Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tình hình các tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn tỉnh đồng nai...

Tài liệu Tình hình các tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn tỉnh đồng nai

.PDF
76
22
141

Mô tả:

MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÌNH HÌNH CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU ........................................................................................................5 1.1. Khái niệm, đặc điểm của tình hình các tội xâm phạm sở hữu .............................5 1.2. Phần hiện của tình hình các tội xâm phạm sở hữu .............................................11 1.3. Phần ẩn của tình hình các tội xâm phạm sở hữu ................................................16 1.4. Mối quan hệ giữa tình hình các tội xâm phạm sở hữu với nhân thânngười phạm tội và nguyên nhân, điều kiện của tình hình các tội xâm phạm sở hữu ....................24 Chương 2: TÌNH HÌNH CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI TỪ NĂM 2013 ĐẾN NĂM 2017 ............................................27 2.1. Phần hiện của tình hình các tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ năm 2013 đến năm 2017 ...........................................................................................28 2.2. Phần ẩn của tình hình các tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ năm 2013 đến năm 2017 ...........................................................................................46 Chương 3:NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI CÔNG TÁC PHÒNG NGỪA CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU TỪ THỰC TIỄN TỈNH ĐỒNG NAI ..........50 3.1. Dự báo hình tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai .........................50 3.2. Các giải pháp phòng ngừa tình hình tội phạm xâm phạm sở hữu............................52 KẾT LUẬN ..............................................................................................................69 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ANCT An ninh chính trị ANTT An ninh trật tự BLHS Bộ luật hình sự BLDS Bộ luật dân sự BLTTHS Bộ luật tố tụng hình sự QĐ Quyết định TAND Tòa án nhân dân THTP Tình hình tội phạm TTATXH Trật tự an toàn xã hội TTXH Trật tự xã hội XPSH Xâm phạm sở hữu DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Mức độ tổng quan tuyệt đối (mức độ cơ bản) của tình hình các tội XPSH trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ năm 2013-2017 .............................................. 29 Bảng 2.2: : Mức độ tổng quan tương đối – tỷ lệ tình hình các tội XPSH trên địa bàn tỉnh Đồng Nai ............................................................................................... 29 Bảng 2.3: Cơ số về mức độ của tình hình các tội XPSH trên cơ sở dân số tỉnh Đồng Nai từ 2013-2017 …………………………………………………. .............. 30 Bảng 2.4: Tỷ lệ giữa số bị cáo và số vụ phạm tội XPSH đã xét xử từ năm 2013 đến năm 2017 ................................................................................................... 31 Bảng 2.5. Diễn biến tình hình các tội XPSH trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ năm 2013 đến năm 2017 ........................................................................................... 32 Bảng 2.6: Diễn biến các tội phạm cụ thể của nhóm các tội XPSH ................ 33 Bảng 2.7: Cơ cấu từng loại tội XPSH trong mối quan hệ với tình hình các tội XPSH trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ năm 2013 đến năm 2017 ................................ 36 Bảng 2.8: Cơ cấu tình hình các tội XPSH trên địa bàn tỉnh Đồng Nai phân theo 11 đơn vị hành chính cấp huyện từ 2013 đến 2017 .......................................... 39 Bảng 2.9: Cơ cấu theo loại hình phạt áp dụng của tình hình các tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ năm 2013 đến năm 2017 ............................... 40 Bảng 2.10: Cơ cấu THTP XPSH xét theo độ tuổi người phạm tội ................ 42 Bảng 2.11: Cơ cấu THTP XPSH xét theo trình độ văn hóa .......................... 42 Bảng 2.12: Cơ cấu THTP XPSH xét theo nghề nghiệp ................................. 43 Bảng 2.13: Cơ cấu THTP XPSH xét theo đặc điểm tiền án, tiền sự; tái phạm, tái phạm nguy hiểm ................................................................................................... 43 Bảng 2.14:Cơ cấu THTP XPSH xét hoàn cảnh gia đình của người phạm tội ........44 Bảng 2.15: Tỷ lệ tội phạm ẩn của THTP XPSH trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ 2013-2017.................................................................................................................. 47 Biểu 2.1: Diễn biến tình hình các tội XPSH trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ năm 2013 đến năm 2017 ........................................................................................... 32 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Đồng Nai là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ Việt Nam, với diện tích tự nhiên là 5.907,2 km2 lớn thứ ba ở miền nam. Dân số Đồng Nai hiện nay đang đứng thứ 5 trong 63 tỉnh thành nước ta. Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận, phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, phía Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, Bình Dương. Đồng Nai có vị trí hết sức quan trọng, là cửa ngõ phía đông Thành phố Hồ Chí Minh và là một trung tâm kinh tế lớn của cả phía Nam, nối Nam Trung Bộ, Nam Tây Nguyên với toàn bộ vùng Đông Nam Bộ. Theo số báo cáo của cục thống kê năm 2016 dân số toàn tỉnh đạt gần 3.100 triệu người, mật độ dân số đạt 890 người/ km2. Trong đó dân số nông thôn chiếm khoảng 66,3%, thành thị khoảng 33,7%; nam chiếm 49,2%, nữ giới chiếm 50,8%. Tỉnh Đồng Nai có đủ 54 dân tộc cùng người nước ngoài sinh sống. Tỉnh Đồng Nai có 13 tôn giáo khác nhau, nhiều nhất là Công giáo chiếm 29,9% dân số, Phật giáo chiếm khoảng 12,7%, Cao Đài khoảng 5,2%, còn lại là các tôn giáo khác như Tin Lành, Hồi Giáo ... Với vị trí địa lý thuận lợi, được xem là một tỉnh cửa ngõ đi vào vùng kinh tế Đông Nam Bộ - vùng kinh tế phát triển, năng động nhất cả nước, kết hợp cùng với nền văn hóa đa dạng, phong phú, Đồng Nai trở thành một trong ba góc nhọn của tam giác phát triển Thành phố Hồ Chí Minh – Bình Dương – Đồng Nai. Kinh tế tỉnh Đồng Nai phát triển mạnh, đời sống xã hội chuyển biến tích cực, dân trí được nâng cao. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực do nền kinh tế thị trường mang lại thì tình hình trật tự, trị an trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp như tình trạng nhập cư, cư trú trái phép, các vấn đề về tệ nạn xã hội, lối sống trụy lạc… kéo theo đó là sự biến động của tình hình tội phạm nói chung và tình hình các tội xâm phạm sở hữu nói riêng ngày càng gia tăng, diễn biến phức tạp về quy mô, tính chất, mức độ nguy hiểm. Do vậy việc nhận thức nguyên nhân, điều kiện dẫn đến tội phạm, tình hình tội phạm và hành động trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm phải có những chuyển biến phù hợp với tình hình thực tế. 1 Theo số liệu thống kê từ TAND tỉnh Đồng Nai, trong 05 năm từ năm 2013 đến năm 2017 , TAND các cấp đã giải quyết 15.316 vụ với 29.928 bị cáo; trong đó đã xét xử các tội XPSH là 5.415 vụ với 8.328 bị cáo. Cụ thể năm 2013 số vụ án XPSH 1.166 vụ với 1.927 bị cáo; năm 2014 số vụ án XPSH 1.123 vụ với 1.792 bị cáo; năm 2015 số vụ án XPSH 1.158 vụ với 1.863 bị cáo; năm 2016 số vụ án XPSH 1.070 vụ với 1.519 bị cáo; năm 2017 số vụ án XPSH 898 vụ với 1.227 bị cáo. Trên cơ sở nghiên cứu thực tế tình hình tội phạm xâm phạm sở hữu thiết kế hệ thống phòng ngừa đạt hiệu quả trên thực tế nhằm làm giảm tình hình các tội xâm phạm sở hữu nói riêng, tình hình tội phạm nói chung trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Với mong muốn đó cùng với mức độ hiểu biết của mình, học viên chọn nghiên cứu đề tài: “Tình hình các tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai” làm luận văn thạc sĩ luật học chuyên ngành tội phạm học và phòng ngừa tội phạm. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Liên quan đến đề tài “Tình hình các tội XPSH trên địa bàn tỉnh Đồng Nai”, tác giả có tham khảo một số công trình nghiên cứu sau: - ĐặcđiểmtộiphạmhọccủaTHTPởnướctahiệnnay,PhạmVănTỉnh,2004. - Một sốvấnđềlýluậnvềTHTPởViệtNam,PhạmVănTỉnh,Nxb.Tưpháp,2007. - Một số vấn đề về THTP ẩn ở Việt Nam, Trần Hữu Tráng, Tạp chí Luật học, số 3,2000. - Ngoài ra, những giáo trình như: Giáo trình Tội phạm học của Trung tâm đào tạo từ xa Đại học Huế (1999) tác giả Võ Khánh Vinh; Giáo trình Tội phạm học của Học viện Cảnh sát nhân dân (2002), Đại học Luật Hà Nội (2007); sách chuyên khảo Tội phạm học hiện đại và phòng ngừa tội phạm (Nguyễn Xuân Yêm, 2001), đều là nguồn tài liệu có giá trị cho đề tài tham khảo và kếthừa. Đồng thời, tác giả luận văn có tham khảo một số đề tài luận văn để coi đó là kinh nghiệm học tập và viết luận văn này như: -Cao Thị Thu Trang (2017), Tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em ở Việt Nam hiện nay; Luận văn thạc sĩ luật học, Học viện Khoa học xãhội. - Cao Vũ Lộc (2017), Tình hình tội phạm trên địa bàn huyện Cái Bè, tình 2 Tiền Giang; Luận văn thạc sĩ luật học, Học viện Khoa học xãhội. - Nguyễn Thi Soa (2017), Nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; Luận văn thạc sĩ luật học, Học viện Khoa học xãhội. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiêncứu -Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu vận dụng lý thuyết về tìnhhình tội phạm, Đề tàilàm rõ đặc điểm tình hình các tội xâm phạm sở hữu trên địabàn tỉnh Đồng Nai, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp phòng ngừa và tổ chức thựchiện phòng ngừa các tội phạm này trên địa bàn. - Nhiệm vụ nghiên cứu: Xuất phát từ mục đích trên, nhiệm vụ nghiên cứu được đặt ra là: + Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về THTP XPSH theo pháp luật Việt Nam. + Nghiên cứu tình hình các tội phạm XPSH trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ năm 2013 đến 2017 trên cơ sở lý luận về tình hình tội phạm. + Dự báo về THTP XPSH trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới. + Đề xuất giải pháp phòng ngừa và tổ chức thực hiện phòng ngừa THTP XPSH trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. 4. Đối tượng và phạm vi nghiêncứu - Đối tượng nghiên cứu: tình hình các tội XPSH trên địa bàn tỉnh Đồng Nai - Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu dưới góc độ tội phạm học. - Về không gian: địa bàn tỉnh Đồng Nai. - Về thời gian: các số liệu nghiên cứutrong 05 năm từ năm 2013 – 2017. 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu - Phương pháp luận: Cơ sở phương pháp luận của luận văn là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; Tư tưởng Hồ Chí Minh; Các quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ta về phòng, chống tội phạm. - Phương pháp nghiên cứu cụ thể: Trong quá trình nghiên cứu đề tài đã sử 3 dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: + Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp; + Phương pháp thống kê; + Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp; + Phương pháp trao đổi, tòa đàm. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luậnvăn - Kết quả nghiên cứu sẽ làm sáng tỏ thêm cơ sở lý luận về phòng ngừa tội phạm XPSH; xác định những vấn đề có tính quy luật trong đặc điểm của tội phạm XPSH,những thiếu sót trong công tác quản lý xã hội và nguyên nhân. - Dự báo THTP XPSH trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong thời gian tới, từ đó đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm này của các cơ quan chức năng trong thời giantới. - Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm rõ thêm cơ sở lý luận về phòng chống tội phạm nói chung, tội phạm XPSH nói riêng từ thực tiễn của tỉnh Đồng Nai. - Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được nghiên cứu, sử dụng trong công tác phòng ngừa tội phạm XPSH trên địa bàn tỉnh Đồng Nai cũng như các tỉnh khác có điều kiện kinh tế-xã hội tương tự như Đồng Nai. 7. Kết cấu của luậnvăn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phần nội dung của luận văn được cấu trúc thành 3 chương, cụ thể là: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về tình hình các tội xâm phạm sở hữu. Chương 2: Tình hình các tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai từ năm 2013 đến năm 2017. Chương 3: Các giải pháp phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm sở hữu trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. 4 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TÌNH HÌNH CÁC TỘI XÂM PHẠM SỞ HỮU 1.1. Khái niệm, đặc điểm của tình hình các tội xâm phạm sở hữu 1.1.1. Khái niệm tình hình các tội xâm phạm sở hữu a) Khái niệm các tội xâm phạm sở hữu theo pháp luật hình sự Việt Nam Các tội xâm phạm sở hữu là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý và vô ý xâm phạm chế độ sở hữu tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức và cá nhân. Xâm phạm vào quyền sở hữu đối với tài sản có nghĩa là làm mất đi quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, hoặc quyền định đoạt đối với tài sản. Đối tượng tác động của nhóm tội này là tài sản, quyền sở hữu ở đây là sở hữu về tài sản. Các tội phạm cụ thể XPSH được quy định tại chương XIV BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) và chương XVI Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) Nghiên cứu về cấu thành tội phạm của các tội XPSH, có thể chỉ ra một số dấu hiệu pháp lý chung như sau: - Khách thể của các tội XPSH là các quan hệ sở hữu đối với tài sản. Nội dungcủa quan hệ sở hữu thể hiện quyền của chủ sở hữu về tài sản, bao gồm quyền chiếmhữu, sử dụng, định đoạt tài sản và được quy định trong Luật Dân sự [10, tr. 264]. Đối tượng tác động của các tội XPSH. Theo quy định tại Điều 105 BLDS năm 2015, thì tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản. Trong đó, giấy tờ có giá là giấy tờ được xác định mệnh giá và có thể lưu thông dân sự được (mua bán). Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ và quyền tài sản khác. Tài sản với tư cách là đối tượng tác động của các tội XPSH bao gồm vật, tiền và giấy tờ có giá. Trong các loại tài sản thì một số tài sản đặc biệt không phải là đối tượng của tộiXPSH mà là đối tượng của một số tội phạm khác. Ví dụ: Công trình, phương tiện giaothông vận tải, thông tin liên lạc, các loại vũ khí quân dụng… 5 - Mặt khách quan của các tội XPSH thể hiện ở các hành vi: + Hành vi chiếm đoạt tài sản: người phạm tội cố ý chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản đang thuộc truyền sở hữu của chủ thể khác thành tài sản “của minh”… Hành vi chiếm đoạt bao giờ cũng thực hiện bằng hành động tích cực, cụ thể và luôn là cố ý trực tiếp: Mong muốn biến tài sản của người khác thành tài sản của mình. + Hành vi chiếm giữ trái phép tài sản: Một hình thức thấp hơn, cũng được thể hiện bằng sự chuyển dịch tài sản từ chủ thể khác, chủ thể quản lý tài sản đã mất khả năng thực tế thực hiện quyền chiếm hữu đối với tài sản. Ở đây chủ thể phạm tội khẳng định sự mong muốn chiếm hữu tài sản không phải của mình bằng cách tỏ những thái độ định đoạt đối với tài sản kể trên. + Hành vi sử dụng trái phép tài sản: Đó là việc khai thác giá trị, giá trị sử dụng các tài sản mà không được phép, không được sự đồng ý của chủ sở hữu hoặc người có chức năng quản lý về nghiệp vụ đối với loại tài sản bị khai thác trái phép đó. + Hành vi hủy hoại, làm hư hỏng tài sản, làm mất mát, lãng phí tài sản: Đó là những hành vi được thể hiện thông qua đối tượng tác động làm mất hoàn toàn giá trị, giá trị sử dụng của tài sản (hủy hoại), làm mất giá trị từng phần có thể khôi phục được (làm hư hỏng), làm thất thoát gây thiệt hại cho chủ sở hữu… Hậu quả tài sản bị chiếm đoạt, bị hủy hoại xảy ra là dấu hiệu bắt buộc của một số cấu thành tội phạm như: trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản…. Các tội cướp tài sản, bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản, cưỡng đoạt tài sản,cướp giật tài sản là những tội phạm có cấu thành hình thức, nên dấu hiệu về mặt khách quan của các tội phạm này chỉ bao gồm một yếu tố là hành vi phạm tội mà không gồmhậu quả của tội phạm và mối quan hệ giữa hành vi phạm tội với hậu quả do tội phạm gây ra.. Về thời điểm hoàn thành của tội phạm, tùy thuộc vào từng cấu thành tội phạm cụ thể mà thời điểm hoàn thành tội phạm có thể khác nhau. - Chủ thể của tội phạm XPSH 6 Người từ đủ 16 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự là chủ thể của tấtcả các tội XPSH quy định tại các Điều từ 168 đến 180 BLHS năm 2015. Người từ đủ14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi có năng lực trách nhiệm hình sự chỉ phải chịutrách nhiệm hình sự về tội cướp tài sản, tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; về tội rấtnghiêm trọng và tội đặc biệt nghiêm trọng quy định tại: khoản 2, 3 Điều 170 (tộicưỡng đoạt tài sản; khoản 2, 3, 4 Điều 171 (tội cướp giật tài sản); khoản 3, 4 của cácĐiều 173 (tội trộm cắp tài sản), Điều 178 (tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản BLHS. Ngoài hai dấu hiệu (năng lực trách nhiệm hình sự và độ tuổi chịu trách nhiệmhình sự) nêu trên, chủ thể của tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tàisản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp còn đòi hỏi dấu hiệu đặt biệt là “Người có nhiệm vụ trực tiếp trong công tác quản lý tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổchức, doanh nghiệp”. - Mặt chủ quan của tội phạm XPSH: Về lỗi, các tội XPSH sau đây được thực hiện do lỗi cố ý như: tội cướp tài sản;tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản; tội cưỡng đoạt tài sản; tội cướp giật tài sản; tộicông nhiên chiếm đoạt tài sản; tội trộm cắp tài sản; tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; tộilạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản; tội chiếm giữ trái phép tài sản; tội sử dụng tráiphép tài sản; tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản. Chỉ có hai tội là tội thiếu trách nhiệm gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản củaNhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và tội vô ý gây thiệt hại nghiêm trọng đếntài sản là những tội phạm được thực hiện do lỗi vô ý. Về động cơ phạm tội, thì chỉ có tội sử dụng trái phép tài sản được quy định tạiĐiều 177 BLHS đòi hỏi dấu hiệu động cơ vụ lợi là dấu hiệu bắt buộc. Còn ở tội hủyhoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản quy định tại Điều 178 BLHS, dấu hiệu động cơ “vìlý do công vụ của người bị hại” được phản ánh cấu thành tăng nặng trách nhiệm hình sự. Về mục đích phạm tội, thì chỉ có các tội XPSH đươc quy định tại các Điều 168,169, 170 BLHS đòi hỏi dấu hiệu mục đích “chiếm đoạt tài sản” là yếu tố bắt 7 buộc củacấu thành tội phạm. Còn tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản quy định tại Điều178 BLHS, dấu hiệu mục đích “để che dấu tội phạm khác” được phản ánh trong cấuthành tăng nặng trách nhiệm hình sự. - Đường lối xử lý đối với các tội XPSH Các hình phạt được quy định tại Chương XVI “Các tội xâm phạm sở hữu” củaBLHS năm 2015 là cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, tù có thời hạn, tùchung thân, không có tội nào quy định hình phạt tử hình. Tội cướp tài sản trong Điều133 BLHS năm 1999 có quy định hình phạt cao nhất đến tử hình, đến nay BLHS năm2015 đã bỏ hình phạt này trong tội cướp tài sản. b) Khái niệm tình hình các tội xâm phạm sở hữu Tình hình tội phạm là đối tượng nghiên cứu cơ bản, đầu tiên của tội phạm học, “khái niệm tình hình tội phạm được hình thành bằng cách chuyển mức độ nhận thức từ sự kiện, hành vi và khái niệm tội phạm đơn nhất đến một khái niệm chung hơn, khái quát hơn, phức tạp hơn” [44, tr. 54] THTP là khái niệm đang được tranh luận, chưa thống nhất về tên khái niệm cũng như cách định nghĩa. “Tình hình tội phạm là trạng thái, xu thế vận động của (các) tội phạm (hoặc nhóm tội phạm hoặc một loại tội phạm) đã xảy ra trong một đơn vị không gian và đơn vị thời gian nhất định” [15, tr. 174] “Tình hình tội phạm là hiện tượng tâm- sinh lý- xã hội tiêu cực, vừa mang tính lịch sử và lịch sử cụ thể, vừa mang tính pháp lý hình sự với hạt nhân là tính giai cấp, được biểu hiện thông qua tổng thể các hành vi phạm tội cùng chủ thể thực hiện các hành vi đó trong một đơn vị thời gian và không gian nhất định” [6, tr. 107] “Tình hình tội phạm là toàn bộ tình hình, cơ cấu, động thái, diễn biến của các loại tội phạm hay từng loại tội phạm trong một giai đoạn nhất định xảy ra trong một lĩnh vực, một địa phương, trong phạm vi quốc gia, khu vực hoặc toàn thế giới trong khoảng thời gian nhất định” [15, tr. 171] THTP là hiện tượng xã hội, pháp lý – hình sự được thay đổi về mặt lịch sử mang tính chất giai cấp bao gồm tổng thể thống nhất (hệ thống) các tội phạm thực 8 hiện trong một xã hội (quốc gia) nhất định [42, tr.61]. Do đó, tình hình các tội XPSH là một hiện tượng tiêu cực gây nguy hiểm cho xã hội, nó là hiện tượng tiêu cực rất nghiêm trọng bởi lẽ nó gây ra thiệt hại cho các quan hệ tồn tại trong xã hội, xâm phạm đến các giá trị vật chất và tinh thần mà xã hội đã có được.Tình hình các tội XPSH là trạng thái, xu thế vận động của tội phạm XPSH đã xảy ra trong một đơn vị không gian và thời gian xác định. Tình hình các tội XPSH được phản ánh thông qua số liệu về tình hình các tội XPSH, số liệu về cơ cấu tình hình các tội XPSH, số liệu về diễn biến tình hình các tội XPSH, số liệu về hậu quả của tình hình các tội XPSH gây ra cho xã hội. Bằng các số liệu tổng hợp của tình hình các tội XPSH trong một khoảng thời gian nhất định và ở một phạm vi nhất định có thể đưa ra những đánh giá, nhận định, kết luận về mức độ nghiêm trọng hay không nghiêm trọng của tội phạm XPSH, căn cứ vào đó để đưa ra các biện pháp đấu tranh phù hợp. 1.1.2. Đặc điểm của tình hình các tội xâm phạm sở hữu. a) Tình hình các tội XPSH là hiện tượng xã hội THTP, trước hết là một hiện tượng xã hội, chứ không phải là một hiện tượng sinh vật học, vật lý, hóa học, vũ trụ học v.v…[46, tr. 55]. Tình hình tội phạm là hiện tượng xã hội bởi vì nó tồn tại, có nguồn gốc, nguyên nhân trong xã hội, phụ thuộc vào các điều kiện xã hội và phản ảnh thực trạng xã hội: Tình hình tội phạm sẽ thay đổi và mất đi cùng với sự thay đổi hiện tượng xã hội (kinh tế, chính trị, tâm lý, tư tưởng…) Tình hình các tội XPSH là hiện tượng xã hội còn bởi vì nó được hình thành từ các hành vi phạm tội của những con người cụ thể sống trong xã hội gây ra, chống lại toàn bộ xã hội hay một bộ phận xã hội, thậm chí chống lại chính bản thân người đó. Tình hình các tội XPSH luôn tác động tiêu cực đến đời sống xã hội, luôn xâm hại đến các quan hệ xã hội, phá vỡ những giá trị xã hội và làm đảo lộn trật tự xã hội. Tình hình các tội XPSH không chỉ là hiện tượng xã hội thông thường mà nó 9 còn là hiện tượng xã hội tiêu cực nguy hiểm nhất cho xã hội. Với tính cách là mặt trái của xã hội, tình hình tội phạm chính là hệ quả tất yếu của các tác động tiêu cực của các tác động tiêu cực khác trong xã hội. Tính tiêu cực nguy hiểm nhất cho xã hội của tình hình tội phạm biểu hiện ở việc nó gây ra hậu quả lớn nhất cho xã hội, xâm hại đến các giá trị vật chất và tinh thần mà xã hội có được và chính vì thế mà nó bị xã hội trừng trị một cách nghiêm khắc nhất. b) Tình hình các tội XPSH là hiện tượng pháp lý hình sự Điều 8 BLHS năm 1999 quy định: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.” Tình hình các tội XPSH là các hành vi tiêu cực, gây nguy hiểm cho xã hội, nó là hiện tượng tiêu cực rất nghiêm trọng bởi lẽ nó gây ra thiệt hại cho các quan hệ tồn tại trong xã hội, xâm phạm đến các giá trị vật chất và tinh thần mà xã hội đã có được. Hậu quả ở đây là những tác hại về mọi mặt do tình hình các tội XPSH gây ra là một trong những dấu hiệu không thể thiếu được của khái niệm THTP. Ở đây, tình hình các tội XPSH được coi như một mặt tất yếu của hiện tượng, chứ không phải là một sự kiện riêng biệt và cũng không chỉ đơn thuần là tổng cộng các thiệt hại do từng tội phạm cụ thể gây ra [42, tr. 57]. c) Tình hình các tội XPSH là hiện tượng mang tính lịch sử Theo Chủ nghĩa Mác – Lênin thì mọi hiện tượng trong xã hội và tự nhiên không phải ở trạng thái tĩnh tại, bất biến, mà thường xuyên biến đổi và thay đổi [46, tr. 55]. Do vậy, tình hình các tội XPSH với tính cách là một hiện tượng xã hội có sự thay đổi về mặt lịch sử. Kéo theo đó nên dấu hiệu, đặc điểm của tình hình các tội XPSH cũng thay đổi tùy thuộc vào sự thay đổi của hình thái kinh tế- xã hội này 10 bằng hình thái kinh tế - xã hội khác; tùy thuộc vào sự thay đổi trong một hình thái kinh tế, nhất là sự thay đổi về cơ cấu kinh tế, về cơ cấu xã hội, về cơ cấu giai cấp; tùy thuộc vào sự phát triển kinh tế - xã hội trong một quốc gia nhấtđịnh. Như vậy, tình hình các tội XPSH không phải là sự kết hợp ngẫu nhiên, là tổng số toán học các tội phạm thực hiện trong xã hội, mà là một tổng thể thống nhất biện chứng, là hệ thống các tội phạm cụ thể cấu thành nên hiện tượng đó và của các dấu hiện đặc tính của hiện tượng. Do đó, nếu có sự thay đổi của dấu hiệu, đặc điểm nào đó thì tất yếu sẽ kéo theo sự thay đổi của các dấu hiệu, đặc điểm khác của hiện tượng nói chung. Việc hiểu được các dấu hiệu (đặc điểm) của tình hình các tội XPSH trong vòng 05 năm từ năm 2013 đến 2017 giúp ta có cơ sở trong việc đề ra các biện pháp phòng chống sát thực, những biện pháp này sẽ thích ứng với từng khoảng thời gian nhất định. 1.1.3. Ýnghĩacủa việc nghiên cứu tìnhhìnhtộiphạmxâmphạm sở hữu Việc nghiên cứu tình hình các tội xâm phạm sở hữu có ý nghĩa to lớn về lý luận và thực tế như sau: THTP là nội dung cơ bản đầu tiên thuộc đối tượng của tội phạm [42, tr.6]. Đó chính là ý nghĩa quan trọng nhất và cơ bản nhất trong lý luận tội phạm học khách quan. Xét về mặt biện chứng, trong xã hội, nếu không có tội phạm, không có THTP, thì không có các khoa học pháp lý hình sự nói chung và tội phạm học. Tính quyết định luận vừa nêu của THTPnói chung còn định vị vai trò của tình hình các tội XPSH trong hệ thống các tiêu chí mà nhờ nó, tội phạm học được thừa nhận là một khoa học độc lập, tức là tội phạm học có khách thể nghiên cứu riêng . Tình hình các tội XPSH chứa đựng những thông tin cho biết về nguyên nhân và điều kiện của tội phạm, của THTP nhóm tội này. Ngày nay, nếu nghiên cứu tình hình các tội XPSH trong nhiều năm, còn là cơ sở để nhận biết tội phạm XPSH tiềm tàng, cái giữ vai trò là cơ sở trực tiếp cho việc thiết lập các biệnpháp phòng ngừa ở phương diện ngăn chặn tội phạm; 1.2. Phần hiện của tình hình các tội xâm phạm sở hữu Tình hình các tội XPSH rõ là hệ thống tổng thể các tội phạm XPSH đã xảy 11 ra, đã được phát hiện, đã xử lý và đã được đưa vào thống kê tội phạm, được khảo sát trên các nội dung: Thực trạng (mức độ), diễn biến (động thái), cơ cấu, tính chất. 1.2.1. Thực trạng (mức độ) của tình hình các tộixâm phạm sở hữu Thực trạng của THTP XPSH là số lượng các tội phạm XPSH đã được thực hiện và những người thực hiện các tội phạm này ở một địa bàn nhất định và trong khoảng thời gian nhất định [42, tr. 62]. Thực trạng của THTP XPSH là phản ánh tổng số vụ phạm tội, người phạm tội trong một khoảng không gian, thời gian xác định, nó được biểu thị bằng trị số tuyệt đối (tổng số tội phạm xảy ra) và chỉ số tương đối (tỷ số tội phạm trong dân cư nhất định. Hiện nay, các công trình nghiên cứu thường dùng số liệu thống kê của Tòa án. Việc dùng các số liệu của Tòa án có độ chính xác cao, ổn định, ít sai số. Tuy nhiên thời điểm đưa vụ án ra xét xử là thời điểm cuối trong quá trình tố tụng, do đó một lượng các vụ án đã xảy ra trên thực tế vì những lý do khác nhau đã chưa đưa ra hoặc không đưa ra xét xử (phần tội phạm ẩn) nên không có trong thống kê của Tòa án. Do vậy, số liệu chưa phản ánh được đầy đủ nhất thực trạng của THTP XPSH. Nhưng thông qua các số liệu này cho phép ta đánh giá được cơ bản thực trạng của THTP XPSH đang diễn ra trên thực tế, đồng thời phản ánh hiệu quả các biện pháp phòng ngừa cũng như hiệu quả của các cơ quan tiến hành tố tụng đối với việc xử lý tội phạm. Thực trạng (mức độ) của THTP XPSH thường được khảo sát trên các phương diện như mức độ tổng quan, mức độ nhóm, mức độ tái phạm, mức độ hành vi. Mức độ tổng quan được xác định bằng tổng số vụ án XPSH và tổng số bị cáo đã được đưa ra xét xử trong một địa bàn (đơn vị hành chính lãnh thổ) nhất định và trong một khoảng thời gian nhất định (thường tính trong một năm). Mức độ tổng quan được thể hiện qua chỉ số tội phạm và cơ số hành vi phạm tội. Chỉ số tội phạm được tính bằng tổng số vụ phạm tội trên 10.000 dân trong một năm. Như vậy chỉ số tội phạm của đơn vị lãnh thổ là: Số vụ phạm tội x 10.000 Số dân Cơ số hành vi phạm tội được tính bằng số hành vi phạm tội (số bị cáo) 12 trên10.000 dân trong một năm. Như vậy cơ số hành vi phạm tội của đơn vị lãnh thổ là: Số vụ bị cáo x 10.000 Số dân Căn cứ vào các chỉ số, bằng thực tiễn nghiên cứu người ta phân chia thành các mức độ nào là bình thường, mức độ nào là nguy hiểm, đáng báo động. Bằng cách đối chiếu với chỉ số của THTP XPSH mà ta nghiên cứu với các mức độ để đánh giá tính chất của THTP XPSH tại một đơn vị lãnh thổ, so sánh với chỉ số này của các đơn vị lãnh thổ có điều kiện xã hội tương đương để đánh giá THTP XPSH tại nơi nào nghiêm trọng hơn. Mức độ nhóm là tổng số vụ phạm tội của một nhóm tội XPSH trong tổng số vụ án đã xảy ra, được tính bằng : Số vụ của nhóm tội XPSH x 100 Tổng số vụ phạm tội Mức độ tội phạm cụ thể là tổng số vụ phạm tội của một tội phạm cụ thể trong nhóm tội XPSH trong tổng số vụ án đã xảy ra, được tính bằng : Số vụ của tội phạm cụ thể x 100 Tổng số vụ phạm tội 1.2.2. Diễn biến (động thái) của tình hình các tội XPSH Diễn biến (động thái) của tình hình các tội XPSH là sự vận động và sự thay đổi của thực trạng và cơ cấu của tình hình các tội XPSH xảy ra trong khoảng thời gian nhất định và trên một địa bàn nhất định. Tình hình các tội XPSH với tư cách là một hiện tượng xã hội nên cũng không ngừng thay đổi, vận động. Vì thế việc nắm bắt, phân tích diễn biến của tình hình các tội XPSH trong khoảng thời gian nhất định có ý nghĩa rất lớn đối với việc định hướng cho các cơ quan chuyên trách đấu tranh với tình hình các tội XPSH. Động thái của tình hình các tội XPSH được biểu thị bằng chỉ số tương đối thể hiện tỷ lệ tăng hay giảm của thực trạng tình hình các tội XPSH so với điểm mốc được xác định trong việc nghiên cứu. Động thái của tình hình các tội XPSH với tính cách là một hiện tượng pháp 13 lý -xã hội chịu sự tác động, ảnh hưởng của hai nhân tố: - Các yếu tố xã hội (thuộc về nguyên nhân điều kiện): sự phát triển kinh tế xã hội, vấn đề đô thị hóa – công nghiệp hóa, bùng nổ dân số, thất nghiệp, khoảng cách giàu nghèo gia tang, đạo đức suy thoái ... Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc nghiên cứu dự báo và xây dựng kế hoạch phòng ngừa tội phạm XPSH. - Các yếu tố về mặt pháp lý: sự thay đổi về pháp luật hình sự có liên quan đến việc mở rộng hoặc thu hẹp phạm vi trừng trị bằng hình sự đối với các hành vi nguy hiểm cho xã hội (tội phạm hóa hoặc phi tội phạm hóa). Điều quan trọng cần phân biệt là những thay đổi xã hội hiện thực hoặc những thay đổi của pháp luật hình sự về các tội XPSH có ảnh hưởng đến sự giảm đi hoặc lớn lên của tình hình các tội này theo những chỉ số thống kê đầy đủ hay không. Một mặt đánh giá được hiệu quả của việc thay đổi pháp lý, mặt khác làm rõ được nguyên nhân điều kiện động thái của tình hình các tội XPSH. 1.2.3. Cơ cấu của tình hình các tội xâm phạm sở hữu Cơ cấu của tình hình các tội XPSH là tỷ trọng và mối tương quan của các loại giá trị khác nhau trong số lượng chung của chúng trong một khoảng thời gian và địa bàn nhất định. Căn cứ mục đích nghiên cứu mà ta phân chia thành các cơ cấu khác nhau, thông thường xét trên những cơ cấu sau: - Cơ cấu của từng loại tội XPSH trong mối quan hệ với các tội XPSH Cơ cấu này được tính bằng tỷ trọng giữa tội danh XPSH cụ thể đã xảy ra với tổng số tội phạm đã xảy ra của nhóm tội XPSH. Qua đó biết được tỷ trọng từng tội XPSH cụ thể nhằm làm rõ tội nào là nổi bật nhất để tập trung tìm ra nguyên nhân điều kiện, định hướng phòng ngừa. - Cơ cấu của tình hình các tội xâm phạm sở hữu theo địa bàn phạm tội Loại cơ cấu này áp dụng rất phổ biến trong nghiên cứu THTP, nó có nhiều ý nghĩa trong việc xác định nguyên nhân điều kiện gắn với địa bàn cụ thể, sắp xếp bố trí nhân lực cho các cơ quan tiến hành tố tụng ở từng địa bàn, bố trí đội ngũ làm công tác phòng ngừa cũng như tập trung biện pháp phòng ngừa theo từng địa bàn 14 trên cơ sở tổng số tội phạm XPSH đã xảy ra. - Cơ cấu của tình hình các tội xâm phạm sở hữu theo loại hình phạt đã áp dụng Hình phạt bao gồm hình phạt chính và hình phạt bổ sung. Hình phạt chính: phạt tiền; án treo, cải tạo không giam giữ; dưới 03 năm tù; từ 03 năm đến dưới 07 năm tù; từ 07 năm đến dưới 15 năm tù; chung thân, tử hình. Hình phạt bổ sung: phạt tiền từ 05 triệu đồng đến 100 triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, phạt quản chế hoặc cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm, cấm đảm nhiệm chức vụ quản lý tài sản của nhà nước từ 01 năm đến 05 năm. Loại cơ cấu này xác định tỷ lệ áp dụng của từng loại hình phạt trong tổng số tội phạm XPSH đã xảy ra. Thường người ta chỉ đề cập đến cơ cấu hình phạt chính, tùy mục đích nghiên cứu có thể xác định cơ cấu của hình phạt bổ sung. - Cơ cấu của tình hình các tội xâm phạm sở hữu theo đặc điểm về nhân thân người phạm tội Đây là một tập hợp của nhiều cơ cấu: độ tuổi, giới tính, trình độ văn hóa, nghề nghiệp… Cơ cấu theo đặc điểm nhân thân có ý nghĩa to lớn đối với tội phạm học hiện đại, là cơ sở để áp dụng các biện pháp phòng ngừa xã hội, kiểm soát xã hội có hiệu quả trong phòng ngừa tộiphạm. - Cơ cấu của tình hình các tội xâm phạm sở hữu theo đặc điểm về công cụ, phương tiện phạm tội, thời gian phạm tội Loại cơ cấu này được áp dụng để tìm ra quy luật của loại tội XPSH cụ thể nào đó phục vụ phòng ngừa, ngăn chặn. - Cơ cấu của tình hình các tội xâm phạm sở hữu theo hình thức phạm tội Tội phạm XPSH có thể được thực hiện dưới hình thức đơn lẻ, đồng phạm hay tội phạm có tổ chức. Loại cơ cấu này nhằm xác định tỷ lệ phần trăm của từng hình thức phạm tội đó chiếm bao nhiêu trong tổng số tội phạm XPSH đã xảy ra. Đây là một loại cơ cấu có ý nghĩa trong việc xác định tính chất của tình hình các tội 15 XPSH, đặc biệt với chỉ số phần trăm của tội phạm có tổ chức. - Cơ cấu của tình hình các tội xâm phạm sở hữu theo đặc điểm mối quan hệ của nạn nhân với người phạm tội Cơ cấu này thể hiện mối quan hệ nào là điều kiện thúc đầy tội phạm XPSH xảy ra. 1.2.4. Tính chất của tình hình các tội xâm phạm sở hữu Tính chất của THTP thể hiện ở số lượng của các tội phạm nguy hiểm nhất cho xã hội, trong cơ cấu của THTP cũng như các đặc điểm nhân thân những người thực hiện tội phạm. Tính chất của THTP được làm sáng tỏ thông qua cơ cấu của nó[42, tr. 66]. Tính chất của tình hình các tội XPSH là đặc điểm về chất thể hiện ở tính nguy hiểm cho xã hội và xu thế tăng lên của nhóm tội này. Tội phạm XPSH đặc biệt nghiêm trọng, rất nghiêm trọng chiếm tỷ lệ cao trong tổng số tội phạm và ngày càng tăng lên. Ví dụ: Tội phạm cướp tài sản, cướp giật tài sản, trộm cắp tài sản với số lượng tài sản lớn chiếm tỷ trọng cao trong tổng số tội phạm xảy ra và ngày càngtăng. Hậu quả thiệt hại về vật chất, thể chất, tinh thần, uy tín…Ví dụ: Tội lạm dụng tín nhiệ chiếm đoạt tài sản gây thiệt hại rất lớn về tài sản, uy tín của nhiều người. Số lượng tăng lên của những người có đặc điểm nhân thân nhất định là người phạm tội như: người chưa thành niên, người có chức vụ, người có trình độ cao cũng phản ánh tính chất nguy hiểm của tình hình các tội XPSH. Ngoài ra tính chất nguy hiểm của cách thức phạm tội, công cụ phạm tội cũng phản ánh tính chất của tình hình các tội XPSH. Muốn đánh giá đặc điểm về chất phải thông qua đặc điểm về lượng và qua thao tác phân tích số lượng đó. Tóm lại, muốn đánh giá được tính chất của tình hình các tội XPSH phải qua số liệu và qua phân tích thực trạng, diễn biến, cơcấu. 1.3. Phần ẩn của tình hình các tội xâm phạm sở hữu 1.3.1. Các loại tình hình tội phạm ẩn 16 Hiện nay có nhiều quan điểm về tội phạm ẩn: Thứ nhất: Là một trong hai phần của THTP, tội phạm ẩn (hay phần ẩn của THTP) được tạo nên bởi tổng thể các hành vi phạm tội đã xảy ra trong thực tế, nhưng không được phát hiện, không bị xử lý theo quy định của pháp luật hình sự hoặc không có trong thống kê tội phạm[6, tr. 163]. Thứ hai: Tội phạm ẩn là số lượng tội phạm và người phạm tội đã thực hiện trên thực tế nhưng không được tường thuật với cơ quan có thẩm quyền hoặc chưa bị phát hiện (một cách chính thức), do vậy chưa bị xử lý về hình sự, chưa có trong thống kê hình sự chính thức[15, tr. 181]. Số liệu thống kê tình hình tội phạm là cơ sở thực tế khi nghiên cứu tình hình tội phạm. Qua việc phân tích số liệu thống kê THTP tìm ra nguyên nhân điều kiện của THTP và thiết kế áp dụng các biện pháp phòng ngừa. Số liệu thống kê càng sát với thực tế bao nhiêu việc nghiên cứu giải quyết THTP càng chính xác, mang lại hiệu quả bấy nhiêu. Số liệu thống kê càng sát với thực tế bao nhiêu việc nghiên cứu giải quyết THTP càng chính xác, mang lại hiệu quả bấy nhiêu. Phần ẩn của tình hình các tội XPSH được tạo nên bởi tổng thể các hành vi phạm tội đã xảy ra trên thực tế, song không được phát hiện, không bị xử lý theo quy định của pháp luật hình sự hoặc không có trong thống kê các tội XPSH. Dựa vào việc xác định chủ thể chịu trách nhiệm chính trong hoạt động đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm để phân biệt thì có tội phạm ẩn chủ quan và tội phạm ẩn khách quan. Ngoài ra do sai sót thống kê gây ra thì gọi là tội phạm ẩn thống kê, đây cũng là trường hợp của dạng ẩn khách quan [25, tr. 75]. Tội phạm ẩn khách quan là những tội phạm đã xảy ra trong thực tế, song các cơ quan chức năng không có thông tin về chúng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tội phạm ẩn khách quan chủ yếu từ phía người phạm tội, người bị hại, nguyên đơn dân sự hoặc những người khác biết sự việc xảy ra. Tội phạm ẩn khách quan luôn có tỷ lệ cũng như độ ẩn cao hơn tội phạm ẩn chủ quan và không có trong thống kê hình sự, không phải chịu bất cứ hình thức xử lý nào. Tội phạm ẩn chủ quan là những tội phạm đã xảy ra trong thực tế, có lý do ẩn 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan