Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tính toán, đề xuất các giải pháp nhằm tối ưu hiệu quả vận hành lưới điện phân ph...

Tài liệu Tính toán, đề xuất các giải pháp nhằm tối ưu hiệu quả vận hành lưới điện phân phối điện lực đức phổ tỉnh quảng ngãi

.PDF
89
3
143

Mô tả:

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................... DANH MỤC BẢNG .................................................................................................... MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ HIỆN TRẠNG LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI HUYỆN ĐỨC PHỔ ............................................................................. 3 1.1 Đặc điểm chung .................................................................................... 3 1.1.1 Vị trí địa lý, đặc điểm, tính chất của địa phương ........................ 3 1.1.2 Hiện trạng kinh tế xã hội ............................................................. 4 1.1.3 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng............................................. 6 1.2 Phương hướng phát triển kinh tế, xã hội .............................................. 7 1.2.1 Phương hướng mục tiêu tổng quát .............................................. 7 1.2.2 Các chỉ tiêu chủ yếu giai đoạn 2016-2020 .................................. 7 1.3 Tổng quan hệ thống lưới điện huyện Đức Phổ ..................................... 8 1.3.1 Nguồn và lưới điện phân phối ..................................................... 8 1.3.2 Tình hình cấp điện cơ bản của lưới điện phân phối Điện lực Đức Phổ ..................................................................................................... 9 1.3.3 Phụ tải điện của khu vực huyện Đức Phổ ................................. 13 1.4 Tình hình tổn thất điện năng tại Điện lực Đức Phổ ............................ 14 1.5 Kết luận chương 1: ............................................................................. 14 CHƯƠNG 2 VẤN ĐỀ TỔN THẤT ĐIÊN NĂNG, TỐI ƯU HÓA LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI VÀ GIỚI THIỆU PHẦN MỀM PSS/ADEPT ................................... 16 2.1 Vấn đề chung liên quan đến tổn thất trong cung cấp điện. ................ 16 2.1.1 Tổn thất điện áp ......................................................................... 16 2.1.2 Tổn thất điện năng ..................................................................... 19 2.1.3 Tổn thất phi kỹ thuật ................................................................. 20 2.1.4 Tổn thất kỹ thuật ....................................................................... 20 2.2 Cơ sở lý thuyết tái cấu trúc lưới phân phối. ....................................... 21 2.2.1 Tái cấu trúc là gì ? ..................................................................... 21 2.2.2 Tái cấu trúc lưới phân phối. ...................................................... 21 2.3 Một số biện pháp giảm TTĐN đang áp dụng tại Điện lực Đức Phổ .. 22 2.3.1 Các biện pháp kỹ thuật .............................................................. 22 2.3.2 Các biện pháp kinh doanh ......................................................... 23 2.4 Vấn đề bù công suất phản kháng để giảm TTĐN .............................. 23 2.4.1 Vấn đề chung của bù công suất phản kháng ............................. 23 2.4.2 Các phương thức bù công suất phản kháng lưới điện phân phối. . ................................................................................................... 24 2.5 Giới thiệu phần mềm PSS/Adept dùng trong tính toán lưới điện phân phối ............................................................................................................ 26 2.5.1 Khái quát chung. ....................................................................... 26 2.5.2 Trình tự thực hiện ứng dụng phần mền để tính toán lưới điện phân phối ................................................................................................. 27 2.5.3 Tính toán về phân bố công suất – Load Flow Calculation . ..... 30 2.5.4 Tính toán bù công suất tối ưu – CAPO Analysis. ..................... 31 2.5.5 Thiết lập các thông số kinh tế lưới điện cho Capo.................... 31 2.5.6 Cách PSS/ADEPT tính các vấn đề kinh tế trong CAPO. ......... 34 2.5.7 Cách PSS/ADEPT chọn vị trí bù tối ưu. ................................... 36 2.5.8 Tính toán tìm điểm mở tối ưu – TOPO Analysis...................... 38 2.5.9 Thiết lập thông số kinh tế cho bài toán TOPO.......................... 40 2.5.10 Đặt các tùy chọn cho bài toán TOPO........................................ 40 2.6 Kết luận chương 2: ............................................................................. 41 CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP VẬN HÀNH TỐI ƯU LƯỚI ĐIỆN .... 42 3.1 Xây dựng đồ thị phụ tải cho các xuất tuyến trung áp ......................... 42 3.2 Sử dụng chương trình PSS/Adept để tính toán lắp đặt bù tối ưu ....... 46 3.2.1 Mô phỏng lưới điện thực tế trên chương trình PSS/Adept ....... 46 3.2.2 Thiết lập các thông số phục vụ bài toàn bù kinh tế cho các xuất tuyến lưới điện phân phối huyện Đức Phổ .............................................. 46 3.2.3 Tính toán tối ưu tụ bù trên lưới điện phân phối ........................ 51 3.3 Tính toán phương thức vận hành tối ưu cho lưới điện huyện Đức Phổ bằng công cụ TOPO của chương trình PSS/Adept ..................................... 58 3.3.1 Ý nghĩa và mục đích tính toán điểm dừng tối ưu...................... 59 3.3.2 Áp dụng tính toán điểm mở tối ưu lưới điện phân phối huyện Đức Phổ ................................................................................................... 59 3.4 Giải pháp giảm tổn thất trong máy biến áp ........................................ 60 3.5 Kết luận chương 3: ............................................................................. 63 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................. 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 65 TÍNH TOÁN, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TỐI ƯU HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI ĐIỆN LỰC ĐỨC PHỔ – TỈNH QUẢNG NGÃI Học viên: Nguyễn Hoài Tân Chuyên ngành: Kỹ thuật điện. Mã số: 8520201. Khóa: K34.KTĐ.QNg. Trường Đại học Bách khoa – ĐHĐN. Tóm tắt – Lưới điện phân phối Điện lực Đức Phổ được đầu tư xây dựng từ khá lâu với cấu trúc lưới điện và công nghệ còn nhiều hạn chế, tổn thất điện năng cao. Do đó, hiện nay trên lưới điện còn tồn đọng nhiều vấn đề cần phải giải quyết. Để khắc phục các mặt hạn chế này, ta ứng dụng phần mềm PSS/Adept và số liệu thu thập thực tế tại lưới điện phân phối Điện lực Đức Phổ để tính toán phân tích các chế độ vận hành của lưới điện. Qua đó tìm ra các điểm hạn chế của lưới điện gây tổn thất điện năng, tổn thất điện áp. Từ đó đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả vận hành lưới điện phân phối Điện lực Đức Phổ, nhằm nâng cao chất lượng điện năng; đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục cho nhân dân, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Từ khóa – lưới điện phân phối; phầm mềm PSS/Adept; bù tối ưu; trào lưu công suất; vận hành tối ưu. CALCULATING, PROPOSING SOLUTIONS FOR OPTIMIZE EFFICIENCY OF DUC PHO ELECTRICITY DISTRIBUTION GRID QUANG NGAI PROVINCE Abstract – Duc Pho electricity distribution grid is invested and built for a long time with the grid structure and technology with many limitations and high power losses. Therefore, the electricity distribution grid has many problems that need to be addressed. To overcome these limitations, we apply PSS/Adept software and actual collected data of electricity distribution gird at Duc Pho Power Branch to calculate the operation of grid. So the drawbacks of the gird that cause power loss, voltage loss can be found. Based on the result, we have some solutions for these limitations to improve the operation efficiency of electricity distribution gird of Duc Pho Power Branch as well as to enhance the quanlity and quality of electricity that meet the demand of socio-economic development in Duc Pho Town, Quang Ngai Province. Key words - Distribution grid; PSS/Adept software; Capacitors Optimize; Loadflow; operation optimization. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT EVNCPC : Tổng Công ty Điện lực Miền Trung. TTĐN : Tổn thất điện năng. QLVH : Quản lý vận hành. DCL : Dao cách ly. TBA : Trạm biến áp. MBA : Máy biến áp. LBS : Dao cắt có tải. RMU : Tủ hợp bộ trung thế. VT : Vị trí. CDPĐ : Cầu dao phân đoạn. E16.4 : Trạm 110kV Đức Phổ E16.2 : Trạm 110kV Mộ Đức CSPK : Công suất phản kháng DANH MỤC HÌNH Hình 1. 1: Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ngãi ................................................ 3 Hình 1. 2: Biểu đồ cơ cấu kinh tế năm 2018 huyện Đức Phổ ........................... 6 Hình 2. 1: Sơ đồ đường dây có 1 phụ tải tập trung ......................................... 16 Hình 2.2 : Xây dựng thuộc tính máy biến áp .................................................. 28 Hình 2.3 Hộp thoại option cài đặt cho các bài toán phân tích ........................ 29 Hình 2.4 Xem kết quả hiển thị ngay trên sơ đồ ............................................. 30 Hình 2.5 Xem kết quả tính toán trên của số progress view ........................... 30 Hình 2.6 Các tùy chọn trong hộp thoại CAPO ............................................... 31 Hình 2.7 Bảng các thông số kinh tế ................................................................ 32 Hình 2.8 Các tùy chọn trong họp thoại TOPO ................................................ 40 Hình 3.1 : Đồ thị phụ tải ngày điển hình trạm E16.4 ...................................... 43 Hình 3. 2: Đồ thị phụ tải ngày điển hình trạm E16.2 ...................................... 43 Hình 3. 3: Đồ thị phụ tải ngày Điện lực Đức Phổ ........................................... 44 Hình 3. 4: Đồ thị phụ tải trung bình theo nhóm giờ........................................ 45 Hình 3.5: Đồ thị phụ tải tương đối .................................................................. 46 Hình 3.6: Hộp thoại cài đặt các chỉ số kinh tế của PSS/ADEPT .................... 47 Hình 3. 7: Cài đặt các thông số tụ bù .............................................................. 50 Hình 3.8: Cài đặt thông số Economics bỏ qua mua sắm tụ bù ....................... 52 Hình 3. 9 Thông số cài đặt Economics ........................................................... 53 Hình 3.10: Thông số Economics tụ bù hạ áp .................................................. 55 Hình 3. 11: Đồ thị phụ tải ngày điển hình tuyến 471 - E.16.4 ........................ 66 Hình 3.12: Đồ thị phụ tải ngày điển hình tuyến 473-E16.4 ............................ 66 Hình 3.13: Đồ thị phụ tải ngày điển hình tuyến 475-E16.4 ............................ 67 Hình 3.14: Đồ thị phụ tải ngày điển hình tuyến 477-E16.4 ............................ 67 Hình 3.15: Đồ thị phụ tải ngày điển hình tuyến 476-E16.2 ............................ 68 Hình 3.16: Đồ thị phụ tải ngày điển hình tuyến 478-E16.2 ............................ 69 DANH MỤC BẢNG Bảng 1. 1 Khối lượng quản lý lưới điện Điện lực Đức Phổ.............................. 9 Bảng 1. 2 Mô tả liên lạc và phân đoạn các xuất tuyến.................................... 10 Bảng 1. 3 TTĐN chung toàn Điện lực Đức Phổ ............................................. 14 Bảng 1. 4 Chỉ tiêu sản xuất kinh doanh .......................................................... 14 Bảng 3. 1 Phụ tải xuất tuyến trung áp theo ba nhóm giờ ................................ 45 Bảng 3.2: Thông số hiện trạng của các xuất tuyến khu vực huyện Đức Phổ . 46 Bảng 3. 3: Định nghĩa các chỉ số kinh tế trong PSS/ADEPT ......................... 47 Bảng 3. 4: Suất đầu tư tụ bù trung áp cố định ................................................. 49 Bảng 3. 5: Suất đầu tư tụ bù trung áp điều chỉnh ............................................ 49 Bảng 3. 6: Hiện trạng bù trung áp trên lưới điện huyện Đức Phổ .................. 51 Bảng 3. 7: Hiện trạng tổn thất công suất trên lưới điện huyện Đức Phổ ........ 51 Bảng 3. 8 Kết quả lắp đặt tụ bù theo từng xuất tuyến ..................................... 52 Bảng 3. 9: Hiện trạng tổn thất công suất các xuất tuyến trên lưới điện huyện Đức Phổ trước khi tính toán tối ưu tụ bù hạ áp. ............................................. 54 Bảng 3. 10: Suất đầu tư bù hạ áp cố định........................................................ 54 Bảng 3. 11: Suất đầu tư tụ bù hạ điều chỉnh ................................................... 55 Bảng 3. 12: Kết quả tính toán bù hạ áp sau khi chạy CAPO .......................... 56 Bảng 3. 13: Hiệu quả giảm TTĐN sau khi lắp đặt tụ bù hạ áp ...................... 57 Bảng 3. 14: Hiện trạng các vị trí liên lạc giữa các xuất tuyến ........................ 60 Bảng 3.15: Vị trí liên lạc sau khi tối ưu hóa điểm mở .................................... 60 Bảng 3.16: Kết quả tiết kiệm sản lượng sau khi thay MBA thường và MBA Amorphous cùng dung lượng .......................................................................... 61 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài Để thực hiện thành công nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đòi hỏi sự phát triển vượt bậc của các ngành kinh tế, trong đó có ngành Điện lực. Sự phát triển của Điện lực có ảnh hưởng to lớn đến dự phát triển kinh tế của mỗi Quốc gia. Điện năng là năng lượng được sử dụng nhiều nhất và không thể thiếu trong các lĩnh lực sản xuất cũng như trong đời sống hằng ngày. Với ý nghĩa quan trọng đó, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) luôn đặt ra mục tiêu đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện ngày càng cao, giảm tổn thất điện năng, quản lý vận hành thuận lợi. Trong đó, giảm tổn thất điện năng (TTĐN) có ý nghĩa lớn về nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, ngoài ra, TTĐN không chỉ là chỉ tiêu kế hoạch thực hiện hàng năm mà còn là chỉ tiêu pháp lệnh, nhằm đảm bảo nguồn điện cung cấp phục vụ các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng, đời sống nhân dân trên địa bàn. Huyện Đức Phổ đang trên con đường phát triển mạnh về kinh tế, phụ tải tang trưởng nhanh, tuy nhiên lưới điện trung áp được đầu tư xây dựng từ khá lâu với cấu trúc lưới điện và công nghệ còn nhiều hạn chế, tổn thất điện năng cao. Vì những yêu cầu nâng cao chất lượng điện năng và giảm tổn thất điện năng trở nên cấp bách, tạo cơ sở để Điện lực Đức Phổ hoàn thành các chỉ tiêu đề ra và thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình, tôi đã chọn đề tài “Tính toán, đề xuất các giải pháp nhằm tối ưu hiệu quả vận hành lưới điện phân phối Điện lực Đức Phổ tỉnh Quảng Ngãi ”. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Đề tài tính toán đánh giá các chỉ tiêu về tổn thất điện năng Công ty Điện lực Quảng Ngãi đã giao cho Điện lực Đức Phổ. - Từ các số liệu thực tế, phân tích và đề ra các giải pháp để giảm tổn thất điện năng trên lưới điện phân phối của huyện Đức Phổ. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Lưới điện trung áp của khu vực Đức Phổ. - Phạm vi nghiên cứu: Hiện trạng tổn thất trên lưới điện trung áp của huyện Đức Phổ, từ đó đề ra các giải pháp để giảm tổn thất điện năng, đem lại hiệu quả về kỹ thuật cũng như kinh tế. 4. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn: - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: nghiên cứu các tài liệu sách báo, giáo trình, tạp chí, các trang web chuyên ngành điện đề cập tính tổn thất công suất, bù công suất phản kháng, tổn thất điện áp 2 - Phương pháp thực tiễn: + Tập hợp số liệu do Điện lực Đức Phổ cung cấp (công suất phụ tải, dữ liệu MBA, sơ đồ và thông số đường dây, thiết bị đóng cắt, số lượng và dung lượng các tụ bù, xây dựng file từ điển dữ liệu thông số cấu trúc lưới điện huyện Đức Phổ) để tạo sơ đồ và nhập các thông số vào phần mềm PSS/ADEPT. + Xây dựng các chỉ số kinh tế lưới điện cài đặt vào chương trình PSS/ADEPT để đánh giá bù tối ưu CSPK. + Khảo sát thực tế tại lưới điện phân phối do Điện lực Đức Phổ quản lý. + Công cụ tính toán: Tìm hiểu và sử dụng phần mềm PSS/ADEPT để hỗ trợ thực hiện tính toán tổn thất công suất, tổn thất điện áp, tối ưu hóa vị trị đặt tụ bù (CAPO) và tìm điểm mở tối ưu (TOPO) để lựa chọn phương thức vận hành tối ưu nhất nhằm giảm tổn thất. 5. Tên và bố cục đề tài Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu đề tài được đặt tên là: “TÍNH TOÁN, ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TỐI ƯU HIỆU QUẢ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI ĐIỆN LỰC ĐỨC PHỔ - TỈNH QUẢNG NGÃI” Luận văn gồm các chương sau: Chương 1: GIỚI THIỆU ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ HIỆN TRẠNG LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI HUYỆN ĐỨC PHỔ Chương 2: VẤN ĐỀ TỔN THẤT ĐIÊN NĂNG, TỐI ƯU HÓA LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI VÀ GIỚI THIỆU PHẦN MỀM PSS/ADEPT DÙNG TRONG TÍNH TOÁN LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI Chương 3: ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP VẬN HÀNH TỐI ƯU LƯỚI ĐIỆN 3 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ HIỆN TRẠNG LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI HUYỆN ĐỨC PHỔ 1.1 Đặc điểm chung 1.1.1 Vị trí địa lý, đặc điểm, tính chất của địa phương Huyện Đức Phổ là huyện đồng bằng ven biển phía Nam, thuộc tỉnh Quảng Ngãi, trải dài theo bờ biển phía nam tỉnh Quảng Ngãi, có trục giao thông Quốc lộ 1 và đường sắt Thống Nhất chạy qua, tọa độ từ 14°48′18″ độ Vĩ Bắc và từ 108°57′9″ độ Kinh Đông. Ranh giới được xác định như sau: Hình 1.1: Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ngãi 4 - Phía bắc giáp huyện Mộ Đức; - Phía nam giáp huyện Hoài Nhơn (tỉnh Bình Định); - Phía tây giáp huyện Nghĩa Hành và huyện Ba Tơ; - Phía đông giáp biển Đông Đức Phổ có địa hình phức tạp, đa dạng, bị chia cắt mạnh, núi và đồng bằng xen kẽ, một số nhánh núi của dãy Trường Sơn chạy ra tận bờ biển. Có 3 dạng địa hình: 1) Vùng bắc và nam sông Trà Câu có địa hình tương đối bằng phẳng, là vùng trọng điểm sản xuất lúa; 2) Vùng nam sông Trà Câu đến núi Dâu có núi và đồng bằng xen kẽ, có nhiều sông, suối, địa hình phức tạp, chia cắt mạnh, độ dốc giảm từ tây sang đông, thường bị ngập úng vào mùa mưa; 3) Vùng nam núi Dâu đến đèo Bình Đê chủ yếu là đồi núi và có một số dãy núi chạy suốt ra bờ biển, có một ít đồng bằng nhỏ hẹp nằm cạnh các suối và xen kẽ với núi. Đức Phổ có tổng diện tích đất tự nhiên là 37.276ha. Rừng có diện tích khá lớn, động thực vật, lâm sản khá phong phú. Đức Phổ có bờ biển dài trên 40km, có 2 cửa biển Mỹ Á và Sa Huỳnh, là đầu mối giao thông đường thủy và là tụ điểm của nghề cá, đánh bắt và nuôi trồng hải sản. Ngư nghiệp xưa nay được xem là một thế mạnh của huyện. Đức Phổ nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa mưa nắng rõ rệt, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12, mùa khô từ tháng 01 đến tháng 8. Có 2 mùa gió chính là gió mùa đông với hướng gió thịnh hành là tây bắc đến bắc và gió mùa hạ với hướng gió chính là đông đến đông nam. Tốc độ gió trung bình 2 - 4m/s, nhiệt độ trung bình trong năm là 25,8oC. Lượng mưa cả năm đạt 1.915mm. Trên biển trung bình hằng năm có 135 ngày gió mạnh (cấp 6 trở lên) gây ảnh hưởng đến thời gian đi biển của ngư dân, nhất là vào các tháng từ tháng 11 đến tháng 01 năm sau. 1.1.2 Hiện trạng kinh tế xã hội Trong những năm qua, tốc độ phát triển của các ngành thuộc lĩnh vực CN-XD, TM-DV khá cao so với lĩnh vực nông nghiệp. Kinh tế của thị xã tiếp tục tăng trưởng khá cao, hầu hết các chỉ tiêu cơ bản về các ngành kinh tế đều đạt được kế hoạch đề ra, kết cấu hạ tầng được quan tâm đầu tư xây dựng. Trong năm 2018, tình hình Kinh tế - xã hội của huyện tiếp tục giữ ổn định và có bước tăng trưởng khá. Tổng giá trị sản xuất ước đạt 19.212 tỷ đồng, đạt 100% so với kế hoạch năm, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, nông, lâm, thủy sản đạt 2.862 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch năm, tăng 5,8% so với cùng kỳ; công nghiệp - xây dựng ước đạt 8.570 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch năm, tăng 17,6% so 5 với cùng kỳ; thương mại - dịch vụ ước đạt 7.780 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch năm, tăng 19,1% so với cùng kỳ. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng định hướng. Trong đó, nông - lâm - thủy sản chiếm 14,9%; công nghiệp – xây dựng chiếm 44,6%; thương mại - dịch vụ chiếm 40,5%. Một số chỉ tiêu kinh tế đạt khá như sản lượng lúa vụ Đông - Xuân đạt 61.094 tấn, đạt 101% so với cùng kỳ năm trước; sản lượng thủy sản đánh bắt đạt trên 67.998 tấn, đạt 100,5% kế hoạch năm, bằng 101,7% so với cùng kỳ năm trước; đóng mới và cải hoán 99 chiếc tàu cá; tổng đàn gia súc hiện có 45.000 con; Tổng thu ngân sách trên 170 tỷ đồng, đạt trên 111% so với dự toán giao, tăng 3,7% so với cùng kỳ năm trước. Về trồng trọt: Sản lượng cây lương thực có hạt đạt 63.696 tấn, đạt trên 100% kế hoạch năm, đạt trên 102% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, diện tích gieo sạ lúa cả năm 10.355ha, đạt 100% kế hoạch, sản lượng 31.860 tấn, năng suất bình quân 59 tạ/ha…. Đàn gia súc phát triển ổn định với số lượng 45 nghìn con. Trong năm 2018, huyện cũng tiến hành kiên cố hoá 23 tuyến kênh mương với tổng chiều dài 18.349m, tổng kinh phí trên 27 tỷ đồng. Về lâm nghiệp: diện tích rừng tự nhiên hiện có trên 1.455 ha và trên 946ha rừng khoanh nuôi tái sinh có trồng bổ sung thuộc dự án KFW6. Ngành thuỷ sản của huyện tiếp tục đạt được sản lượng cao với 67.998 tấn, đạt trên 100% kế hoạch năm. Bên cạnh đó, trong năm, đã tạo việc làm mới và tăng thêm việc làm cho khoảng 8.000 lao động, tăng 2,56% so với cùng kỳ năm trước; đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài 81 người…Lĩnh vực văn hóa – xã hội có nhiều tiến bộ. Quốc phòng, An ninh được giữ vững; trật tự an toàn xã hội được đảm bảo. Về lĩnh vực xây dựng nông thôn mới: tiếp tục thực hiện lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, các nguồn vốn vào Chương trình MTQG về xây dựng nông thông mới, đồng thời thực hiện tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia đóng góp nguồn lực để thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới. Xây dựng kế hoạch hỗ trợ phát triển sản xuất, dịch vụ nông thôn đối với các xã năm 2019. Về lĩnh vực đầu tư – xây dựng, quản lý đô thị:  Về đầu tư xây dựng: Huyện cũng đã huy động tối đa các nguồn lực tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng với tổng giá trị đầu tư xây dựng cơ bản trong năm 2018 trên 199 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch năm; đầu tư trên 109 tỷ đồng xây dựng Nông thôn mới. Đến nay, toàn huyện có 4 xã đạt từ 9 đến 13 tiêu chí ; 5 xã đạt từ 14 đến 16 tiêu chí ; 1 xã đạt 17 đến 18 tiêu chí.Đôn đốc các chủ đầu tư triển khai thi công các công trình thuộc các Chương trình Kinh tế - Xã hội trọng điểm theo kế hoạch vốn được phân bổ. 6  Về quản lý Đô thị: UBND thị xã tiếp tục tăng cường chỉ đạo công tác quản lý đô thị, nhất là quản lý quy hoạch, chỉnh trang đô thị. Triển khai kế hoạch phát động phong trào thi đua đảm bảo trật tự an toàn giao thông năm 2019. Năm 2018, kinh tế ổn định và tăng trưởng; cơ cấu kinh tế đang dần chuyển dịch theo hướng công nghiệp- xây dựng, dịch vụ - du lịch. Cơ cấu kinh tế theo ngành của huyện Đức Phổ được thể hiện qua biểu đồ sau. 15% Nông - Lâm nghiệp 40% Công nghiệp- Xây dựng Thương mại- Dịch vụ 45% Hình 1.2: Biểu đồ cơ cấu kinh tế năm 2018 huyện Đức Phổ 1.1.3 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng Hệ thống đường giao thông: Nhiều công trình giao thông trên địa bàn huyện đã được đầu tư xây dựng và nâng cấp. Điển hình như dự án Nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 24, đoạn từ Km8 giáp huyện Ba Tơ; trục đường Phổ Khánh-Phổ Châu; Phổ An-Phổ Phong... tạo thuận lợi trong việc đi lại và kết nối giao thương hàng hóa giữa các địa phương trong và ngoài huyện. Bên cạnh đó, huyện cũng quan tâm đầu tư nhựa hóa, bê tông hóa, cứng hóa gần 150km đường liên huyện, xã, thôn, xóm, khối phố và kênh mương nội đồng; đầu tư nâng cấp, chỉnh trang các tuyến đường, hệ thống điện chiếu sáng.... Hệ thống giáo dục và đào tạo: Chất lượng giáo dục và đào tạo không ngừng được nâng lên; cơ sở vật chất các trường học được đầu tư xây dựng nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu dạy và học. Công tác phòng, chống dịch bệnh được quan tâm, tăng cường thực hiện các biện pháp, không để xảy ra dịch bệnh trên địa bàn huyện. Công tác dân số - kế hoạch hóa 7 gia đình đạt được những kết quả tích cực; công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em luôn được chú trọng. Hệ thống y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân: Ngành y tế của thị xã trong những năm qua đã được quan tâm đầu tư về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và nhân lực y tế, thực hiện tốt các chương trình phòng chống dịch bệnh và chăm sóc sức khỏe, đảm bảo đáp ứng các nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân, ngày càng được củng cố hoàn thiện. 1.2 Phương hướng phát triển kinh tế, xã hội 1.2.1 Phương hướng mục tiêu tổng quát Tập trung phát triển thủy sản trở thành ngành kinh tế chủ lực của huyện, gắn kết chặt chẽ giữa khai thác, nuôi trồng, chế biến, tiêu thụ sản phẩm với phát triển dịch vụ nghề cá, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ môi trường. Phát triển thương mại, dịch vụ theo hướng mở rộng quy mô, đa dạng hóa loại hình và nâng cao chất lượng phục vụ. Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển huyện Đức Phổ trở thành thị xã trực thuộc tỉnh. Phấn đấu phát triển kinh tế gắn với việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, đảm bảo an sinh xã hội; bảo vệ và cải thiện môi trường. Từ đó, cũng thúc đẩy huyện Đức Phổ ngày càng phát triển mạnh mẽ và bền vững, góp phần quan trọng vào tiến trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước trong nền kinh tế hội nhập và phát triển. 1.2.2 Các chỉ tiêu chủ yếu giai đoạn 2016-2020 * Về kinh tế : - Tăng trưởng kinh tế (tính theo giá so sánh năm 2010) là 16,34%, trong đó: Nông - lâm - ngư là 9,19%; Công nghiệp - xây dựng là 17,04%; Thương mại Dịch vụ là 18,3%. - Cơ cấu ngành kinh tế: + Nông - lâm - ngư: 13,97 % + Công nghiệp - xây dựng: 44,95 % + Thương mại - Dịch vụ: 41,08 % - Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn: 5.000 tỷ đồng. - Thu ngân sách trên địa bàn huyện: 148 tỷ đồng. - Chi ngân sách trên địa bàn huyện: 621,4 tỷ đồng. - Các sản phẩm chủ yếu: 8 + Sản lượng lương thực có hạt: 63.182 tấn, trong đó: Sản lượng thóc 60.720 tấn, sản lượng ngô 2.462 tấn. + Trồng rừng sau khai thác: 1.000 ha, tỷ lệ che phủ rừng 41,5% + Sản lượng thủy sản 68.750 tấn, trong đó khai thác 64.850 tấn, nuôi trồng 3.900 tấn. * Về văn hóa - xã hội: - Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 0,8%. Dân số trung bình: 150.927 người. - Tạo việc làm, giải quyết thêm việc làm trong năm 8.400 người. - Giảm tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020) còn 4,78%. - Tỷ lệ giảm sinh 0,1‰. - Tỷ lệ lao động qua đào tạo: 51%. - Tỷ lệ đạt chuẩn văn hóa: + Hộ gia đình: 85% + Thôn, tổ dân phố: 85% + Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp: 90% - Xã đạt chuẩn nông thôn mới: 02-03 xã - Trường đạt chuẩn Quốc gia tăng thêm: 02 trường - Tỷ lệ dân số tham gia bảo hiểm y tế: 87,28%. * Về kết cấu hạ tầng và đô thị hóa: - Phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ dân số đô thị đạt 60%. - Phấn đấu đến năm 2020, toàn thị xã có 60% số xã đạt 19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới. * Về môi trường: - Đến năm 2020 phấn đấu có 90% dân số đô thị được dùng nước sạch và 9798% dân số nông thôn được dùng nước hợp vệ sinh; - Tỷ lệ độ che phủ rừng đạt 43,5%. 1.3 Tổng quan hệ thống lưới điện huyện Đức Phổ 1.3.1 Nguồn và lưới điện phân phối Điện lực Đức Phổ, trực thuộc Công ty Điện lực Quảng Ngãi, có nhiệm vụ quản lý vận hành lưới điện phân phối và kinh doanh điện năng theo phân cấp trên địa bàn huyện Đức Phổ bao gồm 14 xã và 1 thị trấn; khối lượng quản lý tương đối lớn. 9 Nguồn điện cấp cho lưới điện phân phối huyện Đức Phổ chủ yếu lấy từ 2 nguồn là trạm 110kV E16.2 và trạm 110kV E16.4. Lưới điện phân phối huyện Đức Phổ gồm có 06 tuyến trung áp 22kV với tổng số khách hàng sử dụng điện là 62.941 khách hàng. Một số thông số khối lượng quản lý lưới điện như sau: Bảng 1.1: Khối lượng quản lý lưới điện Điện lực Đức Phổ Khu vực Huyện Đức Phổ Đường dây trung áp (km) Đường dây hạ áp (km) 306,68 414,54 Dung lượng bù (kVAr) 2400 Trạm biến áp Recloser LBS (máy) (máy) Số Trạm Tổng dung lượng (kVA) 5 5 337 56277 Do đặc điểm địa hình, lưới điện phân phối khu vực huyện Đức Phổ chủ yếu kết cấu hình tia, nhiều xuất tuyến có bán kính cấp điện lớn (trên 20km), một số xuất tuyến vận hành độc lập chưa có mạch vòng hỗ trợ; Lưới điện trung áp phần lớn tiếp nhận từ chương trình phủ điện nông thôn, mặc dù trong thời gian qua luôn được nâng cấp cải tạo, tuy nhiên đến nay vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như sau:  Hành lang lưới điện đi trong khu vực nhiều cây cối nên công tác QLVH gặp nhiều khó khăn.  Tiết diện dây dẫn nhỏ và số lượng nhánh rẽ đường dây trung áp 01 pha dài; TBA 1 pha chiếm tỷ trọng tương đối lớn, ảnh hưởng đến việc cân bằng pha lưới điện trung áp;  Còn nhiều MBA đã vận hành lâu năm đang dần được thay thế bảo dưỡng, bên cạnh đó các MBA cho khách hàng thuê bao là máy đã vận hành lâu năm, có TTĐN không tải lớn.  Tụ bù trung thế lắp cố định trên lưới, chủ yếu đóng/ mở bằng FCO; do công suất phụ tải trên từng xuất tuyến dao động giữa cao điểm – thấp điểm trong ngày lớn nên việc vận hành tụ bù tối ưu là khó khăn, nhiều thời điểm xuất hiện bù dư trong giờ thấp điểm các ngày nghỉ (ngày lễ, thứ 7, chủ nhật). 1.3.2 Tình hình cấp điện cơ bản của lưới điện phân phối Điện lực Đức Phổ  Khối lượng quản lý: - Xuất tuyến 471E16.4 có chiều dài là 79,46 km, có 84 trạm biến áp (22/0.4kV). 10 - Xuất tuyến 473E16.4 có chiều dài là 32,42 km, có 39 trạm biến áp (22/0.4kV). - Xuất tuyến 475E16.4 có chiều dài là 10,59 km, có 15 trạm biến áp (22/0.4kV). - Xuất tuyến 477E16.4 có chiều dài là 71,45 km, có 63 trạm biến áp (22/0.4kV). - Xuất tuyến 476E16.2 có chiều dài là 47,97 km, có 62 trạm biến áp (22/0.4kV). - Xuất tuyến 478E16.2 có chiều dài là 59,91 km, có 78 trạm biến áp (22/0.4kV).  Mô tả sự liên lạc và phân đoạn giữa các xuất tuyến: - Liên lạc giữa các xuất tuyến (các vị trí thường mở): LL TT Đức Phổ, LL Phổ Minh, LL Phổ Thuận, LL T4. - Phân đoạn giữa các xuất tuyến (các vị trí thường đóng): PĐ Phổ Khánh, PĐ Phổ Cường, PĐ TT Đức Phổ, PĐ Phổ Ninh, PĐ Phổ Nhơn 1, PĐ Phổ Nhơn 2, PĐ Phổ Văn 1, PĐ Phổ Văn 2, PĐ Phổ Thuận, PĐ Phổ Phong, PĐ Phổ Phong 2, PĐ Phổ Phong 3, PĐ LL TT Đức Phổ. Bảng 1.2: Mô tả liên lạc và phân đoạn các xuất tuyến Liên lạc giữa các XT TT Tên XT Vị trí LL Cột 15 LL TT Đức Phổ - XT 1 XT 471/110kV 477/110kV Đức Phổ Phân đoạn giữa các XT Thiết XT được bị LL LL TBĐC Cột 75 PĐ Phổ XT 477/110kV Vị trí PĐ DCPT Đức Phổ Khánh – XT 471/110kV Đức RC Phổ Cột 134 PĐ Phổ Đức Phổ Cường – XT 2 471/110kV Đức FCO Phổ Cột 15 LL TT Đức Phổ - XT 3 4 477/110kV Đức XT Phổ 477/110kV Cột 95 LL Phổ Đức Phổ Minh - XT 476/110kV Mộ Đức 5 Cột 152 PĐ TT XT 471/110kV DCPT Đức Phổ XT XT 478/110kV 478/110kV RC Cột 204 PĐ Phổ LTD Mộ Đức Cột 112 LL T4 - 477/110kV Đức Phổ XT 476/110kV Đức Phổ - XT Ninh – XT 477/110kV Đức FCO Phổ DCPT Cột 236 PĐ Phổ Nhơn 1 – XT DCPT Ghi chú 11 Liên lạc giữa các XT TT Tên XT Vị trí LL Mộ Đức Phân đoạn giữa các XT Thiết XT được bị LL LL Mộ Đức Vị trí PĐ TBĐC 477/110kV Đức Phổ Cột 265 PĐ Phổ Nhơn 2 – XT 6 477/110kV Đức FCO Phổ Cột 95 LL Phổ Minh - XT 7 XT 476/110kV Mộ Đức 8 476/110kV Mộ Đức Cột 28/7 LL Phổ Thuận XT 476/110kV Mộ Đức Cột 28/7 LL Phổ Thuận - XT 9 476/110kV Mộ Đức Cột 112 LL T4 - 10 XT 478/E16.2 XT 11 478/110kV Mộ Đức Cột 61 PĐ Phổ XT 477/110kV LTD Đức Phổ DCPT 476/110kV Mộ DCPT Cột 47 PĐ Phổ DCPT Mộ Đức Thuận – XT 478/110kV Mộ RC Đức Cột 90 PĐ Phổ XT Đức Phổ Văn 2 – XT Đức XT 477/110kV RC Cột 71 PĐ Phổ Mộ Đức 476/110kV 476/110kV Mộ Đức XT 478/110kV Văn 1 – XT DCPT Phong – XT 478/110kV Mộ RC Đức` Cột 117 PĐ Phổ Phong 2 – XT 478/110kV Mộ LBFCO Đức Cột 152 PĐ Phổ 12 Phong 3 – XT 478/110kV Mộ FCO Đức Cột 102 LL PĐ 13 Đức Phổ XT 478/110kV Mộ Đức LTD Ghi chú 12  Phương thức vận hành lưới điện hiện tại: - XT 471/E16.4, 473/E16.4, 475/E16.4, 477/E16.4 được cấp điện từ TBA 110kV Đức Phổ. - XT 476/E16.2, 478/E16.2 được cấp điện từ TBA 110kV Mộ Đức. * Khi TBA 100kV Đức Phổ mất điện: + Đóng LL TT Đức Phổ, đóng LL T4. Chuyển phương thức cấp điện cho XT 471, 477/E16.4 từ XT 478/E16.2 + Đóng LL TT Đức Phổ, đóng LTD LL Phổ Minh. Chuyển phương thức cấp điện cho XT 471, 477/E16.4 từ XT 476/E16.2 * Khi TBA 110kV Mộ Đức mất điện: Đóng LL Phổ Thuận, đóng LL T4. Chuyển phương thức cấp điện cho XT 476, 478/E16.2 từ XT 477/E16.4 * Khi XT 477/E16.4 mất điện: + Đóng LL TT Đức Phổ, chuyển phương thức cấp điện cho XT 477/E16.4 từ XT 471/E16.4 + Đóng LL T4, chuyển phương thức cấp điện cho XT 477/E16.4 từ XT 478/E16.2 + Đóng LTD LL Phổ Minh, chuyển phương thức cấp điện cho XT 477/E16.4 từ XT 476/E16.2 * Khi XT 471/E16.4 mất điện: Đóng LL TT Đức Phổ, chuyển phương thức cấp điện cho XT 471/E16.4 từ XT 477/E16.4 * Khi XT 476/E16.2 mất điện: + Đóng LL Phổ Minh, chuyển phương thức cấp điện cho XT 476/E16.2 từ XT 477/E16.4 + Đóng LL Phổ Thuận, chuyển phương thức cấp điện cho XT 476/E16.2 từ XT 478/E16.2 * Khi XT 478/E16.2 mất điện: + Đóng LL T4, chuyển phương thức cấp điện cho XT 478/E16.2 từ XT 477/E16.4 + Đóng LL Phổ Thuận, chuyển phương thức cấp điện cho XT 478/E16.2 từ XT 476/E16.2 13 1.3.3 Phụ tải điện của khu vực huyện Đức Phổ Phụ tải sinh hoạt và dịch vụ công cộng  Phụ tải sinh hoạt của các hộ gia đình bao gồm các thành phần: thắp sáng chiếm trung bình khoảng 4060% tổng lượng điện năng tiêu thụ, làm mát (2030)%, đun nấu (1020)% và các thành phần khác.  Cùng với sự phát triển kinh tế, cơ cấu các thành phần phụ tải điện trong các hộ gia đình cũng thay đổi. Các thiết bị điện sử dụng cho mục đích giải trí ngày càng tăng, trong khi đó phụ tải chiếu sáng có xu hướng giảm dần.  Phụ tải dịch vụ công cộng bao gồm các thành phần sử dụng cho các nhu cầu hoạt động của cộng đồng như: ủy ban, trường học, nhà văn hóa, trạm y tế, nhà văn hóa, cửa hàng bách hóa v.v Phụ tải sản xuất  Phụ tải sản xuất bao gồm các thành phần phụ tải sản xuất nông nghiệp, sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp.  Phụ tải công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: chủ yếu là máy hàn, máy gia công sắt,máy xay xát, máy nghiền thức ăn gia súc, máy xẻ gỗ, máy nghiền đá, máy kem đá, máy bơm ...Nhu cầu phụ tải điện công nghiệp địa phương, tiểu thủ công và lâm nghiệp được xác định trên cơ sở nhu cầu hiện tại và định hướng phát triển các ngành kinh tế trên địa bàn.  Phụ tải nông nghiệp:chủ yếu là các trạm cấp điện cho đìa tôm hoặc bơm tưới và tiêu úng. Các loại động cơ dùng ở các trạm bơm thường là loại không đồng bộ công suất đặt từ 10  75 kW Phụ tải điện nông thôn, miền núi  Mật độ phụ tải thấp và phân bố không đều trên phạm vi lãnh thổ rộng lớn. Bán kính hoạt động lớn, dòng điện chạy trên đường dây không cao, thời gian sử dụng công suất cực đại TM rất thấp, do đó làm giảm các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật của mạng điện;  Phụ tải rất đa dạng, bao gồm các hộ dùng điện trong trong sinh hoạt, trong sản xuất như: trồng trọt, thủy lợi, chăn nuôi, công nghiệp nhỏ, lò gạch, chế biến thực phẩm v.v.  Sự làm việc của rất nhiều thiết bị được thực hiện ở chế độ ngắn hạn với khoảng thời gian nghỉ khá dài, do đó thời gian sử dụng trong ngày rất thấp, ví dụ như quá trình chế biến thức ăn gia súc, quá trình vắt sữa v.v.  Phần lớn phụ tải điện nông nghiệp tác động theo mùa vụ, ví dụ các trạm bơm, các trạm xử lý hạt giống, các máy thu hoạch (tuốt lúa, làm sạch sản phẩm v.v.).
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan