Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Tính thống nhất và sắc thái riêng trong ca dao người việt ở ba miền bắc, trung, ...

Tài liệu Tính thống nhất và sắc thái riêng trong ca dao người việt ở ba miền bắc, trung, nam

.PDF
216
204
94

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -----)(----- Trần Thị Kim Liên TÍNH THỐNG NHẤT VÀ SẮC THÁI RIÊNG TRONG CA DAO NGƯỜI VIỆT Ở BA MIỀN BẮC, TRUNG, NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN HÀ NỘI - 2005 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -----)(----- Trần Thị Kim Liên TÍNH THỐNG NHẤT VÀ SẮC THÁI RIÊNG TRONG CA DAO NGƯỜI VIỆT Ở BA MIỀN BẮC, TRUNG, NAM Chuyên ngành: Văn học dân gian Mã số: 50407 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Nguyễn Xuân Kính HÀ NỘI - 2005 MỤC LỤC Trang 5 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 5 2. Lịch sử vấn đề 5 3. Tƣ liệu khảo sát 10 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 11 5. Đóng góp của luận án 11 6. Bố cục của luận án 12 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG 13 1.1. Giới thuyết các khái niệm 13 1.1.1. Ca dao và dân ca 13 1.1.2. Các khái niệm Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ, miền Bắc, miền Trung, miền Nam 17 1.1.3. Phân vùng văn học dân gian và phân vùng ca dao 20 1.2. Môi trƣờng tự nhiên, xã hội và lịch sử của chủ nhân ca dao Bắc Bộ (ca dao miền Bắc) 27 1.3. Môi trƣờng tự nhiên, xã hội và lịch sử của chủ nhân ca dao Trung Bộ (ca dao miền Trung) 30 1.4. Môi trƣờng tự nhiên, xã hội và lịch sử của chủ nhân ca dao Nam Bộ (ca dao miền Nam) 33 1.5. Về mối quan hệ giữa tính thống nhất và sắc thái riêng trong ca dao ngƣời Việt ở ba miền Bắc, Trung, Nam 38 1.6. Tiểu kết 46 Chương 2: TÍNH THỐNG NHẤT VÀ SẮC THÁI RIÊNG TRONG NỘI DUNG CA DAO NGƢỜI VIỆT Ở BA MIỀN BẮC, TRUNG, NAM 47 2.1. Tính thống nhất và sắc thái riêng trong nội dung mảng ca dao phản ánh tình cảm yêu nƣớc 48 2.1.1. Yêu quê hương làng xóm 49 2.1.2. Tự hào về truyền thống văn hoá tốt đẹp 54 2.1.3. Ca ngợi truyền thống kiên cường giữ nước 57 3 2.1.4. Tố cáo tội ác quân giặc 63 2.2. Tính thống nhất và sắc thái riêng trong nội dung mảng ca dao về quan hệ gia đình, họ hàng 69 2.2.1. Tình cảm của con cháu với ông bà, cha mẹ 70 2.2.2. Tình cảm vợ chồng 81 2.2.3. Tình cảm anh chị em 95 2.2.4. Quan hệ dòng họ 97 2.3. Tính thống nhất và sắc thái riêng trong mảng ca dao tình yêu 98 2.3.1. Những biểu hiện phong phú của tình yêu lứa đôi 99 2.3.2. Tiêu chí chọn bạn tình và quan niệm về tình yêu 111 2.4. Tiểu kết 118 Chương 3: TÍNH THỐNG NHẤT VÀ SẮC THÁI RIÊNG TRONG NGHỆ THUẬT CỦA CA DAO NGƢỜI VIỆT Ở BA MIỀN BẮC, TRUNG, NAM 121 3.1. Tính thống nhất và sắc thái riêng trong việc sử dụng thể thơ lục bát 121 3.1.1. Thể thơ lục bát trong ca dao 121 3.1.2. Ca dao ba miền đều sử dụng hình thức lục bát biến thể 129 3.2. Tính thống nhất và sắc thái riêng trong việc sử dụng hai dạng văn bản tạo hình và biểu hiện 132 3.3. Tính thống nhất và sắc thái riêng trong việc sử dụng ngôn ngữ 135 3.3.1. Sử dụng phương ngữ 135 3.3.2. Sử dụng từ gốc Hán và điển tích 147 3.3.3. Sử dụng các biện pháp tu từ và biểu tượng 161 3.4. Tiểu kết 188 KẾT LUẬN 191 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 197 TÀI LIỆU THAM KHẢO 198 4 MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đã từ lâu, ca dao trở thành đối tượng được quan tâm chú ý của các nhà sưu tầm, nghiên cứu. Những năm gần đây, việc sưu tầm, nghiên cứu, phổ biến ca dao đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Tuy nhiên, chúng ta vẫn chưa có một công trình nào tìm hiểu về ca dao mang tính chất so sánh – tổng hợp để có cái nhìn toàn diện về ca dao của từng vùng trong mối quan hệ với ca dao của cả nước. Chính vì thế chúng tôi chọn đề tài: Tính thống nhất và sắc thái riêng trong ca dao người Việt ở ba miền Bắc, Trung, Nam. Nghiên cứu về ca dao sưu tầm ở ba miền Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ, chúng ta sẽ thấy sức hấp dẫn, sức sống mãnh liệt của ca dao mỗi miền. Đồng thời, chúng ta cũng sẽ nhận ra tính thống nhất, dấu ấn của truyền thống, của cội nguồn bên cạnh những sắc thái đa dạng về văn hoá được biểu hiện ở các miền khác nhau trên đất nước Việt Nam. Từ việc làm rõ tính thống nhất và sắc thái riêng của ca dao người Việt, luận án góp phần vào việc nhận thức tính thống nhất trong sự đa dạng của văn hoá Việt Nam nói chung và ca dao nói riêng, đồng thời góp phần giữ gìn, bảo lưu những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Nhiều nhà nghiên cứu đã viết về ca dao từng tỉnh, nhưng họ ít quan tâm đến ca dao từng miền. Trong phần tiểu luận (gồm 117 trang) của cuốn Ca dao dân ca Nam Bộ (1984) có nhiều nhận định liên quan đến tính thống nhất và sắc thái riêng của ca dao miền đất nước. Phần tiểu luận gồm bốn bài: 1. Vài nét về miền đất Nam Bộ (Trần Tấn Vĩnh viết); 2. Vài nét về nội dung ca dao – dân ca Nam Bộ (Nguyễn Tấn Phát viết); 3. Một số đặc điểm nghệ thuật của ca dao – dân ca Nam Bộ (Bùi Mạnh 5 Nhị viết); 4. Ca dao – dân ca Nam Bộ, những biểu hiện sắc thái địa phương (Bảo Định Giang viết). Trong bài thứ hai, tác giả Nguyễn Tấn Phát nêu vấn đề có ý nghĩa phương pháp luận đối với việc nghiên cứu tính thống nhất và sắc thái riêng của ca dao - dân ca Nam Bộ so với ca dao - dân ca cả nước: “Việc tìm ra những nét chung và riêng của ca dao – dân ca Nam Bộ sẽ làm giàu thêm trong sự nhận thức của chúng ta về ca dao dân ca dân tộc, sẽ khẳng định được tính thống nhất bao trùm của nền văn hoá chung của dân tộc, đồng thời chỉ ra sự đóng góp riêng của mỗi địa phương vào kho tàng chung ấy, trên cơ sở đó mà xem xét con đường vận động của các thể loại văn học dân gian Việt Nam, quy luật nảy sinh và phát triển của chúng” [40, tr. 25]. Về tính thống nhất của ca dao, tác giả đã nhận xét: “Ca dao – dân ca sưu tầm ở Nam Bộ thống nhất với ca dao – dân ca các miền khác của đất nước về cội nguồn” [40, tr. 25]. Ông nêu những luận điểm chung về tính thống nhất của ca dao Nam Bộ: “Ở vùng đất mới Nam Bộ, ta vẫn thấy những bài ca cũ (tức ca dao truyền thống) còn giữ nguyên vẹn phần lời, phần nghĩa, chỉ thay đổi về môi trường diễn xướng, điều kiện diễn xướng và ít nhiều cách diễn xướng… Tính thống nhất của ca dao - dân ca sưu tầm ở Nam Bộ thể hiện rõ rệt ở chủ đề của thể loại” [40, tr. 26]. Nguyễn Tấn Phát khẳng định: “Tính thống nhất có ý nghĩa bao trùm. Sự giống nhau của các mảng đề tài ca dao – dân ca sưu tầm được ở Nam Bộ với các miền khác của đất nước làm thành cái lõi vững chắc của một thân cây, dòng chảy chính của một con sông. Ca dao – dân ca Nam Bộ do đó không tạo thành một thể loại nào tách biệt với ca dao – dân ca của cả nước” [40, tr. 27]. Về tính địa phương (tức là sắc thái riêng), ông viết: “Tính địa phương của thể loại sáng tác dân gian là một vấn đề thuộc bản chất trong sự vận động 6 của văn học dân gian. Đó là một vấn đề có tính chất tất yếu vừa là thuộc tính vừa là phẩm chất của đối tượng. Ca dao – dân ca trữ tình Nam Bộ nằm trong sự vận động chung có tính quy luật ấy… [40, tr. 33]. Tính địa phương thể hiện ngay trong nội dung và hình thức của mỗi thể loại. Quan hệ giữa tính thống nhất chung với tính địa phương (vùng, miền…) của văn học dân gian là một quan hệ biện chứng, tác động không ngừng lẫn nhau và bồi bổ cho nhau [40, tr. 34]. Tác giả còn “so sánh, đối chiếu những biểu hiện của sắc thái địa phương ở các mảng đề tài, các hình thức biểu hiện và phương thức diễn xướng của nó”. Ở bài “Một số đặc điểm nghệ thuật của ca dao – dân ca Nam Bộ”, tác giả Bùi Mạnh Nhị trình bày nét đặc sắc riêng trong sự thống nhất của ca dao – dân ca Nam Bộ. “Ca dao – dân ca Nam Bộ luôn phát triển theo phương hướng chung, một xu thế chung luôn lĩnh hội và cảm thụ những truyền thống chung của ca dao – dân ca toàn dân tộc, đồng thời nó cũng luôn phát huy những đặc điểm riêng gắn với hoàn cảnh tự nhiên, hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá, tâm lí tính cách của con người ở địa phương” [40, tr. 58]. “Như một tồn tại khách quan những phương diện nghệ thuật của ca dao – dân ca Nam Bộ biểu hiện rất rõ và rất sinh động các mối quan hệ thống nhất nhưng đa dạng, đa dạng nhưng thống nhất của kho tàng ca dao – dân ca Việt Nam. Ở đây, tính thống nhất dân tộc và tính địa phương cụ thể không hề mâu thuẫn, ngược lại đã làm phong phú và đậm đặc cho nhau” [40, tr. 59]. Tác giả đã nhận thấy ca dao Nam Bộ ít dùng thể lục bát hơn so với ca dao Bắc Bộ. Cũng trong phần tiểu luận, nhà thơ Bảo Định Giang trình bày bài viết về sắc thái địa phương của ca dao – dân ca Nam Bộ. Tác giả chủ yếu mô tả sắc thái riêng của ca dao nơi đây trong việc sử dụng từ ngữ chỉ địa danh, đặc sản, tính chất vùng sông nước, tính cách trọng nhân nghĩa… Tuy nhiên, tác giả chưa có sự so sánh với ca dao các miền khác cũng như chưa đưa ra được 7 những luận điểm lí giải sâu sắc, phù hợp với bản chất thể loại ca dao. Nhìn chung, tuy chưa nêu một cách toàn diện và thật đầy đủ về tính thống nhất và sắc thái riêng của ca dao ba miền, nhưng phần tiểu luận của cuốn sách Ca dao dân ca Nam Bộ là gợi mở quan trọng cho đề tài luận án. Ngoài ra, những trang của Nguyễn Chí Bền (một nhà nghiên cứu, sinh trưởng ở Bắc Bộ, có 13 năm công tác ở Nam Bộ) viết về hình ảnh sông nước trong ca dao Nam Bộ; luận văn thạc sĩ của Nguyễn Phương Châm khảo sát ngôn ngữ và thể thơ ca dao Nam Bộ; luận án tiến sĩ của nhà giáo Trần Diễm Thuý về thiên nhiên trong ca dao trữ tình Nam Bộ; luận án tiến sĩ của Trần Văn Nam phân tích biểu trưng của ca dao Nam Bộ;... - những tài liệu đó cũng là những chỉ dẫn quý báu cho nghiên cứu sinh trong việc nhận diện tính thống nhất và sắc thái riêng của ca dao Nam Bộ. Trong việc sưu tầm, biên soạn ca dao Trung Bộ, bên cạnh xu hướng tập hợp thơ ca dân gian theo từng tỉnh, còn có xu hướng thu thập ca dao theo từng tiểu vùng (lớn hơn tỉnh): a. Ca dao xứ Nghệ (Nghệ An và Hà Tĩnh) b. Ca dao Bình Trị Thiên (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế) c. Ca dao Nam Trung Bộ (Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận). Năm 1981 tại Hội thảo khoa học về văn học dân gian miền Trung (được tổ chức tại Đà Nẵng), tác giả Lê Văn Hảo khẳng định có một vùng văn hoá dân gian miền Trung và có các tiểu vùng dân ca tương ứng với các tiểu vùng văn hoá của văn hoá miền Trung.(1) (1) Lê Văn Hảo xác định vùng văn hoá dân gian miền Trung là từ Thanh Hoá vào đến Bình Thuận; với bốn tiểu vùng là: Thanh Hoá, Nghệ Tĩnh, Bình Trị Thiên và Nam Trung Bộ. Chúng tôi xác định vùng văn hoá miền Trung là từ Nghệ Tĩnh vào Bình Thuận với ba tiểu vùng: Nghệ Tĩnh, Bình Trị Thiên và Nam Trung Bộ. 8 Bàn về nét riêng của ca dao Nghệ Tĩnh còn có các bài viết của Lê Văn Hảo, Ninh Viết Giao, Nguyễn Phương Châm, luận văn thạc sĩ của Phan Thị Mai... Về ca dao tiểu vùng Bình Trị Thiên, Lê Văn Hảo nhận xét, phong cách ca dao nơi đây “có phần dịu nhẹ đậm đà, mềm mỏng, uyển chuyển hơn, ít dứt khoát chắc nịch hơn. Không phải ngẫu nhiên mà sự hiện diện của kinh đô Phú Xuân xưa đã góp phần đem lại cho mảnh đất Ô Lý, Thuận Hoá cũ một cái gì thanh lịch, hài hoà, trang nhã như đã từng thấy ở kinh đô Thăng Long xưa” [167, tr. 24-25]. Ngoài ra, trong các cuốn sách Dân ca Bình Trị Thiên của Trần Việt Ngữ, Thành Duy; Dân ca Bình Trị Thiên của Tôn Thất Bình; Hò đối đáp nam nữ Thừa Thiên – Huế của Triều Nguyên,... đó đây cũng có những nhận xét về sắc thái của ca dao tiểu vùng này. Về tiểu vùng ca dao Nam Trung Bộ, Xuân Diệu là người viết sớm và viết kĩ với bài Sống với ca dao, dân ca miền Nam Trung Bộ. Đúng như nhận xét của Nguyễn Chí Bền, tiểu luận này “được viết bằng một tấm lòng tràn đầy xúc cảm, một sự cảm thụ rất sâu sắc và tinh tế ca dao miền Nam Trung Bộ nên rất có giá trị đối với việc nghiên cứu ca dao ở đây” [5, tr. 576]. Xuân Diệu nhận thấy: “Ca dao Nam Trung Bộ không thích để cho lời nói cứ chảy êm xuôi, mà thích dùng lời chạy vồng qua đá, nhảy lốc bốc qua sỏi, đây không phải là một thứ cộc lốc, mà là thứ tinh vi riêng về nhạc điệu” [25, tr. 289]. Nét riêng của ca dao Nam Trung Bộ còn được đề cập đến trong các bài viết của Lê Văn Hảo (1981), Nguyễn Văn Bổn (1983), Ngô Quang Hiển và Trịnh Sâm (1986), Thạch Phương (1994), trong luận văn thạc sĩ của Nguyễn Định: Ngôn ngữ và thể thơ ca dao Nam Trung Bộ (1999), ... 9 Về sắc thái của ca dao Bắc Bộ, chưa có bài viết nào dành cho vấn đề này. Chúng ta chỉ có thể tìm thấy một số nhận xét rải rác ở những bài viết có nhiệm vụ khác. Chẳng hạn, năm 1963, trong khi tập trung viết về ca dao Nam Trung Bộ, Xuân Diệu đã đề cập đến nét riêng của ca dao Bắc Bộ. Theo ông, ca dao Bắc Bộ là sản phẩm của “một xã hội mấy nghìn năm cũng trau chuốt ca dao của mình; hơi thở thoải mái ngọt ngào, như không còn khấp khểnh chỗ nào nữa, ca dao mà đến như “Đèn tà thấp thoáng bóng trăng, Ai đem người ngọc thung thăng chốn này”, thì thật là hay đến trình độ cổ điển. Tuy nhiên, trong cái trau chuốt, nhiều khi xảy ra cái khuôn sáo; ca dao cũng đã có cái khuôn sáo của ca dao; cái chất sáng tạo và phát hiện của nghệ thuật dường như mòn dần, và đó là nhược điểm của nhiều bài ca Bắc Bộ – Tôi nói về ca dao ân tình, còn về xã hội thì theo ý tôi, ca dao Bắc Bộ phong phú nhất, sắc sảo đến mức điển hình” [25, tr. 286]. Như vậy, đã có không ít công trình, bài viết phân tích các vùng và các tiểu vùng ca dao, góp phần khẳng định ca dao người Việt thống nhất trong sự đa dạng. Có thể nhận xét chung về các bài viết, tiểu luận của các tác giả đi trước như sau: + Về phạm vi không gian: Sự so sánh của các tác giả đi trước mang tính chất nhỏ lẻ. Các công trình mới chỉ tập trung vào một vùng (hay tiểu vùng) tiêu biểu mà chưa có sự so sánh tổng hợp, toàn diện về ca dao ba miền. + Về phạm vi vấn đề: Các tác giả chú ý bàn về tính thống nhất hoặc sắc thái riêng một cách độc lập (có phần nghiêng về sắc thái riêng) mà ít chú ý đến mối quan hệ giữa hai phương diện này. 3. TƢ LIỆU KHẢO SÁT Trong khi tiến hành thực hiện đề tài, chủ yếu chúng tôi sử dụng tư liệu 10 ca dao trong bộ sách Kho tàng ca dao ngƣời Việt do Nguyễn Xuân Kính và Phan Đăng Nhật làm chủ biên cùng các soạn giả Phan Đăng Tài, Nguyễn Thuý Loan, Đặng Diệu Trang [74]. Đây là công trình tập thể được biên soạn với sự nỗ lực lớn trong 20 năm, từ 1974 đến 1994. Bản in năm 1995 gồm bốn tập 2788 trang, tập hợp khối lượng tư liệu tương đương với số tư liệu về dân ca, ca dao của tất cả 37 cuốn sách (gần 46 tập được biên soạn từ cuối thế kỉ XVIII đến năm 1975 tất cả có 11.825 đơn vị). Kho tàng ca dao ngƣời Việt được tái bản với sự chỉnh lí và bổ sung năm 2001 gồm có tư liệu của 40 cuốn sách (49 tập) với 12.487 lời ca dao, dân ca được in thành hai tập. Ngoài việc số lời ca dao được tập hợp với khối lượng đồ sộ, phong phú, các soạn giả đã đưa ra một số liệu thống kê những kết quả đối chiếu so sánh các văn bản Việt và văn bản Nôm có nội dung sưu tầm biên soạn ca dao, giúp người đọc không chỉ biết về nội dung các dị bản ca dao mà còn biết cả nguồn gốc của dị bản. Ngoài ra, chúng tôi cũng sử dụng các tài liệu sưu tập ca dao khác (Xem phần Tài liệu tham khảo). 4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong quá trình thực hiện đề tài luận án, bên cạnh các phương pháp mô tả, tổng hợp, phân tích, nghiên cứu liên ngành, chúng tôi sử dụng ở mức độ cao phương pháp thống kê và phương pháp so sánh. 5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN Từ trước đến nay đã có nhiều công trình viết về nội dung và nghệ thuật ca dao. Các mảng ca dao tình yêu nam nữ, ca dao trào phúng, ca dao phản ánh lịch sử đã được không ít tác giả quan tâm. Cái chung và nét riêng của ca dao một số tiểu vùng văn hoá Trung Bộ, Nam Bộ cũng đã được một số tác giả đề cập. Trên cơ sở các nguồn tài liệu phong phú của ca dao và các công trình nghiên cứu về nội dung, nghệ thuật trong ca dao cổ truyền toàn quốc và ca 11 dao ba miền, chúng tôi tiến hành hệ thống hoá, tập trung nghiên cứu tính thống nhất và sắc thái riêng trong ca dao người Việt qua ca dao ba miền. Với luận án này, lần đầu tiên có một công trình phân tích một cách có hệ thống, chuyên sâu về tính thống nhất và sắc thái riêng của ca dao Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ. Tính thống nhất và sắc thái riêng đó được phân tích qua nội dung thể hiện và hình thức nghệ thuật biểu hiện. Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần làm rõ bản sắc văn hoá Việt Nam thống nhất và đa dạng ở ba miền, trong đó ca dao đã làm cho văn hoá dân tộc thêm đậm đà, rực rỡ hơn. Kết quả nghiên cứu cũng giúp ta hiểu sâu sắc hơn văn hoá từng vùng, miền qua lối cảm, lối suy nghĩ, lối làm ăn, cách sống của con người gắn với lịch sử, địa lí, thiên nhiên... Từ đó, luận án sẽ góp phần bảo tồn các giá trị văn học nghệ thuật, ngôn ngữ, thuần phong mĩ tục của dân tộc. Những tinh hoa văn hoá đó góp phần xây dựng làm phong phú thêm nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc chống lại sự xâm nhập của văn hoá độc hại và xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là động lực để phát triển kinh tế, đất nước. 6. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận án gồm ba chương: Chƣơng 1 Một số vấn đề lí luận chung Chƣơng 2: Tính thống nhất và sắc thái riêng trong nội dung ca dao người Việt ở ba miền Bắc, Trung, Nam Chƣơng 3: Tính thống nhất và sắc thái riêng trong nghệ thuật phản ánh của ca dao người Việt ở ba miền Bắc, Trung, Nam. 12 13 Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi CHƢƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG 1.1. GIỚI THUYẾT CÁC KHÁI NIỆM 1.1.1. Ca dao và dân ca Đã có nhiều quan niệm về ca dao, dân ca (Dương Quảng Hàm, Vũ Ngọc Phan, Thuần Phong, Hoàng Tiến Tựu, Vũ Ngọc Khánh,…). Ở đây, chúng tôi xin được sử dụng cách hiểu của tác giả Nguyễn Xuân Kính. Cách hiểu này thể hiện trong sách Thi pháp ca dao [73] và bộ Kho tàng ca dao ngƣời Việt [74]. Sinh hoạt ca hát của người Việt có từ rất sớm. Người dân xưa chưa có những tên gọi có tính khái quát cao, mà thường dùng những từ chỉ các hiện tượng ca hát cụ thể: ví, hò, hát, hát trống quân, hát xoan, hát ghẹo, hát dậm (Hà Nam), hát giặm (Nghệ Tĩnh), hát phƣờng vải, hát ru, hò giã gạo, hò mái đẩy, hò đƣa linh, lí tƣơng tƣ, lí chim quyên, lí ngựa ô, lí cây chanh... Các từ phong dao, ca dao có mặt trong các sách Hán Nôm từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, trong các sách chữ quốc ngữ xuất bản ở đầu thế kỷ XX. “Phạm vi phản ánh của hai từ ca dao và phong dao có chỗ giống nhau. Người xưa gọi “Ca dao là phong dao vì có những bài ca dao phản ánh phong tục của mỗi địa phương, mỗi thời đại”. Vì vậy dần dần tên gọi phong dao ít được sử dụng, nhường chỗ cho một từ ca dao.” [73, tr. 77]. Theo tác giả Nguyễn Xuân Kính, bên cạnh khuynh hướng thưởng thức ca dao trong mối quan hệ mật thiết với làn điệu, lề lối diễn xướng, khung cảnh ca hát, trong những khoảng thời gian ít nhất đã gần hai thế kỉ (từ cuối thế kỉ XVIII đến 1945) tồn tại một khuynh hướng khác: thưởng thức ca dao cổ truyền giống như văn học viết (đọc, ngâm, xem bằng mắt). Đóng vai trò quan 14 trọng trong việc tạo ra khuynh hướng này là các nho sĩ. Từ thế kỉ XV trở đi, số nho sĩ ngày càng nhiều, trong các kỳ thi hương có hàng vạn người đi thi. Như vậy số nho sĩ không hiển đạt ngày càng nhiều. Cũng có một số nhà nho cáo quan về ở ẩn. Chính tầng lớp nhà nho không đỗ đạt và ở ẩn này đã sưu tầm thơ ca dân gian và thưởng thức ca dao như thưởng thức thơ ca bác học [73, tr. 77 - 78]. Đến đầu thế kỉ XX, khi chữ quốc ngữ sử dụng ngày càng rộng rãi, chữ Hán càng ngày càng ít được phổ biến, khá nhiều sách báo sưu tập, nghiên cứu ca dao được xuất bản. Với những cuốn sách sưu tầm, biên soạn ca dao của Nguyễn Văn Ngọc, Phạm Quỳnh, Nguyễn Can Mộng... khuynh hƣớng thƣởng thức ca dao nhƣ thƣởng thức văn học viết đƣợc củng cố thêm và tồn tại cho đến ngày nay. Cho đến những năm 50 của thế kỉ XX từ phong dao hầu như không còn được sử dụng, chỉ còn từ ca dao được dùng để chỉ một thứ thơ dân gian. Ở Việt Nam, so với từ ca dao, thuật ngữ dân ca xuất hiện muộn hơn. Phải đến năm 1956, với cuốn sách Tục ngữ và dân ca Việt Nam của Vũ Ngọc Phan, từ dân ca mới trở nên quen thuộc. Các nhà nghiên cứu văn học dân gian hiện nay cho rằng dân ca bao gồm phần lời (câu hoặc bài) phần giai điệu (giọng hoặc làn điệu), phương thức diễn xướng và cả môi trường, khung cảnh ca hát. Khi nói đến dân ca, người ta nghĩ đến cả làn điệu và những thể thức hát nhất định. Như vậy không có nghĩa là toàn bộ hệ thống những câu hát của một loại dân ca nào đó (hát quan họ, hát ví, hát xoan....) cứ tước bỏ tiếng đệm, tiếng láy, tiếng đưa hơi thì đều là ca dao. Ca dao được hình thành từ dân ca. Khi nói đến ca dao người ta thường nghĩ đến lời ca. Giữa ca dao và dân ca có mối quan hệ gắn bó. Thuật ngữ kép ca dao 15 Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi dân ca đã được sử dụng để phản ánh mối quan hệ đặc biệt có những điểm tương đồng trong diễn xướng (có thể hát, ngâm theo các làn điệu). Khi được ghi chép, dân ca và ca dao đều được ngắt ra thành câu (hai dòng thơ) thành bài ca dao - dân ca (với nhiều dòng). Hiện tượng từng được gọi là câu, là bài, là đơn vị, là tác phẩm ấy là những lời dân ca, ca dao. Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Kính, thuật ngữ lời ca dao được hiểu theo nghĩa là một cơ cấu nghệ thuật hoàn chỉnh có mặt nội dung và mặt hình thức văn học. Nội dung của lời diễn đạt một tình cảm, thông báo một vấn đề, một điều cụ thể. Hình thức của lời ca dao gồm ngôn ngữ, nhịp điệu, thể thơ.... Theo các soạn giả bộ sách Kho tàng ca dao ngƣời Việt, thuật ngữ ca dao được hiểu theo ba nghĩa rộng, hẹp khác nhau: 1. Ca dao là danh từ ghép chỉ chung toàn bộ những bài hát lưu hành phổ biến trong dân gian có hoặc không có khúc điệu, trong trường hợp này ca dao đồng nghĩa với dân ca. 2. Ca dao là danh từ chỉ thành phần ngôn từ (phần lời ca) của dân ca (không kể những tiếng đệm, tiếng láy, tiếng đưa hơi). 3. Không phải toàn bộ những câu hát của một loại dân ca nào đó tước bỏ tiếng đệm, tiếng láy, đưa hơi... thì sẽ đều là ca dao. Ca dao là những sáng tác văn chương được phổ biến rộng rãi, được lưu truyền qua nhiều thế hệ mang những đặc điểm nhất định và bền vững về phong cách và ca dao đã trở thành một thuật ngữ dùng để chỉ một thể thơ dân gian [74, tập I, tr. 12](1). Trong luận án này, chúng tôi nghiên cứu ca dao theo cách hiểu thứ hai và thứ ba. Chúng tôi cũng đồng ý với quan niệm cho rằng ca dao cổ truyền là những lời ca dao được lưu hành từ trước Cách mạng tháng Tám năm 1945; ca (1) Bản in năm 2001. 16 dao hiện đại là những sáng tác thơ ca dân gian được lưu hành từ sau Cách mạng tháng Tám đến nay. Trong luận án, chúng tôi sử dụng khái niệm ca dao truyền thống. Nói đến ca dao truyền thống là nói đến những sáng tác ca dao ra đời sớm đã trở thành những khuôn mẫu ổn định, điêu luyện về nghệ thuật. Chậm nhất thì đến khoảng thế kỷ XVI - XVII, vốn ca dao truyền thống đã được hình thành ở Bắc Bộ. Trên cơ sở vốn ca dao này, người Việt ở miền Bắc lại tiếp tục sáng tác và lưu truyền những tác phẩm thơ ca dân gian mới. Như vậy, cho đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, trong kho tàng ca dao của người Việt Bắc Bộ có một bộ phận là ca dao truyền thống và một bộ phận chưa ổn định thành những khuôn mẫu, những truyền thống sáng tác. Khi những lưu dân Việt đi vào miền Trung trong thời gian còn chân ướt chân ráo nơi đất khách quê người, những lưu dân đầu tiên ở xứ Quảng “vẫn cứ hát bằng chất giọng Đàng Ngoài quen thuộc - chứ chưa phải chất giọng đặc sệt Quảng Nam sau này, và có lẽ câu hát đầu tiên của người xa xứ vẫn là câu hát ngày xưa bên dòng sông Mã, sông Hồng: “Đêm qua ra đứng bờ ao Trông cá cá lặn trông sao sao mờ - Buồn trông con nhện giăng tơ - Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai…”, “Trên trời có đám mây xanh - Ở giữa mây trắng chung quanh mây vàng - Ƣớc gì anh lấy đƣợc nàng - Để anh mua gạch Bát Tràng về xây - Xây dọc rồi lại xây ngang - Xây hồ bán nguyệt cho nàng chao chân”, “Núi cao chi lắm núi ơi - Che bóng mặt trời khuất mặt ngƣời thƣơng”, (…). Cho nên không có gì lạ khi bắt gặp trong ca dao Quảng Nam Đà Nẵng nhiều câu hát thuần tuý Đàng Ngoài, còn nguyên gốc chính bản và thường rất hay. Cũng dễ hiểu thôi, đường xa vạn dặm đâu có điều kiện mang nhiều, bởi vậy mỗi lưu dân phải chọn mang theo những gì là tinh hoa nhất; vả lại cái gì hay mới dễ khắc sâu vào ký ức con người. Dần dà để phù hợp hơn với cảnh ngộ mới, họ có nhu cầu thay lời đổi chữ, thêm mắm dặm muối vào 17 Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi câu hát hôm qua, và đến một ngày kia, cuộc sống vừa bám - trụ - giữ - đất vừa quảng - nam - mở - cõi có quá nhiều điều khiến họ phải suy ngẫm sâu xa, phải tìm cảnh bộc lộ, giãi bày, đòi hỏi họ phải tự mình sáng tác những câu hát của chính hôm nay” [131, tr. 20](1). Trong luận án, các từ: tác phẩm, bài, lời, đơn vị (ca dao) là những từ được dùng với ý nghĩa tương đương. Với cách hiểu này, các lời ca dao cổ truyền là đối tượng nghiên cứu của chúng tôi. 1.1.2. Các khái niệm Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ, miền Bắc, miền Trung, miền Nam Dưới thời Minh Mệnh, nước ta được phân chia thành các tỉnh. Từ tháng 10 năm Minh Mệnh thứ 13 (1832), trên toàn quốc, trừ Thừa Thiên phủ ra, có 30 tỉnh dưới đây: A. Từ Thừa Thiên ra Bắc có 18 tỉnh là: (1) Chúng tôi trích và giữ đúng cách trình bày của tác giả Bùi Văn Tiếng. 18 1. Quảng Trị 10. Hải Dương 2. Quảng Bình 11. Quảng Yên 3. Hà Tĩnh 12. Sơn Tây 4. Nghệ An 13. Bắc Ninh 5. Thanh Hoá 14. Thái Nguyên 6. Ninh Bình 15. Tuyên Quang 7. Hà Nội 16. Hưng Hoá 8. Nam Định 17. Cao Bằng 9. Hưng Yên 18. Lạng Sơn B. Từ Thừa Thiên vào Nam có 12 tỉnh là: 1. Quảng Nam 7. Biên Hoà 2. Quảng Ngãi 8. Gia Định 3. Bình Định 9. Vĩnh Long 4. Phú Yên 10. Định Tường 5. Khánh Hoà 11. An Giang 6. Bình Thuận 12. Hà Tiên Tháng 5 năm Minh Mệnh thứ 15 (1834), nhà vua lại ra chỉ dụ phân bố toàn quốc thành bảng khu vực địa lý lớn hơn tỉnh: 1. Kinh sư (Phủ Thừa Thiên) 2. Tả trực (các trực tỉnh phía tả Kinh sư): Quảng Nam, Quảng Ngãi 3. Hữu trực (các tỉnh phía hữu Kinh sư): Quảng Trị, Quảng Bình 4. Tả Kỳ (các tỉnh phía Tả Kỳ): Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Bình Thuận 5. Hữu Kỳ (các tỉnh thuộc Hữu Kỳ): Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hoá 6. Nam Kỳ: Gia Định, Định Tường, Biên Hoà, An Giang, Vĩnh Long, 19 Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Hà Tiên 7. Bắc Kỳ: Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh, Ninh Bình, Hải Dương, Nam Định, Quảng Yên, Thái Nguyên, Sơn Tây, Hưng Hoá, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Cao Bằng. “Qua việc định khu vực địa lý trên đây, chúng ta thấy danh xưng “Nam Kỳ lục tỉnh: từ lâu xuất hiện trong các thư tịch, cũng lâu rồi đi vào tâm thức người Việt, bắt đầu được khai sinh dưới triều Minh Mệnh” [140, tr. 137]. Ngày 19 - 7 - 1883, vua Tự Đức chết. Ngày 20 - 8 - 1883, giặc Pháp chiếm cửa biển Thuận An. Ngày 25 - 8 - 1883, triều đình nhà Nguyễn phải ký tại Huế hiệp ước Hácmăng, gồm 27 khoản. Nội dung quy định triều đình Huế thừa nhận Nam Kỳ là thuộc địa Pháp, còn lại đặt dưới chế độ “bảo hộ” của Pháp. Đất nước ta bị chia cắt làm ba kỳ: từ Bình Thuận vào Nam gọi là Côsanhsin (Cochinchine) tức Nam Kỳ, thuộc địa Pháp; từ Khánh Hoà tới Đèo Ngang gọi là An Nam (Annam) tức Trung Kỳ, theo chế độ nửa bảo hộ; từ Đèo Ngang ra Bắc gọi là Tôngcanh (Tonkin) tức Bắc Kỳ, theo chế độ bảo hộ của Pháp. [147, tr. 71] Ngày 6 - 6 - 1884, triều đình Huế ký với Pháp hiệp ước Patơnốt, gồm 19 khoản. Trong hiệp ước này, Pháp đưa thêm mấy tỉnh Bình Thuận, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hoá vào Trung Kỳ, và về danh nghĩa là cho triều đình cai quản, nhưng dưới sự bảo bộ của Pháp. [147, tr. 71]. Như vậy, các tên gọi và khu vực hành chính - địa lý Nam Kỳ, Bắc Kỳ có từ năm 1834 dưới thời Minh Mệnh; các tên gọi và khu vực hành chính địa lý Nam Kỳ, Trung Kỳ, Bắc Kỳ có từ thời thuộc Pháp. Tuy cùng gọi là “Nam Kỳ” nhưng ranh giới địa lý của Nam Kỳ thời Minh Mệnh rất khác so với thời thuộc Pháp, còn ranh giới Bắc Kỳ ở hai thời khá tương đồng nhau, số lượng các tỉnh thời Minh Mệnh ít hơn so với số lượng các tỉnh thời thuộc Pháp. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan