Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Tổ chức trò chơi có nội dung toán học lớp 2...

Tài liệu Tổ chức trò chơi có nội dung toán học lớp 2

.PDF
17
13
72

Mô tả:

MỤC LỤC Trang 1 1.1. Lí do chọn đề tài: 1.2. Mục đích nghiên cứu 1.3. Đối tượng nghiên cứu 1.4 Phương pháp nghiên cứu 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 2.3. Giải pháp đã sử dụng để tổ chức trò chơi có nội dung toán học lớp 2. 2.3.1. Nguyên tắc khi tổ chức trò chơi toán học 2.3. 2. Phân dạng các trò chơi toán học 2.3.3. Thiết kế các trò chơi toán học ở lớp 2 2.3. 4. Tổ chức trò chơi toán học 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường. 3. Kết luận và kiến nghị 3.1. Kết luận 3.2. Kiến nghị Tài liệu tham khảo 1 1. Mở đầu 1 2 2 2 2 3 4 4 4 4 11 12 13 13 13 15 1 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài: Chúng ta đều nhận thấy, ở học sinh Tiểu học việc nhận thức một vấn đề nào đó thường bị chi phối bởi rất nhiều các yếu tố và hoạt động bên ngoài, đó chính là các yếu tố khách quan. Đặc biệt ở các lớp đầu cấp tiểu học, sự tập trung học tập và hoạt động chưa cao, nhận thức tri giác của các em mang tính chất trực giác, sự chú ý không chủ định còn chiếm ưu thế. Sự chú ý này chưa bền vững nhất là đối với đối tượng ít thay đổi. Do thiếu khả năng phân tích, tổng hợp, sự chú ý của học sinh còn bị phân tán và lôi cuốn vào các hình ảnh trực quan, gợi cảm. Ở những năm học trước khi Trường Tiểu học Đông Cương chưa dạy thực nghiệm chương trình VNEN, trong các tiết dự giờ thăm lớp, trao đổi với giáo viên lớp 2, qua tìm hiểu sách báo, tài liệu, qua kinh nghiệm thực tế giảng dạy ở trường, tôi nhận thấy các hình thức tổ chức hoạt động học tập trong giờ toán còn đơn điệu nghèo nàn. Việc sử dụng hình thức trò chơi trong dạy học toán chưa thực sự chú trọng. Sở dĩ có tình trạng trên là do bản thân mỗi đồng chí giáo viên chưa thấy hết ý nghĩa, tác dụng của trò chơi trong giờ học toán, tài liệu nói về hình thức trò chơi học tập còn hiếm. Một số tài liệu có đưa ra các hình thức trò chơi phong phú song chưa sát thực, không mang tính khả thi. Bên cạnh đó giáo viên không được tập huấn về thiết kế trò chơi, trong khi trình độ giáo viên lại không đồng đều. Vì thế, khi giáo viên dạy theo thiết kế của sách giáo viên thì có một số kiến thức (bài) sẽ trở thành nhàm chán, đơn điệu đối với học sinh có trình độ cao hoặc khó hiểu đối với học sinh có trình độ thấp. Do đó không kích thích được tính tò mò, ham hiểu biết của học sinh cũng như không củng cố khắc sâu kiến thức và gây hứng thú học tập cho các em. Trong những năm gần đây khi được tham gia giảng dạy chương trình VNEN, tôi nhận thấy các trò chơi toán học trong sách Hướng dẫn học Toán được quan tâm và đa dạng các hình thức trò chơi được sử dụng trong giờ học toán đã tạo hứng thú cho các em, giúp các em yêu thích, say mê học toán và khi dùng thường xuyên, liên tục thì thao tác của các em sẽ trở nên thành thạo. Từ những lí do trên, tôi mạnh dạn đưa ra một số trò chơi nhằm giúp học sinh hứng thú khi học toán ở lớp 2. Song ở đây tôi chỉ đưa ra một số trò chơi mang tính sưu tầm, thiết kế mà chưa phải là sự khái quát để trở thành một mô hình. Do vậy không tránh khỏi những thiếu sót, khiếm khuyết. Được sự quan tâm, giúp đỡ của ban giám hiệu Trường Tiểu học Đông Cương, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tổ chức trò chơi có nội dung toán học lớp 2 chương trình VNEN”. 1.2. Mục đích nghiên cứu: - Tìm hiểu mục đích yêu cầu khi thiết kế trò chơi toán học cho học sinh Tiểu học. - Thiết kế một số trò chơi toán học phục vụ các bài dạy trong nội dung chương trình toán 2, góp phần nâng cao chất lượng dạy học toán trong nhà trường. 2 1.3. Đối tượng nghiên cứu: - Một số trò chơi có nội dung toán học. - Một số phương pháp về tổ chức trò chơi có nội dung toán học. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu tài liệu, hệ thống nội dung chương trình Sách hướng dẫn học Toán 2 theo 5 mạch kiến thức. Tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: + Phương pháp điều tra: Điều tra thực tế hình thức tổ chức các trò chơi toán học lớp 2. + Phương pháp lí thuyết: Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến trò chơi toán học. + Phương pháp thực nghiệm: Tổ chức dạy thực nghiệm trên đối tượng mình nghiên cứu. + Phương pháp phân tích, tổng hợp: Sau khi tìm hiểu về tổ chức trò chơi toán hoc và tham khảo, tài liệu, tôi tiến hành phân tích, tổng hợp việc sử dụng trò chơi có nội dung toán học lớp 2. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm: Học sinh tiểu học luôn hiếu động, ham chơi, thích tìm hiểu cái mới lạ nhưng lại chóng chán. Đối với trẻ, trò chơi là phát hiện mới, kích thích tính tò mò, muốn tìm hiểu khám phá. Do vậy quan điểm “Thông qua hoạt động vui chơi để tiến hành hoạt động học tập” (Jpagét) phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý học sinh Tiểu học cũng như hình thức tổ chức dạy học của nhà trường Tiểu học. Trò chơi toán học ở tiểu học nói chung và học sinh lớp 2 nói riêng bao gồm các trò chơi có mục đích học tập rõ rệt, là phương pháp dạy học tích cực có sử dụng nhiều kỹ thuật dạy học tích cực như kỹ thuật đặt câu hỏi, kỹ thuật chia nhóm, kỹ thuật KWL, ... theo chuyên đề “Phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực” hiện nay mà Phòng giáo dục đã triển khai. 2.1.1. Mục đích của trò chơi toán học. Xét về mục đích phục vụ dạy học nói chung, trò chơi toán học có thể là: - Trò chơi nhằm dẫn dắt hình thành tri thức mới. - Trò chơi nhằm củng cố tri thức, rèn luyện kỹ năng. - Trò chơi nhằm ôn tập, rèn luyện tư duy trong giờ ngoại khoá. 2.1.2. Ý nghĩa, tác dụng của trò chơi toán học. Trong quá trình dạy học toán ở Tiểu học, sử dụng trò chơi học tập có những tác dụng như: - Giúp học sinh thay đổi loại hình hoạt động trong giờ học, làm cho giờ học bớt căng thẳng, tạo cảm giác thoải mái dễ chịu, giúp học sinh tiếp thu kiến thức nhẹ nhàng, gây hứng thú học tập, góp phần làm cho tiết học trở nên sinh động. - Học sinh biết vận dụng kiến thức đã học vào trò chơi làm cho kiến thức được khắc sâu hơn. - Kích thích sự tìm tòi, tạo cơ hội để học sinh tự thể hiện mình. 3 - Thông qua trò chơi, học sinh có thể giúp đỡ nhau, vận dụng kiến thức năng nổ, hoạt bát, kích thích trí tưởng tượng, trí nhớ. Từ đó phát triển tư duy mềm dẻo, học tập cách xử lý thông minh trong những tình huống phức tạp, tăng cường khả năng vận dụng trong cuộc sống để dễ dàng thích nghi với điều kiện đổi mới của xã hội. - Khi tham gia chơi học sinh phải sử dụng nhiều giác quan cùng một lúc để phân tích, so sánh, tổng hợp; từ đó ngôn ngữ và tư duy được phát triển. - Nhiều học sinh cùng lúc được tham gia chơi, giúp giáo viên đánh giá được nhận thức của từng học sinh để uốn nắn kịp thời Ngoài ra, thông qua hoạt động trò chơi còn giúp các em phát triển được nhiều phẩm chất đạo đức như tính đoàn kết, thân ái giúp đỡ nhau, lòng trung thực, tinh thần cộng đồng trách nhiệm... 2.2. Thực trạng tổ chức trò chơi có nội dung toán học ở lớp 2. 2.2.1. Về phía giáo viên: - Trong quá trình dạy học, giáo viên chưa thường xuyên tổ chức trò chơi vì tâm lí ngại khó. Việc sử dụng hình thức trò chơi trong dạy học toán chưa thực sự chú trọng. - Giáo viên khi lên lớp chỉ cố gắng hoàn thành các kiến thức mà bài học nêu ra mà chưa chú trọng đến việc thay đổi các hình thức dạy học để khắc sâu được kiến thức cho học sinh một cách nhanh nhất. Khi tổ chức nhiều giáo viên còn đưa yêu cầu quá cao hay nhiều kiến thức cùng một lúc. - Bên cạnh đó, kiến thức ở các bài học còn nặng và chất lượng học sinh trong lớp không đồng đều nên khó tổ chức trò chơi trong giờ học toán. 2.2.2. Về phía học sinh: Do vốn kiến thức, vốn sống của các em còn nghèo nàn, khả năng tư duy của học sinh lớp 2 chủ yếu dựa vào trực quan nên suy luận của các em thường là các phán đoán mò mẫm. Vì vậy, học sinh lớp 2 thường mắc nhiều sai lầm khi gặp các dạng toán có yếu tố đơn vị đo đại lượng, yếu tố thống kê và dễ quên khi thực hành 4 phép tính. Do đó đòi hỏi giáo viên cần hướng dẫn một cách tỉ mỉ và phải có biện pháp thiết thực để học sinh lĩnh hội kiến thức một cách dễ dàng, nếu không dùng thường xuyên, liên tục thì thao tác của các em sẽ trở nên bỡ ngỡ lúng túng. Khi tham gia chơi, học sinh chưa thực sự hiểu được mục đích, ý nghĩa và tác dụng của trò chơi. Các em thường có tâm lí chơi trò chơi để được “chơi”, được thoải mái mà chưa có ý thức tham gia trò chơi để lĩnh hội, khắc sâu kiến thức, vận dụng kiến thức đã học vào thực hành. 2.2.3 Kết quả, hiệu quả của thực trạng trên. Theo TT22/2016/TT-BGDDT việc đánh giá học sinh đối với từng môn học theo 3 mức: hoàn thành tốt, hoàn thành, chưa hoàn thành. Qua khảo sát đầu năm của lớp 2B năm học 2017 – 2018 có kết quả như sau: Mức độ Số em Tỉ lệ Hoàn thành tốt 3/35 8,6% Hoàn thành 27/35 77,1,8% 4 Chưa hoàn thành 5/35 14,3% Từ thực trạng trên, tôi mạnh dạn áp dụng một số kinh nghiệm về tổ chức các trò chơi có nội dung toán học đối với lớp mình phụ trách và cùng chia sẻ với đồng nghiệp trong khối, trong trường; góp phần khắc phục những khó khăn trong việc tổ chức các trò chơi toán học lớp 2. 2.3. Giải pháp đã sử dụng để tổ chức trò chơi có nội dung toán học ở lớp 2. 2.3.1. Nguyên tắc khi tổ chức trò chơi toán học. Khi thiết kế trò chơi toán học phải đảm bảo các nguyên tắc sau: a. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học và sự phát triển. - Bất kể một trò chơi toán học nào cũng phải chứa đựng trong đó một yếu tố toán học. - Các trò chơi phải giúp học sinh rèn luyện kỹ năng toán học, phát triển trí tuệ, óc phân tích, tư duy sáng tạo. - Trò chơi toán học phải kết hợp cả vận động lẫn trí tuệ, ở lớp dưới trò chơi toán học nặng về vận động, càng lên cao tính trí tuệ càng phải cao hơn. b. Nguyên tắc vừa sức, dễ thực hiện. - Trò chơi có sức hấp dẫn, thu hút được sự tham gia của học sinh tạo không khí vui vẻ thoải mái. - Trò chơi phải phù hợp với quỹ thời gian (Sử dụng trong giờ học từ 5 đến 10 phút), thích hợp với môi trường học tập. - Trò chơi không được quá khó, không đánh đố học sinh, phải gần gũi sát thực, phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi học sinh lớp 2. - Tổ chức trò chơi không quá cầu kỳ, phức tạp. c. Nguyên tắc khai thác và thực hành. - Sử dụng triệt để yêu cầu nội dung kiến thức cơ bản cũng như đồ dùng phương tiện có sẵn của môn học (ở thư viện, đồ dùng của học sinh, của sách Hướng dẫn học). - Các đồ dùng tự làm được giáo viên khai thác từ những vật liệu gần gũi xung quanh (Từ các phế liệu như: vỏ hộp bánh kẹo, đầu gỗ, nắp chai, giấy bìa...) Sao cho đồ dùng vừa đảm bảo tính khoa học, tính giáo dục, tính thẩm mỹ nhưng ít tốn kém. 2.3.2. Phân dạng các trò chơi toán học Căn cứ vào các mạch kiến thức theo chương trình toán 2 tôi phân dạng các trò chơi toán học như: - Trò chơi để dạy về đại lượng, đo đại lượng và các yếu tố thống kê. - Trò chơi về kĩ năng giải toán - Trò chơi về rèn luyện kỹ năng thực hành 4 phép tính. - Trò chơi về dạy số và so sánh số - Trò chơi dạy về các yếu tố hình học. 2.3.3. Thiết kế các trò chơi toán học ở lớp 2 a. Trò chơi để dạy về đại lượng, đo đại lượng và các yếu tố thống kê */ Trò chơi thứ nhất : Thứ mấy - Ngày mấy? +/ Yêu cầu: Người chơi cần nắm vững số ngày trong 1 tuần, quan hệ giữa 5 thứ và ngày trong tuần, giữa các tuần với nhau. Từ đó ứng dụng linh hoạt trong tình huống trò chơi. +/ Thời gian chơi: 5 phút +/ Chuẩn bị: Yêu cầu học sinh ôn lại ngày trong tuần, thứ trong tuần và quan sát ngày tổ chức trò chơi là thứ mấy trong tuần, ngày mấy trong tháng để suy ra những ngày khác. Giáo viên chuẩn bị sẵn câu hỏi vào 2 bên bảng hoặc 2 tờ giấy khổ to cho 2 đội. +/ Luật chơi: Có thể tổ chức thi đua giữa 2 đội theo kiểu “tiếp sức” hoặc giữa 2 cá nhân biểu diễn, cả lớp cổ vũ. Chẳng hạn khi giáo viên hỏi: “ Hôm nay là thứ mấy? Cả lớp đồng thanh: Thứ ba, ngày 11 tháng 10 năm 2016 Bây giờ cô mời 2 bạn lên thi đua điền đúng ngày trong tháng hoặc đúng thứ trong tuần, cô treo 2 tờ giấy chuẩn bị lên bảng và mời 2 bạn. Tuần trước Thứ bảy, ngày... Thứ ... ngày 5 Thứ năm, ngày... Tuần này Thứ bảy, ngày... Thứ ... ngày 10 Thứ sáu, ngày... Tuần sau Thứ... ngày 18 Thứ ... ngày 21 Thứ bảy, ngày... Khi cô giáo hô “ 5 phút bắt đầu” và tính giờ thì 2 bạn lên điền thứ trong tuần hoặc ngày trong tháng vào chỗ bỏ trống. Bạn nào xong sớm hơn thời gian cho phép và đúng thì được cả lớp khen ngợi bằng 1 tràng pháo tay và có thưởng. Nếu hết giờ thì cô xem bạn nào điền đúng nhiều hơn thì thắng, những phần các bạn điền chưa kịp sẽ mời học sinh dưới lớp tham gia và có thưởng. */ Trò chơi thứ 2: Thi tài ước lượng +/ Yêu cầu: Người chơi cần có khái niệm về đo độ dài, có kỹ năng thực hành đo, biết ứng dụng kiến thức để ước lượng các khoảng cách và giải quyết linh hoạt các nhiệm vụ, tái tạo các đơn vị đo. Đo chiều cao của các bạn trong nhóm và viết kết quả vào bảng theo thứ tự từ thấp đến cao. +/ Luật chơi: Các nhóm thi đua với nhau. Trước tiên các em dự đoán thứ tự cao thấp trong nhóm rồi thực hành đo chiều cao của từng thành viên trong nhóm mình rồi viết số đo ra giấy nháp. Sau đó so sánh tìm ra thứ tự từ thấp đến cao rồi sắp xếp và ghi vào bảng thống kê. Nhóm nào đo chính xác, lập bảng số liệu đúng yêu cầu, thực hành nhanh, trật tự thì nhóm đó thắng cuộc được thưởng êke, thước kẻ. +/ Cách chơi: Giáo viên mời các đội chơi lên bảng, khi giáo viên hô “Bắt đầu” và tính giờ thì cả 2 nhóm dự đoán thứ tự cao thấp của các thành viên trong nhóm. Sau đó dùng thước đo chiều cao các thành viên trong nhóm rồi so sánh tìm ra thứ tự từ thấp đến cao và sắp xếp ghi vào bảng thống kê. Giáo viên cùng bạn thư ký kiểm tra kết quả của các nhóm rồi công bố người thắng cuộc. b. Trò chơi rèn kỹ năng giải toán. */Trò chơi thứ nhất: Tìm đội vô địch +/ Yêu cầu: Người chơi cần phải nắm vững 5 mẫu toán giải bằng 2 phép 6 tính trong chương trình toán 2 (Toán hợp giải bằng 2 phép tính cộng trừ) +/ Thời gian chơi: Khoảng 5-7 phút. +/ Chuẩn bị: Giáo viên chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử ra 5 bạn đại diện lên chơi, các bạn còn lại làm cổ động viên. Giáo viên viết sẵn tóm tắt lên giấy kẻ ô ly gồm đủ 5 dạng (5 mẫu) phô tô làm 2 bảng cho 2 đội. Đặt úp xuống theo hàng ngang (để học sinh không thấy được trước khi tính giờ). Chẳng hạn 5 bài như sau: Bài 1: Bì thứ 1 : 20 kg gạo Bì thứ 2 : 10 kg gạo ? kg gạo Bì thứ 3 : 5 kg gạo Bài 2: Hằng có: 16 quyển vở. Mua thêm: 3 quyển vở. Cho em : 4 quyển vở. Còn : .... quyển vở? Bài 3: Có 19 bông hoa. Hằng hái: 8 bông. Nga hái: 5 bông. Lan hái : ... bông? Bài 4: Ngăn thứ nhất: 20 quyển Ngăn thứ 2 : 11 quyển Cả hai ngăn: ... quyển? Bài 5: Em câu : 9 con cá Anh câu : 5 con cá Hai anh em: ... con cá? Hai đội đứng hàng ngang theo các bài đã được xếp thứ tự. +/ Luật chơi: Khi giáo viên hô “5 phút bắt đầu” thì tất cả 5 học sinh của 2 đội lật tờ giấy lên, đọc và giải quyết nhanh chóng yêu cầu đặt ra. Ai xong nộp bài cho cô rồi về chỗ. Giáo viên đánh dấu những bài nộp trước thời gian quy định. Hết giờ, bạn của đội nào còn viết là phạm quy không được tính điểm. Mỗi lời giải đúng được 10 điểm. Mỗi bài nộp trước thời gian và đúng thì được cộng 1 điểm. Đội có tổng số điểm nhiều hơn là đội vô địch. */ Tr ò chơi thứ 2:”Ai nhanh, ai đúng” +/ Mục đích chơi: Củng cố rèn luyện kỹ năng thực hiện phép cộng, phép trừ, phát triển tư duy năng động, biết vận dụng để đặt vấn đề và giải quyết vấn đề trong thực tế. +/ Thời gian chơi : Khoảng 10 phút. +/ Chuẩn bị chơi: Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội 5 bạn đại diện chơi, số còn lại làm cổ động viên. Giáo viên viết sẵn lên bảng yêu cầu: Mỗi em đặt 1 câu hỏi cho bài toán sau rồi giải. Ví dụ: An hái được 10 bông hoa. An hái nhiều hơn Nam 4 bông hoa. 7 Hỏi... +/ Luật chơi: Mỗi em chỉ được đặt một câu hỏi cho bài toán và đưa ra câu trả lời (Cách giải) tương ứng. 5 em của mỗi đội cần đưa ra 5 câu hỏi và cách trả lời tương ứng. Mỗi câu hỏi 5 điểm, mỗi cách giải đúng 5 điểm. Nếu câu hỏi của các đội viên trong nhóm trùng nhau thì chỉ được tính 1 lần. Sau 10 phút đội nào được nhiều điểm hơn là thắng cuộc. +/ Cách chơi: Khi giáo viên hô “Bắt đầu” và tính giờ các đội đọc đề (có thể thảo luận, trao đổi với nhau” Sau đó lần lượt từng em ghi câu hỏi và cách giải của mình vào giấy rồi nộp cho cô giáo. Giáo viên tổng hợp, nhận xét, đánh giá cho điểm và công bố đội chiến thắng. */ Trò chơi thứ 3: “Vượt chướng ngại vật, chinh phục đỉnh cao” +/ Mục đích chơi: Rèn luyện kỹ năng giải các bài toán với các mối quan hệ trực tiếp và đơn giản. +/ Thời gian chơi: trong khoảng 10 phút. +/ Chuẩn bị chơi: Giáo viên chuẩn bị một tờ giấy rô ky (hoặc bảng phụ) có vẽ hay cắt dán hình tượng trưng, gắn hoa hoặc túi nhỏ đựng đề toán mà 2 đội cần giải. Ví dụ: Chẳng hạn các đề toán được sử dụng trong một tiết. Đề 1: Có 35 quyển vở chia đều cho 5 bạn. Hỏi mỗi bạn có mấy quyển? Đề 2: Có 25 quả cam xếp vào các đĩa, mỗi đĩa 5 quả. Hỏi xếp được vào mấy đĩa? Đề 3: Mỗi can đựng được 15 lít dầu. Hỏi cần bao nhiêu cái can như thế để đựng 40 lít dầu? - Học sinh mỗi nhóm chuẩn bị 3 tờ giấy ô ly, bút, keo dán. - Giáo viên chia lớp thành 2 đội, 2 đội tự chọn tên đặt cho đội mình. Ví dụ: Hoa Hồng, Hoa Đào. Mỗi đội cử 3 em đại diện lên chơi, số em khác còn lại làm cổ động viên cho đội mình. +/ Cách chơi: Giáo viên mời 2 đội lên tập trung trên bảng lớp, phổ biến luật chơi. Khi giáo viên hô “Bắt đầu” và bắt đầu tính giờ, mỗi đội chơi lần lượt rút đề đọc, hội ý, giải và ghi nhanh vào giấy. Các đội bắt đầu giải từ đề 1, giải xong đề 1 thì dán lên bục số 1, Sau đó tiếp tục rút, đọc và giải đề số 2. Nếu đội nào giải nhanh hơn sẽ có quyền rút đề 3 để giải. Trường hợp cả 2 đội đều giải được đề 1 và đề 2 cùng một lúc thì giáo viên cùng cả lớp kiểm tra xem 2 đội xã gải đúng chưa. Nếu đội nào giải chưa đúng thì không có quyền giải đề 3 (Giáo viên đọc đề cho 2 đội giải). Đội nào giải đúng cả 3 đề xong trước thì sẽ là đội “chinh phục đỉnh cao” và nhận được phần thưởng khích lệ như: Bút chì, thước kẻ... */ Trò chơi thứ 4: +/ Mục đích chơi: Củng cố và rèn luyện kỹ năng đặt vấn đề và giải quyết vấn đề trong thực tế. +/ Thời gian chơi: Trong khoảng 10 phút. +/ Chuẩn bị: Chia lớp làm 2 đội, mỗi bạn cử 3 bạn đại diện chơi, số còn lại làm cổ động viên cho đội mình. Giáo viên viết sẵn lên bảng yêu cầu: Hãy đặt 8 câu hỏi để bài toán sau giải bằng 2 phép tính (+, -) rồi giải bài toán đó. Ví dụ: Hiện nay anh 15 tuổi, anh hơn em 3 tuổi. Hỏi ... +/ Luật chơi: Mỗi em chỉ được đặt một câu hỏi cho bài toán rồi đưa ra cách giải tương ứng. 3 em của mỗi đội cần đưa ra 3 câu hỏi và cách giải tương ứng. Mỗi câu hỏi đúng được 5 điểm, mỗi cách giải đúng được 5 điểm. Nếu câu hỏi của các thành viên trong cùng 1 đội trùng nhau thì chỉ tính điểm 1 lần. Sau 10 phút đội nào được nhiều điểm hơn thì đội đó thắng. +/ Cách chơi: Giáo viên mời 2 đội chơi tập trung lên bảng lớp. Sau khi giáo viên phổ biến luật chơi thì ra hiệu lệnh và bắt đầu tính giờ, lúc này giáo viên mới lật đề bài ra để học sinh thấy rõ yêu cầu. Các thành viên trong đội được quyền trao đổi với nhau. Mỗi thành viên trong đội nhanh chóng viết câu hỏi và cách giải tương ứng vào giấy (Nhớ ghi tên mình và tên đội) rồi nộp cho cô giáo. Hết 10 phút cả 2 đội đã làm xong, giáo viên kiểm tra, đánh giá và tổng kết điểm. Đội nào đúng và xong trước được cộng thêm 5 điểm. Giáo viên công bố kết quả trò chơi và phát phần thưởng cho các thành viên của đội thắng cuộc. c. Trò chơi để rèn luyện kỹ năng thực hành 4 phép tính Trò chơi về rèn kĩ năng thực hành 4 phép tính, trong Sách Hướng dẫn học Toán 2 chương trình VNEN đều có một hoạt động dành cho học sinh chơi trò chơi để củng cố lại cho học sinh về các bảng cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 20 và các bảng nhân chia 2, 3,4, 5. Ở trò chơi này giáo viên không phải chuẩn bị đồ dùng chơi, bởi lớp học theo chương trình VNEN được thiết kế ngồi theo nhóm. */ Trò chơi: “Truyền điện” Trong quá trình giảng dạy, tôi đã thiết kế luật chơi và hướng dẫn học sinh điều hành trò chơi và biết cách chơi như sau: Ví dụ 1: Bài 13: Em thực hiện phép tính dạng 38 +25; 28 +5 như thế nào?”. (SHD Toán 2 – Trang 47 - Tập 1A - Chương trình VNEN) +/ Mục đích chơi: Củng cố lại bảng cộng ”8 cộng với một số”. +/ Thời gian chơi: Trong khoảng 2 phút. +/ Chuẩn bị: Ban học tập cử 1 bạn lên điều hành trò chơi và có tên là “Quản trò” +/ Luật chơi: - Thi nói nhanh kết quả của các phép tính trong bảng cộng ” 8 cộng với một số” giữa các nhóm trong thời gian 2 phút. Bạn được bạn chỉ định nếu trả lời đúng thì được truyền điện bằng cách: nêu một phép tính trong bảng cộng “8 cộng với một số” và chỉ định bạn của nhóm khác nêu kết quả. Bạn được truyền điện nếu trong thời gian 3 giây không nêu được kết quả thì phải dừng cuộc chơi. Nếu trả lời đúng thì tiếp tục lại nêu một phép tính để truyền điện cho bạn ở nhóm khác mà mình muốn truyền điện.Trò chơi tiếp tục như vậy cho đến khi hết thời gian. Đội nào có ít bạn bị dừng cuộc chơi thì thắng cuộc. +/ Cách chơi: Bạn “Quản trò” sẽ là người nêu phép tính trong bảng cộng “8 cộng với một số” đầu tiên và gọi một bạn bất kì ở trong lớp nêu kết quả. Bạn được “Quản trò” gọi sẽ nêu kết quả, nếu đúng sẽ được nêu phép tính trong bảng cộng “8 cộng với một số”và gọi bạn nhóm khác nêu kết quả.Nếu trả lời sai 9 thì “Quản trò” gọi bạn khác. Cứ như vậy cho đến khi hết thời gian. Khi bạn giáo viên hô “Bắt đầu” và tính giờ các nhóm đổ các hình trong túi ra và cùng Nhóm nào có bạn ít bạn dừng cuộc chơi là nhóm thắng cuộc. Giáo viên tổng hợp, nhận xét, đánh giá và công bố đội chiến thắng. Ví dụ 2: Bài 57: Em ôn lại những gì đã học”. (SHD Toán 2 – Trang 21 - Tập 2A - Chương trình VNEN) +/ Mục đích chơi: Củng cố lại các bảng nhân 2; 3; 4. +/ Thời gian chơi: Trong khoảng 2 phút. +/ Chuẩn bị: Ban học tập cử 1 bạn lên điều hành trò chơi và có tên là “Quản trò” +/ Chuẩn bị: Ban học tập cử 1 bạn lên điều hành trò chơi và có tên là “Quản trò” +/ Luật chơi: - Thi nói nhanh kết quả của các phép tính trong các bảng nhân 2; 3; 4 giữa các nhóm trong thời gian 2 phút. Bạn được bạn chỉ định nếu trả lời đúng thì được truyền điện bằng cách: nêu một phép tính trong các bảng nhân 2; 3; 4 và chỉ định bạn của nhóm khác nêu kết quả. Bạn được truyền điện nếu trong thời gian 3 giây không nêu được kết quả thì phải dừng cuộc chơi. Nếu trả lời đúng thì tiếp tục lại nêu một phép tính để truyền điện cho bạn ở nhóm khác mà mình muốn truyền điện.Trò chơi tiếp tục như vậy cho đến khi hết thời gian. Đội nào có ít bạn bị dừng cuộc chơi thì thắng cuộc. +/ Cách chơi: Bạn “Quản trò” sẽ là người nêu phép tính trong các bảng nhân 2; 3; 4 đầu tiên và gọi một bạn bất kì ở trong lớp nêu kết quả. Bạn được “Quản trò” gọi sẽ nêu kết quả, nếu đúng sẽ được nêu phép tính trong bảng nhân 2, 3, 4 và gọi bạn nhóm khác nêu kết quả.Nếu trả lời sai thì “Quản trò” gọi bạn khác. Cứ như vậy cho đến khi hết thời gian. Khi bạn giáo viên hô “Bắt đầu” và tính giờ các nhóm đổ các hình trong túi ra và cùng nhau lựa chọn các hình hình tam giác; hình tứ giác rồi xếp lại thành hai nhóm. Nhóm nào có bạn ít bạn dừng cuộc chơi là nhóm thắng cuộc. Giáo viên tổng hợp, nhận xét, đánh giá và công bố đội chiến thắng. d. Trò chơi dạy số và so sánh số. Trong dạy số và so sánh số ở chương trình toán 2, sách Hướng dẫn Toán 2 có trò chơi “ Đố bạn” được thiết kế cho học sinh chơi theo nhóm. Trong quá trình dạy tôi nhận thấy hình thức chơi này nếu chơi theo nhóm học sinh dễ nhàm chán, không kiểm soạt được học sinh chơi. Vì vậy, tôi đã chuyển từ hình thức chơi theo nhóm thành chơi theo lớp bằng cách các nhóm đố nhau. Ví dụ 1: Bài 81: Các số tròn chục từ 110 đến 200. Các số từ 101 đến 110”. (SHD Toán 2 – Trang 8 - Tập 2B - Chương trình VNEN) +/ Mục đích chơi: Củng cố lại các số tròn chục. 10 +/ Thời gian chơi: Trong khoảng 2 phút. +/ Chuẩn bị: Mỗi nhóm chuẩn bị các thanh chục và bảng con. +/ Luật chơi: Các nhóm lấy các thanh chục và bảng con trong “Đồ dùng học toán 2”. Mỗi nhóm lấy ra số thanh “một chục” và được đố các nhóm khác đọc và viết đúng số ô vuông nhóm mình đưa ra. Trong thời gian 2 phút nhóm nào nói và viết nhanh số tròn chục mà các nhóm khác đưa ra sẽ là nhóm thắng cuộc. +/ Cách chơi: Các nhóm lên bốc thăm thứ tự nhóm mình đố các nhóm khác. Theo thứ tự bốc thăm các nhóm lần lượt đứng tại chỗ đố các nhóm khác đọc và viết số tròn chục chỉ số thanh chục mà nhóm mình đưa ra. Khi giáo viên hô “Bắt đầu” và tính giờ các nhóm lấy bảng con và viết các số tròn chục mà nhóm bạn đưa ra. Các nhóm lên báo cáo kết quả của nhóm mình bằng cách đọc các số tròn chục đã viết. Nhóm nào đọc viết nhanh và đúng các số tròn chục sẽ là nhóm thắng cuộc. Giáo viên tổng hợp, nhận xét, đánh giá và công bố đội chiến thắng. Ví dụ 2: Bài 86: Viết số thành tổng các trăm, chục, đơn vị. (SHD Toán 2 – Trang 34 - Tập 2B - Chương trình VNEN) +/ Mục đích chơi: Củng cố lại các số có ba chữ số. +/ Thời gian chơi: Trong khoảng 2 phút. +/ Chuẩn bị: Mỗi nhóm chuẩn bị bảng con và phấn. +/ Luật chơi: Các nhóm lấy bảng con và phấn. Trong thời gian 2 phút nhóm nào đọc và viết nhanh các số có 3 chữ số số mà các nhóm khác đưa ra sẽ là nhóm thắng cuộc. +/ Cách chơi: Các nhóm lên bốc thăm thứ tự nhóm mình đố các nhóm khác. Theo thứ tự bốc thăm các nhóm lần lượt đứng tại chỗ đố các nhóm khác đọc và viết các số có 3 chữ số. Khi giáo viên hô “Bắt đầu” và tính giờ các nhóm lấy bảng con và viết các số có 3 chữ số mà nhóm bạn đưa ra. Các nhóm lên báo cáo kết quả của nhóm mình bằng cách đọc các số có ba chữ số đã viết. Nhóm nào đọc, viết nhanh và đúng các số có ba chữ số sẽ là nhóm thắng cuộc. Giáo viên tổng hợp, nhận xét, đánh giá và công bố đội chiến thắng. c.Trò chơi dạy về các yếu tố hình học. */ Tr ò chơi thứ 1:”Hình nào giống nhau” Ví dụ : Bài 11: Hình chữ nhật - Hình tứ giác (SHD Toán 2 – Trang 39 - Tập 1A - Chương trình VNEN) +/ Mục đích chơi: Củng cố rèn luyện kỹ năng nhận biết các hình đã học. +/ Thời gian chơi : Khoảng 2 phút. +/ Chuẩn bị chơi: Học sinh chơi theo nhóm các em đang ngồi theo chương trình VNEN. Cac nhóm lấy sẵn bộ “Đồ dùng học toán 2” +/ Luật chơi: Các nhóm lấy túi gồm các hình trong “Đồ dùng học toán 11 2”. Trong thời gian 2 phút các bạn trong nhóm cùng nhau thảo luận và lựa chọn các hình giống nhau để vào một nhóm. Đội nào chọn đúng và nhanh sẽ là đội thắng cuộc. +/ Cách chơi: Khi giáo viên hô “Bắt đầu” và tính giờ các nhóm đổ các hình trong túi ra và cùng nhau lựa chọn các hình giống nhau rồi xếp lại theo nhóm.Giáo viên tổng hợp, nhận xét, đánh giá và công bố đội chiến thắng. */Tr ò chơi thứ 2:”Ai vẽ đẹp và vẽ đúng” Ví dụ : Bài 27: Đường thẳng (SHD Toán 2 – Trang 7 - Tập 1A - Chương trình VNEN) +/ Mục đích chơi: Củng cố rèn luyện kỹ năng vẽ đoạn thẳng. +/ Thời gian chơi : Khoảng 2 phút. +/ Chuẩn bị chơi: Học sinh chơi theo nhóm các em đang ngồi theo chương trình VNEN. Các nhóm chuẩn bị 1 tờ giấy A2 +/ Luật chơi: Các nhóm lấy tờ giấy A2. Trong thời gian 2 phút mỗi bạn trong nhóm lần lượt vẽ 1 đoạn thẳng rồi ghi tên đoạn thẳng vừa vẽ. Đội nào vẽ đúng và được nhiều đoạn thẳng sẽ là đội thắng cuộc. +/ Cách chơi: Khi giáo viên hô “Bắt đầu” và tính giờ các nhóm lấy tờ giấy A2 và mỗi bạn trong nhóm lần lượt vẽ một đoạn thẳng cho đến khi hết giờ. Các nhóm lên báo cáo kết quả của nhóm mình bằng cách đọc tên các đoạn thẳng đã vẽ. Giáo viên tổng hợp, nhận xét, đánh giá và công bố đội chiến thắng. */Tr ò chơi thứ 3:”Đâu là hình tam giác? Đâu là hình tứ giác” Ví dụ : Bài 11: Hình chữ nhật - Hình tứ giác (SHD Toán 2 – Trang 83 - Tập 2A - Chương trình VNEN) +/ Mục đích chơi: Củng cố rèn luyện kỹ năng phân biệt hình tam giac, hình tứ giác. +/ Thời gian chơi : Khoảng 2 phút. +/ Chuẩn bị chơi: Học sinh chơi theo nhóm các em đang ngồi theo chương trình VNEN. Các nhóm lấy sẵn bộ “Đồ dùng học toán 2” +/ Luật chơi: Các nhóm lấy túi gồm các hình trong “Đồ dùng học toán 2”. Trong thời gian 2 phút các bạn trong nhóm cùng nhau thảo luận và lựa chọn các hình tam giác, hình tứ giác để vào một nhóm. Đội nào chọn đúng và nhanh sẽ là đội thắng cuộc. +/ Cách chơi: Khi giáo viên hô “Bắt đầu” và tính giờ các nhóm đổ các hình trong túi ra và cùng nhau lựa chọn các hình hình tam giác; hình tứ giác rồi xếp lại thành hai nhóm. Nhóm nào xếp nhanh và đúng sẽ là nhóm thắng cuộc. Giáo viên tổng hợp, nhận xét, đánh giá và công bố đội chiến thắng. 12 2.3.4. Tổ chức trò chơi toán học: Để tổ chức trò chơi có hiệu quả, giáo viên và học sinh cần nắm vững và chuẩn bị tốt: +/ Mục đích, yêu cầu của trò chơi: Mỗi trò chơi có yêu cầu khác nhau có thể là củng cố kiến thức vừa học, củng cố kiến thức của một bài, một dạng toán, … Ngoài giáo viên, học sinh cũng cần nắm được yêu cầu của trò chơi để xác định được mục đích của mình khi tham gia chơi. +/ Trình tự của trò chơi: Khi tổ chức trò chơi, giáo viên cần thực hiện đúng và đầy đủ các bước của trò chơi. - Tên trò chơi. - Thời gian chơi. - Mục đích của trò chơi. - Cách chơi và luật chơi - Tổng hợp kết quả của trò chơi. +/ Đồ dùng dạy học khi tổ chức trò chơi: Chuẩn bị đồ dùng khi tổ chức trò chơi vô cùng quan trọng và cần thiết, nó quyết định việc thành công của trò chơi. Giáo viên cần chuẩn bị các đồ dùng đơn giản, dễ sử dụng và gần gũi với học sinh. +/ Kết quả của trò chơi: Học sinh thích tham gia trò chơi nhưng vô cùng thích mình thắng cuộc trong trò chơi, thể hiện khi ganh đua trong học tập ở mỗi học sinh. Vì vậy, sau mỗi trò chơi, giáo viên cần chốt đúng và chính xác kết quả của trò chơi và phân định được thắng thua giữa các đội. Song, giáo viên cũng cần khen ngợi, khuyến khích, động viên tất cả học sinh khi tham gia chơi, đặc biệt là những em chưa làm tốt trong quá trình chơi. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường. Trong quá trình giảng dạy, trong các tiết toán, tôi đã áp dụng trò chơi vào các tiết học cụ thể như đã nêu nên chất lượng về môn toán của lớp tôi đã tăng lên rõ rệt, với kết quả đạt được như sau: Mức độ Số em Tỉ lệ Hoàn thành tốt 18/35 51,4% Hoàn thành 17/35 48,6% Chưa hoàn thành 0/35 0% Qua kết quả kiểm tra, đối chứng với đầu năm, các kĩ năng giải toán của các em được nâng lên. Học sinh nhận biết chính xác các dạng toán và lựa chọn được cách làm đúng và nhanh khi thực hành. Học sinh không còn nhầm lẫn các phép tính như giữa cộng với trừ, giữa nhân với chia. Thông qua trò chơi, trong thực hành các bảng cộng, trừ, nhân, chia ở chương trình lớp 2, học sinh không còn tình trạng nhớ máy móc kết quả mà ghi nhớ và nêu ngay được kết quả của bất kì phép tính trong bảng đã học. Đặc biệt hơn cả là học sinh không còn ngại 13 học toán mà tiết học trở nên sôi nổi, không nhàm chán, tạo sự ganh đua học tập trong mỗi cá nhân học sinh. Trong quá trình nghiên cứu sáng kiến, tôi đã thực dạy thể hiện trong các tiết dạy trên lớp, trong thao giảng và thể hiện chuyên đề. Kết quả được nhà trường và đồng nghiệp đánh giá bước đầu thành công. Tiết học khắc sâu được kiến thức cho học sinh và giải quyết được nhiều dạng toán liên quan đến bài học. 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 3.1. Kết luận. Trong năm học 2017-2018 vừa qua tôi đã áp dụng trò chơi toán học mà mình đã sưu tầm, thiết kế vào các tiết dạy toán, bản thân tôi nhận thấy việc đưa hình thức trò chơi vào trong giờ học toán ở trường Tiểu học nói chung và giờ học toán ở lớp 2 nói riêng là cần thiết. Bởi, sử dụng trò chơi học tập không chỉ giúp học sinh nắm và củng cố được nội dung kiến thức toán một cách nhẹ nhàng mà còn giúp học sinh phát triển năng lực tư duy, trí tưởng tượng, óc sáng tạo, khả năng diễn đạt mạch lạc, tạo hứng thú học tập, tạo niềm vui và lòng say mê yêu thích học toán. Từ đó rèn luyện đức tính chăm chỉ, tự tin, năng động, sáng tạo góp phần rèn luyện cho học sinh những đức tính, phẩm chất và phong cách làm việc của người lao động mới. Kết quả chất lượng học tập môn toán của học sinh được thể hiện là 100% học sinh đạt yêu cầu. Sau khi tham gia trò chơi tất cả học sinh đều phấn chấn, vui vẻ bước vào giờ học mới một cách hứng thú, góp phần làm cho chất lượng của giờ học khác đạt hiệu quả hơn. 3.2. Kiến nghị: * Với Phòng giáo dục, BGH nhà trường: - Thường xuyên quan tâm động viên giúp đỡ khích lệ giáo viên tổ chức trò chơi khi dạy học toán để môn toán không còn là môn học khô khan và nhàm chán. - Phải động viên giáo viên trong việc xây dựng, thiết kế các trò chơi phù hợp với tiết dạy. - Tổ chức chuyên đề về sử dụng phương pháp dạy học tích cực với các môn học nói chung, đối với môn toán nói riêng để giáo viên trong thành phố, trong các nhà trường học tập, trao đổi kinh nghiệm góp phần nâng cao chất lượng học tập môn Toán ở cấp tiểu học. * Với Giáo viên: Việc tổ chức loại hình “Trò chơi toán học” trong dạy học toán là rất cần thiết vì loại hình này có hiệu quả dạy học cao nhưng đòi hỏi người giáo viên phải biết đưa ra đúng lúc, đúng chỗ, nếu lạm dụng nó thì kết quả sẽ ngược lại. “Tổ chức trò chơi có nội dung toán học” cũng là trò chơi, nên khi học sinh tham gia chơi tinh thần chơi rất sôi nổi, sự ồn ào của cuộc chơi và sự cổ vũ 14 của bạn bè có thể sẽ gây ảnh hưởng đến các lớp bên cạnh, do vậy giáo viên phải là người biết cách tổ chức sắp xếp một cách hợp lý. Trên đây tôi đã mạnh dạn trình bày một số trò chơi toán học lớp 2 mà mình đã thiết kế và sưu tầm được. Chắc chắn trong sáng kiến nhỏ này không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong được sự chỉ bảo tận tình của các nhà chỉ đạo chuyên môn, của các đồng nghiệp để sáng kiến được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn. XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG NHÀ TRƯỜNG Thanh Hóa, ngày 8 tháng 4 năm 2018 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Người viết Nguyễn Thị Liên 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Wedsite: http://tài liệu giáo dục.edu.vn. 2. Sách Hướng dẫn học Tiếng Việt- Dự án mô hình VNEN. 3. Điều lệ trường tiểu học. 4.Phương pháp dạy học ngày nay- Nhà xuất bản đại học Quốc gia. 5. Tập san giáo dục tiểu học. 6. Thông tư 30/2014/TT-BGĐT ngày 28 tháng 8 năm 2014 của Bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo. Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học 7. Phương pháp dạy học môn Toán ở Tiểu học - Nhà xuât bản giáo dục năm 1999. 16 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan