Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Tình hình thực hiên quy hoạch, xây dựng ntm về phát triển hạ tầng kt xh của xã đ...

Tài liệu Tình hình thực hiên quy hoạch, xây dựng ntm về phát triển hạ tầng kt xh của xã điện quang, huyện điện bàn, tỉnh quảng nam đến năm 2012

.PDF
113
306
54

Mô tả:

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN -------------------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI VỀ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA XÃ ĐIỆN QUANG HUYỆN ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM ĐẾN NĂM 2012 NGÔ THỊ NGỌC ANH Huế, tháng 05 năm 2013 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN -------------------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI VỀ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA XÃ ĐIỆN QUANG HUYỆN ĐIỆN BÀN, TỈNH QUẢNG NAM ĐẾN NĂM 2012 Sinh viên thực hiện: Ngô Thị Ngọc Anh Giáo viên hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình Lớp: K43A-KTNN Niên khóa: 2009 - 2013 Huế, tháng 05 năm 2013 Lôøi Caûm Ôn Sau moät thôøi gian hoïc taäp taïi tröôøng ñaïi hoïc Kinh Teá Hueá, vôùi nhöõng kieán thöùc ñaõ hoïc vaø kieán thöùc thöïc teá nôi toâi thöïc taäp cuøng vôùi söï höôùng daãn taän tình cuûa giaùo vieân höôùng daãn, toâi ñaõ hoaøn thaønh baøi khoaù luaän cöû nhaân kinh teá vôùi ñeà taøi “Tình hình thöïc hieän quy hoaïch, xaây döïng Noâng thoân môùi veà phaùt trieån haï taàng kinh teá - xaõ hoäi cuûa xaõ Ñieän Quang, huyeän Ñieän Baøn, tænh Quaûng Nam ñeán naêm 2012”. Hoaøn thaønh ñeà taøi naøy, tröôùc tieân cho pheùp toâi ñöôïc baøy toû loøng caûm ôn chaân thaønh ñeán quyù thaày coâ taïi tröôøng Ñaïi hoïc Kinh teá Hueá - nôi ñaõ gaén boù vôùi toâi suoát quaõng ñôøi sinh vieân. Xin chaân thaønh caûm ôn Th.s Nguyeãn Thò Thanh Bình- ngöôøi ñaõ taän tình giuùp ñôõ toâi trong suoát quaù trình hoaøn thaønh baøi khoaù luaän naøy. Toâi cuõng xin göûi lôøi caûm ôn ñeán laõnh ñaïo chính quyeàn vaø caùc coâ chuù trong phoøng haønh chính cuûa uyû ban xaõ Ñieän Quang, huyeän Ñieän Baøn, tænh Quaûng Nam ñaõ taïo ñieàu kieän vaø giuùp ñôõ toâi trong quaù trình thöïc taäp taïi cô quan. Maëc duø ñaõ coù nhieàu coá gaéng trong quaù trình hoaøn thaønh khoaù luaän, song do thôøi gian coù haïn, chöa hieåu bieát nhieàu veà lónh vöïc nghieân cöùu neân ñeà taøi naøy khoâng traùnh khoûi nhöõng thieáu soùt. Toâi raát mong nhaän ñöôïc söï goùp yù cuûa caùc thaày coâ giaùo vaø nhöõng ngöôøi quan taâm ñeán luaän vaên naøy ñeå luaän vaên ñöôïc hoaøn thieän hôn. Toâi xin chaân thaønh caûm ôn! Ñieän Quang, ngaøy 10 thaùng 05 naêm 2013 Sinh vieân Ngoâ Thò Ngoïc Anh MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................i MỤC LỤC .......................................................................................................................ii DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT .............................................................vii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ ....................................................................... viii DANH MỤC BẢNG BIỂU............................................................................................ix TÓM TẮT NGHIÊN CỨU .............................................................................................x PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................1 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................5 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU........................................5 1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu ................................................................5 1.1.1. Cơ sở lý luận ..................................................................................................5 1.1.1.1. Những vấn đề về nông thôn ....................................................................5 1.1.1.2. Khái niệm hạ tầng KT-XH và vai trò của hạ tầng KT-XH trong phát triển NTM ...................................................................................................15 1.1.1.3. Các chỉ tiêu đánh giá quá trình xây dựng NTM ....................................17 1.1.2. Cơ sở thực tiễn .............................................................................................20 1.1.2.1. Kinh nghiệm xây dựng NTM ở mốt số nước: .......................................20 1.1.2.2. Khái quát về mô hình nông thôn mới ở nước ta....................................24 1.1.2.3. Tình hình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Điện Bàn trong thời gian vừa qua.......................................................................................26 1.2. Tình hình cơ bản của xã Điện Quang, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam.............28 1.2.1. Vị trí địa lý ...................................................................................................28 1.2.2. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................29 1.2.2.1. Địa hình, đất đai ....................................................................................29 1.2.2.2. Khí hậu, mạng lưới thủy văn .................................................................29 1.2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội của xã Điện Quang .............................................30 1.2.3.1. Dân số, nguồn lao động của xã Điện Quang .........................................30 1.2.3.2. Tình hình sử dụng đất đai của xã Điện Quang qua 3 năm ....................31 1.2.2.3. Cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật của xã Điện Quang.........................34 1.2.3.4. Tình hình phát triển kinh tế-xã hội của xã Điện Quang ........................37 1.2.4. Đánh giá chung về tình hình cơ bản của xã Điện Quang.............................40 1.2.4.1. Tiềm năng, thế mạnh .............................................................................40 1.2.4.2. Khó khăn ...............................................................................................41 CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI VỀ CÁC TIÊU CHÍ HẠ TẦNG KINH TẾ XÃ HỘI Ở XÃ ĐIỆN QUANG, HUYỆN ĐIỆN BÀN TỈNH QUẢNG NAM ĐẾN 2012 .........42 2.1. Quy hoạch phát triển hạ tầng KT-XH ở xã Điện Quang, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam tới 2015 ..........................................................................................42 2.2. Tình hình thực hiện quy hoạch phát triển hạ tầng KT-XH của xã Điện Quang qua 2 năm (2011-2012) ..................................................................................44 2.2.1. Tình hình thực hiện quy hoạch phát triển giao thông của xã Điện Quang đến năm 2012 .............................................................................................44 2.2.1.1. Kết quả phát triển GTVT của xã đến năm 2012 so với trước khi quy hoạch phát triển NTM phân theo địa bàn thôn............................................44 2.2.1.2. Nguồn kinh phí thực hiện ......................................................................48 2.2.1.3. Các công việc cần hoàn chỉnh tới năm 2015 cho phát triển Giao thông của xã........................................................................................................50 2.2.1.4. Những tồn tại cần khắc phục .................................................................50 2.2.2. Tình hình thực hiện quy hoạch phát triển mạng lưới thủy nông của xã Điện Quang đến 2012.............................................................................................51 2.2.2.1. Kết quả phát triển mạng lưới thủy nông của xã đến năm 2012 so với trước khi quy hoạch phát triển NTM phân theo địa bàn thôn ......................51 2.2.2.2. Nguồn kinh phí thực hiện ......................................................................52 2.2.2.3. Các công việc cần hoàn chỉnh tới năm 2015 cho phát triển mạng lưới thủy nông của xã .........................................................................................53 2.2.2.4. Những tồn tại cần khắc phục .................................................................54 2.2.3. Tình hình thực hiện quy hoạch phát triển mạng lưới điện của xã Điên Quang đến năm 2012 .............................................................................................54 2.2.3.1. Kết quả phát triển quy hoạch mạng lưới điện đến năm 2012 so với trước khi quy hoạch phát triển NTM phân theo đia bàn thôn ............................54 2.2.3.2. Nguồn kinh phí thực hiện ......................................................................56 2.2.3.3. Các công việc cần hoàn chỉnh đến năm 2015 cho phát triển mạng lưới điện của xã Điện Quang..............................................................................58 2.2.3.4. Những tồn tại cần khắc phục .................................................................58 2.2.4. Tình hình thực hiện quy hoạch trường học của xã Điện Quang đến năm 2012........................................................................................................................58 2.2.4.1. Kết quả thực hiện quy hoạch trường học của xã đến năm 2012 so với trước khi quy hoạch phát triển NTM ...........................................................58 2.2.4.2. Kinh phí thực hiện .................................................................................64 2.2.4.3. Các công việc cần hoàn chỉnh đến năm 2015 cho phát triển hệ thống trường học của xã Điện Quang.................................................................66 2.2.4.4. Những tồn tại cần khắc phục .................................................................67 2.2.5. Tình hình thực hiện quy hoạch phát triển cơ sở vật chất văn hóa của xã Điện Quang đến năm 2012.....................................................................................67 2.2.5.1. Kết quả quy hoạch phát triển cơ sở vật chất văn hóa năm 2012 so với trước khi có quy hoạch phát triển NTM.......................................................67 2.2.5.2. Kinh phí thực hiện .................................................................................69 2.2.5.3. Các công việc cần hoàn chỉnh đến năm 2015 cho phát triển cơ sở vật chất văn hóa của xã.......................................................................................70 2.2.5.4. Các tồn tại cần khắc phục......................................................................71 2.2.6. Tình hình thực hiện quy hoạch phát triển chợ nông thôn của xã Điện Quang đến năm 2012 .............................................................................................71 2.2.6.1. Kết quả quy hoạch phát triển chợ nông thôn năm 2012 so với trước khi có quy hoạch phát triển NTM ......................................................................71 2.2.6.2. Các công việc cần hoàn chỉnh đến năm 2015 cho phát triển chợ nông thôn của xã.................................................................................................72 2.2.6.3. Các vấn đề tồn tại cần khắc phục ..........................................................72 2.2.7. Tình hình thực hiện quy hoạch phát triển bưu điện của xã Điện Quang đến năm 2012 .........................................................................................................72 2.2.7.1. Kết quả quy hoạch phát triển bưu điện năm 2012 so với trước khi có quy hoạch phát triển NTM.............................................................................72 2.2.7.2. Các công việc cần hoàn chỉnh đến năm 2015 cho phát triển bưu điện của xã ..........................................................................................................73 2.2.7.3. Các tồn tại cần khắc phục......................................................................73 2.2.8. Tình hình thực hiện quy hoạch phát triển nhà ở dân cư của xã Điện Quang đến năm 2012 .............................................................................................74 2.2.8.1. Kết quả quy hoạch phát triển nhà ở dân cư năm 2012 so với trước khi có quy hoạch phát triển NTM ......................................................................74 2.2.8.2. Kinh phí thực hiện .................................................................................76 2.2.8.3. Các công việc cần hoàn chỉnh đến năm 2015 cho phát triển nhà ở dân cư của xã ......................................................................................................76 2.2.8.4. Các tồn tại cần khắc phục......................................................................77 2.3. Ý kiến của nhà quản lý chính quyền xã và người dân trong quá trình thực hiện các nội dung xây dựng NTM về hạ tầng KT-XH ở xã Điện Quang..................77 2.3.1. Ý kiến của chính quyền xã ...........................................................................77 2.3.2. Ý kiến của các hộ nông dân .........................................................................78 2.4. Đánh giá chung về tình hình thực hiện quy hoạch phát triển hạ tầng KTXH của xã Điện Quang đến năm 2012 ......................................................................85 2.4.1. Kết quả đạt được theo tiến độ ......................................................................85 2.4.2. Những tồn tại cần khắc phục........................................................................86 CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ........................................................88 3.1. Định hướng mục tiêu phát triển hạ tầng KT-XH của xã đến 2015 và 2020..............88 3.2. Giải pháp chủ yếu để đạt mục tiêu phát triển hạ tầng KT-XH của xã đến 2015 và tầm nhìn 2020...............................................................................................88 3.2.1. Giải pháp về tổ chức thực hiện ....................................................................88 3.2.2. Giải pháp về quy hoạch phát triển hạ tầng KT-XH .....................................89 3.2.3. Giải pháp về nguồn vốn ...............................................................................89 3.2.4. Giải pháp về kỹ thuật và công nghệ .............................................................90 3.2.5. Giải pháp về tuyên truyền, thuyết phục và vận động người dân của các tổ chức Đảng, chính quyền và các tổ chức xã hội của xã. .....................................90 3.2.6. Các giải pháp khác .......................................................................................90 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................91 3.1. Kết luận...............................................................................................................91 3.2. Kiến nghị.............................................................................................................92 3.2.1. Đối với Nhà nước, các cấp Đảng uỷ cấp trên ..............................................92 3.2.2. Đối với UBND xã Điện Quang ....................................................................92 3.2.3. Đối với người dân ........................................................................................93 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT NT Nông thôn NN Nông nghiệp HTX Hợp tác xã GT Gía trị CT Chương trình TN Tây Nguyên ĐNB Đông Nam Bộ TĐT Tổng điều tra NTM Nông thôn mới KT-XH Kinh tế-xã hội GTVT Giao thông vận tải CSHT Cơ sở hạ tầng KHKT Khoa học kỹ thuật SX-KD Sản xuất kinh doanh UBND Uỷ ban nhân dân THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TDMNBB Trung du miền núi Bắc Bộ ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long TMDV-DL Thương mại, dịch vụ-du lịch CNH-HĐH Công nghiệp hoá-hiện đại hoá TTLL-BCVT Thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông CN-TTCN Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp BTB-DHMT Bắc Trung Bộ-Duyên hải miền Trung DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ Sơ đồ Tên Trang Biểu đồ 1: Bản đồ hành chính huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam................................28 Sơ đồ 1: Tỷ lệ cơ sở vật chất của các trường đạt chuẩn qua 2 năm (2011-2012) .........63 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1: Tổng hợp các tiêu chí nông thôn mới đạt được của các xã ở huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam .............................................................................................27 Bảng 2: Dân số và lao động của xã Điện Quang qua 3 năm (2010-2012) ....................30 Bảng 3: Tình hình sử dụng đất đai của xã Điện Quang qua 3 năm (2010-2012)..........33 Bảng 4: Tình hình cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật của xã Điện Quang năm 2010 ........................................................................................................35 Bảng 5: Kết quả sản xuất kinh doanh của xã Điện Quang qua 3 năm ( 2010-2012) ...39 Bảng 6: Hiện trạng và quy hoạch hạ tầng KT-XH của xã Điện Quang giai đoạn 2011-2012.......................................................................................................43 Bảng 7: Kết quả phát triển GTVT của xã đến năm 2012 phân theo địa bàn thôn ........45 Bảng 8: Tổng hợp nguồn kinh phí để thực hiện quy hoạch phát triển giao thông của xã Điện Quang qua 2 năm (2011-2012) ..................................................49 Bảng 9: Kết quả phát triển mạng lưới thủy nông của xã đến năm 2012 so với trước khi quy hoạch phát triển NTM phân theo hệ thống kênh .....................52 Bảng 10: Tổng nguồn kinh phí để thực hiện phát triển mạng luới thủy nông qua 2 năm (2011-2012) của xã Điện Quang ............................................................53 Bảng 11: Kết quả phát triển mạng lưới điện của xã đến năm 2012 so với trước khi quy hoạch phát triển NTM phân theo địa bàn thôn .................................56 Bảng 12: Nguồn kinh phí để phát triển mạng lưới điện của xã Điện Quang qua 2 năm 2011-2012...............................................................................................57 Bảng 14: Nguồn kinh phí để thực hiện quy hoạch trường học của xã Điện Quang qua 2 năm 2011-2012.....................................................................................65 Bảng 15: Kết quả quy hoạch phát triển cơ sở vật chất văn hóa năm 2012 so với trước khi có quy hoạch phát triển NTM.........................................................68 Bảng 16: Kinh phí để thực hiện quy hoạch phát triển cơ sở vật chất văn hoá của xã Điện Quang đến năm 2012 ........................................................................70 Bảng 17: Kết quả quy hoạch phát triển nhà ở dân cư năm 2012 so với trước khi có quy hoạch phát triển NTM ........................................................................75 Bảng 18: Kinh phí để thực hiện quy hoạch nhà ở dân cư của xã Điện Quang tính đến năm 2012 .................................................................................................76 Bảng 19: Tổng hợp ý kiến của 30 hộ điều tra về việc quy hoạch, xây dựng NTM về phát triển hạ tầng KT-XH của xã Điện Quang qua 2 năm (2011-2012)...........80 TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Cùng với cả nước hưởng ứng chương trình NTM, xã Điện Quang, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam sau 2 năm thực hiện, chương trình đã làm thay đổi một cách căn bản diện mạo nông thôn, nếp sống, nếp nghĩ. Bên cạnh những kết quả đạt được đáng khích lệ vẫn còn tồn tại một số bất cập trong công tác quản cũng như quy hoạch. Xuất phát từ thực tế trên tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tình hình thực hiên quy hoạch, xây dựng NTM về phát triển hạ tầng KT-XH của xã Điện Quang, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam đến năm 2012” để làm khóa luận tốt nghiệp của mình. Với sự vào cuộc tích cực của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và sự đồng thuận chung tay của nhân dân, qua 2 năm xây dựng nông thôn mới, vóc dáng nông thôn mới của xã Điện Quang đang dần được hình thành, bộ mặt nông thôn ngày càng có nhiều thay đổi. Cơ sở hạ tầng : Đường giao thông thôn xóm, trường học, nhà văn hoá... được xây dựng khang trang, sạch đẹp. Từ 12 tiêu chí mà xã đạt được năm 2010, đến nay đã tăng lên 14 tiêu chí. Theo đó, đời sống của người dân được cải thiện, nhiều hộ dân đã vươn lên làm giàu trên mảnh đất của mình, góp phần làm thay đổi đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn. An ninh trật tự được tăng cường và giữ vững, hệ thống chính trị - xã hội thường xuyên được củng cố, nâng cao. Thu nhập bình quân đầu người của xã vào năm 2011 là 18 triệu đồng/người, đến năm 2012 tăng lên 23 triệu đồng/người. Mặc dù, quá trình xây dựng nông thôn mới tại xã Điện Quang đã và đang dần thay đổi cuộc sống của người dân theo hướng CNH-HĐH , nhưng vẫn hiện hữu nhiều hạn chế trong khâu quản lý và quy hoạch. Các hoạt động vẫn chưa nêu cao được tính tự chủ của người dân, họ vẫn chưa tự nhận thấy vai trò làm chủ cộng đồng của mình, sự tham gia vào các hoạt động phát triển làng xã lập kế hoạch, kiểm tra, nghiệm thu, giám sát và quyết toán các công trình; Mặt khác, trình độ người dân còn hạn chế và năng lực của các tổ chức hội, đoàn thể còn thấp; Sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế nói chung còn chậm. Thực tế xây dựng NTM hiện nay ở nước ta vẫn còn nhiều bất cập và không đồng bộ giữa các vùng, các địa phương. Làm thế nào để chương trình mục tiêu Quốc gia NTM không còn là cái đích cuối cùng của các địa phương mà nó chỉ là những viên gạch cơ sở tạo sự đột phá trong phát triển nông thôn, đồng thời nó gắn liền với từng đường làng ngõ xóm, trong đời sống sinh hoạt của người dân nông thôn. Có như vậy, nền kinh tế nước ta mới phát triển đồng bộ và dần phát triển theo hướng CNH-HĐH. Cùng với cả nước, trong thời gian tới các cấp lãnh đạo cùng toàn dân xã Điện Quang sẽ còn cố gắng phấn đấu nhiều hơn nữa cho công tác xây dựng NTM. Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ  Tính cấp thiết của đề tài Phát triển nông thôn là lĩnh vực quan trọng và cấp thiết trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội và hiện đại hóa đất nước. Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển chung của đất nước, nông thôn đã có sự đổi mới và phát triển đáng kể. Đây là vấn đề đang được Đảng và Nhà nước rất quan tâm cả về tổng kết lý luận và thực tiễn. Để phát triển nông thôn đúng hướng, có cơ sở khoa học, hợp logic và đảm bảo phát triển bền vững thì phải tiến hành quy hoạch phát triển nông thôn, đây là công việc hết sức quan trọng. Xây dựng nông thôn mới là một chủ trương lớn của Đảng được đề ra trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. triển khai các Nghị quyết của Đảng và Quyết định của Chính phủ, đến nay, sau hơn 3 năm thực hiện chương trình thí điểm xây dựng nông thôn mới, kết quả đạt được ở mỗi xã khác nhau nhưng đã hình thành mô hình nông thôn mới với sức sản xuất phát triển, hình thành được các vùng sản xuất hàng hóa, thu nhập của người dân các xã thí điểm tăng hơn 62%, cơ sở hạ tầng các xã được cải tạo, nâng cấp khá đồng bộ đã làm thay đổi rõ nét diện mạo nông thôn, tác động trực tiếp đến việc cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân, thúc đẩy hoạt động văn hóa và phát triển kinh tế-xã hội từng bước được cải thiện; bản sắc văn hóa được gìn giữ, trình độ dân trí và chất lượng hệ thống cơ sở được nâng cao. Bên cạnh những kết quả đạt được, vẫn tồn tại một số hạn chế trong việc triển khai, đó là mô hình nông thôn mới tuy đã hình thành nhưng một số nội dung còn chưa hoàn chỉnh, chưa bền vững; một số nội dung trong chương trình triển khai còn chậm, việc phát huy dân chủ của nhân dân địa phương tham gia chưa cụ thể hóa; đặc biệt còn cứng nhắc, gặp khó khăn vướng mắc trong việc thực hiện một số tiêu chí. Bởi đối với từng tiêu chí, mỗi địa phương cần có cách thực hiện phù hợp tùy theo điều kiện, khả năng của mình. Chúng ta đang đi từng bước để biến chủ trương thành hiện thực. Rõ ràng, ai cũng nhận thấy đó là công việc không phải của ngày một, ngày hai. Vậy bước đi như SVTH: Ngô Thị Ngọc Anh 1 Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình thế nào, cách làm ra sao để những chủ thể chính của chủ trương này được thừa hưởng những thành quả đó? Xây những viên gạch nhỏ nhưng vững chãi và thiết thực được xem là phù hợp trong điều kiện và xu thế hiện nay của chúng ta. Đối với Việt Nam, là một nước với gần 70% dân số làm nghề nông, để đạt được mục tiêu “ đến năm 2020 trở thành một nước công nghiệp có trình độ khoa học công nghệ tiên tiến” thì nhất thiết phải có sự đầu tư vào nông nghiệp mà nhất là phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội ở nông thôn. Trong các Đại hội đại biểu toàn quốc cũng như các hội nghị phát triển nông nghiệp nông thôn, đều đã nhận định đầu tư phát triển CSHT KTXH ở nông thôn là vô cùng cần thiết trong điều kiện hiện nay. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói “Giao thông là mạch máu của tổ chức kinh tế, giao thông tốt thì mọi việc đều dễ dàng…”- trích Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp giao thông vận tải. Cùng với quá trình thực hiện chủ trương của Đảng về phát triển nông thôn, xây dựng chương trình NTM, xã Điện Quang, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam đã tiến hành thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, nhằm xây dựng làng xã có cuộc sống ấm no, văn minh, môi trường trong lành. Sau hơn hai năm hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới đã làm thay đổi một cách căn bản diện mạo nông thôn, nếp sống, nếp nghĩ. Giúp người dân biết áp dụng KHKT vào sản xuất trồng trọt, chăn nuôi,... làm cho cả đời sống vật chất và tinh thần của người dân đều được nâng cao, bộ mặt làng xã đã có sự thay đổi rõ rệt, cảnh quan môi trường được bảo vệ. Đặc biệt hiểu được tầm quan trọng của việc phát triển cơ sở hạ tầng KT-XH đến sản xuất, các lãnh đạo chính quyền cùng toàn dân xã Điện Quang đã chung tay xây dựng nên những con đường mới, bê tông hoá các đường nội đồng phục vụ sản xuất, hệ thống thuỷ lợi được nâng cấp và đảm bảo phục vụ tốt nước tưới cho sinh hoạt và sản xuất,... Bên cạnh những kết quả khả quan mà xã đã đạt được thì vẫn còn nhiều bất cập.Nhiều hệ thống giao thông hiện nay đang xuống cấp và hư hỏng nghiêm trọng, các công trình thuỷ lợi chưa được kiên cố hoá hoàn toàn, dân cư sống chủ yếu bằng nghề nông, trình độ sản xuất chưa cao, hạ tầng KT-XH của xã vẫn ở điểm xuất phát thấp, trong khi vốn đầu tư từ ngân sách địa phương thì rất hạn chế. SVTH: Ngô Thị Ngọc Anh 2 Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình Xuất phát từ vai trò quan trọng của hạ tầng KT-XH trong phát triển NTM cùng với những thực trạng trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tình hình thực hiên quy hoạch, xây dựng NTM về phát triển hạ tầng KT-XH của xã Điện Quang, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam đến năm 2012” để làm khóa luận tốt nghiệp của mình.  Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng NTM về phát triển hạ tầng KT-XH. - Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch xây dựng Nông thôn mới về phát triển hạ tầng kinh tế- xã hội của xã Điện Quang, những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng tới tiến trình phát triển cơ sở hạ tầng KT-XH của địa phương. - Từ đó đề xuất những giải pháp phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương để nhằm đẩy mạnh tiến trình thực hiện quy hoạch hạ tầng KT-XH của xã trong thời gian tới.  Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch và nội dung phát triển hạ tầng KT-XH của xã Điện Quang đến năm 2012, đó là các nội dung thuộc tiêu chí phát triển NTM: Giao thông, thủy lơi, điện, trường học, cơ sở vật chất văn hóa, chợ nông thôn, bưu điện và tình hình phát triển nhà ở của dân cư xã nhà. - Phạm vi nghiên cứu + Về mặt không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại tất cả các thôn thuộc xã Điện Quang, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. + Về mặt thời gian : Tình hình cơ bản 3 năm (2010-2012) và tình hình thực hiện xây dựng nông thôn mới của xã Điện Quang qua hai năm ( 2011-2012). + Về mặt nội dung: Đề tài tiến hành nghiên cứu hiện trạng xây dựng nông thôn mới của xã Điện Quang , huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam qua 8 tiêu chí phát triển hạ tầng kinh tế xã hội đã nêu ở trên. Để thực hiện đề tài nghiên cứu, tôi đã sử dụng hệ thống các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp duy vật biện chứng. SVTH: Ngô Thị Ngọc Anh 3 Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình - Phương pháp duy vật lịch sử. - Phương pháp thu thập số liệu. - Phương pháp phân tích thống kê. - Phương pháp chỉ số. - Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo. - Phương pháp biểu đồ, bản đồ minh họa thực trạng các nội dung phát triển hạ tầng KT-XH. - Phương pháp điều tra cán bộ lãnh đạo và hộ nông dân. SVTH: Ngô Thị Ngọc Anh 4 Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1.1. Những vấn đề về nông thôn  Khái niệm nông thôn Cho đến nay, có rất nhiều các quan điểm khác nhau về nông thôn, và khi nói về nông thôn người ta thường đặt nó trong mối tương quan với đô thị. Trong từ điển Tiếng Việt của viện ngôn ngữ học, nông thôn được định nghĩa là khu vực tập trung chủ yếu dân cư làm nghề nông. Thành thị được định nghĩa là khu vực dân cư làm các ngành nghề ngoài nông nghiệp. Hai định nghĩa nêu trên mới chỉ nói lên một đặc điểm cơ bản khác nhau giữa nông thôn và thành thị. Thực tế sự khác nhau giữa nông thôn và thành thị không phải chỉ ở đặc điểm nghề nghiệp của dân cư, mà còn khác nhau về mặt tự nhiên, kinh tế và xã hội. Về tự nhiên, nông thôn là vùng đất đai rộng lớn, thường bao quanh các đô thị. Những vùng đất đai này khác nhau về địa hình, khí hậu, thủy văn... Về kinh tế, nông thôn chủ yếu làm nông nghiệp (nông, lâm, ngư nghiệp). Cơ sở hạ tầng ở vùng nông thôn lạc hậu, thấp kém hơn đô thị. Trình độ phát triển cơ sở vật chất và kỹ thuật, trình độ sản xuất hàng hóa...cũng kém hơn đô thị. Về xã hội, trình độ học vấn, điều kiện cho giáo dục, y tế, đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn thấp hơn dân cư thành thị. Tuy nhiên những di sản văn hóa, phong tục tập quán cổ truyền ở nông thôn lại thường phong phú hơn thành thị. Nhưng có ý kiến khác lại cho rằng, vùng nông thôn là vùng có dân cư làm nông nghiệp chủ yếu, tức nguồn sinh kế chính của dân cư trong vùng đều từ sản xuất nông nghiệp. Những quan điểm này chỉ đúng khi đặt trong bối cảnh cụ thể của từng nước. Như vậy, khái niệm nông thôn chỉ có tính chất tương đối theo thời gian, theo tiến trình phát triển kinh tế xã hội. SVTH: Ngô Thị Ngọc Anh 5 Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình Căn cứ vào điều kiện thực tế và xét dưới góc độ quản lý thì PGS. TS Nguyễn Ngọc Nông cho rằng “Nông thôn là vùng khác với thành thị, ở đó một cộng đồng chủ yếu là nông dân sống và làm việc, có mật độ dân cư thấp, có kết cấu hạ tầng kém phát triển, có trình độ dân trí, trình độ tiếp cận thị trường và sản xuất hàng hoá thấp hơn” Như vậy, khái niệm về nông thôn chỉ có tích chất tương đối, thay đổi theo thời gian và theo tiến trình phát triển kinh tế, xã hội của các quốc gia trên thế giới. Trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam, nhìn nhận dưới góc độ quản lý, có thể hiểu: “Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp cư dân, trong đó có nhiều nông dân. Tập hợp cư dân này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội và môi trường trong một thể chế chính trị nhất định và chịu ảnh hưởng của các tổ chức khác”  Đặc trưng của nông thôn: Nói đến các vấn đề trong nông thôn là vấn đề không bao giờ là lỗi thời ở Việt Nam. Trước hết để hiểu được những vấn đề nóng, bức xúc ở nông thôn thì trước tiên ta phải hiểu được những đặc trưng ở vùng nông thôn. + Nông thôn là vùng sinh sống và làm việc của một cộng đồng dân cư bao gồm chủ yếu là nông dân, là vùng chủ yếu sản xuất nông nghiệp. Các hoạt động sản xuất và dịch vụ phục vụ chủ yếu cho nông nghiệp, cho cộng đồng nông thôn. Mật độ dân cư vùng nông thôn thấp hơn đô thị. + Nông thôn có cơ cấu hạ tầng, có trình độ tiếp cận thị trường, trình độ sản xuất hàng hóa thấp hơn so với thành thị. Nông thôn chịu sức hút của thành thị về nhiều mặt, dân nông thôn thường tìm cách di chuyển vào thành thị. + Nông thôn là vùng có trình độ văn hóa, khoa học và kỹ thuật thấp hơn thành thị, và trong chừng mực nào đó mức độ dân chủ, tự do và công bằng xã hội cũng thấp hơn đô thị. Thu nhập, đời sống vật chất và tinh thần của vùng nông thôn thấp hơn thành thị. + Nông thôn trải trên địa bàn khá rộng, chịu tác động nhiều bởi điều kiện tự nhiên. Đa dạng về quy mô, trình độ phát triển và về các hình thức tổ chức sản xuất và quản lý. Tính đa dạng đó diễn ra không chỉ giữa nông thôn các nước khác nhau mà ngay cả giữa các vùng nông thôn trong cả nước. SVTH: Ngô Thị Ngọc Anh 6 Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình  Khái niệm nông thôn mới: Khái niệm nông thôn mới trước tiên phải là nông thôn chứ không phải là thị trấn, thị tứ. Thứ hai, là nông thôn mới chứ không phải nông thôn truyền thống. Nếu so sánh giữa nông thôn mới và nông thôn truyền thống, thì nông thôn mới phải bao hàm cơ cấu và chức năng mới. “Nông thôn mới phải tập trung vào xây dựng cơ sở hạ tầng làm đòn bẩy phát triển các nghành nghề khác”. “Nông thôn mới đạt được bộ tiêu chí quốc gia do chính phủ ban hành theo quyết định 491/QĐ-TTg ngày 16/04/2009”. “Nông thôn mới phải cải tạo được cảnh quan, bảo vệ môi trường phục vụ hiện đại hoá, công nghiệp hoá đất nước”. “Nông thôn mới phải áp dụng khoa học kỹ thuật mới, nâng cao thu nhập cho người dân”.  Xây dựng nông thôn mới Xây dựng mô hình NTM là một chính sách về một mô hình phát triển cả về nông nghiệp và nông thôn nên vừa mang tính tổng hợp, bao quát nhiều lĩnh vực, vừa đi sâu giải quyết nhiều vấn đề cụ thể, đồng thời giải quyết các mối quan hệ với các chính sách khác, các lĩnh vực khác trong sự tính toán, cân đối mang tính tổng thể, khắc phục tình trạng rời rạc hoặc duy ý chí. Có thể quan niệm: “ Mô hình NTM là tổng thể những đặc điểm, cấu trúc tạo thành một kiểu tổ chức nông thôn theo tiêu chí mới, đáp ứng yêu cầu mới đặt ra cho nông thôn trong điều kiện hiện nay, là kiểu nông thôn được xây dựng so với mô hình nông thôn cũ ở tính tiên tiến về mọi mặt. Xây dựng NTM vẫn đảm bảo cuộc sống người dân, giữ được truyền thống, bảo vệ môi trường. Xây dựng NTM là quá trình không có điểm dừng. Ngay cả Châu Âu cũng xây dựng nông thôn mới và khái niệm, tiêu chí nông thôn mới của họ cũng thay đổi tuỳ theo mức sống, nhu cầu và quan niệm của người dân. (Nguồn: Nguyễn Trọng Bình) SVTH: Ngô Thị Ngọc Anh 7 Khóa luận tốt nghiệp đại học GVHD: ThS. Nguyễn Thị Thanh Bình  Sự khác biệt giữa Nông thôn trước đây và nông thôn mới: Như tôi nói ở trên, khái niệm NTM trước tiên phải là nông thôn chứ không phải là Thị trấn hay Thị tứ. Thứ hai, NTM không phải là nông thôn truyền thống. Nếu so sánh giữa NTM và nông thôn truyền thống thì NTM phải bao hàm cả cơ cấu và chức năng mới. Mô hình NTM là những kiểu mẫu cộng đồng được xét trên những tiêu chí mới, tiếp thu khoa học công nghê hiện đại nhưng vẫn giữ được nét đặc trưng của vùng quê nông thôn cả về văn hoá lẫn tinh thần. Nếu như mô hình nông thôn cũ làm việc với tư duy bảo thủ, sự quyết định thường rơi vào tay cấp trên, người dân ở trạng thái bị động thì mô hình NTM là việc đổi mới tư duy, nâng cao năng lực của người dân nông thôn, tạo động lực giúp họ chủ động phát triển kinh tế-xã hội, góp phần thực hiện chính sách vì nông nghiệp, nông dân và nông thôn, thay đổi cơ sở vật chất và diện mạo đời sống, văn hoá, qua đó thu hẹp khoảng cách giữa nông thôn và thành thị. Theo Tiến sỹ Tô Văn Tường- Viện trưởng Viện quy hoạch Thuỷ lợi miền Nam: “Có điều không bao giờ thay đổi là nông thôn mới cũng phải giữ được tính truyền thống, những nét đặc trưng nhất, bản sắc từng vùng, từng dân tộc và nâng cao giá trị đoàn kết của cộng đồng, mức sống của người dân. Mô hình Nông thôn tiên tiến phải dựa trên nền tảng cơ bản: nông dân có trí thức. Họ phải có trình độ khoa học về thổ nhưỡng, giống cây trồng, hoá học phân bón và thuốc trừ sâu, quản lý dịch bệnh, bảo quản sau thu hoạch, kinh tế nông nghiệp”. Tóm lại, NTM khẳng định vai trò của người dân, nêu cao tính tự chủ của nông dân. Người dân chủ động trong việc xây dựng kế hoạch phát triển, thu hút sự tham gia đầy đủ của các thành viên trong nông thôn nhằm đạt được mục tiêu đề ra có tính hiệu quả cao.Việc thực hiện kế hoạch dựa trên nền tảng huy động nguồn lực của bản thân người dân, thay cho việc dựa vào sự hỗ trợ từ bên ngoài là chính. Các tổ chức nông dân hoạt động mạnh, có tính hiệu quả cao. Nguồn vốn từ bên ngoài được phân bổ và quản lý sử dụng có hiệu quả. Tất cả những điều trên đã tạo nên sự khác biệt của Mô hình NTM so với mô hình nông thôn trước đây. SVTH: Ngô Thị Ngọc Anh 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan