Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Tổ chức tốt các hoạt động gdngll góp phần rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh tr...

Tài liệu Tổ chức tốt các hoạt động gdngll góp phần rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh trường tiẻu học thành minh 2.

.PDF
14
14
98

Mô tả:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THẠCH THÀNH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỘT SỐ KINH NGHIỆM TỔ CHỨC TỐT CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP GÓP PHẦN RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH MINH 2 Người thực hiện: Trương Đình Bình Chức vụ: Phó hiệu trưởng Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thành Minh 2 SKKN thuộc lĩnh mực: Hoạt động ngoài giờ lên lớp THANH HOÁ NĂM 2017 1 Mục 1 1.1 1.2 1.3 1.4 2 2.1 2.2 2.2.1 2.2.2 2.3 2.3.1 2.3.2 2.3.3 2.3.3.1 2.3.3.2 2.3.3.3 2.3.3.4 2.3.3.5 2.3.3.6 2.3.4 2.3.5 2.3.6 2.4 3 3.1 3.2 MỤC LỤC Tên mục MỞ ĐẦU Lý do chon sáng kiến Mục đích nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Cơ sở lý luận Thực trạng Thực trạng về kỹ năng sống học sinh trường Tiểu học Thành Minh2: Thực trạng về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trường Tiểu học Thành Minh 2: Giải pháp thực hiện Tuyên truyền đến giáo viên, học sinh và phụ huynh có nhận thức đúng về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: Xây dựng cụ thể kế hoạch, lựa chọn nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phù hợp với chủ đề, chủ điểm từng tháng trong năm học: Tổ chức tốt hiệu quả từng hoạt động, thu hút học sinh tham gia nhằm rèn luyện các kỹ năng cho học sinh: Rèn kỹ năng cho học sinh thông qua các hoạt động đầu năm học mới: Rèn kỹ năng cho các em thông qua tổ chức tốt chương trình văn nghệ: Rèn kỹ năng cho học sinh thông qua hoạt động các câu lạc bộ Rèn kỹ năng sống qua việc tổ chức chức chương trình “Thắp sáng ước mơ”: Rèn kỹ năng thông qua hoạt động “uống nước nhớ nguồn”: Rèn kỹ năng qua các tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp hàng tuần: . Phối hợp với Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh tổ chức tốt các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: Làm tốt công tác phối hợp với hội cha mẹ học sinh Làm tốt công tác đánh giá, khen thưởng cho các hoạt động Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ Kết luận Kiến nghị Trang 1 1 1 2 2 2 2 2 3 4 4 4 5 2 1. MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn sáng kiến kinh nghiệm: Cùng với sự chuyển mình của đất nước, nền kinh tế hàng hoá phát triển đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân về vật chất cũng như tinh thần. song bên cạnh những tích cực không tránh khỏi mặt trái của cơ chế thị trường, đó là sự xuống cấp về lối sống của một bộ phận học sinh hiện nay.Trong công cuộc đổi mới đất nước cần phải có những con người có tài, có đức, có lòng nhiệt tình, biết chia sẻ, giúp đỡ, có sức khoẻ để thực hiện Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước đưa đất nước tiến kịp với sự phát triển chung của nhân loại. Trong những năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”[1], Phòng Giáo dục và đào tạo Thạch Thành quan tâm chỉ đạo “Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh”[2] trong tất cả các trường hoc trong huyện, khai và được hưởng ứng mạnh mẽ. Sau một gian thực hiện, phong trào này đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, được cán bộ, giáo viên, học sinh và dư luận xã hội đồng tình, ủng hộ. Nội dung của phong trào đề cập đến việc tích cực tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp để góp phần nâng cáo kỹ năng sống cho học sinh trường Tiểu học. Tuy nhiên đối với trường Tiểu học Thành Minh 2 trước đây kỹ năng sống của các em còn hạn chế, các em học sinh thường nhút nhát, rụt rè, e ngại trong giao tiếp, chưa mạnh dạn trước các bạn, thầy cô. Học sinh còn chậm bảo gì làm đấy, thiếu sự năng động nhanh nhẹn, chưa tự giác...Bởi vì Thành Minh thuộc xã nghèo, nền kinh tế tăng trưởng chậm, đời sống nhân dân vất vả, nhiều gia đình chưa thực sự quan tâm đến việc học và phát triển nhân cách cho con tất cả phó măc cho nhà trường. Mặt khác các giờ dạy trên lớp của giáo viên giờ nào tiết ấy, giáo dục kỹ năng sống cho các em chỉ là lồng ghép, chính vì vậy kỹ năng sống cho các em hạn chế. Trước thực trạng đó, bản thân tôi rất băn khoăn trăn trở. Với cương vị là Phó hiệu trưởng nhà trường, tự tôi đã đặt cho mình nhiệm vụ: Phải tìm được các biện pháp hữu hiệu để chỉ đạo, tổ chức triển khai giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Sau một năm áp dụng, tôi nhận thấy đã mang lại hiệu quả hết sức đáng mừng, do đó, tôi mạnh dạn chia sẻ kinh nghiệm về “Một số kinh nghiệm tổ chức tốt các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp góp phần rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh trường Tiểu học Thành Minh 2” cùng đồng nghiệp và nhất là với những đơn vị có đặc điểm tương đồng như trường Tiểu học Thành Minh 2 chúng tôi. 1. 2. Mục đích nghiên cứu: - Nghiên cứu tổ chức tốt các hoạt động tập thể, hoạt động ngoài giờ lên lớp tạo môi trường thân thiện, điều kiện tốt để thu hút học sinh tham gia, qua đó các em bộc lộ cảm xúc, việc làm, hành động của mình, hình thành cho các em kỹ năng sống cơ bản, tối thiểu phù hợp với lứa tuổi của học sinh, để có kỹ năng học tập lên các lớp trên và kỹ năng trong cuộc sống sinh hoạt đời thường. Giúp học sinh trường Tiểu học Thành Minh 2 có kỹ năng sống tốt hơn. - Giúp bản thân có thêm kinh nghiệm trong quản lý chỉ đạo giảng dạy và hoạt động ngoài giờ lên lớp của trường Tiểu học Thành Minh 2 đạt hiệu quả cao hơn. 3 - Giúp bạn đồng nghiệp, phụ huynh và xã hội nhận thức cao hơn về vai trò của giáo dục ngoài giờ lên lớp đối với học sinh. - Qua đây rèn và giáo dục cho học sinh kỹ năng giao tiếp được mạnh dạn bản thân thích thú với hoạt động tập thể, mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp và trong các hoạt động. 1. 3. Đối tượng nghiên cứu. Nghiên cứu về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống của 300 học sinh trường Tiểu học Thành Minh 2 để có định hướng giáo dục học sinh. Một số kinh nghiệm tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp góp phần hình thành và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. 1. 4. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình nghiên cứu tôi sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp điều tra, khảo sát, thống kê thu thập thông tin: Điều tra khảo sát thu thập thông tin từ giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh hoạc sinh để hiểu biết rõ hơn về các kỹ năng giao tiếp ứng xử, kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng phối hợp trong học tập và rèn luyện của học sinh. - Phương pháp hỏi đáp: hỏi đáp trao đổi giao lưu trực tiếp với học sinh thông qua các hoạt động nhà trường qua giờ sinh hoạt hàng ngày. - Phương pháp trực quan: Quan sát theo dõi các hoạt động diễn ra thường ngày của học sinh ở trường. - Phương pháp biểu diễn: Tổ chức các hoạt động tạo sân chơi cho học sinh để các em được biểu diễn thể hiện mình. - Phương pháp thống kê, tổng hợp số liệu. 2. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: 2.1. Cơ sở lý luận: Kĩ năng sống là khả năng thích nghi và hành vi tích cực cho phép cá nhân có khả năng đối phó hiệu quả với nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày. Hiện nay trong các trường Tiểu học “kĩ năng sống” [3] đang được quan tâm tuy nhiên chủ yếu học sinh chỉ được dạy kĩ năng học tập là chính còn việc giáo dục kĩ năng sống ngoài giờ lên lớp chưa được quan tâm nhiều. Bởi vì nó hình thành không chỉ trong các tiết học trên lớp mà còn thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Từ đó phát huy đươc sự thu hút của học sinh tham gia các hoạt động một cách tích cực. Hoạt động giáo dục kỹ năng ngoài giờ học là cơ hội cho mỗi học sinh có thể tự so sánh bản thân mình với những người khác, kích thích các em vươn lên trong quá trình giáo dục. Vì vậy Hoạt động giáo dục kỹ năng ngoài giờ học sẽ phát triển tối đa năng lực, nhu cầu và thiên hướng của học sinh. Hoạt động giáo dục kỹ năng ngoài giờ phát huy cao độ tính chủ động, tích cực của tập thể học sinh nói chung, của mỗi học sinh nói riêng. Dưới sự giúp đỡ của giáo viên, học sinh sẽ cùng nhau tổ chức các hoạt động với nhiều nội dung giáo dục khác nhau.[4] Hoạt động giáo dục kỹ năng ngoài giờ là dịp đề học sinh củng cố kiến thức đã học trên lớp, biến tri thức thành niềm tin ở mỗi học sinh. Đây là điểm rất cơ bản của Hoạt động giáo dục kỹ năng ngoài giờ lên lớp. 2.2.Thực trạng: 4 2.2.1. Thực trạng về kỹ năng sống học sinh trường Tiểu học Thành Minh2: Năm học 2016-2017, nhà trường có 12 lớp 300 học sinh. Trong đó học sinh nữ: 142 em; học sinh dân tộc Mường: 293 em; học sinh con hộ nghèo:163 em. Thông qua các hoạt dạy học, qua tiếp xúc giao tiếp, làm việc cùng học sinh, tôi nhận thấy một thực trạng như sau: - Một số học sinh chưa biết kỹ năng đơn giản tối thiểu nhất trong cuộc sống như thiếu kỹ năng giao tiếp, chưa có thói quen chào hỏi hoặc nói câu chào hỏi chưa phù hợp trong các tình huống cụ thể, còn ấp úng rụt rè khi giao tiếp nhất là đối với những người lạ. - Các em chưa có thói quen xin lỗi khi làm sai, không tự giác nhận lỗi chỉ khi nào có người lớn nhắc nhở các em mới thực hiện. - Các em quen với cách nói trống không chẳng hạn như: hỏi các em đã học bài cũ chưa? Cả lớp đồng thanh trả lời ngay “rồi”. - Vẫn còn trường hợp học sinh nói tục, chửi bậy, có cử chỉ, hành vi thiếu văn hóa như trêu chọc trên nỗi đau, điểm yếu của bạn. - Khá nhiều học sinh chưa biết tự vệ sinh cá nhân, chưa biết tự phục vụ bản thân, chưa biết cách phòng tránh tai nạn thương tích, bảo vệ bản thân… - Nhiều em chưa biết làm những công việc phù hợp với lứa tuổi như quét lớp, dọn vệ sinh... thiếu ý thức tập thể, chấp hành kỷ luật kém, chưa thực hiện nghiêm túc nội quy, quy định của nhà trường, các quy định nơi công cộng, nói chưa đi đôi với việc làm. Nguyên nhân của thực trạng trên: Nguyên nhân chủ quan: - Do điều kiện sống ở nông thôn miền núi không gian rộng, các em tiếp xúc nhiều với thiên nhiên, nên nhận thức cảm tính của các em phát triển khá tốt. Tuy nhiên môi trường giao tiếp lại không rộng; đối tượng giao tiếp của các em bó hẹp trong phạm vi gia đình, làng bản ít va chạm bên ngoài. Hơn thế nữa, các gia đình hiện nay chỉ mải mê với làm ăn kinh tế, mới chỉ quan tâm tới việc ăn ngủ của trẻ, ít quan tâm dạy cho trẻ các kỹ năng trong cuộc sống. Thậm chí có gia đình chiều con, không yêu cầu con làm việc, trẻ muốn gì chiều đó... nên không hình thành kỹ năng cho các em. - Ở các thôn, hiện nay gần như không có thôn nào tổ chức sinh hoạt Thiếu nhi như trước kia để tạo môi trường cho các em được sinh hoạt, hướng các em vào những việc làm tốt, các phong trào thi đua để các em học tập lẫn nhau, được các anh chị Thanh niên hướng dẫn rèn luyện các kỹ năng sống cho các em. - Ở nhà trường, trong dạy học trên lớp các giáo viên chủ yếu dạy cho các em nắm bắt những kiến thức theo yêu cầu các bộ môn, cũng đã quan tâm đến rèn các kỹ năng cho trẻ nhưng vì thời gian ở trường ít, chỉ tích hợp lồng ghép trong các tiết học đặc biệt là tiết học đạo đức, các hoạt động tập thể, chưa có điều kiện dạy bài bản giám sát các hành vi của các em trong cuộc sống chính vì thế kỹ năng sống của các em còn nhiều hạn chế. Nguyên nhân khách quan: - Xã hội phát triển, công nghệ thông tin phát triển, thời gian rảnh rỗi ở nhà các em không còn chơi các trò chơi dân gian như trước kia, không vui chơi nô đùa, không còn học sinh thích đọc sách, đọc chuyện mà gần như các em xem 5 phim, có gia đình dễ với con cho con dùng điện thoại lên mạng xem phim, chơi trò chơi...Các em ít hoạt động, không thể hiện mình thi cũng không hình thành được kỹ năng sống. Chính vì vậy trong quá trình dạy học giáo dục cần rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Một trong những điều kiện để rèn luyện kỹ năng sống tốt nhất cho học sinh tại nhà trường đó là hoạt động ngoài giờ lên lớp. Bởi vì hoạt động ngoài giờ lên lớp giáo viên có điều kiện gần gũi các em tạo không khí thoải mái vui vẻ cho các em thu hút học sinh thích tham gia hoạt động, qua đó hình thành nhân cách, hướng dẫn rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Học sinh không bị gò ép, không cứng nhắc, được thoải mái, các em có điều kiện thể hiện mình. 2.2.2. Thực trạng về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trường Tiểu học Thành Minh 2: Những năm về trước, việc chỉ đạo tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp còn chung chung, chưa xây dựng được kế hoạch khả thi, thiếu hẳn việc kiểm tra đánh giá. Khi tổ chức chưa có sự đầu tư về cả nội dung lẫn hình thức tổ chức nên những hoạt động thường diễn ra một cách tẻ nhạt, nhàm chán, không tạo được động lực thức đẩy thu hút giáo viên, học sinh. Thậm chí có tháng không tổ chức hoạt động ngoài giờ, để mình giáo viên chủ nhiệm tự lo. Nhiều giáo viên ngại hoạt động còn thay thế tiết hoạt động tập thể bằng tiết dạy toán, Tiếng Việt. Chưa coi trọng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nên các hoạt động trở nên tẻ nhạt, kém hiệu quả, không thể đáp ứng được yêu cầu giáo dục toàn diện cho học sinh và vô tình mỗi giáo viên tự làm cho chương trình dạy học nặng nề thêm. Từ những hạn chế trên, nhà trường đã rút kinh nghiệm nên hai năm học gần đây, năm học 2015- 2016 và năm học 2016- 2017: Nhà trường đã quan tâm hơn nhiều về việc tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp cho học sinh. Ngoài dạy học trên lớp, nhà trường tạo cho các em nhiều sân chơi bổ ích, tổ chức các em nhiều hoạt động đã thu hút được các em học sinh tham gia hăng say nhiệt tình, thích thú. Lôi cuốn các em vào phong trào hoạt động chung của tập thể. Thông qua các hoạt động các em dần dần được rèn luyện phẩm chất nhân cách, biết đoàn kết thương yêu, giúp đỡ và chia sẻ, hợp tác với nhau. Các em tự tin, mạnh dạn dạn hơn trong giao tiếp. Phân biệt được các hành vi đúng sai sẵn sàng từ bỏ thói hư tật xấu. Biết chủ động việc vệ sinh cá nhân cũng như giữ vệ sinh chung trường lớp. Các em bước đầu nắm được các kiến thức, biết cách phòng chống các tai nạn thương tích và bảo vệ bản thân. Và đặc biệt hơn hết là các em thích đến trường, thích học, thích hoạt động. Việc dạy học trở nên nhẹ nhàng hơn và đúng nghĩa với học sinh Tiêu học “ học mà chơi, chơi mà học” Thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, không những giáo dục phẩm chất nhân cách đạo đức lối sống, rèn kỹ năng sống cho học sinh mà còn bổ sung kiến thức tạo hứng thú học tập hiệu quả cho hoạt động nội khoá. Để tổ chức tốt các hoạt đông giáo dục ngoài giờ lên lớp góp phần rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, cần tập trung làm tốt các giải pháp sau: 2.3. Giải pháp thực hiện: 6 2.3.1 Tuyên truyền đến giáo viên, học sinh và phụ huynh có nhận thức đúng về hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: Quán triệt đến mọi giáo viên để nhận thức một cách đúng đắn về vai trò, vị trí cũng như hiệu quả của việc tổ chức tốt các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Nhà trường chú trọng các hoạt động ngoài giờ lên lớp, xây dựng kế hoạch nội dung cụ thể tường minh, đưa vào tiêu chí đánh giá giáo viên để giáo viên coi trọng hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có đầu tư nghiên cứu để vận dụng sáng tạo, linh hoạt các hình thức hoạt động. Mặt khác nhà trường cần tạo điều kiện về vật chất, phương tiện, tài liệu tham khảo để giáo viên có cơ sở, chỗ dựa xây dựng nội dung để giáo viên không ngại khó, ngại khổ, sợ mất thời gian cho việc tổ chức. Tuyên truyền phụ huynh về ý nghĩa vai trò của để phụ huynh biết rằng con mình không những cần phải học tốt Toán, Tiếng Việt; mà cần phải tích cực hoạt động ngoài giờ lên lớp để phụ huynh tạo điều kiện tốt cho con em phải tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp một cách thoải mái, ngoài ra tạo điều kiện về thời gian để các em tham gia đúng theo quy định mà nhà trường tổ chức. Từ đó trở thành nề nếp các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp mang tính thường xuyên, thu hút các em học sinh tham gia hoạt động. Việc tuyên truyền được tổ chức vào phiên họp với hội cha mẹ học sinh (đầu năm học), với giáo viên nhà trường qua họp giao ban hàng tháng… 2.3.2. Xây dựng cụ thể kế hoạch, lựa chọn nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phù hợp với chủ đề, chủ điểm từng tháng trong năm học: Bám sát vào nhiệm vụ trọng tâm của năm học 2016-2017 của nhà trường, kết hợp với kế hoạch hoạt động của Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, tôi xây dựng kế hoạch và tham mưu với hiệu trường thực hiện trong năm học các hoạt động sau: Chủ điểm Hoạt động cụ thể Mục tiêu Tháng giáo dục - Dàn dựng, biểu diễn các - Rèn học sinh các kỹ năng tiết mục văn nghệ, trò chơi phối hợp, tự tin trong hoạt Mái trường 9 dân gian trong lễ khai giảng. động. thân yêu - Hoạt động đón học sinh - Giáo dục học sinh yêu trường lớp 1. yêu lớp. - Giáo dục tình cảm bạn bè, - Tổ chức chương trình lòng nhân ái, nhân đạo Vòng tay “Hội vui học tập” dưới hình - Rèn kỹ năng trong sinh 10 bạn bè thức giao lưu câu lạc bộ. hoạt tập thể, tinh thần phối hợp bạn bè trong học tập, trong sinh hoạt, cuộc sống. 11 Biết ơn - Tổ chức các hoạt động giao - Giáo dục lòng kính trọng và thầy, cô lưu văn văn nghệ hát về biết ơn thầy cô giáo. giáo người thầy cô giáo. - Rèn các kỹ năng biét thể hiện - Thi trang trí phòng học, viết tình cảm của mình với thầy cô báo tường nhân ngày nhà bằng những lơì nói, lời ca, điệu giáo VN 20/11. múa... rèn óc sáng tạo, khéo tay 7 hay làm thông qua trang trí lớp, làm báo tường. 12 1/2017 2 3 4 5 - Tổ chức quét dọn, dâng hương, thăm viếng đài Uống nước Tưởng niệm các liệt sĩ tại xã nhớ nguồn nhà. - Mời cựu chiến binh về nói chuyện vào dịp 22/12. - Tổ chức chương trình: “Thắp sáng ước mơ”. Bằng hình thức quyên góp, trao Tấm lòng quà cho học sinh có hoàn nhân ái cảnh. - Giao lưu hoạt động với các thôn - Tổ chức văn nghệ Mừng Đảng- Mừng xuân. Ngày Tết - Dọn vệ sinh, dâng hương quê em tại đài tưởng niệm liệt sĩ xã. - Tổ chức lễ kết nạp Đội. - Giao lưu câu lạc bộ Tiếng Anh cụm Thành Mỹ, Thành Vinh, Thành Minh, Thành Tiếp bước Minh 2. cha anh. - Giao lưu câu lạc bộ trí tuệ tuổi thơ các khối lớp 3,4,5 tại trường.. Hội vui - Giao lưu câu lạc bộ trí tuệ học tập tuổi thơ cụm Thành Vinh, Thành Mỹ, Thành Minh, Thành Minh 2. - Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp chủ điểm “ Em yêu quê hương đất nước, Bác Hồ kính Bác Hồ yêu”. kính yêu - Phối hợp phụ huynh tổ chức dạy bơi phòng chống đuối nước cho học sinh. - Giáo dục lòng tự hào và biết ơn đối với những người đã ngã xuống vì độc lập tự do của Tổ quốc. - Rèn kỹ năng lao động tuổi nhỏ làm việc nhỏ. - Giáo dục truyền thống dân tộc. - Rèn kỹ năng: tự tin, yêu thương, giúp đỡ, chia sẻ với người khác. Tìm hiểu giá trị văn hóa địa phương. Biết làm công việc vừa sức. - Giáo dục tình yêu quê hương đất nước, Đảng, Bác Hồ. - Rèn năng khiếu, kỹ năng biểu diễn tự tin. Biết làm những công việc có ích. - Giáo dục lòng tự hào khi được đứng vào hàng ngũ của Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. -Rèn các kỹ năng giao tiếp tự tin, kỹ năng phối hợp trong thực hiện các hoạt động. Bổ sung vốn kiến thức Tiếng Anh. - Củng cố vốn kiến thức đã học thể hiện hiểu biết cúa cá nhân học sinh - Rèn kỹ năng nới. thể hiện mình tự nhiên trước đám đông; - Giáo dục học sinh tình yêu quê hương đất nước, Bác Hồ. - Rèn kỹ năng nói, kể chuyện tự tin trong giao tiếp, sự phối hợp trong tập thể. Kỹ năng bảo vệ mình. 8 2.3.3 Tổ chức tốt hiệu quả từng hoạt động, thu hút học sinh tham gia nhằm rèn luyện các kỹ năng cho học sinh: 2.3.3.1 Rèn kỹ năng cho học sinh thông qua các hoạt động đầu năm học mới: Trước khi bước vào năm học mới, nhà trường dành 2 tuần cuối tháng 8 tổ chức các hoạt động chuẩn bị cho khai giảng như là chuẩn bị các tiết mục văn nghệ chuẩn bị cho khai giảng, luyện tập nghi thức Đội, chuẩn bị chương trình ấn tượng, đẹp để đón học sinh vào lớp 1. Tổ chức cho tất cả học sinh học tập nội quy trường lớp, tập cho các em những thói quen ứng xử giao tiếp ở trường, thói quen trong sinh hoạt lao động. Tập trung dọn vệ sinh, trang trí lớp học để thực hiện tốt nhiệm vụ trong năm học. Để các hoạt động có hiệu quả thu hút học sinh tham gia tích cực, tôi phân công nhiệm vụ cụ thê trực tiếp cho từng cá nhân giáo viên, lên lịch cụ thể cho từng công việc tránh chồng chéo ôm đồm, tránh tạo áp lực cho học sinh và giáo viên. tạo không khí làm việc thoải mái nhất để học sinh tham gia một cách tự nguyện và hứng thú. Phát huy tốt phong trào hoạt động Đội - Sao Nhi đồng lồng ghép các nội dung của hoạt động Đội, sao Nhi đồng vào hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp một cách tự nhiên và hiệu quả, gây sự hấp dẫn, hứng thú, có sức lôi cuốn học sinh vào các hoạt động và tự rèn luyện mình. Thông qua các hoạt động giúp cho các em có kỹ năng về giao tiếp, làm việc có nề nếp, biét làm công việc phù hợp, biết phối hợp nhau trong các hoạt động sẵn sàng tâm thế bước vào năm học mới. Chính vì thế, sau khai giảng nhà trường đã ổn định vững vàng nề nếp học tập, sinh hoạt. Ngay buổi học đầu tiên và không còn tình trạng vào thôn vận động học sinh ra lớp, không còn tình trạng học sinh lớp 1 lo sợ, các em toàn trường đã tự tin thực hiện nhiệm vụ của mình khi đến trường. Không những thu hút học sinh, thông qua các hoạt động ngoài giờ còn thu hút sự quan tâm của hội cha mẹ học sinh, lãnh đạo địa phương, của xá hôi. 2.3.3.2 Rèn kỹ năng cho các em thông qua tổ chức tốt chương trình văn nghệ: Văn nghệ là niềm vui thu hút học sinh hoạt động vui và tích cực nhất, chính vì thế, bất cứ tổ chức buổi lễ hoặc chương trình hoạt động ngoài giờ nào chúng tôi đều tổ chức chương trình văn nghệ. Các tiết mục văn nghệ ở trường đều do các em và giáo viên chủ nhiệm dàn dựng tự biên tự diễn. Trong từng chương trình cụ thể, chúng tôi tổ chức các hình thức khác nhau để tránh gây nhàm chán cho các em mà lại rèn được kỹ năng cho các em. Chẳng hạn như nhân kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, tổ chức học sinh thi giọng hát hay có biểu diễn phụ hoạ về chủ đề “hát về thầy cô”. Tổ chức Chương trình văn nghệ “Mừng Đảngmừng Xuân”, tổ chức giao lưu với hình thức hát tự do theo ngẫu hứng. Tổ chức “lễ khai giảng” hay các chương trình “hội vui học tập”, “thắp sáng ước mơ” hay “sinh hoạt các câu lạc bộ” tổ chức chương trình văn nghệ chào mừng. Qua các quá trình luyện tập và biểu diễn văn nghệ rèn cho các em óc sáng tạo, làm việc khoa học, kỹ năng nhanh nhẹn, tự tin trước đám đông, kỹ năng phối hợp trong công việc. 9 2.3.3.3 Rèn kỹ năng cho học sinh thông qua hoạt động các câu lạc bộ: Ngay từ đầu năm học, nhà trường thành lập các câu lạc bộ trí tuệ tuổi thơ, câu lạc bộ thể dục thể thao, câu lạc bộ Tiếng Anh. Để tổ chức hiệu quả hoạt động các câu lạc bộ, tôi tham mưu với hiệu trưởng thành lập các câu lạc bộ xong tổ chức cho giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn các em học sinh đăng ký vào các câu lạc bộ mà em yêu thích. Phân công người phụ trách các câu lạc bộ là giáo viên và học sinh có năng lực tốt. Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân nhằm tăng tính chủ động trong công việc, có những nghiên cứu, đề xuất việc làm phù hợp từ đó phát huy tính tự giác, tinh thần trách nhiệm, óc sáng tạo cho cả giáo viên và học sinh nhà trường. Qua mỗi lần tổ chức giao lưu các câu lạc bộ, thường xuyên kiểm tra đánh giá, rút kinh nghiệm trong việc tổ chức thực hiện để nâng cao hiệu quả hơn nữa cho các hoạt động lần sau. Các câu lạc bộ tạo được môi trường cho sáng kiến, tài năng và năng khiếu của học sinh, đáp ứng nhu cầu học tập, vui chơi giải trí, rèn luyện kĩ năng cho các em. Tổ chức cho học sinh giao lưu dưới nhiều hình thức như “hội vui học tâp”, “rung chuông vàng”... không những thế còn tổ chức cho học sinh giao lưu câu lạc bộ với các trường bạn. Qua đó, học sinh có một sân chơi bổ ích, tạo động lực thúc đẩy phong trào thi đua “dạy tốt - học tốt” trong nhà trường, từ đó nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, xây dựng lòng tin, góp phần xây dựng nếp sống văn minh môi trường học đường lành mạnh. Rèn luyện cho học sinh những kĩ năng sống, có ý nghĩa thiết thực trong học tập và đời sống, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xử, kỹ năng hoạt động cá nhân và hoạt động tập thể; kỹ năng ra quyết định và chịu trách nhiệm trước quyết định của mình. Tạo điều kiện để học sinh có môi trường giao lưu học hỏi lẫn nhau, các em không lãng phí thời gian của mình vào những trò chơi vô bổ, có hại. Cũng là nơi để các thầy giáo, cô giáo trao đổi kinh nghiệm giảng dạy, kinh nghiệm tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh. Đồng thời phát hiện những học sinh có năng lực, năng khiếu từ đó có kế hoạch giúp đỡ bồi dưỡng, định hướng để các em học tốt lên lớp trên. Qua việc học tập các em rèn được nhiều đức tính như: giao tiếp, trao đổi, vận dụng kiến thức để làm bài, hăng say học tập 2.3.3.4. Rèn kỹ năng sống qua việc tổ chức chức chương trình “Thắp sáng ước mơ”: Chương trình được diễn ra thường xuyên hàng năm, cứ vào dịp chuẩn bị nghỉ lễ tết nhà trường tổ chức chương trình “Thắp sáng ước mơ”. Thông qua chương trình nhằm tuyên truyền - Giáo dục đội viên, nhi đồng có ý thức biết vượt qua mọi khó khăn để vươn lên trong học tập và trong cuộc sống. Giáo dục cho đội viên, nhi đồng lí tưởng sống, xây dựng những ước mơ, hoài bão quyết tâm vươn lên trong học tập để lập thân, lập nghiệp sâu này. Xây dựng quỹ “Giúp bạn đến trường” với mục đích nhằm góp phần động viên, giúp đỡ những Đội viên, nhi đồng có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn đạt được thành tích cao trong học tập, vượt lên trên hoàn cảnh để đến trường và hướng tới tương lai. Việc làm ý nghĩa đó không chỉ động viên những học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập và còn rèn kỹ năng cho tất cả học sinh toàn trường đó là trong cuộc sống, học tập, sinh hoạt phải biết thương yêu đùm bọc chia sẻ lẫn nhau, có những cử 10 chỉ, hành động, việc làm bổ ích để giúp bạn như có những câu nói động viên bạn, không chọc ghẹo trên niềm đau, nỗi buồn của người khác, tiết kiệm quyên góp nhưỡng phần quà ý nghĩa gửi bạn... Không những tổ chức nội bộ trong nhà trường, mà còn phối hợp tổ chức “Giao lưu văn nghệ tháp sáng ước mơ” với các em khuyết tật của trung tâm dạy nghề nhân đạo tạo việc làm cho trẻ em tàn tật Việt Nam. Qua giao lưu để học sinh nhà trường thấy được ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thương cảm với số phận kém may mắn của em tật nguyền, dành cho các em tình cảm thương yêu đặc biệt trao cho các em phần quà ý nghĩa. Mặt khác qua giao lưu thấy được sự cố gắng vươn lên của những em đó, mặc dù tật nguyền nhưng họ có bản lĩnh, kỹ năng sống tốt hơn mình, đó là đòn bẩy để học sinh mình học tập và cố gắng hơn. Thông qua các chương trình rèn cho các em đức tính biết thương yêu lẫn nhau, biết giúp đỡ mọi người xung quanh, chia sẻ nhưng khó khăn cùng mọi người. 2.3.3.5. Rèn kỹ năng thông qua hoạt động “uống nước nhớ nguồn”: Phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tham gia các phong trào khác. Vào dịp ngày 27 tháng 7 ngày thương binh liệt sĩ chỉ đạo Đội Thiếu Niên nhà trường tổ chức cho các em hoc sinh quét dọn, dâng hương, thăm viếng đài Tưởng niệm các liệt sĩ của xã nhà. Giao cho đội thiếu niên tiền phong Hồ chí Minh tổ chức các hoạt động theo chủ đề “Nhớ ơn các anh hùng liệt sĩ”. Bằng nhiều các hoạt động: như mời các bác cựu chiến binh về nói chuyện về các cuộc chiến tranh, về các tấm gương anh hùng. Tổ chức cho các em dâng hương Đình Sồi tại thôn nhà trường đóng vào dịp 18 tháng giêng hàng năm. Tổ chức hoạt động tập thể vui tươi, lành mạnh, học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng ở địa phương. Qua hoạt động, giáo dục lòng tự hào và biết ơn đối với những người đã ngã xuống vì độc lập tự do của Tổ quốc, phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng ở địa phương. Rèn kỹ năng lao động tuổi nhỏ làm việc nhỏ. 2.3.3.6. Rèn kỹ năng qua các tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp hàng tuần: Tôi xếp thời khóa biểu, tất cả các lớp mỗi tuãn có 1 tiết hoạt động tập thể vào thứ 6 hàng tuần và phân rõ nội dung chủ đề cho từng tiết. Cụ thể: mỗi tháng có 4 tiết hoạt động tập thể tôi chia ra tuần 1 giáo dục kỹ năng sống, tuần 2 giáo dục an toàn giao thông, tuần 3 giáo dục môi trường, tuần 4 nhận xét đánh giá hoạt động học sinh trong tháng (có tài liêu gợi ý cho các hoạt động). Yêu cầu giáo viên soạn giảng, tuỳ theo từng nội dung có thể tổ chức trong lớp hay ngoài trời để học sinh hoạt động. Giáo dục ngoài giờ lên lớp theo chủ đề; Giáo dục kĩ năng sống; Giáo dục tập thể: Chào cờ, sinh hoạt lớp; Múa hát tập thể sân trường - trò chơi dân gian; Hoạt động ngoại khóa bằng hình thức luyện thể chất cho học sinh tránh tại nạn đuối nước. Tiết hướng dẫn học sinh tâp bơi tại hồ Bình Công Thành Minh 11 Hàng tuần các em được tổ chức các hoạt động ngoài giờ thông qua các tiết dạy học tích hợp trên lớp, tiết chào cờ đầu tuần để biểu dương các tấm gương tiêu biểu. Ngoài ra các em múa hát sân trường, tổ chức các trò chơi dân gian như ô ăn quan, nhảy dây, đánh mảng, bịt mắt bắt dê… Qua các hát động giáo dục các em thêm tự tin, mạnh giạn, nhanh nhẹn, vui tươi phấn khởi trong học tập. 2.3.4. Phối hợp với Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh tổ chức tốt các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp: Chuyên môn nhà trường phối hợp với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh tổ chức các hoạt động nói trên, ngoài ra còn tổ chức thường xuyên hàng ngày các hoạt động thể dục, múa hát sân trường, rèn luyện Đội viên, nghi thức Đội, trò chơi dân gian, lao đông dọn vệ sinh trường lớp...Phó hiệu trưởng cùng tổng phụ trách Đội xây dựng kế hoạch, nội dung hoạt động chi tiết cụ thể xin ý kiến phê duyệt của hiệu trưởng tổ chức hoạt động. Lồng ghép các nội dung của tự nhiên và hiệu quả, gây sự hấp dẫn, hứng thú, có sức lôi cuốn học sinh vào các hoạt động và tự rèn luyện mình. Qua hoạt động rèn cho các em kỹ năng làm việc nề nếp, khoa học, tự tin, nhanh nhẹn, năng động hơn. Học sinh biết tự giác về từng lĩnh vực, trở thành nề nếp thường xuyên trong nhà trường. 2.3.5. Làm tốt công tác phối hợp với hội cha mẹ học sinh: Tổ chức rèn cho học sinh thoái quen giao tiếp tại nhà Cùng giáo viên chủ nhiệm trang trí lớp làm cho cảnh quan lớp học phong phú sinh động. Cùng tham gia một số hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường như tham gia câu lạc bộ và hoạt động ngoại khoá để giáo dục học sinh. 2. 3.6. Làm tốt công tác đánh giá, khen thưởng cho các hoạt động: Ban chỉ đạo thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các hoạt động. Công tác đánh giá là quá trình xem xét thực tiễn, đánh giá thực trạng để khuyến khích cái tốt, phát hiện những hạn chế để đúc rút kinh nghiệm. Từ đó điều chỉnh nhằm giúp các em học sinh tham gia hoạt động tích cực hơn và thu hút các em hăng say với hoát động ngoại khoá có hiệu quả. Ban chỉ đạo tham mưu với nhà trường để vận động nguồn kinh phí của tổ chức và cá nhân trong và ngoài nhà trường nhằm tăng thêm nguồn kinh phí cho hoạt động ngoài giờ lên lớp. Sau mỗi hoạt động lớn thường dánh giá nhận xét và biểu dương khen thưởng những tập thể, cá nhân thực hiện tốt nhằm động viên khuyến kích kịp thời và đó cũng là động lực thu hút hoc sinh giáo viên tham gia các hoạt động tích cực hơn. Không những nhà trường thưởng còn mới phụ huynh tham gia chứng kiến việc làm của các em và thưởng cho các em phần thưởng có ý nghĩa. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: Qua quá trình thực hiện trong hai năm mang lại kết quả sau: Củng cố, mở rộng và khắc sâu kiến thức về các môn học, đồng thời giúp giáo dục và rèn kĩ năng sống cho học sinh phù hợp lứa tuổi thích ứng với quá trình học tập và sinh hoạt hằng ngày của các em, tạo điều kiện để các em có cơ hội phát triển toàn diện về Văn - Thể - Mĩ, giao lưu học hỏi lẫn nhau về những kiến thức đã học, những kĩ năng sống giúp các em có những buổi thư giãn đầy ý nghĩa, tạo những 12 động lực giúp các em học tập tốt hơn. Đến nay, học sinh trường Tiểu Thành Minh 2 hoạt động đã có nề nếp, các em đã tự giác, tích cực tham gia các hoạt động nhà trường, tự tin trong giao tiếp, biết đồng cảm chia sẻ với nhau trong cuộc sống và học tập. biết hợp tác làm việc. Tích cực làm các công việc phù hợp với lứa tuổi. không còn tình trạng học sinh nói chống không, nói tục chửi bậy, các em đi học đầy đủ không còn e dè sợ sệt, không nghỉ học vô lý do. Không những rèn được kỹ năng sống cho học sinh mà còn nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của đội ngũ cán bộ phụ trách Đội, Giáo viên- Tổng phụ trách, giáo viên chủ nhiệm, những người chịu trách nhiệm trong từng mặt hoạt động của nhà trường. 3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ: 3.1.Kết luận: Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp nhằm củng cố, mở rộng và khắc sâu kiến thức về các môn học, đồng thời giúp giáo dục và rèn kĩ năng sống cho học sinh phù hợp lứa tuổi thích ứng với quá trình học tập và sinh hoạt hằng ngày của các em, tạo điều kiện để các em có cơ hội phát triển toàn diện về Văn - Thể - Mĩ, giao lưu học hỏi lẫn nhau về những kiến thức đã học, những kĩ năng sống giúp các em có những buổi thư giãn đầy ý nghĩa, tạo những động lực giúp các em học tập tốt hơn. Thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp các em được thực hiện theo các chủ điểm với các nội dung phong phú và đa dạng thể hiện qua các hoạt động xã hội, nghệ thuật, thể dục thể thao, giao lưu, tham quan, lao động, nghiên cứu khoa học, nhằm nâng cao năng lực, phẩm chất, góp phần phát triển và hoàn thiện nhân cách, bồi dưỡng năng khiếu và tài năng sáng tạo của học sinh. Qua hoạt động ngoài giờ lên lớp, kiến thức tiếp thu ở trên lớp được bổ sung, áp dụng, mở rộng thêm, đồng thời có tác dụng tạo hứng thú học tập hiệu quả cho hoạt động nội khoá đồng thời rèn kỹ năng sống cho học sinh. 3.2.Kiến nghị: - Với đảng uỷ, uỷ ban nhân dân xã Thành Minh tăng cường bổ xung cơ sở vật chất nhà trường để đủ điều kiện tổ chức dạy và học, tổ chức các hoạt đọng ngoài giờ. - Với phòng Giáo dục: hàng năm tổ chức các hoạt động giao lưu giữa các đơn vị trong huyện để các em học sinh được tham gia. Qua đó các em học tập lẫn nhau. Có thể mở thêm các lớp giáo dục kỹ năng sống để học sinh có thể đăng ký tham gia trải nghiệm. - Với nhà trường: Tăng cường tổ chức thêm hoạt động trong và ngoài nhà trường để các em trải nghiệm mở mang kiến thức có kỹ năng sống tốt hơn. Trên đây là kinh nghiệm nhỏ giúp cho việc giáo dục, rèn kỹ năng sống của học sinh trường Tiểu học Thành Minh 2 thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp ngày một tốt hơn, tuy nhiên mới chỉ là thu hẹp trong đơn vị. Mong các bạn đồng nghiệp chia sẻ sáng kiến để ngày càng hoàn thiện vận dụng rộng rãi. XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG Thạch Thành, ngày 25 tháng 05 năm 2017 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. 13 Trương Đình Bình TRÍCH DẪN TÀI LIỆU THAM KHẢO TRONG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên sáng kiến: “Một số kinh nghiệm tổ chức tốt các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp góp phần rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh trường Tiểu học Thành Minh 2” TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Chỉ thị phát động phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực ” trong các trường phổ thông của Bộ giáo dục và Đào tạo ra ngày 22/7/2008. [2]. Mô đun TH7 “ Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực” của Bộ giáo dục và Đào tạo. [3]. Mô đun TH35 “Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học phổ thông ” của Bộ giáo dục và Đào tạo. [4]. Tham khảo một số tài liệu trên mạng internet - Nguồn: http //Kynanggiaoduc.edu.vn/xem.../383-Vai-tro-cua-giao-ducngoai-gio-voi-hoc-sinh.html. - Nguồn: http://vietnamnet.vn 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan