Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm rơm của hợp tác xã nông nghiệp phú lương i – ...

Tài liệu Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm rơm của hợp tác xã nông nghiệp phú lương i – xã phú lương – huyện phú vang – tỉnh thừa thiên huế.

.PDF
69
562
74

Mô tả:

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ P HÁT TRIỂN --*-- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ NẤM RƠM CỦA HỢP TÁC XÃ NÔNG NGHIỆP PHÚ LƯƠNG I – XÃ PHÚ LƯƠNG – HUYỆN PHÚ VANG – TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Giáo viên hướng dẫn : T.S PHAN VĂN HÒA Sinh viên thực hiện : PHAN THỊ LIỂU Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Lớp : K46A-KTNN Huế, tháng 5/2016 GVHD:TS Phan Văn Hòa Khóa luận tốt nghiệp Lời Cảm Ơn Sau thời gian nghiên cứu, học tập tại khoa Kinh tế phát triển - trường Đại học Kinh Tế Huế được sự giúp đỡ tận tình của các thầy giáo, cô giáo và bạn bè đồng nghiệp em đã hoàn thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp của mình. Để hoàn thành bài báo cáo này, em xin được bày tỏ lời cám ơn các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế phát triển và các thầy cô giáo trường Đại học Kinh Tế Huế đã trang bị kiến thức cho em trong xuyên suốt bốn năm học. Đồng thời em xin được gởi lời cám ơn đặc biệt về sự hướng dẫn, chỉ bảo của thầy Phan Văn Hòa đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành bài báo cáo tốt nghiệp này. Cũng với đó là sự giúp đỡ nhiệt tình, tạo điều kiện của các cán bộ tại Hợp Tác Xã Nông Nghiệp Phú Lương I, đặc biệt là Bác Thìn – người trực tiếp hướng dẫn đã tạo điều kiện thuận lợi nhất trong thời gian hơn ba tháng thực tập tại đây. Em cũng xin gởi lời cám ơn đến gia đình, bạn bè và những người thân quen đã luôn quan tâm, ủng hộ em trong suốt quá trình thực tập và làm báo cáo tốt nghiệp. Tuy nhiên, do thời gian thực tập có hạn, cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của một sinh viên đi thực tập và tiếp xúc môi trường làm việc chuyên nghiệp lần đầu như em nên trong bài báo cáo này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế nhất định. Vì vậy, em rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô cùng toàn thể các bạn để em có điều kiện bổ sung, nâng cao kiến thức của mình để phục vụ tốt hơn cho công việc sau này. Huế, tháng 5 năm 2016 Sinh viên thực hiện Phan Thị Liểu SVTH: Phan Thị Liểu i Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Phan Thị Liểu GVHD:TS Phan Văn Hòa ii GVHD:TS Phan Văn Hòa Khóa luận tốt nghiệp MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................i MỤC LỤC ...................................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..............................................................................v DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ.....................................................................vi TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...................................................................... vii PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................3 1.2.1. Mục tiêu chung ......................................................................................................3 1.2.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................................3 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................3 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................3 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................3 1.4. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................3 PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ........................................................................5 CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .5 1.1. Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu.........................................................................5 1.1.1. Khái niệm về sản xuất ...........................................................................................5 1.1.1.1. Đặc điểm của sản xuất hàng hóa nông sản .........................................................6 1.1.1.2. Vai trò của sản xuất hàng hóa nông sản .............................................................6 1.1.2. Lý thuyết về tiêu thụ hàng hóa nông sản ...............................................................7 1.1.2.1. Đặc điểm của tiêu thụ sản phẩm nông sản .........................................................8 1.1.2.2. Vai trò của tiêu thụ sản phẩm nông sản..............................................................9 1.1.3. Mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu thụ nấm rơm .................................................10 1.1.4. Vai trò của nấm rơm ............................................................................................10 1.1.4.1. Vai trò về kinh tế .............................................................................................10 1.1.4.2. Vai trò dinh dưỡng ...........................................................................................11 1.1.4.3. vai trò của nấm rơm trong vấn đề bảo vệ môi trường ......................................12 SVTH: Phan Thị Liểu ii Khóa luận tốt nghiệp GVHD:TS Phan Văn Hòa 1.1.5. Hệ thống các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả kinh tế trong sản xuất nấm rơm ........................................................................................................... 12 1.1.6. Đặc điểm sinh học và điều kiện sống của nấm rơm ............................................13 1.1.6.1. Đặc điểm sinh học của nấm rơm ......................................................................13 1.1.6.2. Điều kiện sống của nấm rơm ............................................................................14 1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................................19 1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm trên thế giới .................................................19 1.2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm ở Việt Nam..................................................20 1.2.3. Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm ở Thừa Thiên Huế .......................................21 1.2.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm ở Huyện Phú Vang ......................................22 CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ NẤM RƠM CỦA HTX NÔNG NGHIỆP PHÚ LƯƠNG I......................................25 2.1. Tình hình chung của HTX nông nghiệp Phú Lương I............................................25 2.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển của HTX nông nghiệp Phú Lương I .................25 2.1.2. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của HTX .....................................................27 2.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm rơm tại HTX nông nghiệp Phú Lương I ........28 2.2.1. Tình hình sản xuất nấm rơm tại HTX nông nghiệp Phú Lương I .......................28 2.2.1.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình sản xuất nấm rơm của HTX ...................28 2.2.1.2. Thời vụ sản xuất nấm rơm ................................................................................32 2.2.1.3. Tình hình sản xuất nấm rơm của HTX .............................................................33 2.2.1.4. Tình hình đầu tư chí phí sản xuất nấm rơm của HTX ......................................35 2.2.1.5. Kết quả trồng nấm của HTX ............................................................................36 2.2.2. Tình hình sản xuất nấm rơm của các hộ điều tra .................................................37 2.2.2.1. Tình hình nhân khẩu của các hộ điều tra ..........................................................37 2.2.2.2. Tình hình đầu tư chi phí sản xuất nấm rơm của hộ điều tra .............................38 2.2.2.3. Kết quả và hiệu quả trồng nấm rơm của các hộ điều tra ..................................39 2.2.3. Tình hình tiêu thụ nấm của HTX nông nghiệp Phú Lương I ..............................40 2.2.3.1. Tình hình kênh phân phối tiêu thụ nấm của HTX ............................................40 2.2.3.2. Chuỗi cung........................................................................................................41 2.2.3.3. Tình hình tiêu thụ nấm của HTX ......................................................................44 SVTH: Phan Thị Liểu iii Khóa luận tốt nghiệp GVHD:TS Phan Văn Hòa 2.3. Ý kiến đánh giá của các hộ trồng nấm ...................................................................46 2.4. Những thuận lợi hay hạn chế trong sản xuất và tiêu thụ nấm rơm.........................47 2.4.1. Thuận lợi ..............................................................................................................47 2.4.2. Hạn chế ................................................................................................................49 CHƯƠNG III. HỆ THỐNG GIẢI PHÁP .................................................................51 3.1. Định hướng về sản xuất và tiêu thụ nấm ở HTX Phú Lương I ..............................51 3.2. Mục tiêu trong sản xuất và tiêu thụ nấm ở HTX Phú Lương I...............................52 3.2.1. Mục tiêu chung ....................................................................................................52 3.2.2. Mục tiêu cụ thể ....................................................................................................52 3.3. Giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ nấm ở HTX Phú Lương I ....53 3.3.1. Giải pháp chung ...................................................................................................53 3.3.2. Giải pháp riêng ....................................................................................................53 PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................57 1. Kết luận......................................................................................................................57 2. Kiến nghị ...................................................................................................................58 2.1. Đối với nhà nước ....................................................................................................58 2.2. Đối với chính quyền địa phương ............................................................................59 2.3. Đối với Hợp Tác Xã ...............................................................................................59 TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................60 SVTH: Phan Thị Liểu iv GVHD:TS Phan Văn Hòa Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT HTX NN: Hợp Tác Xã Nông Nghiệp NN & PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn UBND: Ủy ban nhân dân KH – CN: Khoa học – Công nghệ KH – KT: Khoa học – kỹ thuật GO: Giá trị sản xuất VA: giá trị gia tăng IC: Chi phí trung gian MI: Thu nhập hỗn hợp GO/IC: Hiệu quả chi phí gia tăng theo giá trị sản xuất VA/IC: Hiệu quả chi phí gia tăng theo giá trị gia tăng MI/IC: Hiệu quả chi phí gia tăng theo thu nhập hỗn hợp SVTH: Phan Thị Liểu v Khóa luận tốt nghiệp GVHD:TS Phan Văn Hòa DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Bảng 1. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa của HTX ..................................................31 Bảng 2. Thời vụ sản xuất nấm rơm của HTX nông nghiệp Phú Lương I .....................32 Bảng 3. Tình hình sản xuất nấm rơm của HTX trong 3 năm qua từ 2013 – 2015 ........33 Bảng 4 . Tình hình các hộ tham gia sản xuất nấm của HTX .........................................34 Bảng 5. Chi phí sản xuất nấm rơm (tính bình quân /lứa/vòm là 20m2) ........................35 Bảng 6. Kết quả trồng nấm rơm của HTX NN Phú Lương I giai đoạn 2013-2015 ......36 Bảng 7 :Tình hình nhân khẩu lao động của các hộ điều tra năm 2015 ( BQ/hộ) .........37 Bảng 8. Chi phí làm nhà vòm sản xuất nấm rơm ( BQ/vòm) ........................................38 Bảng 9: Kết quả và hiệu quả sản xuất nấm của các hộ điều tra ở HTX NN Phú Lương I năm 2015 (BQ/hộ/lứa) ...................................................................................................39 Bảng 10. Tình hình biến động giá cả nấm rơm theo các mùa .......................................45 Bảng 11. Các đối tượng mua nấm của người sản xuất: .................................................46 Sơ đồ 1. Sơ đồ tổ chức bộ máy của HTX nông nghiệp Phú Lương I ............................26 Sơ đồ 2. Chuỗi giá trị nấm rơm ở xã Phú Lương, huyện Phú Vang . ...........................42 Sơ đồ 3. Tình hình tiêu thụ nấm rơm của HTX .............................................................44 SVTH: Phan Thị Liểu vi Khóa luận tốt nghiệp GVHD:TS Phan Văn Hòa TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU HTX NN Phú Lương I là một trong ba HTX của xã Phú Lương đi đầu trong việc sản xuất nấm rơm. Hằng năm, HTX cung ứng cho thị trường tiêu thụ hàng tấn nấm rơm tươi với giá cả phù hợp. Nhận thấy những hiệu quả đạt được khi trồng nấm rơm mang lại, những hộ gia đình nơi đây đã cùng nhau tham gia và mở rộng quy mô sản xuất. HTX từng bước hỗ trợ người dân trong việc sản xuất nấm rơm như vốn, khoa học – kỹ thuật, trình độ chuyên môn, giúp cho các hộ gia đình có được thông tin, hiểu biết sâu trong vấn đề sản xuất và tiêu thụ nấm. Trồng nấm rơm không chỉ mang lại nhiều giá trị về mặt kinh tế mà còn mang giá trị về mặt xã hội. Hoạt động trồng nấm rơm ngày càng giải quyết được việc làm cho một số lượng lao động lớn ở nông thôn, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của những người dân nơi đây. Mục đích của đề tài là phân tích “ Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm của HTX NN Phú Lương I”. Từ đó đưa ra những kiến nghị, giải pháp tích cực để làm tăng quy mô và sản lượng nấm sản xuất ra. Qua đó HTX cũng định những hướng đi mới, mở rộng thị trường tiêu thụ cho ngành sản xuất nấm ngày càng phát triển. SVTH: Phan Thị Liểu vii GVHD:TS Phan Văn Hòa Khóa luận tốt nghiệp PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Sức khỏe của chúng ta ngày nay đang bị đe dọa bởi những loại thực phẩm không rõ nguồn gốc. Bên cạnh những thực phẩm có đầy đủ dinh dưỡng và có nguồn gốc rõ ràng thì lại tồn tại những loại thực phẩm vô cùng độc hại. Vì vậy, để cải thiện đời sống cũng như chất lượng của các bữa ăn hằng ngày thì chế độ ăn uống hay dinh dưỡng của mỗi con người luôn luôn có sự thay đổi rất đa dạng và được chú trọng. Đặc biệt là nấm rơm. Một trong những ngành nông nghiệp được ưu tiên phát triển sau sản xuất lúa gạo. Trên thế giới hiện nay, thị trường xuất khẩu nấm có khoảng trên 20 nước nhưng vẫn không đáp ứng đủ nhu cầu. Giá và chất lượng nấm xuất khẩu của Việt Nam có thể đủ sức cạnh tranh với Trung Quốc và các nước khác. Nhu cầu tiêu thụ nội địa ngày càng tăng cả về số lượng và giá cả (mức tăng trên 10%/năm). Điều quan trọng nữa là chúng ta không phải bỏ đô la để chi đầu vào trong sản xuất nấm. Cả thế giới mỗi năm sản xuất được gần 30 triệu tấn, trong đó riêng Trung Quốc đạt trên 20 triệu tấn. Những năm 1960 vùng lãnh thổ Đài Loan xuất khẩu nấm đạt 100 triệu USD/năm và lấy việc phát triển sản xuất nấm làm đột phá trong ngành nông nghiệp. Từ năm 1980 đến nay, một số tỉnh ở Trung Quốc như Phúc Kiến coi nấm là cây làm giàu. Phúc Kiến có khoảng 4 triệu người chuyên trồng nấm (chiếm trên 10% dân số). Hàn Quốc, Đài Loan… đang nhập khẩu mùn cưa, rơm rạ, thân lõi ngô từ Việt Nam và họ sản xuất nấm đạt giá trị gần 10 tỷ USD/năm, xuất khẩu nấm đến hơn 80 quốc gia. Xu thế phát triển sản xuất nấm đang chuyển dịch đến các nước nông nghiệp trong đó có Việt Nam vì là nơi có nhiều nguồn nguyên liệu để trồng nấm do quá trình sản xuất nông nghiệp và công nghiệp nhẹ tạo ra, đồng thời cũng là nước có nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ. Sản xuất nấm ngày càng được cơ giới hoá, tự động hóa và trở thành một ngành kinh tế mạnh trên thế giới. Một số nước như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc đã và đang đầu tư vào Việt Nam để sản xuất, chế biến và tiêu thụ nấm (có gần 20 cơ sở đang hoạt động từ Bắc vào Nam). Đây cũng là những đối tác tạo ra sự cạnh tranh SVTH: Phan Thị Liểu 1 Khóa luận tốt nghiệp GVHD:TS Phan Văn Hòa để thúc đẩy ngành nấm Việt Nam cùng phát triển. Trên thế giới, trong sản xuất nông nghiệp ngoài ngành trồng trọt và chăn nuôi, nấm còn được xếp vào là ngành sản xuất thứ ba. Ở Việt Nam, ngành nông nghiệp - nông thôn chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, riêng ngành trồng lúa nước lại chiếm một tỉ trọng lớn trong cơ cấu các ngành kinh tế. Chính vì vậy, nông nghiệp phát triển kéo theo những ngành nghề khác cũng phát triển xuất phát từ nhu cầu của xã hội. Trong đó, nghề trồng nấm là một trong những nghề được các hộ gia đình nông thôn chú trọng thực hiện và đạt được nhiều kết quả cao. Đặc biệt tại Việt Nam, Mỗi năm nước ta sản xuất được khoảng trên 250.000 tấn nấm tươi các loại, chủ yếu là nấm rơm, mộc nhĩ, nấm sò, nấm mỡ, linh chi… tổng kim ngạch xuất khẩu đạt gần 100 triệu USD/năm, chủ yếu là nấm rơm muối, đóng hộp; mộc nhĩ khô; nấm mỡ tươi và muối. Riêng đối với tỉnh Thừa Thiên Huế, ngành sản xuất nấm rơm đang được chú trọng và phát triển mạnh, đặc biệt là thương hiệu nấm Phú Lương. Những người dân ở đây đang từng ngày mở rộng quy mô sản xuất cũng như số hộ trồng nấm tăng lên đáng kể qua các năm. Trung bình mỗi hộ có khoảng 2-3 vòm nấm rơm. Chi phí cho mỗi vòm nấm không cao, chủ yếu là tận dụng được những sản phẩm phụ của ngành trồng lúa và thường xuyên sử dụng công lao động gia đình là chính nên ít tốn kém, thời gian trồng và chăm sóc cũng ngắn ngày. Hơn nữa, kỹ thuật trồng nấm cũng không đòi hỏi quá cao chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và tuân theo những quy trình sản xuất đúng thời gian, đúng địa điểm và đối tượng thì ngành trồng nấm sẽ cho năng suất cao. Chính vì những lí do đó mà những người dân ở xã Phú Lương không ngại đầu tư vào ngành trồng nấm. Đặc biệt là nấm rơm, cho nên quy mô và chất lượng nấm rơm ở đây ngày mỗi tăng lên và ngày càng tạo tiếng vang lớn trong tỉnh nhà cũng như các tỉnh lân cận như Quảng Bình, Quảng Trị, Đà Nẵng… Do vậy, xuất phát từ những vấn đề nêu trên, tôi đi sâu vào nghiên cứu về đề tài: “ tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm rơm của Hợp Tác Xã nông nghiệp Phú Lương I – Xã Phú Lương – Huyện Phú Vang – Tỉnh Thừa Thiên Huế.” SVTH: Phan Thị Liểu 2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD:TS Phan Văn Hòa 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở phân tích thực trạng sản xuất và tiêu thụ nấm rơm, đề xuất các giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm rơm trên địa bàn của HTX nông nghiệp Phú Lương I. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể • Hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn về tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm rơm. • Phân tích thực trạng tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm rơm tại HTX nông nghiệp Phú Lương I. • Đề xuất giải pháp phát triển sản xuất và tiêu thụ nấm rơm tại HTX nông nghiệp Phú Lương I trong thời gian đó. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu ở đây là những vấn đề liên quan đến sản xuất và tiêu thụ nấm rơm tại HTX nông nghiệp Phú Lương I. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung: Đề tài đánh giá tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm rơm dưới góc độ kết quả và hiệu quả của sản xuất nấm mang lại. - Về không gian: địa bàn nghiên cứu là HTX nông nghiệp Phú Lương I, xã Phú Lương – Huyện Phú Vang – Tỉnh Thừa Thiên Huế. - Về thời gian nghiên cứu: nghiên cứu tình hình sản xuất nấm rơm trong ba năm từ năm 2013 đến năm 2015. 1.4. Phương pháp nghiên cứu  Sử dụng phương pháp điều tra thu thập số liệu. - Chọn địa điểm điều tra: địa bàn Hợp Tác Xã Nông Nghiệp Phú Lương I, xã Phú Lương, Huyện Phú Vang, Tỉnh Thừa Thiên Huế.  Thu thập số liệu: - Số liệu thứ cấp: thông qua bộ phận thống kê của HTX, báo cáo tổng kết tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm rơm qua các năm và một số tài liệu liên quan khác. SVTH: Phan Thị Liểu 3 Khóa luận tốt nghiệp GVHD:TS Phan Văn Hòa - Số liệu sơ cấp: thông qua phỏng vấn, điều tra trực tiếp 40 hộ nông dân bằng bảng hỏi được thiết kế sẵn. - Sử dụng phương pháp chuyên khảo hay khảo cứu tài liệu liên quan.  Phương pháp thống kê: + Phương pháp thống kê mô tả: mô tả các vấn đề có liên quan một cách có khoa học. + Phương pháp phân tổ thống kê: phân tích tuyệt đối, tương đối, so sánh… SVTH: Phan Thị Liểu 4 Khóa luận tốt nghiệp GVHD:TS Phan Văn Hòa PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Khái niệm về sản xuất Sản xuất là hoạt động tạo ra sản phẩm của các doanh nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Nói cách khác, sản xuất là quá trình chuyển hóa các yếu tố đầu vào thành các yếu tố đầu ra (hay sản phẩm). • Yếu tố đầu vào hay còn gọi là yếu tố sản xuất là bất kỳ hàng hóa hay dịch vụ nào được dùng để sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ khác. Yếu tố đầu vào bao gồm lao động, máy móc thiết bị, nhà xưởng, nguyên vật liệu, năng lượng, v.v. • Hàng hóa và dịch vụ là những yéu tố đầu ra của sản xuất. Ví dụ: Các trang trại hay hợp tác xã trồng nấm rơm sử dụng các yếu tố đầu vào là lao động, máy móc thiết bị, mùn cưa, rơm rạ... để sản xuất ra nấm rơm. Lao động ở đây có thể được hiểu là thời gian làm việc của người vận hành máy móc, nhà quản lý, người lao động .... Các yếu tố sản xuất khác được gọi chung là vốn như: nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, nhà xưởng, ... Hay một ví dụ khác để sản xuất ra lúa gạo, chúng ta cần có nước, phân, lao động, giống, ... Vì vậy, để nghiên cứu một quá trình sản xuất tổng quát, chúng ta có thể chia các đầu vào theo tiêu thức chung nhất của mọi quá trình sản xuất, thành lao động và vốn. Chúng ta nên lưu ý rằng công nghệ sản xuất ra một sản phẩm nào đó không thuộc phạm vi nghiên cứu của kinh tế học mà là đối tượng của các nhà kỹ thuật. Các nhà kinh tế chỉ quan tâm đến hiệu quả của việc sản xuất ở một trình độ công nghệ nhất định. • Mối quan hệ giữa yếu tố đầu vào và đầu ra được quyết định bởi kỹ thuật sản xuất hay còn gọi là công nghệ. Công nghệ là cách thức sản xuất ra hàng hóa, dịch vụ. Công nghệ được cải tiến khi có những phát minh khoa học mới được áp dụng trong sản xuất. Công nghệ tiến bộ sẽ dẫn đến những phương pháp sản xuất mới mà chúng có thể sử dụng tài nguyên hiệu quả hơn. Điều này có nghĩa là những công nghệ mới có thể sản xuất ra nhiều sản phẩm hơn với cùng số lượng các yếu tố đầu vào như trước hay thậm chí ít hơn. Với những công nghệ mới, máy móc thiết bị có năng suất cao hơn SVTH: Phan Thị Liểu 5 Khóa luận tốt nghiệp GVHD:TS Phan Văn Hòa và công nhân có thể đạt năng suất cao hơn. Những điều này làm tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế. 1.1.1.1. Đặc điểm của sản xuất hàng hóa nông sản Nông sản hàng hóa được sản xuất từ ngành nông nghiệp, do vậy cung nông sản hàng hóa có những đặc điểm riêng biệt sau: - Cung nông sản hàng hóa không thể đáp ứng tức thời (cung chậm hay cung muộn). Điều này trong thực tiễn luôn luôn xảy ra tình trạng khi thị trường có nhu cầu về một nông sản hàng hóa nào đó thì các nhà sản xuất không thể đáp ứng ngay vì còn phải trải qua một quá trình sản xuất với chu kì tự nhiên của sinh vật. Ngược lại, khi thị trường không có nhu cầu về một nông sản nào đó thì các nhà sản xuất cũng không thể kết thúc ngay quá trình sản xuất. Điều này thường dẫn đến thực trạng là cung – cầu nông sản hàng hóa thường không gặp nhau gây nên tình trạng biến động về giá cả thường xuyên trên thị trường. - Sản xuất hàng hóa chậm thay đổi về số lượng, chất lượng, mẫu mã. Nông sản hàng hóa trước hết là sản vật của tự nhiên phải chịu chi phối rất nhiều của các quy luật tự nhiên khách quan. - Sự thay đổi về cung đối với một nông sản hàng hóa cụ thể là rất khó xác định chính xác. Điều này là do sản xuất nông nghiệp thường diễn ra trên quy mô rộng lớn lại phân tán nhỏ lẻ. Hơn nữa, kết quả sản xuất sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện thời tiết, khí hậu,…cho nên các nhà sản xuất rất khó dự đoán được lượng cung của sản phẩm đó đưa ra thị trường như thế nào. - Sản xuất hàng hóa nông sản có tính thời vụ ít co giãn so với giá, cung loại sản phẩm này có thể thay thế bằng loại sản phẩm khác. Đặc điểm này là do đặc điểm của sản xuất nông nghiệp và đặc điểm của tiêu dùng quyết định. 1.1.1.2. Vai trò của sản xuất hàng hóa nông sản Nông nghiệp giữ một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, đặc biệt đối với các nước đang phát triển. Bởi vì: - Các nước này đa số người dân sống dựa vào nghề nông. Để phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi cho nhân dân, Chính phủ cần có chính sách tác động vào lĩnh vực nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất cây trồng và tạo ra nhiều việc làm ở nông thôn. SVTH: Phan Thị Liểu 6 Khóa luận tốt nghiệp GVHD:TS Phan Văn Hòa - Trừ một số ít nước dựa vào nguồn tài nguyên phong phú để xuất khẩu, đổi lấy lương thực, còn hầu hết các nước đang phát triển phải sản xuất lương thực phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của dân số nông thôn cũng như thành thị. Vì vậy hàng hóa nông sản có vai trò quan trọng đối với các nước đang phát triển. - Nông nghiệp còn cung cấp các yếu tố đầu vào cho hoạt động kinh tế . Để đáp ứng nhu cầu lâu dài của phát triển kinh tế việc tăng dân số ở khu vực ở khu vực thành thành thị sẽ không đủ khả năng đáp ứng. Cùng với việc tăng nâng suất lao động trong nông nghiệp, sự di chuyển dân số ở nông thôn ra thành thị sẽ là nguồn nhân lực đáp ứng cho nhu cầu nông nghiệp hoá đất nước. - Bên cạnh đó, nông nghiệp còn là ngành cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Theo Timmer-1988 ở giai đoạn bắt đầu phát triển nông nghiệp chiếm phần lớn sản phẩm trong nước, tích luỹ chủ yếu từ nông nghiệp, nguồn thu của Nhà nước chủ yếu do các loại thuế đánh vào nông nghiệp. +Giai đoạn nông nghiệp đóng góp chủ yếu cho sự tăng trưởng một phần nguồn thu từ nông nghiệp được đầu tư lại cho nông nghiệp (chủ yếu cho nghiên cứu và cơ sở hạ tầng) sản lượng nông nghiệp tăng lên. +Giai đoạn lao động nông nghiệp bắt đầu giảm, nông nghiệp phải được liên kết về thị trường lao động và tín dụng liên kết kinh tế thành thị-nông thôn, nông nghiệp ngày càng phụ thuộc vào thị trường. +Giai đoạn nông nghiệp dưới mức 20% của tổng lao động trong nước, nông nghiệp còn được hỗ trợ bằng nhiều biện pháp linh hoạt của Nhà nước. Để đạt được như vậy thì điều kiện đầu tiên quan trọng nhất là ta phải thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Đây là một nhiệm vụ rất quan trọng của nền kinh tế quốc dân. 1.1.2. Lý thuyết về tiêu thụ hàng hóa nông sản Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải tự mình quyết định ba vấn đề trung tâm cốt lõi trong hoạt động sản xuất kinh doanh đó là: sản xuất và kinh doanh cái gì? Sản xuất và kinh doanh như thế nào? Và cho ai? Cho nên việc tiêu thụ sản phẩm hàng hóa cần được hiểu theo cả nghĩa hẹp và nghĩa rộng. SVTH: Phan Thị Liểu 7 Khóa luận tốt nghiệp GVHD:TS Phan Văn Hòa * Hiểu theo nghĩa rộng: Tiêu thụ hàng hóa là một quá trình kinh tế bao gồm nhiều khâu bắt đầu từ việc nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu doanh nghiệp cần thoả mãn, xác định mặt hàng kinh doanh và tổ chức sản xuất hoặc tổ chức cung ứng hàng hóa và cuối cùng là việc thực hiện các nghiệp vụ bán hàng nhằm đạt mục đích cao nhất. Do tiêu thụ hàng hóa là cả một quá trình gồm nhiều hoạt động khác nhau nhưng có quan hệ chặt chẽ bổ sung cho nhau, cho nên để tổ chức tốt việc tiêu thụ hàng hóa doanh nghiệp không những phải làm tốt mỗi khâu công việc mà còn phải phối hợp nhịp nhàng giữa các khâu kế tiếp, giữa các bộ phận tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hóa trong doanh nghiệp. Phối hợp nhịp nhàng giữa các khâu kế tiếp có nghĩa là các khâu trong quá trình tiêu thụ hàng hóa không thể đảo lộn cho nhau mà phải thực hiện một cách tuần tự nhau theo chu trình của nó. Doanh nghiệp không thể tổ chức sản xuất trước rồi mới đi nghiên cứu nhu cầu thị trường, điều đó sẽ làm cho hàng hóa không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng, cũng có nghĩa không thể tiêu thụ được sản phẩm hàng hóa và doanh nghiệp phá sản. * Hiểu theo nghĩa hẹp: Tiêu thụ sản phẩm hàng hóa được hiểu như là hoạt động bán hàng là việc chuyển quyền sở hữu hàng hóa của doanh nghiệp cho khách hàng đồng thời thu tiền về. Vậy tiêu thụ hàng hóa được thực hiện thông qua hoạt động bán hàng của doanh nghiệp nhờ đó hàng hoá được chuyển thành tiền thực hiện vòng chu chuyển vốn trong doanh nghiệp và chu chuyển tiền tệ trong xã hội, đảm bảo phục vụ cho nhu cầu xã hội. Tiêu thụ hàng hóa là khâu cuối cùng của chu kỳ sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. 1.1.2.1. Đặc điểm của tiêu thụ sản phẩm nông sản Những đặc điểm tiêu thụ sản phẩm của các cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp gắn liền với những đặc điểm của sản xuất nông nghiệp, với sản phẩm nông nghiệp và thị trường nông sản. Những đặc điểm đó là: - Sản phẩm nông nghiệp và thị trường nông sản mang tính chất vùng và khu vực. Đặc điểm này xuất phát từ đặc điểm của sản xuất nông nghiệp gắn chặt với điều kiện tự nhiên mang tính chất vùng. Lợi thế so sánh và lợi thế tuyệt đối của các vùng SVTH: Phan Thị Liểu 8 Khóa luận tốt nghiệp GVHD:TS Phan Văn Hòa là yếu tố rất quan trọng trong việc lựa chọn hướng sản xuất kinh doanh của cơ sở sản xuất kinh doanh và tổ chức hợp lý quá trình tiêu thụ sản phẩm. Có sản phẩm chỉ thích ứng với một vùng, thậm chí tiểu vùng và lợi thế tuyệt đối có được coi như là những đặc điểm mà ở các vùng khác, khu vực khác không có. Đối với những sản phẩm loại này có thể có nhưng hình thức và phương pháp tiêu thụ đặc biệt. Đối với những loại sản phẩm khá phổ biến mà vùng nào cũng có thì phải có những hình thức tiêu thụ thích hợp. - Tính chất mùa vụ của sản xuất nông nghiệp có tác động mạnh mẽ đến cung cầu của thị trường nông sản và giá cả nông sản. Sự khan hiếm dẫn đến giá cả cao vào đầu vụ, cuối vụ và sự dư thừa làm cho giá cả giảm vào chính vụ là một biểu hiện của đặc điểm này. Việc chế biến, bảo quản và dự trữ sản phẩm để đảm bảo cung cầu tương đối ổn định là một yêu cầu cần được chú ý trong quá trình tổ chức tiêu thụ sản phẩm. - Sản phẩm nông nghiệp rất đa dạng, phong phú và trở thành nhu cầu tối thiểu hàng ngày của mỗi người, với thị trường rất rộng lớn nên người tiêu dùng có thể lựa chọn cho mình những sản phẩm nông nghiệp có tính đa dạng cao. Hơn nữa, nhu cầu tiêu dùng càng được cải thiện. 1.1.2.2. Vai trò của tiêu thụ sản phẩm nông sản - Các sản phẩm nông nghiệp hầu hết là các sản phẩm có thời hạn sử dụng ngắn ngày nên dễ bị hư hỏng. Vì vậy, vai trò của tiêu thụ hàng hóa tạo điều kiện lưu thông các mặt hàng nông sản, tránh tình trạng gây thiệt hại cho những người dân. - Tiêu thụ hàng hóa giúp những người nông dân đẩy mạnh quy mô sản xuất nhằm nâng cao sản lượng và năng xuất các mặt hàng nông sản của các hộ. - Tiêu thụ hàng hóa nông sản là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Tạo mối quan hệ tốt giữa cung – cầu. Đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. - Tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao vị thế của doanh nghiệp cho thấy sức mạnh to lớn trong lưu thông hàng hóa, tạo nên sự tin cậy cho những người tiêu dùng.  Vì vậy, để sản phẩm nông nghiệp được tiêu thụ hết và lưu thông một cách dễ dàng cần có một tổ chức hay một bộ máy đứng đầu nắm quyền lực để chỉ đạo, tạo con đường đi riêng cho các mặt hàng nông sản một cách kịp thời và đúng quy định. SVTH: Phan Thị Liểu 9 Khóa luận tốt nghiệp GVHD:TS Phan Văn Hòa 1.1.3. Mối quan hệ giữa sản xuất và tiêu thụ nấm rơm Mỗi một hàng hóa được sản xuất ra đều có thị trường tiêu thụ của nó. Đối với các hàng hóa nói chung và nấm rơm nói riêng. Nấm cần có một thị trường tiêu thụ ổn định để quá trình sản xuất nấm được tiếp tục diễn ra. Vì vậy, sản xuất và tiêu thụ nấm rơm có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong đó, sản xuất quyết định đến quá trình tiêu thụ sản phẩm. Nếu quá trình sản xuất đạt kết quả tốt về mặt chất lượng và số lượng thì quá trình tiêu thụ hay lưu thông sản phẩm gặp nhiều thuận lợi. Ngược lại, tiêu thụ nấm nhiều hay ít cũng tác động trở lại đối với người sản xuất, khi sản phẩm được tiêu thụ sẽ thúc đẩy quá trình sản xuất. Biết được nhu cầu tiêu thụ của thị trường để sản xuất số lượng nấm là bao nhiêu? Chất lượng như thế nào? Một thị trường tiêu thụ tốt sẽ dẫn đến quá trình sản xuất diễn ra thường xuyên và đạt kết quả cao. Thị trường tiêu thụ tốt là thị trường có giá bán hợp lí, có người bán và người mua trao đổi hàng hóa thường xuyên là liên tục, mang lại lợi ích cho người sản xuất nấm và người tiêu dùng. Việc sản xuất nấm phục vụ cho tiêu dùng trong nước đang được chú trọng phát triển sau nghề trồng lúa nước. Bênh cạnh đó, việc thúc đẩy sản xuất nấm và tìm thị trường tiêu thụ ở nước ngoài là một vấn đề đang được Bộ Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn quan tâm. Làm thế nào để sản lượng nấm sản xuất ra ngày một tăng, bên cạnh đó chất lượng nấm cũng phải được đảm bảo. Vì vậy, để sản xuất nấm có thị trường tiêu thụ thuận lợi thì cần có các giải pháp hỗ trợ giữa hai bên như là xây dựng cơ sở thu gom thuận lợi, có biện pháp bảo quản nấm tránh tình trạng hư hỏng để nấm được lưu thông một cách dễ dàng. Đặc biệt, phát triển và nhân rộng mô hình kênh phấn phối giúp cho quá trình tiêu thụ nấm diễn ra nhanh chóng và rộng rãi. Tạo điều kiện để sản xuất nấm ngày một phát triển. 1.1.4. Vai trò của nấm rơm 1.1.4.1. Vai trò về kinh tế Trong tất cả các loại nấm thì nấm rơm là đối tượng được các hộ nông dân chọn là ngành sản xuất chính sau ngành trồng lúa. Nấm rơm mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với các loại nấm khác bởi vì: SVTH: Phan Thị Liểu 10 Khóa luận tốt nghiệp GVHD:TS Phan Văn Hòa - Vốn đầu tư thấp, kỹ thuật đơn giản, công chăm sóc không nhiều nhưng giá trị sản phẩm cao… là những ưu điểm nổi trội của mô hình trồng nấm rơm đang được nhiều hộ sản xuất nông nghiệp áp dụng, bước đầu đã mang lại thành công. - Có thể áp dụng cho những hộ gia đình có quy mô nhỏ hay lớn, chúng đều cho năng suất cao. - Sử dụng các nguyên liệu sẵn có hay các sản phẩm phụ của ngành nông nghiệp như rơm rạ, mùn cưa…., các nguyên liệu này được sử dụng một cách dễ dàng. Giúp tiết kiệm chị phí trồng nấm rơm. - Giá trị xuất khẩu của nấm ngày một tăng lên khi mà những hộ nông dân đua nhau trồng nấm, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân địa phương. 1.1.4.2. Vai trò dinh dưỡng Nấm rơm là loại nấm giàu dinh dưỡng. Nấm rơm chứa nhiều vitamin A, B1, B2, PP, D, E, C và chứa 7 loại a-xít amin, nấm rơm là món ăn trị nhiều bệnh là loại quen thuộc, nhất là các làng quê vì thường được sử dụng làm thực phẩm. Trong 100g nấm rơm tươi chứa 90% nước, 3,6% đạm, 0,3% chất béo, 3,2% chất đường, 1,1% chất xơ (cellulose), 0,8% tro, 28mg% Ca, 80mg% P, 1,2% Fe, các vitamine A, B1, B2, C, D, PP… Cứ 100g nấm rơm tươi cho cơ thể 31 calorie. Trong 100g nấm rơm khô chứa đạm tới 21 – 37g đạm (đặc biệt thành phần đạm chứa hàm lượng cao lại đầy đủ các acid amin cần thiết mà cơ thể không tự tổng hợp được, còn hơn cả thịt bò và đậu tương), chất béo 2,1 – 4,6g, bột đường chiếm SVTH: Phan Thị Liểu 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan