Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Tình hình chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm hươu sao trên địa bàn huyện hương sơn –...

Tài liệu Tình hình chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm hươu sao trên địa bàn huyện hương sơn – tỉnh hà tĩnh

.PDF
119
433
105

Mô tả:

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN ------ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM HƯƠU SAO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƯƠNG SƠN – TỈNH HÀ TĨNH NGUYỄN THỊ THU HẰNG Khóa học: 2011-2015 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN ------ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM HƯƠU SAO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƯƠNG SƠN – TỈNH HÀ TĨNH Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thu Hằng ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh Lớp: K45 Kinh tế nông nghiệp Niên khóa: 2011 – 2015 Huế, tháng 5 năm 2015 Khóa luận tốt nghiệp Đại học GVHD: ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, cũng như hoàn thành cả quá trình học tập tại trường Đại học Kinh Tế - Đại học Huế, ngoài sự phấn đấu, nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự quan tâm giúp đỡ tận tình của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài trường. Trước hết, tôi xin cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong Khoa Kinh tế & Phát triển - Trường Đại học Kinh Tế Huế và các thầy cô trong trường đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh, người đã trực tiếp tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi trong suốt thời gian hoàn thành đề tài: “Tình hình chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm hươu sao trên địa bàn huyện Hương Sơn – tỉnh Hà Tĩnh”. Cho phép tôi gửi lời cảm ơn đến anh Hồ Thái Sơn – chánh Văn phòng UBND huyện Hương Sơn; anh Lê Quang Hồ - Trưởng phòng Nông nghiệp cùng các bác, các anh chị trong phòng Nông nghiệp, các cán bộ huyện của các phòng ban khác thuộc UBND huyện Hương Sơn; lãnh đạo UBND xã, các hộ chăn nuôi và đại lý thu gom, tiêu thụ hươu sao ở các xã Sơn Ninh, Sơn Trung, Sơn Quang thuộc huyện Hương Sơn – Hà Tĩnh; các quán ăn đặc sản hươu sao đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực tập tốt nghiệp, lấy số liệu, tìm hiểu thực tế để hiểu rõ hơn về đề tài, về ngành học của mình. Cuối cùng, tôi xin tỏ lòng biết ơn tới gia đình, người thân và bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài này. Mặc dù bản thân có nhiều cố gắng để hoàn thiện đề tài song không tránh khỏi những hạn chế, kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô giáo để đề tài hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Huế, ngày 20 tháng 5 năm 2015 Sinh viên Nguyễn Thị Thu Hằng SVTH: Nguyễn Thị Thu Hằng i Khóa luận tốt nghiệp Đại học GVHD: ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1 BQ Bình quân 2 CC Cơ cấu 3 SL Số lượng 4 HTX Hợp tác xã 5 DT Diện tích 6 ĐVT Đơn vị tính 7 HND Hộ nông dân 8 GTGT Giá trị gia tăng 9 GTSX Giá trị sản xuất 10 GO Giá trị sản xuất 11 IC Chi phí trung gian 12 KHTSCĐ Khấu hao tài sản cố định 13 LĐGĐ Lao động gia đình 14 MI Thu nhập hỗn hợp 15 TNHH Thu nhập hỗn hợp 16 VA Giá trị gia tăng 17 BQC Bình quân chung 18 PTNT Phát triển nông thôn 19 TB Trung bình 20 TC Tổng chi phí 21 Trđ Triệu đồng 22 UBND Ủy ban nhân dân 23 XDCB Xây dựng cơ bản SVTH: Nguyễn Thị Thu Hằng i Khóa luận tốt nghiệp Đại học GVHD: ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh MỤC LỤC PHẦN 1 ...........................................................................................................................1 ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................1 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI............................................................................1 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU .....................................................................................2 1.2.1. Mục tiêu tổng quát .............................................................................................2 1.2.2. Mục tiêu cụ thể...................................................................................................2 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU .........................................................2 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................2 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu............................................................................................3 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................3 1.4.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu..................................................................3 1.4.2. Phương pháp thu thập thông tin (chi tiết xem ở phụ lục 2) ...............................3 1.4.2.1. Thu thập thông tin thứ cấp...........................................................................3 1.4.2.2. Thu thập thông tin sơ cấp ............................................................................3 1.4.3. Phương pháp xử lý số liệu..................................................................................4 1.4.4. Phương pháp phân tích số liệu ...........................................................................4 1.4.4.1. Phương pháp thống kê mô tả .......................................................................4 1.4.4.2. Phương pháp so sánh ...................................................................................4 1.4.4.3. Phương pháp hoạch toán kinh tế..................................................................4 1.4.4.4. Phương pháp phân tích ma trận SWOT.......................................................5 1.4.4.5. Phương pháp nghiên cứu có sự tham gia.....................................................5 1.4.4.6. Phương pháp chuyên gia..............................................................................5 PHẦN 2 ...........................................................................................................................6 NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...............................................................6 SVTH: Nguyễn Thị Thu Hằng ii Khóa luận tốt nghiệp Đại học GVHD: ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................6 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ....................................................................................................6 1.1.1. Các khái niệm cơ bản .........................................................................................6 1.1.2. Giới thiệu vài nét về hươu sao ...........................................................................8 1.1.2.1. Giới thiệu, nguồn gốc ..................................................................................8 1.1.2.2. Phân bố ........................................................................................................9 1.1.2.3. Đặc điểm sinh học của hươu sao .................................................................9 1.1.3. Đặc điểm và kỹ thuật chăn nuôi hươu sao của hộ............................................10 1.1.3.1. Đặc điểm chăn nuôi hươu sao của hộ .......................................................10 1.1.3.2. Kỹ thuật chăn nuôi hươu của hộ ...............................................................11 1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc chăn nuôi hươu sao......................................18 1.1.4.1. Nhóm yếu tố về điều kiện tự nhiên............................................................18 1.1.4.2. Nhóm yếu tố về kinh tế và tổ chức quản lý xã hội ....................................19 1.1.4.3. Nhóm yếu tố về khoa học kỹ thuật và công nghệ......................................20 1.1.4.4. Nhóm yếu tố thuộc về quản lý vĩ mô của Nhà nước .................................20 1.1.5. Lợi ích, ý nghĩa của việc chăn nuôi hươu đối với phát triển kinh tế hộ ..........20 1.1.6. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu của đề tài..........................................................23 1.1.6.1. Chỉ tiêu nguồn lực sản xuất .......................................................................23 1.1.6.2. Chỉ tiêu thể hiện tình hình chăn nuôi.........................................................23 1.1.6.3. Chỉ tiêu thể hiện tình hình tiêu thụ ............................................................23 1.1.6.4. Chỉ tiêu về kết quả và hiệu quả chăn nuôi hươu sao .................................23 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN ..............................................................................................25 1.2.1. Tình hình chăn nuôi hươu sao ở các nước trên thế giới...................................25 1.2.2. Tình hình chăn nuôi hươu ở Việt Nam ............................................................26 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM HƯƠU SAO HƯƠNG SƠN ........................................................28 SVTH: Nguyễn Thị Thu Hằng iii Khóa luận tốt nghiệp Đại học GVHD: ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh 2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN HUYỆN HƯƠNG SƠN - TỈNH HÀ TĨNH.....................28 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ............................................................................................28 2.1.1.1. Vị trí địa lý.................................................................................................28 2.1.1.2. Đất đai và tình hình sử dụng đất đai ..........................................................29 2.1.1.3. Địa hình, thời tiết, khí hậu, thủy văn .........................................................30 2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội .................................................................................31 2.1.2.1. Kinh tế........................................................................................................31 2.1.2.2. Dân số và lao động ....................................................................................33 2.1.2.3. Thông tin, truyền thông .............................................................................33 2.3. TÌNH HÌNH CHUNG VỀ CHĂN NUÔI HƯƠU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƯƠNG SƠN................................................................................................................34 2.3.1. Lịch sử hình thành và phát triển chăn nuôi hươu ở huyện Hương Sơn ...........34 2.3.2. Quy mô chăn nuôi hươu của huyện Hương Sơn..............................................35 2.3.3. Giá trị sản phẩm thu được từ chăn nuôi hươu sao ...........................................40 2.4. TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI HƯƠU CỦA CÁC HỘ KHẢO SÁT NĂM 2014 .....41 2.4.1. Thông tin chung về các hộ nuôi hươu khảo sát năm 2014 ..............................41 2.4.2. Điều kiện sản xuất của các hộ nuôi hươu khảo sát năm 2014 .........................43 2.4.3. Biến động quy mô và cơ cấu đàn hươu của các hộ khảo sát năm 2014...........48 2.4.4. Kết quả và hiệu quả chăn nuôi hươu của các hộ khảo sát năm 2014...............49 2.4.4.1. Đối với chăn nuôi hươu đực..........................................................................49 2.4.4.2. Đối với chăn nuôi hươu cái ...........................................................................55 2.5. TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM HƯƠU SAO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƯƠNG SƠN - TỈNH HÀ TĨNH .................................................................................58 2.5.1. Chủng loại các sản phẩm từ chăn nuôi hươu ...................................................58 2.5.2. Thị trường thụ sản phẩm hươu sao ..................................................................60 2.5.3. Biến động giá cả sản phẩm hươu sao theo tháng và qua các năm ...................62 2.5.4. Phân tích chuỗi giá trị nhung hươu ..................................................................63 SVTH: Nguyễn Thị Thu Hằng iv Khóa luận tốt nghiệp Đại học GVHD: ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh 2.5.4.1. Các tác nhân chính tham gia chuỗi ............................................................63 2.5.4.2. Hoạt động thị trường của các tác nhân trong chuỗi...................................64 2.5.4.3. Chuỗi giá trị sản phẩm nhung hươu...........................................................66 2.5.4.4. Khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm nhung hươu ........................................68 2.6. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM HƯƠU SAO Ở HƯƠNG SƠN.............................................71 2.7. PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT TRONG CHĂN NUÔI VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM HƯƠU SAO HƯƠNG SƠN .............................................................................79 CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI VÀ KHẢ NĂNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM HƯƠU SAO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƯƠNG SƠN - TỈNH HÀ TĨNH .................................81 3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI HƯƠU TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƯƠNG SƠN................................................................................................................81 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI VÀ KHẢ NĂNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM HƯƠU SAO TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HƯƠNG SƠN ...............................................................................................................................81 3.2.1. Mở rộng quy mô đàn hươu...............................................................................81 3.2.2. Nâng cao hiệu quả sản xuất..............................................................................82 3.2.3. Nâng cao kiến thức hạch toán kinh tế và tiếp cận thị trường cho các hộ nuôi hươu............................................................................................................................82 3.2.4. Tăng cường liên kết ngang giữa các hộ nuôi hươu để nâng cao quy mô sản xuất và giá trị sản phẩm .............................................................................................82 3.2.5. Tăng cường liên kết dọc giữa các tác nhân trong chuỗi nhằm phát triển kênh tiêu thụ hiệu quả, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm .........................................83 3.2.6. Nâng cao khả năng tiếp cận thị trường của sản phẩm, đưa thông tin sản phẩm đến với người tiêu dùng tiềm năng ............................................................................83 3.2.7. Xây dựng cơ sở hạ tầng....................................................................................83 PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................84 SVTH: Nguyễn Thị Thu Hằng v Khóa luận tốt nghiệp Đại học GVHD: ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh 3.1. KẾT LUẬN ............................................................................................................84 3.2. KIẾN NGHỊ............................................................................................................86 3.2.1. Đối với hộ nông dân.........................................................................................86 3.2.2. Đối với tổ chức khuyến nông...........................................................................86 3.2.3. Đối với các cấp chính quyền huyện Hương Sơn..............................................87 SVTH: Nguyễn Thị Thu Hằng vi Khóa luận tốt nghiệp Đại học GVHD: ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ ĐỒ THỊ Đồ thị 1. Tỷ lệ tiêu thụ sản phẩm hươu sao trên địa bàn huyện ....................................60 Sơ đồ 1. Chuỗi giá trị nhung hươu ................................................................................63 Sơ đồ 2. Kênh thị trường của chuỗi giá trị nhung hươu................................................66 SVTH: Nguyễn Thị Thu Hằng vii Khóa luận tốt nghiệp Đại học GVHD: ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh DANH MỤC BẢNG Bảng 1. Khẩu phần thức ăn cho hươu trong một ngày đêm..........................................13 Bảng 2. Tình hình đất đai của huyện Hương Sơn qua 3 năm (2012 – 2014)................29 Bảng 3. Đặc điểm khí hậu, thời tiết của huyện Hương Sơn ..........................................31 Bảng 4. Cơ cấu kinh tế huyện Hương Sơn giai đoạn 2001-2013..................................32 Bảng 5. Số lượng đàn vật nuôi của huyện Hương Sơn giai đoạn 2011 - 2020 .............35 Bảng 6. Quy mô đàn hươu và tổng số hộ ở huyện Hương Sơn 3 năm 2012-2014 .......38 Bảng 7. Quy mô đàn hươu theo đơn vị hành chính của huyện Hương Sơn..................39 Bảng 8. Giá trị sản phẩm thu được từ chăn nuôi hươu của các hộ nông dân huyện Hương Sơn 3 năm 2012 – 2014.....................................................................................41 Bảng 9. Thông tin chung về các hộ nuôi hươu khảo sát năm 2014 ..............................42 Bảng 10. Tình hình sử dụng đất đai của các hộ nuôi hươu khảo sát năm 2014 (Tính bình quân/hộ).................................................................................................................43 Bảng 11. Tình hình nhân khẩu và lao động của hộ nuôi hươu khảo sát năm 2014 ......45 Bảng 12. Vốn và cơ cấu nguồn vốn của các hộ nuôi hươu khảo sát năm 2014 ............47 Bảng 13. Số lượng, cơ cấu đàn hươu ở các hộ khảo sát qua 3 năm 2012-2014............48 Bảng 14. Quy mô chăn nuôi hươu sao năm 2014 của các hộ khảo sát .........................49 Bảng 15. Chi phí nuôi hươu đực lấy nhung của hộ khảo sát năm 2014........................50 Bảng 16. Kết quả, hiệu quả chăn nuôi hươu đực lấy nhung theo quy mô của các hộ khảo sát năm 2014 .........................................................................................................53 Bảng 17. Chi phí chăn nuôi hươu cái sinh sản của các hộ khảo sát năm 2014 .............55 Bảng 18. Kết quả, hiệu quả chăn nuôi hươu cái sinh sản theo quy mô của các hộ khảo sát năm 2014..................................................................................................................57 Bảng 19. Hình thức tiêu thụ sản phẩm hươu sao của các hộ chăn nuôi........................61 Bảng 20. Biến động giá cả hươu giống qua 3 năm 2012 - 2014 ...................................62 Bảng 21. Biến động giá nhung hươu qua 3 năm 2012 - 2014.......................................62 Bảng 22. Ý kiến đánh giá của hộ về mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến chăn nuôi, tiêu thụ sản phẩm hươu sao trên địa bàn huyện Hương Sơn.........................................71 Bảng 23. Một số chính sách hỗ trợ cho chăn nuôi hươu ...............................................76 SVTH: Nguyễn Thị Thu Hằng viii Khóa luận tốt nghiệp Đại học GVHD: ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh TÓM TẮT NGHIÊN CỨU Hươu sao là loại động vật hoang dã, có nhiều lợi ích, hiện đang được quan tâm phát triển. Hươu sao ở nước ta được chăn nuôi nhiều ở Nghệ An và Hà Tĩnh, trong số đó phải kể đến huyện Hương Sơn – huyện miền núi thuộc tỉnh Hà Tĩnh có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc chăn nuôi phát triển đàn hươu. Nghề nuôi hươu ở đây đã trở thành truyền thống, rất nhiều hộ nuôi. Chính vì vậy mà tôi tiến hành tìm hiểu đề tài: “Tình hình chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm hươu sao trên địa bàn huyện Hương Sơn – tỉnh Hà Tĩnh”. Mục tiêu thực hiện đề tài này nhằm đánh giá tình hình chăn nuôi và tiêu thụ hươu sao của các hộ chăn nuôi, người thu gom và đại lý kinh doanh sản phẩm hươu trong huyện. Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi hươu, cũng như đẩy mạnh sức tiêu thụ sản phẩm của nó trên địa bàn huyện, khuyến khích người dân phát triển nuôi hươu. Qua quá trình nghiên cứu biết được chăn nuôi hươu của hộ gia đình vừa mang tính thâm canh vừa mang tính quảng canh. Các hộ gia đình chăn nuôi chủ yếu theo quy mô vừa (6 – 9 con) và nhỏ (1 – 5 con), quy mô lớn đang ít và gần đây mới bắt đầu mở rộng dần (quy mô trên 10 con), hộ thường tận dụng lao động, thức ăn sẵn có của gia đình và thời gian rảnh rổi. Thu nhập mang lại cho hộ nông dân là rất cao nhưng cũng rủi ro rất lớn do yêu cầu lượng vốn lớn, dịch bệnh, điều kiện thời tiết… vì hươu là động vật hoang dã nên việc chăn nuôi, chăm sóc, sinh hoạt cũng mang tính hoang dã. Trong quá trình chăn nuôi hươu các hộ gặp nhiều thuận lợi và bất lợi ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình nuôi. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm hươu sao như là thị trường (yếu tố quan trọng nhất), giống (yếu tố quan trọng thứ 2) và yếu tố quan trọng thứ 3 là vốn, ngoài ra còn các yếu tố khác là kinh nghiệm, kỹ thuật của người nuôi, vị trí địa lý, khí hậu, đất đai, thức ăn, dịch bệnh, khoa học công nghệ, cơ sở hạ tầng,... Nhằm tạo điều kiện cho việc phát triển chăn nuôi hươu, tôi mạnh dạn đề xuất những giải pháp và một số kiến nghị nhằm mở rộng quy mô chăn nuôi, tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trưởng tiêu thụ để giúp quảng bá thương hiệu hươu sao Hương Sơn và nâng cao thu nhập cho người dân nơi đây. SVTH: Nguyễn Thị Thu Hằng ix Khóa luận tốt nghiệp Đại học GVHD: ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Chăn nuôi là một trong những bộ phận cấu thành nền nông nghiệp nước ta. Nó có vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm đáp ứng nhu cầu con người, góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, khai thác nguồn lực ở nông thôn. Cùng với trồng trọt, ngành chăn nuôi cũng dần khẳng định vị thế của mình trong cơ cấu ngành nông nghiệp. Ngày nay việc phát triển chăn nuôi các loài động vật hoang dã quý hiếm gắn liền với việc khai thác, sử dụng hợp lý và bảo vệ nguồn tài nguyên động vật là một trong những hướng khai thác bền vững, đem lại lợi ích cho gia đình, cộng đồng và xã hội. Trong các loài động vật thì hươu sao đang được chú trọng và phát triển. Chăn nuôi hươu sao đang ngày được mở rộng và phát triển ở trên thế giới hay ngay cả ở Việt Nam. Ở nước ta hươu sao chủ yếu có ở Nghệ An, Hà Tĩnh. Nằm trong khuôn viên ấy có huyện Hương Sơn - Hà Tĩnh. Hương Sơn là một huyện miền núi thuộc Hà Tĩnh, có nhiều gò đồi, cỏ cây là nguồn thức ăn cho loài hươu, có nhiều diện tích đất có thể dùng làm chuồng trại chăn nuôi. Ở đây có truyền thống nuôi hươu từ lâu. Hiện nay Hương Sơn đang tập trung phát triển chăn nuôi, trong đó phát triển chăn nuôi hươu đang là mũi nhọn. Với những biện pháp tích cực, phong trào chăn nuôi hươu ở Hương Sơn đã có bước phát triển mạnh mẽ. Người nông dân đã từng bước chuyển từ phương thức chăn nuôi tập quán truyền thống sang áp dụng kỹ thuật, đầu tư sản xuất hàng hóa. Hươu sao là vật nuôi ăn cỏ bán hoang dã được đánh giá có nhiều ưu điểm hơn so với các loài động vật ăn cỏ khác. Nhung hươu là sản phẩm có giá trị kinh tế cao, có giá trị sinh học và cung cấp các hoạt chất có tác dụng nâng cao sức khỏe con người. Hươu sao ít bệnh tật, dễ quản lý và nuôi dưỡng, thức ăn cho hươu chủ yếu là các loại lá, trái cây có sẵn trong vườn, rừng rất dễ kiếm nên chi phí cho việc nuôi hươu thấp, hiệu quả thu nhập cao và là động vật ăn cỏ ít gây tác hại xấu đối với môi trường. Nuôi hươu sao để lấy nhung không chỉ để mục đích kinh doanh mà còn có mục SVTH: Nguyễn Thị Thu Hằng 1 Khóa luận tốt nghiệp Đại học GVHD: ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh đích bảo tồn loài động vật quý hiếm, hoang dã. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn của sản xuất ngành chăn nuôi, để khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của huyện, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và đời sống người dân, thiết nghĩ, Hương Sơn cần quy hoạch phát triển vùng nuôi hươu sao để đẩy mạnh và phát triển chăn nuôi hươu đạt hiệu quả cao đúng với vai trò và tầm quan trọng của nó trong cơ cấu kinh tế của huyện những năm tới. Xuất phát từ những nguyên nhân trên mà tôi đã thực hiện đề tài “Tình hình chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm hươu sao trên địa bàn huyện Hương Sơn – tỉnh Hà Tĩnh”. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Đánh giá tình hình chăn nuôi và tiêu thụ hươu sao của các hộ gia đình nông dân, người thu gom và đại lý kinh doanh sản phẩm hươu trong huyện. Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi hươu, cũng như đẩy mạnh sức tiêu thụ sản phẩm của nó trên địa bàn huyện. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hóa những vấn đề lí luận cơ bản và thực tiễn về chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm hươu sao. - Tìm hiểu tình hình chăn nuôi hươu sao ở 3 xã điển hình và của toàn huyện nói chung, những khó khăn, thuận lợi ảnh hưởng tới chăn nuôi hươu. - Tìm hiểu và phân tích chuỗi giá trị sản phẩm hươu, các tác nhân trong chuỗi, các kênh phân phối sản phẩm. - Đề xuất giải pháp và những định hướng phát triển trong thời gian tới, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và khả năng tiêu thụ sản phẩm hươu sao trên địa bàn. 1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề kinh tế trong chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm của các hộ gia đình nông dân. Bao gồm các thành phần chủ yếu: Người cung cấp đầu vào; hộ nông dân chăn nuôi hươu; người chuyên thu gom, buôn bán sản phẩm hươu ở địa phương và một số đại lý kinh doanh sản phẩm hươu sao. SVTH: Nguyễn Thị Thu Hằng 2 Khóa luận tốt nghiệp Đại học GVHD: ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Đề tài tập trung đi sâu nghiên cứu các nội dụng kinh tế chăn nuôi hươu sao ở các hộ nông dân như sử dụng các yếu tố sản xuất, tình hình phát triển đàn hươu, phân tích tình hình đầu tư và hiệu quả sản xuất kinh doanh chăn nuôi hươu của hộ, phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả chăn nuôi hươu sao, đề xuất những giải pháp khai thác tiềm năng phát triển chăn nuôi hươu đạt hiệu quả kinh tế cao. - Về không gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu các hộ chăn nuôi hươu sao ở 3 xã thuộc huyện Hương Sơn – Hà Tĩnh là Sơn Ninh, Sơn Trung và Sơn Quang, nghiên cứu người thu gom và đại lý kinh doanh sản phẩm hươu sao trên địa bàn toàn huyện. - Về thời gian: Số liệu thứ cấp thu thập để nghiên cứu từ năm 2012 – 2014. Thời gian nghiên cứu đề tài từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2015. Thu thập số liệu sơ cấp: năm 2015 1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.4.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu Toàn huyện Hương Sơn có tổng 32 đơn vị gồm 30 xã và 2 thị trấn, đề tài chọn 3 xã trong huyện để tiến hành điều tra thực tế, đó là Sơn Ninh, Sơn Trung và Sơn Quang. Ba xã này có số lượng đàn hươu tương đối lớn so với các đơn vị khác trong huyện và nằm ở những vị trí khác nhau. Cách chọn mẫu ngẫu nhiên này sẽ giúp cho số liệu điều tra được khách quan hơn. 1.4.2. Phương pháp thu thập thông tin (chi tiết xem ở phụ lục 2) 1.4.2.1. Thu thập thông tin thứ cấp - Tìm kiếm thông tin từ các trang web, mạng xã hội, đài báo, sách vở, tivi,... - Thông tin từ các báo cáo kết quả kinh tế, các tài liệu liên quan. 1.4.2.2. Thu thập thông tin sơ cấp - Phương pháp chọn mẫu Để thu thập được nhiều thông tin tôi tiến hành phỏng vấn, tham khảo ý kiến của cán bộ cấp huyện và xã phụ trách mảng chăn nuôi, thú y. Ngoài ra, trong mỗi xã chọn khảo sát 20 hộ chăn nuôi hươu sao thuộc các thôn khác nhau, tổng 3 xã là 60 hộ. Chia các đối tượng thành các nhóm hộ theo quy mô chăn nuôi: SVTH: Nguyễn Thị Thu Hằng 3 Khóa luận tốt nghiệp Đại học GVHD: ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh + Hộ chăn nuôi quy mô nhỏ 1 – 5 con + Hộ chăn nuôi quy mô vừa 6 – 9 con + Hộ chăn nuôi quy mô lớn ≥10 con Ngoài khảo sát các hộ chăn nuôi hươu đề tài còn khảo sát thêm 10 địa điểm thu gom, tiêu thụ sản phẩm hươu sao trên địa bàn toàn huyện. - Phương pháp chuyên gia Trong quá trình nghiên cứu để hiểu sâu hơn và có những nhận định đúng đắn hơn về những vấn đề xoay quanh việc chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm hươu sao, nghiên cứu dựa trên sự chọn lọc những ý kiến đánh giá, tư vấn của những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực để có nhận xét đánh giá và đưa ra những kết luận đúng cho đề tài của mình. 1.4.3. Phương pháp xử lý số liệu  Xử lý thông tin thứ cấp Tổng hợp, chọn lọc thông tin có liên quan phục vụ cho đề tài nghiên cứu  Xử lý thông tin sơ cấp - Thông tin định tính: Tổng hợp, phân loại và so sánh - Thông tin định lượng: xử lý số liệu điều tra bằng phần mềm Excel. 1.4.4. Phương pháp phân tích số liệu 1.4.4.1. Phương pháp thống kê mô tả Sử dụng các chỉ tiêu thống kê để phân tích biến động và xu hướng sự thay đổi về các nguồn lực đầu vào về kết quả, hiệu quả trong chăn nuôi theo các tiêu thức phân tổ khác nhau. 1.4.4.2. Phương pháp so sánh Phương pháp này dùng để so sánh tình hình kết quả, hiệu quả trong tiêu thụ sản phẩm hươu sao qua các năm. Đặc biệt so sánh các nhóm hộ chăn nuôi theo quy mô, hình thức tổ chức, kinh nghiệm chăn nuôi,.. trên cơ sở đó có những nhận định, đánh giá về tình hình và quá trình chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm hươu sao Hương Sơn. 1.4.4.3. Phương pháp hoạch toán kinh tế Đây là phương pháp dùng chỉ tiêu trong hệ thống tài khoản quốc gia để hoạch toán chi phí, hiệu quả kinh tế chăn nuôi hươu trên địa bàn huyện Hương Sơn. Nghiên SVTH: Nguyễn Thị Thu Hằng 4 Khóa luận tốt nghiệp Đại học GVHD: ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh cứu sử dụng các chỉ tiêu phương pháp để đánh giá so sánh : GO, IC, VA, MI, LĐ thuê ngoài, công LĐGĐ quy đổi,… theo hình thức, quy mô, số năm chăn nuôi (kinh nghiệm).. 1.4.4.4. Phương pháp phân tích ma trận SWOT SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng anh Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội), Threats (thách thức). Đây là công cụ phân tích một hiện tượng dưới dạng quan điểm hệ thống từ bên trong (S,W) ra bên ngoài (O,T) hay kết hợp cả trong và ngoài. Sử dụng ma trận SWOT để tổng hợp các nghiên cứu về yếu tố bên trong, bên ngoài, là những mặt mạnh, yếu hay những cơ hội và thách thức đặt ra cho việc phát triển chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm hươu sao. 1.4.4.5. Phương pháp nghiên cứu có sự tham gia Phương pháp này sử dụng để thu thập các ý kiến đánh giá của các bên liên quan đến sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi hươu nhằm đánh giá, phân tích những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm của các hộ cũng như đối với ngành chăn nuôi hươu nói chung. 1.4.4.6. Phương pháp chuyên gia Phương pháp này dùng để thu thập những ý kiến và những nhận định của các cán bộ nghiên cứu trong ngành chăn nuôi hươu, các chuyên gia quản lý nhà nước trong lĩnh vực chăn nuôi hươu, cán bộ quản lý, kỹ thuật tham gia chỉ đạo tại địa phương. SVTH: Nguyễn Thị Thu Hằng 5 Khóa luận tốt nghiệp Đại học GVHD: ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh PHẦN 2 NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.1. Các khái niệm cơ bản  Khái niệm về hộ - Trong Từ điển ngôn ngữ Mỹ (Oxford Press – 1987) có định nghĩa “hộ” là tất cả những người cùng chung huyết tộc và những người cùng làm ăn chung”. - Năm 1980, tại hội thảo Quốc tế lần thứ 2 về quản lý nông trại tại Hà Lan đã khẳng định “Hộ là đơn vị cơ bản của xã hội có liên quan đến sản xuất, tiêu dùng, xem như đơn vị kinh tế” dẫn theo Nguyễn Văn Hân, [12]. Như vậy, hộ là đơn vị kinh tế, có nguồn lao động và phân công lao động chung: Có vốn và chương trình kế hoạch sản xuất chung, là đơn vị vừa sản xuất vừa tiêu dùng, có ngân quỹ chung và được phân phối lợi ích theo thoả thuận, có tính chất gia đình.  Khái niệm về hộ nông dân Hộ nông dân là một tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông, lâm, ngư nghiệp, bao gồm một nhóm người có cùng huyết tộc hoặc quan hệ huyết tộc sống chung trong một mái nhà, có chung một nguồn thu nhập, tiến hành các hoạt động sản xuất nông nghiệp với mục đích chủ yếu phục vụ cho nhu cầu các thành viên trong hộ (Theo bài giảng Quản trị kinh doanh trong nông nghiệp của TS. Phùng Thị Hồng Hà – Trường Đại học Kinh Tế Huế, [8]). Hộ nông dân có những đặc điểm sau: - HND là một đơn vị kinh tế cơ sở, vừa là đơn vị sản xuất vừa là đơn vị tiêu dùng. - Quan hệ giữa tiêu dùng và sản xuất biểu hiện ở trình độ phát triển của hộ từ tự cấp hoàn toàn đến sản xuất hàng hoá hoàn toàn. Trình độ quyết định quan hệ giữa HND và thị trường. - Các HND ngoài hoạt động nông nghiệp còn tham gia các hoạt động phi nông nghiệp với các mức độ khác nhau khiến cho khó giới hạn thế nào là một HND.  Kinh tế hộ nông dân Kinh tế hộ nông dân là hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nền sản xuất xã hội, SVTH: Nguyễn Thị Thu Hằng 6 Khóa luận tốt nghiệp Đại học GVHD: ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh trong đó các nguồn lực như đất đai, lao động, tiền vốn và tư liệu sản xuất được coi là của chung để tiến hành sản xuất. Có chung ngân quỹ, ngủ chung một nhà, ăn chung: mọi quyết định trong sản xuất – kinh doanh và đời sống là tùy thuộc vào chủ hộ, được nhà nước thừa nhận, hỗ trợ và tạo điều kiện để phát triển.  Khái niệm về chăn nuôi Chăn nuôi là một ngành quan trọng của nông nghiệp hiện đại, nuôi lớn vật nuôi để sản xuất những sản phẩm như: thực phẩm, lông, sức lao động… Sản phẩm từ chăn nuôi nhằm cung cấp lợi nhuận và phục vụ cho đời sống sinh hoạt của con người.  Khái niệm về sản phẩm Sản phẩm chăn nuôi là kết quả của quá trình đầu tư sau một chu kỳ sản xuất để tạo ra các sản phẩm mang lại một đặc trưng riêng đáp ứng nhu cầu thị trường.  Khái niệm về tiêu thụ sản phẩm Tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ. Qua quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ chuyển từ hình thái hiện vật sang hình thái tiền tệ và vòng lưu chuyển vốn của doanh nghiệp được hoàn thành. Có thể hiểu hoạt động tiêu thụ sản phẩm theo hai nghĩa sau: - Theo nghĩa rộng: Hoạt động tiêu thụ sản phẩm là quá trình kinh tế bao gồm nhiều khâu, nó có quan hệ mật thiết với nhau như nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu khách hàng, đặt hàng và tổ chức sản xuất. - Theo nghĩa hẹp: Hoạt động tiêu thụ sản phẩm là việc chuyển quyền sở hữu sản phẩm cho khách hàng và thu được tiền từ hoạt động này. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa để thỏa mãn lợi ích của người sản xuất cũng như thỏa mãn nhu cầu sử dụng hàng hó của khách hàng. Dù hiểu theo nghĩa nào thì hoạt động tiêu thụ sản phẩm nói chung được cấu thành bởi các yếu tố sau: + Các chủ thể kinh tế tham gia: Người mua và người bán + Đối tượng đem trao đổi: Là sản phẩm hàng hóa + Thị trường: Là nơi diễn ra trao đổi giữa người mua và người bán SVTH: Nguyễn Thị Thu Hằng 7 Khóa luận tốt nghiệp Đại học GVHD: ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh  Hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn) để đạt được mục tiêu xác định. Hiệu quả kinh tế là một đại lượng so sánh: So sánh giữa đầu vào và đầu ra, so sánh giữa chi phí bỏ ra và kết quả thu được. Hiệu quả kinh tế phản ánh mặt chất lượng các hoạt động kinh doanh, trình độ nguồn lực sản xuất trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp trong sự vận động không ngừng của các quá trình sản xuất kinh doanh, không phụ thuộc vào tốc độ biến động của từng nhân tố. 1.1.2. Giới thiệu vài nét về hươu sao 1.1.2.1. Giới thiệu, nguồn gốc Hươu sao có tên khoa học là Cervus nippon Temminck, lớp thú, bộ ngón chẵn (Artiodactyla), họ hươu nai (Cervidae). Ngoài ra còn được gọi là Lộc (Trung Quốc), Red deer (Anh). Là loài thú quý hiếm, trong tự nhiên hầu như không còn, nhưng đã được thuần dưỡng phục hồi số lượng. Có nhiều bằng chứng cho biết người Trung Hoa đã nuôi hươu từ 1000 năm nay. Nếu như một số nước như Mỹ, Anh, Canada hươu được thả tự do, hoặc được nuôi trong các khuôn viên để phục vụ mục đích du lịch, giải trí (săn bắn) thì nước Australia, New Zeland nuôi để lấy thịt và nhung. New Zeland có 1,5 triệu con hươu, đàn hươu nuôi ở Austraila có đến 160 000 con. Ở Việt Nam, việc chăn nuôi thuần dưỡng hươu sao cũng chỉ mới xuất hiện vào những năm 1920, 1930. Một số gia đình giàu có ở Nghệ An và Hà Tĩnh đã nuôi những đàn hươu từ 5 - 7 tới vài chục con. Năm 1929, ở huyện Thanh Chương có nhà nuôi đàn hươu tới 27 con. Nhân dân một số vùng ở Nghệ An và Hà Tĩnh, trong đó có Quỳnh Lưu và Hương Sơn cũng có tập quán nuôi 1 - 2 con hươu trong nhà để lấy nhung. Trước 1954, do chiến tranh, số lượng hươu nuôi còn lại không đáng kể. Sau năm 1954 nhân dân Nghệ An và Hà Tĩnh mới lại có điều kiện phát huy tập quán chăn nuôi hươu trong gia đình. Năm 1964, một số hươu sao từ Quỳ Hợp - Nghệ An đã được chuyển đến nuôi tại Vườn quốc gia Cúc Phương. Năm 1967 - 1969, một số hươu sao ở Cúc Phương đã được chuyển đến Ninh Bình, Thanh Hoá, Vĩnh Phú, Quảng Ninh để góp phần giữ SVTH: Nguyễn Thị Thu Hằng 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan