Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tổ chức và hoạt động chăm sóc, bảo vệ sức khỏe dưới triều nguyễn (1802 1885)...

Tài liệu Tổ chức và hoạt động chăm sóc, bảo vệ sức khỏe dưới triều nguyễn (1802 1885)

.PDF
122
1
144

Mô tả:

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM VÕ THẾ ANH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC, BẢO VỆ SỨC KHỎE DƯỚI TRIỀU NGUYỄN (1802 - 1885) LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM Đà Nẵng - Năm 2021 ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM VÕ THẾ ANH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC, BẢO VỆ SỨC KHỎE DƯỚI TRIỀU NGUYỄN (1802 - 1885) Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 8229013 LUẬN VĂN THẠC SĨ Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN DUY PHƯƠNG Đà Nẵng - Năm 2021 v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii TRANG THÔNG TIN LUẬN VĂN THẠC SĨ ......................................................... iii INFORMATION OF MASTER DISSERTATION ..................................................iv MỤC LỤC ......................................................................................................................v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................. vii MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..................................................................................2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................3 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................3 5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ........................................................3 6. Đóng góp của đề tài ............................................................................................4 7. Bố cục của công trình nghiên cứu ......................................................................5 CHƯƠNG 1. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC, BẢO VỆ SỨC KHỎE DƯỚI TRIỀU NGUYỄN (1802 - 1885) ...................................................................................................................6 1.1. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam dưới triều Nguyễn ............................6 1.2. Tổ chức và hoạt động chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của các triều đại quân chủ Việt Nam trước thời Nguyễn .................................................................................................12 1.3. Chính sách của triều Nguyễn đối với hoạt động chăm sóc, bảo vệ sức khỏe ........18 1.3.1. Bài trừ mê tín dị đoan, đề cao nền y học cổ truyền dân tộc....................18 1.3.2. Thường xuyên bổ sung nguồn nhân lực, thầy thuốc giỏi cho Thái Y Viện ............................................................................................................................... 20 1.3.3. Khuyến khích người giàu làm việc thiện, chủ động dự trữ nguồn thuốc ...21 1.3.4.Quan tâm đến tình hình sức khỏe của các quan đại thần và gia đình quan lại phục vụ cho triều đình............................................................................................. 21 Tiểu kết chương 1 ..........................................................................................................24 CHƯƠNG 2. TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC, BẢO VỆ SỨC KHỎE CHO TRIỀU ĐÌNH VÀ NHÂN DÂN DƯỚI TRIỀU NGUYỄN (1802 - 1885) .....25 2.1. Cơ quan quản lý và cơ sở khám chữa bệnh ............................................................ 25 2.1.1. Thái Y Viện ................................................................................................ 25 vi 2.1.2. Ty Lương Y ................................................................................................ 30 2.1.3. Bình An Đường...........................................................................................31 2.1.4. Sở Dưỡng Tế ............................................................................................... 32 2.1.5. Một số cơ sở khám chữa bệnh khác ............................................................ 33 2.2. Đội ngũ thầy thuốc và nguồn thuốc ........................................................................34 2.2.1. Đội ngũ thầy thuốc......................................................................................34 2.2.2. Chính sách của triều Nguyễn đối với đội ngũ thầy thuốc...........................40 2.2.3. Nguồn thuốc ................................................................................................ 51 2.3. Hoạt động chăm sóc, bảo vệ sức khỏe dưới triều Nguyễn .....................................54 2.3.1. Hoạt động chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho vua và hoàng tộc.....................54 2.3.2. Hoạt động chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho quan lại, binh lính đóng tại kinh sư và các địa phương .....................................................................................................57 2.3.3. Hoạt động chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân .................................59 Tiểu kết chương 2 ..........................................................................................................65 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC, BẢO VỆ SỨC KHỎE DƯỚI TRIỀU NGUYỄN (1802 1885) .............................................................................................................................. 66 3.1. Đặc điểm .................................................................................................................66 3.2. Vai trò .....................................................................................................................68 3.3. Hạn chế ...................................................................................................................70 KẾT LUẬN ..................................................................................................................75 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................77 PHỤ LỤC ................................................................................................................. PL1 QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (Bản sao) vii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Nxb : Nhà xuất bản PL : Phụ lục Tr : Trang TS : Tiến sĩ 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Gia Long lên ngôi hoàng đế năm 1802, mở đầu thời kỳ trị vì của triều Nguyễn. Để đưa đất nước phát triển ổn định về mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội, Gia Long bắt tay ngay vào các công việc cấp thiết trước mắt, quan tâm, chú ý đến các lĩnh vực như phát triển kinh tế, quân sự, ngoại giao, văn hóa, giáo dục… trong đó có vấn đề y tế. Điều này được thể hiện khá rõ, đó là ngay trong năm đầu lên ngôi vua (1802) Gia Long đã hạ lệnh “sai mộ những thầy thuốc ngoại khoa”, tức là cho người đi khắp mọi miền đất nước để tìm kiếm, tuyển dụng các thầy thuốc giỏi trong nhân dân về kinh đô làm việc. Bên cạnh các cơ quan y tế trong triều đình với chức năng nghiên cứu, đào tạo các quan lại có nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho vua, hoàng tộc và quan lại, binh lính ở các địa phương, trong đời sống hàng ngày của nhân dân cũng có rất nhiều lang y, thầy thuốc ẩn sĩ hàng ngày bốc thuốc, dạy học, hành đạo cứu người không màng danh lợi. Dưới chế độ quân chủ chuyên chế triều Nguyễn, trải qua bốn đời vua Nguyễn từ Gia Long, Minh Mạng đến Thiệu Trị, Tự Đức nền y tế Việt Nam đã được định hình và phát triển, nhiều danh y nổi tiếng và bài thuốc chữa bệnh hiệu quả. Thời kỳ này, y học phương Đông đã có sự kết hợp với y học phương Tây trong việc khám chữa bệnh, khi mà sự giao thoa, tiếp xúc giữa hai nền văn hóa Đông - Tây ngày càng rõ rệt. Với sự tồn tại đa dạng và phát triển phong phú trên nhiều mặt của các tổ chức và hoạt động chăm sóc, bảo vệ sức khỏe trong đời sống hàng ngày dưới triều Nguyễn nên vấn đề nghiên cứu về các tổ chức và hoạt động này cần được quan tâm, đánh giá đúng với bản chất của nó. Trước đây, các nghiên cứu chỉ giới hạn trong một mảng nhỏ liên quan đến tổ chức và hoạt động chăm sóc, bảo vệ sức khỏe như nghiên cứu về cơ quan Thái Y Viện trong triều đình mà bỏ quên sự đóng góp quan trọng của những thầy thuốc trong nhân dân, hay là chỉ chú ý đến sự tồn tại của y học phương Đông mà quên đi sự có mặt của y học phương Tây đã được truyền bá vào Việt Nam. Nếu có chú ý đến Tây y, có chăng cũng chỉ nghiên cứu các hoạt động của các giáo sĩ phương Tây kiêm luôn thầy thuốc chữa bệnh mà chưa nhận thấy rằng, ở thời kỳ này, Tây y và Đông y đã có sự kết hợp, học hỏi lẫn nhau trong khám chữa bệnh. Chính vì những điều kể trên, với mong muốn góp phần tổng hợp, đánh giá đúng sự phát triển của tổ chức và hoạt động chăm sóc, bảo vệ sức khỏe trong thời kỳ này trên các bình diện xã hội, trên các giai tầng đời sống trong triều đình hay lẫn ngoài nhân dân. Tôi quyết định chọn đề tài: “Tổ chức và hoạt động chăm sóc, bảo vệ sức 2 khỏe dưới triều Nguyễn (1802 - 1885)” làm luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Trước đây, liên quan đến vấn đề tổ chức và hoạt động chăm sóc, bảo vệ sức khỏe dưới triều Nguyễn cũng đã được nhiều học giả, nhà nghiên cứu quan tâm, nghiên cứu. Th.s Hồ Châu với đề tài luận văn thạc sĩ của mình “Viện Thái Y triều Nguyễn (1802 1885” hoàn thành năm 2013 tập trung nghiên cứu một cơ quan phụ trách vấn đề chăm sóc, bảo vệ sức khỏe dưới triều Nguyễn với tên gọi là Viện Thái Y. Cơ quan này được thành lập với đội ngũ các quan Ngự y có nhiệm vụ chăm sóc, thăm khám chữa bệnh trong triều đình. Tuy nhiên, trong giới hạn của luận văn, tác giả chỉ đề cập đến các hoạt động của Thái Y Viện trong triều đình mà thôi còn hoạt động chăm sóc sức khỏe cho nhân dân thì chưa được đề cập đến. Tác giả Bùi Thị Hòa với luận án tiến sĩ sử học “Y tế phương Tây ở Bắc Kỳ từ năm 1873 đến năm 1945” xuất bản năm 2019 đã làm rõ được các hoạt động y tế phương Tây ở Bắc Kỳ. Tuy nhiên, với phạm vi không gian của luận án là ở vùng Bắc Kỳ nên các hoạt động y tế ở các vùng miền khác trên lãnh thổ nước ta ngoài Bắc Kỳ chưa được đề cập tới. Đồng thời, thời gian nghiên cứu của luận án này cũng là khi thực dân Pháp đã chiếm được Bắc kì cho đến hết thời thuộc địa, nên giai đoạn trước đó chưa được đề cập đến. Trong khóa luận tốt nghiệp “Hoạt động của các giáo sĩ phương Tây ở Việt Nam trên lĩnh vực y học (thế kỷ XVII - thế kỷ XIX)” tác giả Lê Vinh Quang với đề tài nghiên cứu khoa học của mình đã trình bày các hoạt động trên lĩnh vực y học của các giáo sĩ phương Tây, những đóng góp của họ đối với nền y học Việt Nam. Tuy nhiên, với giới hạn của đề tài, là đi sâu nghiên cứu về Tây y mà chưa đề cập đến Đông y, nền y học cổ truyền của dân tộc Việt Nam đã tồn tại lâu đời và phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn này. Trong Hội thảo khoa học Kinh đô Huế thế kỷ XIX vừa được tổ chức vào tháng 6/2020, tác giả Trần Nguyễn Khánh Phong với bài viết “Tinh hoa Đông y Huế thế kỷ XIX kế thừa truyền thống và phát triển” bàn về sự phát triển của Đông y trong giai đoạn thế kỷ XIX. Tuy nhiên, với sự giới hạn về mục đích và đối tượng nghiên cứu là Đông y nên bài viết không hề nhắc đến Tây y. Đây cũng là một đối tượng cần phải nghiên cứu trong giai đoạn thế kỷ XIX, giai đoạn đã có sự giao thoa, ảnh hưởng, kết hợp rõ rệt giữa hai nền y học Đông - Tây. Tuy có nhiều công trình nghiên cứu, các bài viết liên quan đến tổ chức và hoạt động chăm sóc, bảo vệ sức khỏe dưới triều Nguyễn nhưng các bài viết, công trình 3 nghiên cứu trên vì mục đích, đối tượng nghiên cứu khác nhau nên chỉ có thể trình bày mảng này hay mảng khác liên quan đến hoạt động chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, hạn chế trong một khoảng thời gian hay phạm vi nghiên cứu nhất định. Chính vì những hạn chế, thiếu sót trên, với mục đích hướng tới sự kế thừa, tiếp nối và hoàn thiện, bổ sung thêm thông tin cho các đề tài, công trình nghiên cứu trên, tôi chọn đề tài: “Tổ chức và hoạt động chăm sóc, bảo vệ sức khỏe dưới triều Nguyễn (1802 - 1885)” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là tổ chức và hoạt động chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho vua, hoàng tộc, quan lại, binh lính và nhân dân dưới triều Nguyễn giai đoạn từ năm 1802 đến năm 1885. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về phạm vi thời gian nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu tổ chức và hoạt động chăm sóc, bảo vệ sức khỏe dưới triều Nguyễn từ năm 1802 đến năm 1885. - Về phạm vi không gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu phạm vi không gian trên lãnh thổ nước Việt Nam dưới triều Nguyễn. 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn nhằm làm rõ ảnh hưởng của bối cảnh kinh tế - xã hội đến tổ chức và hoạt động chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cùng sự phát triển của tổ chức, hoạt động này dưới triều Nguyễn giai đoạn từ năm 1802 đến năm 1885; trên cơ sở đó, cho thấy những đặc điểm nổi bật cũng như vai trò của tổ chức và hoạt động chăm sóc, bảo vệ sức khỏe đối với đời sống xã hội lúc bấy giờ. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Trình bày bối cảnh kinh tế - xã hội Việt Nam dưới triều Nguyễn có ảnh hưởng như thế nào đến tổ chức và hoạt động chăm sóc, bảo vệ sức khỏe Việt Nam thời kỳ đó. - Tìm hiểu về tổ chức và hoạt động chăm sóc, bảo vệ sức khỏe dưới triều Nguyễn giai đoạn từ năm 1802 đến năm 1885. - Phân tích đặc điểm, vai trò của tổ chức và hoạt động chăm sóc, bảo vệ sức khỏe dưới triều Nguyễn. 5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 5.1. Nguồn tư liệu Để thực hiện đề tài nghiên cứu này, tôi sử dụng chủ yếu các nguồn tư liệu từ 4 thông sử, chính sử tới các tài liệu chuyên khảo, nghiên cứu về triều Nguyễn, trong đó quan trọng nhất cần phải sử dụng đó là những tư liệu gốc - tư liệu nhà nước đương thời đã được các cơ quan khoa học tổ chức biên dịch trong thời gian qua như: Đại Nam thực lục, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Minh Mệnh chính yếu, Đại Việt sử ký toàn thư… Bên cạnh đó, những công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp và gián tiếp đến đề tài này cũng bổ sung cho tác giả nhiều thông tin cũng như nhận định có thể tham khảo một cách hữu ích. Đồng thời, nguồn tư liệu phong phú trên mạng Internet cũng bổ sung những bài viết liên quan đến đề tài mà tác giả có thể tham khảo. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, tác giả sử dụng kết hợp phương pháp luận nghiên cứu duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để xem xét, đánh giá vấn đề. Với đề tài này, tác giả kết hợp giữa hai phương pháp nghiên cứu chuyên ngành lịch sử cụ thể và phương pháp logic để xem xét các sự vật hiện tượng kết hợp với các phương pháp như thống kê, mô tả, phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu… Vận dụng các phương pháp đó, trong quá trình nghiên cứu tôi thực hiện các bước: + Thứ nhất, tìm kiếm, sưu tầm, tập hợp tư liệu cần thiết, phù hợp với nội dung đề tài. + Thứ hai, sau khi thu thập đủ tư liệu, tác giả tiến hành phân tích, thống kê các tư liệu để tìm ra tính toàn vẹn, phát hiện các mối liên hệ giữa các vấn đề liên quan, từ đó rút ra kết luận cần thiết liên quan đến nội dung đề tài nghiên cứu. 6. Đóng góp của đề tài - Về mặt khoa học: Góp phần làm sáng tỏ tổ chức và hoạt động chăm sóc, bảo vệ sức khỏe dưới triều Nguyễn. Các thành quả, kinh nghiệm trong tổ chức và hoạt động chăm sóc, bảo vệ sức khỏe thời kỳ đó truyền lại - Về mặt thực tiễn: Trên cơ sở các kinh nghiệm y học thời kỳ này để lại, luận văn đề xuất các giải pháp nghiên cứu, tiếp thu tinh hoa y học và truyền bá kiến thức y học thời kỳ này cho các thế hệ ngày nay và mai sau góp phần nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động thăm khám, chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân. - Đề tài cũng sẽ xây dựng một hệ thống tư liệu có giá trị tham khảo liên quan đến các phương thuốc, bài thuốc và cách chữa trị cho các bệnh nội, ngoại khoa, các bệnh dịch truyền nhiễm… - Đề tài khi hoàn thành sẽ là tài liệu tham khảo quan trọng để nghiên cứu, giảng dạy và học tập về lịch sử việt Nam, lịch sử của ngành y tế và quan trọng hơn cả là giá trị thực tiễn trong công tác tổ chức và hoạt động chăm sóc, bảo vệ sức 5 khỏe cho nhân dân. 7. Bố cục của công trình nghiên cứu Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài được cấu trúc thành ba chương: Chương 1: Những nhân tố tác động đến công tác tổ chức và hoạt động chăm sóc, bảo vệ sức khỏe dưới triều Nguyễn (1802 - 1885) Chương 2: Tổ chức và hoạt động chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho triều đình và nhân dân dưới triều Nguyễn (1802 - 1885) Chương 3: Một số nhận xét về công tác tổ chức và hoạt động chăm sóc, bảo vệ sức khỏe dưới triều Nguyễn (1802 - 1885) 6 CHƯƠNG 1 NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC, BẢO VỆ SỨC KHỎE DƯỚI TRIỀU NGUYỄN (1802 - 1885) 1.1 . Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam dưới triều Nguyễn  Tình hình chính trị Việt Nam vào thế kỷ XIX nằm dưới sự trị vì của vương triều Nguyễn. Lịch sử đã ghi nhận dưới triều Nguyễn, Việt Nam là một nước thống nhất sau mấy trăm năm phân tranh, loạn lạc. Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi lấy niên hiệu là Gia Long, thiết lập nên triều Nguyễn - vương triều cuối cùng trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Năm 1804, Gia Long đổi tên nước là Việt Nam, sau đổi thành Đại Nam. Triều Nguyễn được kiến thiết trong những hoàn cảnh rất khó khăn, gian khổ nên Gia Long khi lập đế nghiệp đã tận tâm, nỗ lực, kiên trì và khôn khéo để ổn định chính sự, vỗ yên lòng dân, khôi phục kinh tế. Tuy nền quân chủ Việt Nam được phục hồi trong các xu thế tan rã chung của chế độ phong kiến trên thế giới từ đầu thế kỷ XVII, nhưng bước đầu Gia Long cũng đã ổn định lại được tình hình đất nước sau gần 30 năm chiến tranh. Ngay khi nắm chính quyền trong tay, Gia Long đã tập trung xây dựng một bộ máy chính quyền chuyên chế cao độ, thực chất là tiếp tục thiết chế quân chủ thời Lê Sơ (thế kỷ XV) nhưng được nâng lên ở mức cao hơn. Vua là người đứng đầu triều đình và toàn quyền quyết định mọi công việc hệ trọng của đất nước, tổ chức hành pháp cao nhất của triều Nguyễn gồm lục bộ lo sáu phần việc quan trọng: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công, mỗi bộ có Thương thư đứng đẩuồi đến các chức Tả, Hữu Tham tri; Tả, Hữu Thị lang. Ngoài ra còn có các cơ quan chuyên môn như: Đô sát viện, Hàn lâm viện, Thái Y Viện... Đến đời Minh Mạng đặt thêm Cơ mật viện lấy 4 đại thần ở các bộ để cùng vua bàn bạc việc quân quốc quan trọng, đặt Tôn Nhân Phủ để quản lý việc của Hoàng gia. Quyền hành quốc gia tập trung vào vua một cách tuyệt đối, phản ánh quá trình tập trung quân chủ cao độ ở Việt Nam vào đầu thế kỷ XIX. Về quản lý hành chính, Gia Long sắp đặt cơ cấu hành chính căn bản. Đây là lần đầu tiên ở Việt Nam các tổ chức hành chính được xếp đặt rất quy củ theo nguyên tắc tập trung. Cả nước được chia làm 23 trấn, 4 doanh. Từ Ninh Bình trở ra gọi là Bắc Thành, từ Bình Định trở vào gọi là Gia Định Thành. Cai quản Bắc Thành và Gia 7 Định Thành là Tổng trấn và Phó Tổng trấn. Miền Trung có kinh đô Huế chịu sự cai trị trực tiếp của triều đình Huế. Từ thời Minh Mạng trở đi, chế độ trung ương tập quyền được tăng cường. Bắc Thành và Gia Định Thành bị bãi bỏ, cả nước được chia thành 30 tỉnh, đông thời, vua còn đặt thêm chức quan ở miền núi nhằm ổn định trật tự trong cả nước theo nguyên tắc chung, và điều này tạo nên sức mạnh cho hệ thống chính trị Việt Nam đầu thế kỷ XIX. Có thể nói, hệ thống chính trị nhà Nguyễn là một thiết chế nhà nước quân chủ chuyên chế kiểu phương Đông. Mọi quyền hành trong triều và các địa phương đều tập trung vào tay nhà vua, rõ nét nhất là từ thời vua Minh Mạng. Trong tổ chức bộ máy nhà nước đó, các cơ quan quyền lực từ trung ương đến địa phương đều được tổ chức theo lối phân tán, phối hợp và chế ước lẫn nhau triệt để. Ở đó, quyền lực bộ máy nhà nước được phân chia khá cụ thể, với sự nổi lên của ba khối lớn là hành pháp, tư pháp và giám sát, trong đó, vua là người nắm mọi quyền hành và quyết định mọi công việc của nhà nước. Từ đó cho thấy, việc phân chia quyền hành nhưng thống nhất và tập trung quyền lực là nhân tố quyết định làm cho nhà Nguyễn trở thành một nhà nước mạnh ở Đông Nam Á hồi nửa đầu thế kỷ XIX. Dù bước ra khỏi cuộc nội chiến với nhà Tây Sơn trên tâm thế là người chiến thắng nhưng Gia Long cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức. Do phải quản lý một đất nước vừa thoát ra khỏi tình trạng nội chiến kéo dài, tình hình chính trị và xã hội lại chưa ổn định hoàn toàn nên để quản lý đất nước hiệu quả, nhà Nguyễn rất coi trọng việc ban hành luật pháp. Năm 1815, bộ Hoàng Việt luật lệ hay còn gọi là luật Gia Long gồm 398 điều được chia thành 7 chương chính thức được ban hành. Đây là bộ luật được soạn thảo với tinh thần đề cao quyền uy của hoàng đế và triều đình. Một điều quan trọng mà Gia Long đạt được sau nhiều năm nội chiến với nhà Tây Sơn là quân đội được tổ chức tương đối mạnh với trang bị và huấn luyện theo kiểu phương Tây. Sau khi làm chủ toàn bộ đất nước, nhà Nguyễn xây dựng quân đội hoàn thiện hơn, chính quy hơn. Quân chính quy đóng tại kinh thành và những nơi xung yếu, các địa phương đều có lực lượng vũ trang tại chỗ làm nhiệm vụ trị an. Nhìn chung, nửa đầu thế kỷ XIX, quân đội nhà Nguyễn là một lực lượng khá mạnh. Có thể nói, quân đội nhà Nguyễn thời bấy giờ là lực lượng quân sự tân tiến hiện đại nhất ở khu vực Đông Nam Á, vượt qua các nước láng giềng như Trung Quốc, Thái Lan. Các vua đầu triều Nguyễn ý thức được vai trò quan trọng của quân đội đối với đất nước nên rất chú trọng xây dựng lực lượng. Tuy nhiên, chính sách 8 xây dựng quân đội của triều Nguyễn không được quản lý chặt chẽ, thực hiện thiếu nghiêm túc ở bộ máy quan quân cấp dưới. Điều này cũng là nguyên nhân quân đội triều Nguyễn ngày càng suy yếu và sa sút. Theo đánh giá của nhà sử học Trần Trọng Kim trong Việt Nam sử lược thì: “Tuy nhà vua muốn lưu ý về việc binh lính nhưng người mình lúc bấy giờ ai cũng trọng văn khinh võ, bình nhật không ai lo gì đến việc quân lính khí giới. Hễ có lâm sự thì mới rối lên. Dẫu rằng nhà vua nay có chỉ dụ ra tập binh, mai có chỉ dụ ra tập trận mặc lòng, các quan chỉ làm cho xong việc, rồi lại bỏ mặc bọn quản đội làm thế nào thì làm thành ra quân số ở trong sổ sách thì nhiều, mà thế lực thì vẫn không đủ ấy là đời vua Thánh Tổ mà còn thế, huống chi đến những đời sau, lại còn suy nhược hơn nữa” [21; tr.351]. Bên cạnh đó, chính cái nhìn thiếu khách quan trong vấn đề mở cửa giao lưu với các nước phương Tây đã dẫn đến những hạn chế trong việc tiếp nhận những thành tựu khoa học kỹ thuật phương Tây để phát triển quân đội và đất nước đầu thế kỷ XIX. Điều này cũng đã ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc, bảo vệ sức khỏe của các thầy thuốc đến từ phương Tây, chưa phát huy hết thành tựu y học phương Tây trong bối cảnh giao thoa văn hóa Đông - Tây ngày càng phát triển. Trong chính sách đối ngoại, nhà Nguyễn chủ trương thần phục nhà Thanh nhưng đối với Lào và Chân Lạp lại bắt họ phải thần phục. Đối với các nước phương Tây, thì chủ trương đóng kín cửa, hạn chế giao lưu, quan hệ với họ. Chính sự bảo thủ trong chính sống đối ngoại đã đưa đất nước ngày càng lún sâu vào tình trạng trì trệ, lạc hậu.  Tình hình kinh tế Bước sang thế kỷ XIX, xu thế phát triển của xã hội Việt Nam đang có những chuyển biến mới. Sau một thời kỳ loạn lạc kéo dài, vấn đề phục hồi kinh tế nông nghiệp và phát triển công thương nghiệp trở thành những yêu cầu hết sức cấp bách. Dưới triều Nguyễn, Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp, ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu và là nền tảng kinh tế chủ yếu của xã hội phong kiến Việt Nam. Chiến tranh liên miên khiến người nông dân phiêu tán tứ xứ, ruộng đất nhiều nơi trở nên hoang hóa. Trong nông nghiệp, nhà nước khuyến khích nhân dân khai hoang, phục hóa để mở rộng diện tích canh tác. Các trung tâm dinh điền, đồn điền được thành lập nhằm khẩn hoang đất mới. Sự chú trọng đến công tác thủy lợi, đê điều, khai hoang lập ấp cùng chế độ doanh điền cũng là những nỗ lực đáng ghi nhận của triều Nguyễn nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp. Một điểm tích cực trong chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp của triều Nguyễn là việc phân phối lại ruộng đất, hạn chế nạn kiêm tính ruộng đất công. Năm 1803, Gia Long ra lệnh cấm bán mua ruộng đất công. Năm 1805, 9 định lại lệ quân cấp các loại ruộng này theo phẩm trật quan lại và tình trạng dân chúng, nâng đỡ cô nhi, quả phụ... Đó là những chính sách tiến bộ có tính chất khuyến nông và thực hiện nâng đỡ xã hội dưới triều Nguyễn. Đi đôi với sản xuất nông nghiệp, hoạt động thủ công nghiệp cũng được chú ý, tuy nhiên, hầu hết thủ công nghiệp tư nhân lúc này vẫn còn mang tính chất phường hội phong kiến và sản xuất cá thể. Triều Nguyễn cũng đã chú trọng việc xây dựng các quan xưởng. Các quan xưởng đã đúc được súng, chuông đỉnh, khắc in... Làm việc trong các quan xưởng là những thợ giỏi tập trung từ các địa phương, nguồn vốn là của nhà nước, chính vì vậy sản phẩm làm ra có chất lượng kỹ thuật cao. Ngành khai mỏ cũng là một bộ phận quan trọng do nhà nước quản lý và có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn này. Triều Nguyễn thống nhất đất nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của kinh tế hàng hóa, dù quan niệm “trọng nông ức thương” vẫn chi phối nặng nề trong xã hội Việt Nam. Từ khi triều Nguyễn được thiết lập, các vua triều Nguyễn cho khai đào nhiều kênh ngòi, sửa đắp thêm một số đường bộ. Các công trình trên vừa phục vụ mục đích hành chính, quân sự, vừa tạo thêm thuận lợi cho việc giao lưu giữa các vùng trong nước. Số thuyền buôn tư nhân hồi đầu thế kỷ XIX tăng lên rất nhiều. Gạo Gia Định được chở ra bán ở miền Trung và miền Bắc, ngược lại, hàng thủ công miền Bắc được đưa vào tận miền Nam. Nhà nước giữ độc quyền về ngoại thương, hàng hóa chỉ nhập những thứ mà nhà nước cần như: sắt, chì, gang, lưu huỳnh, tơ lụa, sợi bông... Những thứ như gạo, muối, đồng, kim loại quý phải có giấy phép mới được xuất cảng. Đối với phương Tây, lo ngại sự bành trướng và nguy cơ bị xâm lược, triều Nguyễn thực hiện chính sách hạn chế việc buôn bán với các nước phương Tây, và ngay cả với những nước láng giềng, chính quyền phong kiến cũng luôn dè chừng, cảnh giác. Cùng với sự sa sút của kinh tế thương nghiệp, các đô thị cũng lụi tàn dần.  Tình tình văn hóa - xã hội Sau những năm nội chiến, chia cắt, triều Nguyễn đã bước đầu xác lập được sự thống nhất về chính trị cũng như lãnh thổ của đất nước. Trên cơ sở của một nền chính trị thống nhất, một nền kinh tế ổn định thì nền văn hóa của dân tộc cũng có điều kiện để phát triển. Nền văn hóa dưới triều Nguyễn đã có bước phát triển vượt bậc so với các triều đại trước đó. Sự phát triển vượt bậc về văn hóa được thể hiện trên tất cả các phương diện, cả về văn hóa vật chất lẫn văn hóa tinh thần. Về văn hóa vật chất, triều Nguyễn đã để lại 10 nhiều công trình kiến trúc có giá trị nghệ thuật cao, nổi bật là quần thể kiến trúc cung đình triều Nguyễn và lăng tẩm ở Huế. Về văn hóa tinh thần, nghệ thuật sân khấu chuồng, chèo, xiếc phát triển rộng rãi. Triều Nguyễn cũng xây dựng nhà hát có chỗ diễn, chỗ ngồi cho khán giả ở kinh đô. Trong nhân dân, sân đình, sân chùa trở thành sân khấu chèo vào những ngày lễ hội. Nghệ thuật ca múa nhạc cũng phát triển. Trong lúc ở miền xuôi phổ biến các câu hát, điệu hò thì ở miền núi phát triển các điệu nhảy, điệu múa làm cho cuộc sống thêm tươi vui và tăng tính cộng đồng. Về tôn giáo, nhằm củng cố chế độ trung ương tập quyền, triều Nguyễn thi hành chính sách độc tôn Nho giáo. Tuy đề cao Nho giáo, các vua triều Nguyễn vẫn tôn trọng Phật giáo, Đạo giáo và các tín ngưỡng dân gian. Tục thờ cúng tổ tiên và tôn thờ các anh hùng dân tộc, những người có công với làng, với nước trở nên phổ biến trong xã hội. Đình, đền, chùa được tôn tạo hoặc xây mới ở khắp nơi. Theo thống kê thì cho đến giữa thế kỷ XIX trong cả nước có hơn 7000 vị thần được thờ. Trong khi đó triều Nguyễn lại cấm đoán Thiên Chúa giáo, thậm chí còn thẳng tay đàn áp. Dưới triều Nguyễn, các ngành khoa học xã hội nhân văn rất phát triển, đạt nhiều thành tựu đáng chú ý là các ngành văn học, địa dư học, lịch pháp, pháp luật, y học, lịch sử… Xuất hiện các tác phẩm văn học nổi tiếng gắn liền với tên tuổi của những tác giả tiêu biểu đó là: truyện Kiều của Nguyễn Du, các bài thơ Nôm của Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan… Đáng nói là ngay các vị vua triều Nguyễn như Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức cũng tham gia sáng tác văn học. Văn học dân gian phát triển mạnh và phổ biến trong nhân dân. Thời Nguyễn cũng là thời có nhiều tác phẩm địa lý học và địa lý lịch sử lớn được biên soạn và ấn hành như: Hoàng Việt Nhất Thống Dư Địa Chí, Gia Định Thành Thông Chí… Kỹ thuật vẽ bản đồ đạt được những thành tự mới, đặc biệt là Đại Nam nhất thống toàn đồ được vẽ cuối đời Minh Mạng thể hiện tương đối chính xác hình ảnh nước Đại Nam thống nhất, bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ngoài biển Đông. Triều Nguyễn bấy giờ cũng đã quan tâm đến việc soạn lịch, chủ động học hỏi kinh nghiệm làm lịch của người phương Tây. Sử học dưới triều Nguyễn được quan tâm, đây được xem là ngành văn hóa phát triển nhất dưới thời Nguyễn. Nhờ nhận thức được tầm quan trọng của lịch sử, nên ngay khi chính quyền mới được thành lập, triều Nguyễn đã chú ý tới việc làm Sử và xem “Sử học là vũ khí văn hóa quan trọng góp phần ổn định và củng cố lòng người sau một thời kỳ nội chiến kéo dài, để trên cơ sở đó củng cố vai trò và uy thế của dòng họ”. Năm 1820 Quốc sử quán được thành lập chuyên sưu tầm, biên soạn, lưu trữ sử sách. 11 Các vua triều Nguyễn chăm lo xây dựng sứ quán và đặt vấn đề biên soạn quốc sử lên hàng đầu. Nhiều tác phẩm sử học chính thống của vương triều lần lượt ra đời như: Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Đại Nam hội điển sự lệ… Các thành tựu sử học mà triều Nguyễn đạt được đã phần nào thể hiện thái độ trân trọng quá khứ lịch sử dân tộc của các vị vua triều Nguyễn, cũng như ý thức gìn giữ những giá trị văn hóa dân tộc sâu sắc. Bên cạnh những tiêu cực còn tồn tại, thì những di sản văn hóa mà triều Nguyễn để lại là cả một kho tàng đồ sộ, đáng để tự hào và gìn giữ. Chính những cố gắng đáng ghi nhận trong các chính sách văn hóa của triều Nguyễn, đã tạo nên sự chuyển biến tích cực và sự khởi sắc thực sự cho nền văn hóa dân tộc. Trong bài “Vài suy nghĩ về vị thế xứ Huế và vị thế lịch sử của nó”, Giáo sư Trần Quốc Vượng đã đưa ra một nhận định đầy công tâm và chính xác về nhà Nguyễn: “Có thời Nguyễn, chúng ta mới có được một Việt Nam hoàn chỉnh như ngày nay” [33; tr.582]. Không chỉ thay đổi về kinh tế, xã hội Việt Nam thời kỳ này còn tồn tại nhiều mâu thuẫn. Nhiều cuộc khẩn hoang được tổ chức khá quy mô nhưng cuối cùng đất đai khai khẩn được lại rơi vào tay địa chủ, cường hào. Hiện tượng dân lưu tán trở nên phổ biến. Đê điều không được chăm sóc. Nạn mất mùa, đói kém xảy ra liên miên. Công thương nghiệp bị đình đốn, xu hướng độc quyền công thương của nhà nước đã hạn chế sự phát triển của sản xuất và thương mại. Chính sách “bế quan tỏa cảng” của triều Nguyễn khiến nước ta bị cô lập với thế giới bên ngoài. Quân sự lạc hậu, chính sách đối ngoại có những sai lầm, nhất là việc “cấm đạo”, đuổi giáo sĩ phương Tây, đã gây ra những mâu thuẫn, làm rạn nứt khối đại đoàn kết dân tộc, gây bất lợi cho sự nghiệp kháng chiến sau này. Việc nhà Nguyễn tăng cường đàn áp và thi hành những chính sách bóc lột nặng nề đối với nhân dân lao động đã khiến cuộc sống của người nông dân rơi vào cảnh khốn cùng: ruộng đất ngày càng bị thu hẹp, thiên tai, mất mùa… Cùng với nạn phu phen tạp dịch, người dân còn phải hứng chịu thiên tai, bệnh dịch. Mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt mà đỉnh điểm là mâu thuẫn giữa một bên là triều đình phong kiến triều Nguyễn và một bên là nhân dân lao động. Từ mâu thuẫn đó, nhiều phong trào đấu tranh của nhân dân chống chính quyền và giai cấp thống trị đã nổ ra mạnh mẽ. Chỉ riêng trong 4 triều đại đầu của nhà Nguyễn, từ Gia Long đến Tự Đức (1802 - 1885), nhà Nguyễn đã phải đối phó với 466 cuộc khởi nghĩa của nông dân. Triều Nguyễn tập trung lực lượng đàn áp các cuộc khởi nghĩa này khiến cho năng lực quân sự của triều đình bị yếu dần, làm suy giảm khả năng kháng chiến của nhân
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất