Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tkkt công ty tnhh thép việt tp. hồ chí minh...

Tài liệu Tkkt công ty tnhh thép việt tp. hồ chí minh

.PDF
183
1
51

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA CÔNG NGHỆ LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC TKKT: CÔNG TY TNHH THÉP VIỆT TP. HỒ CHÍ MINH (PHẦN THUYẾT MINH) CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TRẦN VĂN TRÍ SINH VIÊN THỰC HIỆN: PHẠM VĂN CÔNG MSSV:1064291 LỚP: XÂY DỰNG DD&CN 2 K.32 Cần Thơ, Tháng 11/2010 Lời cảm ơn LỜI CẢM ƠN ¶¶ ***·· Em xin chân thành cảm ơn đến thầy Trần Văn Trí đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực hiện luận văn. Cảm ơn những ý kiến quý báu của thầy đã giúp em nhận ra rất nhiều thiếu sót cần phải khắc phục. Bên cạnh đó em cũng xin gởi lời cảm ơn đến toàn bộ thầy cô trong bộ môn đã giảng dạy em trong suốt những năm vừa qua. Những kiến thức thầy cô đã truyền đạt đối với em nó vô cùng quý giá và sẽ là hành trang theo em trên suốt quãng đường còn lại. Đồng thời cũng xin cảm ơn tất cả các bạn trong lớp đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Do kinh nghiệm còn thiếu cũng như thời gian hạn hẹp nên luận văn khó tránh khỏi sai sót mong quý thầy cô và các bạn góp ý kiến để tôi ngày một vững vàng hơn. Xin chân thành cảm ơn. -1- Mục lục MỤC LỤC YY±ZZ CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH ........................................................ Trang 1 I.1. NHIỆM VỤ THIẾT KẾ ........................................................................ Trang 1 I.1.1. Quy mô công trình ..................................................................... Trang 1 I.1.2. Cấp công trình ........................................................................... Trang 1 I.1.3. Yêu cầu kiến trúc và sử dụng .................................................... Trang 1 I.2. VỊ TRÍ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ................................................... Trang 1 I.2.1. Địa hình xây dựng ..................................................................... Trang 1 I.2.2. Đặc điểm khí hậu vùng .............................................................. Trang 2 I.3. ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH VÀ ĐỊA CHẤT THỦY VĂN ................. Trang 2 I.3.1. Địa chất công trình .................................................................... Trang 2 I.3.2. Địa chất thủy văn ....................................................................... Trang 2 CHƯƠNG II: THIẾT KẾ KIẾN TRÚC .............................................................. Trang 4 II.1. Giải pháp bố trí mặt bằng .................................................................... Trang 4 II.1.1. Mặt bằng tầng trệt ..................................................................... Tang 4 II.1.2. Mặt bằng tầng 2 ........................................................................ Trang 5 II.1.3. Mặt bằng tầng 3 ........................................................................ Trang 6 II.1.4. Mặt bằng tầng 4 ........................................................................ Trang 7 II.1.5. Mặt bằng tầng 5 ........................................................................ Trang 8 II.1.6. Mặt bằng tầng 6 ........................................................................ Trang 9 II.1.7. Mặt bằng tầng 7 ...................................................................... Trang 10 II.1.8. Mặt bằng sân thượng .............................................................. Trang 11 II.1.9. Mặt bằng tầng mái .................................................................. Trang 12 II.2. Giải pháp bố trí mặt đứng .................................................................. Trang 13 II.3. Giải pháp thông gió ........................................................................... Trang 16 II.4. Giải pháp chiếu sáng ......................................................................... Trang 16 II.5. Giải pháp phòng cháy chữa cháy....................................................... Trang 16 II.6. Giải pháp cấp thoát nước và môi trường ........................................... Trang 16 II.7. Giải pháp kết cấu công trình .............................................................. Trang 16 CHƯƠNG III: TIÊU CHUẨN VÀ TẢI TRỌNG THIẾT KẾ .......................... Trang 17 III.1. Tiêu chuẩn thiết kế ........................................................................... Trang 17 III.2. Tải trọng thiết kế .............................................................................. Trang 17 III.2.1. Tĩnh tải .................................................................................. Trang 17 III.2.2. Hoạt tải .................................................................................. Trang 17 III.2.3. Tải trọng gió.......................................................................... Trang 18 III.3. Cường độ vật liệu ............................................................................. Trang 19 CHƯƠNG IV: THIẾT KẾ KẾT CẤU SÀN IV.1. Thiết kế kết cấu sàn mái................................................................... Trang 20 IV.1.1. Mặt bằng phân loại ô sàn mái ............................................... Trang 20 IV.1.2. Cấu tạo và phân tích kết cấu ................................................. Trang 20 IV.1.3. Số liệu tính toán .................................................................... Trang 21 IV.1.4. Chọn chiều dày sàn ............................................................... Trang 21 IV.1.5. Tải trọng................................................................................ Trang 21 IV.1.6. Tính toán nội lực và bố trí thép sàn mái ............................... Trang 22 IV.2. Thiết kế kết cấu sàn tầng 2 ............................................................... Trang 32 IV.2.1. Mặt bằng phân loại ô sàn tầng 2 ........................................... Trang 32 IV.2.2. Cấu tạo và phân tích kết cấu ................................................. Trang 32 Mục lục IV.2.3. Số liệu tính toán .................................................................... Trang 33 IV.2.4. Chọn chiều dày sàn ............................................................... Trang 33 IV.2.5. Tải trọng................................................................................ Trang 33 IV.2.6. Tính toán ô sàn đại diện cho tầng 2 ...................................... Trang 34 CHƯƠNG V: THIẾT KẾ KẾT CẤU CẦU THANG BỘ ................................ Trang 44 V.1. Cấu tạo và phân tích kết cấu cầu thang ............................................. Trang 46 V.2. Thiết kế cầu thang điển hình ............................................................. Trang 46 V.2.1. Cấu tạo và phân tích kết cấu .................................................. Trang 46 V.2.2. Tải trọng ................................................................................. Trang 47 V.2.3. Tính và bố trí thép .................................................................. Trang 49 CHƯƠNG VI: THIẾT KẾ KẾT CẤU KHUNG ............................................... Trang 67 VI.1. Cấu tạo và phân tích khung công trình ............................................ Trang 67 VI.1.1. Cấu tạo và phân tích trên mặt bằng ...................................... Trang 67 VI.1.2. Cấu tạo và phân tích trên mặt đứng ...................................... Trang 70 VI.2. Tải trọng ........................................................................................... Trang 71 VI.2.1. Vật liệu sử dụng .................................................................... Trang 71 VI.2.2. Tiết diện khung ..................................................................... Trang 71 VI.2.3. Tải trọng tác dụng ................................................................. Trang 72 VI.3. Giải nội lực....................................................................................... Trang 76 VI.3.1. Các trường hợp tải ................................................................ Trang 76 VI.3.2. Tổ hợp tải trọng .................................................................... Trang 77 VI.3.3. Các sơ đồ chất tải .................................................................. Trang 78 VI.4. Tính toán và bố trí thép khung trục B.................................... Trang 100 VI.4.1. Tính toán và bố trí thép cột C3 – Trục B ............................ Trang 100 VI.4.2. Tính toán đại diện dầm trục B ............................................ Trang 103 CHƯƠNG VII: THIẾT KẾ KẾT CẤU ĐÀ GIẰNG ...................................... Trang 107 VII.1. Thiết kế kết cấu giằng móng......................................................... Trang 107 VII.1.1. Cấu tạo và phân tích kết cấu DG2 – Trục B ..................... Trang 107 VII.1.2. Tải trọng ............................................................................ Trang 108 VII.1.3. Thiết kế DG2 chống lún .................................................... Trang 108 VII.1.4. Thiết kế DG2 chịu tải trọng............................................... Trang 112 VII.1.5. Tính và bố trí thép ............................................................. Trang 114 CHƯƠNG VII: ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA ĐẤT NỀN ....... Trang 117 VIII.1. Mô tả và phân tích đất nền .......................................................... Trang 117 VIII.2. Đánh giá khả năng chịu tải của đất nền....................................... Trang 119 VIII.2.1. Xác định tải trọng tiêu chuẩn của đất nền ........................ Trang 119 VIII.2.2. Đánh giá khả năng chịu tải của đất nền ........................... Trang 120 CHƯƠNG IX: THIẾT KẾ NỀN MÓNG ........................................................ Trang 121 IX.1. Cấu tạo và phân tích hệ thống móng.............................................. Trang 121 IX.2. Phương án cọc BTCT..................................................................... Trang 121 IX.2.1. Vật liệu xây dựng và tính toán kết cấu cọc......................... Trang 121 IX.2.2. Xác định sức chịu tải cọc .................................................... Trang 124 IX.3. Thiết kế móng ................................................................................ Trang 128 IX.3.1. Tải trọng do đà giằng truyền vào các móng thiết kế .......... Trang 128 IX.3.2. Thiết kế móng M3 .............................................................. Trang 128 IX.4. Kiểm tra trạng thái giới hạn I ......................................................... Trang 131 IX.4.1. Kiểm tra độ sâu chôn đài .................................................... Trang 131 IX.4.2. Kiểm tra tải trọng công trình tác dụng lên 1 cọc .................. Trag 131 Mục lục IX.4.3. Kiểm tra nền dưới khối móng quy ước............................... Trang 133 IX.5. Thiết kế móng 1 ............................................................................. Trang 145 IX.5.1. Tải trọng tính toán và tải trọng tiêu chuẩn ......................... Trang 145 IX.5.2. Xác định kích thước đài cọc ............................................... Trang 146 IX.5.3. Xác định số lượng cọc ........................................................ Trang 147 IX.5.4. Bố trí cọc trên mặt bằng ..................................................... Trang 147 IX.6. Kiểm tra trạng thái giới hạn I ........................................................ Trrang 148 IX.6.1. Kiểm tra độ sâu chôn đài .................................................... Trang 148 IX.6.2. Kiểm tra tải trọng công trình tác dụng lên 1 cọc ................ Trang 148 IX.6.3. Kiểm tra nền dưới đáy khối móng quy ước ........................ Trang 151 PHẦN I: KIẾN TRÚC CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH. CHƯƠNG II: THIẾT KẾ KIẾN TRÚC. Chương I – Giới thiệu công trình CHƯƠNG I GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH YY±ZZ I.1. NHIỆM VỤ THIẾT KẾ I.1.1. Quy mô công trình Ngày nay nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển. Tốc độ phát triển kinh tế nhanh đi đôi với nhu cầu về xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, vật tư kỹ thuật. Do đó nhu cầu về thép cũng không ngừng tăng lên. Để đảm bảo tính cạnh tranh công bằng với thép ngoại, tạo sự ổn định về giá cả cũng như tạo ra một thị trường vững mạnh cho thép việt thì sự ra đời của một văn phòng đại diện, điều hành kinh doanh… là vô cùng cần thiết Vì vậy, toà nhà văn phòng “Công ty TNHH Thép Việt” được xây dựng. Văn phòng Công ty TNHH Thép Việt được xây dựng trên khu đất có: - Diện tích khu đất: 645.75 m2 - Diện tích xây dựng: 282.65 m2 - Tổng diện tích sử dụng: 2237.5 m2 - Hệ số sử dụng: 0.9 Công trình được thiết kế 8 tầng, bao gồm: 1 tầng trệt, 6 tầng lầu, sân thượng và mái. Cao độ cao nhất của công trình là: 28.95 m. I.1.2 Cấp công trình - Cấp công trình: Cấp I niên hạn sử dụng trên 100 năm theo TCVN 13-1991. - Chất lượng sử dụng: bậc I, đáp ứng nhu cầu sử dụng cao. - Độ chịu lửa: Bậc I - Loại công trình: Tru sở cơ quan I.1.3. Yêu cầu kiến trúc và sử dụng Do công trình được xây dựng tại trung tâm thành phố do đó yêu cầu phải có một kiến trúc đẹp, khang trang và phù hợp với khí hậu thành phố. Tận dụng triệt để chiếu sáng và thông gió tự nhiên. Bảo đảm lối thoát an toàn và kịp thời cho mọi người trong công trình khi sự cố xảy ra. Bố trí các phòng chức năng hợp lý thuận tiện cho việc liên hệ công tác giữa các phòng ban. Phòng trưng bày sản phẩm phải mới mẻ, dễ quan sát tạo thiện cảm cho người xem trước khi vào toà nhà. Không gian và ngoại cảnh phải được tổ chức tốt, thể hiện sự hài hoà giữa công trình và cảnh quan thiên nhiên tạo sự thoải mái khi làm việc. I.2. VỊ TRÍ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH I.2.1. Địa hình xây dựng Qua khảo sát thực tế cho thấy khu đất xây dựng công trình khá trống trải, địa hình bằng phẳng, không bị trở ngại bởi các công trình lân cận. Nhờ đó tạo điều kiện cho công tác xây dựng công trình được dễ dàng. Xung quanh công trình có hệ thống đường giao thông bao bọc nên công tác vận chuyển vật tư, trang thiết bị tương đối thuận lợi. Điều quan trọng là phải có biện pháp chống ồn, chống rung động vì công trình được xây dựng ngay tại trung tâm thành phố và đảm bảo không ảnh hưởng đến các công trình lân cận. - Hướng chủ đạo của công trình là hướng Đông-Bắc tiếp giáp đường Lý Thường Kiệt. - Hướng Tây-Nam là nhà liền kế và Chung cư đang xây dựng. -Hướng Bắc là khách sạn Ngọc Lan - Hướng Nam tiếp giáp nhà báo Thanh Niên. -1- Chương I – Giới thiệu công trình Cao độ bình quân: 0.0m so với mặt đất tự nhiên. Hình 1.1: Vị trí công trình I.2.2. Đặc điểm khí hậu vùng - Khí hậu thành phố là khí hậu nhiết đới gió mùa (Khí hậu nóng ẩm, độ ẩm không khí cao) với hai mùa rõ rệt trong năm: mùa nắng và mùa mưa. + Mùa nắng từ tháng 6 đến tháng 11 có đặc điểm: • Nhiệt độ cao nhất: 40oC • Nhiệt độ trung bình: 32oC • Nhiệt độ thấp nhất: 27oC + Mùa mưa từ tháng 12 đến tháng 5 có đặc điểm: • Nhiệt độ cao nhất: 36oC • Nhiệt độ trung bình: 25 - 33oC • Nhiệt độ thấp nhất: 20oC • Lượng mưa trung bình: 1600mm/năm •Độ ẩm tương đối trung bình: 78% • Lương bốc hơi trung bình: 28mm/ngày đêm - Gió thổi theo hai hướng: Tây Nam vào mùa mưa chiếm 66% và Đông Nam vào mùa khô chiếm 34%. Công trình ít chịu ảnh hưởng của bão, nhưng bị ảnh hưởng nhiều của gió mùa và áp thấp nhiệt đới. Cần phải có biện pháp chống nóng, chống mưa tạt cho công trình. - Phương pháp giải quyết: sử dụng tường bao che kết hợp với hệ thống lam để che nắng và chống mưa tạt cho công trình. Bên cạnh đó việc sử dụng cửa đi, cửa sổ bằng kính, hành lang để thông thoáng kết hợp quạt gió, quạt hút, máy điều hoà nhiệt độ… -2- Chương I – Giới thiệu công trình để chống nóng. I.3. ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH VÀ ĐỊA CHẤT THUỶ VĂN I.3.1. Địa chất công trình Theo kết quả khoan địa chất 8 hố khoan đến độ sâu 60m cho thấy nền đất có 8 lớp: • Lớp 1: CH-CL đất sét và đất pha cát, trạng thái mềm đến dẻo mềm có bề dày 1.6m. • Lớp 2: OH-CL đất sét, hữu cơ trạng thái rất mền, bề dày 18m. • Lớp 3: CL sét pha cát, trạng thái rắn đến rất rắn, bề dày 6.5m. • Lớp 4: SM1 cát, trạng thái chặt vừa, bề dày trung bình 8.8m. • Lớp 5: CH1 đất sét, trạng thái rắn đến rất rắn, bề dày 4.7m. • Lớp 6: SM2 cát, trạng thái chặt vừa, bề dày 3.4m. • Lớp 7: CH2 đất sét, trạng thái rắn đến rất cứng, bề dày 13.2m. • Lớp 8: SM3 cát, trạng thái chặt đến chặt vừa, bề dày phát hiện 3.8m. Nhìn chung thành phố HCM là nơi có địa chất tương đối trẻ, khu vực xây dựng nằm trên một lớp đất sét hữu cơ khá dày khoảng hơn 18m. Các lớp đất phía trên chưa trái qua quá trình nén chặt tự nhiên có cường độ chịu lực thấp, hệ số co ép lớn, dễ mất ổn định… I.3.2. Địa chất thuỷ văn Mực nước ngầm được xác định tại các lỗ khoan sau khi khoan xong và tương đối ổn định ở cao trình -2.7m so với mặt đất tự nhiên. Chất lượng nước không tốt có khả năng ăn mòn cấu kiên bê tông cốt thép. Vì vậy khi thi công móng cần có biện pháp bảo vệ. Trên cơ sở các số liệu đã thu thập và qua phân tích ở trên, ta nhận thấy giải pháp móng nông là khó khả thi, và hơn nữa đây là công trình cao tầng có tải trọng lớn. Giải pháp nền móng dự kiến là móng sâu. Tầng đất chịu lực hợp lý nên chọn là tầng 7 thuộc đất sét trạng thái rắn đến rất rắn ở độ sâu 42m trở xuống. Loại cọc có thể chọn là cọc đóng hoặc cọc khoan nhồi,…điều đó còn tuỳ thuộc vào điều kiện kinh tế kỹ thuật và điều kiên thi công mà ta chọn phương án nền móng cho an toàn và kinh tế nhất. -3- Chương 2 – Thiết kế kiến trúc CHƯƠNG II THIẾT KẾ KIẾN TRÚC YY±ZZ - Căn cứ mặt bằng tổng thể và hiện trạng khu đất. - Căn cứ vào công năng sử dụng đồng thời phải kể đến tính chất quan trọng của công trình. - Căn cứ theo tiêu chuẩn thiết kế TCVN 4601 – 1988 về tiêu chuẩn thiết kế trụ sở cơ quan. Nội dung các giải pháp thiết kế chủ yếu như sau: II.1. GIẢI PHÁP BỐ TRÍ MẶT BẰNG - Công trình được thiết kế xây dựng có dạng mặt bằng hình chữ nhật với 1 tầng hầm, 1 tầng trệt, 6 tầng lầu, sân thượng và tầng mái. Chiều dài mặt đứng chính là 14.6m, chiều dài mặt đứng còn lại là 18.25m. - Công trình được thiết kế với 1 cửa chính ngay mái đón và hệ thống cửa phụ cùng hệ thống cầu thang được bố cục hợp lý gồm: 2 thang bộ và 1 thang máy được đặt tại hai góc của công trình. Nơi giao nhau của hành lang và đại sảnh rộng là đầu mối giao thông chính cho công trình. Cách bố trí đó giúp cho việc giao thông dễ dàng và ngắn gọn cả về giao thông đứng lẫn giao thông ngang. Cơ cấu tổ chức nội thất chặt chẽ, dây chuyền công năng hợp lý. Các phòng liên hệ với nhau dễ dàng trong quá trình làm việc. Cụ thể như sau: II.1.1. Mặt bằng tầng trệt - Mặt bằng bố trí bàn tiếp tân, phòng chờ, các cửa hàng, phòng tiếp khách ngay đại sảnh tạo sự liên lạc thuận tiện, nhanh chóng giữa khách hàng với cơ quan. Nhà vệ sinh và cầu thang được đặt gần nhau và gần các nút giao thông đáp ứng cho nhu cầu của con người một cách tốt nhất. Khu vệ sinh được bố trí ở phía phải công trình từ tầng 1-7. - Tầng trệt có một lối ra vào chính đi từ tam cấp lên rộng và thông thoáng. Tổng diện tích tầng trệt là: 282.65 m2. Diện tích các cửa hàng: 53.22 m2. (2 cửa hàng) Diện tích phòng vệ sinh: 14.75 m2. (5 phòng) Diện tích phòng nghỉ tài xế: 11.99 m2. Diện tích phòng chuẩn bị: 7.42 m2. Diện tích thang máy: 3.42 m2. Diện tích hai thang bộ và kho: 19.78 m2. Diện tích đại sảnh, tiếp tân, phòng chờ: 97.5 m2. Diện tích phòng tiếp khách: 26.4 m2. Diện tích hành lang chính: 15.52 m2. Tổng diện tích sử dụng: 249.82 m2. Diện tích giao thông chiếm: 48.2%. Hệ số sử dụng: 0.88. -4- Chương 2 – Thiết kế kiến trúc Hình 2.1: Mặt bằng tầng trệt. II.1.2. Mặt bằng tầng 2. Tổng diện tích tầng 2: 266.45 m2. Diện tích phòng tiếp khách: 12.69 m2. Diện tích hai thang bộ, thang máy, nhà vệ sinh như tầng 1. Diện tích két sắt: 7 m2. Diện tích phòng họp: 7.11 m2. Diện tích các phòng manager: 20.73 m2. (3 phòng) Diện tích các khu bán sỉ: 26.6 m2. (3 phòng) Diện tích các phòng kinh doanh: 38.24 m2. (3 phòng) Diện tích phòng chờ, ghế đợi, thủ quỹ: 47.95 m2. Diện tích hành lang: 45.2 m2. Tổng diện tích sử dụng: 243.47 m2. Diện tích giao thông: 31.2%. Hệ số sử dụng: 0.91. -5- Chương 2 – Thiết kế kiến trúc Hình 2.2: Mặt bằng tầng 2. II.1.3. Mặt bằng tầng 3. Tổng diện tích tầng 3: 266.45 m2. Diện tích phòng họp, phòng vệ sinh, 2 thang bộ, thang máy như tầng 1. Diện tích trưởng phòng kinh doanh, phòng Marketing, trưởng phòng kế hoạch: 20.73 m2. Diện tích phòng kinh doanh, phòng Marketing, phòng kế hoạch: 26.6 m2. Diện tích các phòng kiểm soát: 38.24 m2. Diện tích phòng chờ, phòng xuất-nhập khẩu, phòng kế toán-tài vụ: 51.54 m2. Diện tích phòng kế toán trưởng: 12.69 m2. Diện tích phòng server, phòng it: 7.56 m2. Diện tích hành lang như tầng 2. Tổng diện tích sử dụng: 243.47 m2. Diện tích giao thông chiếm 31.2 %. Hệ số sử dụng: 0.91. -6- Chương 2 – Thiết kế kiến trúc Hình 2.3: Mặt bằng tầng 3. II.1.4. Mặt bằng tầng 4. Tổng diện tích tầng 4: 266.45 m2. Diện tích thang máy, 2 thang bộ, nhà vệ sinh như tầng 1. Diện tích hai phòng gám đốc: 50.86m2. Diện tích phòng tổng giám đốc: 31.99 m2. Diện tích phòng chủ tịch hội đồng quản trị: 46.54 m2. Diện tích hai phòng chờ: 24.11 m2. Diện tích hành lang: 50.86 m2. Tổng diện tích sử dụng: 242.31 m2. Diện tích giao thông chiếm 33.3%. Hệ số sử dụng: 0.91 -7- Chương 2 – Thiết kế kiến trúc Hình 2.4: Mặt bằng tầng 4. II.1.5. Mặt bằng tầng 5. - Các phòng tầng này được thiết kế với kích thước lớn là hội trường để phục vụ cho hội họp. Ngoài ra còn bố trí hành lang chính giữa rộng 1.2m, và một hành lang nữa rộng 2m để tạo cảm giác thông thoáng, thoải mái cho người tham dự hội nghị.Bên cạnh các phòng này còn bố trí các phòng ăn có diện tích 24.47 m2. Tổng diện tích tầng 5: 266.45 m2. Diện tích thang máy, 2 thang bộ, phòng vệ sinh như tầng 1. Diện tích hai phòng họp: 137.21 m2. Diện tích hành lang: 39.92 m2. Tổng diện tích sử dụng: 239.55 m2. Diện tích giao thông chiếm: 23.7 m2. Hệ số sử dụng: 0.9. -8- Chương 2 – Thiết kế kiến trúc Hình 2.5: Mặt bằng tầng 5. II.1.6. Mặt bằng tầng 6. - Tầng này bố trí các văn phòng đại diện thương hiệu công ty cùng với việc bố trí các phòng chức năng hỗ trợ cho đại diện các công ty. Tổng diện tích tầng 6: 266.45 m2. Diện tích thang máy, hai thang bộ, nhà vệ sinh như tầng 1. Diện tích văn phòng công ty An Việt: 48.21 m2. Diện tích văn phòng công ty Bình An: 32.83 m2. Diện tích kho hồ sơ chứng từ, hóa đơn: 64.24 m2. Diện tích phòng dự án: 24.55 m2. Diện tích hành lang:31.27 m2. Tổng diện tích sử dụng: 239.05 m2. Diện tích giao thông: 20.4%. Hệ số sử dụng: 0.9. -9- Chương 2 – Thiết kế kiến trúc Hình 2.6: Mặt bằng tầng 6. II.1.7. Mặt bằng tầng 7. Tổng diện tích tầng 7: 266.45 m2. Diện tích thang máy, hai thang bộ, nhà vệ sinh như tầng 1. Diện tích phòng ăn: 115 m2. Diện tích phòng truyền thống: 49.55 m2. Diện tích phòng tiếp thực: 19.6 m2. Diện tích hành lang: 17.77 m2. Tổng diện tích sử dụng: 239.87 m2. Diện tích giao thông: 15.4 m2. Hệ số sử dụng: 0.9. - 10 - Chương 2 – Thiết kế kiến trúc Hình 2.7. Mặt bằng tầng 7. II.1.8. Mặt bằng sân thượng. Tổng diện tích sân thượng: 266.45 m2. Diện tích thang máy và phòng kỹ thuật, thang bộ: 41.13 m2. Diện tích bếp: 15.82 m2. Diện tích sân thượng: 190.78 m2. Tổng diện tích sử dụng: 247.73 m2. Hệ số sử dụng: 0.93. - Xung quanh sân thượng được xây tường và ốp nhôm lên đến tầng mái nhằm tạo cảm giác an toàn và góp phần tạo vẻ mỹ quan cho công trình. - Độ dốc của sân thượng là 5% có bố trí hệ thống ống thu nước tập trung. - 11 - Chương 2 – Thiết kế kiến trúc Hình 2.8: Mặt bằng sân thượng. II.1.9. Tầng mái. - Tầng mái được thiết kế dùng để che cầu thang có diện tích là: 72.3 m2. - Mái được làm bằng BTCT đảm bảo cách âm, cách nhiệt tốt. Mái được thiết kế theo kiểu mái bằng độ dốc 2%, có hệ thống sê nô và các ống gen xung quanh nên việc thoát nước mưa được tập trung và cố định không ảnh hưởng đến công trình. Ngoài ra trên mái còn có nắp thông hơi. Hình 2.9: Mặt bằng tầng mái. - 12 - Chương 2 – Thiết kế kiến trúc II.2. GIẢI PHÁP BỐ TRÍ MẶT ĐỨNG. - Mặt đứng công trình được bố cục theo kiểu hình khối đứng gần như đối xứng, dựng thẳng trong không gian tạo dáng vẻ vững mạnh. Bố trí mái đón kích thước 5.4x3m. - Sự kết hợp các loại cửa sổ (cửa kính khung nhôm) đã đem lại nét độc đáo, mới lạ. Không những đảm bảo lấy ánh sang và thông thoáng tốt mà còn tăng tính thẩm mỹ cho công trình. Sự pha trộn giữa các hình khối, hoa văn và các chi tiết tường ốp đá Granite, kính phản quang,…trên mặt đứng đã tạo được nét hấp dẫn, bề thế càng làm tăng them vẻ mỹ quan đặc sắc, hài hòa với không gian xung quanh. Tổng chiều cao của công trình: 28.95m. Cao trình sàn tầng trệt: ± 0.00m. Cao trình sàn tầng hai: +5.00m. Cao trình sàn tầng 3,4,5,6,7, sân thượng cách nhau 3.40m bắt đầu từ sàn tầng hai. Cao trình đỉnh mái cao nhất: 28.95m. Hình 2.1: Mặt đứng công trình (Trục A-D) - 13 - Chương 2 – Thiết kế kiến trúc Hình 2.2: Mặt cắt B-B - 14 -
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất