Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Tiểu học Tổ chức lớp học theo mô hình trường học mới tại việt nam...

Tài liệu Tổ chức lớp học theo mô hình trường học mới tại việt nam

.PDF
108
1
90

Mô tả:

CÁC CHỮ VIẾT TẮT HĐTQHS PHHS CMHS HS GV PH CT PCT : Hội đồng tự quản học sinh : Phụ huynh học sinh : Cha mẹ học sinh : Học sinh : Giáo viên : Phụ huynh : Chủ tịch : Phó Chủ tịch PHẦN I HỘI ĐỒNG TỰ QUẢN HỌC SINH 1 HỘI ĐỒNG TỰ QUẢN HỌC SINH LÀ GÌ? 1. Tôi suy nghĩ về những biện pháp, cách thức tổ chức Hội đồng tự quản học sinh (HĐTQHS) trên thực tế để quản lí lớp học và tổ chức tất cả các hoạt động học tập và vui chơi của HS, cũng như kiểm tra, giám sát việc tham gia các hoạt động đó. –3– 2. Chúng tôi thảo luận về những biện pháp, cách thức tổ chức HĐTQHS của từng cá nhân. 3. Chúng tôi đọc, cùng suy ngẫm và phân tích đoạn thông tin sau: Hội đồng tự quản học sinh Mục đích của HĐTQ: Xây dựng Hội đồng tự quản học sinh là một biện pháp giáo dục nhằm : – Thúc đẩy sự phát triển về đạo đức, tình cảm và ý thức xã hội của học sinh thông qua những kinh nghiệm hoạt động thực tế của các em trong nhà trường và mối quan hệ của các em với những người xung quanh. – Đảm bảo cho các em tham gia một cách dân chủ và tích cực vào đời sống học đường. – Tạo Cơ chế khuyến khích các em tham gia một cách toàn diện vào các hoạt động của nhà trường và phát triển tính tự chủ, sự tôn trọng, bình đẳng, tinh thần hợp tác và đoàn kết của HS. – Giúp các em phát triển kĩ năng ra quyết định, kĩ năng hợp tác và kĩ năng lãnh đạo ; đồng thời cũng chuẩn bị cho các em ý thức trách nhiệm khi thực hiện những quyền và bổn phận của mình. Tổ chức HĐTQ: HĐTQ là do các em HS tự tổ chức và thực hiện ; Hội đồng tự quản học sinh bao gồm các thành viên là học sinh. HĐTQ được thành lập là vì học sinh, bởi học sinh và để bảo đảm cho các em tham gia một cách dân chủ và tích cực vào đời sống học đường; khuyến khích các em tham gia một cách toàn diện vào các hoạt động của nhà trường. –4– Sơ đồ : Tổ chức Bộ máy Hội đồng tự quản học sinh Hội đồng tự quản Học sinh Chủ tịch Hội đồng Phó Chủ tịch Hội đồng Ban Học tập Ban Thư viện Phó Chủ tịch Hội đồng Ban Quyền lợi của HS Ban Đối ngoại Ban Sức khoẻ và vệ sinh Ban Văn nghệ và TDTT Cách xây dựng : Với sự hướng dẫn của GV, học sinh sẽ tổ chức bầu Hội đồng tự quản và thành lập các ban để lập kế hoạch và thực thi các hoạt động, các dự án của lớp và của trường. Nhà trường nên khuyến khích sự tham gia của phụ huynh HS vào các hoạt động và dự án của học sinh. Cụ thể chi tiết được nêu ở Hướng dẫn 2. 4. Tôi suy nghĩ về mục đích, vai trò, tổ chức và hoạt động của HĐTQ. 5. Chúng tôi thảo luận về những suy nghĩ cá nhân của nội dung trên. –5– 6. Chúng tôi liệt kê những lợi ích của Hội đồng tự quản học sinh trên phương diện giáo dục học sinh và tổ chức, quản lí trường học. Giáo dục học sinh Tổ chức và quản lí trường học – – – – – – 7. Chúng tôi cùng trao đổi về các tác động tiêu cực có thể có của Hội đồng tự quản học sinh đối với giáo viên và đối với phụ huynh HS. 8. Chúng tôi thảo luận về bộ máy HĐTQ HS. 9. Tôi đọc thật kĩ câu chuyện sau: Một bài học quan trọng Tại một cuộc giao lưu, trao đổi kinh nghiệm giữa các giáo viên trong huyện, Lan – một cô giáo mới ra trường tâm sự với An – một đồng nghiệp, về cảm giác lo lắng trước áp lực công việc mà cô đang phải đối mặt: "Em phải chuẩn bị bài cho nhiều nhóm HS khác nhau, tổ chức thư viện, trang trí lớp học, làm đồ dùng dạy học ; phải giữ cho lớp học luôn sạch, có kỉ luật và tổ chức các hoạt động ngoại khóa cho học sinh... Em không biết làm thế nào để có thể làm hết và làm tốt được tất cả việc đó". An hoàn toàn hiểu và cảm thông với Lan. Cô cũng đã từng trải qua những lo lắng tương tự khi mới bắt đầu công việc tại một trường nhỏ ở nông thôn. Cô đã xin lời khuyên từ cấp trên và người này đã hướng dẫn cô cách hoàn thành các công việc sao cho hiệu quả mà lại giúp học sinh phát triển về tình cảm và ý thức xã hội. An nói với Lan rằng: "Với sự hướng dẫn của giáo viên, trẻ em có thể hợp tác cùng nhau thực hiện các công việc như: xây dựng nội quy lớp học, tổ chức và quản lí các góc học tập, giám sát việc sử dụng các góc học tập, quản lí thư viện, giúp đỡ các dự án cộng đồng… Tham gia vào những hoạt động như vậy cho phép học sinh áp dụng những quy trình dân chủ vào thực tế. Bằng cách thành lập các ban hoặc các nhóm làm việc, tự bầu ra những đại diện của mình, ra quyết định có trách nhiệm, xây dựng và thực hiện các –6– kế hoạch hoạt động, học sinh được thực hành những hành vi xã hội và dân chủ, đồng thời hiểu biết sâu sắc hơn về quá trình học tập trên tinh thần hợp tác". An đã đưa ra một lời khuyên quan trọng rằng tất cả trẻ em đều có thể học cách chịu trách nhiệm nếu các em được tạo cơ hội tham gia, được tin tưởng và trao nhiệm vụ. Cô cho rằng giáo viên phải kiên nhẫn, không nên nóng vội vì học sinh cần có thời gian để hình thành, phát triển các kĩ năng tham gia và những kĩ năng đó chỉ có thể được hình thành, phát triển khi các em HS được thực hành và trải nghiệm trong các tình huống thực tiễn. 10. Chúng tôi thảo luận về câu chuyện trên và trả lời các câu hỏi sau: a) Những vấn đề mà Lan gặp phải có phải là những vấn đề phổ biến đối với giáo viên không? b) Làm thế nào để Lan có thể giải quyết những khó khăn đó? c) Sự tham gia của học sinh vào các hoạt động có liên quan đến Hội đồng tự quản học sinh có tác động như thế nào đến quá trình giáo dục các em? 1. Chúng tôi liệt kê những ý kiến của các cá nhân trong nhóm về việc tổ chức hoạt động của Hội đồng tự quản học sinh và những mục tiêu có thể đạt được. 2. Chúng tôi liệt kê một vài hoạt động của GV và phụ huynh HS trong việc hỗ trợ HS thành lập Hội đồng tự quản. 3. Chúng tôi thảo luận và sau đó thống nhất, lên danh sách một số hoạt động có thể tổ chức được cho học sinh tự quản. Biểu đồ tiến độ Chúng tôi báo cáo công việc với cán bộ tập huấn để đánh giá tiến độ –7– 1. Chúng tôi lập một danh sách gồm các đức tính mà Hội đồng tự quản có thể giúp HS hình thành (Ví dụ: tính tự tin, ý thức trách nhiệm, tinh thần tự giác…) và lên một danh sách khác gồm những hoạt động giúp học sinh phát triển những đức tính đó. 2. Chúng tôi thiết kế một số câu hỏi phỏng vấn hoặc một vài cách tiến hành thu thập ý kiến phụ huynh HS và những người lớn khác (có kinh nghiệm) về cách tạo cơ hội cho học sinh tham gia vào các hoạt động trong phạm vi nhà trường. Biểu đồ tiến độ Chúng tôi báo cáo công việc với cán bộ tập huấn để ghi lại tiến độ trên biểu đồ tiến độ –8– 2 THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG TỰ QUẢN HỌC SINH NHƯ THẾ NÀO ? 1. Tôi nhớ lại việc bầu Ban cán sự lớp của chúng tôi ngày bé diễn ra như thế nào. Tôi nghĩ lại xem mình có thích cách xây dựng Ban cán sự lớp như vậy không? Những nhược điểm của cách bầu Ban cán sự lớp như vậy. Tôi ghi lại những suy nghĩ đó của mình. –9– 2. Chúng tôi chia sẻ những suy nghĩ của mỗi người về câu hỏi 1. 3. Chúng tôi tìm hiểu về những việc cần tiến hành để thành lập Hội đồng tự quản học sinh trong trường học thông qua thông tin dưới đây: THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG TỰ QUẢN HỌC SINH A. Trước khi thành lập Hội đồng tự quản học sinh Thành lập Hội đồng tự quản HS đòi hỏi phải có sự tham gia đầy đủ của giáo viên, học sinh và phụ huynh HS cũng như những tổ chức khác. Sẽ là rất tốt nếu phụ huynh HS được thông báo về những thay đổi này ở trong nhà trường. Vì vậy, bất kì mối lo ngại, băn khoăn nào cũng sẽ được nêu lên ngay từ đầu chứ không phải đợi đến khi Hội đồng tự quản HS đã đi vào hoạt động, bởi vì những tuần đầu tiên hoạt động là thời điểm mà Hội đồng tự quản HS dễ bị tổn thương nhất. Giáo viên cũng cần chuẩn bị để thích ứng dần với vai trò hỗ trợ, định hướng của mình, khi học sinh được tin tưởng trao nhiều quyền lực hơn. – 10 – Học sinh nên được tạo cơ hội thảo luận cùng nhau về các vấn đề thế nào là HĐTQ, tại sao HS nên tham gia HĐTQ, những lợi ích có thể có của Hội đồng tự quản HS tới cuộc sống của chính các em trong nhà trường và những vai trò, trách nhiệm mà các em sẽ gánh vác. GV cùng HS trao đổi và thống nhất kế hoạch bầu cử, lưu ý là GV phải tạo cơ hội để học sinh tham gia ý kiến về kế hoạch này. Học sinh cũng nên được tư vấn đầy đủ trong quá trình lập kế hoạch. Với việc bầu cử HĐTQ của trường, quá trình tư vấn có thể được thực hiện thông qua một ban học sinh chuyên trách, đại diện của mỗi lớp. 4. Tôi suy nghĩ về vai trò của giáo viên và phụ huynh khi chuẩn bị thành lập Hội đồng tự quản HS ? 5. Ý kiến cá nhân về việc học sinh được trao quyền tự quản các hoạt động. 6. Chúng tôi chia sẻ những ý kiến của nhóm về nội dung trên. B. Thành lập Hội đồng tự quản học sinh An thành lập Hội đồng tự quản HS đầu tiên tại trường mình như thế nào? An đã giới thiệu quan niệm của mình về Hội đồng tự quản HS trong phạm vi lớp học cho các đồng nghiệp tại cuộc họp giáo viên như là một biện pháp để khuyến khích sự tham gia của học sinh vào các hoạt động của lớp và phát triển các kĩ năng tham gia cho các em. Cô tin rằng đây là bước đầu tiên trong việc chuẩn bị cho học sinh thực hành gánh vác trách nhiệm trong phạm vi trường và thành lập Hội đồng tự quản nhà trường theo kế hoạch. Cô cũng giới thiệu phương pháp học tập trên tinh thần hợp tác của học sinh lớp mình phụ trách và mong muốn dựa vào kinh nghiệm này để tiếp tục tăng cường các kĩ năng hợp tác. Với sự giúp đỡ của các học sinh lớp mình, cô tổ chức một cuộc họp với phụ huynh học sinh để thảo luận về những thay đổi đang diễn ra trong phạm vi nhà trường, nhất là việc thành lập HĐTQHS. – 11 – An đến thăm những vị phụ huynh HS không có khả năng tham dự cuộc họp để tất cả phụ huynh đều có cơ hội thảo luận về Hội đồng tự quản HS. Trong cuộc họp, cô giải thích rằng cách tốt nhất để học sinh học về quyền và trách nhiệm của các em là tổ chức cho các em "sống một cách dân chủ" và chịu trách nhiệm một cách thực sự. Cô cho rằng thậm chí những trẻ ít tuổi nhất, cũng có thể tham gia vào các tổ chức trong trường và được hưởng lợi từ sự tham gia đó. Theo An, khuyến khích học sinh tham gia nhiều hơn chính là bảo vệ quyền trẻ em. Một số phụ huynh HS thấy hơi phân vân khi nói về quyền trẻ em, nhưng sau khi đã thảo luận về cụm từ này, họ đã hiểu rõ ý nghĩa của nó. An cũng thông báo cho các vị phụ huynh biết là những nghiên cứu gần đây cho thấy quá trình học tập hợp tác đã tác động tích cực đến sự phát triển về tình cảm và ý thức xã hội của học sinh, cũng như tác động tích cực đến thành tích học tập của các em. Theo cô, việc trẻ em tham gia vào các tổ chức trong trường cho phép giáo viên tập trung vào những nỗ lực của các em trong quá trình học tập và sự hình thành cộng đồng học tập. 7. Chúng tôi thảo luận về những kĩ năng học sinh cần được thực hành trước khi tham gia vào Hội đồng tự quản của lớp hoặc của trường (ví dụ: các kĩ năng tự giới thiệu, kĩ năng trình bày suy nghĩ, ý tưởng,…). C. Quá trình thành lập Hội đồng tự quản học sinh 1. Trước lễ bầu cử Sau khi đã hoàn thành bước chuẩn bị về tư tưởng cho HS ở công đoạn trước, GV cùng HS thảo luận về cơ cấu của HĐTQ. Thông thường là 1 chủ tịch, 2 phó chủ tịch. Tuy nhiên số lượng phó chủ tịch tùy vào đặc điểm của mỗi lớp/trường học khác nhau. HS, dưới sự định hướng của GV trao đổi về những phẩm chất, năng lực cần có của các bạn trong HĐTq. GV lưu ý sử dụng những ngôn từ đơn giản, dễ hiểu cho HS. Sau đó HS lập danh sách ứng cử (những HS tự nguyện đăng kí) và danh sách đề cử (những bạn được các bạn khác tín nhiệm giới thiệu). HS tiến hành bầu ban kiểm phiếu gồm trưởng ban và một số các thành viên tùy vào số lượng HS của lớp. GV lưu ý hướng dẫn kĩ cách làm việc của ban kiểm phiếu. – 12 – Các ứng cử viên sẽ có thời gian để chuẩn bị phần tranh cử của mình. Đây là một hoạt động quan trọng nhằm tạo điều kiện cho HS được cảm thấy sự dân chủ, công bằng, bình đẳng và được học cách thuyết trình trước đám đông. HS có thể nhờ tới sự tư vấn, hỗ trợ của GV, PH và các bạn học trong việc chuẩn bị tranh cử. Bài tranh cử của HS cần có những nội dung như: Giới thiệu về bản thân, những mong muốn của em về lớp học, những việc em sẽ làm nếu em trở thành chủ tịch HĐTQ …. Những hứa hẹn này phải khả thi trong vòng ba tháng thử nghiệm. 2. Lễ bầu cử Một HS được tập huấn sẽ dẫn dắt lễ bầu cử với sự hỗ trợ của GV. Các ứng cử viên sẽ lần lượt tranh cử bằng các bài thuyết trình đã được chuẩn bị trước. GV lưu ý không để HS cầm giấy đọc để các em được thể hiện khả năng thuyết trình và chủ động. Ban kiểm phiếu làm việc sau khi các ứng viên đã thuyết trình xong. Các bạn có số phiếu cao nhất từ trên xuống sẽ trúng cử vào vị trí CT và PCT HĐTQ. CT và PCT ra mắt cả lớp. 3. Thành lập các ban chuyên trách Chủ tịch và các phó chủ tịch Hội đồng tự quản HS sẽ cùng bàn bạc với giáo viên để quyết định về các ban chuyên trách như: – Học tập – Sức khoẻ và vệ sinh (bao gồm cả sơ cứu ban đầu) – Quyền lợi của học sinh – Văn nghệ và thể dục thể thao – Lao động – Đối nội – đối ngoại (ví dụ: khi có khách đến thăm trường) – Thư viện… Số lượng các ban tùy theo tình hình lớp học và sự thống nhất giữa CT, PCT HĐTQ và HS trong lớp quyết định. GV lưu ý là HS cần phải được thông báo rõ về vai trò của các ban. HĐTQ cùng GV khuyến khích tất cả HS trong lớp cùng tham gia các ban. Cố gắng mỗi HS đều tham gia ít nhất 1 ban. Với những HS không chịu đăng kí tham gia một ban nào, GV có thể dành thời gian để tìm hiểu sở thích, nguyện vọng của em đó để tư vấn đúng hướng. Cũng có thể nhờ tới sự trợ giúp của PH và các bạn học. – 13 – Lưu ý là ở mỗi ban, các HS trong ban có nhiệm vụ đề suất hoạt động, theo dõi việc thực hiện hoạt động. Còn việc thực hiện hoạt động đó không phải chỉ do các bạn trong ban mà cần có sự tham gia của HS cả lớp. Do vậy, qua quá trình hoạt động cũng giúp GV và tự bản thân các HS hiểu được mình phù hợp và thích ban nào. Khi đã thành lập các ban, các ban sẽ bầu trưởng ban và đưa ra các kế hoạch hành động cũng như cách động viên các bạn cùng tham gia hoạt động. Để giúp các ban làm việc hiệu quả, mỗi ban nên có sự hỗ trợ, tư vấn của một vị phụ huynh và giáo viên. Các PCT HĐTQ cũng nhận trách nhiệm phụ trách những ban nào. Lưu ý là HĐTQ HS thường xuyên thay đổi để đảm bảo tất cả HS trong lớp đều có cơ hội được tham gia và trải nghiệm. Thời gian thay một hay toàn bộ các thành viên nòng cốt tùy thuộc vào tình hình mỗi lớp học. GV cần nói rõ điều này ngay từ đầu để tránh cho HS khỏi những cảm xúc tiêu cực khi không được tham gia các vai trò quan trọng nữa. Nhìn chung, quá trình thành lập Hội đồng tự quản HS nên cố gắng bám sát thực tiễn bầu cử của đất nước và địa phương để giúp trẻ em hiểu được quá trình bầu cử tự do, công bằng và dân chủ. Điều này không loại trừ khả năng học sinh có thể nảy ra những ý tưởng mới của chính các em, ví dụ như trong việc khuyến khích mọi người tham gia đi bầu cử đầy đủ. Học sinh và giáo viên cùng tổ chức quá trình bầu cử. Phụ huynh HS và đại diện cộng động có thể được mời tham gia với tư cách quan sát viên. 8. Tôi suy nghĩ về : a) Vì sao sự tư vấn và tham gia của phụ huynh học sinh vào việc thành lập HĐTQHS là cần thiết? b) Những nhược điểm có thể có khi học sinh trở thành người đứng đầu Hội đồng tự quản. – 14 – D. Tóm tắt lại quy trình thành lập HĐTQ I. Xây dựng kế hoạch thành lập HĐTQ. II. Triển khai thành lập HĐTQ. 1. Trước bầu cử: GV, PH chuẩn bị tư tưởng cho HS về mục đích, ý nghĩa, khả năng HS… Định ngày bầu cử Lãnh đạo HĐTQ; Các ban của đạo HĐTQ 2. Tiến hành bầu cử. a) Bầu lãnh đạo HĐTQ. (Chủ tịch, phó chủ tịch) Thảo luận đưa ra tiêu chí của lãnh đạo HĐTQ. Tổ chức cho HS tự ứng cử. Tổ chức cho HS giới thiệu ứng cử viên. b) Cho các ứng viên chuẩn bị chương trình hành động để thuyết trình (có thể có sự trợ giúp từ thầy cô, cha mẹ, bạn bè…) ứng viên vận động tranh cử. Tổ chức bầu cử: Bầu ban kiểm phiếu, ban kiểm phiếu công bố thể lệ bầu cử, phát phiếu bầu, kiểm phiếu, công bố kết quả. Ban lãnh đạo HĐTQ ra mắt. c) Bầu các ban tự quản. Lãnh đạo HĐTQ họp bàn về xây dụng thể lệ, thống nhất số lượng ban (dưới sự hướng dẫn của GV) Giới thiệu về các ban: mục đích, quyền lợi và nghĩa vụ…. HS đăng kí vào các ban. Bầu trưởng ban. Các trưởng ban ra mắt. – 15 – 9. Chúng tôi suy nghĩ ở các điểm trường thì việc thành lập Hội đồng tự quản như thế nào. 10. Chúng tôi đọc thông tin sau và suy nghĩ : E. Hội đồng tự quản ở các điểm trường Các bối cảnh trường học khác nhau Ở các điểm trường nhỏ, phải dạy lớp ghép và chỉ có một hoặc hai giáo viên, mô hình Hội đồng tự quản trên phạm vi điểm trường được chứng minh là rất hiệu quả. Tuy nhiên, ở những trường và điểm trường lớn, có hơn 80 học sinh, có thể chỉ nên thành lập các Hội đồng tự quản trong phạm vi lớp học. Hoặc cũng có thể thành lập Hội đồng tự quản ở phạm vi lớp trước để học sinh làm quen với kĩ năng lãnh đạo, trước khi tham gia Hội đồng tự quản ở phạm vi trường. Việc thành lập này có thể được tiến hành song song với việc phát triển quá trình học tập mang tính hợp tác theo nhóm, nơi học sinh có thể đóng nhiều vai trò, chức năng khác nhau nhằm khuyến khích hoạt động nhóm có hiệu quả (lưu ý: các vai trò, chức năng bao gồm quản lí công việc, quản lí thời gian…). 11. Tôi suy nghĩ về những lợi ích khi phụ huynh cùng giúp học sinh tham gia vào HĐTQ. 12. Tôi tìm các cách để giúp những HS trong danh sách ứng cử có thể tự tin tranh cử. 13. Chúng tôi thảo luận hai vấn đề trên và ghi lại ý kiến vào sổ tay trong suốt quá trình thảo luận. 14. Chúng tôi lên danh mục những khó khăn có thể gặp phải trong quá trình thành lập Hội đồng tự quản HS và những biện pháp cần làm để có thể vượt qua. – 16 – 1. Chúng tôi cùng thực hành bầu ra HĐTQ của lớp tập huấn theo đúng các bước đã đọc ở trên. (Vì là lớp tập huấn do vậy không đủ thời gian như thành lập Hội đồng tự quản Học sinh, Giảng viên cho thực hành và bỏ qua một số công đoạn ví dụ như: Tư vấn của phụ huynh, giáo viên…) 2. Cùng đọc gợi ý sau để tổ chức thành lập Hội đồng tự quản ở lớp tập huấn: Thành lập Hội đồng tự quản học viên lớp tập huấn – Củng cố và thay đổi nhận thức Tổ chức lớp học GV, quán triệt, mục đích, ý nghĩa, lợi ích của việc tổ chức Hội đồng tự quản Học viên. – Cách tổ chức thành lập Hội đồng tự quản học viên lớp 1. Chia nhóm (có nhiều cách chia nhóm) – Chia nhóm theo điểm danh – Chia nhóm bốc thăm viết số hoặc nhặt ngẫu nhiên giấy mầu – Chia nhóm theo tiêu chí giới tính, địa bàn… 2. Phân công vị trí của các nhóm 3. Các nhóm về vị trí 4. Khởi động của nhóm – Làm quen – Lấy thiết bị – Bầu trưởng nhóm – Đặt tên của nhóm – Vẽ các tên mỗi thành viên: Tên, biểu tượng… – Tự chuẩn bị các thiết bị để làm việc – 17 – 5. Thành lập Hội đồng tự quản học viên lớp a) Hội đồng tự quản có: – Chủ tịch Hội đồng tự quản; các Phó chủ tịch HĐTQ; các Ban tự quản; trưởng ban; thư kí. b) Bầu Chủ tịch Hội đồng tự quản; các Phó chủ tịch HĐTQ – Quy trình bầu lãnh đạo HĐTQ: + GV định hướng cần có lãnh đạo HĐTQ; lãnh đạo HĐTQ cần phải làm những công việc gì + Khuyến khích HV ứng cử vào HĐTQ; Nhóm đề cử + Các ứng cử viên xây dựng kế hoạch tranh cử, viết bài thuyết trình (có tư vấn của GV, bạn bè..) + Thuyết trình + Bầu cử; công bố kết quả; ra mắt. c) Thành lập các Ban; bầu các trưởng ban, thư kí – Làm thế nào để đề xuất được tên các ban? (căn cứ vào các công việc của lớp tập huấn cần thực hiện). Lãnh đạo HĐTQ họp có tư vấn của Giảng viên để dự kiến, xin ý kiến tập thể lớp. – Xin ý kiến, chẳng hạn: + Công việc học tập của lớp có cần Ban tự quản học tập không? Vì sao cần Ban tự quản học tập? + Ngoài việc học tập, có cần Ban tự quản về văn nghệ, thể dục không? Vì sao cần Ban tự quản văn nghệ, thể dục? + Ngoài văn nghệ, thể dục, có cần Ban tự quản chăm sóc sức khỏe và Ban tự quản đối ngoại không?… – Thành lập các ban: + Giới thiệu chức năng nhiệm vụ của các ban; quyền lợi của người tham gia, suy nghĩ bạn có thể làm việc gì tốt nhất… + Phát cho mỗi bạn một tờ giấy nhỏ ghi tên, nguyện vọng tham gia vào ban nào + Sau khi lựa chọn, mỗi bạn dán lên bảng quy định cho từng ban tự quản mà mình lựa chọn + Hoặc lựa chọn ban rồi điền tên vào cột ghi trên bảng + Lập danh sách từng ban. – Các Ban tổ chức bầu trưởng ban, thư kí như bầu lãnh đạo HĐTQ. – 18 – d) Lập sơ đồ HĐTQ công khai để mọi người biết Bộ máy Hội đồng tự quản học viên Hội đồng tự quản Học viên Chủ tịch Hội đồng Khánh Huyền Phó Chủ tịch Hội đồng Phó Chủ tịch Hội đồng Thanh Minh Hoàng Hà Ban Học tập Ban Thư viện Ban quyền lợi của HV Ban Đối ngoại – Tuấn – Na – Thắng – Trung – Quang – Hoà – Tuyến – Thuỷ – 19 – Ban Sức khoẻ và vệ sinh Ban Văn nghệ và TDTT – Quý – Mạnh – Sơn – Dần 1. Tôi liệt kê một số ý tưởng về những việc giáo viên cần làm để chuẩn bị cho cuộc họp với phụ huynh học sinh nhằm khuyến khích họ nêu ý kiến về Hội đồng tự quản. 2. Chúng tôi trao đổi và thiết kế một số hướng dẫn học sinh để giúp các em chuẩn bị tinh thần cho việc thành lập Hội đồng tự quản. 3. Chúng tôi lên kế hoạch một số hoạt động đơn giản, có thể được tổ chức trong lớp để giúp HS phát triển các kĩ năng cần thiết cho việc trở thành một thành viên tích cực của Hội đồng tự quản (Ví dụ: các kĩ năng lắng nghe, kĩ năng thuyết trình, kĩ năng lập kế hoạch,…). 4. Chúng tôi chuẩn bị một kế hoạch làm việc của HĐTQ để trao đổi khi thành lập Hội đồng tự quản tại lớp/trường chúng tôi. Kế hoạch này có thể bao gồm thời gian biểu hàng tháng cho các hoạt động chiến lược và các nguồn lực cần thiết cũng như cách đánh giá quá trình hoạt động của Hội đồng tự quản. Biểu đồ tiến độ Chúng tôi báo cáo công việc với cán bộ tập huấn để ghi lại tiến độ trên biểu đồ tiến độ – 20 –
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan