Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Tình hình sản xuất hồ tiêu của các hộ nông dân trên địa bàn xã cam chính, huyện ...

Tài liệu Tình hình sản xuất hồ tiêu của các hộ nông dân trên địa bàn xã cam chính, huyện cam lộ, tỉnh quảng trị

.PDF
78
333
123

Mô tả:

Khóa luận tốt nghiệp ÑAÏI HOÏC HUEÁ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC KINH TEÁ KHOA KINH TEÁ VAØ PHAÙT TRIEÅN -----  ----- KHOÙA LUAÄN TOÁT NGHIEÄP ÑAÏI HOÏC TÌNH HÌNH SAÛN XUAÁT HOÀ TIEÂU CUÛA CAÙC HOÄ NOÂNG DAÂN TREÂN ÑÒA BAØN XAÕ CAM CHÍNH, HUYEÄN CAM LOÄ, TÆNH QUAÛNG TRÒ LEÂ THÒ NHÖ DIEÄU Hueá, thaùng 05 naêm 2013 SVTH: Lê Thị Như Diệu – Lớp: K43A KTNN ii Khóa luận tốt nghiệp ÑAÏI HOÏC HUEÁ TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC KINH TEÁ KHOA KINH TEÁ VAØ PHAÙT TRIEÅN -----  ----- KHOÙA LUAÄN TOÁT NGHIEÄP ÑAÏI HOÏC TÌNH HÌNH SAÛN XUAÁT HOÀ TIEÂU CUÛA CAÙC HOÄ NOÂNG DAÂN TREÂN ÑÒA BAØN XAÕ CAM CHÍNH, HUYEÄN CAM LOÄ, TÆNH QUAÛNG TRÒ Sinh vieân thöïc hieän : Giaùo vieân höôùng daãn : Leâ Thò Nhö Dieäu Th.S Phaïm Thò Thanh Xuaân Lôùp : K43A - KTNN Nieân khoùa: 2009 - 2013 Hueá, thaùng 05 naêm 2013 SVTH: Lê Thị Như Diệu – Lớp: K43A KTNN iii Khóa luận tốt nghiệp Lời Cảm Ơn Khóa luận tốt nghiệp này là kết quả học tập và nghiên cứu của tôi trong bốn năm học tại giảng đường trường Đại học Kinh tế Huế. Để hoàn thành khóa luận này, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tôi đã nhận được nhiều sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô giáo, các tập thể, cá nhân, trong và ngoài trường Đại học Kinh tế Huế. Trước hết tôi xin chân t ành cảm ơn quý thầy cô giáo trong và ngoài trường Đại học Kinh tế Huế, đã tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian qua. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo, Ths. Phạm Thị Thanh Xuân, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Tôi xin trân trọng cám ơn các cô chú, anh chị làm việc ở UBND xã Cam Chính, cùng toàn thể các hộ gia đình đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực tập và thực hiện khóa luận này. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luận này. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 5 năm 2013 Sinh viên thực hiện Lê Thị Như Diệu SVTH: Lê Thị Như Diệu – Lớp: K43A KTNN iv Khóa luận tốt nghiệp SVTH: Lê Thị Như Diệu – Lớp: K43A KTNN v Khóa luận tốt nghiệp MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ..............................................................................................................ii MỤC LỤC ..............................................................................................................................iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ........................................................... v DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU.......................................................................................... vi ĐƠN VỊ QUY ĐỔI ............................................................................................................... vii TÓM TẮT NGHIÊN CỨU .................................................................................................viii PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................2 3. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................3 4.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................................3 4.2. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................3 PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU........................................................................4 Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................4 1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ .................................4 1.1.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế.................................................................................4 1.1.2. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh tế ......................................................4 1.2. ĐẶC ĐIỂM VÀ YÊU CẦU KỸ THUẬT CƠ BẢN CỦA CÂY HỒ TIÊU.............5 1.2.1. Nguồn gốc và giá trị của cây hồ tiêu ..................................................................5 1.2.2. Yêu cầu kỹ thuật của cây hồ tiêu .......................................................................7 1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển hồ tiêu ...............................................12 1.3. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU............................................................15 1.3.1. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình đầu tư chi phí .............................................15 1.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả và hiệu quả sản xuất......................................15 1.4. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ HỒ TIÊU TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM...................................................................................................................17 1.4.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hồ tiêu trên thế giới.......................................17 1.4.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ hồ tiêu ở Việt Nam ........................................20 1.4.3. Tình hình sản xuất, phát triển cây hồ tiêu tại tỉnh Quảng Trị......................22 Chương 2: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ HỒ TIÊU ...........................25 Ở XÃ CAM CHÍNH ....................................................................................................25 2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU...............................................................25 SVTH: Lê Thị Như Diệu – Lớp: K43A KTNN vi Khóa luận tốt nghiệp 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên..............................................................................................25 2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội....................................................................................27 2.2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT HỒ TIÊU TRÊN ĐỊA BÀN XÃ CAM CHÍNH ..........31 2.2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng hồ tiêu trên địa bàn xã.................................31 2.2.2. Thời vụ sản xuất hồ tiêu của các hộ.................................................................32 2.3. HIỆU QUẢ SẢN XUẤT HỒ TIÊU CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA .....................33 2.3.1. Tình hình cơ bản của các hộ điều tra ..............................................................33 2.3.2. Diện tích, năng suất, sản lượng tiêu các hộ điều tra.......................................34 2.3.3. Tình hình đầu tư sản xuất hồ tiêu....................................................................35 2.3.4. Kết quả và hiệu quả sản xuất hồ tiêu...............................................................42 2.3.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất hồ tiêu..................................44 2.3.6. Tình hình tiêu thụ hồ tiêu của các hộ ..............................................................49 2.3.7. Thuận lợi và khó khăn, cơ hội và thách thức trong sản xuất hồ tiêu trên địa bàn xã Cam Chính.......................................................................................................51 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ........................................................53 NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT HỒ TIÊU .......................................53 3.1. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỒ TIÊU TRÊN ĐỊA BÀN XÃ CAM CHÍNH ...............................................................................................................53 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÂY HỒ TIÊU ......54 3.2.1. Giải pháp về quy hoạch vùng sản xuất............................................................54 3.2.2. Giải pháp về vốn ................................................................................................54 3.2.3. Giải pháp về kỹ thuật ........................................................................................55 3.2.4. Giải pháp về nhân lực .......................................................................................56 3.2.5. Giải pháp về tưới tiêu.......................................................................................56 3.2.6. Giải pháp về tiêu thụ ........................................................................................57 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................58 I. KẾT LUẬN..............................................................................................................58 II. KIẾN NGHỊ ............................................................................................................59 1. Đối với nhà nước .....................................................................................................59 2. Đối với chính quyền địa phương ...........................................................................60 3. Đối với hộ sản xuất hồ tiêu.....................................................................................60 SVTH: Lê Thị Như Diệu – Lớp: K43A KTNN vii Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU IPC : Internasional Pepper Community – Hiệp hội hồ tiêu thế giới UBND : Uỷ ban nhân dân HQKT : Hiệu quả kinh tế HTX : Hợp tác xã ĐVT : Đơn vị tính BVTV : Bảo vệ thực vật BQ : Bình quân NN và PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn DT : Diện tích TCTK : Tổng cục thống kê SL : Số lượng DTBQ : Diện tích bình quân CPKTCB : Chi phí kiến thiết cơ bản CPKD : Chi phí kinh doanh TC : Tổng chi phí SVTH: Lê Thị Như Diệu – Lớp: K43A KTNN viii Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1: Sản lượng hồ tiêu của Việt Nam và thế giới giai đoạn 1998 - 2012................19 Bảng 2: Diện tích và sản lượng hồ tiêu của Việt Nam giai đoạn 1998 - 2012..............21 Bảng 3: Cơ cấu diện tích, năng suất, sản lượng hồ tiêu tỉnh Quảng Trị..............................23 từ 2008 – 2010 ................................................................................................................23 Bảng 4: Quy mô, cơ cấu diện tích đất trồng hồ tiêu ở Quảng Trị qua 3 năm ...............23 Bảng 5: Quy mô, cơ cấu đất đai của xã Cam Chính năm 2012.....................................27 Bảng 6: Dân số và lao động của xã Cam Chính năm 2012 ...........................................29 Bảng 7: Diện tích, năng suất, sản lượng hồ tiêu xã Cam Chính qua 3 năm..................32 Bảng 8: Tình hình chung của các hộ điều tra ................................................................34 Bảng 9: Diện tích, năng suất, sản lượng hồ tiêu của các hộ điều tra.............................35 Bảng 10: Chi phí hồ tiêu thời kì kiến thiết cơ bản ........................................................37 Bảng 11: Chi phí hồ tiêu thời kỳ kinh doanh ................................................................40 Bảng 12: Kết quả và hiệu quả sản hồ tiêu của các hộ ..................................................43 Bảng 13: Ảnh hưởng của quy mô đất trồng hồ tiêu đến kết quả và hiệu quả sản xuất hồ tiêu .................................................................................................................................45 Bảng 14: Ảnh hưởng của mức đầu tư đến kết quả và hiệu quả sản xuất hồ tiêu ..........47 SVTH: Lê Thị Như Diệu – Lớp: K43A KTNN ix Khóa luận tốt nghiệp ĐƠN VỊ QUY ĐỔI 1 sào = 500 m2 1 ha = 10.000 m2 SVTH: Lê Thị Như Diệu – Lớp: K43A KTNN x Khóa luận tốt nghiệp TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Hồ tiêu đang là cây trồng mang lại lợi nhuận vàng cho người nông dân bởi giá tiêu thụ trên thị trường luôn đạt mức cao, do đó những năm gần đây người dân ở tỉnh Quảng Trị đã và đang mở rộng diện tích trồng tiêu để thu được lợi nhuận kinh tế. Một số huyện có diện tích trồng hồ tiêu nhiều là Vĩnh Linh, Cam Lộ, Gio Linh. Đề tài đã chọn xã Cam Chính huyện Cam Lộ để nghiên cứu vì hồ tiêu vùng Cùa được biết đến là sản phẩm kết tinh từ đất bazan màu mỡ, sự khắc nghiệt của gió Lào và thời tiết của miền đất Quảng Trị. Tất cả đã tạo nên sự khác biệt của sản phẩm tiêu Cùa. Đây là loại sản phẩm chất lượng tốt, hàm lượng tinh dầu cao và luôn được thu mua với giá cao hơn sản phẩm cùng loại ở các vùng khác. Để thấy được hiệu quả mà cây hồ tiêu mang lại cho người nông dân tôi đã chọn đề tài tình hình sản xuất hồ tiêu của các hộ nông dân trên địa bàn xã Cam Chính, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị làm khóa luận tốt nghiệp của mình. Mục đích chính của đề tài là hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế để đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất hồ tiêu, tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến nó, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất hồ tiêu trên địa bàn nghiên cứu. Có được kết quả này tôi đã thu thập số liệu thông qua phỏng vấn trực tiếp 60 hộ nông dân sản xuất hồ tiêu, các đại lý thu mua hồ tiêu ở xã để biết được tình hình tiêu thụ sản phẩm này. Số liệu thứ cấp được lấy từ UBND xã Cam Chính, phòng nông nghiệp huyện Cam Lộ, các giáo trình, sách báo, internet… Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi đã sử dụng các phương pháp như phương pháp điều tra chọn mẫu, phương pháp phỏng vấn trực tiếp, phương pháp phân tích số liệu, phương pháp so sánh…vv Kết quả thu được từ quá trình nghiên cứu này là một số nguyên nhân ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng hồ tiêu, tình hình sản xuất của các hộ nông dân ở đây. Đề xuất kiến nghị và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất hồ tiêu trong thời gian tới. SVTH: Lê Thị Như Diệu – Lớp: K43A KTNN xi Khóa luận tốt nghiệp PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hồ tiêu là cây công nghiệp lâu năm, có giá trị kinh tế cao được trồng ở nhiều nơi trên thế giới. Hạt tiêu là sản phẩm gia vị quý, được sử dụng với một khối lượng lớn trong công nghệ chế biến đồ hộp, thực phẩm và hương vị. Hạt tiêu có vai trò quan trọng trong bữa ăn hàng ngày của người dân nhiều nơi trên thế giới, nó không thể thiếu cũng không gì thay thế được. Ngoài ra hạt tiêu còn được dùng trong công nghiệp hương liệu và dược liệu. Hạt tiêu khô có thể bảo quản ở trong kho nhiều năm mà không giảm chất lượng vì vậy người trồng tiêu có thể giữ lại sản phẩm của mình để bán khi giá cả phù hợp. Trên thế giới hiện nay có trên 70 quốc gia trồng hồ tiêu với diện tích khoảng 570 nghìn ha. Sản lượng và giá cả của hồ tiêu có sự biến động rất lớn trên thị trường thế giới nhưng trong 5 năm gần đây từ 2008 đến 2012 do nhu cầu hồ tiêu của thế giới tăng cao nên giá cả hồ tiêu liên tục tăng. Ở Việt Nam theo tổng cục thống kê, diện tích trồng hồ tiêu cả nước năm 2009 là 50,5 nghìn ha. Năm 2010 là 50 nghìn ha và năm 2011 là 55 nghìn ha. Theo đó sản lượng là 105 nghìn tấn, 110 nghìn tấn và 109,4 nghìn tấn, năng suất thu hoạch bình quân là 24,46 tạ/ha. Hiện nay Việt Nam có khoảng 59,8 nghìn ha trồng hồ tiêu, từ năm 1999 đến nay ngành hồ tiêu đã có những bước tiến vượt bậc, từ xuất khẩu 37 nghìn tấn năm 1999 đến năm 2012 xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam đạt gần 120 nghìn tấn sang thị trường của gần 80 nước trên thế giới với kim ngạch 900 triệu đô la Mỹ. Sản lượng xuất khẩu của Việt nam chiếm khoảng 50% lượng hồ tiêu xuất khẩu toàn cầu, khẳng định vị trí số 1 trên thị trường quốc tế. Chính phủ đã đặt mục tiêu đến năm 2015 cây hồ tiêu phải đạt sản lượng 175 nghìn tấn/năm, xuất khẩu với số lượng tương đương. Tỉnh Quảng Trị có vùng đất đỏ bazan màu mỡ thích hợp cho việc trồng các cây công nghiệp dài ngày trong đó có cây hồ tiêu. Do vậy trong những năm gần đây cây tiêu phát triển mạnh mẽ. Sở NN và PTNT đã đề nghị UBND có những chính sách hỗ trợ cho nông dân trong việc trồng và chăm sóc các vườn tiêu của mình để họ tháo gỡ SVTH: Lê Thị Như Diệu – Lớp: K43A KTNN 1 Khóa luận tốt nghiệp những khó khăn trong sản xuất như hỗ trợ kinh phí, tập huấn hướng dẫn kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh vv… Xã Cam Chính nằm ở phía Tây Nam huyện Cam Lộ có tổng diện tích tự nhiên 5637,99 ha với 1260 hộ và 4778 nhân khẩu được phân bố trên địa bàn 14 thôn. Đây là vùng đất có lợi thế phát triển cây công nghiệp dài ngày trong đó có cây hồ tiêu. Hiện nay diện tích hồ tiêu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng diện tích đất của xã. Cây hồ tiêu được xác định là một trong những cây chủ lực đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của xã. Sản xuất hồ tiêu theo mô hình hộ gia đình phù hợp với tập quán canh tác, kinh nghiệm của nhân dân. Trong những năm qua việc sản xuất cây hồ tiêu còn gặp rất nhiều khó khăn như thời tiết thất thường, tình hình sâu bệnh hại xuất hiện gây thiệt hại ngày càng tăng, đây là một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến sự phát triển sản xuất hồ tiêu bền vững. Tuy nhiên trong những năm trở lại đây giá cả hồ tiêu đã tăng và có xu hướng tăng nên bà con chú trọng đầu tư nhiều để tiêu được phát triển hơn. Liệu cây hồ tiêu có mang lại hiệu quả khả quan hay không, nguyên nhân nào làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng hồ tiêu. Giải pháp để nâng cao hiệu quả sản xuất hồ tiêu là gì? Xuất phát từ thực tế đó, tôi chọn đề tài: “ Tình hình sản xuất hồ tiêu của các hộ nông dân trên địa bàn xã Cam Chính, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị ” làm khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế và tiêu thụ hồ tiêu. - Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ hồ tiêu của các nông hộ trên địa bàn xã Cam Chính, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. - Đề xuất một số định hướng và giải giáp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất hồ tiêu ở xã Cam Chính, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. 3. Phương pháp nghiên cứu - Chọn mẫu điều tra: Để biết được tình hình sản xuất hồ tiêu của các hộ trên địa bàn xã Cam Chính, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị, tôi đã tiến hành điều tra ngẫu nhiên 60 hộ thuộc 3 thôn Đốc Kỉnh, Cồn Trung, Mai Lộc 2, đây là 3 thôn có diện tích trồng lớn. SVTH: Lê Thị Như Diệu – Lớp: K43A KTNN 2 Khóa luận tốt nghiệp - Phương pháp điều tra thu thập số liệu: Tiến hành thu thập số liệu từ các nguồn khác nhau: + Nguồn số liệu thứ cấp: Thu thập số liệu từ các bài báo, tài liệu của các ban ngành tỉnh Quảng Trị, huyện Cam Lộ, xã Cam Chính thông tin từ các đề tài được công bố, các tài liệu trên sách báo, tạp chí, internet… + Nguồn số liệu sơ cấp: Là số liệu có được do điều tra, thu thập được trên địa bàn xã Cam Chính thông qua điều tra phỏng vấn trực tiếp các hộ sản xuất hồ tiêu bằng bảng hỏi. - Phương pháp tổng hợp số liệu: Sử dụng các phương pháp phân tổ thống kê, tính toán số liệu theo một số tiêu thức thông qua phần mềm Excel… - Phương pháp phân tổ thống kê: Để phân tích sự ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả sản xuất hồ tiêu nông hộ. - Phương pháp thống kê mô tả: Dựa vào số liệu thu thập được để tổng hợp, phân tích, mô tả các con số bằng cách so sánh các chỉ số tương đối, số tuyệt đối để phản ánh sự biến động tình hình sản xuất hồ tiêu của xã nói chung và các nông hộ nói riêng. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Tình hình sản xuất và tiêu thụ hồ tiêu của các hộ nông dân ở xã Cam Chính, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu trên địa bàn xã Cam Chính, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị. - Phạm vi thời gian: + Số liệu sơ cấp được lấy từ việc tiến hành điều tra các hộ trồng tiêu trên địa bàn xã Cam Chính từ năm 2010- 2012. + Số liệu thứ cấp (điều tra tình hình chung của xã Cam Chính) từ năm 2010 - 2012. SVTH: Lê Thị Như Diệu – Lớp: K43A KTNN 3 Khóa luận tốt nghiệp PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ 1.1.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế là thuật ngữ dùng để chỉ mối quan hệ giữa kết quả thực hiện và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có kết quả đó trong những điều kiện nhất định. Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu biểu hiện kết quả của hoạt động sản xuất, phản ánh tương quan giữa kết quả đạt được so với hao phí lao động, vật tư, tài chính. Là chỉ tiêu phản ánh trình độ và chất lượng sử dụng các yếu tố của sản xuất- kinh doanh, nhằm đạt được kết quả kinh tế tối đa với chi phí tối thiểu. Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng hoạt động kinh tế, là thước đo trình độ tổ chức và quản lý doanh nghiệp của các doanh nghiệp cũng như các tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh tế. Theo giáo trình kinh tế nông nghiệp thì hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế mà trong đó người sản xuất đạt cả hiệu quả phân bổ lẫn hiệu quả kĩ thuật. + Hiệu quả kĩ thuật: Là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí đầu vào hoặc nguồn lực sử dụng vào sản xuất trong những điều kiện cụ thể về kĩ thuật hay công nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp. Hiệu quả kĩ thuật phản ánh trình độ, khả năng chuyên môn, tay nghề trong việc sử dụng các yếu tố đầu vào để sản xuất. Hiệu quả kĩ thuật có liên quan đến phương diện vật chất của sản xuất. Nó chỉ ra một đơn vị nguồn lực sử dụng vào sản xuất đem lại bao nhiêu đơn vị sản phẩm. + Hiệu quả phân bổ: Là chỉ tiêu hiệu quả trong đó các yếu tố giá sản phẩm và giá đầu vào được tính để phản ánh giá trị thu thêm trên một đồng chi phí thêm về đầu vào hay nguồn lực. Hiệu quả phân bổ phản ánh khả năng kết hợp các yếu tố đầu vào một cách hợp lý để tối thiểu hóa chi phí với một lượng đầu ra nhất định nhằm đạt được lợi nhuận tối đa. Thực chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kĩ thuật có tính đến giá của các yếu tố đầu vào và đầu ra nên hiệu quả phân bổ còn được gọi là hiệu quả về giá. 1.1.2. Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả kinh tế - Là thước đo của trình độ tổ chức và quản lý kinh doanh của các doanh nghiệp. SVTH: Lê Thị Như Diệu – Lớp: K43A KTNN 4 Khóa luận tốt nghiệp - Để biết được mức hiệu quả sử dụng các nguồn lực. - Biết được các nguyên nhân ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế (giống, phân bón, đất đai, thời tiết…). - Từ đó có các biện pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp. - Làm căn cứ để xác định phương hướng tăng trưởng cao. Như vậy, việc nâng cao hiệu quả kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng đối với yêu cầu tăng trưởng và phát triển kinh tế nói riêng, phát triển xã hội nói chung. Để đạt được mục tiêu đó cần tận dụng và tiết kiệm các nguồn lực hiện có, thúc đẩy nhanh tiến bộ khoa học và công nghệ, tiến nhanh vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế với tốc độ nhanh, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động. 1.2. ĐẶC ĐIỂM VÀ YÊU CẦU KỸ THUẬT CƠ BẢN CỦA CÂY HỒ TIÊU 1.2.1. Nguồn gốc và giá trị của cây hồ tiêu 1.2.1.1. Đặc điểm và nguồn gốc Hồ tiêu có nguồn gốc tại các vùng Tây Nam Ấn Độ Thời Trung cổ, Hồ tiêu là gia vị quý hiếm do người Veniz độc quyền buôn bán. Năm 1498 người Bồ Đào Nha tìm ra đường thuỷ tới Ấn Độ và giành độc quyền buôn bán hồ tiêu cho đến thế kỷ 17. Sau đó, hồ tiêu mới được trồng ở nhiều nước Viễn đông trong đó có Việt Nam. Hồ tiêu là cây công nghiệp dài ngày có thời gian cho quả trung bình từ 15 đến 25 năm nếu được chăm sóc tốt thời gian kéo dài từ 25 đến 30 năm, tuổi thọ trung bình trên dưới 30 năm. Khi còn non tiêu thuộc dạng thảo mộc, khi già hóa gỗ. Tiêu bò trên vách đá bám vào tường, leo lên cây hoặc cột nhờ vào những rễ mọc ra ở các mặt lá. Thân tiêu có cấu tạo bởi nhiều dây sắp xếp lộn xộn. Tiêu là cây thuộc họ một lá mầm, lá tiêu hình quả tim (hình thức gần giống lá trầu không). Hoa cây hồ tiêu mọc thành chùm, có cả tính đực lẫn tính cái (lưỡng tính). Quả tiêu thuộc loại quả mọng, không có cuống mà gắn xung quanh một đoạn cành mọc chìa ra. Quả tiêu lúc còn non có màu xanh lục, khi đã già quả có màu vàng, đến khi phơi khô sẽ chuyển thành màu đen, da nhăn nheo. Người ta thu hoạch quả khô để nghiền thành bột tiêu. Nếu lấy quả chưa chín đem ngâm nước rồi chà vỏ đi ta được loại tiêu sọ màu trắng. SVTH: Lê Thị Như Diệu – Lớp: K43A KTNN 5 Khóa luận tốt nghiệp Căn cứ vào đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây tiêu có thể chia ra 4 giai đoạn, mỗi giai đoạn sinh trưởng, cây tiêu có nhu cầu riêng về điều kiện ngoại cảnh, kỹ thuật canh tác đó là cơ sở để chúng ta tác động vào quá trình chăm sóc. - Thời kỳ sinh trưởng: Là thời kì bắt đầu trồng tiêu đến khi bắt đầu ra quả, thời kì này kéo dài trong 3 năm. Đây là thời kì kiến thiết cơ bản, yêu cầu chăm sóc chu đáo, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng đặc biệt là đạm và lân để phát triển bộ rễ và cành lá, giai đoạn này cần che bóng mát cho cây. - Thời kì sinh trưởng phát quả: Từ khi bắt đầu ra hoa kết quả cho đến trước thời kỳ cho sản lượng cao. Thời kì này kéo dài 1-2 năm tùy thuộc vào giống và điều kiện canh tác. Cây hồ tiêu cần cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và nước tưới để cây nhanh chóng đạt đến giai đoạn cho sản lượng cao và đạt độ khung tán ổn định. - Thời kỳ sản lượng cao: Là thời kì cây cho ra hoa kết quả nhiều và cho sản lượng cao nhất trong chu kỳ sống của cây. Để kéo dài thời kì này cần chăm sóc quản lý tốt cả về cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và phòng trừ sâu bệnh. Nếu không chăm sóc kĩ cây nhanh chóng suy yếu. - Thời kỳ già cỗi: Bắt đầu từ khi cây biểu hiện giảm sản lượng đến khi cây hết khả năng cho quả. Thời gian đầu, cành và một số bộ phận rễ khô chết dần, số cành quả bị chết tăng nhanh, cành tăm xuất hiện nhiều. Thời kì này muốn kéo dài thời gian cho quả cần bón phân, cung cấp nước đầy đủ, cắt tỉa kịp thời những cành khô để chọn những thân mới và chăm sóc. 1.2.1.2. Giá trị sử dụng của cây hồ tiêu Cây hồ tiêu là một trong những loại cây gia vị, dược liệu được sử dụng rộng rãi nhất, phổ biến nhất trên thế giới. Giá trị sử dụng của hạt tiêu liên quan đến thành phần hoá học chứa trong hạt tiêu. Trong hạt tiêu có chứa tinh dầu và hai ancaloit, ngoài ra còn có chứa một số chất khác như xenluloza, muối khoáng. Trong hạt tiêu tinh dầu chiếm từ 1,56 - 1,86%. Tinh dầu có màu vàng nhạt hay màu lục nhạt, gồm các hydrocarbua như phelandren, cadimen, cariophilen và một ít hợp chất có chứa ôxy. Tinh dầu tạo cho hạt hồ tiêu có mùi thơm đặc biệt. Trong hạt hồ tiêu tồn tại hai ancaloit là Piperin và Chavixin. Piperin (C17H19O3N) trong hạt tiêu chiếm tỉ lệ từ 5 - 9%, có tinh thể không màu, không mùi, SVTH: Lê Thị Như Diệu – Lớp: K43A KTNN 6 Khóa luận tốt nghiệp không tan trong nước sôi, tan mạnh trong rượu nóng, tính kiềm nhẹ, đồng phân với Morphin. Chavixin (C17H19O3N) có tỉ lệ từ 2,2 - 4,6%. Chavixin là một chất lỏng sệt, có vị cay hắc, đây là nguyên nhân làm cho hạt hồ tiêu có vị cay nóng. Ngoài tinh dầu và ancaloit ra, trong hồ tiêu còn có 8,1% chất béo, 42,45% đường bột. Do có thành phần hoá học như trên, hạt tiêu có những giá trị sử dụng quan trọng trong các hoạt động sống của con người. Về tác dụng dược lý, khi dùng hồ tiêu với liều thấp nó sẽ có tác dụng tăng dịch vị, dịch tụy, kích thích tiêu hoá, làm ăn ngon cơm. Nhưng với liều lớn, nó sẽ kích thích niêm mạc dạ dày, gây sưng huyết và viêm cục bộ, gây sốt, viêm đường tiểu tiện… Chất gia vị: Hồ tiêu là một trong những chất gia quan trọng nhất trong các chất gia vị được sử dụng trên thế giới hiện nay. Khi rắc hồ tiêu vào hầu như món ăn nào cũng đều thơm ngon thêm gấp bội, tạo nên vị đặc biệt. Hạt hồ tiêu không những làm tăng thêm hương vị của thức ăn, mà còn làm át đi vị tanh nồng, mùi đặc biệt đôi khi khó chịu của một số loại thực phẩm động vật giàu chất đạm như cua, cá, ốc, ếch.. Trong công nghiệp hương liệu: Chất Piperin trong hạt tiêu được thuỷ phân thành Piperidin và axít piperic. Axit piperic bị ôxy hoá bởi KMnO 4 tạo thành piperonal là chất thơm đặc biệt dùng làm mỹ phẩm. Tinh dầu tiêu với mùi thơm đặc biệt, được sử dụng trong công nghiệp hương liệu và hoá dược. Dầu nhựa tiêu được phân lập thành hai dạng: dạng chất cháy được, tan trong môi trường kiềm; và dạng chất lỏng màu xanh đậm, được sử dụng trong công nghiệp hương liệu và hoá dược. Trừ côn trùng: Trước kia người ta dùng dung dịch chiết xuất từ hạt hồ tiêu xay để tẩm vào da trong khi thuộc, ngừa côn trùng phá hại. Nhưng từ khi xuất hiện các loại thuốc tổng hợp công hiệu và rẻ tiền hơn thì hồ tiêu không được sử dụng vào lĩnh lực này nữa . 1.2.2. Yêu cầu kỹ thuật của cây hồ tiêu  Phương thức nhân giống: Chọn cây giống có năng suất cao, chất lượng tốt, không nhiễm sâu bệnh hại. * Hom giống: - Cành tược (dây thân): tiêu trồng từ cành tược mau cho quả lớn, thường năm thứ ba sau khi trồng, năng suất cao và tuổi thọ kéo dài 15-20 năm, tỷ lệ hom sống đạt cao (khoảng 90%). SVTH: Lê Thị Như Diệu – Lớp: K43A KTNN 7 Khóa luận tốt nghiệp - Cành lươn: tiêu trồng từ cành lươn cho quả chậm hơn và phải đôn tiêu, thường từ năm thứ 4 sau khi trồng. Tuy vậy cây tiêu cho năng suất cao, ổn định và lâu già cỗi. * Kỹ thuật cắt hom: Lấy hom bánh tẻ, không quá non và không quá già, mỗi hom có 4-6 đốt, thông thường 5 đốt, không sử dụng đoạn hom cách ngọn 20-25cm. Cắt hom tiêu vào mùa mưa, trên cây mẹ 1-2 năm tuổi. Cắt chừa gốc một đoạn 40-50cm và không làm tổn hại đến cây mẹ và hom giống, phần dưới của hom cắt xéo cách đốt cuối cùng khoảng 2cm, cắt bỏ những lá ở đốt được vùi vào đất và chỉ để lại 23 lá để giảm bớt sự thoát hơi nước của hom. Hom tiêu cắt xong cần ươm ngay, nếu vận chuyển đi xa cần bó mỗi bó 50 hom, đặt trong thùng xốp, phun nước đều. * Xử lý hom giống: Để hom tiêu mau ra rễ, trước khi giâm hom tiêu được ngâm trong dung dịch NAA nồng độ 500-1.000ppm hoặc IBA nồng độ 50-55ppm, nhúng ngập phần gốc 23cm trong 30 phút, xử lý dung dịch nước tiểu bò 25% cho kết quả tương tự IBA. * Ươm hom: Sau khi xử lý xong có thể ươm hom vào luống hoặc vào bầu. - Luống: có chiều dài 5-6m, rộng 1-1,2m, đất trên luống cần trộn đều phân theo liều lượng 25-30kg phân chuồng hoai + 0,5kg super lân cho 10m2 luống. Ươm hom cách hom 15-20cm, luống phải có mái che, hệ thống phun sương để tạo độ ẩm thích hợp cho tiêu ra rễ. - Bầu: có thể dung bầu PE hoặc giỏ tre, bầu có kích thước dài 23-25cm, rộng 13-17cm, bầu PE được đục 8-10 lỗ để dễ thoát nước. Đất vào bầu có thành phần: 2 phần đất tơi xốp + 1 phần phân chuồng hoai, trộn đều 0,5kg phân Super lân cho 200kg hỗn hợp đất và phân chuồng, mỗi bầu ươm 2 hom.  Loại trụ, khoảng cách và mật độ trồng: Một số loại trụ trồng cây hồ tiêu hiện nay, như sau: * Trụ sống: Yêu cầu trụ sống: - Sinh trưởng nhanh, khỏe, thân cứng, vỏ tương đối nhám để tiêu dễ bám. - Bộ rễ ăn sâu để không cạnh tranh dinh dưỡng với cây tiêu. SVTH: Lê Thị Như Diệu – Lớp: K43A KTNN 8 Khóa luận tốt nghiệp - Ít lá hoặc tán thưa để không che ánh sáng của cây tiêu, có khả năng chịu xén tỉa nhiều lần mà không chết. - Ít sâu bệnh hoặc không phải là cây ký chủ của sâu bệnh hại tiêu. - Thông thường chọn cây họ đậu hoặc một số cây có thể trồng bằng cành để kịp cho tiêu leo bám. * Trụ gỗ: Hiện nay, các vùng có diện tích tiêu trồng mới chỉ sử dụng trụ gỗ từ vườn tiêu già cỗi, không dùng trụ gỗ mới vì liên quan đến việc bảo vệ rừng, cần thay dần bằng trụ sống. * Trụ làm bằng vật liệu khác: Bồn gạch - Đường kính gốc: 0,8-1m - Đường kính ngọn: 0,6-0,8m - Chiều cao: 3,2-3,5m - Khoảng cách: 2,0-2,5m x 2,0-2,5m Vùng Duyên Hải Miền Trung không nên dùng trụ gạch và trụ bê tông, do khí hậu nắng nóng và mưa nhiều, địa hình hẹp và dốc, lượng mưa lớn dễ gây xói mòn. Cần làm giàn che cho tiêu trồng mới, có thể dùng lưới che công nghiệp, lá dừa, phên tre hoặc các vật liệu che chắn nhẹ.  Kỹ thuật trồng tiêu: * Thời vụ trồng tiêu: Thời vụ trồng tùy thuộc vào điều kiện khí hậu của từng khu vực, thường trồng vào đầu mùa mưa, khi đã mưa đều và kết thúc trước mùa khô khoảng 2-2,5 tháng. * Chọn đất trồng tiêu, làm đất, đào hố và thiết kế lô trồng: - Đất trồng tiêu cần tơi xốp, dễ thoát nước, không úng nước vào mùa mưa, độ dày tầng đất canh tác tối thiểu 70cm, pH của đất khoảng 5,5-7,0 là thích hợp cho cây tiêu. - Đất cần được cày bừa kỹ và xử lý mầm bệnh trước khi trồng, trên đất chua cần bón vôi trước khi bừa lần cuối, lượng vôi bón khoảng 1,5-2,0 tấn/ha đá vôi xay. - Kích thước hố thường 30x40x40cm cho hom đơn hoặc 40x40x40cm, mỗi hố bón 7-10kg phân chuồng hoai + 200-300g phân supe lân, trộn đều với lớp đất mặt cho SVTH: Lê Thị Như Diệu – Lớp: K43A KTNN 9 Khóa luận tốt nghiệp vào hố khoảng 20cm. Nên tiến hành đào hố và trộn phân lấp hố trước khi trồng ít nhất nửa tháng. Đất trồng tiêu cạnh những vườn tiêu bị bệnh nên dùng Bordeaux 1% tưới trong và quanh hố. Vườn tiêu trên vùng đất có độ dốc nên đào hố theo đường đồng mức và bố trí hố theo hình nanh sấu. - Thiết kế hệ thống tiêu nước và trồng trụ tiêu cùng lúc, khoảng 10-15m đào một rãnh thoát nước vuông góc với hướng dốc chính, rãnh sâu 15-20cm, rộng 20cm, giữa hai hàng trụ tiêu. Dọc theo hướng dốc chính, khoảng 30-40m, thiết kế một mương sâu 30-40cm, rộng 40cm, giữa hai hàng trụ tiêu, mương thẳng góc với rãnh thoát nước. * Đặt hom và buộc dây: Khi đặt hom tiêu vào hố cần chú ý: - Xé bỏ bầu PE, tránh làm vỡ bầu sau đó lấp đất và nén chặt gốc. - Hom đặt riêng 30-450 hướng về phía trụ tiêu, nên đặt hom (bầu) vào hướng Đông. - Số hom (hoặc bầu) trên một trụ: 2 hom/trụ cho trụ sống hoặc trụ bê tông và 56 hom/trụ cho bồn gạch xây. Sau khi dây tiêu đã phát triển vươn tới trụ nên dùng các loại dây mềm (dây nylon) để buộc dây tiêu vào cây trụ, buộc vào vị trí ở gần đốt của dây tiêu để rễ dễ bám bào trụ, sau khi rễ đã bám chặt vào trụ cần cắt bỏ dây buộc. * Đôn tiêu: Tiêu trồng bằng dây lươn cây sẽ cho nhiều dây thân, cắt bỏ các dây yếu, chỉ để lại 3-4 dây khỏe trên một gốc dây lươn. Sau 12-15 tháng, các dây tiêu đạt 1,5-2m, bắt đầu cho cành mang quả, khi phần lớn các dây tiêu trên trụ mang cành mang quả cần tiến hành đôn tiêu. Xới đất quanh trụ tiêu thành rãnh sâu 7-10cm, cách trụ 15-20cm, chọn 3-4 dây tiêu khỏe, cắt hết lá dưới cành mang quả đầu tiên 30-40cm, khoanh tròn trong rãnh sao cho cành mang quả thấp nhất cách mặt đất 30-40cm, lấp một lớp đất mỏng 5-7cm, tưới nước, khi thấy rễ nhú ra từ các đốt đôn dưới đất cần lấp thêm 3-5cm đất trộn phân hữu cơ. * Tỉa cành, tạo tán cây trụ sống và cây tiêu trong thời kỳ kinh doanh: Khi cây trụ sống đã lớn, tán trụ giao tán cần rong tỉa bớt cành lá để tiêu nhận đủ ánh sáng, mỗi năm rong tỉa vài lần vào mùa mưa. SVTH: Lê Thị Như Diệu – Lớp: K43A KTNN 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan