Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường tân mai (thuộc phân đoạn 3 tu...

Tài liệu Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường tân mai (thuộc phân đoạn 3 tuyến đường vành đai 2,5 thành phố hà nội) (tt)

.PDF
28
223
118

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ---------------------------------- NGÔ ANH TUẤN TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TUYẾN ĐƯỜNG TÂN MAI ( THUỘC PHÂN ĐOẠN 3 TUYẾN ĐƯỜNG VÀNH ĐAI 2,5 THÀNH PHỐ HÀ NỘI) LUẬN VĂN THẠC SĨ QUY HOẠCH Hà Nội - 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ---------------------------------- NGÔ ANH TUẤN KHÓA: 2016-2018 TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TUYẾN ĐƯỜNG TÂN MAI ( THUỘC PHÂN ĐOẠN 3 TUYẾN ĐƯỜNG VÀNH ĐAI 2,5 THÀNH PHỐ HÀ NỘI) Chuyên ngành : Quy hoạch vùng và Đô thị Mã số: 60.58.01.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUY HOẠCH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. ĐỖ HẬU Hà Nội – 2018 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu và học tập tại trường Đại Học Kiến Trúc Hà Nội, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của Khoa Sau Đại Học và các thầy cô giáo. Sau quá trình học tập, tôi đã hoàn thành Luận Văn Tốt Nghiệp. Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại Học Kiến Trúc Hà Nội, ban lãnh đạo Khoa Sau đại học đã giúp tôi hoàn thành khóa học. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến GS.TS. Đỗ Hậu, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn tới các thầy cô giáo trong Hội đồng khoa học đã đóng góp những lời khuyên quý giá định hướng cho luận văn của tôi được hoàn thành tốt đẹp. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên và giúp đỡ hết lòng để tôi hoàn thành khóa học và bảo vệ thành công Luận Văn Tốt Nghiệp. Tôi xin trân trọng cảm ơn. Hà Nội, Tháng 04 Năm 2018 Học Viên LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn thạc sĩ là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Hà Nội, Năm 2018 TÁC GIẢ LUẬN VĂN Ngô Anh Tuấn DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt KG Tên đầy đủ Không gian KTCQ Kiến trúc cảnh quan UBND Ủy ban nhân dân TP Thành phố TKĐT Thiết kế đô thị QLNN Quản lý nhà nước QHXD Quy hoạch xây dựng QHKT Quy hoạch kiến trúc XD Xây dựng DANH MỤC HÌNH VẼ Số hiệu Tên hình hình Hình 1.1 Vị trí tuyến đường vành đai 2,5 trong Quy hoạch chung Hà Nội Hình 1.2 Vị trí đoạn đường nghiên cứu thuộc phân đoạn 3 trong tổng thể tuyến đường vành đai 2.5 thành phố Hà Nội. Hình 1.3 Vị trí phân đoạn 3 tuyến đường vành đai 2,5 trong Quy hoạch phân khu đô thị H2-4 Hình 1.4 Vị trí và ranh giới phân đoạn 3 tuyến đường vành đai 2,5 trong phạm vi quận Hoàng Mai Hình 1.5 Bản đồ phân đoạn 3 tuyến đường vành đai 2,5 trong phạm vi quận Hoàng Mai Hình 1.6 Vị trí đoạn đường nghiên cứu trong Quy hoạch chi tiết 1/2000 Quận Hoàng Mai. Hình 1.7 Bản đồ vị trí tuyến đường Tân Mai( thuộc phân đoạn 3 tuyến đường vành đai 2,5 thành phố Hà Nội ) Hình 1.8 Bản đồ khảo sát sử dụng đất khu vực nghiên cứu Hình 1.9 Bản đồ phân vùng khu vực nghiên cứu và hiện trạng không gian. Hình 1.10 Hiện trạng mặt đứng phân đoạn 1 Hình 1.11 Hiện trạng phân loại, đánh giá công trình phân đoạn 1 Hình 1.12 Hiện trạng mặt đứng phân đoạn 2 Hình 1.13 Hiện trạng phân loại, đánh giá công trình phân đoạn 2 Hình 1.14 Hiện trạng mặt đứng phân đoạn 3 Hình 1.15 Hiện trạng phân loại, đánh giá công trình phân đoạn 3 Hình 1.16 Hiện trạng mặt đứng phân đoạn 4 Hình 1.17 Hiện trạng phân loại, đánh giá công trình phân đoạn 4 Hình 1.18 Bản đồ khảo sát hiện trạng các công trình kiến trúc điểm nhấn trong khu vực Hình 1.19 Chợ đầu mối phía Nam tại phố Đền Lừ. Hình 1.20 Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng Quận Hoàng Mai – Phòng khám đa khoa Lĩnh Nam Hình 1.21 Trường tiểu học Tân Mai – Trường trung học cơ sở Tân Mai Hình 1.22 Nghĩa trang Làng Hoàng Mai Hình 1.23 Công trình nhà ở Hình 1.24 Thực trạng cây xanh trên tuyến đường Hình 1.25 Thực trạng không gian xanh nằm trong khu vực tuyến đường nghiên cứu. Hình 1.26 Hình ảnh mặt nước trên tuyến đường, hồ Đền Lừ Hình 1.27 Bản đồ khảo sát hiện trạng giao thông khu vực nghiên cứu Hình 1.28 Hình ảnh giao thông trên tuyến đường Hình 1.29 Hình ảnh vệ sinh môi trường trên tuyến đường và khu vực nghiên cứu Hình 2.1 Tuyến phố Towanda và Washington, Pennsylvania, Mỹ Hình 2.2 Đường Phan Đình Phùng, TP. Hà Nội Hình 2.3 Tuyến đường Nguyễn Chí Thanh, TP.Hà Nội Hình 3.1 Ga đường sắt kết hợp cầu vượt dành cho người đi bộ tại Ngã tư Tân Mai - Tam Trinh. Hình 3.2 Mặt cắt tuyến đường sắt trên cao chạy qua tuyến đường Hình 3.3 Trạm chờ xe bus BRT và một số hình thức nhà chờ xe bus Hình 3.4 Giải pháp phân vùng cảnh quan Hình 3.5 Giải pháp tổ chức không gian khu dân cư hiện có Hình 3.6 Giải pháp thống nhất màu sắc sơn tường và sơn cửa sổ Hình 3.7 Giải pháp cơ cấu lại cấu trúc không gian đối với căn nhà và giải pháp che thiết bị điều hòa mặt tiền. Hình 3.8 Giải pháp đồng bộ hóa hệ thống mái che Hình 3.9 Giải pháp đồng bộ hóa hệ thống biển quảng cáo Hình 3.10 Giải pháp tổ chức không gian công trình hỗn hợp cao tầng Hình 3.11 Công trình tòa nhà hỗn hợp của khu quân đội K35-TM Hình 3.12 Tổ chức không gian cây xanh hồ Đền Lừ Hình 3.13 Giải pháp tổ chức không gian dịch vụ thương mại khu vực Hình 3.14 Giải pháp tổ chức mặt đứng tuyến đường Hình 3.15 Mô phỏng minh họa công trình nhà ở cao tầng Hình 3.16 Mô phỏng minh họa công trình nhà ở thấp tầng Hình 3.17 Giải pháp tổ chức không gian cây xanh – mặt nước Hình 3.18 Minh họa mô phỏng cảnh quan kiến trúc tuyến phố Hình 3.19 Minh họa cảnh quan kiến trúc nút đầu tuyến Hình 3.20 Giải pháp cây xanh hai bên trục đường Hình 3.21 Minh họa mô phỏng trồng cây tuyến phố Hình 3.22 Một số giải pháp cây trồng trong khu vực Hình 3.23 Giải pháp cây xanh trong khu công viên – vườn hoa Hình 3.24 Giải pháp cây xanh trong khu ở Hình 3.25 Giải pháp tổ chức không gian mặt nước Hình 3.26 Giải pháp cải tạo mặt tiền khu đô thị hồ Đền Lừ. Hình 3.27 Giải pháp mặt bằng và mặt cắt lát hè tuyến đường. Hình 3.28 Giải pháp xử lý mái che nắng cho người đi bộ trên vỉa hè tuyến đường Hình 3.29 Các loại đèn chính phục vụ cho tuyến phố (nguồn sưu tầm) Hình 3.30 Minh hoạ một số loại hình thức chiếu sáng và thiết bị đèn chiếu sáng đường phố. Hình 3.31 Đề xuất màu sắc cho tuyến phố Hình 3.32 Minh họa một số kiểu ghế ngồi nghỉ chân Hình 3.33 Minh họa một số thùng rác công cộng Hình 3.34 Minh họa thiết bị chiếu sáng đường phố Hình 3.35 Minh họa vật dụng vui chơi ngoài trời Hình 3.36 Minh họa trang thiết bị kỹ thuật đô thị LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC HÌNH VẼ DANH MỤC BẢNG BIỂU PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài……………………………………………………………… 1 Mục đích nghiên cứu………………………………………………………….. 2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu…………………………………………….. 2 Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………… 3 Nội dung nghiên cứu …………………………………………………………. 3 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài……………………………………... 4 Các thuật ngữ, khái niệm sử dụng trong luận văn …………………………… 5 Cấu trúc luận văn……………………………………………………………… 7 PHẦN NỘI DUNG 8 Chương 1: THỰC TRẠNG KHÔNG GIAN KIẾN TRÚC CẢNH QUAN 8 TUYẾN ĐƯỜNG TÂN MAI ( THUỘC PHÂN ĐOẠN 3 TUYẾN ĐƯỜNG VÀNH ĐAI 2,5 THÀNH PHỐ HÀ NỘI ) ………………………. 1.1. Khái quát về phân đoạn 3 tuyến đường vành đai 2,5 trong phạm vi 8 Thành phố Hà Nội và tuyến đường Tân Mai ( thuộc phân đoạn 3 tuyến đường vành đai 2,5 thành phố Hà Nội )……………………………………. 1.1.1. Vị trí, phạm vi và giới hạn phân đoạn 3 tuyến đường vành đai 2,5 8 thành phố Hà Nội………………………................................................. 1.1.2. Vị trí, phạm vi và giới hạn nghiên cứu tuyến đường Tân Mai ( thuộc 11 phân đoạn 3 tuyến đường vành đai 2,5 thành phố Hà Nội ……………. 1.1.3. Vai trò, chức năng của tuyến đường Tân Mai trong thành phố Hà Nội.. 13 1.1.4. Điều kiện tự nhiên, văn hóa, xã hội trong khu vực nghiên cứu ….......... 13 1.2. Thực trạng tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan hai bên tuyến 17 đường Tân Mai ( Thuộc phân đoạn 3 tuyến đường vành đai 2,5 thành phố Hà Nội ) ..................................................................................................... 1.2.1. Thực trạng về sử dụng đất , mật độ xây dựng ………............................. 17 1.2.2. Thực trạng kiến trúc công trình ……...................................................... 21 1.2.3. Thực trạng không gian cây xanh …......................................................... 28 1.2.4. Thực trạng mặt nước ……....................................................................... 30 1.2.5. Thực trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật và các trang thiết bị tiện ích đô 31 thị trên tuyến đường …… 1.3. Các dự án trong khu vực nghiên cứu …………………………………. 35 1.4. Đánh giá chung về tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan và 35 những vấn đề cần nghiên cứu ………………………………………………. 1.4.1. Đánh giá chung về tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan ………….. 35 1.4.2. Đánh giá tổng hợp ……………………………………………………... 37 1.4.3. Các vấn đề cần nghiên cứu …………………………………………….. 39 Chương 2: CƠ SỞ KHOA HỌC TỔ CHỨC KHÔNG GIAN KIẾN 41 TRÚC CẢNH QUAN TUYẾN TÂN MAI ( THUỘC PHÂN ĐOẠN 3 TUYẾN ĐƯỜNG VÀNH ĐAI 2,5 THÀNH PHỐ HÀ NỘI) ……………... 2.1. Cơ sở pháp lý …………………………………………………………… 41 2.1.1. Các văn bản quy phạm pháp luật , tiêu chuẩn, quy chuẩn ……………. 41 2.1.2. Các đồ án Quy hoạch liên quan dã phê duyệt ………………………… 41 2.2. Cơ sở lý luận …………………………………………………………..... 42 2.2.1. Cơ sở lý thuyết về không gian kiến trúc cảnh quan …………………… 42 2.2.2. Cơ sở lý thuyết về thiết kế đô thị ………………………………………. 48 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng việc tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan 52 tuyến đường Tân Mai ……………………………………………………….. 2.3.1. Yếu tố tự nhiên ………………………………………………………… 52 2.3.2. Yếu tố kinh tế, văn hóa – xã hội ……………………………………….. 53 2.3.3. Yếu tố về công năng, thẩm mĩ …………………………………………. 54 2.4. Các bài học kinh nghiệm trên Thế giới và tại Việt Nam ……………... 55 2.4.1. Kinh nghiêm trên Thế giới …………………………………………….. 55 2.4.2. Kinh nghiệm tại Việt Nam……………………………………………... 67 Chương 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KHÔNG GIAN 61 KIẾN TRÚC CẢNH QUAN TRÊN TUYẾN ĐƯỜNG TÂN MAI ( THUỘC PHÂN ĐOẠN 3 TUYẾN ĐƯỜNG VÀNH ĐAI 2,5 THÀNH PHỐ HÀ NỘI) ………………………………………………………………. 3.1. Quan điểm và mục tiêu …………………………………........................ 61 3.1.1. Quan điểm ……………………………………………………………... 61 3.2.2. Mục tiêu ……………………………………………………………….. 61 3.2. Nguyên tắc ………………………………………………………………. 62 3.3. Đề xuất giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan cho tuyến 64 đường Tân Mai ( Thuộc phân đoạn 3 tuyến đường vành đai 2,5 thành phố Hà Nội) ………………………………………………………………….. 3.3.1. Đề xuất giải pháp tổ chức sử dụng đất, hệ thống giao thông ………….. 64 3.3.2. Đề xuất giải pháp tổ chức không gian theo vùng cảnh quan ………….. 67 3.3.3. Đề xuất giải pháp tổ chức kiến trúc công trình, không gian cây xanh, 73 mặt nước, không gian trống …………………………………………………... 3.3.4. Đề xuất giải pháp tổ chức trang thiết bị kỹ thuật môi trường đô thị và 85 hạ tầng kỹ thuật ………………………………………………………………. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ………………………………………. 93 1. Kết luận …………………………………………………………………… 93 2. Kiến nghị ………………………………………………………………….. 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………... PHỤ LỤC ………………………………………............................................. 1 PHẦN MỞ ĐẦU  Lý do chọn đề tài Theo Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn 2050 được Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011, Hà Nội đã tiếp tục đẩy nhanh triển khai các đồ án quy hoạch Phân khu đô thị cũng như các đồ án quy hoạch chi tiết làm cơ sở để quản lý, hoàn thiện chỉnh trang đô thị theo quy hoạch làm động lực cho việc phát triển kinh tế xã hội của Thành phố. Tuyến đường vành đai 2,5 là một trong những tuyến cắt qua nhiều tuyến giao thông xuyên tâm chính của thành phố, thuận tiện cho việc kết nối các khu chức năng đô thị khác. Đây cũng là tuyến đường quan trọng nhằm phục vụ nhu cầu giao thông và xây dựng phát triển đô thị của các Quận, huyện cũng như Thành phố, hỗ trợ cho hai tuyến đường là vành đai 2 và vành đai 3. Trong đó, đoạn từ đường Nguyễn Trãi đến đường Giải Phóng là một trong số các trục giao thông chính liên hệ theo hướng Đông – Tây đi qua các khu vực phát triển đô thị mới và khu vực dân cư đô thị có trên địa bàn hai quận Thanh Xuân và Hoàng Mai. Tuyến đường vành đai 2,5 là tuyến đường đã có Quyết định phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch, các quy hoạch cấp trên như Quy hoạch chung Thủ đô hay Quy hoạch phân khu chỉ mang tính định hướng. Tuyến đường này đang được xây dựng tự phát với mật độ xây dựng một số khu vực cao, xuất hiện một số công trình mới, xây chen hoặc cơi nới không đồng bộ, thiếu không gian xanh, không gian trống, công trình hỗn hợp, dịch vụ thương mại có nguy cơ phá vỡ cảnh quan tại tuyến đường này. Đặc biệt nếu không có giải pháp tổ chức không gian hợp lý, giao thông thuận lợi, chống ách tắc, khai thác tốt các chức năng và khớp nối các dự án được phê duyệt trên tuyến đường sẽ gây ra tình trạng không đồng bộ và mất đi giá trị thẩm mỹ cũng như cảnh quan của 2 toàn tuyến. Trong đó, đoạn 3 từ đường Giải Phóng đến đê sông Hồng là một trong số các trục giao thông quan trọng liên hệ theo hướng Đông – Tây đi qua các khu vực phát triển đô thị mới và khu vực dân cư đô thị hiện có trên địa bàn quận Hoàng Mai. Trên toàn bộ đoạn 3 từ đường Giải Phóng đến đê sông Hồng thì khu vực tuyến đường Tân Mai nằm trên tuyến đường này là tuyến đường có vị trí kết nối và nhiều điểm nhìn đặc trưng của toàn tuyến cần được khai thác hiệu quả, hợp lý phù hợp với vị trí nơi đây. Chính vì vậy, luận văn chọn đề tài nghiên cứu giải pháp “ Tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường Tân Mai ( thuộc phân đoạn 3 tuyến đường 2,5 thành phố Hà Nội“ nhằm tạo được không gian kiến trúc cảnh quan lý tưởng và có được nét đẹp đặc trưng riêng của tuyến đường này, tạo được bộ mặt kiến trúc cảnh quan phù hợp với những yêu cầu của thành phố đặt ra, giúp cho việc lưu thông giao thông thuận lợi, khai thác tốt các chức năng và hiện trạng xây dựng trên trục đường. Góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, dịch vụ và du lịch, nâng cao đời sống người dân.  Mục đích nghiên cứu Đề xuất các giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan hai bên tuyến đường để tạo dựng hình ảnh khu vực, hình ảnh tuyến đường có kiến trúc cảnh quan đẹp và hiện đại, phục vụ lợi ích chung cho người dân đô thị, mang bản sắc và xứng đáng với sự phát triển của thành phố, góp phần xây dựng hình ảnh đô thị trong tổng thể hình ảnh thủ đô Hà Nội.  Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu : Các yếu tố không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường Tân Mai ( thuộc phân đoạn 3 tuyến đường vành đai 2,5 thành phố Hà Nội) trên có điểm đầu tuyến đường là nút giao ngã tư Trương Định Tân Mai và điểm cuối tuyến đường là sông Kim Ngưu, thuộc địa bàn các 3 phường: Giáp Bát, Tân Mai, Tương Mai, Thịnh Liệt, Hoàng Văn Thụ– quận Hoàng Mai – Thành phố Hà Nội. - Phạm vi không gian nghiên cứu : Luận văn tập trung nghiên cứu các giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan như : các công trình kiến trúc, hệ thống giao thông, cây xanh, vỉa hè, các trang thiết bị tiện ích đô thị cho tuyến đường Tân Mai ( thuộc phân đoạn 3 tuyến đường vành đai 2,5 thành phố Hà Nội và các vùng phụ cận). - Phạm vi thời gian nghiên cứu : Nghiên cứu theo QH phân khu đô thị H2-4 tỉ lệ 1/2000 đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của UBND thành phố Hà Nội đã ban hành và Quy hoạch chi tiết Quận Hoàng Mai 1/2000 ngày 24-2-200 của UBND thành phố Hà Nội ban hành. - Quy mô diện tích khu đất nghiên cứu và chiều dài tuyến đường: + Chiều dài tuyến đường khoảng : 1,7 km + Tổng diện tích đất nghiên cứu khoảng : 50,63 ha + Ranh giới từ mép đường sang mỗi bên rộng từ 30 đến 50m.  Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập; kế thừa tài liệu, kết quả đã nghiên cứu; - Phương pháp điều tra khảo sát thực địa, xử lý thông tin; - Phương pháp phân tích tổng hợp, so sánh, tiếp cận hệ thống;  Nội dung nghiên cứu - Tổng hợp những dự án quy hoạch hệ thống hạ tầng kĩ thuật mới của thành phố trên tuyến nghiên cứu theo quy hoạch điều chỉnh mở rộng. - Thu thập các kết quả đã nghiên cứu cảu các dự án trong khu vực và các tài liệu, các kết quả, công bố liên quan đến nội dung đề tài luận văn. 4 - Phân tích và đánh giá tổng hợp, đối chiếu so sánh với trên cơ sở kết quả khảo sát, điều tra trong khu vực tuyến đường và các khu vực lân cận để tìm ra vấn đề nghiên cứu. - Đề xuất giải pháp quy hoạch cải tạo, chỉnh trang tuyến phố với các thành phố tạo dựng nên không gian cảnh quan kiến trúc của tuyến phố.  Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài a. Ý nghĩa khoa học : - Đưa ra những giải pháp quy hoạch cơ sở khoa học và thực tiễn để cải tạo chỉnh trang kiến trúc cảnh quan của tuyến đường nhằm giải quyết tốt vấn đề giao thông, kiến trúc cảnh quan của tuyến đường đáp ứng yêu cầu văn minh hiện đại, phù hợp với quy hoạch thủ đô. - Giải pháp nghiên cứu đề xuất cho tuyến đường Tân Mai ( thuộc phân đoạn 3 tuyến đường vành đai 2,5 thành phố Hà Nội) là tài liệu tham khảo cho công việc cải tạo các quyến đường của thành phố Hà Nội nói chung và cũng như các thành phố khác nói riêng. - Góp phần bổ sung lý luận quy hoạch để cải tạo, chỉnh trang không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường chính của thành phố lớn và làm cơ sở khoa học cho việc giảng dạy chuyên môn. b. Ý nghĩa thực tiễn : - Kết quả của đề tài đưa ra được giải pháp quy hoạch cải tạo tuyến đường có tính khả thi. - Đề xuất giải pháp tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường trên cơ sở khoa học mang tính khả thi. - Làm cơ sở tham khảo để triển khai các dự án đầu tư, quản lý xây dựng không gian kiến trúc cảnh quan tuyến đường vành đai 2,5.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan