Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tính đa dạng và biến động thành phần loài cá ở vùng cửa sông cổ chiên, tỉnh bến ...

Tài liệu Tính đa dạng và biến động thành phần loài cá ở vùng cửa sông cổ chiên, tỉnh bến tre

.PDF
86
129
125

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN -------------------------- Nguyễn Đức Hải TÍNH ĐA DẠNG VÀ BIẾN ĐỘNG THÀNH PHẦN LOÀI CÁ Ở VÙNG CỬA SÔNG CỔ CHIÊN, TỈNH BẾN TRE LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội – Năm 2018 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN -------------------------- Nguyễn Đức Hải TÍNH ĐA DẠNG VÀ BIẾN ĐỘNG THÀNH PHẦN LOÀI CÁ Ở VÙNG CỬA SÔNG CỔ CHIÊN, TỈNH BẾN TRE Chuyên ngành: Động vật học Mã số: 60420103 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thành Nam PGS.TS. Nguyễn Xuân Huấn Hà Nội – Năm 2018 2 LỜI CẢM ƠN Hoàn thành luận văn thạc sĩ này, trước tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Xuân Huấn và TS. Nguyễn Thành Nam đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô, cán bộ trong Bộ môn Động vật học và Bảo tồn và Phòng thí nghiệm Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Trung tâm nghiên cứu khoa học sự sống, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi tiến hành thực hiện đề tài, phân tích mẫu tại phòng thí nghiệm và cung cấp những tài liệu cần thiết giúp tôi hoàn thành luận văn của mình. Đặc biệt, tôi xin cảm ơn bố mẹ, người luôn bên cạnh động viên giúp tôi vững bước trong cuộc sống và phấn đấu trong học tập. Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các thành viên trong gia đình, bạn bè đã luôn quan tâm, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài. Trong quá trình thực hiện đề tài, do những hạn chế về kiến thức cũng như thời gian thực hiện nên không thể tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu từ các thầy cô, anh chị và các bạn để có thể hoàn thiện kết quả của nghiên cứu này và những nghiên cứu tiếp theo. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng 01 năm 2018 Học viên Nguyễn Đức Hải MỤC LỤC Trang MỤC LỤC .................................................................................................................. i DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ iii DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... iv DANH MỤC CÁC HÌNH .........................................................................................v MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................................3 1.1. Khát quát về vùng cửa sông .............................................................................3 1.1.1 Khái niệm về vùng cửa sông ......................................................................3 1.1.2. Ranh giới vùng cửa sông ...........................................................................4 1.1.3. Hệ thống cửa sông Việt Nam ....................................................................6 1.1.4. Phân loại vùng cửa sông Việt Nam ...........................................................8 1.1.5. Tài nguyên thủy sản vùng cửa sông - ven biển Việt Nam ........................9 1.2. Lịch sử nghiên cứu cá ở Việt Nam và khu vực nghiên cứu ...........................10 1.2.1. Lịch sử nghiên cứu cá ở Việt Nam .........................................................10 1.2.2. Lịch sử nghiên cứu khu hệ cá ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và tỉnh Bến Tre.......................................................................................................14 1.3. Thực trạng khai thác và những thách thức đối với nguồn lợi cá vùng cửa sông – ven biển Việt Nam .....................................................................................16 1.3.1. Thực trạng khai thác................................................................................16 1.3.2. Khó khăn và thách thức...........................................................................17 1.4. Điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu ................................17 1.4.1. Điều kiện tự nhiên ...................................................................................17 1.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre...................................................21 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................................................................................................24 2.1. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................24 2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu ......................................................................24 2.2.1. Địa điểm nghiên cứu ...............................................................................24 i 2.2.2. Thời gian nghiên cứu ..............................................................................25 2.3. Phương pháp nghiên cứu................................................................................25 2.3.1. Phương pháp thu thập, phân tích và tổng hợp tài liệu ............................25 2.3.2. Phương pháp thu mẫu thực địa ...............................................................25 2.3.3. Phương pháp nghiên cứu, định loại trong phòng thí nghiệm..................26 2.3.4. Phương pháp tính toán thống kê và xử lý dữ liệu ..................................29 2.3.5. Phương pháp xác định mức độ gần gũi về thành phần loài của khu hệ cá tại vùng nghiên cứu và một số khu vực khác ....................................................29 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..............................34 3.1. Đa dạng sinh học cá vùng cửa sông Cổ Chiên, tỉnh Bến Tre ........................34 3.1.1. Thành phần loài cá ở vùng cửa sông Cổ Chiên ......................................34 3.1.2. Cấu trúc thành phần loài cá và tính đa dạng của khu hệ cá qua các bậc phân loại ............................................................................................................47 3.1.3. Sự phân bố của cá theo các nhóm sinh thái ............................................52 3.1.4. Các loài cá có giá trị kinh tế ....................................................................56 3.1.5. Các loài cá quý hiếm, cần được bảo vệ tại khu vực nghiên cứu .............57 3.1.6. Mức độ gần gũi về thành phần loài của khu hệ cá vùng cửa sông Cổ Chiên với một số vùng cửa sông khác ..............................................................58 3.1.7. Biến động thành phần loài cá theo thời gian ...........................................59 3.2. Thực trạng nghề cá và những thách thức đối với nguồn lợi cá ở vùng cửa sông Cổ Chiên, tỉnh Bến Tre .................................................................................61 3.2.1. Khai thác thủy sản ...................................................................................61 3.2.2. Nuôi trồng thủy sản .................................................................................64 3.2.3. Dịch vụ hậu cần nghề cá .........................................................................65 3.2.3. Thuận lợi và khó khăn đối với nghề cá ...................................................65 3.2.4. Đề xuất một số biện pháp sử dụng và bảo vệ nguồn lợi cá ở vùng cửa sông Cổ Chiên, tỉnh Bến Tre .............................................................................67 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................68 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................70 PHỤ LỤC ................................................................................................................ (1) ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Nghĩa là Từ viết tắt CV Mã lực (đơn vị đo công suất máy của tàu, thuyền) ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long FAO Food and Agriculture Organization of the United Nations (Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc) IUCN International Union for Conservation of Nature and Natural Resources (Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới) KVNC Khu vực nghiên cứu NLTS Nguồn lợi thủy sản NTTS Nuôi trồng thủy sản SĐVN Sách Đỏ Việt Nam Tr.CN Trước Công nguyên TP Thành phố iii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1. Hệ thống phân loại các thuỷ vực nước lợ của Venice (1959) ....................4 Bảng 3.1. Thành phần loài cá ở vùng cửa sông Cổ Chiên, tỉnh Bến Tre ..................35 Bảng 3.2. Tính đa dạng về các bậc phân loại của 2 lớp cá .......................................47 Bảng 3.3. Cấu trúc khu hệ cá ở vùng cửa sông Cổ Chiên, tỉnh Bến Tre ..................48 Bảng 3.4. Tỷ lệ các loài trong các họ cá ở vùng cửa sông Cổ Chiên........................49 Bảng 3.5. Tỷ lệ các nhóm sinh thái của khu hệ cá ở vùng cửa sông Cổ Chiên ........52 Bảng 3.6. Các loài cá quý hiếm, cần được bảo vệ ở vùng cửa sông Cổ Chiên ........57 Bảng 3.7. So sánh khu hệ cá ở vùng cửa sông Cổ Chiên với một số khu vực khác .58 Bảng 3.8. Biến động thành phần loài cá ở vùng cửa sông Cổ Chiên giai đoạn 2011 2015 ...........................................................................................................................60 Bảng 3.9. Số lượng tàu cá đã đăng ký, thống kê theo công suất của tỉnh Bến Tre tính đến năm 2014 ............................................................................................................62 Bảng 3.10. Số lượng tàu cá đã đăng ký, thống kê theo nghề của tỉnh Bến Tre tính đến hết năm 2014 ......................................................................................................63 Bảng 3.11. Thành phần sản lượng theo nhóm hải sản tính trên địa bàn huyện năm 2014 ...........................................................................................................................64 Bảng 3.12. Diện tích và sản lượng nuôi trồng thủy sản tỉnh Bến Tre qua các năm..64 iv DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 2.1. Khu vực nghiên cứu ở vùng cửa sông Cổ Chiên ......................................24 Hình 2.2. Các thuật ngữ chuyên môn và chỉ tiêu hình thái chính dùng trong định loại cá Mang tấm (cá Sụn) dạng cá Đuối ..................................................................30 Hình 2.3. Các thuật ngữ chuyên môn và chỉ tiêu hình thái chính dùng trong định loại cá Vây tia (cá Xương) ........................................................................................31 Hình 2.4. Các loại vẩy và cách tính vẩy, các kiểu miệng, vị trí các xương hàm và các kiểu răng dùng trong định loại cá Vây tia (cá Xương) .......................................32 Hình 2.5. Các đặc điểm cấu tạo, hình dạng của mang, bóng bơi, tia vây, đuôi và vây đuôi dùng trong định loại cá Vây tia (cá Xương) .....................................................33 Hình 3.1. Biểu đồ số lượng họ và loài của các bộ cá ở cửa sông Cổ Chiên .............48 Hình 3.2. Biểu đồ tỷ lệ % bậc loài của 11 bộ cá ở vùng cửa sông Cổ Chiên ...........52 Hình 3.3. Biểu đồ tỷ lệ % các nhóm sinh thái của khu hệ cá ở vùng cửa sông Cổ Chiên ........................................................................................................................53 Hình 3.4. Biểu đồ tỷ lệ % các nhóm cá phân bố theo môi trường sống ...................55 v MỞ ĐẦU Việt Nam là quốc gia nằm tiếp giáp Biển Đông, có đường bờ biển dài trên 3260 km chạy qua nhiều vùng địa lý tự nhiên khác nhau. Cùng với đó, hệ thống sông ngòi phát triển, có nhiều hệ thống sông lớn từ Bắc tới Nam, phần lớn đều đổ ra biển với hơn 100 cửa sông lớn nhỏ, trung bình cứ khoảng 20 km lại có một cửa sông. Mỗi cửa sông lại có những đặc tính riêng, từ đó hình thành nhiều hệ sinh thái và sinh cảnh đặc trưng, tạo nên sự đa dạng sinh học cho vùng cửa sông - ven biển, mang lại nhiều nguồn lợi về thực vật, động vật đặc biệt là nguồn lợi cá, đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp đối với các tỉnh ven biển. Từ trước đến nay, các hoạt động đánh bắt thủy hải sản diễn ra chủ yếu trong phạm vi của vùng cửa sông ven biển. Tuy nhiên, nguồn lợi ấy đang có xu hướng suy giảm nghiêm trọng do khai thác quá mức và thiếu quy hoạch. Cùng với đó, sự phát triển kinh tế và gia tăng dân số cũng là những mối đe dọa lớn, ảnh hưởng đến sự cân bằng sinh thái tự nhiên tại những khu vực này, đặt ra cho ngành thủy sản nhiều thách thức để có thể vừa khai thác hợp lý, đồng thời phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản. Vùng cửa sông Cổ Chiên thuộc lưu vực sông Mêkông (sông Cửu Long). Hệ sinh thái ở đây có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực ven biển nói chung và của tỉnh Bến Tre nói riêng. Tại đây, đã có những nghiên cứu về khu hệ cá nhưng nhìn chung còn riêng lẻ, chủ yếu tập trung vào các loài cá ven biển mà chưa nghiên cứu về cá cửa sông. Vì vậy, để góp phần đánh giá tính đa dạng, sự biến động về thành phần loài cá, hiện trạng khai thác, đánh bắt phục vụ cho khai thác hợp lý nguồn thủy sản nói chung và cá nói riêng ở vùng cửa sông Cổ Chiên, tỉnh Bến Tre, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu “Tính đa dạng và biến động thành phần loài cá ở vùng cửa sông Cổ Chiên, tỉnh Bến Tre” nhằm mục đích: 1. Xác định thành phần loài và đánh giá tính đa dạng của khu hệ cá vùng cửa sông Cổ Chiên, tỉnh Bến Tre. 2. Đánh giá sự biến động của khu hệ cá vùng cửa sông Chiên, tỉnh Bến Tre 1 giai đoạn 2011 – 2015 từ đó đề xuất một số biện pháp khai thác hợp lý, bền vững nguồn lợi cá tại khu vực nghiên cứu. 2 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. KHÁT QUÁT VỀ VÙNG CỬA SÔNG 1.1.1 Khái niệm về vùng cửa sông Có nhiều định nghĩa khác nhau được dùng để diễn tả một cửa sông ven biển. Theo quan điểm của các nhà địa mạo, cửa sông là cửa của một con sông mà ở đó đang có quá trình sụt lún kiến tạo không được đền bù hoặc là một thung lũng sông bị chìm ngập do mực nước biển dâng lên, thường có dạng hình phễu. Trong các từ điển, cửa sông được giải thích là “cửa các con sông lớn có thủy triều” (từ điển Oxford) hoặc “một vùng gần bờ được khống chế bởi nước biển khi triều cao, một vùng biển được tạo thành bởi cửa một con sông” (từ điển Larouse) [26]. Theo quan điểm của các nhà địa mạo thì: “Cửa sông là cửa của một con sông mà ở đó đang có quá trình sụt lún kiến tạo không được đền bù hoặc một thung lũng sông bị chìm ngập do mực nước biển nâng lên, chúng thường có dạng hình phễu” [26]. Theo quan điểm động lực, năm 1967, D.W. Pritchard đưa ra định nghĩa: “Cửa sông là một thủy vực ven bờ nửa khép kín, liên hệ trực tiếp với biển và ở trong đó, nước biển hòa trộn có mức độ với nước ngọt đổ ra từ các dòng lục địa”. Trong định nghĩa này đã đề cập tới các đặc trưng vốn có của vùng cửa sông như sự pha trộn giữa nước biển và nước ngọt, sự biến động của các nhân tố môi trường gây ra bởi các yếu tố động lực, đồng thời phân biệt được với các hồ nước mặn thường có độ muối ổn định theo thời gian. Tuy nhiên, quan điểm này vẫn chưa đề cập đến tác động của thủy triều, các hệ cửa sông mù (Blind estuary) và các cửa sông quá mặn (Hyperhaline) bị loại trừ [26]. Do đó, J.H. Day (1981) đã bổ sung và đề xuất một định nghĩa có nội dung rộng hơn: “Cửa sông là thủy vực ven bờ nửa khép kín về mặt không gian, liên hệ trực tiếp với biển một cách thường xuyên hay theo chu kỳ, trong đó độ muối biến đổi do sự hòa trộn có mức độ của nước biển với nước ngọt đổ ra từ các dòng lục 3 địa” [26]. Để xác định rõ tác động của thủy triều, đồng thời vẫn đề cập đến sự pha trộn giữa nước biển và nước ngọt, năm 1980, R.W. Fairbridge cũng đã đưa ra định nghĩa: “Một cửa sông là một nhánh của biển đi vào một dòng sông đến nơi mà mực nước cao nhất của thủy triều còn vươn tới, thường được chia thành 3 phần khác nhau: a) phần biển hay phần cửa sông thấp, nối liền với biển khơi; b) phần cửa sông trung, nơi diễn ra sự pha trộn chính của nước biển và nước ngọt; và c) phần cửa sông cao, chi phối bởi nước ngọt nhưng còn tác động của thủy triều. Giới hạn giữa 3 phần này không cố định và biến động theo lượng nước ngọt đổ ra từ sông” [29, 39]. 1.1.2. Ranh giới vùng cửa sông Vùng cửa sông ven biển được coi là vùng nước lợ, có độ mặn dao động trong khoảng rất rộng, từ 0,5 - 32 ‰. Theo sự phân loại các thuỷ vực được đưa ra tại Diễn đàn Venice năm 1959, dựa trên độ mặn, ta có các thủy vực ở bảng 1.1. Bảng 1.1. Hệ thống phân loại các thuỷ vực nước lợ của Venice (1959) [27] TT Độ muối (o/ooNaCl) Các dạng thủy vực 1 Hyperhaline Quá mặn > 40 2 Euhaline Nước mặn 40 – 30 3 Mixohaline: Nước lợ: - Euhaline - Giáp ranh - Polyhaline - Nước lợ mặn 30 – 18 - Mesohaline - Nước lợ chính thức 18 – 5 - Oligohaline - Nước lợ nhạt 5 – 0,5 Limnetic Nước ngọt 4 (40) 30 – 0,5 > 30 nhưng < nước biển kế cận < 0,5 Vùng cửa sông cũng là nơi tranh chấp mãnh liệt giữa đất liền và biển, ở đó luôn xảy ra hai quá trình trái ngược nhau là bồi tụ và bào mòn. Hai quá trình này 4 xảy ra phụ thuộc vào các yếu tố động lực của dòng sông, dòng biển (sóng, thủy triều, hải lưu) và các quá trình địa chất. Tại đây có sự chuyển đổi tính chất của nước từ nước ngọt sang nước mặn. Vùng cửa sông cũng là cái bẫy, bẫy các chất dinh dưỡng từ lục địa, biển, bản thân nó cũng tạo nên nguồn thức ăn to lớn. Đây cũng là nơi tập trung của các chất gây ô nhiễm từ nhiều nguồn. Do phân hóa cao về các điều kiện địa lý - khí hậu, thủy văn,… vùng cửa sông có mức độ đa dạng sinh học cao, mặc dù số lượng thực tế của các loài sinh vật không nhiều. Phân bố trong vùng cửa sông là những loài sinh vật rộng sinh cảnh, đặc biệt là loài rộng muối và rộng nhiệt. Những loài này trong quá trình thích nghi với điều kiện môi trường đầy biến động đã tạo nên những quần xã ổn định để tồn tại và phát triển hưng thịnh, làm xuất hiện ở đây một hệ sản xuất có năng suất sinh học rất cao so với hàng loạt hệ sinh thái khác [26]. Với sự dao động lớn của các thông số đặc trưng, vùng cửa sông được chia ra thành 5 phần khác nhau, không chỉ khác nhau về độ muối, đặc điểm cấu tạo nền đáy, tính chất và tốc độ dòng chảy mà còn tồn tại ở đó các nhóm sinh vật với những đặc tính sinh thái khác nhau (McLusky, 1974) [41]: - Phần đầu của vùng cửa sông - nơi nước ngọt đổ vào với sự xâm nhập của nước mặn, độ muối cao nhất lên đến 5‰ nhưng ưu thế vẫn là dòng nước ngọt. Một số loài sinh vật nước ngọt có thể xâm nhập xuống kiếm ăn, nhất là khi nước ròng. - Phần trên của vùng cửa sông - tốc độ dòng giảm đi đáng kể do ở đó có sự hòa trộn giữa nước ngọt và nước mặn, nền đáy phủ bùn, độ muối biến đổi từ 5 đến 18‰. Đây cũng là nơi xâm nhập của nhiều loài sinh vật biển rộng muối đi vào kiếm ăn và sinh sản. - Phần giữa vùng cửa sông - đáy phủ bùn với một vài nơi là cát, dòng chảy mạnh lên, độ muối dao động trong khoảng 18-25‰. - Phần thấp của vùng cửa sông - đáy được phủ bởi cát, một vài nơi là bùn. Dòng chảy mạnh hơn, độ muối 25-30 (32)‰. Đây cũng là giới hạn thấp đối với những loài sinh vật biển hẹp muối có thể xâm nhập vào kiếm ăn hay sinh sản. - Phần chuyển tiếp - phần tận cùng chuyển từ chế độ cửa sông sang vùng 5 biển ven bờ. Đáy được phủ bởi cát sạch hoặc đá, dòng triều mạnh, độ muối cao gần với độ muối của vùng biển ven bờ, trên 30‰ hoặc có thể lên đến 32‰. Ranh giới của vùng cửa sông rất thay đổi, do khối nước toàn vùng dịch chuyển tuỳ thuộc vào lượng nước của dòng sông và hoạt động của thuỷ triều. Trong mùa nước kiệt, giới hạn trên của vùng cửa sông tiến sâu vào đất liền, còn giới hạn dưới ôm sát lấy các cửa sông. Trong mùa lũ, lưỡi nước ngọt xâm nhập xa ra biển. Chính sự tương tác sông - biển này đã đem đến hàng loạt hậu quả sinh thái như sự xâm nhập nước mặn vào hạ lưu, tạo ra cửa ngõ cho sự di nhập của các loài sinh vật biển vào nước ngọt và sinh vật nước ngọt ra biển, cũng như gây ra quá trình bồi tụ - bào mòn, sắp xếp lại các trầm tích ở vùng cửa sông ven biển,... Về phần đáy, ranh giới ngoài của vùng cửa sông chính là nơi diễn ra quá trình lắng đọng các vật liệu bào mòn do dòng sông đem ra và tuy ranh giới đó không thể tiến xa hơn ra biển so với lưỡi nước ngọt ở tầng mặt, nhưng có thể vượt khỏi độ sâu 15m. Như vậy, vùng cửa sông là nơi chuyển tiếp sông - biển thuộc đới biển ven bờ (coastal zone), nơi tương tác mãnh liệt của lục địa - đại dương, một trong 4 vùng tiếp xúc lớn nhất của hành tinh: Lục địa - đại dương (land - ocean), khí quyển - thủy quyển (atmosphere - hydrosphere), vùng tiếp xúc nước - đáy (pelago-benthos) và cuối cùng là đất ngập nước (Wetland), nơi chuyển tiếp từ nơi đất cao xuống nơi nước sâu ở vùng ven biển đến độ sâu 6m dưới mức triều kiệt [26]. 1.1.3. Hệ thống cửa sông Việt Nam Với đường bờ biển dài và hệ thống sông ngòi dày đặc đổ ra biển, vùng cửa sông Việt Nam trải ra dọc bờ biển từ 8030’ đến 21030’ vĩ độ Bắc và quanh các đảo, tạo nên vùng nước lợ rộng lớn, liên hệ với hàng loạt các hệ thống sông lớn nhỏ. Phần lớn các hệ thống sông đổ ra biển theo hướng Tây Bắc - Đông Nam với mật độ khoảng 15 - 20 km/cửa sông, trừ một số sông ở vùng Đông Bắc như Bằng Giang – Kỳ Cùng chảy sang Trung Quốc, các sông ở phía Tây Trường Sơn đổ vào sông Mê Kông. Hầu hết các sông là sông nhỏ, chiếm 90%, chỉ có 9 hệ thống sông lớn với diện tích lưu vực trên 10.000km2 như hệ thống sông Bằng Giang – Kỳ Cùng, sông Hồng, sông Thái Bình, sông Mã, sông Cả, sông Thu Bồn, sông Ba, sông Đồng Nai, 6 sông Cửu Long. Trong đó, hai hệ thống sông lớn nhất nước ta là hệ thống sông Hồng - Thái Bình và hệ thống sông Cửu Long [26]. Các cửa sông ở nước ta có tuổi 2000 - 3000 năm, có lịch sử hình thành và phát triển gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của bờ biển, sự tương tác của dòng sông và dòng biển, hoạt động tương tác của các quần xã sinh vật, bao gồm cả các hoạt động của con người. Hệ thống cửa sông Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa với sự phân hóa sâu sắc theo mùa trong năm: Mùa gió Đông Bắc và mùa gió Tây Nam. Tuy nhiên, do đặc điểm địa hình, ảnh hưởng của các giải áp thấp nhiệt đới và bão, hoạt động của các hoàn lưu khí quyển mà mỗi vùng có những nét riêng. Bên cạnh đó, hoạt động tương tác sông - biển cũng kéo theo những hệ quả đối với vùng cửa sông. Hệ thống sông nước ta hoạt động theo mùa, liên quan tới chế độ mưa của toàn lưu vực. Mùa lũ các sông ở Bắc Bộ kéo dài từ tháng 6 - 10. Ở thời kỳ này, lượng dòng chảy chiếm 75 - 90% tổng lượng nước và 90% tổng lượng bùn cát cả năm, vùng cửa sông được mở rộng. Ngược lại, trong những tháng còn lại, lượng dòng chảy thấp, vùng cửa sông bị thu hẹp, thủy triều đưa nước biển xâm nhập sâu vào lục địa theo các triền sông. Hệ thống sông miền Trung ngắn và dốc ở phía thượng lưu, còn ở hạ lưu chảy trên dải đồng bằng hẹp, khá bằng phẳng. Ở khu vực này, mùa lũ thường kéo dài từ tháng 9 - 12, lượng dòng chảy chiếm 50 - 70% tổng lượng nước cả năm. Vào mùa kiệt, vùng cửa sông và hạ lưu sông thuộc duyên hải miền Trung thường bị mặn hóa. Nhiều đoạn thấp của sông ít nước, các thung lũng sông khô cạn, trên nhiều đoạn nước chỉ tồn tại ở dòng chảy gốc, cùng với sự tương tác của các dòng sông và dòng biển đã tạo nên các đầm phá với độ mặn có thể cao tới 25 - 29 ‰. Ở Nam Bộ, động lực chính tạo nên vùng nước lợ và mở rộng châu thổ ra biển là hệ thống sông Cửu Long, đây là hệ thống sông lớn thứ 14 của thế giới với chiều dài 4.350km, lưu lượng nước trung bình 11.000m3/s, diện tích lưu vực là 795.000km2. Ở nước ta, lượng dòng chảy của sông Cửu Long đạt 550.109 m3 nước và cung cấp 75 - 100 triệu tấn bùn cát mỗi năm. Mùa lũ kéo dài từ tháng 7 - 11, lượng dòng chảy chiếm 60 - 65% tổng lượng nước cả năm làm cho toàn bộ vùng bờ biển ven bờ bị ngọt 7 hóa, đỉnh lũ xuất hiện vào tháng 9 hoặc tháng 10. Trong mùa kiệt, lưu lượng sông rất thấp, vùng cửa sông bị thu hẹp vào sát bờ, nước mặn theo thủy triều tràn vào các cửa sông rộng, xâm nhập rất sâu vào đất liền, nhất là từ nửa cuối tháng 3 đến trung tuần tháng 4, 50% diện tích đất đai châu thổ (1,7 ~ 2 triệu ha) bị mặn hóa [26]. 1.1.4. Phân loại vùng cửa sông Việt Nam Do lịch sử hình thành, cấu trúc địa chất, đặc điểm địa mạo, lực tương tác sông - biển khác nhau và tồn tại trong các điều kiện khí hậu không giống nhau nên các hệ cửa sông nước ta có các dạng cơ bản: - Các cửa sông châu thổ như hệ cửa sông Hồng và sông Cửu Long. - Các cửa sông hình phễu và vụng cửa sông mà điển hình là cửa các con sông ở vùng Hải Phòng - Quảng Yên và cửa sông Soài Rạp. Một số cửa sông ở miền Trung cũng thuộc nhóm này nhưng không điển hình như cửa Thuận An (sông Hương) và Cửa Đại (sông Thu Bồn – Vu Gia). Ngoài ra, ở vùng cửa sông ven biển Việt Nam còn có các đầm phá ở miền Trung, điển hình là phá Tam Giang - Cầu Hai, đầm Trà Ổ, đầm Ô Loan và các vũng, vịnh nông ven bờ như đầm Thị Nại, đầm Nha Phu,... Tuy nhiên, tại các vịnh nông ven bờ kế cận với các cửa sông, nước ngọt đổ ra từ các sông, suối cũng dần mất tính chất riêng của chúng do sự hòa trộn với khối nước mặn, nên nói chung, dạng thủy vực này không hoàn toàn là một cửa sông điển hình mà trong đó chỉ xuất hiện “chế độ cửa sông” một cách tạm thời, liên quan với sự tồn tại của lũ thuộc các dòng sông hay lượng nước ngọt trong các trận giông tố bất thường, rồi sau đó nhanh chóng mất đi do hoạt động ưu thế của các quá trình biển [26, 37]. Ở nước ta, những dạng này chính là các vũng vịnh nông ven biển, như Bái Tử long, Hạ Long, đầm Lăng Cô, vịnh Đà Nẵng, vịnh Quy Nhơn, vịnh Nha Trang. Đối với hệ thống đầm phá ven biển miền Trung, chủ yếu chứa nước mặn, độ muối biến động với biên độ lớn. Vào mùa mưa, các đầm phá như những hồ chứa, nước hầu như bị ngọt hoàn toàn, độ muối xuống đến 0 ÷ 2-5‰; vào mùa khô, các dòng sông trong vùng đều cạn kiệt, nước từ biển xâm nhập vào và bị bốc hơi làm đầm trở nên mặn hơn, độ muối thường cao 15 ÷ 25-29‰. Ở những nơi mùa khô kéo dài, độ ẩm thấp, độ muối 8 có xu hướng tăng lên đến mức quá mặn (39-41‰) như đầm Ô Loan (Phú Yên), trong khi đó, do hoạt động của con người (xây đập, ngăn sông) có đầm đã biến đổi thành một đầm nước ngọt thực sự như đầm Trà Ổ, tỉnh Bình Định [26]. 1.1.5. Tài nguyên thủy sản vùng cửa sông - ven biển Việt Nam Trong phạm vi vùng cửa sông, phần nước và thềm lục địa có diện tích lớn hơn so với phần đất nổi, do đó nguồn lợi thủy sản đóng vai trò quyết định của tổng thể nền kinh tế ven bờ nói riêng và kinh tế biển nói chung. Các hệ sinh thái cửa sông là khu vực có nguồn dinh dưỡng dồi dào, môi trường thuận lợi cho phép các loài rộng sinh cảnh phát triển đông về số lượng, đồng thời là nơi nuôi dưỡng ấu trùng, là bãi đẻ của nhiều loài sinh vật. Do đó, hệ sinh thái cửa sông là một trong những nơi có năng suất sinh học cao hơn so với các hệ sinh thái khác. Trong vùng xuất hiện hàng loạt nơi sống đặc trưng và là địa bàn tồn tại và phát triển của các quần xã sinh vật, thích nghi với điều kiện nước lợ, chủ yếu có nguồn gốc biển. Chúng cũng là kho lưu trữ nguồn gen phong phú cho biển. Trong khai thác nguồn lợi thủy sản, khai thác nguồn lợi cá chiếm tỷ trọng lớn. Hiện nay, nghề cá nước ta chủ yếu dựa vào việc đánh bắt các loài cá cửa sông và nước nông ven bờ, chiếm 80 - 90% tổng sản lượng [26]. Cá ở các cửa sông là đối tượng được nhiều nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu. Nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến khu hệ cá đã được công bố. Khu hệ cá cửa sông dọc bờ biển nước ta được tổng hợp và công bố lần đầu gồm 580 loài thuộc 110 họ của 25 bộ cá. Hiện nay, sau khi bổ sung và chỉnh sửa, sắp xếp lại, số lượng loài cá cửa sông là 615 loài thuộc 120 họ của 29 bộ cá. Trong đó có 6 bộ cá sụn (11 họ, 26 loài) và 23 bộ cá xương và còn trên 50 loài chưa xác định được tên khoa học (còn ở dạng sp.) nên số lượng cá cửa sông sẽ còn tăng hơn nữa. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, cá của từng cửa sông riêng biệt không đa dạng so với vùng biển kế cận và số lượng loài dao động từ 70 - 230 loài [25]. Thành phần các loài cá trong mỗi bộ cũng khác nhau, trong đó, chiếm ưu thế là bộ cá Vược (53 họ, 339 loài) chiếm 44,17%. Về bậc họ, các bộ tiếp theo là Anguilliformes, Scorpaeniformes, Pleuronectiformes,… Về bậc loài, tiếp theo là 9 Clupeiformes, Pleuronectiformes, Anguilliformes,… Các bộ chỉ có 1 họ và 1 loài không nhiều, gồm Lamniformes, Albuliformes, Gonorhynchiformes,... Những họ giàu loài nhất là họ cá Bống (Gobiidae), họ cá Nục (Carangidae), họ cá Đù (Sciaenidae),… Những họ đóng vai trò quan trọng cho nghề cá cửa sông là Megalopidae, Clupeidae, Engraulidae, Synodontidae, Ariidae, Mugilidae, Polynemidae,… Phần lớn các loài thuộc các họ trên thường xuyên có mặt trong vùng, một số loài xuất hiện theo chu kỳ khi xâm nhập vào cửa sông để sinh sản hoặc kiếm ăn. Một số loài thuộc các họ như Exocoetidae, Sphyraenidae, Chaetodontidae, Pomacentridae, Labridae, Sparidae,… xuất hiện với tần xuất thấp vào những khoảng thời gian nhất định trong năm. Chúng có thể thuộc các loài cá khơi, cá rạn san hô hoặc ở đáy sâu. Khu hệ cá cửa sông nước ta là khu hệ cá biển nhiệt đới, bao gồm những loài thuộc biển kế cận, có khả năng chịu sự biến đổi của môi trường, đặc biệt là các loài rộng muối và rộng nhiệt và nằm trong thành phần các loài động vật thuộc tổng vùng nhiệt đới Ấn Độ - Tây Thái Bình Dương. Càng xuống phía Nam, tính chất nhiệt đới trong khu hệ cá ở mỗi cửa sông càng bộc lộ rõ nét. Ngoài ra, trong thành phần loài cá cũng có mặt một số loài cá nước ngọt hoặc biển ấm ôn đới [26]. Hiện nay, nghề cá vẫn chưa khai thác hết tiềm năng nguồn lợi thủy sản nói chung và nguồn lợi cá nói riêng trên thềm lục địa. Ngư trường khai thác hải sản của nước ta chủ yếu tập trung trong vùng nước cửa sông. Bên cạnh đó, lượng phương tiện đánh bắt ven bờ ngày một gia tăng, cường độ đánh bắt quá mức khiến các vùng cửa sông chịu áp lực nặng nề và dẫn tới khả năng bị suy kiệt cao [3, 26]. 1.2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU CÁ Ở VIỆT NAM VÀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU 1.2.1. Lịch sử nghiên cứu cá ở Việt Nam Ngoài các nghiên cứu lớn ở thềm lục địa, chủ yếu tại các nơi có độ sâu trên 20 - 30 mét nước, ở Việt Nam còn nhiều cuộc điều tra khảo sát trong các khu vực cửa sông ven biển, nơi có độ sâu dưới 20 - 30m nước vào bờ, bao gồm các cửa 10 sông, đầm phá cũng như các hệ sinh thái đặc thù khác (rừng ngập mặn, bãi bồi, các đai cỏ biển, các rạn san hô gần bở hay quanh các hải đảo thềm lục địa). Những nghiên cứu này cũng xuất hiện trong các đề tài thuộc các chương trình biển hay các đề tài độc lập của các trường đại học, các Viện, Trung tâm nghiên cứu và các cơ sở khoa học địa phương liên quan đến biển. So với các khu vực trên thế giới, ở Việt Nam sự phát triển của ngư loại học diễn ra muộn hơn. Lịch sử nghiên cứu cá của nước ta diễn ra qua các thời kì, gắn liền với lịch sử đấu tranh, giải phòng dân tộc, có thể chia thành các giai đoạn: * Giai đoạn trước cách mạng tháng 8: - Thời kỳ phong kiến (trước năm 1854) Thời kỳ này chưa có các nghiên cứu về cá. Những hiểu biết về đời sống của các loài cá, nghề khai thác và chế biến cá, nghề nuôi cá, làm nước mắm,… được ghi chép trong cuốn “Sử học và kinh tế học thời phong kiến” [25]. - Thời kỳ Pháp thuộc (từ năm 1855 - 1945) Trong thời kỳ này, các công trình nghiên cứu đều do các tác giả người nước ngoài như Anh. Mỹ, Trung Quốc,… tiến hành và hiểu biết về cá đã mang tính chất khoa học. Năm 1881, H. E. Sauvage công bố cuốn “Nghiên cứu về khu hệ cá Châu Á và mô tả một số loài mới ở Đông Dương”, gồm 139 loài cá chung cho toàn Đông Dương và mô tả 2 loài mới ở miền Bắc nước ta. Năm 1929, G. Tirant đã mô tả 70 loài cá nước ngọt sông Hương, trong đó có 5 loài mới mà ông đã thu thập mẫu từ năm 1883, P. Chevey và J. Lemasson (1937) đã công bố công trình “Góp phần nghiên cứu các loài cá nước ngọt miền Bắc Việt Nam” gồm 98 loài, 17 họ, có thể xem đây là công trình nghiên cứu đầy đủ nhất về cá của thời kỳ này,… Nhìn chung, trước năm 1945 những nghiên cứu được tiến hành trong phạm vi rộng trên thềm lục địa Biển Đông và các biển kế cận đều do các tác giả nước ngoài thực hiện, nội dung nghiên cứu về hình thái phân loại, khu hệ, phân bố địa lý, giải phẫu, sinh thái địa lý và hóa sinh của các loài cá. Các nghiên cứu về thủy sinh vật và nghề cá cũng được coi trọng nhằm tạo cơ sở cho việc đánh giá tài nguyên, phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa [35]. 11 * Giai đoạn sau cách mạng tháng 8/1945 đến nay Sau Cách mạng tháng Tám, đặc biệt là sau khi miền Bắc được giải phóng, các hoạt động nghiên cứu khoa học được chuyển dần sang các nhà khoa học trong nước [35]. - Thời kỳ từ 1945 - 1954 Do ảnh hưởng của chiến tranh, công tác nghiên cứu gần như bị ngưng trệ, chỉ có một số công trình nghiên cứu về khu hệ cá với quy mô nhỏ [35]. - Thời kỳ 1954 - 1975 Trong thời kỳ này, đã xuất hiện nhiều hơn các công trình nghiên cứu ngư loại học, có sự tham gia ngày càng nhiều các tác giả người Việt Nam với các nghiên cứu chung và cụ thể cho từng vùng với nhiều hướng nghiên cứu khác nhau như phân loại học, khu hệ, sinh học, sinh thái và sinh lý. Nguồn lợi cá được tiến hành điều tra ở hầu hết các vùng sinh thái Đông Bắc, Tây Bắc, Bắc Trung Bộ,… Các công trình nghiên cứu có thể kể đến: - Đào Văn Tiến và Mai Đình Yên (1958) Nghiên cứu sơ bộ khu hệ cá sông Bôi gồm 44 loài. - “Sơ bộ thống kê một số loài cá kinh tế vịnh Bắc Bộ” của Bùi Đình Chung (1964). - “Khu hệ cá vịnh Bắc Bộ” - L.I. Besednow (1971) [35]. - “Danh mục cá biển và cá nước ngọt miền Nam Việt Nam” do J.J. Orsi tổng kết (1974). Đây là kết quả của cuộc khảo sát do Viện Hải dương học Nha Trang họp tác với Viện Hải dương Scripts California, Sở nghề cá và hải quân Thái Lan thực hiện [6]. Các công trình nghiên cứu của Viện nghiên cứu biển Hải Phòng: Điều tra thành phần các loài thực vật nổi và động vật nổi ở vùng cửa sông thuộc hệ thống sông Hồng gồm cửa Ba Lạt, cửa Ninh Cơ và cửa Đáy (Nguyễn Văn Chung và nnk., 1973; Trương Ngọc An và Hàn Ngọc Lương, 1980; Nguyễn Văn Khôi và Dương Thị Thơm, 1980); Nghiên cứu về thành phần các loài cá ở ven biển 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan