Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Tổ chức tốt hđgdngll nhằm rèn kỹ năng sống cho học sinh ở trường tiểu học thành ...

Tài liệu Tổ chức tốt hđgdngll nhằm rèn kỹ năng sống cho học sinh ở trường tiểu học thành trực

.PDF
18
67
89

Mô tả:

STT 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 MỤC LỤC Nội dung 1. Mở đầu 1.1 Lí do chọn SKKN 1.2. Mục đích nghiên cứu. 1.3. Đối tượng nghiên cứu 1.4. Phương pháp nghiên cứu 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm. 2.2. Thực trạng việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp trước khi nghiên cứu áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. 2.3. Các giải pháp đã tập trung thực hiện để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động ngoài giờ lên lớp. 2.3.1 Tiếp tục nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên, học sinh, phụ huynh nhà trường thấy rõ được vị trí vai trò quan trọng của HĐGDNGLL trong việc rèn kỹ năng sống cho học sinh. 2.3.2 Xây dựng kế hoạch và xác định cụ thể nội dung, hình thức tổ chức các HĐGDNGLL và các kỹ năng cần rèn cho học sinh thông qua các hoạt động. 2.3.3 Đổi mới nội dung, hình thức hoạt động, tạo sự hứng thú thu hút học sinh tham gia. 2.3.3.1 Tổ chức sinh hoạt các câu lạc bộ và các hoạt động giao lưu 2.3.3.2 Tổ chức hoạt động vui chơi giải trí, biểu diễn văn nghệ. 2.3.3.3 Tổ chức hoạt động lao động công ích: 2.3.3.4 Tổ chức các hoạt động nhân đạo 2.3.3.5 Hoạt động tham quan, trải nghiệm 2.3.4. Cần có sự đầu tư cơ sở vật chất và các thiết bị phục vụ hoạt động. 2.3.5. Làm tốt công thi đua khen thưởng cho học sinh có thành tích khi tham gia các hoạt động. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 3. Kết luận- kiến nghị 3.1Kết luận. 3.2 Kiến nghị. Trang 1 1 1 2 2 2 2 3 4 5 5 9 9 11 13 14 15 16 16 18 18 18 19 0 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC TỐT HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP NHẰM RÈN KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH TRỰC. 1. Mở đầu 1.1. Lí do chọn SKKN. Bậc Tiểu học là bậc học đầu tiên của giáo dục phổ thông có vị trí vô cùng quan trọng, là bậc học nền tảng của giáo dục quốc dân. Mục tiêu giáo dục Tiểu học là hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và cá kỹ năng cơ bản cho học sinh chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên trung học cơ sở. Để đạt đươc mục tiêu trên, người quản lý trong trường Tiểu học cần chỉ đạo thực hiện tốt các hoạt động giáo dục trong nhà trường đó là các hoạt động giáo dục trong giờ lên lớp thông qua các môn học và các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (HĐGDNGLL). Tuy nhiên trong thực tế giảng dạy, nhìn chung gần như các nhà trường, các thầy cô giáo đa số quan tâm chủ yếu đến chất lượng giáo dục thông qua các tiết học chính khóa, ham nhiều về bồi dưỡng kiến thức, ít quan tâm đến phát triển kỹ năng cho học sinh. Việc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp chưa được quan tâm đúng mực, các hoạt động ngoài lớp học thiếu linh hoạt, chưa đa dạng, phong phú. Vì thế, phần đông học sinh thiếu cơ hội trải nghiệm, rèn luyện kỹ năng hợp tác, làm việc theo nhóm. Học sinh chưa phát huy tư duy độc lập, tính năng động, sáng tạo. Kỹ năng sống của học sinh còn nhiều hạn chế, các em thiếu kỹ năng tinh thần hợp tác, kỹ năng giao tiếp dụt dè, thiếu tự tin trong các hoạt động và trong cuộc sống. Với trường Tiểu học Thành Trực, trước đây cùng trong tình trạng đó, trong hai năm gần đây hoạt động ngoài lên lớp đã dần được quan tâm hơn, tổ chức các hoạt động đã có quy mô thiết thực hơn. Từ đó, ngoài việc được trang bị kiến thức ở các môn học các em được học tập rèn luyện các kỹ năng cơ bản như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác trong học tập lao động, kỹ năng lao động làm những công việc nhỏ phù hợp với lứa tuổi các em giúp cho các em phát triển nhân cách toàn diện. Đó cũng là lý do tôi xin chia sẻ kinh nghiêm: “Tổ chức tốt hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm rèn kỹ năng sống cho học sinh ở trường Tiểu học Thành Trực” 1.2. Mục đích nghiên cứu. - Nghiên cứu để tổ chức thực hiện tốt các hoạt động tập thể, hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm phát triển ở học sinh cấc kỹ năng cần thiết phù hợp với sự phát triển lứa tuổi. Tăng thêm sự hiểu biết trong các lĩnh vực đời sống xã hội, làm phong phú vốn tri thức của học sinh, tạo nên sự cân đối hài hòa trong quá trình phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh. Qua đó rèn và giáo dục cho học sinh kỹ năng giao tiếp, hợp tác, lao động... các em mạnh dạn thich thú với hoạt động tập thể, tự tin trong giao tiếp, ứng xử. - Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện để thu hút học sinh tham gia một cách tích cực hứng thú, học sinh có động lực học tập thêm yêu trường, yêu lớp, yêu thầy cô bạn bè. 1 - Giúp bản thân có thêm kinh nghiệm trong quản lý, chỉ đạo giảng dạy và hoạt động ngoài giờ lên lớp của trường Tiểu học Thành Trực đạt hiệu quả cao hơn. - Nghiên cứu thực hiện tốt để chia sẻ cho đồng nghiệp, phụ huynh và xã hội nhận thức cao hơn về vai trò của giáo dục ngoài giờ lên lớp đối với học sinh. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống của 559 học sinh trường Tiểu học Thành Trực để có đinh hướng giáo dục học sinh. Nghiên cứu về cách tổ chức các hoạt động ngoài giờ của các khối lớp, của Đội Thiêu niên và hoạt động chung toàn trường góp phần hình thành và rèn luyện các kỹ năng sống học sinh. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu có sử dụng phối hợp các phương pháp như: - Phương pháp quan sát: Quan sát thực tế hoạt động giáo dục đã tổ chức trong nhà trưởng, quan sát kỹ năng giao tiếp, hợp tác, ứng xử... của học sinh qua các hoạt động học tập vui chơi, giao tiếp hằng ngày. - Phương pháp điều tra, khảo sát, thống kê thu thập thông tin về kỹ năng sống. - Phương pháp hỏi đáp, giao lưu với học sinh thông qua các hoạt động nhà trường qua giờ sinh hoạt hàng ngày. - Phương pháp trao đổi thông tin qua phụ huynh, trao đổi với đồng nghiệp. 2. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm. Nghị Quyết số 29-NQ/TW về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo” xác định mục tiêu cụ thể đối với giáo dục phổ thông là tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời. Để thực hiện mục tiêu đó đòi hỏi các nhà trường nhất là trường Tiểu học - là cấp học đầu tiên của giáo dục phổ thông cần phải định hướng rõ ràng song song với hoạt động dạy học kiến thức trên lớp cần tăng cường các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm rèn luyện đạo đức, phát triển năng lực, bồi dưỡng năng khiếu, giúp đỡ học sinh yếu phù hợp đặc điểm tâm lí, sinh lí lứa tuổi học sinh Tiểu học. Hoạt động giáo dục trong giờ lên lớp được tiến hành thông qua việc dạy học các môn học bắt buộc và tự chọn trong chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm hoạt động ngoại khoá, hoạt động vui chơi, thể dục thể thao, tham quan du lịch, giao lưu văn hoá; hoạt động bảo vệ môi trường;lao động công ích và các hoạt động xã hội khác. (Điều 29 - Điều lệ trường Tiểu học ban hành kèm theo Thông tư số số 03/VBHN-BGDĐTngày 22 tháng 1 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). Như vậy, HĐGDNGLL là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ học các môn học. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là sự tiếp nối và thống nhất hữu cơ với hoạt động dạy học, tạo điều kiện gắn lí thuyết với thực hành, góp phần 2 quan trọng vào sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của học sinh. Qua các hoat động ngoài giờ lên lớp giúp cho các em: - Củng cố, khắc sâu những kiến thức đã được học qua các môn học ở trên lớp. - Phát triển sự hiểu biết của học sinh trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, từ đó làm phong phú thêm vốn tri thức của các em. - Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng ban đầu, cơ bản cần thiết phù hợp với sự phát triển chung của trẻ (kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tham gia các hoạt động tập thể, kĩ năng nhận thức,…) - Góp phần hình thành và phát triển tính tích cực, tự giác cho học sinh trong việc tham gia vào các hoạt động chính trị- xã hội. Trên cơ sở đó, bồi dưỡng cho trẻ thái độ đúng đắn với các hiện tượng tự nhiên và xã hội, thái độ có trách nhiệm đối với công việc chung. Chính vì thế, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một bộ phận quan trọng không thể thiếu được trong toàn bộ quá trình giáo dục của các trường phổ thông nói chung, của trường tiểu học nói riêng. Việc biết, hiểu, thiết kế và tổ chức hiệu quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong trường Tiểu học là một nhiệm vụ quan trọng đối với giáo viên và cấp quản lý lãnh đạo nhà trường. 2.2. Thực trạng việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp trước khi nghiên cứu áp dụng sáng kiến kinh nghiệm. Những năm trước đây, hoạt động GDNGLL cũng được xác định đây là một hoạt động trọng tâm trong nhà trường, tuy nhiên trong quá trình thực hiện một thực trạng cho thấy không mấy hiệu quả vì nhà trường xây dựng kế hoạch nhưng nhưng còn chung chung, chưa chỉ đạo sát sao các hoạt động, chưa có sự đầu tư về cơ sở vật chất, phương tiện để thực hiện. Giáo viên chưa có sự đầu tư, không chịu nghiên cứu ngại khó, sợ mất nhiều thời gian ảnh hưởng đến các hoạt động khác, chưa tin vào học sinh. Hơn nữa một số giáo viên chưa có kinh nghiệm, kỹ năng cho việc tổ chức các hoạt động GDNGLL. Giáo viên Tổng phụ trách Đội là kiêm nhiệm nên chưa đầu tư nghiên cứu, thiếu linh hoạt sáng tạo trong việc tổ chức hoạt động. Hình thức tổ chức còn nặng nề, thiếu tự nhiên nên học sinh không hứng thú. Phụ huynh học sinh coi trọng Toán, Tiếng Việt muốn con em mình chỉ cần học tốt những môn này, còn hoạt động GDNGLL họ cho chỉ là phụ nên không thích cho con em mình tham gia. Chính vì thế hoạt động GDNGLL kém hiệu quả chưa đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện cho học sinh. Từ năm học 2015-2016, thực hiện văn bản hướng dẫn số 1490/SGDĐTGDTH ngày 11 tháng 8 năm 2015 của Sở Giáo dục và Đào Tạo Thanh Hóa về việc hướng dẫn tổ chức hoạt động GDNGLL ở Tiểu học từ năm học 2015-2016 và những năm tiếp theo. Được sự chỉ đạo hướng dẫn sâu sát của phòng Giáo dục và Đào tạo Thành Thành nhà trường rất quan tâm đến việc triển khai tổ chức thực hiện các họat động Giáo dục NGLL. Qua quá trình thực hiện năm học 2015-2016, đến năm học 2017-2018 có những mặt tích cực và những hạn chế tồn tại như sau: Những tích cực: - Về nhận thức của cán bộ giáo viên nhà trường: 100% cán bộ quản lí và giáo viên đã hiểu đúng về vai trò, tầm quan trọng của HĐGDNGLL trong nhà trường. 3 - Đã chỉ đạo thực hiện đảm bảo đúng thời lượng theo quy định, đã triển khai đầy đủ nội dung, tổ chức HĐGDNGLL khá phong phú, phù hợp với điều kiện của trường. Thông qua HĐGDNGLL bước đầu góp phần nâng cao chất lượng các môn học, giúp học sinh tự tin, mạnh dạn, tích cực tự giác và linh hoạt trong việc tham gia vào các hoạt động học tập, lao động, giao tiếp và các hoạt động xã hội. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn những tồn tại hạn chế như: - Một số hoạt động công tác chuẩn bị thiếu chu đáo, kế hoạch đang còn chung chung, nội dung thì sơ sài, các điều kiện để thực hiện chưa đảm bảo, chưa có sự đầu tư nên chất lượng còn thấp. - Các loại hình hoạt động chưa đa dạng, phong phú mà mới chỉ tập trung vào một số như hoạt động văn hóa, văn nghệ, hoạt động của Đội TNTP Hồ Chí Minh. - Quy trình tổ chức các hoạt động GDNGLL chưa đầy đủ. - Số học sinh tham gia các hoạt động lớn còn hạn chế, một số em còn thiếu tự tin, e dè chưa mạnh dạn, chưa sẵn sàng vì thế kỹ năng về học tập, giao tiếp, tự phục vụ bản thân, hiểu biết xá hội... của một số học sinh hạn chế. Trước thực trạng đó bước vào năm học 2018-2019, nhà trường đã quan tâm hơn chỉ đạo sát sao hơn. Năm học 2018-2019 nhà trường có 20 lớp 558 học sinh chia làm 2 khu. Khu trung tâm 17 lớp 480 học sinh, khu lẻ Chính Thành 3 lớp 78 học sinh. Thuận lợi: - Nhà trường có khuôn viên rộng thoáng mát sạch sẽ, diện tích sân chơi, bãi tập rộng thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động. - Có đội ngũ cán bộ giáo viên nhiệt tình trong công việc, tổng phụ trách Đội là giáo viên trẻ đã từng có thời gian công tác ở Trung tâm văn hóa huyện nên có năng khiếu tổ chức tốt các hoạt động, nhiệt tình trong công tác. - Học sinh đông nhưng ngoan biết vâng lời, thích hoạt động vui nhộn, thích khám phá những điều mới mẻ. - Được sự đòng tình hỗ trợ của đông đảo phụ huynh học sinh, họ muốn con em có những giây phút sảng khoái thoải mái sau những tiết học căng thẳng. Khó khăn: - Nhà trường có 2 điểm trường khó khăn cho việc tổ chức hoạt động chung.. - Giáo viên văn hóa thiếu, nhà trường tổ chức dạy học 2 ca nên việc tổ chức hoạt động ngoài giờ phải tính đến thời điểm thích hợp không sẽ làm ảnh hưởng đến thời gian học chính khóa của một só lớp. - Một số học sinh chưa tự giác trong học tập, rèn luyện, rụt rè, thiếu tự tin trong giao tiếp, trong việc sử lý các tình huống chưa linh hoạt. chưa biết làm những công việc vừa sức như quét dọn vệ sinh lớp học, vệ sinh cá nhân. - Các phương tiện tổ chức các hoạt động còn đơn giản, thiếu hiện đại nên đôi khi còn e dè trong cách tổ chức. Từ những thực trạng trên, nhà trường xác định cần phải khắc phục khó khăn tổ chức hiệu quả hơn nữa các HĐGDNGLL. 2.3. Các giải pháp đã tập trung thực hiện để góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động ngoài giờ lên lớp. Để tổ chức HĐGDNGLL hiệu quả, bổ ích đáp ứng yêu cầu về bồi dưỡng kiến thức, rèn kỹ năng sống, nâng cao chất lượng giáo dục phát triển toàn diện 4 nhân cách học sinh, qua quá trình chỉ đạo thực hiện thực tế ở nhà trường, tôi đưa ra một số giải pháp sau: 2.3.1 Tiếp tục nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên, học sinh, phụ huynh nhà trường thấy rõ được vị trí vai trò quan trọng của HĐGDNGLL trong việc rèn kỹ năng sống cho học sinh. Cán bộ quản lý nhà trường quán triệt đến giáo viên nhận thức một cách đúng đắn về vị trí, vai trò cũng như hiệu quả việc tổ chức tốt các HĐGDNGLL trong việc rèn kỹ năng sống cho học sinh, đây là việc quan trọng quyết định đến việc thành công của tổ chức các HĐGDNGLL. Ngay đầu năm học, căn cứ vào công văn hướng dẫn của Bộ, Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ năm học, căn cứ vào điều kiện thực tế của nhà trường, tôi kế hoạch và lịch hoạt động trong toàn trường. Trong kế hoạch phải xác định rõ được mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể chỉ tiêu phấn đấu và định hướng hoạt động. Quán triện giáo viên và tuyên truyền tới phụ huynh để thực hiện tốt thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT về sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định đánh giá học sinh Tiểu học để mọi người hiểu rõ đánh giá học sinh hiện nay không chỉ đánh giá về kết quả các môn học mà còn đánh giá về sự hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất của học sinh. Đó là năng lực tự phục vụ, tự quản; hợp tác; tự học và giải quyết vấn đề; phẩm chất như chăm học, chăm làm; tự tin, trách nhiệm; trung thực, kỉ luật; đoàn kết, yêu thương. Các năng lực phẩm chất này được hình thành phát triển thể hiện rrất rõ thông qua các HĐGDNGLL. Ngoài việc quán triệt tuyên truyền, nhà trường còn tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề về hoạt động GDNGLL để giáo viên đầu tự nghiên cứu, trao đổi cách thức tổ chức hiệu quả một số hoạt động. Mặt khác thông qua các cuộc họp phụ huynh, giáo viên tuyên truyền cho phụ huynh thấy được kỹ năng sống của của học sinh Tiểu học là vô cùng quan trọng, người xưa thường nói “Dạy con phải dạy từ thuở còn thơ” vì lứa tuổi này các em đang bắt đầu tập và hình thành các hành vi, các em có ngoan, có vâng lời, có ý thức có trách nhiệm hay không thì phải dạy và rèn ngay từ nhỏ. Đưa ra các ví dụ trong thực tế cuộc sống để phụ huynh thấy được. Từ đó phụ huynh sẽ có cách nhìn khác, cùng với nhà trường quan tâm hơn và tích cực phối hợp cho học sinh tham, tích cực ủng hộ hỗ trợ nhà trường tổ chức các HĐGDNGLL. Từ việc hiểu ý nghĩa vai trò, ý nghĩa của HĐGDNGLL trong việc rèn kỹ năng sống cho học sinh. Giáo viên sẽ quan tâm hơn, phụ huynh tạo điều kiện tốt cho con em phải tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp một cách thoải mái, đúng theo quy định mà nhà trường tổ chức. Từ đó trở thành nề nếp các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp mang tính thường xuyên, thu hút các em học sinh tham gia hoạt động. 2.3.2 Xây dựng kế hoạch và xác định cụ thể nội dung, hình thức tổ chức các HĐGDNGLL và các kỹ năng cần rèn cho học sinh thông qua các hoạt động. Nội dung hoạt động GDNGLL rất đa dạng và phong phú, song muốn tổ chức có hiệu quả, ngay từ đầu năm học cần xác định cụ thể trong năm học này ta cần tập tổ chức các hoạt động nào. Xây dựng kế hoach hoạt động có tính khả thi, giao nhiệm vụ cụ thể cho các tập thể và cá nhân thực hiện. 5 Hoạt động sinh hoạt dưới cờ hàng tuần, sinh hoạt giữa giờ hằng ngày giao cho Tổng phụ trách Đội thực hiện với nhiệm vụ cụ thể trong tuần. Ở đây, tôi đi sâu vào các hoạt động lớn gắn với chủ đề hàng tháng. Thực hiện theo hướng dẫn nhiệm vụ năm học của bậc Tiểu học Thạch Thành “Tổ chức các hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp các trường Tiểu học cần chuyển mạnh các hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khóa sang hướng tổ chức hoạt động trải nghiệm; tập trung vào các hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống, giáo dục giá trị sống, kĩ năng sống, kĩ năng tự bảo vệ bản thân tránh bị xâm hại, bạo lực, ý thức giữ gìn môi trường xanh - sạch - đẹp cho học sinh; thực hiện tốt công tác chăm sóc sức khỏe, làm quen với một số nghề truyền thống ở địa phương”. Chính vì thế, tôi xác định trong năm học thực hiện tốt các hoạt động sau để học sinh được trải nghiệm: - Hoạt động văn hóa văn nghệ : tổ chức các buổi tập hát, múa, biểu diễn văn nghệ trong các ngày hội lớn. - Hoạt động vui chơi giải trí, thể dục thể thao: Tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi dân gian như: kéo co, nhảy bao bố, đổ nước vào chai, chơi ô ăn quan… tổ chức đại hội thể thao cấp trường cho học sinh được tham gia thi đấu các môn thể thao như cờ vua, cầu lông, bóng đá mi ni. - Hoạt động lao động công ích: Tổ chức lao động dọn vệ sinh làm sạch trường lớp, trồng chăm sóc các bồn hoa cây cảnh làm đẹp khuôn viên nhà trường; dọn dẹp chăm sóc đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại địa phương. - Hoạt động của các câu lạc bộ và các cuộc giao lưu: Thành lập các các câu lạc bộ như: Trí tuệ tuổi thơ, Tiếng Anh, Thể dục thể thao, Mỹ thuật và định hướng nội dung, thòi gian giao lưu trong nhà trường, giao lưu với các trường trong cụm. - Các hoạt động mang tính xã hội: tổ chức hoạt động thắp sáng ước mơ. Giao lưu với học sinh khuyết tật, trẻ mồ côi. Mời cựu chiến binh về nói chuyện nhân ngày quân đội nhân dân Việt Nam. - Hoạt động trải nghiệm: Tổ chức cho học sinh thăm quan quan hoạt động sản xuất ở địa phương; tổ chức cho các em đi thăm quan thắng cảnh, di tích lịch sử trong huyện, trong tỉnh. Những ngày nghỉ học gợi ý cho phụ huynh cho con tham gia các lớp tập bơi , lớp rèn kỹ năng sống …do nhà trường phối hợp với các CLB trong huyện tổ chức giúp các em có các kỹ năng bảo vệ bản thân tốt. Gắn vào các chủ đề chủ điểm hàng tháng, Tôi cùng với Tổng phụ trách Đội xây dựng lịch cụ thể cho các hoạt động như sau: Chủ Yêu càu kỹ năng cần Thời điểm Nội dung Hình thức rèn cho HS qua hoạt gian giáo hoạt động tổ chức động. dục Tháng Ngày - Hoạt động - Tổ chức biểu - Phát triển năng 9 hội văn hóa văn diễn văn nghệ trên khiếu văn nghệ, rèn Non nghệ sân khấu mừng tính mạnh dạn, tự tin, sông quốc khánh 2/9 và năng động. khai giảng năm học mới 5/9. 6 - Hoạt động vui chơi giải trí. Tháng 10 Con ngoan, trò giỏi - Hoạt động của các câu lạc bộ. - Hoạt động thể dục thể thao. - Tổ chức trò chơi: kéo co, nhảy bao bố trong phần hội ngày khai giảng. - Tổ chức “Vui hội trăng rằm” - Thành lập các CLB “Trí tuệ tuổi thơ”; CLB “ Em nói Tiếng Anh”; CLB nghệ thuật. CLB TDTT. - Tổ chức Đại hội TDTT cấp trường; - Tổ chức thi biểu diễn văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt nam Tri ân Tháng 20/11. thầy, 11 cô giáo - Thi đua giữa các - Hoạt động lớp trồng và chăm lao động công sóc các bồn hoa, ích. chậu cảnh. - Mời cựu chiến binh về nói Các hoạt động chuyện giao lưu mang tính xã với học sinh nhân hội Tiếp ngày thành lập Tháng bước QĐNDVN 22/12 12 cha anh - Hoạt động Giao lưu CLB vui chơi giải TDTT với các trí, thể dục thể trường trong cụm. thao. - Sinh hoạt văn - Hoạt động nghệ mừng Đảng, văn hóa văn mừng xuân. Giao nghệ. lưu với các thôn Đón trong xã. Tháng chào 1/2019 xuân - Tổ chức chương mới. - Các hoạt trình “thắp sáng động mang ước mơ”, lồng tính xã hội. ghép chương trình “ tết yêu thương”. - Hoạt động văn hóa văn nghệ. - Tinh thần vui chơi thoải mái; Rèn khéo tay hay làm, kỹ năng hợp tác. - Học sinh biết xác định năng lực sở thích của minh, phát huy sở trường cá nhân - Rèn luyện sức khỏe, phát triển năng khiếu. - Phát huy năng khiếu học sinh, rèn tính tự tin trước đám đông. - Rèn các em yêu lao động biết làm công việc vừa sức. - Học sinh có hiểu biết về truyền thống yêu nước của ông cha ta từ xưa tới nay; - Rèn kỹ năng giao tiếp gho học sinh. - Rèn sức khỏe, kỹ năng hợp tác, giao tiếp, ứng xử - Phát triển năng khiếu, tự nhiên vui vẻ thể hiện cá nhân. - Học sinh biết vượt khó vươn lên trong học tập, biết yêu thương chia sẻ với hoàn cảnh khó khăn. 7 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4 Tháng 5 Yêu đất nước Việt Nam Hoạt động Giao lưu CLB dưới - Học sinh củng cố giao lưu CLB. hình thức “Rung kiến thức đã học, hiểu chuông vàng” các biết hơn về tự nhiên, khối lớp 3,4,5 . xã hội, con người đất nước Việt Nam; - Có kỹ năng xử lý tình huống trong cuộc sống hằng ngày. - Hoạt động - Yêu lao động, biết - Tổ chức tết trồng lao động công làm công việc vừa cây đầu xuân. ích sức. - Nắm vứng và thực - Họat động - Rèn luyện nghi hiện tốt các chuyên Đội. “Thiếu thức Đội đối với hiệu Đội. nhi vui khỏe học sinh lớp 4,5. - Tạo không khí thoải tiến bước lên - Tổ chức các trò mái, rèn kỹ năng hợp Đoàn” chơi dân gian. Tiến tác… bước - Thăm quan quan lên hoạt động sản xuất Đoàn - Biết về nghề chính ở “nghề ttrồng mía, Hoạt động trải địa phương, yêu lao sản xuất đường, nghiệm. động sản xuất, rèn kỹ mật thủ công” sản năng làm việc. phẩm đặc trưng ở địa phương. Hòa Giao lưu các CLB Củng cố kiến thức; bình “ Trí tuệ tuổi thơ”; Giáo dục tinh thần Hoạt động và “CLB Tiếng Anh” đoàn kết hữu nghị; giao lưu CLB hữu với các cụm Rèn kỹ năng giao nghị trường. tiếp; kỹ năng hợp tác. Thi kể chuyện, hát - Học sinh học tập Hoạt động đọc thơ về Bác Hồ tấm gương và làm Đội nhân dịp sinh nhật theo lời Bác. Bác 19/5 Bác Hồ kính - Dọn vệ sinh, - Giáo dục học sinh yêu - Hoạt động chăm sóc đài tưởng ghi nhớ công ơn các lao động công niệm các anh hùng anh hùng liệt sĩ, thể ích. liệt sĩ. hiện bằng việc làm vừa sức. 8 Tháng 6,7,8 Hoạt động trong hè Hoạt động trải nghiệm. - Hoạt động thể dục thể thao. - Tổ chức cho các em đi thăm quan thắng cảnh, di tích lịch sử trong huyện, trong tỉnh: Thăm Chiến khu Ngọc Trạo và khu di tích Lam Kinh. - Phối hợp với phụ huynh tổ chức học sinh tập bơi chống đuối nước. - Phối hợp với Đoàn xã tổ chức các hoạt động sinh hoạt hè tại đia phương. - Học sinh mở mang kiến thức thực tế. - Giao lưu học hởi. - Rèn kỹ năng phòng chống đuối nước - Rèn các kỹ năng giao tiếp ứng sử, làm việc, hợp tác… Giảm - Hoạt động thiểu các tai nạn Đội thương tích có thể say ra trong thời gian nghỉ hè. Trên đây là lịch hoạt động trọng tâm hàng tháng, bám sát lịch chỉ đạo chuyên môn cùng ban hoạt động ngoài giờ thực hiện tốt. 2.3.3 Đổi mới nội dung, hình thức tổ chức hoạt động, tạo sự hứng thú thu hút học sinh tham gia. Các HĐGDNGLL được tổ chức lồng ghép dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng phải luôn đổi mới phương thức hoạt động để gây hứng thú cho học sinh nhằm mang lại hiệu quả cao trên tinh thần củng cố khắc sâu kiến thức đã học, giáo dục tốt kỹ năng sống và giá trị sống cho học sinh. Có nhiều hình thức tổ chức các hoạt động ngoài giờ, sau đây là một số hình thức chúng tôi lựa chọn đã thấy phát huy hiệu quả: 2.3.3.1 Tổ chức sinh hoạt các câu lạc bộ và các hoạt động giao lưu: Mục đích của hoạt động là củng cố mở rộng khắc sâu kiên thức đã học, phát triển năng khiếu cho học sinh. Trước đây để phát triển năng khiếu cho học sinh, nhà trường thường chọn và tổ chức các lớp bồi dưỡng các em học tập trong tư thế bắt buộc, áp lực nhàm chán. Nay, để tạo tinh thần thoải mái “học mà chơi, chơi mà học” tôi tổ chức thành lập các câu lạc bộ học tập, vui chơi giải trí để các em có cùng năng khiếu, cùng sở thường đăng ký tham gia. Với điều kiện thực tế nhà trường, trong năm học chúng tôi tổ chức các câu lạc bộ cho học sinh khối 3,4,5 hoạt động bao gồm: “CLB trí tuệ tuổi thơ” là những học sinh yêu thích môn Toán, Tiếng Việt; CLB “Giao tiếp Tiếng Anh” gồm những học sinh có yêu thích và có năng khiếu môn Tiếng Anh; CLB “thể dục thể thao” gồm học sinh có năng khiếu về Thể dục; CLB “Mỹ thuật” gồm học sinh yêu thích hội học thích kẻ vẽ sáng tạo. Để tránh tình trạng học sinh đăng ký xong rồi không hoạt đông được, trước khi thành lập CLB giáo viên chủ nhiệm khảo sát nắm bắt tình hình học sinh, gợi ý định hướng cho học sinh có năng khiếu, sở trường về môn nào thi đăng ký tham gia vào lĩnh vực đó. Khi thành lập tôn trọng tâm tư nguyện 9 vọng của các em các em đăng ký và tổ chức buổi ra mắt các câu lạc bộ thật long trọng có cả sự chứng kiến của tất cả thày cô giáo, học sinh và phụ huynh của những học sinh đó. Qua đó các em thấy được ý nghia của hoạt động, được sự quan tâm của mọi người các có động lực trong hoạt động về sau. Để duy trì tốt hoạt động các CLB, tôi lên lịch sinh hoạt thường xuyên hằng tuần cố định và lịch giao lưu trong trường, Tham mưu với phòng giáo dục, phối hợp với Hiệu trưởng các trường lân cận xây dựng kê hoạch tổ chức giao lưu cụm trường trong huyện. Giáo viên học sinh nắm lịch ngay từ đầu để chủ động sinh hoạt phấn đấu đạt kết quả tốt trong các cuộc giao lưu. Thời gian hoạt động Người Tên CLB phụ Sinh hoạt hàng Tổ chức giao lưu trách tuần - Khối 4,5 chiều thứ - Tháng 3 giao lưu tại trường. GV khối CLB trí tuệ 3 - Tháng 4 giao lưu cụm trường. 3,4,5 tuổi thơ. - Khối 3 sáng thứ 5 Giao tiếp - K4,5 chiều thứ 6 . - Tháng 3 giao lưu tại trường. GGV Tiếng Tiếng Anh. - Khối 3 sáng thứ 4 - Tháng 4 giao lưu cụm trường anh - 4 giờ đến 5 giờ 30 -Tháng 10 giao lưu trường. GV phút các ngày trong -Tháng 12 giao lưu cụm TDTT CLBTDTT tuần. trường. - Tháng 2 giao lưu cấp huyện. CLB - K4,5 chiều thứ 4 . - Tháng 10 giao lưu cấp huyện. GV Mỹ Mỹ thuật - Khối 3 sáng thứ 6 thuật. Nội dung sinh hoạt hảng tuần thì giao lại cho giáo viên trong khối phối hợp tổ chức theo hình thức sinh hoạt nhóm, tổ chức với nhiều hình thức như: trò chơi “đấu trí”, “Ai nhanh, ai đúng”, “Đối mặt”, “ Đội nào vô địch”... để học sinh có cơ hội trao đổi, thi đua, tập trung cao độ bổ xung củng cố và mở rộng thêm kiến thức đã học ở lớp. Hàng tháng nhà trường tổ chức thi đua làm bài cá nhân về các lĩnh vực, chủ đề đã học và tổ chức các sân chơi như “ Rung chuông vảng”. Xen kẽ trong năm học tổ chức giao lưu với các cụm trường để học có cơ hội thi đua, thể hiện năng khiếu, sở trường cá nhân. Hoạt động của CLB tạo cơ hội để học sinh được học thêm những điều bổ ích, lý thú, được tiếp xúc với cái hay cái đẹp, được chia sẻ những kiến thức, hiểu biết của mình về các lĩnh vực mà các em quan tâm, qua đó phát triển các kĩ năng như: kĩ năng giao tiếp, kĩ năng lắng nghe và biểu đạt ý kiến, kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng, kĩ năng viết bài, kĩ năng hợp tác, làm việc nhóm, kĩ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề, được rèn luyện năng khiếu tự có của bản thân. Nhờ thực hiện tốt hoạt động các câu lạc bộ mà trong 2 năm qua nhà trường phát huy tốt được năng khiếu cho học sinh. 2.3.3.2 Tổ chức hoạt động vui chơi giải trí, biểu diễn văn nghệ. Với học sinh Tiểu học, ngoài việc học các em cần phải có các hoạt động vui chơi giải trí để được thoải mái giải trí, thư giãn sau những tiết học căng thẳng. Để thực hiện có hiệu quả, tôi giao trực tiếp hoạt động này cho tổng Phụ trách Đội và giáo viên dạy môn Âm nhạc xây dựng nội dung chương trình phôi hợp thực hiện theo lich. Sinh hoạt 15 phút đầu giờ thứ 4, thứ 6 hàng tuần sinh tổ 10 chức sinh hoạt chung như múa, hát, đố vui... tạo không khí vui nhộn trước khi bước vào tiết học căng thẳng. Hàng tháng, trên cơ sở các chủ đề chủ điểm đã xác định trong năm học tổ chức các chương trình lớn vào thời điểm phù hợp như: tổ chức trò chơi dân gian, “vui đêm hội trăng rằm”, học sinh các lớp thi đua trưng bày mâm ngũ quả, biểu diễn múa lân. Tổ chức biểu diễn văn nghệ thi đua giữa các lớp nhân những ngày lễ lớn như lễ khai giảng năm học, ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, ngày quôc tế phụ nữ 8/3 với nhiều thể loại như múa, hát, đóng kịch. Ngoài ra, yêu cầu Liên Đội đã thành lập các đội văn nghệ nhà trường đi biểu diến giao lưu các chương trình lớn ở địa phương. tạo nên sân chơi lành mạnh, là nơi giao lưu, mở rộng tình đoàn kết, học hỏi, cũng như gắn kết tình cảm giữa các chi đội và các sao nhi đồng với nhau. Thông qua Hoạt động vui chơi giải trí, biểu diễn văn nghệ không những tạo môi trường vui chơi, giải trí lành mạnh, mà còn góp phần quan trọng trong việc giáo dục đạo đức, rèn luyện kỹ năng giao tiếp, hợp tác, mạnh dạn tự tin trước đám đông, phát triển năng khiếu cho học sinh, góp phần hình thành nhân cách cho học sinh. 2.3.3.3 Tổ chức hoạt động lao động công ích: Lao động công ích giúp cho học sinh biết làm một số công việc vừa sức, hiểu được giá trị của lao động, từ đó để biết trân trọng sức lao động và có ý thức bảo vệ , giữ gìn của công. Nhà trường tổ chức học sinh lao động làm những công vệc nhỏ trong nhà trường như vệ sinh trường lớp, môi trường xung quanh, trồng và chăm sóc bồn hoa cây cảnh, chăm sóc vườn trường. Để học sinh các lớp chủ động, tự giác, tích cực, tôi giao cho các lớp phụ trách các khu vực vệ sinh, các bồn hoa, chậu cảnh các em thi đua chăm sóc bảo vệ được Liên Đội kiểm tra thường xyuên nhận xết đánh giá hàng tuần. Từ đó các em chủ động làm việc, có trách nhiệm dối với công việc được giao. Ngoài ra, còn giao trách nhiệm cho giáo viên Tổng phụ trách Đội tổ chức cho học sinh chăm sóc, thắp hương đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ, bà mẹ Việt Nam anh hùng ở địa phương, thăm hỏi giúp đỡ các Gia đình thương binh liệt sĩ trên địa bàn xã. Qua đó giáo dục học sinh lòng tự hào về truyền thống dân tộc, lòng biết ơn sâu sắc đối với những thế hệ cha anh đã dũng cảm chiến đấu và hy sinh thân mình để quê hương có được cuộc sống thanh bình ngày hôm nay. Biết trân trọng những thành quả tốt đẹp của lớp người đi trước, luôn hướng về quá khứ đẹp đẽ, oanh liệt để làm niềm tin vững chắc cho các thế hệ hôm nay và mai sau. Từ đó phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn luyện. 2.3.3.4 Tổ chức các hoạt động nhân đạo : Tổ chức hoạt động nhân đạo nhằm tác động đến trái tim, tình cảm, sự đồng cảm của học sinh trước những con người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Các nội dung chương trình nhà trường đã tổ chức: thắp sáng ước mơ, vòng tay bè bạn, giúp nhau cùng tiến. Việc này định hướng cho Tổng phụ trách Đội xây dựng nội dung tổ chức. Thông qua chương trình nhằm tuyên truyền - Giáo dục đội viên, nhi đồng có ý thức biết vượt qua mọi khó khăn để vươn lên trong học tập và trong cuộc sống. Giáo dục cho đội viên, nhi đồng lí tưởng sống, xây dựng những ước mơ, 11 hoài bão quyết tâm vươn lên trong học tập để lập thân, lập nghiệp sau này. Đội phát động đội viên không ăn quà vặt tiết kiệm xây dựng quỹ “Giúp bạn đến trường” với mục đích nhằm góp phần động viên, giúp đỡ những Đội viên, nhi đồng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đạt được thành tích cao trong học tập, vượt lên trên hoàn cảnh để đến trường và hướng tới tương lai. Việc làm ý nghĩa đó không chỉ động viên những học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập và còn rèn kỹ năng cho tất cả học sinh toàn trường đó là trong cuộc sống, học tập, sinh hoạt phải biết thương yêu đùm bọc chia sẻ lẫn nhau,có những cử chỉ, hành động, việc làm bổ ích để giúp bạn như có những câu nói động viên bạn, không chọc ghẹo trên niềm đau, nỗi buồn của người khác, tiết kiệm quyên góp những phần quà ý nghĩa tặng bạn. Không những thế, còn giảm thiểu học sinh ăn quà vặt gây ảnh hưởng sức khỏe cá nhân và mất vệ sinh nơi công cộng. Không những tổ chức nội bộ trong nhà trường, mà còn phối hợp tổ chức “Giao lưu văn nghệ tháp sáng ước mơ” với các em khuyết tật của trung tâm dạy nghề nhân đạo tạo việc làm cho trẻ em tàn tật Việt Nam. Qua giao lưu để học sinh nhà trường thấy được ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thương cảm với số phận kém may mắn của em tật nguyền, dành cho các em tình cảm thương yêu đặc biệt trao cho các em phần quà ý nghĩa. Mặt khác qua giao lưu thấy được sự cố gắng vươn lên của những em đó, mặc dù tật nguyền nhưng họ có bản lĩnh, kỹ năng sống tốt hơn mình, đó là đòn bẩy để học sinh mình học tập và cố gắng hơn. 2.3.3.5 Hoạt động tham quan, trải nghiệm Tham quan trải nghiệm là một hình thức tổ chức học tập thực tế hấp dẫn đối với học sinh. Mục đích là để các em học sinh được đi thăm, tìm hiểu và học hỏi kiến thức thực tế, tiếp xúc với các di tích lịch sử, tiếp xúc với các công việc nhân dân địa phương thường làm, giúp các em có được những kinh nghiệm thực tế, từ đó có thể áp dụng vào cuộc sống sau này của chính các em. Trong điều kiện thức tế nhà trường, trong năm học tôi liên hệ với các xưởng xản xuất đường mật thủ công tại xã bố trí tổ chức cho học sinh thăm quan và trải nghiệm làng nghề trồng mía “Sản xuất đường mật thủ công” - đây là đặc sản của địa phương, cho các em đến thăm và làm việc tại xưởng 1 buổi đảm bảo an toàn. Qua trải nghiệm thực tế để các em thấy gia đình, bố mẹ các anh chi của mình làm việc vất vả để nuôi các em khôn lớn, ăn, học. từ đó giáo dục các em trân trọng sản phẩm quê hương, yêu quý sức lao động, thường yêu hơn những người lao động chân tay, làm quen với công việc để sau này là lao động chính trong gia đình xây dựng quê hương ngày cảng giàu đẹp. Ngoài ra, phối hợp với phụ huynh tổ chức cho các em thăm quan các di tích lịch sử trong huyện, trong tỉnh như Chiến khu Ngọc Trạo; thăm di tích lịch sử Lam kinh. Thông qua hoạt động tham quan trải nghiệm, giáo dục lòng yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống lịch sử. Biết yêu lao động, biết quý trọng truyền thống cha ông đã để lại từ đó phấn đấu học tập tu dưỡng rèn luyện trở thành người có ích trong xã hội. Tuy nhiên với điệu kiện nguồn kinh phí nhà rường có hạn nên việc tổ chức trải 12 nghiệm cho học sih còn rát hạn chế, trong các năm tới nhà trường dự kiến sẽ làm tốt công tác XHHGD để có điều kiện tốt tổ chức tốt hơn. 2.3.4. Cần đầu tư cơ sở vật chất và các thiết bị phục vụ hoạt động. Để tổ chức có hiệu quả các HĐGDNGLL,cần trang bị các điều kiện CSVC trang thiết bị phục vụ hoạt động. Nếu húng ta xây dựng kế hoạch, xây dựng nội dung tốt nhưng không đảm bảo điều kiện phương tiện để thực hiện thì hoạt động không thành công. Xác định được điều đó, năm học 2018-2019, nhà trường tiết kiệm nguồn ngân sách để mua sắm những thiết bị nghe nhìn cần thiết như: máy chiếu, bộ âm thanh chất lượng tốt, loa kéo di động; trang bị các đồ dùng dụng cụ phục vụ hoạt động thể thao đầy đủ để học sinh chơi trong năm học như: bộ cờ vua, bóng đá, cột gôn.... Đồng thời làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục được sự đồng tình ủng hộ của phụ huynh và doanh nghiệp trong xã hỗ trợ mua bạt che sân trường, làm nhà mái vòm, xây dựng thu viện xanh- thư thân thiện, san phẳng sân thể chất, làm sân cầu lông … để có những vị trí tổ chức hoạt động vui chơi thuận lợi. Trong thời gian tới tiếp tục làm sân khấu di động và cải tạo lại sân chơi, xây dựng thêm các sân chơi như sân bóng rổ và các phương tiện thiết bị để đáp ứng nhu cầu hoạt động của học sinh. 2.3.5. Làm tốt công thi đua khen thưởng cho học sinh có thành tích khi tham gia các hoạt động. Thi đua khen thưởng là động lực, là đòn bẩy kích thích cá nhân, tập thể phát huy hết khả năng của mình để hoạt động. Chính vì thế, để thu hút và động viên kịp thời học sinh, trước khi tổ chức bất kỳ hoạt động lớn nào trong năm học, đều phát động thi đua. Trong quá trình hoạt động phân loại xếp giải để các em hào hứng phân đấu thi đua. Kết thúc mỗi hoạt động lớn, tôi thường tổ chức nhận xét đánh giá và biểu dương khen thưởng trực tiếp những tập thể, cá nhân thực hiện tốt nhằm động viên khuyến kích kịp thời và đó cũng là động lực thu hút hoc sinh giáo viên tham gia các hoạt động tích cực hơn. Không những nhà trường thưởng, còn mời phụ huynh tham gia chứng kiến việc làm của các em và thưởng cho các em phần thưởng có ý nghĩa Phần thưởng cho các em chỉ là những đồ dùng học tập nhỏ bé như cái bủt, quyển vở, túi quà, hay tiền mặt để mua đồ dùng học tập. Tuy giá trị vật chất rất nhỏ bé nhưng giá trị tinh thần vô cùng lớn đối với các em, đó là sự động viên, ghi nhận công lao, thành tích của các em trong hoạt động sinh hoạt và học tập. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm Qua quá trình thực hiện HĐGDNGLL trong hai năm qua mang lại kết quả đáng khích lệ. đó là: - Giáo dục và rèn kĩ năng sống cho học sinh phù hợp lứa tuổi thích ứng với quá trình học tập và sinh hoạt hằng ngày của các em, tạo điều kiện để các em có cơ hội phát triển toàn diện về Văn - Thể - Mĩ, giao lưu học hỏi lẫn nhau về những kiến thức đã học, những kĩ năng sống giúp các em có những buổi thư giãn đầy ý nghĩa, tạo những động lực giúp các em học tập tốt hơn. - Củng cố, mở rộng và khắc sâu kiến thức về các môn học. Phát triển năng khiếu cho học sinh. Kết quả các cuộc giao lưu cấp cụm, huyện: Kết quả đạt giải Nội dung giao lưu. Năm học 2017-2018 Năm học 2018-2019 13 Giao lưu CLB “trí tuệ tuổi thơ” Giao lưu CLB Tiếng Anh Giải nhất cụm IV Giải nhất cụm IV Giải nhất cụm IV Giải nhất cụm IV Giải nhất cụm IV. CLB TDTT Giải ba cụm IV KK cấp huyyện CLB Mỹ thuật Giải cá nhân: 9 em An toàn giao thông 1 HS giải nhì cấp tỉnh. - 100% học sinh có lòng tương thân tương ái với bạn bè, các em sống đoàn kết. Những em có hoàng cảnh khó khăn động viên chia sẻ. Đã trao 38 xuất quà cho học sinh đặc biệt khó khăn trong dịp tết, nhiều học sinh được tặng vở viết trong học tập. Tặng quà giá trị 3 776 000 đồng cho hội trẻ em khuyết tật Việt Nam. - Kết quả lao động: 100% học sinh biết tự vệ sinh cá nhân, biết làm việc vừa sức, biết dọn vệ sinh trường lớp, trồng và chăm sóc các châu hoa, bồn hoa, vường trường xanh, sạch, đẹp. - HĐGDNGLL đã thành nề nếp, các em đã tự giác, tích cực tham gia tự tin trong giao tiếp, biết đồng cảm chia sẻ với nhau trong cuộc sống và học tập, biết hợp tác làm việc. Tích cực làm các công việc phù hợp với lứa tuổi. không còn tình trạng học sinh nói chống không, không còn e dè sợ sệt, không nghỉ học vô lý do. Không những thế còn hạn chế được các em bỏ phí thời gian vào xem điện thoại, ti vi, không bị du dỗ tụ tập vào các tệ nạn. - Không những rèn được kỹ năng sống cho học sinh mà còn nâng cao năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho giáo viên. 3. Kết luận- kiến nghị 3.1 Kết luận. Cùng với hoạt động giáo dục chính khóa trong các tiết học, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp vô cùng quan trọng. Nó nhằm củng cố, mở rộng và khắc sâu kiến thức về các môn học, đồng thời giúp giáo dục và rèn kĩ năng sống phù hợp lứa tuổi học sinh thích ứng với quá trình học tập và sinh hoạt hằng ngày của các em. Tạo điều kiện để các em có cơ hội phát triển toàn diện về Văn - Thể - Mĩ, giao lưu học hỏi lẫn nhau về những kiến thức đã học. Những kĩ năng sống giúp các em có những buổi thư giãn đầy ý nghĩa, tạo những động lực giúp các em học tập tốt hơn. Như vậy nhà trường cần tổ chức nhiều hơn nữa, phong phú hơn nữa các HĐGDNGLL cho học snh để các em tham gia góp phần rèn kỹ năng sống hình thành nhân cách, phát triển toàn diện học sinh. 3.2. Kiến nghị. - Với đảng uỷ, Uỷ ban nhân dân xã Thành Trực: tăng cường xây thêm phòng học đảm bảo 1 lớp/ 1 phòng để quy thời gian học trên lớp tất cả các lớp giống nhau, có thể sắp xếp thời gian cho hoạt động ngoài giờ phù hợp hơn. - Với Phòng Giáo dục: Tham mưu với UBND huyện biên chế đủ giáo viên theo quy định. Hàng năm tiếp tục tổ chức các hoạt động giao lưu giữa các đơn vị trong huyện để tạo các sân chơi các em học sinh được tham gia, học hỏi, chia sẻ cùng nhau, mở mang kiến thức và tự tin mạnh dạn hơn. Trên đây là kinh nghiệm tổ chức các HDGDNGLL, bản thân tôi thấy có phần cải thiện giúp cho việc rèn kỹ năng sống của học sinh trường Tiểu học Thành Trực ngày một tốt hơn xin được chia sẻ cùng các bạn đồng nghiệp. Rất 14 mong các bạn đồng nghiệp đọc chia sẻ, góp ý để các năm học tới thực hiện tốt hơn nữa. XÁC NHẬN Thành Trực, ngày 19 tháng 4 năm 2019 CỦA HIỆU TRƯỞNG NGƯỜI THỰC HIỆN Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến kinh nghiệm của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Lê Thị Thảo DANH MỤC VIẾT TẮT. Thứ tự 1 2 3 4 5 6 7 Ký hiệu viết tắt HĐGDNGLL CLB CLBTDTT TDTT QĐNDVN HS GV Nội dung Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp Câu lạc bộ Câu lạc bộ thể duc thể thao Thể dục thể thao Quan đội nhân dân Việt Nam Học sinh Giáo viên 15 DANH MỤC SKKN ĐƯỢC HỘI ĐỒNG SKKN NGÀNH GIÁO DỤC HUYỆN, TỈNH ĐÁNH GIÁ Thứ tự 1 2 3 4 Tên SKKN Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ở trường Tiểu học Thành Minh. Biện pháp bồi dưỡng đội ngũ giáo viên trường Tiểu học Thành Minh. Biên pháp thu hút sự quan tâm của phụ huynh đến hoạt động giáo dục góp phần nâng cao CLGD nhà trường. Biện pháp nâng cao chất lượng Giáo dục ở trường Tiểu học Thành Minh 2 Lĩnh vực Quản lý Quản lý Quản lý Quản lý Năm học Đơn vị công tác Cấp Xếp công loại nhận 2008 -2009 Trường TH Thành Minh Thạch Thành Thanh Hóa B Tỉnh 2010 -2011 Trường TH Thành Minh Thạch Thành Thanh Hóa C Tỉnh 2013-2014 Trường TH Thành Minh Thạch Thành Thanh Hóa B Huyện 2015 -2016 Trường TH Thành Minh2 C Thạch Thành Thanh Hóa Tỉnh 16 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THẠCH THÀNH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TỔ CHỨC TỐT CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP NHẰM RÈN KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH TRỰC Người thực hiện: Lê Thị Thảo Chức vụ: Hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thành Trực Huyện Thạch Thành – Tỉnh Thanh Hóa SKKN thuộc lĩnh vực (môn): HĐGDNGLL 17 THANH HOÁ, NĂM 2019
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan