Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tính tin cậy và tính giá trị của bảng câu hỏi đánh giá nguy cơ lệ thuộc thuốc cắ...

Tài liệu Tính tin cậy và tính giá trị của bảng câu hỏi đánh giá nguy cơ lệ thuộc thuốc cắt cơn ở bệnh nhân hen ngoại trú phiên bảng tiếng việt

.PDF
77
1
103

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA Y  MÃ KIM PHỤNG TÍNH TIN CẬY VÀ TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BẢNG CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ LỆ THUỘC THUỐC CẮT CƠN Ở BỆNH NHÂN HEN NGOẠI TRÚ PHIÊN BẢNG TIẾNG VIỆT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ ĐA KHOA Thành Phố Hồ Chí Minh, năm 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA Y  MÃ KIM PHỤNG TÍNH TIN CẬY VÀ TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BẢNG CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ LỆ THUỘC THUỐC CẮT CƠN Ở BỆNH NHÂN HEN NGOẠI TRÚ PHIÊN BẢNG TIẾNG VIỆT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ ĐA KHOA Hướng dẫn khoa học: THS.BS VŨ TRẦN THIÊN QUÂN Thành Phố Hồ Chí Minh, năm 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan số liệu trong luận văn này là được ghi nhận, nhập liệu và phân tích một cách trung thực. Luận văn này không có bất kỳ số liệu, văn bản, tài liệu đã được Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh hay trường đại học khác chấp nhận để cấp văn bằng đại học, sau đại học. MÃ KIM PHỤNG I MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT.................................................. V DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................... VI DANH MỤC HÌNH ........................................................................................................ VII DANH MỤC BIỂU ĐỒ .................................................................................................VIII ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................................................... 1 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .............................................................................................. 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN Y VĂN ................................................................................ 4 1.1. HEN: ......................................................................................................................... 4 1.1.1. Định nghĩa ......................................................................................................... 4 1.1.2. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ ........................................................................ 4 1.1.3. Cơ chế sinh bệnh học ........................................................................................ 4 1.1.4. Chẩn đoán .......................................................................................................... 5 1.1.5. Điều trị ............................................................................................................... 8 1.2. THUỐC ĐỒNG VẬN BETA 2 TÁC DỤNG NGẮN .............................................. 9 1.2.1. Cơ chế hoạt động ............................................................................................... 9 1.2.2. Vấn đề quan ngại ............................................................................................. 10 1.2.3. Sự lệ thuộc thuốc SABA của bệnh nhân hen .................................................. 11 1.3. BẢNG CÂU HỎI NGUY CƠ CẮT TRIỆU CHỨNG RELIANCE RELIEVER TEST .............................................................................................................................. 13 1.4. TÍNH TIN CẬY VÀ TÍNH GIÁ TRỊ CỦA BẢNG CÂU HỎI ............................. 14 1.4.1. Tính tin cậy ...................................................................................................... 14 II 1.4.2. Tính giá trị ....................................................................................................... 15 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 17 2.1. GIAI ĐOẠN CHUYỂN NGỮ ................................................................................ 18 2.1.1. Xin phép tác giả và đơn vị giữ bản quyền ....................................................... 18 2.1.2. Dịch xuôi Anh – Việt ...................................................................................... 18 2.1.3. Dịch ngược Việt – Anh ................................................................................... 18 2.1.4. Tổng hợp các bản dịch .................................................................................... 18 2.1.5. Thẩm định bởi chuyên gia và tính giá trị nội dung ......................................... 19 2.1.6. Đánh giá mức độ tương đồng so với bản gốc.................................................. 20 2.2. GIAI ĐOẠN NGHIÊN CỨU THỬ ........................................................................ 21 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ......................................................................................... 21 2.2.2. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 21 2.2.3. Thu thập dữ liệu............................................................................................... 22 2.2.4. Xử trí số liệu .................................................................................................... 23 2.2.5. Phân tích dữ liệu .............................................................................................. 23 2.3. GIAI ĐOẠN ĐÁNH GIÁ TÍNH TIN CẬY VÀ GIÁ TRỊ CỦA BẢNG CÂU HỎI RRT PHIÊN BẢN TIẾNG VIỆT .......................................................................... 24 2.3.1. Thiết kế nghiên cứu ......................................................................................... 24 2.3.2. Đối tượng nghiên cứu ...................................................................................... 25 2.3.3. Thu thập dữ liệu............................................................................................... 26 2.3.4. Xử trí dữ liệu ................................................................................................... 26 2.3.5. Phân tích dữ liệu .............................................................................................. 28 III 2.4. VẤN ĐỀ Y ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU ........................................................... 30 2.5. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU ........................................................... 30 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................................... 31 3.1. ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .................................................. 31 3.1.1. Đặc điểm dân số của đối tượng nghiên cứu .................................................... 31 3.1.2. Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu.................................................... 32 3.1.3. Mức kiểm soát hen theo GINA 2019 .............................................................. 32 3.1.4. Tần suất sử dụng thuốc cắt cơn trong 4 tuần qua ............................................ 33 3.1.5. Đặc điểm bảng câu hỏi đánh giá nguy cơ lệ thuộc thuốc cắt cơn của đối tượng nghiên cứu ....................................................................................................... 33 3.2. MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA ĐIỂM CỦA BẢNG CÂU HỎI RRT VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ......................................................... 36 3.2.1. Mối tương quan giữa điểm số bảng câu hỏi RRT và các đặc điểm dân số và trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu ............................................................... 36 3.2.2. Mối tương quan giữa điểm số bảng câu hỏi RRT và các mức độ kiểm soát hen theo GINA 2019 của đối tượng nghiên cứu ....................................................... 37 3.2.3. Mối tương quan giữa điểm số bảng câu hỏi RRT và tần suất sử dụng SABA trong 4 tuần qua của đối tượng nghiên cứu ............................................................... 40 3.3. ĐÁNH GIÁ BẢNG CÂU HỎI RRT PHIÊN BẢNG TIẾNG VIỆT...................... 42 3.3.1. Tính giá trị bề mặt ........................................................................................... 42 3.3.2 Tính tin cậy ....................................................................................................... 42 CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ................................................................................................ 43 4.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ........................................................... 43 IV 4.1.1. Đặc điểm dân số đối tượng nghiên cứu ........................................................... 43 4.2. MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA ĐIỂM CỦA BẢNG CÂU HỎI RRT VÀ CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ......................................................... 48 4.2.1. Mối tương quan giữa điểm số bảng câu hỏi và đặc điểm dân số và trình độ học vấn....................................................................................................................... 48 4.2.2. Mối tương quan giữa điểm số bảng câu hỏi và mức kiểm soát hen ................ 48 4.2.3. Mối tương quan giữa điểm số bảng câu hỏi RRT và tần suất sử dụng SABA trong 4 tuần qua của đối tượng nghiên cứu ................................................................... 48 4.3. ĐÁNH GIÁ BẢNG CÂU HỎI RRT PHIÊN BẢN TIẾNG VIỆT......................... 49 4.3.1. Tính giá trị nội dung ........................................................................................ 49 4.3.2 Tính tin cậy của bảng câu hỏi RRT bản tiếng Việt .......................................... 49 KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 51 HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU .................................................................................... 52 KIẾN NGHỊ ...................................................................................................................... 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 V DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Ký hiệu chữ Chữ viết đầy đủ viết tắt 1 cAMP 2 COPD 3 FEV1 Ý nghĩa tiếng Việt Cyclic Adenosine Mono Adenosine monophosphate Phosphate vòng Chronic Obstructive Pulmonary Bệnh phổi tắc nghẽn mạn Disease tính Forced Expiratory Volume in Thể tích thở ra gắng sức One second trong một giây đầu Forced Expiratory Volume in 4 FEV1/FVC One second / Forced Vital Chỉ số Tiffeneau - Pinelli Capacity Global Initiative for Asthma Chiến lược toàn cầu vì hen Inhaled CorticoSteroid Corticosteroid hít Long Active Bronchodilatator Thuốc đồng vận beta giãn Action phế quản tác dụng dài LTD4 Leukotriene D4 Leukotriene D4 9 PKA Protein Kinase A Protein Kinase A 10 RRT Reliever Reliance Test 11 SABA 5 GINA 6 ICS 7 LABA 8 12 SRQ Short-Acting Beta 2 Antagonist Short-acting beta 2 antagonist Reliance Questionnaire Bảng câu hỏi đánh giá nguy cơ lệ thuộc thuốc cắt cơn Thuốc đồng vận beta 2 tác dụng ngắn Bảng câu hỏi lệ thuộc thuốc đồng vận beta 2 tác dụng ngắn VI DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Mức độ kiểm soát triệu chứng hen theo GINA 2019 ...................................... 7 Bảng 2.1. Mức độ tin cậy của thang đo dựa theo hệ số Cronbach’s alpha [55] ............ 29 Bảng 3.1. Đặc điểm dân số của đối tượng nghiên cứu................................................... 31 Bảng 3.2. Trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu .................................................. 32 Bảng 3.3. Phân bố điểm số bộ câu hỏi V- RRT ............................................................. 33 Bảng 3.4. Mối tương quan giữa điểm số bảng câu hỏi RRT và các đặc điểm dân số và trình độ học vấn của đối tượng nghiên cứu .................................................................... 36 Bảng 3.5. Mối tương quan giữa điểm số bảng câu hỏi RRT và các mức độ kiểm soát hen theo GINA 2019 của đối tượng nghiên cứu (n=67) ................................................ 37 Bảng 3.6. Mối tương quan giữa điểm số bảng câu hỏi RRT và tần suất sử dụng SABA trong 4 tuần qua của đối tượng nghiên cứu .................................................................... 40 Bảng 3.7. Hệ số Cronbach’s alpha của bảng câu hỏi RRT phiên bản tiếng Việt .......... 42 Bảng 4.1. Tuổi trung bình của bệnh nhân hen ............................................................... 43 Bảng 4.2. Tỉ lệ mắc hen theo giới tính ........................................................................... 44 Bảng 4.3. Tỉ lệ mức kiểm soát hen theo GINA/ACT .................................................... 45 Bảng 4.4. So sánh kết quả nghiên cứu đặc điểm bảng câu hỏi RRT giữa nghiên cứu của Amy Chan [15] và chúng tôi. ......................................................................................... 46 VII DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Cơ chế hoạt động thuốc đồng vận beta 2 [26] ................................................. 9 Hình 1.2. Phân loại tính tin cậy theo Drost [20] ............................................................ 14 Hình 1.3. Phân loại tính giá trị theo Cronbach và Meehl [20] ....................................... 15 Hình 2.1. Các giai đoạn nghiên cứu ............................................................................... 17 Hình 3.1. Mối tương quan giữa điểm số bảng câu hỏi RRT và mức kiểm soát hen của đối tượng tham gia nghiên cứu....................................................................................... 39 Hình 3.2. Mối tương quan giữa điểm số bảng câu hỏi RRT và tần suất sử dụng .......... 41 VIII DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Phân loại mức kiểm soát hen theo GINA 2019 ......................................... 32 Biểu đồ 3.2. Tần suất sử dụng thuốc cắt cơn trong 4 tuần qua ...................................... 33 Biểu đồ 3.3. Biểu đồ thể hiện phần trăm đối tượng nghiên cứu phản hồi đồng ý hoặc rất đồng ý với 5 ý kiến của bảng câu hỏi V – RRT ............................................................. 34 Biểu đồ 3.4. Biểu đồ phân phối tần suất (histogram) điểm trung bình meanRRT......... 35 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Năm 2019, Chiến lược toàn cầu vì hen (Global Initiative for Asthma - GINA) không còn khuyến cáo điều trị hen ở thiếu niên và người lớn với thuốc đồng vận beta 2 tác dụng ngắn (Short-Acting Beta 2 Agonist - SABA) đơn độc thay vào đó là điều trị corticosteroid hít (Inhaled Corticosteroid - ICS) tùy theo triệu chứng (ở hen nhẹ) hoặc hằng ngày [56]. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhân hen vẫn tiếp tục lạm dụng thuốc hít SABA. Điều này đã được chứng minh liên quan đến kiểm soát hen kém và làm tăng nguy cơ cao của đợt kịch phát, nhập viện và thậm chí tử vong sớm [23], [38], [56]. Theo nghiên cứu SABINA, tỉ lệ lệ thuộc SABA ở Ý, Đức, Tây Ban Nha, Thụy Điển và Mỹ lần lượt là 9%,16%,29%,30% và 38% [31]. Vấn đề bệnh nhân quá lệ thuộc vào điều trị SABA cùng với không tuân thủ ICS không chỉ giới hạn ở bệnh nhân hen nhẹ mà còn là một vấn đề nghiêm trọng ở mọi mức độ bệnh. Để giải quyết vấn đề quá lạm dụng SABA là một thách thức lớn đòi hỏi sự thay đổi thói quen từ cả bác sĩ lâm sàng và bệnh nhân. Ở nhiều bệnh nhân đã gắn bó lâu dài với SABA có niềm tin thuốc cắt triệu chứng là cách tốt nhất để điều trị bệnh hen của mình [17],[42]. Hơn nữa, bệnh nhân có thể không ý thức được cách sử dụng SABA hiện tại là quá mức [56]. Việc thông báo thông tin đơn thuần về thay đổi điều trị theo khuyến cáo mới của GINA cho bệnh nhân được nhận thấy là không hiệu quả trong thay đổi hành vi của họ [32]. Năm 2020, nhóm nghiên cứu Center of Behavioral Medicine và International Primary Care Respiratory Group (IPCRG) ở Anh đã xây dựng bảng câu hỏi lệ thuộc SABA (Short-acting beta 2 antagonist Reliance Questionnaire - SRQ) [15]. SRQ được chứng minh có tính tin cậy nội tại và tính giá trị tiêu chuẩn chấp nhận được và kết quả nghiên cứu ủng hộ SRQ là công cụ tiềm năng để xác định những bệnh nhân có niềm tin quá mức - dấu hiệu của việc lạm dụng SABA ở bệnh nhân hen [15], [57]. 2 SRQ được kết hợp với đánh giá mức kiểm soát hen theo GINA 2019 thành bảng câu hỏi đánh giá nguy cơ lệ thuộc thuốc cắt cơn (Reliever Reliance Test – RRT). RRT là một công cụ dễ thực hiện, cung cấp thông tin ngắn gọn, có hệ thống hỗ trợ sàng lọc bệnh nhân lệ thuộc SABA bởi các nhân viên y tế trong các chương trình tư vấn hen. Từ đó, nhắm tới mục tiêu can thiệp thay đổi hành vi cho những bệnh nhân có nguy cơ cao nhất và là bước quan trọng đầu tiên hướng tới giải quyết vấn đề toàn cầu về sự lệ thuộc quá mức vào SABA [15]. Tại Việt Nam, hiện nay chưa có công cụ đánh giá niềm tin của bệnh nhân hen vào SABA trên thực hành lâm sàng ngoài các dữ liệu kê toa và cấp phát thuốc. Mà những dữ liệu này thường không sẵn có và có thể không chính xác, đặc biệt ở nước ta vẫn còn bán SABA như loại thuốc không kê toa tại các quầy thuốc. Từ những đặc điểm và nhu cầu nói trên, nghiên cứu được tiến hành nhằm chuyển ngữ sang tiếng Việt và xác định tính tin cậy và tính giá trị của bảng câu hỏi RRT trên đối tượng bệnh nhân hen từ 18 tuổi trở lên qua khảo sát online được đăng trên các nhóm câu lạc bộ bệnh nhân hen trên Facebook. 3 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu tổng quát: Xác định tính tin cậy và tính giá trị của bảng câu hỏi RRT phiên bản tiếng Việt. Mục tiêu cụ thể: 1. Chuyển ngữ bảng câu hỏi RRT sang tiếng Việt theo quy trình chuẩn. 2. Xác định tính giá trị bề mặt và tính tin cậy nội bộ của bảng câu hỏi RRT phiên bản tiếng Việt dùng để sàng lọc bệnh nhân có niềm tin quá mức vào SABA qua khảo sát online được đăng trên các nhóm câu lạc bộ bệnh nhân hen trên Facebook. 4 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN Y VĂN 1.1. HEN: 1.1.1. Định nghĩa Hen là một bệnh không đồng nhất, thường đặc trưng bởi viêm mạn đường thở. Trên lâm sàng, hen được xác định bởi các triệu chứng hô hấp như khò khè, khó thở, nặng ngực và ho thay đổi về cường độ/theo thời gian kèm với tắc nghẽn dòng khí thở ra (phù nề niêm mạc, co thắt cơ trơn, tăng tiết đờm) [56]. 1.1.2. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ Hen gồm nhiều kiểu hình đa dạng khác nhau về biểu hiện lâm sàng, nguyên nhân và sinh bệnh học. Yếu tố nguy cơ cho mỗi kiểu hình hen bao gồm di truyền, yếu tố môi trường và yếu tố vật chủ. - Yếu tố nguy cơ trước sinh của hen gồm mẹ hút thuốc lá trong thai kì, dinh dưỡng, stress, sử dụng kháng sinh và sinh mổ - Yếu tố nguy cơ thời thơ ấu của hen gồm cơ địa dị ứng, hút thuốc lá, tiếp xúc động vật, bú sữa mẹ, giảm chức năng phổi lúc nhũ nhi, tình trạng kinh tế xã hội, kháng sinh và nhiễm trùng - Yếu tố nguy cơ thường gặp ở người lớn là tiếp xúc nghề nghiệp [45]. 1.1.3. Cơ chế sinh bệnh học Hen là một bệnh lý viêm mạn tính đường thở đặc trưng bởi sự hoạt hóa tế bào mast, sự thâm nhiễm bạch cầu ái toan, tế bào lympho T giúp đỡ Th2 và tế bào lympho type 2 tự nhiên[45]. Dị nguyên và các kích thích vật lí hoạt hóa tế bào mast phóng thích hóa chất gây co phế quản như histamine, leukotriene D4 (LTD4) và prostaglandin D2 (PGD2) gây co thắt phế quản, rò rỉ vi mạch, thoát huyết tương. Nhiều triệu chứng của hen là do sự co cơ trơn đường thở, và do đó thuốc giãn phế quản giúp giảm triệu chứng hiệu quả. Sự co cơn trơn đường thở còn góp phần làm tăng tính đáp ứng đường thở. 5 Cơ chế viêm mạn tính trên bệnh nhân hen phế quản chưa được hiểu rõ. Khởi đầu quá trình viêm có thể do tiếp xúc với dị nguyên, nhưng sau đó nó dường như trở nên độc lập, vì vậy bệnh hen không thể chữa khỏi hoàn toàn. Tình trạng viêm có thể được điều phối bởi tế bào tua gai điều hòa tế bào Th2 gây viêm bạch cầu ái toan cũng như sự hình thành Immunoglobulin E (IgE) của tế bào lympho B. Biểu mô đường thở phóng thích hơn 100 loại hóa chất trung gian gây viêm và các yếu tố tăng trưởng nhằm điều phối quá trình viêm và cố gắng sửa chữa những tổn thương do viêm [29]. Quá trình viêm mạn tính dẫn đến tái cấu trúc đường thở: tăng số lượng và kích thước tế bào cơ trơn, mạch máu và tế bào tiết nhầy. Một đặc điểm mô học nổi bật của hen là sự lắng đọng collagen (xơ hóa) bên dưới màng đáy biểu mô đường thở. Điều này là kết quả của viêm bạch cầu ái toan và được tìm thấy ngay cả ở bệnh nhân hen khởi phát triệu chứng. Corticosteroid ức chế quá trình viêm phức tạp của hen phế quản ở hầu hết các bệnh nhân, tuy nhiên nếu ngưng thuốc, dù hen kiểm soát tốt, tình trạng viêm và triệu chứng sẽ trở lại. Bệnh hen thường khởi phát sớm vào thời thơ ấu, sau đó biến mất vào thời thanh thiếu niên và xuất hiện lại ở tuổi trưởng thành. Nó đặc trưng bởi tắc nghẽn đường dẫn khí thay đổi và đáp ứng tốt với điều trị giãn phế quản và corticosteroid. Mức độ nặng của hen thường không thay đổi, do đó bệnh nhân hen nhẹ hiếm khi tiến triển thành hen nặng và bệnh nhân hen nặng thường từ lúc khởi phát, mặc dù ở vài bệnh nhân, đặc biệt với hen khởi phát muộn cho thấy mất dần chức năng phổi giống như bệnh nhân COPD. Bệnh nhân bị hen nặng có thể có kiểu viêm tương tự COPD và đặc trưng bởi kém đáp ứng với corticosteroid [62]. 1.1.4. Chẩn đoán 1.1.4.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán hen theo GINA 2019 - Tiền sử có các triệu chứng hô hấp thay đổi - Các triệu chứng điển hình là khò khè, khó thở, nặng ngực và ho. 6 • Người bị hen thường có nhiều hơn một trong các triệu chứng nêu trên; • Các triệu chứng biến đổi theo thời gian và cường độ; • Các triệu chứng thường xảy ra hoặc nặng hơn vào ban đêm hay lúc thức giấc; • Các triệu chứng thường khởi phát khi gắng sức, cười lớn, tiếp xúc các dị nguyên hay không khí lạnh; • - Các triệu chứng thường xảy ra hoặc trở nên xấu đi khi nhiễm vi rút. Bằng chứng giới hạn luồng khí thở ra biến đổi • Ít nhất một lần trong quá trình chẩn đoán có FEV1 thấp, ghi nhận tỉ lệ FEV1/FVC thấp hơn giá trị bình thường thấp. Tỉ lệ FEV1/FVC bình thường lớn hơn 0,75 – 0,80 đối với người lớn và hơn 0,85 đối với trẻ em. • Ghi nhận biến đổi chức năng hô hấp cao hơn ở người khỏe mạnh. Ví dụ: o FEV1 tăng hơn 12% và 200mL so với giá trị ban đầu (ở trẻ em, >12% giá trị dự đoán) sau khi hít thuốc giãn phế quản. Được gọi là “giãn phế quản hồi phục”. o Trung bình hằng ngày lưu lượng đỉnh thay đổi > 10% (ở trẻ em, >13%). o FEV1 tăng hơn 12% và 200mL so với giá trị ban đầu (ở trẻ em, >12% giá trị dự đoán) sau 4 tuần điều trị bằng thuốc kháng viêm (ngoài các đợt nhiễm trùng hô hấp). • Sự thay đổi vượt mức càng lớn trong nhiều lần đánh giá thì việc chẩn đoán hen càng chắc chắn hơn. • Việc thăm dò nên được lặp lại trong khi có các triệu chứng, vào sáng sớm hay sau khi sử dụng các thuốc giãn phế quản. 7 • Hồi phục phế quản có thể không thấy trong đợt cấp nặng hay nhiễm vi rút. Nếu hồi phục phế quản không thấy trong thăm dò chức năng hô hấp lần đầu, thì bước tiếp theo phụ thuộc vào tính cấp bách của lâm sàng và sự sẵn có của các thăm dò khác. • Làm thêm các thăm dò khác để hỗ trợ chẩn đoán bao gồm cả thử nghiệm gây co thắt phế quản. 1.1.4.2. Đánh giá điều trị hen - Mức độ kiểm soát triệu chứng Bảng 1.1. Mức độ kiểm soát triệu chứng hen theo GINA 2019 Trong 4 tuần qua bệnh nhân có Kiểm soát Kiểm soát Không hoàn toàn một phần kiểm soát 1 – 2 tiêu 3 – 4 tiêu chuẩn chuẩn Triệu chứng ban ngày hơn 2 lần/tuần Thức giấc vì hen Không có Cần dùng thuốc cắt cơn vì triệu chứng tiêu chuẩn hen hơn 2 lần/tuần nào Giới hạn hoạt động do hen - Nguy cơ kết cục xấu: • Nguy cơ cơn hen cấp • Nguy cơ tắc nghẽn luồng khí cố định • Nguy cơ tác dụng phụ thuốc - Bệnh đồng mắc - Mức độ nặng bệnh hen • Hen nhẹ: kiểm soát tốt với trị liệu hen bậc 1 và/hoặc 2 (corticoid hít liều thấp và SABA) • Hen trung bình: kiểm soát với bậc 3 (corticoid hít liều thấp và LABA) 8 • Hen nặng: chỉ đạt kiểm soát nếu dùng bậc 4/5 hoặc không đạt kiểm soát dù bậc 4/5 (corticoid/LABA liều cao có thể kèm các thuốc thêm vào) 1.1.5. Điều trị 1.1.5.1. Mục tiêu điều trị hen Kiểm soát triệu chứng và duy trì hoạt động tích cực bình thường. Giảm nguy cơ đợt cấp, tắc nghẽn cố định vá tác dụng phụ thuốc. 1.1.5.2. Thuốc điều trị hen - Thuốc kiểm soát triệu chứng: • Corticosteroid hít (ICS) là thuốc chống viêm hiệu quả nhất cho bệnh hen, làm giảm triệu chứng, cải thiện chức năng hô hấp, cải thiện chất lượng cuộc sống và làm giảm nguy cơ cơn kịch phát và nhập viện hay tử vong do hen. • Phối hợp ICS và thuốc đồng vận beta giãn phế quản tác dụng dài (LABA) • Thuốc kháng thụ thể leukotriene • Tiotropium, thuốc kháng kháng thể IgE, thuốc kháng interleukin – 5/5R và thuốc kháng interleukin – 4R • - Corticoid đường toàn thân. Thuốc cắt triệu chứng: • Thuốc đồng vận beta 2 tác dụng ngắn (SABA) dạng hít là thuốc được lựa chọn để giảm nhanh các triệu chứng hen và co thắt phế quản bao gồm trong cơn kịch phát cấp tính, điều trị trước cho cơn co thắt phế quản khi gắng sức. SABA chỉ nên được sử dụng khi cần ở liều thấp nhất và số lần cần thiết. Run tay và nhịp tim nhanh thường được ghi nhận với lần đầu sử dụng SABA, nhưng khả năng dung nạp phát triển 9 nhanh khi sử dụng thường xuyên. Sử dụng quá mức, hoặc đáp ứng kém cho thấy hen kiểm soát kém. • ICS – formoterol liều thấp là thuốc cắt cơn cho bệnh nhân được chỉ định điều trị khi cần cho hen nhẹ, trong đó nó làm giảm đáng kể nguy cơ cơn kịch phát nghiêm trọng so với điều trị chỉ bằng SABA. Nó cũng được sử dụng làm thuốc cắt cơn cho bệnh nhân hen vừa – nặng được chỉ định điều trị duy trì và điều trị cắt cơn, trong đó nó làm giảm nguy cơ cơn kịch phát so với sử dụng SABA khi cần, với kiểm soát triệu chứng tương tự. • Thuốc kháng cholinergic tác dụng ngắn hạn là thuốc cắt cơn ít hiệu quả hơn SABA khi sử dụng dài hạn. Sử dụng ngắn hạn trong cơn hen cấp hít cùng SABA làm giảm nguy cơ nhập viện. 1.2. THUỐC ĐỒNG VẬN BETA 2 TÁC DỤNG NGẮN 1.2.1. Cơ chế hoạt động Hình 1.1. Cơ chế hoạt động thuốc đồng vận beta 2 [26]
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan