến thực trạng của việc tổ chức hoạt động của thanh tra nhà nước. Từ đó đưa ra những kiến nghị về đổi mới cơ bản hệ thống tổ chức thanh tra nhà nước theo nguyên tắc “thanh tra nằm trong bộ máy hành pháp nhưng độc lập tương đối với hành pháp”; những kiến nghị đổi mới hệ thống pháp luật về thanh tra, trong đó đặc biệt chú trọng tăng thêm quyền hạn cho các tổ chức thanh tra, hoàn thiện hình thức, phương pháp và quy chế thanh tra viên. Ngoài ra, còn có các luận văn thạc sỹ như sau: Phùng Viết Long, (2014): “Thực hiện pháp luật trong lĩnh vực trật tự, giao thông đường bộ trên địa bàn thành phố Hà Nội”, Luận văn thạc sỹ, Khoa luật – Đại học quốc gia Hà Nội. Lê Tuấn Anh (2013): “Áp dụng pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thanh tra ngành giao thông vận tải trên địa bàn Thủ đô” Luận văn thạc sỹ, Khoa luật – Đại học quốc gia Hà Nội. Thứ tư, các bài nghiên cứu đăng trên Báo, tạp chí, Website. Nguyễn Đình Bính - Vụ Pháp chế Thanh tra Chính phủ (2007), “Một số vấn đề hoàn thiện hệ thống pháp luật về thanh tra”, Tạp chí Thanh tra, số 01/2007. Vũ Văn Chiến (2008), “Hoạt động thanh tra hành chính - Thực trạng và giải pháp”, Tạp chí Thanh tra; số 03,04/2008. 5 Ths. Nguyễn Văn Tuấn_Trưởng phòng, Vụ Pháp chế - Thanh tra Chính phủ: Bàn về vai trò của thanh tra trong bộ máy nhà nước, Tạp chí điện tử thanh tra(thanhtravietnam.vn), Ngày đăng: 17/06/2014, Truy cập: 15/03/2017. ThS. Hồ Thị Thu An, Trưởng phòng, Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ: “Một số khó khăn, vướng mắc trong thực hiện pháp luật về thanh tra chuyên ngành”, Đăng trên Website: Viện khoa học thanh tra, ngày 8 tháng 9 năm 2015, truy cập: ngày 15/03/2017. ThS. Văn Tiến Mai, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Thanh tra Chính phủ:Một số vướng mắc trong thực hiện Luật Thanh tra năm 2010 và giải pháp khắc phục, Đăng trên website: Viện khoa học thanh tra, ngày 8 tháng 8 năm 2012, truy cập: ngày 15/03/2017. Bên cạnh đó, còn có các bài viết liên quan trên tạp chí như: Tạp chí Thanh tra, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Tạp chí Xây dựng Đảng... Những công trình nghiên cứu trước đây đã làm sáng tỏ nhiều vấn đề về thanh tra cũng như tiếp cận vấn đề ở nhiều khía cạnh khác nhau về tổ chức và hoạt động của thanh tra nhà nước nói chung. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình chuyên khảo nào nghiên cứu một cách toàn diện, chuyên sâu về lý luận và thực tiễn về tổ chức và hoạt động của Thanh tra giao thông vận tải ở cấp độ Luận văn thạc sỹ. Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Tổ chức và hoạt động của Thanh tra giao thông vận tải - từ thực tiễn Sở giao thông vận tải thành phố Hà Nội” vừa có tính mới, tính lý luận và thực tiễn nhằm đáp ứng những yêu cầu trong tình hình hiện nay ở Việt Nam. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn Mục đích của luận văn là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về tổ chức và hoạt động thanh tra giao thông vận tải; để đưa ra những ưu điểm, hạn chế về tổ chức và hoạt động Thanh tra Sở giao thông vận tải Hà 6 Nội; tìm ra những nguyên nhân của những hạn chế đó; đưa ra phương hướng, giải pháp đảm bảo cho tổ chức và hoạt động thanh tra giao thông vận tải. Để đạt được mục đích đặt ra, nhiệm vụ của luận văn này là phân tích, làm rõ cơ sở lý luận về tổ chức và hoạt động thanh tra giao thông vận tải về cơ cấu tổ chức, hình thức hoạt động, vai trò của thanh tra giao thông vận tải trong quản lý hành chính nhà nước, các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tổ chức và hoạt động thanh tra giao thông vận tải; nghiên cứu và đánh giá về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở GTVT Hà Nội, từ đó đưa ra những phương hướng và giải pháp nhằm đảm bảo cho tổ chức và hoạt động Thanh tra Sở GTVT Hà Nội. 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật nói chung và Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác thanh tra nói riêng. Phương pháp nghiên cứu trong luận văn là phương pháp tư duy trừu tượng, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê,phương pháp so sánh nhằm làm rõ các vấn đề mang tính lý luận về tổ chức và hoạt động của Thanh tra giao thông vận tải; đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở giao thông vận tải Hà Nội. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Về đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hệ thống văn bản pháp luật về thanh tra nói chung và thanh tra ngành giao thông vận tải nói riêng; tổ chức và hoạt động Thanh tra Sở giao thông vận tải Hà Nội. Về phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung khảo sát, phân tích làm rõ những vấn đề lý luận 7 cơ bản thanh tra giao thông vận tải; về tổ chức và hoạt động của cơ quan thanh tra giao thông vận tải. Từ đó, đưa ra những ý kiến đánh giá những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế đó về tổ chức và hoạt động thanh tra giao thông vận tải thành phố Hà Nội hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất phương hướng và giải pháp đảm bảo cho tổ chức và hoạt động trong công tác thanh tra. Việc nghiên cứu đề tài luận văn được tiến hành trên cơ sở các văn bản pháp luật từ Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh, Nghị định, Thông tư và các văn kiện của Đảng đề cập đến vấn đề này cho đến các công trình nghiên cứu khoa học gần đây như Luận án Tiến sĩ, Luận văn Thạc sĩ, đề tài khoa học, sách chuyên khảo, bài nghiên cứu được đăng trên các tạp chí khoa học. Đồng thời, việc nghiên cứu đề tài luận văn còn dựa trên cơ sở tổng hợp các số liệu thống kê trong báo cáo Hội nghị đại biểu cán bộ, công chức; kết quả tổ chức và hoạt động Thanh tra Sở giao thông vận tải Hà Nội trong những năm gần đây. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận văn Luận văn là công trình nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện và chuyên sâu về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở giao thông vận tải ở nước ta, do đó có thể là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu, sinh viên pháp lý khi nghiên cứu về những vấn đề có liên quan. Luận văn đi sâu vào phân tích, đánh giá thực trạng về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở giao thông vận tải Hà Nội; đồng thời chỉ ra những ưu điểm về hạn chế từ đó làm cơ sở cho việc xác định phương hướng và đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả tổ chức và hoạt động Thanh tra Sở giao thông vận tải. Luận văn có ý nghĩa tham khảo cho việc nghiên cứu và xây dựng Chiến lược phát triển ngành thanh tra trong thời gian tới ở nước ta. 8 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo thì luận văn gồm 03 chương như sau:  Chương 1. Khái quát chung về tổ chức và hoạt động của thanh tra giao thông vận tải ở Việt Nam.  Chương 2. Thực trạng tổ chức và hoạt động của Thanh tra Sở giao thông vận tải Hà Nội.  Chương 3. Phương hướng và giải pháp đảm bảo cho tổ chức và hoạt động Thanh tra Sở giao thông vận tải Hà Nội. 9 Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA THANH TRA GIAO THÔNG VẬN TẢI Ở VIỆT NAM 1.1. Quan niệm về thanh tra nhà nƣớc và thanh tra giao thông vận tải Trước Cách mạng Tháng 8 năm 1945, ở nước ta dưới các triều đại phong kiến chưa có cơ quan với tên gọi là “Thanh tra” nhưng đã xuất hiện chức danh “Ngự sử đài” với vai trò thực hiện giám sát; thay mặt Vua giải quyết những khiếu kiện của dân và kiểm tra việc cai trị của quan lại địa phương. Giai đoạn từ Cách mạng Tháng 8 năm 1945 đến năm 2010: Từ khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thành lập, nhận thức được sự cần thiết của cơ chế thanh tra, giám sát nên ngày 23/11/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh 64-Sắc lệnh thành lập Ban thanh tra đặc biệt và Tòa án đặc biệt với thẩm quyền lớn, hoạt động hiệu quả trong tình hình chính trị ổn định của nước ta bấy giờ. Với Sắc lệnh 64, lần đầu tiên thuật ngữ “Thanh tra” được ghi nhận trong văn bản quy phạm pháp luật ở nước ta lúc bấy giờ. Ngày 19/12/1945 Sắc lệnh 138b được ban hành quy định Ban Thanh tra Chính phủ thay thế cho Ban thanh tra đặc biệt. Thời kì từ năm 1949 đến 1970 miền Bắc vừa đi vào xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa chi viện cho chiến trường miền Nam, do đó hoạt động thanh tra chưa được chú trọng. Cho đến giữa năm 1970 đến năm 1990 do chuyển biến tích cực của tình hình thì hoạt động thanh tra được chú trọng hơn thể hiện ở việc từng bước bổ sung và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về tổ chức và hoạt động thanh tra như: Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ủy ban thanh tra Chính phủ (1977), Nghị quyết 26-HĐBT ngày 15 tháng 2 năm 1984 của Hội đồng bộ trưởng về việc tăng cường tổ chức thanh tra và nâng cao hiệu lực thanh tra,…. Thời kỳ từ năm 1990 đến 2010, các pháp lệnh về thanh tra được ban hành tuy nhiên sau nhiều năm thực hiện 10 đã bộc lộ những hạn chế do đó ngày 15 tháng 6 năm 2004, Quốc hội thông qua Dự án Luật thanh tra - văn bản có giá trị pháp lý cao nhất lúc bấy giờ về tổ chức và hoạt động thanh tra. Giai đoạn từ năm 2010 đến nay, Luật thanh tra 2010 đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 15 tháng 11 năm 2010 đã kế thừa các quy định tiến bộ của Luật Thanh tra năm 2004; tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các nước trên thế giới về công tác thanh tra, đồng thời khắc phục được những hạn chế của Luật thanh tra 2004. Như vậy, có thể nói trải qua các thời kỳ lịch sử, Nhà nước luôn cần có thanh tra để góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động quản lý hành chính nhà nước; thực hiện phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật. Đồng thời phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật từ đó kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. 1.1.1. Quan niệm về thanh tra nhà nước Theo từ điển Tiếng Việt, Viện ngôn ngữ Việt Nam, Nhà xuất bản NXB Văn hóa thông tin (năm 2013) thì “Thanh tra là: 1. điều tra, xem xét để làm rõ; 2. Người làm nhiệm vụ thanh tra” [37, tr.577]. Theo Từ điển Luật học, thanh tra "là sự tác động của chủ thể đến đối tượng đã và đang thực hiện thẩm quyền được giao nhằm đạt được mục đích nhất định". Theo quan niệm của TS. Phạm Tuấn Khải thì: Thanh tra là sự tác động của chủ thể đến đối tượng đã và đang thực hiện thẩm quyền được giao nhằm đạt được mục đích nhất định – sự tác động có tính trực thuộc [12, tr.13] hay: Thanh tra là sự kiểm 11 tra, kiểm soát sự tuân thủ, thực hiện đúng đắn; xem xét nhằm phát hiện sự có mặt, hoặc tìm dấu hiệu của tình trạng không có hiệu quả; chỉ sự kiểm soát việc ra vào một khu vực nào đó [12, tr.14]. Hiện nay, trong các văn bản pháp luật, sách báo khoa học pháp lý hay trong đời sống, thường xuất hiện thuật ngữ “kiểm tra” tồn tại song song với thuật ngữ “thanh tra, giữa chúng có mối quan hệ qua lại và gắn bó với nhau. Kiểm tra và thanh ra đều là những công cụ quan trọng, một chức năng chung của quản lý hành chính Nhà nước, là hoạt động mang tính chất “phản hồi” của quản lý hành chính nhà nước. Nếu hiểu theo nghĩa hẹp thì thanh tra là một loại hình đặc biệt của kiểm tra, ngược lại nếu hiểu theo nghĩa rộng, thanh tra lại bao hàm cả kiểm tra. Do đó, để hiểu một cách sâu sắc hơn về thuật ngữ này, cũng như phân định hoạt động thanh tra với các hoạt động khác thì cần thiết phải tìm hiểu khái niệm liên quan với nó. Theo từ điển Tiếng Việt, Viện ngôn ngữ Việt Nam, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin (năm 2013) thì Kiểm tra là “xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét” [37, tr.319]. Theo nghĩa rộng, kiểm tra được dùng để chỉ hoạt động của các tổ chức xã hội, các đoàn thể và của công dân kiểm tra hoạt động bộ máy của nhà nước. Với cách tiếp cận này, kiểm tra không chứa đựng tính quyền lực nhà nước bởi lẽ các chủ thể thực hiện hoạt động kiểm tra không có quyền áp dụng trực tiếp những biện pháp cưỡng chế nhà nước. Theo nghĩa hẹp, kiểm tra là hoạt động của chủ thể xem xét, đánh giá một sự việc có được thực hiện đúng với quy tắc, quy định đã đề ra hay không; “kiểm tra là một phương diện, một mặt của hoạt động thanh tra hoặc hoạt động kiểm tra như là một bộ phận “hạt nhân” của hoạt động thanh tra” [12, tr.17]. Với cách tiếp cận này, chủ thể kiểm tra có thể áp dụng một chế tài pháp lý nhất định như áp dụng các hình thức kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc buộc phải thực hiện một số biện pháp ngăn chặn hành chính. 12 Xét về bản chất, có thể thấy rằng hoạt động thanh tra, kiểm tra của các cơ quan hành chính Nhà nước thì không có sự phân biệt rạch ròi mà sự phân biệt chỉ mang tính tương đối. Khi tiến hành thanh tra, thường phải tiến hành nhiều thao tác nghiệp vụ, đó thực chất là kiểm tra. Ngược lại, đôi khi tiến hành kiểm tra để làm rõ vụ việc, lại lựa chọn được nội dung thanh tra. Theo Luật thanh tra 2010 định nghĩa: Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành [22, Điều 3, Khoản 1]. Tuy nhiên, để xây dựng khái niệm về thanh tra nhà nước một cách toàn diện, tác giả phân tích nhằm làm rõ những khía cạnh của hoạt động thanh tra nhà nước như sau: Thứ nhất, nội dung hoạt động thanh tra nhà nước Thanh tra nhà nước là một chức năng thiết yếu của quản lý hành chính nhà nước. Nội dung hoạt động thanh tra nhà nước là xem xét, đánh giá việc làm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo một trình tự, thủ tục do pháp luật quy định từ đó đưa ra kết luận thanh tra. Thông qua kết luận thanh tra nhằm phát huy những nhân tố tích cực cũng như có biện pháp phòng ngừa và xử lý vi phạm góp phần hoàn thiện cơ chế quản lý hành chính nhà nước; tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo vệ lợi ích nhà nước, các quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân. Xuất phát từ quan niệm coi thanh tra là chức năng thiết yếu của quản lý hành chính nhà nước, do đó, các hoạt động thanh tra nhà nước được tiến hành trên cơ sở hoạt động thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành. 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan