Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tổ chức công tác kế toán nghiệp vụ thanh toán điện tử liên ngân hàng tại sacomba...

Tài liệu Tổ chức công tác kế toán nghiệp vụ thanh toán điện tử liên ngân hàng tại sacombank chi nhánh cần thơ

.PDF
100
1
135

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH -------------------- ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ THANH TOÁN ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG TẠI SACOMBANK CHI NHÁNH CẦN THƠ Sinh viên thực hiện Họ tên: LÊ THANH TRÚC MSSV: 4061125 Lớp: KT0620A1 Giáo viên hướng dẫn ThS. LÊ PHƯỚC HƯƠNG Cần Thơ - 2010 LỜI CẢM TẠ ________________________________ Trong suốt bốn năm học tập tại trường Đại học Cần Thơ, em đã được trang bị nhiều kiến thức quý báu dưới sự giảng dạy nhiệt tình của các Thầy Cô khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh. Cùng với đó là khoảng thời gian thực tập tại ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Cần Thơ, em đã được các anh chị trong Ngân hàng giúp đỡ, tạo điều kiện cho em tiếp xúc nhiều với thực tế. Nhờ đó, em có điều kiện vận dụng những kiến thức thực tiễn để hoàn thành tốt đề tài tốt nghiệp của mình. Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp này, trước hết em xin chân thành cám ơn Thầy Cô khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh, trường Đại học Cần Thơ, đặc biệt em chân thành cám ơn Cô Lê Phước Hương đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Em xin chân thành cám ơn Ban lãnh đạo Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Cần Thơ, đặc biệt phòng Hành chánh và các anh chị phòng Kế toán và quỹ đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện tốt cho em trong quá trình thực tập tại Ngân hàng. Mặc dù đã rất cố gắng để hoàn thiện bài luận văn nhưng có thể bài làm vẫn còn nhiều thiếu sót. Vì vậy, em mong được những ý kiến đóng góp của quý Thầy Cô cùng Ban lãnh đạo Ngân hàng nhằm góp phần nâng cao giá trị của đề tài luận văn này hơn. Ngày …. tháng …. năm … Sinh viên thực hiện Lê Thanh Trúc LỜI CAM ĐOAN ____________________________ Tôi cam đoan rằng đề tài này là do chính tôi thực hiện, các số liệu thu thập và kết quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng với bất kỳ đề tài nghiên cứu khoa học nào. Ngày …. tháng …. năm … Sinh viên thực hiện Lê Thanh Trúc NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP _______________________________________________ ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………. Ngày …. tháng …. năm … Thủ trưởng đơn vị (ký tên và đóng dấu) BẢN NHẬN XÉT LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC _______________________________________________________     Họ và tên người hướng dẫn: .............................................................................. Học vị: .............................................................................................................. Chuyên ngành: .................................................................................................. Cơ quan công tác: .............................................................................................  Tên học viên: ....................................................................................................  MSSV: ..............................................................................................................  Chuyên ngành: ..................................................................................................  Tên đề tài: ......................................................................................................... ................................................................................................................................ NỘI DUNG NHẬN XÉT 1. Tính phù hợp của đề tài với chuyên ngành đào tạo ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ 2. Về hình thức ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ 3. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn, tính cấp thiết của đề tài ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ 4. Độ tin cậy của số liệu, tính hiện đại của luận văn ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ 5. Nội dung luận văn và kết quả đạt được ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ 6. Các nhận xét khác ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ 7. Kết luận ................................................................................................................................ ................................................................................................................................ Ngày …. tháng …. năm … Giáo viên hướng dẫn (ký và ghi họ tên) NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ____________________________________________ ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………. Ngày …. tháng …. năm … Giáo viên phản biện (ký và ghi họ tên) MỤC LỤC Trang CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU 1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................................. 1 1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu ........................................................................ 1 1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn ................................................................ 2 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ....................................................................... 3 1.2.1 Mục tiêu chung .................................................................................... 3 1.2.2 Mục tiêu cụ thể ..................................................................................... 3 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .......................................................................... 4 1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU ......................................................................... 4 CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN ............................................................................. 5 2.1.1 Khái niệm về thanh toán điện tử liên ngân hàng ............................... 5 2.1.2 Tổng quan về hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng .............. 5 2.1.3 Công tác kế toán nghiệp vụ thanh toán điện tử liên ngân hàng...... 11 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 16 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu .......................................................... 16 2.2.2 Phương pháp phân tích .................................................................... 16 CHƯƠNG III: GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH CẦN THƠ 3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH ......................................................................... 18 3.1.1 Vài nét về Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín... 18 3.1.2 Lịch sử hình thành Ngân hàng thương mại cổ phần ...................... 20 Sài Gòn Thương Tín chi nhánh Cần Thơ (Sacombank chi nhánh Cần Thơ) 3.2 CÁC SẢN PHẨM, DỊCH VỤ CHỦ YẾU................................................. 20 3.2.1 Khối cá nhân ...................................................................................... 20 3.2.2 Khối doanh nghiệp ............................................................................ 20 3.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC.................................................................................. 23 3.3.1 Sơ đồ tổ chức ..................................................................................... 23 3.3.2 Chức năng từng bộ phận................................................................... 25 3.4 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA SACOMBANK .......... 27 CHI NHÁNH CẦN THƠ TRONG BA NĂM 2007 – 2008 - 2009 3.6 NHỮNG THUẬN LỢI – KHÓ KHĂN VÀ ............................................. 30 PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN TRONG NHỮNG NĂM TỚI 3.6.1 Thuận lợi............................................................................................. 30 3.6.2 Khó khăn............................................................................................. 31 3.6.3 Phương hướng phát triển .................................................................... 32 CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG TÁC KẾ TOÁN THANH TOÁN ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH CẦN THƠ 4.1 QUY TRÌNH THỰC HIỆN NGHIỆP VỤ................................................ 33 4.1.1 Nghiệp vụ chuyển lệnh thanh toán đi .................................................. 33 4.1.2 Nghiệp vụ nhận lệnh thanh toán đến ................................................... 38 4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CÔNG TÁC KẾ TOÁN ............................... 41 THANH TOÁN ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG 4.2.1 Tình hình các giao dịch bằng CITAD ................................................. 41 4.2.2 Tình hình thực hiện các giao dịch ....................................................... 47 4.2.3 Tình hình phí CITAD nộp NHNN ...................................................... 47 4.2.4 Quy trình hạch toán ............................................................................ 50 4.2.5 Đối chiếu cuối ngày ........................................................................... 55 4.2.8 Lưu trữ và quản lý chứng từ ............................................................... 55 4.3 NHẬN XÉT TÌNH HÌNH CÔNG TÁC KẾ TOÁN ................................ 56 THANH TOÁN ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG 4.3.1 Kết quả đạt được ................................................................................ 56 4.3.2 Hạn chế và tồn tại ............................................................................... 58 CHƯƠNG V: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOAN THANH TOÁN ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG TẠI NGÂN HÀNG SÀI SÒN THƯƠNG TÍN CHI NHÁNH CẦN THƠ 5.1 GIẢI PHÁP CHUNG ............................................................................... 61 5.1.1 Về công nghệ thông tin ...................................................................... 61 5.1.2 Về con người ...................................................................................... 62 5.2 GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CÁC SAI SÓT ..................................................... 63 5.2.1 Đối với các giao dịch viên .................................................................. 64 5.2.2 Đối với kế toán chuyển tiền ................................................................ 65 5.2.3 Tăng cường tinh thần hợp tác giữa các ngân hàng .............................. 66 5.3 GIẢI PHÁP PHÂN BỔ CÔNG VIỆC HỢP LÝ GIỮA .......................... 66 HAI THỜI ĐIỂM TRƯỚC VÀ SAU 12H TRONG NGÀY LÀM VIỆC CHƯƠNG VI: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN ............................................................................................... 68 6.2 KIẾN NGHỊ .............................................................................................. 69 6.2.1 Đối với Hội sở .................................................................................... 69 6.2.2 Đối với NHNN ................................................................................... 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 71 PHỤ LỤC ............................................................................................... 72 1. ĐỊNH KHOẢN NGHIỆP VỤ ................................................................... 72 1.1 Nghiệp vụ chuyển lệnh thanh toán đi ................................................ 72 1.2 Nghiệp vụ nhận lệnh thanh toán đến ................................................. 72 2. XỬ LÝ CÁC TRƯỜNG HỢP SAI SÓT .................................................... 73 2.1 Nghiệp vụ chuyển lệnh thanh toán đi ................................................. 73 2.2 Nghiệp vụ nhận lệnh thanh toán đến ................................................. 75 DANH MỤC BIỂU BẢNG Trang Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ..................................... 27 NĂM 2007 – 2008 – 2009 Bảng 2: TÌNH HÌNH GIAO DỊCH BẰNG CITAD ...................................... 42 SO VỚI GIAO DỊCH KHÁC Bảng 3: TÌNH HÌNH GIAO DỊCH BẰNG CITAD ...................................... 44 Bảng 4: TÌNH HÌNH CÁC GIAO DỊCH BẰNG CITAD ............................ 44 KHÔNG ĐƯỢC THỰC HIỆN Bảng 5: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC GIAO DỊCH .............................. 46 Bảng 6: KẾT QUẢ DỊCH VỤ CHUYỂN TIỀN BẰNG CITAD ................. 47 Bảng 7: TÌNH HÌNH PHÍ CITAD CÁC MÓN GIÁ TRỊ THẤP ................ 48 Bảng 8: SỐ GIAO DỊCH BẰNG CITAD ..................................................... 59 PHÂN THEO ĐỐI TƯỢNG KHÁCH HÀNG DANH MỤC HÌNH Trang Hình 1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA SACOMBANK CẦN THƠ .................... 24 Hình 2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ..................................... 29 NĂM 2007 – 2008 - 2009 Hình 3: LƯU ĐỒ CHỨNG TỪ NGHIỆP VỤ ........................................ 34- 35 CHUYỆN LỆNH THANH TOÁN ĐI Hình 4: LƯU ĐỒ CHỨNG TỪ NGHIỆP VỤ .............................................. 39 NHẬN LỆNH THANH TOÁN ĐẾN Hình 5: KẾT QUẢ DỊCH VỤ CHUYỂN TIỀN BẰNG CITAD ................ 49 Hình 6: SƠ ĐỔ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN .............................. 51 TRONG NGÂN HÀNG DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT Tiếng Việt HĐQT: Hội đồng quản trị NHNN: Ngân hàng Nhà nước PTPT: Phải thu phải trả SGD – NHNN: Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước TK: Tài khoản TTBT: Thanh toán bù trừ TTLNH: Thanh toán điện tử liên ngân hàng UBND: Ủy ban nhân dân Tiếng Anh CITAD: Center for Information Technology And Development IT: Information Technology CHƯƠNG I MỞ ĐẦU 1.2 ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.1 Sự cần thiết nghiên cứu Trong thời đại nền khoa học kỹ thuật phát triển hiện nay, hệ thống ngân hàng nước ta đã từng bước đổi mới và phát triển nhanh chóng. Chúng ta đang từng bước xây dựng một hệ thống ngân hàng lớn mạnh về năng lực điều hành quản lý thông qua việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, kỹ thuật hiện đại nhất là vào công tác kế toán ngân hàng. Công tác kế toán đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin phục vụ chỉ đạo các mặt nghiệp vụ trong ngân hàng. Để đảm bảo chất lượng của thông tin được truyền tải, ứng dụng tin học vào công tác kế toán cũng là việc rất cần thiết. Với môi trường tin học hóa được áp dụng hợp lý, các thông tin sẽ được cung cấp một cách nhanh chóng và chính xác để đáp ứng yêu cầu lãnh đạo và quản trị từ đó đảm bảo hiệu quả hoạt động ngân hàng. Nhận thấy tầm quan trọng của công nghệ thông tin, Ngân hàng Nhà nước ta đã từng bước triển khai công tác tin học hóa vào công tác thanh toán giữa các ngân hàng thông qua dự án “Hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán” do Ngân hàng Nhà nước trực tiếp quản lý và thực hiện dưới sự tài trợ của Ngân hàng Thế giới. Nhờ đó, một hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng được xây dựng và hoàn thiện nhằm để tạo điều kiện cho việc giao dịch với khách hàng được nhanh chóng, kích thích thanh toán điện tử, giảm chi phí, thời gian luân chuyển tiền tệ và thuận tiện cho công tác kế toán. Tuy nhiên, hình thức thanh toán điện tử này vẫn chưa được phổ biến một cách sâu rộng và nó còn khá mới mẻ nhất là đối với một sinh viên chuyên ngành kế toán ngân hàng sắp ra trường như em. Ngoài ra, bên cạnh các mặt tích cực khi áp dụng tin học hóa, công tác kế toán thanh toán nghiệp vụ trên vẫn còn một số sai sót, tồn tại cần được hạn chế để mang lại lòng tin cho khách hàng nhiều hơn. Đây là yếu tố rất cần thiết của mỗi ngân hàng. Bằng những kiến thức chuyên ngành tiếp thu từ các thầy cô trường Đại học Cần Thơ cùng khoảng thời gian được tiếp xúc với môi trường làm việc thực tế tại phòng kế toán nghiệp vụ thanh toán điện tử liên ngân hàng (phòng CITAD) tại Sacombank, em đã chọn đề tài luận văn tốt nghiệp: “Tổ chức công tác kế toán thanh toán điện tử liên ngân hàng tại ngân hàng Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) chi nhánh Cần Thơ”. Qua đó, chúng ta có thể thấy rõ tình hình thanh toán điện tử liên ngân hàng (chuyển tiền bằng CITAD) và công tác kế toán nghiệp vụ trên trong mô hình thu nhỏ tại Sacombank chi nhánh Cần Thơ. Từ đó, chúng ta đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hoạt động thanh toán điện tử liên ngân hàng và khắc phục, hạn chế một số sai sót – tồn tại trong công tác kế toán nghiệp vụ trên. 1.1.2 Căn cứ khoa học và thực tiễn 1.1.2.1 Căn cứ khoa học Luận văn nghiên cứu dựa trên cơ sở những kiến thức các môn học được quý thầy cô truyền đạt như: - Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh: Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Sacombank chi nhánh Cần Thơ qua ba năm để nhận xét kết quả hoạt động kinh doanh cũng như xác định các nguyên nhân dẫn đến kết quả ấy. - Kế toán ngân hàng: Tìm hiểu cách ghi nhận, phản ánh thông tin sao cho chính xác, đầy đủ, kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh về hoạt động thanh toán điện tử liên ngân hàng theo đúng chế độ kế toán ngân hàng được quy định. Bên cạnh đó, cùng với các nội dung liên quan từ môn nghiệp vụ ngân hàng, kế toán ngân hàng được ứng dụng để đề xuất những giải pháp để vừa hạn chế và khắc phục những sai sót – tồn tại trong công tác kế toán nghiệp vụ trên vừa đảm bảo và nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. - Nghiệp vụ ngân hàng: Tìm hiểu quy trình thực hiện nghiệp vụ thanh toán điện tử liên ngân hàng – một hình thức trong thanh toán không dùng tiền mặt. - Marketing căn bản: Ứng dụng trong việc đưa hình ảnh của Sacombank đến với khách hàng bằng các biện pháp marketing nhằm đề xuất các dịch vụ chăm sóc khách hàng một cách tốt nhất. 1.1.2.2 Căn cứ thực tiễn Để đẩy mạnh công tác “Hiện đại hóa ngân hàng và hệ thống thanh toán” Ngân hàng Nhà nước ta khuyến khích tất cả các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán tham gia hệ thống thanh toán điện từ liên ngân hàng. Qua ba năm vận hành chính thức (02/05/2002 - 02/05/2005), hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đã hoạt động ổn định và ngày càng phát huy hiệu quả. Ngày 18/11/2008, hệ thống thanh toán liên ngân hàng giai đoạn hai đã được vận hành chính thức thay thế giai đoạn một với dung lượng xử lý cao hơn và góp phần mở rộng, nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán, chu chuyển vốn của nền kinh tế. Vì vậy, chuyển tiền điện tử cũng dần trở thành một trong những nghiệp vụ chính trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Bên cạnh đó, công tác kế toán đóng vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp thông tin về tình hình hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên cùng với các ưu điểm mà việc tin học hóa mang đến, công tác kế toán nghiệp vụ thanh toán điện từ liên ngân hàng cũng còn mắc phải những sai sót – tồn tại cần hạn chế và khắc phục. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1 Mục tiêu chung Phân tích tình hình công tác kế toán thanh toán điện tử liên ngân hàng tại Sacombank chi nhánh Cần Thơ trong ba năm 2007 – 2008 – 2009 từ đó đánh giá và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động thanh toán điện tử liên ngân hàng và khắc phục, hạn chế một số sai sót – tồn tại trong công tác kế toán nghiệp vụ trên. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Phân tích tình hình thanh toán điện tử liên ngân hàng so với hình thức thanh toán khác giữa Ngân hàng với các ngân hàng khác hệ thống; - Phân tích tình hình phân bổ các giao dịch TTLNH giữa hai thời điểm trước và sau 12h trong ngày làm việc; - Phân tích tình hình thực hiện các giao dịch; - Phân tích tình hình phí CITAD Ngân hàng nộp NHNN; - Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng phục vụ thanh toán liên ngân hàng và hạn chế, khắc phục những sai sót trong công tác kế toán nghiệp vụ TTLNH còn tồn tại. 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU - Tình hình TTLNH tại Sacombank chi nhánh Cần Thơ qua các năm như thế nào so với loại hình thanh toán truyền thống khác? - Số lệnh giao dịch đi – đến như thế nào qua các năm? Nguyên nhân của sự thay đổi ấy? - Trong nghiệp vụ chuyển tiền có những sai sót nào? Ảnh hưởng của chúng đối với công tác thực hiện nghiệp vụ như thế? - Hiệu quả dịch vụ chuyển tiền bằng CITAD diễn ra như thế nào tại Ngân hàng? - Quy trình thực hiện nghiệp vụ diễn ra như thế nào tại Ngân hàng? Có những mặt hạn chế tồn tại gì? - Biện pháp nào có thể nâng cao chất lượng phục vụ chuyển tiền và hạn chế những sai sót công tác kế toán nghiệp vụ TTLNH mà Ngân hàng gặp phải? 1.5 PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Không gian nghiên cứu: Luận văn được thực hiện tại Sacombank chi nhánh Cần Thơ. - Thời gian nghiên cứu: từ năm 2007 đến năm 2009. - Đối tượng nghiên cứu: + Phân tích tình hình TTLNH tại Sacombank chi nhánh Cần Thơ. + Phân tích công tác kế toán nghiệp vụ TTLNH tại Sacombank chi nhánh Cần Thơ. + Đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng TTLNH và khắc phục một số sai sót công tác thực hiện nghiệp vụ còn tồn tại. CHƯƠNG II PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 PHƯƠNG PHÁP LUẬN 2.1.1 Khái niệm về thanh toán điện tử liên ngân hàng Thanh toán điện tử liên ngân hàng (viết tắt là TTLNH) là quá trình xử lý các giao dịch thanh toán liên ngân hàng kể từ khi khởi tạo lệnh thanh toán cho tới khi hoàn tất việc thanh toán cho người thụ hưởng và được thực hiện qua mạng máy tính. 2.1.2 Tổng quan về hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng 2.1.2.1 Các thuật ngữ có liên quan - Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng (CITAD) là hệ thống tổng thể gồm hệ thống bù trừ liên ngân hàng, hệ thống xử lý tài khoản tiền gửi thanh toán và cổng giao diện với hệ thống chuyển tiền điện tử của Ngân hàng Nhà nước. Đây là một hệ thống thanh toán điện tử trực tuyến hiện đại nhất từ trước tới nay, được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế. Mỗi thành viên tham gia hệ thống thanh toán này phải sử dụng một phần mềm do Ngân hàng Nhà nước triển khai gọi là phần mềm CITAD. - Tiểu hệ thống thanh toán giá trị cao là tiểu hệ thống của hệ thống TTLNH, thực hiện quyết toán tổng tức thời cho các khoản thanh toán giá trị cao và thanh toán khẩn. - Tiểu hệ thống thanh toán giá trị thấp là tiểu hệ thống của hệ thống TTLNH, thực hiện thanh toán các khoản giá trị thấp. - Trung tâm thanh toán quốc gia là trung tâm đặt tại ngân hàng Trung ương. - Trung tâm xử lý Tỉnh là trung tâm đặt tại Chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố và Sở Giao dịch NHNN (viết tắt là SGD-NHNN). - Thành viên trực tiếp (viết tắt là thành viên) là các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đã đăng ký, được cấp có thẩm quyền chấp nhận tham gia hệ thống TTLNH và có tài khoản tiền gửi thanh toán tại SGD-NHNN. - Thành viên gián tiếp là các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán được tham gia hệ thống TTLNH thông qua thành viên trực tiếp. - Người phát lệnh là một tổ chức hoặc cá nhân phát lệnh thanh toán. - Người nhận lệnh là một tổ chức hoặc cá nhân nhận lệnh thanh toán. - Đơn vị khởi tạo lệnh thanh toán là thành viên hoặc đơn vị thành viên thay mặt cho người phát lệnh và xử lý lệnh thanh toán (đi). - Đơn vị nhận lệnh thanh toán là thành viên hoặc đơn vị thành viên thay mặt người nhận nhận và xử lý lệnh thanh toán (đến). - Lệnh thanh toán là một tin điện do đơn vị thành viên lập và sử dụng để thực hiện thanh toán trong hệ thống TTLNH. Lệnh thanh toán có thể là một khoản thanh toán ghi Có hoặc một khoản thanh toán ghi Nợ. + Lệnh thanh toán Có (lệnh chuyển Có) là lệnh thanh toán của người phát lệnh nhằm ghi Nợ tài khoản của người phát lệnh tại đơn vị phục vụ người phát lệnh một khoản tiền xác định và ghi Có cho tài khoản của người nhận lệnh tại đơn vị phục vụ người nhận lệnh về khoản tiền đó. + Lệnh thanh toán Nợ (lệnh chuyển Nợ) là lệnh thanh toán của người phát lệnh nhằm ghi Nợ tài khoản của người nhận lệnh tại đơn vị phục vụ người phát lệnh một khoản tiền xác định và ghi Có cho tài khoản của người phát lệnh tại đơn vị phục vụ người phát lệnh về khoản tiền đó. + Lệnh thanh toán giá trị cao là lệnh thanh toán Có với số tiền bằng hoặc lớn hơn mức quy định 500.000.000 đồng. + Lệnh thanh toán giá trị thấp là lệnh thanh toán Có với số tiền dưới mức quy định 500.000.000 đồng. - Lệnh thanh toán khẩn là lệnh thanh toán Có giá trị thấp nhưng được khách hàng yêu cầu chuyển khẩn. - Người phát lệnh là một tổ chức hoặc cá nhân phát lệnh thanh toán. - Người nhận lệnh là một tổ chức hoặc cá nhân nhận lệnh thanh toán. - Đơn vị khởi tạo lệnh thanh toán là thành viên hoặc đơn vị thành viên thay mặt cho người phát lệnh và xử lý một Lệnh thanh toán (đi). - Đơn vị nhận lệnh thanh toán là thành viên hoặc đơn vị thành viên thay mặt người nhận nhận và xử lý lệnh thanh toán (đến). - Quyết toán bù trừ (quyết toán kết quả bù trừ giá trị thấp) là việc thực hiện các nghĩa vụ thanh toán giữa các bên tham gia thanh toán bù trừ trực tiếp sau khi đã cân đối giữa tổng các khoản phải thu và các khoản phải trả. 2.1.2.2 Mô hình tổ chức Hệ thống TTLNH có những thành viên tham gia sau: - Trung tâm thanh toán quốc gia có chức năng tiểu hệ thống giá trị cao, chức năng chuyển mạch tiểu hệ thống giá trị thấp, xử lý tài khoản tiền gửi thanh toán, giao diện với hệ thống CTĐT và các chức năng kiểm tra hệ thống; bao gồm phần cứng, phần mềm và truyền thông. - Kết nối với trung tâm thanh toán quốc gia có các trung tâm xử lý tỉnh thực hiện chức năng xử lý các lệnh thanh toán của tiểu hệ thống giá trị thấp và chuyển mạnh tiểu hệ thống giá trị cao trong phạm vi hệ thống TTLNH. - Ngoài ra, còn có sự tham gia của các thành viên trực tiếp và thành viên gián tiếp. 2.1.2.3 Điều kiện tham gia CITAD Các thành viên tham gia hệ thống TTLNH phải tuân thủ các điều kiện sau đây: - Phải có tài khoản tiền gửi thanh toán tại Sở Giao dịch NHNN; - Phải duy trì số dư tài khoản tiền gửi thanh toán bảo đảm thực hiện quyết toán bù trừ qua hệ thống TTLNH; - Phải thiết lập, duy trì và quản lý hạn mức nợ ròng và thực hiện đầy đủ các quy định về ký quỹ các chứng từ có giá tại NHNN; - Phải đăng ký tên, chức vụ, chữ ký mẫu và địa chỉ liên hệ của cán bộ được giao trách nhiệm hoặc uỷ quyền thực hiện TTLNH của đơn vị; - Phải đăng ký thiết bị đầu cuối và kênh truyền thông mà thành viên sẽ sử dụng khi tham gia hệ thống, bảo đảm vận hành các thiết bị và phần mềm đầu cuối của hệ thống TTLNH hoạt động tốt. 2.1.2.4 Thời gian giao dịch CITAD Các thành viên tham gia hệ thống TTLNH phải chấp hành đúng các quy định về thời điểm áp dụng trong TTLNH nêu trên để bảo đảm thanh toán được thực hiện thuận lợi, chính xác, kịp thời và an toàn tài sản. CHỈ TIÊU Thời gian làm việc THỜI GIAN Từ thứ 2 đến thứ 6 Thời gian bắt đầu giao dịch 8h Thời gian kết thúc giao dịch giá trị thấp 15h Thời gian kết thúc giao dịch cao 16h Thời gian đối chiếu, xác nhận số liệu với Trung tâm 16h15 thanh toán quốc gia 2.1.2.5 Phí thanh toán điện tử liên ngân hàng nộp Ngân hàng Nhà nước a. Phí tham gia CITAD (Thu 1 lần đối với mỗi đơn vị thành viên trực tiếp khi bắt đầu tham gia hệ thống). DANH MỤC PHÍ MỨC THU PHÍ Phí tham gia hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng (Sở Giao dịch tiến hành thu đối với đơn vị thành viên): 4.000.000 đồng/ đơn vị thành viên b. Phí thường niên (Thu vào tháng cuối của năm tài chính; Đối với các đơn vị tham gia chưa đủ năm thì thu theo số tháng thực tế tham gia trong năm, tháng tham gia được tính làm tròn như sau: tham gia trước ngày 15 của tháng thì tính tròn thành 1 tháng). STT DANH MỤC PHÍ MỨC THU PHÍ 1. Phí thường niên đối với thành viên trực tiếp tham gia hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng (Sở Giao dịch tiến hành thu đối với các thành viên, đơn vị thành viên): a) Phí thường niên đối với thành viên trực tiếp (Hội sở chính) tham gia hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng: b) Phí thường niên đối với đơn vị thành viên trực tiếp 3.000.000 đồng/ tham gia hệ thống thanh toán điện tử liên ngân năm/ đơn vị thành hàng: viên 12.000.000 đồng/ năm/ thành viên
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất