Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tính toán hiệu suất sinh thái vùng và đề xuất giải pháp phát triển kinh tế cacbo...

Tài liệu Tính toán hiệu suất sinh thái vùng và đề xuất giải pháp phát triển kinh tế cacbon thấp cho tỉnh long an

.PDF
117
3
73

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA NGUYỄN THỊ HẠNH NGUYÊN TÍNH TOÁN HIỆU SUẤT SINH THÁI VÙNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ CACBON THẤP CHO TỈNH LONG AN Chuyên ngành: Quản lý Môi trường Mã số: 60 85 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ   NĂM 2013  ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA NGUYỄN THỊ HẠNH NGUYÊN TÍNH TOÁN HIỆU SUẤT SINH THÁI VÙNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ CACBON THẤP CHO TỈNH LONG AN Chuyên ngành: Quản lý Môi trường Mã số: 60 85 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ   CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA –ĐHQG -HCM Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. CHẾ ĐÌNH LÝ (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký) Cán bộ chấm nhận xét 1: PGS. TS NGUYỄN TẤN PHONG (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký) Cán bộ chấm nhận xét 2: TS. ĐINH QUỐC TÚC (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký) Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại Trường Đại học Bách Khoa, ĐHQG Tp. HCM ngày 27 tháng 8 năm 2013. Thành phần Hội đồng đánh giá luận văn thạc sĩ gồm: (Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị của Hội đồng chấm bảo vệ luận văn thạc sĩ) 1. PGS.TS Lê Văn Trung 2. TS. Chế Đình Lý 3. PGS.TS Nguyễn Tấn Phong 4.TS. Đinh Quốc Túc 5. TS. Võ Thanh Hằng Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng đánh giá LV và Trưởng Khoa quản lý chuyên ngành sau khi luận văn đã được sửa chữa (nếu có). CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG TRƯỞNG KHOA MÔI TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA CỘNG HÒA Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Độc lập - Tự do - Hạnh phúc NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ Họ tên học viên: Nguyễn Thị Hạnh Nguyên MSHV: 11260561 Ngày, tháng, năm sinh: 13/09/1988 Nơi sinh: Long An Chuyên ngành: Quản lý môi trường Mã số : 60 85 10 I. TÊN ĐỀ TÀI: TÍNH TOÁN HIỆU SUẤT SINH THÁI VÙNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ CACBON THẤP CHO TỈNH LONG AN NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG: − Thu thập các dữ liệu đầu vào cần thiết để tính toán hiệu suất sinh thái; − Tính toán hiệu suất sinh thái cho tỉnh Long An; − Tính toán định suất phát thải cacbon cho một số ngành công nghiệp. − Đề xuất giải pháp xây dựng nền kinh tế cacbon thấp phù hợp với điều kiện cụ thể của tỉnh Long An; II. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : (Ghi theo trong QĐ giao đề tài): 20/08/2012 III. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: (Ghi theo trong QĐ giao đề tài) ................. IV.CÁN BỘ HƯỚNG DẪN (Ghi rõ học hàm, học vị, họ, tên): TS. Chế Đình Lý Tp. HCM, ngày . . . . tháng .. . . năm 20.... CÁN BỘ HƯỚNG DẪN CHỦ NHIỆM BỘ MÔN ĐÀO TẠO (Họ tên và chữ ký) (Họ tên và chữ ký) TRƯỞNG KHOA….……… (Họ tên và chữ ký) LỜI CẢM ƠN Trong thời gian thực hiện luận văn “Tính toán hiệu suất sinh thái vùng và đề xuất giải pháp phát triển kinh tế cacbon thấp cho tỉnh Long An”, em đã nhận được nhiều sự quan tâm, giúp đỡ quý báu để có thể hoàn thành tốt luận văn này. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc em xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới các thầy, cô khoa Môi trường, trường Đại học Bách Khoa thành phố Hồ chí Minh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ em trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Chế Đình Lý đã hết lòng giúp đỡ, hướng dẫn em thực hiện luận văn của mình. Em cũng gửi lời cám ơn chân thành tới các anh (chị) làm việc tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Long An đã tạo mọi điều kiện cho em thu thập số liệu phục vụ thực hiện luận văn của mình. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè đã quan tâm, động viên tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Cuối cùng, con xin gửi lời cám ơn đến bố mẹ, những người đã luôn bên cạnh, động viên và khuyến khích con trong quá trình thực hiện luận văn của mình. TP.HCM, ngày 20 tháng 09 năm 2013 Nguyễn Thị Hạnh Nguyên   TÓM TẮT Áp dụng phương pháp tính toán hiệu suất sinh thái cùa Zhou Zhenfeng và cs, 2006, luận văn đã thực hiện tính toán hiệu suất sinh thái cho tỉnh Long An. Kết quả cho thấy hiệu suất sinh thái tỉnh Long An có xu hướng giảm mạnh trong giai đoạn 2001 – 2004, không tăng trong giai đoạn 2004 - 2005 và được cải thiện dần trong giai đoạn từ 2005 – 2011. Diễn biến hiệu suất qua các năm như sau: Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 EEI 327,2 253,2 204,9 131,3 107,4 107,4 115,2 117,2 117,2 121,8 126 Ngoài ra, luận văn cũng đã tiến hành tính toán định suất phát thải cho tỉnh Long An, dựa trên phương pháp được tham khảo theo IPCC, 2006. Đây là cơ sở để đề xuất giải pháp hướng tới nền kinh tế cacbon thấp cho tỉnh Long An. Kết quả tính toán cho thấy như sau: (1) Nhóm các ngành có định suất phát thải nhỏ hơn 0,1kgCO2/1.000.000VNĐ gồm: Ngành sản xuất thực phẩm và đồ uống; ngành sản xuất sản phẩm bằng da, giả da; Ngành sản xuất xe có động cơ; Ngành sản xuất trang phục; Ngành sản xuất in và sao bản ghi; Ngành sản xuất sản phẩm gỗ và lâm sản; Ngành sản xuất máy móc, thiết bị. (2) Nhóm ngành có định suất phát thải nằm trong khoảng từ 0,1 – 0,13 kgCO2/1.000.000VNĐ gồm: Ngành sản xuất phương tiện vận tải khác; Ngành sản xuất sản phẩm cao su và plastics; Ngành sản xuất giường, tủ, bàn ghế và sản phẩm khác; Ngành sản xuất sản phẩm từ kim loại; Ngành sản xuất sản phẩm dệt. (3) Nhóm ngành có định suất phát thải lớn hơn 0,13kgCO2/1.000.000VNĐ gồm: Ngành sản xuất kim loại; ngành sản xuất giấy và sản phẩm bằng giấy; Ngành sản xuất sản phẩm khoáng phi kim loại; Ngành sản xuất hóa chất. Dựa trên kết quả tính toán định suất phát thải và một số tiêu chí khác, luận văn đã đề xuất các giải pháp để hướng đến nền kinh tế cacbon thấp cho tỉnh Long An gồm: (1) Giải pháp chọn lọc trong thu hút đầu tư;(2) Giải pháp nâng cao hiệu suất sinh thái cho tất cả các ngành công nghiệp tại Long An; (3) Giải pháp nâng cao hiệu suất sinh thái cho các ngành có định suấ phát thải cacbon cao. ABSTRACT Base on the calculation method of eco-efficiency was developed by Zhenfeng Zhou et al, 2006, thesis calculated eco-efficiency for Long An province. The result has showed that efficiency of Long An province was decreased strongly in the period 2001 - 2004, not increased in the period 2004 - 2005 and improved slowly in the period 2005 - 2011. Happenings of eco-efficiency in Long An province is following: Year 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 EEI 327,2 253,2 204,9 131,3 107,4 107,4 115,2 117,2 117,2 121,8 126 Besides, based on method was developed by the IPCC, 2006, the thesis also calculated the emission norms for the industries of Long An province. Which is the basis to propose solutions towards the low carbon economy for Long An province. Calculation result is as follows: (1) The industries have the emissions norms less than 0.1 kgCO2/1,000,000VND, include: Food and beverage and tobacco products; apparel and leather and allied products; Motor vehicles products; Outfit products; Printing and related support activities; Wood products; machinery and equipment products. (2) The industries have the emissions norms form 0.1- 0.13kgCO2/1,000,000VND, include: Other vehicles products; Plastics and rubber products; Furniture and related products; Primary metals; Fabricated metal products; textile mills and textile product mills. (3) The industries have the emissions norms more than 0.13kgCO2/1,000,000VND, include: Primary metals; paper products; Nonmetallic mineral products; Chemical products. Based on the calculation result of emission norms and some other criterias, the thesis proposed the solutions to develop the low-carbon economy in Long An province, including: (1) Selecting the industries to attract investment. (2) Solutions to improve the eco-efficiency for all of industries in Long An province. (3) Solutions to improve the eco-efficiency for industries in Long An province, which have high emission norms. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đây là luận văn “Tính toán hiệu suất sinh thái vùng và đề xuất giải pháp phát triển kinh tế cacbon thấp cho tỉnh Long An” của tôi, được sự hướng dẫn của TS. Chế Đình Lý. Các nội dung và kết quả trình bày trong đề tài này là công trình nghiên cứu của riêng tôi và không sao chép. Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được tác giả thu thập từ các nguồn khác nhau và được ghi trong mục tài liệu tham khảo. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng một số nhận xét, đánh giá cũng như số liệu của các tác giả, cơ quan tổ chức khác và cũng được thể hiện trong phần tài liệu tham khảo. Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội đồng, cũng như kết quả luận văn của mình. TP.HCM, ngày 20 tháng 8 năm 2013 Tác giả Nguyễn Thị Hạnh Nguyên   MỤC LỤC Mục lục i Danh mục hình v Danh mục bảng vi Danh mục chữ viết tắt vii PHẦN MỞ ĐẦU 3 1 Đặt vấn đề 3 2 Tổng quan tài liệu 4 2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước 4 2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 8 3 Mục tiêu nghiên cứu 8 3.1 Mục tiêu chung 8 3.2 Mục tiêu cụ thể 8 4 Nội dung và phương pháp nghiên cứu 8 4.1 Nội dung nghiên cứu 8 4.2 Phương pháp nghiên cứu 8 5 Ý nghĩa nghiên cứu 26 5.1 Ý nghĩa khoa học, ý nghĩa thực tiễn của luận văn 26 5.2 Tính mới của luận văn 26 CHƯƠNG 1 THỰC TRẠNG VÀ DIỄN BIẾN CÁC CHỈ THỊ KINH 27 TẾ - Xà HỘI MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN LIÊN QUAN ĐẾN HIỆU SUẤT SINH THÁI 1.1 Thực trạng và diễn biến các chỉ thị kinh tế - xã hội 1.1.1 Dân số (Dân số trung bình, mật độ dân số, tỷ lệ gia tăng dân số) i   27 27 1.1.2 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 28 1.1.3 GDP bình quân đầu người 29 1.1.4 Giá trị sản xuất công nghiệp 30 1.1.5 Tỷ lệ số giường bệnh trên 10.000 dân 31 1.1.6 Tỷ lệ thất nghiệp 32 1.2 Thực trạng và diễn biến các chỉ số tiêu thụ tài nguyên 32 1.2.1 Tiêu thụ nước 32 1.2.2 Tiêu thụ điện 33 1.2.3 Tổng lượng phân bón sử dụng 33 1.2.4 Tổng lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng 34 1.2.5 Khai thác lâm sản 34 1.2.6 Khai thác thủy sản 35 1.3 Thực trạng và diễn biến các chỉ số liên quan đến áp lực môi 36 trường 1.3.1 Thực trạng và diễn biến các chỉ thị phát thải Bụi, 36 SO2, NOx, CO 1.3.2 Thực trạng và diễn biến chỉ thị phát thải BOD, TSS, 37 tổng Nitơ, tổng Phospho 1.3.3 Thực trạng và diễn biến chỉ thị khối lượng chất thải 39 rắn công nghiệp và chất thải rắn sinh hoạt CHƯƠNG 2 TÍNH TOÁN HIỆU SUẤT SINH THÁI TỈNH LONG 41 AN GIAI ĐOẠN 2001 – 2011 2.1 Kết quả xác định trọng số 41 2.2 Kết quả tính toán hiệu suất sinh thái 42 2.2.1 Kết quả tính toán các chỉ số thành phần 42 2.2.2 Hiệu suất sinh thái tỉnh Long An 44 2.3 Đánh giá hiệu suất sinh thái tỉnh Long An ii   45 2.3.1 Đánh giá các chỉ số thành phần 45 2.3.2 Chỉ số hiệu suất sinh thái 51 2.3.3 Nhận định chung 54 CHƯƠNG 3 TÍNH TOÁN ĐỊNH SUẤT PHÁT THẢI CACBON 55 CHO MỘT SỐ NGÀNH CÔNG NGHIỆP TỈNH LONG AN 3.1 Thống kê ngành công nghiệp tỉnh Long An 55 3.1.1. Số lượng lao động 55 3.1.2. Số lượng cơ sở sản xuất 56 3.1.3. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp 56 3.1.4 Nhận định chung 56 3.2 Tính toán lượng phát thải 58 3.3 Xác định định xuất phát thải 59 CHƯƠNG 4 ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ 61 CACBON THẤP VÀ GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU SUẤT SINH THÁI CHO TỈNH LONG AN 4.1 Giải pháp chọn lọc trong thu hút đầu tư 61 4.2 Các giải pháp nâng cao hiệu suất sinh thái cho tất cả các 62 ngành công nghiệp tại Long An 4.3 Các giải pháp nâng cao hiệu suất sinh thái cho các ngành có 65 phát thải cacbon cao KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 72 Kết luận 72 iii   Kiến nghị 73 Tài liệu tham khảo TK1 Phụ lục PL1 iv   DANH MỤC HÌNH Hình 1 Các bước tính toán hiệu suất sinh thái tỉnh Long An 10 Hình 2 Cấu trúc tổng thể về cân bằng dòng nguyên liệu trong toàn kinh tế quốc gia 15 Hình 2 Các phân tích tạo cơ sở cho việc lựa chọn các chỉ số về môi trường 16 Hình 1.1 Biểu đồ biểu thị dân số và tỷ lệ tăng dân số giai đoạn 2001 – 2011 28 Hình 1.2 Mật độ dân số của tỉnh Long An theo phường/xã 28 Hình 1.3 Biểu đồ thể hiện sự tăng trưởng GDP tỉnh Long An, giai đoạn 2001 – 2011 29 Hình 1.4 Sự tăng trưởng GDP bình quân đầu người tỉnh Long An, giai đoạn 2001 – 2011 30 Hình 1.5 Giá trị sản xuất công nghiệp tỉnh Long An, giai đoạn 2001 – 2011 31 Hình 1.6 Tỷ lệ số giường bệnh trên 10.000 dân 31 Hình 1.7 Tỷ lệ thất nghiệp của tỉnh Long An, giai đoạn từ 2001 - 2011 32 Hình 1.8 Diễn biến tình hình tiêu thụ nước của tỉnh Long An giai đoạn 2001 - 2011 33 Hình 1.9 Diễn biến tình hình tiêu thụ điện của tỉnh Long An giai đoạn 2001 - 2011 33 Hình 1.10 Tình hình sử dụng phân bón của tỉnh Long An giai đoạn 2001 - 2011 34 Hình 1.11 Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật tỉnh Long An giai đoạn 2001 -2011 34 Hình 1.12 Tình hình khai thác lâm sản 35 Hình 1.13 Sản lượng thủy sản được khai thác 36 Hình 1.14 Diễn biến nồng độ bụi , SO2, CO, NOx trung bình của tỉnh Long An 37 Hình 1.15 Diễn biến tải lượng TSS, BOD, Tổng N và P của Long An 38 Hình 1.16 Ô nhiễm nước 39 Hình 1.17 Diễn biến tải lượng CTR công nghiệp và sinh hoạt tỉnh Long An 40 Hình 2.1 Diễn biến chỉ số phát triển kinh tế -xã hội tỉnh Long An, giai đoạn 2001 – 2011 45 Hình 2.2 Diễn biến tiêu thụ tài nguyên tỉnh Long An, giai đoạn 2001 – 2011 46 Hình 2.3 Diễn biến chỉ số áp lực môi trường tỉnh Long An, giai đoạn 2001 – 2011 49 Hình 2.4 Diễn biến hiệu suất sinh thái tỉnh Long An, giai đoạn 2001 – 2011 52 Hình 2.5 Tương quan SDI, RCI, EPI tỉnh Long An 53 Hình 2.6 Tương quan SDI, (RCI+EPI)/2 tỉnh Long An 53 v   DANH MỤC BẢNG   Bảng Hệ thống chỉ thị của hiệu suất sinh thái vùng theo nghiên cứu của tác giả 12 1 Trung Quốc-Zhou Zhenfeng áp dụng cho trường hợp Quận Chengyang Bảng 2 Các chủ đề văn hóa xã hội và các chỉ số hỗ trợ việc đo lường hiệu suất sinh 13 thái Bảng 3 Nhóm các chỉ số phát triển kinh tế - xã hội 14 Bảng 4 Các chỉ số phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Long An 19 Bảng 5 Các chỉ số tiêu thụ tài nguyên tỉnh Long An 19 Bảng 6 Các chỉ số áp lực môi trường tỉnh Long An 19 Bảng 7 Định mức tiêu thụ năng lượng của Hoa Kỳ 22 Bảng 8 Gia trị sản phẩm từng ngành công nghiệp 23 Bảng 9 Hệ số phát thải cacbon mặc định từ quá trình đốt cháy 23 Bảng 1.1 GDP và ngành kinh tế chính theo huyện 29 Bảng 2.1 Kết quả tính toán trọng số 41 Bảng 2.1 Kết quả tính toán chỉ số phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Long An 42 Bảng 2.3 Kết quả tính toán chỉ số tiêu thụ tài nguyên tỉnh Long An, giai đoạn 2001 – 43 2011 Bảng 2.4 Kết quả tính toán chỉ số áp lực môi trường tỉnh Long An 44 Bảng 2.5 Kết quả tính toán hiệu suất sinh thái tỉnh Long An, giai đoạn 2001 - 2011 44 Bảng 3.1 Các ngành công nghiệp tỉnh Long An được lựa chọn tính toán định suất 57 phát thải Bảng 3.2 Lượng phát thải theo từng ngành công nghiệp của tỉnh Long An năm 2010 58 Bảng 3.3 Định suất phát thải của các ngành công nghiệp tỉnh Long An năm 2010 59 Bảng 4.1 Phân chia các nhóm ngành thu hút đầu tư 61 Bảng 4.2 Các giải pháp sử dụng nhiên liệu hiệu quả trong lĩnh vực công nghiệp 62 vi   DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BOD Nhu cầu oxy sinh học CCN Cụm công nghiệp CS Cộng sự CSXS Cơ sở sản xuất GDP Tồng sản phẩm quốc nội GTSX Giá trị sản xuất HSST Hiệu suất sinh thái EPI Environmental Pressure Index ESI Eco-efficiency Synthetic Index KCN Khu Công nghiệp RCI Resources Consumption Index SDI Soci-economic Development Index Tp. HCM Thành phố Hồ Chí Minh USD Đơn vị tiến tệ của Hoa Kỳ VNĐ Đơn vị tiền tệ của Việt Nam   vii PHẦN MỞ ĐẦU 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiệu suất sinh thái là một công cụ hữu ích để quản lý và giải quyết các vấn đề liên quan đến tiêu thụ tài nguyên và gây phát thải ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất hiện nay (Zhou Zhenfeng và cs, 2006). Tỉnh Long An vừa nằm vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vừa thuộc đồng bằng sông Cửu Long, vừa giáp với nước láng giềng Campuchia, có vai trò như cửa ngõ liên kết 3 khu vực trên. Với vị thế thuận lợi đã tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế - xã hội, năm 2011 GDP toàn tỉnh đạt 14.338.750 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng kinh tế ước đạt 12,2%, GDP bình quân đầu người đạt khoảng 9.937.349 đồng, sản xuất nông nghiệp tăng trưởng đạt 5,2%, sản xuất công nghiệp tăng trưởng 17,5%, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 22.804.023 triệu đồng (Niên giám thống kê tỉnh Long An năm 2011), khu vực thương mại - dịch vụ tăng trưởng 12,1%, việc thu hút đầu tư vào địa bàn tỉnh ngày càng được quan tâm, đến cuối năm 2011 có 5.758 doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh với tổng vốn trên 108.572 tỷ đồng, cấp chứng nhận đầu tư cho 417 dự án nước ngoài với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 3.500 triệu USD và có 170 dự án đi vào hoạt động với tổng vốn đầu tư thực hiện 1.750 triệu USD. Toàn tỉnh hiện có 30 khu công nghiệp với tổng diện tích 10.940,6 ha, có 16 khu đã được thành lập và đi vào hoạt động với tổng diện tích 4.910,48 ha (tỷ lệ lấp đầy khoảng 34%) và có 40 cụm công nghiệp với tổng diện tích đất quy hoạch là 4.428,24 ha, 9 CCN đã đi vào hoạt động, tổng diện tích là 723,73 ha, tỷ lệ lấp đầy của 09 CCN khoảng 90,24% (Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Long An, 2012). Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế là sự phát sinh các vấn đề tiêu cực môi trường và gia tăng áp lực đến tài nguyên thiên nhiên. Chẳng hạn, năm 2010 có 91 cơ sở bị lập biên bản và xử phạt với tổng số tiền trên 2,656 triệu đồng, có 11/12 KCN được thanh tra xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thật về chất thải, có 4/8 CCN xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2011). Vì vậy, vấn đề bảo vệ môi trường, giảm áp lực đến tài nguyên trong bối cảnh ngày càng  3 phát triển của kinh tế xã hội của tỉnh Long An là vấn đề cần được quan tâm và có định hướng đúng đắn. Do đó, tính toán hiệu suất sinh thái cho tỉnh Long An là cần thiết để tạo cơ sở trong việc quản lý và giải quyết các vấn đề trên nhằm phát triển hài hòa giữa kinh tế - xã hội – môi trường theo hướng bền vững. Đây cũng là lý do mà đề tài “Tính toán hiệu suất sinh thái vùng và đề xuất giải pháp phát triển kinh tế cacbon thấp cho tỉnh Long An” được thực hiện. 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước Dựa trên kết quả tìm kiếm trên google scholar cho thấy hiệu suất sinh thái vùng là vấn đề được quan tâm trong khoảng 10 năm trở lại đây (kết quả tìm kiếm với cụm từ “regional eco efficiency” trong khoảng thời gian từ 1995 – 2012 cho kết quả khoảng 143 kết quả (0,07 giây), trong khoảng thời gian từ 2000 – 2012 cho kết quả khoảng 143 kết quả (0,03 giây)) và đặc biệt được quan tâm trong khoảng 5 năm trở lại đây (kết quả tìm kiếm trên với cụm từ “regional eco efficiency” trong khoảng thời gian từ 2007 – 2012 cho kết quả khoảng 106 kết quả (0,09 giây)) Trong số các tài liệu tìm được liên quan đến hiệu suất sinh thái vùng, các kết quả nghiên cứu từ các tài liệu dưới đây có thể tham khảo trong quá trình thực hiện luận văn: a. Các nghiên cứu về hiệu suất sinh thái vùng Kymenlaakso –Phần Lan ™ Tài liệu “Measuring regional eco-efficiency – case Kymenlaakso” - Sử dụng phương pháp đánh giá chu trình sống và phân tích dòng nguyên liệu, các dữ liệu có sẵn và các chỉ số khác nhau để thành lập các chỉ số phát triển hiệu suất sinh thái vùng; - Các chỉ số văn hóa - xã hội được thiết lập nhằm hỗ trợ đo lường hiệu suất sinh thái Kymenlaakso; - Các phương pháp mới được phát triển nhằm phân tích các ảnh hưởng của nhập khẩu vào hiệu suất sinh thái khu vực. - Đưa ra các biện pháp cần thiết để cải thiện hiệu suất sinh thái.  4 - Tuy nhiên, dự án chỉ tiến hành đo lường hiệu quả sinh thái dựa trên việc xác định giá trị của sản phẩm - hàng hóa và dịch vụ - sản xuất ở Kymenlaakso và tác động môi trường do sản phẩm đó. ™ Tài liệu “Development of a Quick Scan Tool to analyze the potential of ecoefficiency for regions and communities”, đưa ra áp dụng cụ thể “Quick Scan Tool” vào Kymenlaakso: - Nêu lên các mục tiêu của “Quick Scan Tool”: + Nâng cao nhận thức về tiềm năng hiệu suất sinh thái cũng như rủi ro tiềm tàng; + Chứng minh những cơ hội mới thông qua tích hợp môi trường trong quá trình ra quyết định; + Khuyến khích một thái độ có trách nhiệm để thúc đẩy phát triển bền vững; - “Quick Scan Tool” chỉ tập trung vào các mặt: + Nước, không khí, tiếng ồn + Chất thải (nước, không khí) + hiệu quả sử dụng năng lượng, vật liệu + Đất, cảnh quan + Giao thông + Biến đổi khí hậu (đa dạng sinh học, CO2) b. Ví dụ về hiệu suất sinh thái vùng cho Graz: Tài liệu về “ECOPROFIT – a Public/Private Regional Eco Efficiency Program and its Results – the Graz Example”: Ecoprofit là viết tắt cho dự án sinh thái về Kỹ thuật Môi trường tích hợp, sử dụng phương pháp: 1. Ứng cử viên cho giấy chứng nhận ECOPROFIT phải trải qua một chương trình ít nhất 10 cuộc hội thảo trong khoảng thời gian một năm; 2. Một chương trình hội thảo bao gồm tối đa 15 doanh nghiệp.Công ty sẽ gửi một số nhân viên tham gia trong chương trình;  5 3. Các hội thảo bao gồm các đối tượng sau đây: - Xử lý chất thải/khí thải và làm thế nào để giảm thiểu chúng; - Phát triển chương trình môi trường của công ty; - Sáng tạo của nhóm môi trường công ty; - Xác định và đánh giá chi phí chất thải và môi trường; - Các khía cạnh giảm chất thải (phân tích dòng nguyên liệu, năng lượng); - Xử lý vật liệu nguy hại; - Phát triển các ý tưởng sáng tạo/đổi mới; - Quy định môi trường; - Kiểm soát sinh thái; 4. Các hội thảo được lập trình để dạy cơ bản về công nghệ sạch hơn vào quá trình sản xuất.Trọng tâm là để xác định các vấn đề khu vực, phát triển các ý tưởng sáng tạo, động viên hợp tác, trao đổi ý kiến và kinh nghiệm với các doanh nghiệp khác. Chương trình được hoàn toàn dựa trên cách tiếp cận "vừa học vừa làm"; 5. Trong chương trình hội thảo, một hoặc nhiều nghiên cứu trường hợp cụ thể sẽ được xử lý và thực hiện cho từng doanh nghiệp tham gia; 6. Tài liệu đào tạo đã được được sử dụng như hướng dẫn sử dụng cho việc thực tế các biện pháp; 7. Doanh nghiệp sẽ được hỗ trợ đầy đủ bởi các cán bộ của chính quyền khu vực, thành phố trực thuộc Trung ương, chuyên gia tư vấn cá nhân được huấn luyện đặc biệt; Chương trình hiệu suất sinh thái vùng riêng biệt hay cộng đồng và những kết quảLấy ví dụ cho Graz chỉ tập trung vào mối quan hệ giữa đô thị và các công ty và mạng lưới giữa các doanh nghiệp lớn và nhỏ của lĩnh vực kinh doanh khác nhau. c. Hiệu suất sinh thái vùng - Hướng đến giảm tổng nguyên vật liệu đầu vào – Tài liệu Eco-Efficiency of Regions: Toward Reducing Total Material Input Các chỉ số sử dụng: - Chiều hướng kinh tế : GDP; - Chiều hướng xã hội: tỷ lệ thất nghiệp;  6 - Chiều hướng môi trường: tổng nguyên/vật liệu đầu vào Hướng đến các mục mục đích đặt ra: - Sự thích hợp của hiệu suất sinh thái các khu vực nhằm đạt đến phát triển bền vững của các khu vực - Sự phù hợp của các phương pháp hiệu suất sinh thái trong các lĩnh vực thích hợp và các bộ phận của chính sách khu vực - Cơ hội và giới hạn của chiến lược hiệu suất sinh thái cho khu vực - Phương pháp luận các bước cơ bản cho sự phát triển chỉ số vật liệu ở cấp độ khu vực dựa trên phương pháp luận đã được phát triển ở cấp quốc gia. Do nghiên cứu được thực hiện ở khu vực EU (khu vực có nền công nghiệp phát triển) nên các chỉ số liên quan đến nông nghiệp (như tiêu thụ Tiêu thụ phân bón hóa học, tiêu thụ thuốc BVTV, xói mòn đất) hầu như chưa được đề cập. d. Nghiên cứu về hệ thống chỉ thị của hiệu suất sinh thái vùng-Ứng dụng cho trường hợp quận Chengyang- Trung Quốc – tài liệu “Research on Indicator System of Regional Eco-efficiency: A Case Study of Chengyang District”. Tài liệu này sẽ được tham khảo và ứng dụng vào luận văn do các phương pháp và hệ thống chỉ thị trong nghiên cứu này phù hợp và có khả năng áp dụng vào luận văn. Các bước tính toán hiệu suất sinh thái vùng gồm: - Lựa chọn hệ thống chỉ thị của hiệu suất sinh thái vùng bao gồm 22 chỉ số được chia thành 3 nhóm: + Chỉ số phát triển kinh tế xã hội; + Chỉ số tiêu thụ tài nguyên; + Chỉ số áp lực môi trường; - Phương pháp thành lập trọng số chỉ thị - PCA; - Đưa ra mô hình tính toán hiệu suất sinh thái vùng: ESI = SDI (RCI + EPI)/2 Trong đó:  7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan