Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Tình hình lũ lụt và thiệt hại do lũ lụt tại xã quảng phước huyện quảng điền tỉnh...

Tài liệu Tình hình lũ lụt và thiệt hại do lũ lụt tại xã quảng phước huyện quảng điền tỉnh thừa thiên huế

.PDF
66
486
77

Mô tả:

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN -----  ----- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC TÌNH HÌNH LŨ LỤT VÀ THIỆT HẠI DO LŨ LỤT TẠI XÃ QUẢNG PHƯỚC, HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, THỪA THIÊN HUẾ NGUYỄN CÔNG LUẬN Khóa học 2012-2016 Khóa luận tốt nghiệp ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN -----  ----- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC TÌNH HÌNH LŨ LỤT VÀ THIỆT HẠI DO LŨ LỤT TẠI XÃ QUẢNG PHƯỚC, HUYỆN QUẢNG ĐIỀN, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Sinh viên thực hiện: NGUYỄN CÔNG LUẬN Lớp: K46A KTNN Niên khóa: 2012- 2016 Giáo viên hướng dẫn: PGS-TS. BÙI DŨNG THỂ Huế, tháng 5 năm 2016 SVTH: Nguyễn Công Luận ii Khóa luận tốt nghiệp Lôøi caûm ôn Trong suoát quaù trình thöïc taäp, nghieân cöùu beân caïnh nhöõng noã löïc cuûa baûn thaân, toâi ñaõ nhaän ñöôïc nhieàu söï giuùp ñôõ, hoã trôï töø thaày coâ, gia ñình, baïn beø vaø caùc caùn boä laøm vieäc taïi cô quan thöïc taäp. Ñeå hoaøn thaønh khoùa luaän toát nghieäp naøy, toâi xin toû loøng bieát ôn saâu saéc tôùi thaày giaùo PGS.TS Buøi Duõng Theå ñaõ taän tình giuùp ñôõ, ñònh höôùng ñeà taøi, cung caáp nhöõng taøi lieäu caàn thieát vaø nhöõng chæ daãn heát söùc quyù baùu ñaõ giuùp toâi giaûi quyeát nhöõng vöôùng maéc gaëp phaûi. Toâi xin chaân thaønh caûm ôn caùc thaày coâ Tröôøng Ñaïi hoïc kinh teá Hueá, laø nhöõng ngöôøi trong suoát quaù trình hoïc ñaõ truyeàn thuï kieán thöùc chuyeân moân laøm neàn taûng vöõng chaéc ñeå toâi hoaøn thaønh toát khoùa luaän. Ñaëc bieät, xin göûi lôøi caûm ôn saâu saéc ñeán caùc baùc, caùc chuù vaø caùc anh chò ñang coâng taùc taïi UBND xaõ Quaûng Phöôùc, huyeän Quaûng Ñieàn, tænh Thöøa Thieân Hueá ñaõ nhieät tình giuùp ñôõ toâi trong quaù trình thöïc taäp, nghieân cöùu. Xin caûm ôn 100 hoä gia ñình taïi xaõ Quaûng Phöôùc ñaõ nhieät tình coäng taùc trong suoát thôøi gian phoûng vaán vaø ñieàu tra soá lieäu. Cuoái cuøng, toâi xin göûi lôøi caûm ôn tôùi toaøn theå gia ñình vaø baïn beø ñaõ luoân beân caïnh, uûng hoä vaø ñoäng vieân trong nhöõng luùc khoù khaên, giuùp toâi coù theå hoaøn thaønh toát coâng vieäc hoïc taäp, nghieân cöùu vaø thöïc hieän khoùa luaän toát nghieäp. Maëc duø baûn thaân ñaõ coá gaéng vaø taâm huyeát vôùi coâng vieäc nhöng chaéc chaén khoâng traùnh khoûi nhöõng sai soùt. Raát mong nhaän ñöôïc yù kieán ñoùng goùp vaø ñoäng vieân cuûa Thaày, Coâ vaø caùc baïn sinh vieân ñeå khoùa luaän naøy ñöôïc hoaøn thieän hôn. Toâi xin chaân thaønh caûm ôn! Hueá, thaùng 05 naêm 2016 Sinh vieân Nguyeãn Coâng Luaän SVTH: Nguyễn Công Luận iii Khóa luận tốt nghiệp MỤC LỤC MỤC LỤC ...................................................................................................................... iv DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU ................................... viii DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU................................................................................... ix TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ............................................................................................. x PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 1. Tính cấp thiết của đề tài. .......................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................................. 2 2.1. Mục tiêu tổng quát ............................................................................................. 2 2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2 2.3 Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 2 3. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................... 2 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................. 4 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................................... 4 1.1. Cơ sở lý luận ......................................................................................................... 4 1.1.1. Khái niệm về lũ lụt ......................................................................................... 4 1.1.2 Một số đặc điểm và phân loại của lũ. .............................................................. 5 1.1.2.1 Đặc điểm lũ lụt ở Việt Nam. ................................................................... 5 1.1.2.2 Phân loại lũ lụt. ........................................................................................ 6 1.1.3 Nguyên nhân của lũ lụt .................................................................................... 7 1.1.4. Tác động của lũ lụt đến kinh tế, xã hội, môi trường ....................................... 8 1.1.4.1 Tác động đến kinh tế ............................................................................... 8 1.1.4.2 Tác động đến xã hội ................................................................................ 8 1.1.4.3 Tác động đến môi trường ........................................................................ 9 1.1.5 Đánh giá giá trị thiệt hại của lũ lụt ................................................................. 9 1.1.5.1 Khái niệm ................................................................................................ 9 1.1.5.2 Các phương pháp đánh giá giá trị thiệt hại............................................ 10 1.2. Cơ sở thực tiễn. .................................................................................................. 12 1.2.1. Tình hình lũ lụt ở Việt Nam.......................................................................... 12 SVTH: Nguyễn Công Luận iv Khóa luận tốt nghiệp 1.2.2. Tình hình lũ lụt tại Thừa Thiên Huế ............................................................. 14 CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH LŨ LỤT VÀ THIỆT HẠI DO LŨ LỤT TẠI XÃ QUẢNG PHƯỚC HUYỆN QUẢNG ĐIỀN THỪA THIÊN HUẾ. ............................................ 16 2.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu. .............................................................................. 16 2.1.1 Điều kiện tự nhiên.......................................................................................... 16 2.1.1.1 Vị trí địa lý............................................................................................ 16 2.1.1.2 Địa hình, địa mạo .................................................................................. 17 2.1.1.3 Khí hậu ................................................................................................. 18 2.1.2 Thủy văn ........................................................................................................ 19 2.2 Khái quát chung về kinh tế - xã hội của xã Quảng Phước ................................... 19 2.2.1 Về lĩnh vực kinh tế......................................................................................... 19 2.2.1.1. Nông nghiệp ......................................................................................... 20 2.2.1.2. Dân số, lao động và mức sống của người dân ...................................... 21 2.2.1.3 Tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề, thương mại dịch vụ .................. 23 2.2.1.4 Cơ sở hạ tầng thiết yếu .......................................................................... 23 2.2.1.5 Thế mạnh và khó khăn về kinh tế của xã. ............................................. 24 2.2.2 Tình hình sử dụng đất ................................................................................... 25 2.2.3 Tài nguyên đầm phá....................................................................................... 26 2.3 Tình hình lũ lụt tại xã Quảng phước từ năm 2011 đến 2015 ............................... 27 2.3.1 Diễn biến lũ lụt tại xã Quảng Phước từ năm 2011 đến năm 2015................. 27 2.3.2 Tác động của lũ lụt đến địa bàn xã Quảng Phước ......................................... 28 2.3.2.1 Tổng thiệt hại trên các lĩnh vực do lũ lụt gây ra năm 2013 và 2014 ..... 28 2.3.2.2 Công tác dối phó và khắc phục hậu quả của xã..................................... 31 2.4. Đánh giá tác động của lũ lụt đến kinh tế của các hộ điều tra .............................. 32 2.4.1. Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điều tra .................................. 32 2.4.2. Tình hình đất và nhà của các hộ điều tra ...................................................... 33 2.4.3 Tình hình thu nhập của các hộ điều tra .......................................................... 34 2.4.4 Tác động của lũ lụt dến kinh tế hộ gia đình................................................... 35 2.4.4.1 Lụt tiểu mãn ........................................................................................... 37 2.4.4.2. Lụt sớm ................................................................................................ 38 SVTH: Nguyễn Công Luận v Khóa luận tốt nghiệp 2.4.4.3 Lụt chính vụ dưới báo động 2 ............................................................... 39 2.4.4.4 Lụt chính vụ trên báo động 2................................................................. 40 2.4.5 Nguyên nhân chung dẫn đến thiệt hại của các loại lụt gây ra của các hộ điều tra ............................................................................................................................ 42 2.4.6 Kinh nghiệm phòng chống lũ lụt và biện pháp thích ứng của các hộ điều tra ... 43 2.4.6.1 Kinh ngiệm phòng chống lũ lụt của các hộ điều tra .............................. 43 2.4.6.2. Biện pháp thích ứng của các hộ điều tra............................................... 44 CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ, KHẮC PHỤC ẢNH HƯỞNG CỦA LŨ LỤT TẠI XÃ QUẢNG PHƯỚC. ............................. 45 3.1. Định hướng trong công tác phòng chống, giảm nhẹ tác động của lũ lụt ............ 45 3.2. Giải pháp phòng ngừa, ứng phó và khắc phục ảnh hưởng của lũ lụt trên địa bàn xã Quảng Phước ......................................................................................................... 45 3.2.1 Giải pháp phòng ngừa .................................................................................... 46 3.2.1.1. Làm tốt công tác tuyên truyền giáo dục để nâng cao nhận thức và hướng dẫn nhân dân chuẩn bị đối phó với lụt, bão trong từng gia đình với các công việc như sau. ............................................................................................. 46 3.2.1.2 Chuẩn bị về nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị và nhu yếu phẩm phục vụ ứng phó thiên tai. ....................................................................... 47 3.2.2 Giải pháp ứng phó.......................................................................................... 48 3.2.2.1. Bảo vệ công trình phòng, chống thiên tai và công trình trọng điểm. ... 48 3.2.2.2. Phương án và địa điểm di dời, sơ tán bảo vệ người, tài sản, sản xuất. 48 3.2.2.3. Đảm bảo an ninh trật tự, giao thông, thông tin liên lạc. ....................... 49 3.2.2.4. Phối hợp chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn49 3.2.2.5. Chuẩn bị vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm cho hoạt động phòng, chống thiên tai với phương châm “5 tại chỗ”, chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ; tự quản tại chỗ. .... 49 3.2.2.6. Tổ chức tập huấn kỹ năng phòng, chống thiên tai và TKCN ............... 49 3.2.2.7. Theo dõi diễn biến thông tin thời tiết ................................................... 49 3.2.3 Khắc phục sau lũ lụt ...................................................................................... 50 SVTH: Nguyễn Công Luận vi Khóa luận tốt nghiệp 3.2.3.1. Triển khai công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu trợ, hỗ trợ lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nhu yếu phẩm thiết yếu khác và hỗ trợ tâm lý để ổn định đời sống của người dân ....................................................................................... 50 3.2.3.2. Thống kê, đánh giá thiệt hại, nhu cầu cần cứu trợ ............................... 50 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................... 52 1. Kết luận .................................................................................................................. 52 2. Kiến nghị ................................................................................................................ 53 SVTH: Nguyễn Công Luận vii Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU UBND : Ủy ban nhân dân CVM : Phương pháp định giá ngẫu nhiên BĐKH : Biến đổi khí hậu DS : Dân số KHHGĐ : Kế hoạch hóa gia đình CLB : Câu lạc bộ KH-KT : Khoa học kĩ thuật HTX : Hợp tác xã DNTN : Doanh nghiệp tư nhân TBNN : Trung bình nhiều năm NTTS : Nuôi trồng thủy sản PCLB : Phòng chống lụt bão TKCN : Tìm kiếm cứu nạn SVTH: Nguyễn Công Luận viii Khóa luận tốt nghiệp DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Các cấp báo động mực nước được sử dụng ở Việt Nam .................................7 Bảng 2.1: Bảng phân bố dân cư phân bổ theo đơn vị xóm ............................................22 Bảng 2.2: Tổng hiệt hại do lũ lụt năm 2013 và 2014 gây hại trên địa bàn xã ................28 Bảng 2.4 : Hiện trạng đất ở và đất sản xuất của các hộ điều tra.....................................33 Bảng 2.5: Điều tra tổng thu nhập 100 hộ dân năm 2015 ................................................34 Bảng 2.6: Thiệt hại trung bình của mỗi loại lụt của mỗi hộ ...........................................35 Bảng 2.7: Cơ cấu thiệt hại cho mỗi loại lụt ....................................................................36 Bảng 2.8: Xác xuất xảy ra của các loại lũ .....................................................................37 Bảng 2.9: Thiệt hại trung bình mỗi hộ do lụt tiểu mãn gây ra .......................................37 Bảng 2.10: Thiệt hại trung bình mỗi hộ do lụt sớm gây ra ...........................................38 Bảng 2.11: Thiệt hại trung bình mỗi hộ do lụt dưới báo động 2 gây ra .........................39 Bảng 2.12: Thiệt hại trung bình mỗi hộ do lụt trên báo động 2 gây ra ..........................40 Bảng 3.1: Vai trò của các tổ chức và cá nhân trong phòng chống lũ lụt ........................47 SVTH: Nguyễn Công Luận ix Khóa luận tốt nghiệp TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Lũ lụt có tác động rất lớn và gây hậu quả nghiêm trọng đến kinh tế, đời sống con người cũng như cảnh quan môi trường. Việt Nam là một nước nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa thường xuyên chịu tác động và ảnh hưởng bởi các thiên tai đặc biệt là lũ lụt, tần suất xuất hiện và tính chất của các cơn lũ ngày càng phức tạp hơn. Quảng Phước là một xã nằm gần khu vực hói An Xuân và đầm phá Tam Giang cách song Bồ khoảng 3km, đời sống của người dân còn gặp nhiều khó khăn, kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp. Hằng năm, nền nông nghiệp ở đây chịu ảnh hưởng không nhỏ từ các trận lụt. Vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài “Tình hình lũ lụt và thiệt hại do lũ lụt tại xã Quảng Phước huyện Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế” Mục tiêu nghiên cứu: - Thống kê tình hình và thiệt hại do lũ lụt gây ra tại xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Đánh giá tác động của lũ lụt đến kinh tế hộ gia đình ở xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. Tìm hiểu các kinh nghiệm và khả năng thích ứng với lũ lụt của người dân tại địa phương. - Đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm giúp cho người dân tại địa phương phòng chống và làm giảm nhẹ thiệt hại của lũ lụt đối với kinh tế, đời sống của người dân trên địa bàn xã. Số liệu thu thập: số liệu sơ cấp được điều tra ở thôn Thủ Lễ 2 và Thủ Lễ 3 của xã Quảng Phước, số liệu thứ cấp được cung cấp bởi, phòng Địa chính , văn phòng và ban thống kê của UBND xã Quảng Phước. Và tham khảo sách báo, tạp chí, các trang web có liên quan. SVTH: Nguyễn Công Luận x Khóa luận tốt nghiệp Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp điều tra thu thập số liệu: điều tra 100 hộ theo phương pháp điều tra ngẫu nhiên. - Phương pháp chuyên gia. - Phương pháp giá thị trường. Nội dung nghiên cứu: Đề tài “Tình hình lũ lụt và thiệt hại do lũ lụt ở xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế ”, tổng hợp lại cơ sở lý luận về các vấn đề lũ lụt, cơ sở thực tiễn về tình hình và tác động lũ lụt trên thế giới, Việt Nam nói chung và trên địa bàn xã xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng. Đề tài thống kê tình hình của lũ lụt từ năm 2011 đến 2015 và thiệt hại của lũ lụt của xã Quảng Phước. Dựa trên những thiệt hại do lũ lụt gây ra đến kinh tế hộ gia đình, đề tài đã đưa ra một số giải pháp nhằm phòng chống và giảm nhẹ tác động do lũ lụt gây ra. Đồng thời, đề tài cũng đã đưa ra một số kiến nghị đối với chính quyền địa phương cũng như đối với từng hộ nông dân nhằm nâng cao năng lực cộng đồng địa phương trong việc thích ứng và giảm thiểu thiệt hại do lũ lụt gây ra. SVTH: Nguyễn Công Luận xi Khóa luận tốt nghiệp PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của đề tài. Lũ lụt đang là vấn đề mà rất được mọi người quan tâm. Lũ lụt diễn ra ngày càng phức tạp và hậu quả của nó rất khó lường gây nên hậu quả rất nghiêm trọng đến đời sống con người cũng như cảnh quan môi trường sống của chúng ta. Việt Nam là một nước nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng rất lớn đến với nước ta đặc biệt là lũ lụt. Cùng với sựu thay đổi thất thường, quy mô, mức độ ngày càng nghiêm trọng và phức tạp để lại hậu quả nặng nề cho người dân chúng ta. Lũ lụt ở nước ta xảy ra rất phổ biến và nhiều nơi trên đất nước, đặc biệt là miền trung nước ta. Cuộc sống của người dân ngày càng khó khăn, nền kinh tế thuộc chủ yếu vào nông nghiệp vốn lại chịu nhiều ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên. Huyện Quảng Điền được xem là vùng rốn lũ của tỉnh. Lũ lụt gây thiệt hại về tài sản, công trình dân sự, sản xuất nông nghiệp và gây nên các ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người dân và môi trường. Với sự biến đổi của khí hậu tần xuất và mức độ nghiêm trọng của lũ có xu hướng tăng lên, thiệt hại do lũ lụt càng lớn. Việc đánh giá thiệt hại do lũ lụt là thực sự cần thiết, giúp các nhà quản lý xác định được các biện pháp ưu tiên trong phòng chống lũ lụt nhằm giảm mức thiệt hại cho người dân. Chính vì vậy nghiên cứu này sẽ có những đóng góp quan trọng về mặt lý luận và thực tiễn. Về mặt lý luận, nghiên cứu này sẽ góp phần bổ sung hoàn thiện cách thức sử dụng các phương pháp đánh giá giá trị môi trường cho việc đánh giá giá trị thiệt hại của lũ lụt. Về mặt thực tiễn nghiên cứu này sẽ góp phần cung cấp các thông tin về tình hình lũ lụt, giá trị các thiệt hại do lũ lụt gây, đây là các đầu vào quan trọng cho việc xây dựng các chính sách và giải pháp kiểm soát lũ lụt tại xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền nói riêng và tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung. SVTH: Nguyễn Công Luận 1 Khóa luận tốt nghiệp 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát Đánh giá được tác động của lũ lụt đến mọi mặt như đời sống ,kinh tế của người dân tại xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế để từ đó có những biện pháp những cách ứng phó nhằm làm giảm các thiệt hại cho người dân ở địa bàn. 2.2 Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về vấn đề lũ lụt, tình hình lũ lụt xảy ra trên địa bàn xã trong những năm gần đây, đặc biệt là trong năm 2013 và năm 2014. - Đánh giá tác động do lũ lụt đối với kinh tế người dân xã Lộc Yên trên các mặt: cơ sở hạ tầng, nhà ở, hoa màu, vật nuôi,… - Tìm hiểu về khả năng ứng phó với lũ lụt của địa phương. - Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm mục đích giảm nhẹ tác động của thiên tai cũng như các biện pháp để phòng chống tác động đối với kinh tế và cuộc sống của người dân. 2.3 Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu về việc ảnh hưởng của lũ lụt và cách ứng phó các tác động của lũ lụt tại xã Quảng Phước Huyện Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế. 3. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp điều tra thu thập số liệu. + Số liệu thứ cấp: căn cứ vào số liệu được cung cấp bởi các phòng chức năng của UBND xã Quảng Phước. + Số liệu sơ cấp: Tiến hành điều tra các hộ dân trên địa bàn xã chủ yếu là 2 thôn Thủ Lễ 2 và Thủ Lễ 3, tổng số mẫu điều tra là 100 mẫu, các mẫu lựa chọn theo phương pháp ngẫu nhiên không lặp lại và được phản ánh qua phiếu điều tra đã được xây dựng sẵn. SVTH: Nguyễn Công Luận 2 Khóa luận tốt nghiệp - Phương pháp chuyên gia. Trong quá trình thực hiện đề tài có tham khảo ý kiến, kinh nghiệm của anh Hoàng Hữu Quang cán bộ phụ trách mảng phòng chống lụt bão của UBND xã Quảng Phước. Ngoài ra, còn được sự hướng dẫn đóng góp ý kiến, chỉnh sửa của thầy Bùi Dũng Thể cũng như những người dân thông qua quá trình điều tra đã giúp đỡ hoàn thành nghiên cứu đề tài này. - Phương pháp phân tích thống kê. Dùng phần mềm excel để tổng hợp so sánh sự biến động các chỉ tiêu đánh giá của lũ lụt ảnh hưởng về kinh tế của xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Phương pháp giá thị trường. Trong đề tài này sử dụng phương pháp giá thị trường để đo lường giá trị thiệt hại cho do lũ lụt gây ra như đối với nhà ở, trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản… Giá cả được tính theo giá tương ứng với các sản phẩm đang bán trên thị trường. Để từ đó tính tổng thiệt hại bằng tiền mà do lũ lụt gây ra đối với mọi mặt của các hộ điều tra cũng như ở địa phương. 4. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu dựa trên thông tin và số liệu điều tra của 100 hộ thuộc trong phạm vi xã Quảng Phước huyện Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế. - Phạm vi thời gian: Số liệu và thông tin thu thập trong tháng 3 năm 2016. - Phạm vi nội dung: Đánh giá tình hình của lũ lụt và thiệt hại do lũ lụt ở xã Quảng Phước huyện Quảng Điền tỉnh Thừa Thiên Huế . SVTH: Nguyễn Công Luận 3 Khóa luận tốt nghiệp PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận Việt Nam là một nước nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa. Hằng năm, nước ta thường phải chịu ảnh hưởng từ 5 đến 10 cơn lũ làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới đến sản xuất kinh tế đặc biệt là sản xuất nông nghiệp cũng như đời sống của người dân trong toàn cả nước. Tần xuất cũng như tính chất của các cơn lũ xảy ra ở Việt Nam ngày càng phức tạp, chu kỳ lặp lại kèm theo những đột biến khó lường. Theo số liệu thống kê, trong 12 năm gần đây, các loại thiên tai như bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất, ngập úng, hạn hán và các thiên tai khác đã làm thiệt hại đáng kể về người và tài sản. Những hậu quả nghiêm trọng mà thiên tai gây ra là một trong những nguyên nhân cản trở sự phát triển kinh tế cũng như xã hội của đất nước. Diễn biến thiên tai ngày càng phức tạp, không theo quy luật như trước đây, tần suất tăng lên, cường độ mạnh hơn rõ rệt trong bối cảnh Việt Nam là nước chịu ảnh hưởng nặng nề của BĐKH. 1.1.1. Khái niệm về lũ lụt Lũ là hiện tượng nước sông dâng cao trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó giảm dần. Lũ trong sông nước ta chủ yếu do mưa trên lưu vực, song cũng có thể do vỡ đê, vỡ đập hoặc do các dạng tắc ứ tạm thời dòng chảy trong lòng dẫn. Lụt là hiện tượng ngập nước của một vùng lãnh thổ do lũ gây ra. Lụt có thể do nước lớn, nước lũ tràn qua bờ sông, bờ đê hoặc làm vỡ các công trình ngăn lũ vào các vùng trũng, có thể do nước biển dâng khi gió bão làm tràn ngập nước vùng ven biển. SVTH: Nguyễn Công Luận 4 Khóa luận tốt nghiệp 1.1.2 Một số đặc điểm và phân loại của lũ. 1.1.2.1 Đặc điểm lũ lụt ở Việt Nam. Ở Việt Nam, lũ là một hiện tượng tụ nhiên, gần như xảy ra hằng năm. Lũ do nước sông dâng cao trong mùa mưa. Số lượng nước dâng cao xảy ra trên một con sông ở mức tạo thành lũ có thể xảy ra một lần hay nhiều lần trong một năm. Khi nước sông dâng lên cao do mưa lớn hoặc triều cao, vượt ra khỏi bờ chảy vào các vùng trũng và gây ra ngập trên một diện rộng trong một khoảng thời gian. Lũ lụt ở Việt Nam được gọi là lớn và đặc biệt lớn khi nó gây ra nhiều thiệt hại lớn về người và tài sản. Theo báo cáo Đánh giá Toàn cầu về Giảm thiểu rủi ro thảm họa (Global Assessment Report on Disaster Risk Reduction) năm 2015 của Liên Hợp Quốc vừa mới công bố đã cho thấy tổng thiệt hại về mặt kinh tế của các thảm hoạ do tự nhiên gây ra lớn hơn rất nhiều so với các số liệu tài chính đã công bố trước đây. Trong báo cáo này, các thống kê liên quan đến thảm họa tự nhiên cho Việt Nam đã được công bố. Theo đó, theo phương pháp chuyển đổi giá trị trung bình trong vòng 10 năm, từ năm 2005 đến 2014, trung bình hàng năm ở Việt Nam có đến khoảng 649 đợt thiên tai xảy ra như lũ lụt, mưa đá, bão, lũ quét, lốc xoáy, sạt lở. Trong các thiên tai này, lũ lụt xảy ra nhiều nhất, chiếm tổng số 49% số đợt thiên tai xảy ra trung bình trong một năm ở Việt Nam. Trong khi đó các cơn bão chỉ chiếm khoảng 13%. Cũng theo thống kê từ Báo cáo này, trung bình hàng năm Việt Nam phải gánh chịu 469.526 ngôi nhà bị phá huỷ, 174.653 ngôi nhà bị hư hỏng, và khoảng 2.715 thiệt hại về tính mạng con người do tất cả các thảm hoạ tự nhiên gây ra. Tổng số người bị thiệt hại dù nặng hay nhẹ do các thảm hoạ tự nhiên gây ra tính trung bình khoảng 3 triệu người mỗi năm. Về tổng thiệt hại kinh tế được đo lường bằng tiền, trung bình hàng năm trong vòng 10 năm từ 2005 đến 2014, nền kinh tế Việt Nam phải gánh chịu khoảng 5,2 tỷ USD. Trong tổng số thiệt hại này, thiệt hại kinh tế do lũ lụt gây ra chiếm tỷ phần lớn nhất với 58%. Xếp sau đó, thiệt hại kinh tế do các trận bão hàng năm gây ra khoảng 29%, xếp ở vị trí thứ hai. SVTH: Nguyễn Công Luận 5 Khóa luận tốt nghiệp 1.1.2.2 Phân loại lũ lụt. Lũ ở Việt Nam được phân loại thành các loại: Phân loại theo cấp độ mực nước đỉnh lũ: Lũ nhỏ: là loại lũ có đỉnh lũ thấp hơn mức đỉnh lũ trung bình nhiều năm. Lũ vừa: là loại lũ có đỉnh lũ đạt mức đỉnh lũ trung bình nhiều năm. Lũ lớn: là loại lũ có đỉnh lũ cao hơn mức đỉnh lũ trung bình nhiều năm. Lũ đặc biệt: là loại lũ có đỉnh lũ cao hiếm thấy trong thời kì quan trắc. Lũ lịch sử: là loại lũ có đỉnh lũ cao nhất trong chuỗi các số liệu quan trắc hoặc do điều tra khảo sát được. Phân loại lũ theo thời gian xuất hiện lũ: - Lũ tiểu mãn: Xảy ra vào khoảng tiết tiểu mãn hàng năm từ tháng 4 đến tháng 6, chủ yếu là do mưa rào gây ra. Lũ tiểu mãn thường không lớn nhưng là nguồn cung cấp nước rất quan trọng cho sản xuất nông nghiệp trong mùa khô. Tuy nhiên, khi có lũ tiểu mãn lớn, cũng gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp. - Lũ sớm: Xuất hiện sớm so với lũ chính vụ. Nếu xảy ra lũ sớm mà lũ lại lớn thì cũng gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với sản xuất. - Lũ chính vụ: là lũ xuất hiện vào giữa mùa lũ, thường là lũ lớn nhất trong năm nên dễ gây ngập lụt, làm thiệt hại đáng kể về người và của cải. Ở khu vực Bắc Bộ lũ chính vụ thường xuất hiện vào các tháng 7, 8; khu vực Trung Bộ thường vào tháng 10, 11; ở khu vực Nam Bộ, Tây Nguyên thường vào tháng 9, 10. - Lũ muộn: Là lũ xảy ra vào cuối mùa lũ. Nếu xảy ra lũ muộn mà lũ lớn thì cũng gây ra ngập lụt nghiêm trọng cho các vùng trũng thấp. Phân loại theo mức độ nguy hiểm của trận lũ đối với nền dân sinh dân kế: Bảng dưới đây mô tả các mực nước báo động chính thức được văn phòng thường trực ban chỉ đạo PCLB trung ương sử dụng. SVTH: Nguyễn Công Luận 6 Khóa luận tốt nghiệp Bảng 1.1: Các cấp báo động mực nước được sử dụng ở Việt Nam Có khả năng xảy ra lũ. Báo động I Nước sông dâng cao, đe dọa phần bờ cao gây ngập các vùng đất thấp. Tình trạng nguy hiểm. Lũ gây ngập tới các vùng bằng phẳng, trừ những những thị trấn Báo động II và thành phố được bảo vệ trước sự tấn công của nước lũ, dòng chảy trong sông với vận tốc gây nguy hiểm cho đê sông và làm sạt lỡ đê, chân cầu có nguy cơ bị nguy hiểm do sạt lỡ. Tình trạng lũ rất nguy hiểm Báo động III Tất cả các vùng đất thấp đều bị ngập, kể cả những vùng đất rất thấp nằm trong thành phố, sự an toàn của các đê bảo vệ ven sông đang bị đe dọa, bắt đầu có sự thiệt hại về cơ sở hạ tầng. Lũ không thể kiểm soát trên diện rộng, đê bị vỡ là điều khó Trên báo động III tránh khỏi và có thể không kiểm soát được, thiệt hại về cở sở hạ tầng là nghiêm trọng. Nguồn: cơ quan phòng chống lụt bão trung ương 1.1.3 Nguyên nhân của lũ lụt Mưa lớn và kéo dài là nguyên nhân chính gây ra lũ lụt, ngoài ra ở vùng đồng bằng cửa sông tiếp giáp với biển, triều cường là một nhân tố làm cho lũ lụt trầm trọng hơn. Ngoài ra có một số nguyên nhân khác gây ra lũ lớn và bất thường. - Lưu vực càng rộng thì nước lũ dâng lên chậm nhưng sẽ rút chậm, ngược lại lưu vực hẹp và dài sẽ làm nước lũ lên nhanh, một số trường hợp sẽ hình thành lũ quét, lũ ống. - Rừng bị tàn phá nghiêm trọng là nguyên nhân gây nên lũ lụt và xói mòn đất. - Hiện tượn El nino và La nina đã gây ra hiện tượng lũ lụt và hạn hán trên nhiều vùng khác nhau. - Nếu một số hệ thống sông gồm nhiều con sông hợp thành thì khả năng tổ hợp xuất hiện lũ đồng thời sẽ làm gia tăng mức độ nghiêm trọng của lũ. SVTH: Nguyễn Công Luận 7 Khóa luận tốt nghiệp 1.1.4. Tác động của lũ lụt đến kinh tế, xã hội, môi trường Lũ lụt là một trong những thiên tai gây nên hiểm họa rất lớn với con người. Vì vậy, nó gây ra nhiều tác động tiêu cực lên nhiều mặt khác nhau của đời sống con người như: đời sống xã hội, sức khỏe, môi trường và làm tổn hại nặng nề đến nền kinh tế của đất nước. 1.1.4.1 Tác động đến kinh tế - Hoạt động sản xuất chính ở Việt Nam là nông nghiệp. Và nông nghiệp cũng là ngành kinh tế chịu tác động mạnh mẽ nhất của lũ lụt trong nền kinh tế. Hằng năm, người dân chúng ta chịu nhiều thiệt hại về sản xuất nông nghiệp do lũ lụt gây ngập úng hàng trăm hecta lúa và hoa màu làm cho người nông dân không thể thu hoạch được. Hệ thống ao hồ bị vỡ đê điều gây thất thoát lớn trong nuôi trồng thủy sản. Chăn nuôi là một trong những hoạt động sinh kế phổ biến nhất của các hộ gia đình ở Việt Nam, khi lũ lụt xảy ra hộ gia đình bị mất mát tài sản của họ gồm cả việc suy giảm chất lượng chăn nuôi Nhiều gia súc và gia cầm bị chết do dịch bệnh. Bên cạnh những động vật bị chết trong lũ lụt thì những động vật sống sót sau lũ lụt cũng mắc phải những dịch bệnh, làm cho người nông dân phải bỏ ra một khoản chi phí để khắc phục những dịch bệnh đó. Lũ lụt làm suy giảm chất lượng đất, suy giảm chất lượng cây trồng do phải đối mặt với một số dịch bệnh làm cho năng suất và chất lượng cây trồng bị giảm sút một cách trầm trọng. Nhiều hệ thống cầu cống, mặt đường bị hư hại, hệ thống kênh mương, đê điều bị sạt lỡ… 1.1.4.2 Tác động đến xã hội Trong quá trình mưa lũ làm cho người dân không thể đi làm được làm cho người dân không có thu nhập, cuộc sống trở nên khó khăn hơn. Nhiều trường học bị ngập lụt làm cho các em học sinh phải nghỉ học. Lũ lụt là một trong những nguyên nhân trực tiếp cũng như gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe con người và làm gia tăng nhiều dịch bệnh thông qua việc môi trường bị ô nhiễm và tình trạng suy dinh dưỡng đi kèm với các dịch bệnh như: sốt rét, sốt xuất SVTH: Nguyễn Công Luận 8 Khóa luận tốt nghiệp huyết, tiêu chảy,... Đây là một trong những nguyên nhân làm cho tình trạng sức khỏe của người già, trẻ em thêm trầm trọng. Mặc dù mang lại nhiều tác động tiêu cực như vậy nhưng khi lũ lụt xảy ra là lúc chúng ta thấy được sự gắn kết cộng đồng lại với nhau, mọi người có tinh thần tương thân, tương ái, giúp đỡ lẫn nhau trong lúc khó khăn. 1.1.4.3 Tác động đến môi trường Lũ lụt gây ra cho môi trường những vấn đề đáng lo ngại. Lũ lụt làm tăng nguy cơ ô nhiễm nguồn đất, nước đặc biệt là làm ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt của người dân, gây nên những căn bệnh nguy hiểm thông qua các tác nhân gây bệnh từ nguồn nước bị ô nhiễm. Những nơi thấp trũng là những nơi nhận một lượng rác thải ứ đọng như xác chết động thực vật, bùn đất từ thượng nguồn làm cho nguồn nước cũng như đất đai ở đây bị ô nhiễm nặng nề hơn so với những khu vực khác. Sự tồn tại của các đầm lầy sau lũ lụt là nơi sản sinh của các dịch bệnh lây truyền qua nước, phá hủy các cánh đồng cùng với những cây trồng, vật nuôi, ảnh hưởng đến đa dạng sinh học. 1.1.5 Đánh giá giá trị thiệt hại của lũ lụt 1.1.5.1 Khái niệm Đánh giá giá trị thiệt hại là: Quá trình thu thập thông tin, thống kê và phân tích về mức độ ảnh hưởng tiêu cực của thiên tai đối với con người, nền kinh tế và môi trường tại địa phương hoặc quốc gia nào đó. Mục đích của đánh giá thiệt hại: Đánh giá thiệt hại nhằm xác định mức độ, phạm vi ảnh hưởng tiêu cực của thiên tai đối với con người, tài sản và môi trường tại địa bàn xảy ra thiên tai từ đó đề xuất các phương án để khắc phục hậu quả. Ý nghĩa của đánh giá thiệt hại: Căn cứ vào mức độ thiệt hại của thiên tai đã thu thập và phân tích ở trên để quyết định việc cứu hộ, cứu trợ khẩn cấp cho khu vực bị ảnh hưởng và đề xuất các SVTH: Nguyễn Công Luận 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan