Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tổ chức sản xuất chương trình truyền hình trực tiếp tại đài phát thanh truyền hì...

Tài liệu Tổ chức sản xuất chương trình truyền hình trực tiếp tại đài phát thanh truyền hình vĩnh long

.PDF
135
35
87

Mô tả:

Mục đích nghiên cứu của luận văn là thấy rõ ưu, khuyết điểm trong cách tổ chức sản xuất các chương trình truyền hình trực tiếp tại Đài PTTH Vĩnh Long. Từ đó có những đề xuất, giải pháp để nâng cao chất lượng các chương trình truyền hình trực tiếp của đài Mục đích nghiên cứu của luận văn là thấy rõ ưu, khuyết điểm trong cách tổ chức sản xuất các chương trình truyền hình trực tiếp tại Đài PTTH Vĩnh Long. Từ đó có những đề xuất, giải pháp để nâng cao chất lượng các chương trình truyền hình trực tiếp của đài
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRƢƠNG THỊ LY BĂNG TỔ CHỨC SẢN XUẤT CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH TRỰC TIẾP TẠI ĐÀI PHÁT THANH TRUYỀN HÌNH VĨNH LONG LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC Vĩnh Long - năm 2020 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN TRƢƠNG THỊ LY BĂNG TỔ CHỨC SẢN XUẤT CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH TRỰC TIẾP TẠI ĐÀI PHÁT THANH – TRUYỀN HÌNH VĨNH LONG Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Báo chí học Mã số: 8320101.01 (UD) Ngƣời hƣớng dẫn khoa học PGS.TS Vũ Quang Hào Chủ tịch hội đồng PGS.TS Đặng Thị Thu Hƣơng Vĩnh Long - 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Tổ chức sản xuất chƣơng trình truyền hình trực tiếp tại Đài Phát thanh – Truyền hình Vĩnh Long” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dƣới sự hƣớng dẫn tận tình, trách nhiệm của PGS.TS Vũ Quang Hào; các số liệu nêu trong luận văn là trung thực; những kết luận của luận văn chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin cam đoan: các thông tin trích dẫn trong luận văn đã đƣợc trích dẫn rõ nguồn gốc. Tôi xin chịu trách nhiệm với luận văn của mình. Vĩnh Long, ngày 30 tháng 9 năm 2020 Tác giả Trƣơng Thị Ly Băng LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn: Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội; Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông; thầy cô của Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông; PGS.TS Vũ Quang Hào, PGS.TS Đặng Thị Thu Hƣơng đã tận tình hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình làm luận văn; cảm ơn các cô, chú, anh chị đồng nghiệp của Đài PT-TH Vĩnh Long, Đài Truyền hình Việt Nam (kênh VTV3) đã cộng tác, trả lời phỏng vấn giúp tôi hoàn thành luận văn này. Xin trân trọng cảm ơn các cơ quan, đơn vị và gia đình đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tác giả hoàn thành luận văn này. Luận văn hoàn thành nhƣng chắc chắn vẫn còn nhiều thiếu sót về mặt kiến thức, sự hạn hẹp về thông tin cũng nhƣ một số khía cạnh phân tích. Rất mong đƣợc sự đóng góp chân thành của quý thầy cô và đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn. Tác giả luận văn Trƣơng Thị Ly Băng MỤC LỤC Danh mục các chữ viết tắt ...................................................................................... 3 Danh mục bảng, biểu.............................................................................................. 3 PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 4 1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 4 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................. 5 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài ............................................................... 9 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 10 5. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................... 11 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn ............................................................................... 12 7. Kết cấu của luận văn .......................................................................................... 12 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC SẢN XUẤT CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH TRỰC TIẾP................................................ 13 1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài ............................................................ 13 1.2. Các dạng chƣơng trình truyền hình trực tiếp và quy trình tổ chức sản xuất chƣơng trình truyền hình trực tiếp ......................................................................... 20 1.3. Các yếu tố tác động đến chất lƣợng chƣơng trình truyền hình trực tiếp......... 33 1.4. Vài nét về công chúng Vĩnh Long và đài PT-TH Vĩnh Long ........................ 36 Chƣơng 2: KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC SẢN XUẤT CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH TRỰC TIẾP TẠI ĐÀI PTTH VĨNH LONG ................ 43 2.1. Thực trạng các chƣơng trình THTT tại Đài PTTH Vĩnh Long....................... 43 2.2. Công tác tổ chức sản xuất chƣơng trình THTT tại Đài PTTH Vĩnh Long……………………………………………………… ................................... 49 2.3. Thành công và hạn chế, nguyên nhân thành công và hạn chế của chƣơng trình THTT tại Đài PTTH Vĩnh Long ...................................................................... 76 Chƣơng 3: VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG SẢN XUẤT CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH TRỰC TIẾP .......................... .85 3.1. Vấn đề đặt ra ................................................................................................... 85 3.2. Giải pháp ......................................................................................................... 88 1 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 102 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 106 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 108 2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BTV: Biên tập viên CTTH: Chƣơng trình truyền hình DCT: Dẫn chƣơng trình PTV: Phát thanh viên PTTH: Phát thanh và truyền hình THTT: Truyền hình trực tiếp SXCT: Sản xuất chƣơng trình Đài TH: Đài truyền hình Đài THVL: Đài Phát thanh và Truyền hình Vĩnh Long 3 DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Hình 2.1: Bảng thống kê thời lƣợng trung bình của các chƣơng trình trực tiếp định kỳ tại Đài qua các năm Hình 2.2: Bảng thống kê số lƣợng truyền hình trực tiếp qua các năm Hình 2.3: Sơ đồ nhân sự tham gia tổ chức sản xuất chƣơng trình truyền hình trực tiếp tại Đài THVL Hình 2.4: Sơ đồ hệ thống thiết bị THTT xe truyền hình màu lƣu động tại Đài THVL 4 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Truyền hình là một trong những loại hình báo chí, một trong những kênh thông tin giải trí không thể thiếu trong đời sống của đại đa số ngƣời dân hiện nay. Sự tiến bộ vƣợt bậc của công nghệ truyền hình đã mang đến cho công chúng sự tiện lợi và chất lƣợng các chƣơng trình truyền hình (CTTH) ngày càng đƣợc nâng cao. Tuy nhiên, để đáp ứng đƣợc nhu cầu của công chúng, tƣ duy của những ngƣời làm truyền hình cũng phải thay đổi tích cực theo hƣớng thông tin nhanh, hấp dẫn, chất lƣợng âm thanh, hình ảnh phải đạt đến mức thực tế sinh động một cách tối ƣu nhất. Chúng tôi muốn nói đến việc sản xuất chƣơng trình truyền hình trực tiếp (THTT). Manh nha xuất hiện từ đầu thế kỷ XX, THTT dần chứng minh đƣợc vai trò, thế mạnh của mình trong ngành truyền hình. Truyền hình trực tiếp là một hoạt động sáng tạo báo chí và chính hoạt động sáng tạo ấy tạo nên hiệu quả của ngành truyền hình. Theo V.V.Vôrôsilốp trong cuốn “Nghiệp vụ báo chí – Lý luận và thực tiễn” nói về hiệu quả của truyền hình có đoạn “Nội dung và khả năng hoạt động của truyền hình rất đa dạng”, đáng chú ý nhất là khả năng “gia tăng hiệu quả thời sự của sự việc trên cơ sở khai thác, cảm nhận tâm lý về sự hiện diện và mối quan tâm của khán giả với các sự kiện đang diễn ra; bạn xem truyền hình biết rằng cùng xem với mình còn có hàng triệu người khác, hơn thế nữa, anh ta tiếp nhận những phát biểu trên màn hình như lời nói trực tiếp với mình” [26; tr.76]. Nhƣ vậy một lần nữa thấy rõ đƣợc rằng dạng chƣơng trình truyền hình trực tiếp luôn là một trong những “nội hàm” quan trọng của ngành truyền hình. Từ khi mới ra đời, trải qua nhiều giai đoạn phát triển, truyền hình vẫn cố gắng làm mới mình, theo kịp thị hiếu khán giả và cho đến nay vẫn vậy. Và THTT là một sản phẩm báo chí truyền hình không thể không có với một Đài truyền hình. Và theo dòng chảy của sự tăng tiến, thay đổi về nhu cầu ngƣời xem, tất cả chƣơng trình truyền hình đều phải đổi mới, nâng cao chất lƣợng để giữ 4 chân những “khách hàng” khó tính. Và chƣơng trình THTT cũng không thể nằm ngoài quy luật đó. Chƣa kể với các Đài TH địa phƣơng thì cách làm THTT vẫn chƣa hoàn thiện, chuyên nghiệp nhƣ các Đài lớn. Xuất phát từ việc tổ chức sản xuất (TCSX) đòi hỏi tập hợp rất nhiều ngƣời với sự phối hợp từ nhiều khâu chuyên môn khác nhau, cùng với đó là kinh phí để sản xuất một chƣơng trình THTT không nhỏ nên để chọn làm chƣơng trình THTT phải là những sự kiện có sức ảnh hƣởng, thu hút lớn đối với công chúng truyền hình, là một sản phẩm truyền hình chất lƣợng cao. Ý thức rõ tầm quan trọng của việc nâng cao chất lƣợng chƣơng trình THTT là một việc cần làm và cấp thiết để các đài tỉnh có thể hòa nhịp, đồng điệu hơn với các đài lớn về cách thức làm các dạng chƣơng trình truyền hình tầm cao, mang tính chuyên nghiệp, quy mô lớn, và là một trong những ngƣời trực tiếp nhận nhiệm vụ này, tác giả khá trăn trở khi công tác phối hợp thực hiện chƣơng trình THTT tại Đài PTTH Vĩnh Long vẫn còn nhiều điều chƣa thực sự chuyên nghiệp, bài bản và còn rất nhiều yếu tố cần thay đổi để nâng cao chất lƣợng chƣơng trình hơn nữa. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài “Tổ chức sản xuất chƣơng trình truyền hình trực tiếp tại Đài Phát thanh – Truyền hình Vĩnh Long” để nghiên cứu, đi sâu phân tích các khía cạnh và có những giải pháp đề xuất nâng cao chất lƣợng thể loại chƣơng trình này tại đơn vị mà mình đang công tác. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Từ trƣớc tới nay, có nhiều sách và giáo trình, công trình nghiên cứu về Sản xuất CTTH, chƣơng trình THTT hoặc có nội dung liên quan đến truyền hình nhƣ: - Tác phẩm “Sản xuất Chƣơng trình Truyền hình” của Tiến sĩ Trần Bảo Khánh, Nhà xuất bản văn hóa – Thông tin năm 2003: Công trình này của tác giả là một trong những tƣ liệu ít ỏi nói về chƣơng trình THTT với một số khái niệm, phân loại cũng nhƣ giá trị của dạng chƣơng 5 trình THTT. Tuy nhiên, phần nội dung đề cập đến chƣơng trình THTT khá ngắn và là những lý luận chung nhất mang tính nền tảng, là nguồn tƣ liệu tham khảo cho những ngƣời nghiên cứu về chƣơng trình THTT mà không đề cập sâu cũng nhƣ nêu một số vấn đề cụ thể về cách tổ chức sản xuất chƣơng trình THTT cũng nhƣ cách tổ chức sản xuất chƣơng trình THTT này ở các Đài TH hiện nay, trong đó có Đài PTTH Vĩnh Long. - Tác phẩm “Báo chí truyền hình” tập 1,2 của G.V Cudonhetxốp, X.L.Xvich, A.La.Lurốpxki – Nhà xuất bản thông tấn Hà Nội năm 2004: Công trình nghiên cứu nền tảng, bài bản và rất giá trị dành cho ngƣời học báo chí và nghiên cứu các đề tài về báo chí với những lý luận mang tính nội hàm rất rộng, sâu sắc, là cơ sở cho việc tìm hiểu và phân tích về thể loại báo chí truyền hình. Tuy nhiên, những vấn đề cụ thể về công tác tổ chức sản xuất các chƣơng trình truyền hình trực tiếp ở các Đài TH hiện nay của thế giới hoặc của Việt Nam thì tác giả chƣa đề cập đến. - Công trình nghiên cứu “Báo chí truyền thông – những vấn đề trọng yếu” của Viện đào tạo Báo chí và truyền thông, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2018 thì: Là một công trình nghiên cứu mang nội dung tƣ liệu quý cho những ngƣời làm trong lĩnh vực báo chí nói chung và báo chí truyền hình nói riêng với nhiều khía cạnh đƣợc nêu ra một cách gần gũi, thực tế và theo sát môi trƣờng truyền thông hiện đại. Những lý luận mang cái nhìn chuyên sâu, kết nối đƣợc những vấn đề quan trọng cốt lõi của báo chí là nguồn tài liệu tham khảo hết sức thú vị cho những ngƣời học về báo chí. Nhƣng công trình không đề cập đến chƣơng trình THTT, cũng nhƣ không khai thác về khía cạnh thực hiện dạng chƣơng trình này ở các Đài TH địa phƣơng. 6 - Ở tác phẩm “Văn hóa truyền thông đại chúng ở Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trƣờng và toàn cầu hóa” do PGS.TS Đặng Thị Thu Hƣơng chủ biên, NXB Đại học quốc gia Hà Nội năm 2016 thì: Trong môi trƣờng truyền thông hiện đại hiện nay thì công trình đã có cái nhìn rất sắc sảo, bổ ích cho những ngƣời làm báo nói chung, những ngƣời nghiên cứu về báo chí nói riêng có đƣợc góc tiếp cận, học tập rất tinh tế về sự hòa nhập và nét riêng của truyền thông đại chúng Việt Nam hiện nay trong môi trƣờng toàn cầu hóa cũng nhƣ sự ảnh hƣởng của nền kinh tế thị trƣờng đến nhiều khía cạnh trong cuộc sống. Vấn đề mà tác phẩm đề cập là một lát cắt hết sức quan trọng cho những ngƣời đã làm báo, chuẩn bị làm báo và những công chúng tiếp nhận báo chí có đƣợc tâm thế, nhận thức một cách rõ ràng, khách quan cũng nhƣ có sự chủ động hơn trong “bể thông tin” và môi trƣờng thông tin đa chiều nhƣ hiện nay. Chính vì vậy công trình nghiên cứu chƣa đi sâu vào riêng lĩnh vực báo chí truyền hình, trong đó có chƣơng trình THTT và dạng chƣơng trình này ở các Đài TH địa phƣơng. Về luận văn thì tác giả có tìm hiểu một số công trình nghiên cứu sau: + Luận văn Thạc sĩ "Khai thác và xử lý thông tin của phóng viên thời sự truyền hình các Đài cụm Bắc Sông Hậu" của tác giả Huỳnh Tấn Phát - Đài Truyền hình Vĩnh Long năm 2015. Luận văn của tác giả là một công trình nghiên cứu rất sâu về chất lƣợng nội dung các chƣơng trình thời sự ở các Đài TH địa phƣơng khu vực cụm Bắc Sông Hậu. Trong đó cụ thể là tác giả đi sâu nghiên cứu về cách khai thác và xử lý thông tin của đội ngũ phóng viên, từ đó rút ra những điểm hạn chế, thế mạnh trong cách làm chƣơng trình tin tức hiện tại cũng nhƣ đƣa ra những giải pháp hiệu quả để nâng cao chất lƣợng các chƣơng trình thời sự ở các Đài địa phƣơng. Việc so sánh, đối chiếu thông tin, dữ liệu đƣợc nghiên cứu, thu thập từ các Đài TH địa phƣơng cũng góp phần giúp cho vấn đề nêu ra đƣợc phân tích một cách 7 sâu, rõ về thực trạng làm chƣơng trình thời sự ở các Đài địa phƣơng hiện nay mà chƣa có nhiều công trình nghiên cứu cụ thể về vấn đề này ở các kênh TH Tây Nam Bộ. Tuy nhiên, công trình nghiên cứu này không đi sâu vào dạng chƣơng trình THTT cũng nhƣ cách tổ chức sản xuất các chƣơng trình THTT ở các đơn vị truyền hình đề cập đến. + “Nâng cao chất lƣợng sản xuất các chƣơng trình truyền hình trực tiếp trên Đài Truyền hình Việt Nam” – Luận văn Thạc sĩ của tác giả Phùng Thị Phúc – năm 2004; Luận văn của tác giả có phần nghiên cứu khá cụ thể về chƣơng trình truyền hình trực tiếp với những thông tin về các chƣơng trình trực tiếp ở các nƣớc đến chƣơng trình truyền hình trực tiếp của Đài Truyền hình Việt Nam thời gian từ năm 2004 trở về trƣớc. Công trình nghiên cứu của tác giả Phùng Thị Phúc chủ yếu đi sâu vào các chƣơng trình truyền hình trực tiếp của Đài Truyền hình Việt Nam với những chƣơng trình đã đƣợc thực hiện cách đây gần 20 năm. Giai đoạn nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu các chƣơng trình truyền hình trực tiếp không tƣơng đồng với các chƣơng trình THTT ở các Đài địa phƣơng. Ngoài ra, vấn đề tác giả đặt ra là hƣớng đến việc nâng cao chất lƣợng các chƣơng trình THTT trên Đài THVN nên nội dung đề cập gồm nhiều khía cạnh chứ không đi sâu nghiên cứu riêng khía cạnh tổ chức sản xuất. + “Tổ chức sản xuất các chƣơng trình truyền hình trực tiếp tại các Đài truyền hình khu vực Tây Nam Bộ” - Luận văn Thạc sĩ của tác giả Tăng Chí Huấn năm 2015 thì có nội dung nghiên cứu cụ thể nhƣ sau: Trong luận này tác giả cũng đi vào phân tích công tác tổ chức sản xuất các chƣơng trình THTT ở các Đài TH Tây Nam Bộ một cách chi tiết, có chọn khảo sát đối chiếu so sánh giữa các Đài TH địa phƣơng, chủ yếu là 3 Đài: Trà Vinh, An Giang và Vĩnh Long. Tuy nhiên, trong phân tích thì tác giả đi sâu công tác tổ chức sản xuất ở Đài Trà Vinh và An Giang hơn, Đài Vĩnh Long thì vẫn có nêu 8 nhƣng một vài khía cạnh và số liệu để đối chiếu. Luận văn vẫn chƣa đƣa ra đƣợc những vấn đề cốt lõi mang tính căn bản hiện vẫn tồn tại trong công tác tổ chức sản xuất các chƣơng trình THTT của Đài PTTH Vĩnh Long. + Luận văn Thạc sĩ "Tổ chức sản xuất các chƣơng trình trò chơi truyền hình - Khảo sát trên VTV3 Đài THVN từ năm 1996-2003" của Tác giả Vũ Thanh Hƣờng năm 2004 thì: Luận văn của tác giả Vũ Thanh Hƣờng có phần nghiên cứu khá sâu về công tác tổ chức sản xuất các chƣơng trình trò chơi truyền hình đƣợc tổ chức trên kênh VTV3. Các khâu của công tác tổ chức sản xuất dạng chƣơng trình này có một số khâu tƣơng đồng với công tác tổ chức sản xuất các chƣơng trình THTT nhƣng vẫn có nhiều điểm khác biệt do dạng THTT là chƣơng trình không qua hậu kỳ, còn các chƣơng trình trò chơi truyền hình thì phải thông qua công tác hậu kỳ. Ngoài ra thì chƣơng trình trò chơi truyền hình hoàn toàn khác với cách tổ chức các chƣơng trình truyền hình trực tiếp tin tức, chuyên đề, sự kiện thực tế hoặc chƣơng trình giải trí mà tác giả nghiên cứu ở Đài PTTH Vĩnh Long. Nhìn chung, những cuốn sách, giáo trình, công trình nghiên cứu trên đề cập những vấn đề lý luận báo chí truyền hình; có công trình nghiên cứu về cách thức TCSX CTTH, chƣơng trình THTT của các Đài truyền hình trung ƣơng, và một số Đài truyền hình địa phƣơng. Có thể nói, cho đến nay chƣa có công trình khoa học nào nghiên cứu về công tác TCSX chƣơng trình trực tiếp tại Đài Phát thanh - Truyền hình Vĩnh Long. Luận văn này là công trình nghiên cứu cụ thể hơn về thực trạng thực hiện các chƣơng trình trực tiếp tại Đài PTTH Vĩnh Long nhằm đánh giá hiệu quả, tìm ra nguyên nhân hạn chế đồng thời đề xuất những giải pháp để nâng cao chất lƣợng thực hiện các chƣơng trình trực tiếp tại Đài PTTH Vĩnh Long nói riêng và các Đài Truyền hình khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long trong thời gian tới nói chung. 9 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài: 3.1. Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu đề tài là để thấy rõ ƣu, khuyết điểm trong cách TCSX các chƣơng trình THTT tại Đài PTTH Vĩnh Long. Từ đó có những đề xuất, giải pháp để nâng cao chất lƣợng các chƣơng trình THTT của Đài. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt đƣợc mục đích nêu trên, tác giả thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau đây: Nghiên cứu một số khía cạnh của lý luận báo chí đặc biệt là báo chí truyền hình, thực tiễn thực hiện các chƣơng trình THTT. Qua đó nhằm xác định rõ vấn đề về vai trò của quy trình TCSX các chƣơng trình THTT, những yếu tố then chốt góp phần xây dựng thành công một chƣơng trình THTT cũng nhƣ tìm ra đƣợc cách tổ chức tối ƣu để hạn chế thấp nhất những vấn đề rủi ro và góp phần giúp cho quá trình thực hiện chƣơng trình đƣợc chuyên nghiệp hóa. Cụ thể: - Khảo sát, thống kê, phân tích, đánh giá thực trạng quy trình sản xuất, nội dung phát sóng của chƣơng trình THTT tại Đài PTTH Vĩnh Long. - Hệ thống hóa các vấn đề lý thuyết liên quan đến sản xuất chƣơng trình truyền hình và công tác tổ chức sản xuất chƣơng trình THTT. - Luận văn còn tiến hành thăm dò theo phƣơng pháp điều tra xã hội học, thu thập ý kiến của các chuyên gia, lãnh đạo trong lĩnh vực sản xuất chƣơng trình truyền hình để thấy rõ cách thực hiện, hiệu quả đạt đƣợc và những vấn đề cần rút ra trong việc thực hiện các chƣơng trình THTT. - Thông qua những nội dung trên, tác giả đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng các chƣơng trình THTT tại Đài PTTH Vĩnh Long. 10 4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu: Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là công tác tổ chức sản xuất các chƣơng trình THTT tại Đài Phát thanh – Truyền hình Vĩnh Long. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi khảo sát của luận văn các chƣơng trình THTT đƣợc thực hiện tại Đài PTTH Vĩnh Long 6 tháng đầu năm 2020. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu: Trong luận văn này, tác giả dựa trên cơ sở các phƣơng pháp công cụ nghiên cứu nhƣ sau: - Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu: tác giả tìm hiểu về các công trình nghiên cứu, các tài liệu liên quan đến lĩnh vực báo chí truyền hình cũng nhƣ liên quan đến các chƣơng trình THTT để từ đó hiểu rõ một cách nền tảng về dạng chƣơng trình này, từ đó có thể hiểu, nhìn nhận rõ hơn về cách tổ chức thực hiện các chƣơng trình THTT ở Đài TH Vĩnh Long hiện nay một cách đầy đủ, có nền tảng và thuyết phục hơn. - Phƣơng pháp khảo sát, phân tích, tổng hợp: phƣơng pháp này đƣợc tác giả vận dụng để có đƣợc những dữ liệu thực tế, cụ thể giúp cho công tác nghiên cứu về dạng chƣơng trình THTT ở Đài PTTH Vĩnh Long đƣợc rõ ràng hơn. - Phƣơng pháp phỏng vấn sâu: phƣơng pháp này đƣợc tác giả thực hiện để có những ý kiến, cái nhìn cụ thể từ những ngƣời làm nghề trực tiếp, những ngƣời lãnh đạo từng nhiều năm gắn bó với chƣơng trình THTT giúp cho công trình nghiên cứu có thêm những tƣ liệu tham khảo thuyết phục, thực tế hơn trong các nội dung đề cập. Trong luận văn tác giả thực hiện phỏng 11 vấn sâu 11 ý kiến của Ban Giám đốc, trƣởng phó phòng các bộ phận có liên quan đến công tác tổ chức sản xuất các chƣơng trình THTT nhằm có cái nhìn tổng thể lẫn chi tiết về các khâu liên quan cũng nhƣ hiểu rõ hơn những khó khăn, trăn trở của những ngƣời nằm trong bộ máy sản xuất. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn: 6.1. Ý nghĩa lý luận: Luận văn nghiên cứu các nội dung nhằm khẳng định vai trò quan trọng của quy trình tổ chức sản xuất đối với một chƣơng trình THTT, đặc biệt là các chƣơng trình trực tiếp tại Đài PTTH Vĩnh Long và một số Đài địa phƣơng có thực hiện. Luận văn có thể là nguồn tài liệu tham khảo cho những ngƣời quan tâm đến công tác tổ chức sản xuất chƣơng trình THTT cũng nhƣ hiểu rõ hơn việc thực hiện dạng chƣơng trình này ở Đài PTTH Vĩnh Long, từ đó có thêm những chia sẻ, những công trình nghiên cứu mang tính thiết thực góp phần nâng cao chất lƣợng, hiệu quả các chƣơng trình THTT trong tƣơng lai. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn: Thông qua những vấn đề nghiên cứu, tác giả có thể đƣa ra đƣợc một số giải pháp góp phần giúp cho quá trình sản xuất các chƣơng trình THTT thực hiện tốt hơn, chuyên nghiệp hơn cũng nhƣ cập nhật đƣợc một số cái mới của truyền hình hiện đại để đáp ứng đƣợc tốt hơn nữa nhu cầu của khán giả hiện nay. 7. Bố cục của luận văn: Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, phần nội dung luận văn có bố cục gồm 3 chƣơng: Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC SẢN XUẤT CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH TRỰC TIẾP 12 Chƣơng 2: KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC SẢN XUẤT CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH TRỰC TIẾP TẠI ĐÀI PTTH VĨNH LONG Chƣơng 3: VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG SẢN XUẤT CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH TRỰC TIẾP 13 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG TỔ CHỨC SẢN XUẤT CHƢƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH TRỰC TIẾP 1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài 1.1.1. Khái niệm chương trình truyền hình: Theo cuốn “Sản xuất chƣơng trình truyền hình” của tác giả Trần Bảo Khánh có nêu rõ về đặc điểm của chƣơng trình truyền hình nhƣ sau: chương trình truyền hình đề cập đến các vấn đề của đời sống xã hội không phải một cách ngẫu nhiên như vẫn diễn ra, mà nó thường truyền tải các thông tin từ ngày này qua ngày khác, nhằm phục vụ một đối tượng công chúng xác định [14; tr.30]. Tác giả cũng đƣa ra khái niệm về chƣơng trình: chương trình là kết quả cuối cùng của quá trình giao tiếp với công chúng [14; tr.30]. Còn chƣơng trình truyền hình là sản phẩm truyền hình, là kết quả hoạt động của truyền hình trong đó bao hàm cả quá trình sáng tạo ra nó từ nhiều công đoạn khác nhau, tồn tại ở nhiều mức độ khác nhau, quá trình tạo dựng kế hoạch và sắp đặt tác phẩm, chuyên mục, mục đƣợc gọi là chƣơng trình [14; tr.31] Theo cuốn “Cơ sở lý luận của báo chí” của tác giả E.P. Prôkhôrốp thì tác giả nhìn nhận chƣơng trình truyền hình ở góc độ so sánh đối chiếu với một chƣơng trình phát thanh. Ở đây, tác giả nghiên cứu sâu, bao quát về các thể loại báo chí trong đó có phát thanh, truyền hình theo sự phát triển khách quan của lịch sử báo chí. Chính vì vậy, mà chƣơng trình truyền hình theo tác giả đƣa ra thì điểm mới cơ bản cũng gắn liền với đặc trƣng thể loại: truyền hình tiếp nhận ở phát thanh khả năng truyền tín hiệu nhờ các sóng vô tuyến đến những khoảng cách xa. Tín hiệu này cùng một lúc còn mang cả những thông tin âm thanh và cả thông tin hình [6; tr.75]. Sự thống nhất các phương tiện nghe – nhìn cũng tạo ra những khả năng như thế với cả những chương trình được ghi lên băng từ. Sự kết hợp của yếu tố nghe – nhìn trong truyền hình có thể mang những hình thức khác nhau - “nghe” và “nhìn” có thể đóng vai trò như nhau, nhưng trong những 14 chương trình phát sóng cần thiết thì người ta nhấn mạnh hoặc yếu tố “âm thanh” hoặc yếu tố “nhìn” [6; tr.77]. Ngoài ra thì tác giả còn khẳng định tính chất đặc thù của truyền hình quyết định những đặc điểm của tất cả các loại chƣơng trình: chƣơng trình chính luận, khoa học, văn nghệ, đại chúng. Nhà báo làm việc cho ngành truyền hình cần tính đến những đặc điểm cảm thụ của công chúng đối với các chƣơng trình. Trong cuốn “Truyền thông đại chúng” của tác giả Tạ Ngọc Tấn thì nêu rõ: Chương trình truyền hình là sản phẩm lao động của một tập thể các nhà báo và cán bộ kỹ thuật, dịch vụ. Đồng thời, đó cũng chính là quá trình giao tiếp truyền thông giữa người làm truyền hình với công chúng xã hội [22; tr.143]. Nếu nhìn khía cạnh thể loại thì chƣơng trình truyền hình là một sản phẩm cụ thể của ngành truyền hình, nó chuyển tải thông tin, tƣ tƣởng, các giá trị nội dung của ngƣời làm truyền hình đến công chúng. Bên cạnh đó thì chƣơng trình truyền hình đóng vai trò rất quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội, đó là: mang lại sự giải trí, đáp ứng nhu cầu nghe – nhìn của công chúng một cách sống động. Với mỗi giai đoạn xã hội khác nhau thì chƣơng trình truyền hình còn là công cụ kết nối giữa nhiều tầng lớp, bộ phận trong xã hội giúp thống nhất tƣ tƣởng, ổn định chính trị xã hội của một quốc gia, dân tộc. Nhƣ vậy có thể hiểu, chương trình truyền hình là một sản phẩm báo chí, chuyển tải thông tin, tư tưởng, nội dung nhất định đến công chúng, là công cụ giúp hoàn thành quá trình giao tiếp công chúng của những người làm truyền hình. Chương trình truyền hình cũng có thể hiểu là một đơn vị sản phẩm báo chí cụ thể được hoàn thành dựa vào quá trình lao động sáng tạo của một tập thể nhà báo lẫn cán bộ kỹ thuật, dịch vụ. Nó thể hiện đầy đủ thông điệp nội dung lẫn kỹ năng làm báo chí truyền hình của người làm báo trong lĩnh vực truyền hình. 1.1.2. Chương trình truyền hình trực tiếp: Theo tác giả Trần Bảo Khánh với tác phẩm “Sản xuất chƣơng trình truyền hình” thì chƣơng trình truyền hình trực tiếp là một trong ba loại chƣơng trình vô tuyến truyền hình, bao gồm: chƣơng trình sản xuất bằng băng từ, chƣơng 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan