Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Tình hình nuôi trồng và tiêu thụ tôm thẻ chân trắng ở xã phong hải huyện phong đ...

Tài liệu Tình hình nuôi trồng và tiêu thụ tôm thẻ chân trắng ở xã phong hải huyện phong điền tỉnh thừa thiên huế

.PDF
90
282
112

Mô tả:

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN tế H uế ---------------- h KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ng Đ ại họ cK in TÌNH HÌNH NUÔI TRỒNG VÀ TIÊU THỤ TÔM THẺ CHÂN TRẮNG Ở XÃ PHONG HẢI, HUYỆN PHONG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Giáo viên hướng dẫn Th.s Lê Thanh An Tr ườ Sinh viên thực hiện Lê Thị Tú Uyên Lớp K44 KTNN Niên khoá 2010-2014 Huế, tháng 5 năm 2014 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thanh An LỜI CẢM ƠN Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến tất cả các đơn vị, các cá nhân đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập uế và nghiên cứu. Trước hết tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo trường Đại học Kinh tế Huế, các tế H Thầy giáo, Cô giáo trường đại học Kinh tế Huế đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt,tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Th.S.Lê Thanh An- người đã hướng dẫn tận tình,đầy trách nhiệm trong suốt quá trình tôi thực tập đề tài nghiên in h cứu. Tôi cũng xin cảm ơn các cán bộ Chi cục nuôi trồng thủy sản Thừa Thiên cK Huế,UBND xã Phong Hải,Huyện Phong Điền,tỉnh Thừa Thiên Huế cùng toàn thể bà con các hộ nuôi tôm thẻ chân trắng của xã , các chủ thu mua sản phẩm thủy sản trên tài nghiên cứu. họ địa bàn tỉnh đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu liên quan đến đề Cuối cùng,tôi xin chân thành cảm ơn đến tất cả người thân,bạn bè đã nhiệt tình Sinh viên thực hiện Lê Thị Tú Uyên Tr ườ ng Đ ại giúp đỡ và động viên tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài. SVTH: Lê Thị Tú Uyên i Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thanh An MỤC LỤC Tr ườ ng Đ ại họ cK in h tế H uế TÓM TẮT NGHIÊN CỨU .............................................................................................1 1. Tên đề tài................................................................................................................................. 1 2. Lý do nghiên cứu đề tài.......................................................................................................... 1 3. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................................... 1 4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................................ 2 5. Kết quả đạt được..................................................................................................................... 2 PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................3 1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu ....................................................................................... 3 2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................................... 4 3. Phương pháp nghiên cứu........................................................................................................ 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................................................... 5 5. Hạn chế của đề tài................................................................................................................... 5 6.Kết cấu của đề tài..................................................................................................................... 5 PHẦN ІІ. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..................................................6 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ................................6 1.1. Hiệu quả kinh tế................................................................................................................... 6 1.1.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế.............................................................................................. 6 1.1.2. Bản chất và ý nghĩ của việc nghiên cứu hiệu quả kinh tế.............................................. 6 1.2. Lý luận về thị trường tiêu thụ thuỷ sản............................................................................... 7 1.2.1. Các khái niệm ................................................................................................................... 7 1.2.2. Đặc điểm của thị trường tiêu thụ thuỷ sản ..................................................................... 8 1.2.3. Kênh phân phối hàng hoá nông sản .............................................................................. 10 1.3. Sơ lược về tôm thẻ chân trắng ..........................................................................................11 1.3.1. Nguồn gốc và khu vực phân bố.....................................................................................11 1.3.2. Một số đặc điểm sinh học ..............................................................................................12 1.3.2.1. Phân loại.......................................................................................................................12 1.3.2.2. Các yếu tố môi trường sống........................................................................................12 1.3.2.3. Sinh sản và quá trình sinh trưởng............................................................................... 13 1.3.2.4. Tập tính ăn của tôm thẻ chân trắng ............................................................................ 14 1.3.3. Giá trị kinh tế của tôm thẻ chân trắng ........................................................................... 14 1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và tiêu thụ tôm thẻ chân trắng. ....... 15 1.3.5. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả nuôi trồng tôm thẻ chân trắng.................................... 17 1.4. Tình hình nuôi trồng và tiêu thụ tôm thẻ chân trắng trên thế giới và Việt Nam ........... 18 1.4.1. Tình hình nuôi trồng và tiêu thụ tôm thẻ chân trắng trên thế giới...............................18 1.4.2. Tình hình nuôi trồng và tiêu thụ tôm thẻ chân trắng tại Việt Nam .............................20 1.5. Thực trạng nuôi trồng và tiêu thụ tôm ở tỉnh Thừa Thiên Huế ...................................... 21 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ TÔM THẺ CHÂN TRẮNG Ở XÃ PHONG HẢI, HUYỆN PHONG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ 25 2.1. Điều kiện cơ bản của khu vực nghiên cứu....................................................................... 25 2.1.1. Điều kiện tự nhiên .......................................................................................................... 25 2.1.1.1. Vị trí địa lý ...................................................................................................................25 2.1.1.2. Địa hình,khí hậu và thủy văn......................................................................................25 2.1.1.3. Tài nguyên đất ............................................................................................................. 27 2.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội ................................................................................................. 28 SVTH: Lê Thị Tú Uyên ii Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thanh An Tr ườ ng Đ ại họ cK in h tế H uế 2.1.2.1. Dân số và lao động...................................................................................................... 28 2.1.2.2. Phát triển kinh tế.......................................................................................................... 30 2.1.3. Đánh giá chung về tình hình cơ bản của xã Phong Hải.............................................. 32 2.1.3.1.Thuận lợi.......................................................................................................................32 2.1.3.2. Khó khăn......................................................................................................................33 2.2. Tình hình nuôi trồng và tiêu thụ tôm thẻ chân trắng tại xã Phong Hải,huyện Phong Điền ..............................................................................................................................34 2.3. Tình hình nuôi trồng tôm thẻ chân trắng của các hộ điều tra ......................................... 35 2.3.1. Quy mô diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng.................................................................... 35 2.3.2. Tình hình sử dụng nguồn lực sản xuất.......................................................................... 37 2.3.2.1. Nhân khẩu và lao động ...............................................................................................37 2.3.2.2. Tình hình vay vốn của các hộ.....................................................................................38 2.3.2.3. Tình hình đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng.................................................................. 39 2.3.3. Kết quả và hiệu quả của việc nuôi tôm của các hộ điều tra......................................... 45 2.3.4. Tình hình tiêu thụ tôm thẻ chân trắng ở xã Phong Hải ................................................48 2.4. Phân tích SWOT trong hoạt động nuôi trồng và tiêu thụ tôm thẻ chân trắng tại xã Phong Hải,huyện Phong Điền,tỉnh Thừa Thiên Huế .............................................................54 2.4.1. Điểm mạnh......................................................................................................................54 2.4.2. Điểm yếu.........................................................................................................................55 2.4.3. Cơ hội..............................................................................................................................56 2.4.4. Thách thức.......................................................................................................................57 CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ TÔM THẺ CHÂN TRẮNG TẠI XÃ PHONG HẢI, HUYỆN PHONG ĐIỀN...............................................................................................................58 3.1. Định hướng phát triển ....................................................................................................... 58 3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và tiêu thụ tôm thẻ chân trắng ở xã Phong Hải, huyện Phong Điền ....................................................................................................................59 3.2.1. Nâng cao chất lượng sản phẩm ở khâu nuôi trồng.......................................................59 3.2.2. Giải pháp tiêu thụ tôm thẻ..............................................................................................62 PHẦN ІІІ KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................66 1. Kết luận ................................................................................................................................. 66 2. Kiến nghị..............................................................................................................................67 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................69 PHỤ LỤC SVTH: Lê Thị Tú Uyên iii Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thanh An Uỷ ban nhân dân STT Số thứ tự HQKT Hiệu quả kinh tế SXKD Sản xuất kinh doanh SX Sản xuất THCS Trung học cơ sở Hợp tác xã BQC Bình quân cộng Thu Nhập hỗn hợp GO Tổng giá trị sản xuất C Chi phí NTTS Nuôi trồng thuỷ sản DNTN Doanh nghiệp tư nhân GT cK họ SL in MI h HTX tế H UBND uế DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU Sản lượng Giá trị Xuất khẩu XNK Xuất nhập khẩu CT Chương trình VASEP Hiệp hội chế biến xuất khẩu TCT Thẻ chân trắng Tr ườ ng Đ ại XK SVTH: Lê Thị Tú Uyên iv Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thanh An DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Dự báo tiêu thụ Thủy Sản trên Thế giới đến 2010........................................19 Bảng 1.2. Diện tích, sản lượng và năng suất tôm thẻ chân trắng qua các năm tại Việt Nam.......21 Bảng 1.3. Tình hình nuôi trồng thủy sản năm 2012 ......................................................23 uế Bảng 2.1. Tình hình sử dụng đất đai của xã Phong Hải qua 3 năm 2011-2013 ............28 Bảng 2.2. Tình hình dân số và lao động xã Phong Hải qua 3 năm 2011-2013 .............29 tế H Bảng 2.3. Sự phân bố dân cư ở xã Phong Hải...............................................................30 Bảng 2.4. Quy mô diện tích,sản lượng của xã Phong Hải qua 3 năm 2011-2013.........34 Bảng 2.5. Quy mô, diện tích nuôi tôm của các hộ điều tra(BQ/hộ) ..............................36 Bảng 2.6. Trình độ học vấn của các hộ điều tra ............................................................37 h Bảng 2.7. Chi phí đầu tư cơ bản cho nuôi tôm của các hộ điều tra (BQ/ha).................40 in Bảng 2.8. Chi phí đầu tư trực tiếp nuôi tôm trong năm 2013 của các hộ điều tra ........42 cK Bảng 2.9. Diện tích,sản lượng bình quân thu hoạch của các hộ điều tra ......................45 Tr ườ ng Đ ại họ Bảng 2.10. Kết quả, hiệu quả nuôi tôm của các hộ điều tra xã Phong Hải (BQ/ha) .....46 SVTH: Lê Thị Tú Uyên v Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thanh An DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Hình 1.1. Hình ảnh tôm thẻ chân trắng- White Shrimp ................................................11 Hình 2.1. Tỷ lệ vay vốn của các hộ điều tra ..................................................................38 uế Sơ đồ 1.1. Hoạt động tiêu thụ hàng hoá trên thị trường ..................................................8 Sơ đồ 1.2. Các kênh phân phối hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cá nhân .......................10 tế H Sơ đồ 2.1. Chuỗi cung tôm tại xã Phong Hải,Huyện Phong Điền ................................51 Tr ườ ng Đ ại họ cK in h Biểu đồ 1.1. Xu hướng tiêu thụ tôm thẻ chân trắng trên thế giới..................................19 SVTH: Lê Thị Tú Uyên vi Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thanh An TÓM TẮT NGHIÊN CỨU 1. Tên đề tài Tình hình nuôi trồng và tiêu thụ tôm thẻ chân trắng tại xã Phong Hải, huyện Phong Điền,tỉnh Thừa Thiên Huế. uế 2. Lý do nghiên cứu đề tài tế H Ngành nuôi trồng thuỷ sản là ngành đã góp một tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu khá lớn trong các mặt hàng xuất khẩu nông sản, gia tăng nguồn thu ngoại tệ phục vụ cho xây dựng và phát triển của Việt Nam. Hàng năm, sản lượng tôm chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản và trong cơ cấu giá trị xuất khẩu của h ngành.Thừa Thiên Huế là một trong những tỉnh có lợi thế phát triển ngành nuôi trồng in tôm thẻ chân trắng khi có hệ thống đầm phá ven biển rộng lớn. Nghề nuôi trồng tôm thẻ chân trắng phát triển bước đầu đã đem lại những kết cK quả nhất định trong đổi mới cơ cấu kinh tế địa phương, góp phần tạo ra công ăn việc làm, tăng thu nhập cho một bộ phận cư dân ven đầm phá nói chung và xã Phong Hải họ huyện Phong Điền nói riêng. Tuy nhiên, quy mô nuôi trồng TCT phổ biến ở dạng quy mô nhỏ, phương thức canh tác truyền thống, nhỏ lẻ, manh mún và tự phát; việc phát triển nuôi trồng tôm Đ ại TCT một cách ồ ạt, quản lý không phù hợp đã làm hiệu quả nghề nuôi trồng tôm TCT giảm sút do môi trường ô nhiễm; tiêu thụ gặp nhiều khó khăn do bị ép giá, ép cấp,thị trường đầu ra yếu làm giảm tính cạnh tranh sản phẩm trên thị trường. Trên cơ sở đó,tôi ng nghiên cứu tiến hành thực hiện đề tài : “Tình hình nuôi trồng và tiêu thụ tôm thẻ chân trắng ở xã Phong Hải huyện Phong Điền- tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tài ườ tốt nghiệp cho mình. Tr 3. Mục tiêu nghiên cứu  Hệ thống hoá cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về tình hình nuôi trồng tôm thẻ chân trắng.  Phân tích, đánh giá thực trạng sản xuất trên địa bàn xã Phong Hải, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.  Tìm hiểu tình hình tiêu thụ tôm thẻ chân trắng tại địa phương. SVTH: Lê Thị Tú Uyên 1 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thanh An  Đề xuất các định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ tôm thẻ chân trắng trên địa bàn xã Phong Hải, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. 4. Phương pháp nghiên cứu  Phương pháp thu thập và xử lý số liệu uế - Số liệu sơ cấp: Chọn ngẫu nhiên 40 hộ nuôi tôm thẻ chân trắng đại diện cho tế H ba thôn: Hải Đông, Hải Thế, Hải Nhuận và chủ thu gom lớn, một số thu gom nhỏ. - Số liệu thứ cấp: Nghiên cứu các báo cáo, niên giám qua xã Phong Hải, huyện Phong Điền, Chi Cục nuôi trồng thuỷ sản tỉnh Thừa Thiên Huế và thông qua báo chí, internet. h  Phương pháp phân tích in - Phương pháp phân tích tài liệu: Trên cơ sở các số liệu được tổng hợp, vận cK dụng các phương pháp phân tích thống kê, so sánh để đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm đáp ứng mục tiêu đề ra. xuất của địa phương. - Ma trận SWOT 5. Kết quả đạt được họ - Phương pháp so sánh: So sánh các chỉ tiêu với nhau để phản ánh tình hình sản Đ ại Nghiên cứu nhằm phân tích, đánh giá và mô tả chi tiết về bức tranh phát triển sản xuất và tiêu thụ tôm thẻ chân trắng ở xã Phong Hải, huyện Phong Điền. Trên cơ sở đó, luận văn đề xuất các nhóm giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất và tiêu thụ Tr ườ ng tôm thẻ chân trắng tại địa phương địa phương trong thời gian tới. SVTH: Lê Thị Tú Uyên 2 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thanh An PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu Ngành nuôi trồng thuỷ sản là ngành đã góp một tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu khá lớn trong các mặt hàng xuất khẩu nông sản, gia tăng nguồn thu ngoại tệ phục vụ uế cho xây dựng và phát triển của Việt Nam. Nó đang ngày càng phát triển và trở thành tế H một nền kinh tế quan trọng của đất nước, trong đó ngành nuôi tôm là chính. Hàng năm, sản lượng tôm chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản và trong cơ cấu giá trị xuất khẩu của ngành. Thừa Thiên Huế, một tỉnh duyên hải miền Trung, có hệ thống đầm phá ven biển h rộng lớn (gần 22.000 ha) được xếp vào loại lớn của thế giới. Hệ thống đầm phá Tam Giang, in Cầu Hai, Lăng Cô chạy dọc suốt 5 huyện ven biển Thừa Thiên Huế, từ Phong Điền, Hương Trà, Quảng Điền, Phú Vang, Phú Lộc là một vùng đầm phá nước lợ với hệ sinh thái sông cK biển phong phú và đặc sắc, là điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho nhiều loài thủy sinh phát triển. Một lợi thế cho nhiều ngành nghề nông, lâm, ngư nghệp, mà đặc biệt là nghề nuôi họ trồng thủy sản. Phong Điền là một huyện nằm ở phía Bắc tỉnh Thừa Thiên Huế,là một trong những huyện có sản lượng tôm đạt cao nhất của tỉnh ; là nơi có điều kiện khí hậu thuận Đ ại lợi,nhân lực dồi dào; là một nơi có nhiều thế mạnh về nuôi tôm thẻ chân trắng. Xuất phát từ những thuận lợi đó, nghề nuôi tôm thẻ chân trắng ở đây ngày càng phát triển và thu hút nhiều người tham gia. Sự phát triển của nghề nuôi tôm thẻ chân trắng đã tạo ng công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân vùng ven biển, góp phần phát triển kinh tế của huyện. ườ Tuy nhiên, quy mô nuôi trồng thủy sản phổ biến ở dạng quy mô nhỏ, phương thức canh tác truyền thống, nhỏ lẻ, manh mún và tự phát; việc phát triển nuôi tôm TCT Tr một cách ồ ạt, quản lý không phù hợp đã làm hiệu quả nghề nuôi tôm TCT giảm sút do môi trường ô nhiễm, dịch bệnh tràn lan; tiêu thụ tôm TCT gặp nhiều khó khăn do bị ép giá, ép cấp; hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc chế biến và bảo quản tôm TCT chưa tốt; người nông dân còn rất hạn chế trong việc tiếp cận thông tin thị trường; việc gắn kết giữa bốn khâu sản xuất - thu mua - chế biến - tiêu thụ tôm TCT chưa thật chặt chẽ, đầu ra của sản phẩm còn yếu đã làm giảm tính cạnh tranh của sản phẩm trên thị SVTH: Lê Thị Tú Uyên 3 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thanh An trường, nhất là sản phẩm tôm TCT xuất khẩu.Trên cơ sở đó, tôi nghiên cứu tiến hành thực hiện đề tài :”Tình hình nuôi trồng và tiêu thụ tôm thẻ chân trắng ở xã Phong Hải huyện Phong Điền- tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tài tốt nghiệp cho mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu  Hệ thống hoá cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về tình hình nuôi trồng tôm thẻ uế chân trắng. tế H  Phân tích, đánh giá thực trạng sản xuất trên địa bàn xã Phong Hải, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.  Tìm hiểu tình hình tiêu thụ tôm thẻ chân trắng tại địa phương.  Đề xuất các định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ tôm h thẻ chân trắng trên địa bàn xã Phong Hải, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. in 3. Phương pháp nghiên cứu cK  Phương pháp thu thập và xử lý số liệu - Tài liệu sơ cấp: Đề tài chọn xã Phong Hải là xã có diện tích và sản lượng tôm thẻ chân trắng chiếm ưu thế lớn của huyện để nghiên cứu. Chọn ngẫu nhiên 40 hộ nuôi họ tôm thẻ chân trắng đại diện cho ba thôn Hải Đông, Hải Thế, Hải Nhuận là những thôn có diện tích, năng suất cao của xã Phong Hải và chủ thu gom lớn, một số thu gom nhỏ Đ ại để phục vụ công tác điều tra. - Tài liệu thứ cấp: Nghiên cứu các báo cáo, niên giám qua xã Phong Hải, huyện Phong Điền, Chi Cục nuôi trồng thuỷ sản tỉnh Thừa Thiên Huế và thông qua báo chí, internet.  Phương pháp thu thập số liệu ng - Phương pháp phân tích tài liệu: Trên cơ sở các số liệu được tổng hợp, vận ườ dụng các phương pháp phân tích thống kê, so sánh để đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm đáp ứng mục tiêu đề ra. Tr - Phương pháp so sánh: So sánh các chỉ tiêu với nhau để phản ánh tình hình sản xuất của địa phương. - Phương pháp thống kê mô tả để đánh giá kết quả, hiệu quả sản xuất và tiêu thụ tôm thẻ chân trắng của nông hộ và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc sản xuất và tiêu thụ đó bằng phần mềm Excell. Sử dụng phần mềm Corel để vã và xử lý bản đồ. SVTH: Lê Thị Tú Uyên 4 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thanh An - Ma trận SWOT: Từ việc thu nhập,tổng hợp những nguồn thông tin để đánh giá kết quả nghiên cứu qua các mặt Mạnh (Strength), Yếu (Weakness), Cơ hội (Opportunity) và Thách thức (Threat). 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Về đối tượng: Các nông hộ nuôi tôm thẻ chân trắng tại xã Phong Hải, huyện uế Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. tế H - Về không gian: Đề tài nghiên cứu tình hình sản xuất và tiêu thụ tại ba thôn (Hải Đông,Hải Thế,Hải Nhuận) của xã Phong Hải, huyện Phong Điền. - Về thời gian nghiên cứu: Phân tích tình hình nuôi trồng tôm thẻ chân trắng trên địa bàn xã trong thời kỳ h từ năm 2011 đến năm 2013 theo số liệu điều tra. in 5. Hạn chế của đề tài Do trình độ hiểu biết cũng như thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên đề tài cK nghiên cứu sẽ không tránh khỏi sai sót, rất mong nhận được những đóng góp ý kiến chân thành từ người đọc để có thêm kinh nghiệm cho các lần nghiên cứu sau này. họ 6.Kết cấu của đề tài Ngoài phần đặt vấn đề và kết luận, nghiên cứu phân thành 3 chương,cụ thế: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài. Đ ại Chương 2: Thực trạng sản xuất và tiêu thụ tôm thẻ chân trắng ở xã Phong Hải, Huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chương 3: Định hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ Tr ườ ng tôm thẻ chân trắng tại xã Phong Hải, huyện Phong Điền. SVTH: Lê Thị Tú Uyên 5 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thanh An PHẦN ІІ. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Hiệu quả kinh tế. 1.1.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế uế “Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặc quá trình) kinh tế là một phạm trù tế H kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác định”. Từ khái niệm khái quát này, có thể hình thành công thức biễu diễn khái quát phạm trù hiệu quả kinh tế như sau: H = K/C (1) h Với H là hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (quá trình kinh tế) nào đó; K là in kết quả thu được từ hiện tượng (quá trình) kinh tế đó và C là chi phí toàn bộ để đạt được kết quả đó. Và như thế cũng có thể khái niệm ngắn gọn: HQKT phản ánh chất bỏ ra để đạt được kết quả đó. cK lượng hoạt động kinh tế và được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được với chi phí họ Quan điểm này đã đánh giá được tốt nhất trình độ sử dụng các nguồn lực ở mọi điều kiện “động” của hoạt động kinh tế. Theo quan niệm như thế hoàn toàn có thể tính toán được hiệu quả kinh tế trong sự vận động và biến đổi không ngừng của các hoạt Đ ại động kinh tế, không phụ thuộc vào quy mô và tốc độ biến động khác nhau của chúng. Từ định nghĩa về HQKT như đã trình bày ở trên, chúng ta có thể hiểu HQKT của hoạt động SXKD là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực ng (lao động, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu và tiền vốn) nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đã xác định. ườ 1.1.2. Bản chất và ý nghĩ của việc nghiên cứu hiệu quả kinh tế. Bản chất của HQKT trong hoạt động SXKD là phản ánh mặt chất lượng trong Tr hoạt động SXKD, phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực ( lao động, thiết bị máy móc, nguyên vật liệu và tiền vốn) để đạt được mục tiêu cuối cùng của hoạt động SXKD - mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận .Để hiểu rõ bản chất của phạm trù HQKT của hoạt động SXKD cũng cần phân biệt tranh giới giữa hai khái niệm hiệu quả và kết quả của hoạt động SXKD. Kết quả của hoạt động SXKD là những gì đạt được sau một quá trình SXKD nhất định, kết quả cần đạt cũng là mục tiêu cần thiết của người SXKD. SVTH: Lê Thị Tú Uyên 6 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thanh An Kết quả hoạt động SXKD có thể coi là những đại lượng cân, đo, đong ,đếm được như một số sản phẩm tiêu thụ mỗi loại, doanh thu, chi phí, thị phần,…và cũng có thể là các đại lượng chỉ phản ánh mặt chất lượng hoàn hảo có tính chất định tính như uy tín của doanh nghiệp,là chất lượng sản phẩm…Như thế kết quả bao giờ cũng là mục tiêu của người kinh doanh.Trong khi đó, công thức tính hiệu quả ở trên lại cho thấy trong khái uế niệm về hiệu quả SXKD người ta đã sử dụng cả hai chỉ tiêu là kết quả( đầu ra) và chi tế H phí (các nguồn lực đầu vào) để đánh giá SXKD. Vấn đề được đặt ra là : HQKT là mục tiêu hay phương tiện của kinh doanh? Trong thực tế,nhiều lúc người ta sử dụng các chỉ tiêu như mục tiêu cần đạt và trong nhiều trường hợp khác người ta sử dụng chúng như công cụ để nhận biết “khả năng” tiến tới mục tiêu cần đạt là kết quả. h Nâng cao hiệu quả kinh tế là quá trình tất yếu của việc phát triển xã hội.Đối với in người sản xuất tăng HQKT là tăng lợi nhuận,đối với người tiêu dùng tăng hiệu quả là khi họ nâng cao độ thoả dụng khi sử dụng hàng hoá.Như vậy nâng cao hiệu quả kinh tế cK sẽ làm cho xã hội có lợi,bởi lẽ lợi ích của người sản xuất và người tiêu dùng tăng lên. Tóm lại, nghiên cứu HQKT làm cơ sở nâng cao HQKT trong nuôi tôm thẻ họ chân trắng có ý nghĩa rất quan trọng trong xu thế phát triển.Nó giúp cho ngành nuôi tôm phát triển ổn định,bền vững,tiết kiệm được các nguồn lực,giảm thiểu ô nhiễm môi trường… Đ ại 1.2. Lý luận về thị trường tiêu thụ thuỷ sản. 1.2.1. Các khái niệm * Thị trường tiêu thụ thuỷ sản ng Trên quan điểm kinh tế, thị trường thuỷ sản là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch, mua bán, trao đổi hàng hóa, sản phẩm dịch vụ thuỷ sản. Trên thị trường, giá bán ườ của sản phẩm thuỷ sản sẽ được thiết lập dựa trên sự cân bằng giữa cung và cầu. Như chúng ta đã biết muốn bán được hàng hoá thì phải có người mua và nơi Tr bán. Những hoạt động xuất hiện liên quan đến quá trình trao đổi tiền - hàng giữa bên mua và bên bán được gọi là hoạt động kinh doanh. Nơi mà bên mua và bên bán gặp nhau để trao đổi và mua bán hàng hoá và dịch vụ tức là thực hiện những hoạt động kinh doanh được gọi là thị trường... Từ những nhận thức trên, hoạt động tiêu thụ hàng hoá trên thị trường có thể khái quát bằng sơ đồ sau: SVTH: Lê Thị Tú Uyên 7 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thanh An Hàng hoá dịch vụ Doanh nghiệp (Bên bán) Người tiêu dùng (Bên mua) tế H Sơ đồ 1.1. Hoạt động tiêu thụ hàng hoá trên thị trường uế Tiền tệ Đối với việc tiêu thụ các sản phẩm thuỷ sản cũng không nằm ngoài các đặc điểm ấy. Những hoạt động mua bán, trao đổi các mặt hàng sản phẩm thuỷ sản xảy ra trên thị trường về thực chất là sự phản ánh bên ngoài của những mâu thuẩn bên trong h về quan hệ cung cầu quan hệ tiền hàng và quan hệ cạnh tranh. Vì vậy các hộ nông dân in cũng như các trung gian và các đơn vị kinh tế luôn phải tìm mọi giải pháp tối ưu, hợp cK lý để sao cho các sản phẩm thuỷ sản mang tính chất dể hỏng của mình tìm được thị chạy nhất. *Kênh phân phối họ trường và các đối tác để công việc tiêu thụ được diễn ra trôi chảy, bán nhanh nhất, Kênh phân phối là tập hợp các doanh nghiệp và cá nhân độc lập và phụ thuộc Đ ại lẫn nhau tham gia vào quá trình đưa hàng hoá từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Hay nói cách khác đây là một nhóm các tổ chức và cá nhân thực hiện các hoạt động làm cho sản phẩm hoặc dịch vụ sẵn sàng cho người tiêu dùng hoặc nguời sử dụng công ng nghiệp để họ có thể mua và sử dụng. *Cấu trúc kênh phân phối ườ Cấu trúc kênh phân phối là một nhóm các thành viên của kênh mà tập hợp các công việc phân phối được phân cho họ. Tr 1.2.2. Đặc điểm của thị trường tiêu thụ thuỷ sản - Thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản là thị trường đa cấp bao gồm cấp cơ sở, cấp địa phương, cấp trong nước và cấp ngoài nước, hay cấp thị trường bán buôn, bán lẻ, tiêu dùng. -Thị trường sản phẩm thủy sản nuôi trồng xuất khẩu những năm gần đây cũng rất phát triển và sôi động. Kim ngạch xuất khẩu thủy sản không ngừng tăng trong những năm gần đây chứng tỏ đã có vị thế khá cao trong thương mại thủy sản thế giới, SVTH: Lê Thị Tú Uyên 8 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thanh An song thách thức khó khăn, rào cản ngày càng nhiều, đặc biệt là cản trở của chính sách bảo hộ ở một số nước nhập khẩu và các khía cạnh tiêu cực trong quá trình hội nhập toàn cầu hóa. Những thách thức, khó khăn đang đặt ra đối với ngành thủy sản đã gây cản trở đáng kể cho việc sản xuất, chế biến và xuất khẩu thủy sản. - Thị trường sản phẩm thủy sản vừa mang tính chất phân tán rộng khắp cả nước, uế vừa có tính tập trung quy mô lớn do sản xuất thủy sản có khả năng phát triển trên tất tế H cả các vùng, miền, địa phương trên cả nước, các sản phẩm thủy sản được sản xuất ra không chỉ đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng tại chỗ mà còn góp phần đáp ứng nhu cầu vùng khác, địa phương khác và thu gom chế biến xuất khẩu, vì vậy làm cho thị trường sản phẩm thủy sản mang tính chất phân tán rộng khắp cả nước. h -Thị trường tiêu thụ thuỷ sản phát triển tập trung quy mô lớn ở những nơi và những in vùng có điều kiện về sản xuất hàng hóa và lưu thông hàng hóa. Trên các thị trường đó đều có sự tham gia hoạt động của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế với các hình cK thức sở hữu khác nhau. Các chủ thể tham gia thị trường vừa cạnh tranh vừa liên kết với nhau. Trên thị trường tồn tại cả ba trạng thái của cạnh tranh: cạnh tranh giữa những người họ bán, cạnh tranh giữa những người mua với nhau và cạnh tranh giữa người mua với người bán. - Thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản phát triển không đồng đều giữa các vùng, Đ ại các khu vực trong cả nước do sản xuất thủy sản phát triển rộng khắp trên các vùng cả nước, trình độ phát triển kinh tế của các vùng còn có sự chênh lệch lớn, nhất là giữa các thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi. Vì ng - Quan hệ cung cầu - sản phẩm thủy sản trên thị trường đang từng bước ổn định hơn do sản lượng thủy sản tăng nhanh, quan hệ cung - cầu sản phẩm thủy sản trên thị ườ trường từng bước được cải thiện rõ rệt, lượng cung từ chỗ khan hiếm, thiếu hụt hàng hóa đã chuyển sang trạng thái đủ và đôi khi, có những mặt hàng cung đã vượt xa cầu làm cho Tr việc tiêu thụ sản phẩm khó khăn hơn khiến người sản xuất kinh doanh thủy sản chịu nhiều thiệt thòi và lỗ vốn nặng. Trước thực trạng đó việc tìm thị trường đầu ra cho sản phẩm thủy sản nói chung là vô cùng quan trọng và cần thiết. Khi đời sống kinh tế ngày càng cao, nhu cầu về sản phẩm thủy sản ngày càng nhiều đối với những sản phẩm nuôi trồng, chế biến ngày càng đa dạng hơn, yêu cầu về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm cũng ngày càng khắt khe hơn. Cung sản phẩm thủy sản mặc SVTH: Lê Thị Tú Uyên 9 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thanh An dù đã đạt được nhiều tiến bộ, song do đặc tính sản xuất và trình độ sản xuất của ngành thủy sản làm cho cung sản phẩm thủy sản còn đơn điệu về chủng loại, nguồn cung còn mang tính chất phân tán, trong chừng mực nhất định cung còn mang tính thời vụ rõ rệt, kỹ thuật chế biến bảo quản sản phẩm còn yếu và nhiều bất cập so với yêu cầu của thị trường. - Các kênh phân phối sản phẩm nông nghiệp tiêu dùng cá nhân KB KC Người SX Người SX KD tế H KA Người SX uế 1.2.3. Kênh phân phối hàng hoá nông sản Người SX Đại lý Ng. tiêu dùng Người bán lẻ Ng. tiêu dùng Ng. tiêu dùng Người bán lẻ cK Người bán lẻ Ng. tiêu dùng Người bán buôn in h Người bán buôn Sơ đồ 1.2. Các kênh phân phối hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cá nhân họ Gồm có 4 kênh chủ yếu: + Kênh A là kênh trực tiếp, người sản xuất bán và phân phối trực tiếp cho người Đ ại tiêu dùng. Kênh này phù hợp với những loại hàng dễ hư hỏng, tiêu dùng thường xuyên, tương đối ổn định và với khả năng phương tiện, trình độ tổ chức lực lượng bán hàng tận nhà của nhà sản xuất. ng + Kênh B có thêm người bán lẻ, còn gọi là kênh 1 cấp thích hợp với những mặt hàng có giá trị lớn và những nhà bán lẻ quy mô lớn có khả năng mua một khối lượng ườ lớn hàng thì người sản xuất và bán trực tiếp cho hầu hết khách hàng của một vùng, kênh B còn phù hợp với việc phân phối hàng tiểu thủ công nghiệp tiêu dùng tại chỗ, tại Tr địa phương. + Kênh C là kênh hai cấp có thêm người bán buôn và người bán lẻ. Kênh này được sử dụng phổ biến đối với các loại hàng giá thành thấp, giá bán nhỏ và được người tiêu dùng mua và sử dụng thường xuyên. + Kênh D là kênh 3 cấp có thêm người đại lý. Kênh được sử dụng trong trường hợp có đông người tiêu dùng, nhiều người bán lẻ, nhiều người bán buôn và thị trường rộng lớn lại ở xa. SVTH: Lê Thị Tú Uyên 10 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thanh An Ngoài ra còn có những kênh biến động, do yêu cầu kinh doanh cần bổ sung thêm người môi giới, chia bán buôn thành bán buôn cấp 1, bán buôn cấp 2, hoặc người bán buôn kiêm cả bán lẻ. 1.3. Sơ lược về tôm thẻ chân trắng 1.3.1. Nguồn gốc và khu vực phân bố uế Tôm thẻ chân trắng được nuôi vào khoảng thập niên 80 (FAO Fishery Statistic, tế H 2011). Đến năm 1992, chúng đã được nuôi phổ biến trên thế giới, nhưng chủ yếu tập trung ở các nước Nam Mỹ (Wedner &Rosenberry.,1992). Các nước nuôi tôm chủ yếu trên thế giới gồm Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Brazil, Ecuador, Mexico, Venezuela, Honduras, Guatemala, Nicaragua, Belize, Việt Nam, Malaysia, Thái Bình h Dương đảo, Peru, Colombia, Costa Rica, Panama, El Salvador, Hoa Kỳ, Ấn Độ, in Philippines, Campuchia, Suriname, Saint Kitts, Jamaica, Cuba, Cộng hòa Dominica, Tr ườ ng Đ ại họ cK Bahamas(FAO, 2012). (nguồn:tepbac.com,2013) Hình 1.1. Hình ảnh tôm thẻ chân trắng- White Shrimp Sự phát triển nuôi tôm thẻ chân trắng ở Việt Nam: Tôm thẻ chân trắng được đưa vào Việt Nam năm 2001 và được nuôi thử nghiệm tại 3 công ty: Công ty Duyên Hải (Bạc Liêu), Công ty Việt Mỹ (Quảng Ninh) và công ty Asia Hawaii (Phú Yên) (Bộ NN&PTNT 2010). SVTH: Lê Thị Tú Uyên 11 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thanh An Tôm thẻ chân trắng có nguồn gốc chủ yếu ở ven biển tây Thái Bình Dương, Châu Mỹ, từ ven biển Mêhicô đến miền trung Pêru, nhiều nhất ở biển gần Ecuađor. Tôm thẻ chân trắng sống ở vùng biển tự nhiên có các đặc điểm sau: đáy uế cát, độ sâu 0-72 m, nhiệt độ nước ổn định từ 25-320C, độ mặn từ 28-340/00, pH 7,7-8,3. Tôm trưởng thành phần lớn sống ở ven biển gần bờ, tôm con ưa sống ở tế H các khu vực cửa sông giàu sinh vật thức ăn. Ban ngày tôm vùi mình trong bùn, ban đêm mới bò đi kiếm ăn, nó lột xác về ban đêm, khoảng cách 20 ngày lột xác một lần. h 1.3.2. Một số đặc điểm sinh học in 1.3.2.1. Phân loại Lớp: Crustacea cK Ngành: Arthropoda họ Bộ: Decapoda Đ ại Họ: Penaeidae ng Giống: Penaeus Loài: Penaeus vannamei Tên Việt Nam: Tôm thẻ chân trắng Tên tiếng Anh: White leg shrimp ườ 1.3.2.2. Các yếu tố môi trường sống Theo Brockj và Main (1994), một số yếu tố môi trường phù hợp với nuôi Tr thương phẩm tôm thẻ chân trắng: - Độ mặn: 15-28‰ - Nhiệt độ nước: 26-300C - pH: 7-9 - Độ trong: 25-50 cm - Lượng oxy hoà tan: >3 mg/L SVTH: Lê Thị Tú Uyên 12 Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Lê Thanh An - Nitrite: < 0,1 mg/L - Độ sâu: 1-2 m - H2S: < 0,001 mg/L Tôm thẻ chân trắng có sự thích nghi rất mạnh đối với sự thay đổi đột ngột uế của môi trường sống. Lên khỏi mặt nước khá lâu vẫn không chết. Các thử nghiệm cho thấy: gói tôm con cỡ 2-7 cm trong một khăn ướt (độ ẩm trên 80%, tế H nhiệt độ 270C) để sau 24 giờ vẫn sống 100%. Sức chịu dựng hàm lượng oxy thấp nhất của tôm là 1,2 mg/L.  Thích nghi với sự thay đổi độ mặn h Ở tôm 1-6 cm đang sống ở độ mặn 200/00 trong bể ương khi chuyển vào in các ao nuôi chúng có thể sống trong phạm vi 5-500/00, thích hợp nhất là 10400/00, khi dưới 5‰ hoặc trên 500/00 tôm bắt đầu chết dần; những con tôm cỡ 5 cK cm có sức chịu đựng tốt hơn con 2 cm.  Thích nghi với nhiệt độ nước họ Tôm sống tự nhiên ở biển có nhiệt độ nước ổn định từ 25-320C, vẫn thích nghi được khi nhiệt độ thay đổi lớn. Đang sống ở bể ương, nhiệt độ nước là Đ ại 150C, thả vào ao bể có nhiệt độ 12-280C chúng vẫn sống 100%; dưới 90C thì tôm chết dần, tăng lên 410C cỡ tôm dưới 4 cm và trên 4 cm thì chỉ chịu được tối đa là 12 giờ rồi chết hết. ng 1.3.2.3. Sinh sản và quá trình sinh trưởng  Sinh sản ườ Tôm thẻ chân trắng thuộc loại hình sinh sản túi chứa tinh mở khác với Tr loại hình túi chứa tinh kín như của tôm sú và tôm thẻ Nhật Bản. Tôm thẻ chân trắng có thể thành thục sinh dục trong ao nuôi và đây là một ưu điểm của loài tôm này so với các loài tôm khác trong việc chủ động về nguồn tôm bố mẹ và giống thả nuôi.  Quá trình sinh trưởng Tôm thẻ chân trắng nhỏ hơn tôm sú. Tôm nhỏ thay vỏ cần vài giờ, tôm lớn cần 1 – 2 ngày. Nhưng tôm thẻ chân trắng lớn nhanh hơn tôm sú trong 60 SVTH: Lê Thị Tú Uyên 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan