Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tìm hiểu về thiết bị mie 8 02 ip to dvbt...

Tài liệu Tìm hiểu về thiết bị mie 8 02 ip to dvbt

.DOC
55
1
80

Mô tả:

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA TP. HỒ CHÍ MINH KHOA ĐIỆN-ĐIỆN TỬ BỘ MÔN VIỄN THÔNG BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN MẠNG VIỄN THÔNG TÌM HIỂU VỀ THIẾT BỊ MIE 8-02 IP TO DVBT Giáo viên hướng dẫn: Thầy ĐINH QUỐC HÙNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2021 3 Phân công công việc: 4 Table of Contents 1 CHƯƠNG 1. DVB-T & IP.........................................................................5 1.1 CHUẨN TRUYỀN DẪN DVB (DIGITAL VIDEO BROADCASTING):..................................5 1.2 TRUYỀN HÌNH GIAO THỨC INTERNET (IP).....................................................................6 2 CHƯƠNG 2. GIỚI THIỆU VỀ SẢN PHẨM...........................................6 2.1 MÔ TẢ TỔNG QUAN.......................................................................................................6 2.2 GIỚI HẠN THIẾT BỊ CUNG CẤP (SCOPE OF DELIVERY)...................................................9 2.3 PHỤ KIỆN CÓ SẴN (AVAILABLE ACCESSORIES)............................................................9 2.4 HIỂN THỊ VÀ KẾT NỐI..................................................................................................10 2.5 VÍ DỤ..........................................................................................................................12 2.6 SMARTPORTAL.........................................................................................................13 CHƯƠNG 3. LẮP ĐẶT VÀ CÀI ĐẶT (MOUNTING AND INSTALLATION)......15 3.1 LẮP VÀO GIÁ ĐỠ 19INCH..............................................................................................15 3.2 NỐI ĐẤT ĐẲNG THẾ (EQUIPOTENTIAL BONDING).........................................................15 3.3 CẤP ĐIỆN......................................................................................................................17 3.4 ĐẦU VÀO IPTV............................................................................................................17 3.5 ĐẦU VÀO IPTV DỰ PHÒNG..........................................................................................18 3.6 ĐẦU RA RF..................................................................................................................19 3.7 DỰ PHÒNG CHO THIẾT BỊ (VỚI MIS 1-11)....................................................................20 3.8 KẾT NỐI VỚI CAS SERVER (VỚI MKS 1-02)................................................................21 3 CHƯƠNG 4. THÔNG SỐ KỸ THUẬT.................................................24 4 CHƯƠNG 5. CẤU HÌNH........................................................................26 4.1 ĐĂNG NHẬP VÀ ĐĂNG XUẤT:......................................................................................27 4.2 TRANG CHỦ GIAO DIỆN:..............................................................................................28 4.2.1 Đầu vào Input:.....................................................................................28 4.2.2 Đầu ra output:......................................................................................28 4.2.3 Dự phòng thiết bị:...............................................................................29 4.3 INITIALIZATION: PHASE 1..........................................................................................29 4.3.1 Các luồng đầu vào:..............................................................................29 4.3.2 Thêm 1 hoặc nhiều luồng:...................................................................30 4.3.3 Gán các luồng truyền tải đầu vào trực tiếp cho một bộ điều chế:........31 5 4.4 INITIALIZATION: PHASE 2..........................................................................................31 4.4.1 Lựa chọn chương trình:.......................................................................32 4.4.2 LCN (Logical Channel Numbering):...................................................32 4.4.3 Thay đổi tên chương trình:..................................................................33 4.4.4 PID Filtering.......................................................................................33 4.4.5 Ánh xạ lại PID:...................................................................................34 4.4.6 Nhân bản một chương trình:................................................................36 4.4.7 Cố định phiên bản NIT hoặc thêm các bộ mô tả do người dùng xác định vào NIT: 37 4.4.8 Các phiên bản SDT:............................................................................39 4.4.9 Nâng cấp OTA (add non-referenced PIDs):........................................40 4.4.10 Cài đặt các Options cho TDT và TOT..............................................41 4.5 INITIALIZATION: PHASE 3..........................................................................................43 4.5.1 Cấu hình bộ điều chế:..........................................................................43 4.5.2 Fill level:.............................................................................................45 4.5.3 Selected Programmes:.........................................................................46 4.6 BẢO TRÌ:....................................................................................................................46 4.6.1 Cập nhật phần mềm:............................................................................47 4.6.2 Thay đổi địa chỉ IP:.............................................................................47 Các tùy chọn mạng được cấu hình trong mục menu MAINTENANCE> SYSTEM OPTIONS..............................................................................................................47 4.6.3 Dự phòng của cổng đầu vào:...............................................................48 4.6.4 Đổi mật khẩu:........................................................................................1 4.6.5 Rebooting:.............................................................................................2 4.6.6 Erasing service data:.............................................................................2 4.6.7 Save initialization data:.........................................................................2 4.6.8 Upload initialization data:.....................................................................3 4.6.9 Truy cập vào SMARTPortal:................................................................3 4.6.10 SNMP (Simple Network Management Protocol)...............................4 4.7 LICENCES FOR SOFTWARE EXTENSIONS:......................................................................5 4.7.1 Purchase licenses:..................................................................................5 6 4.8 CAS SIMULCRYPT (WITH MKS 1-02):.........................................................................5 5 Tài liệu tham khảo:.......................................................................................6 7 Tìm hiểu về thiết bị IP to DVBT MIE 8-02 1 Chương 1. DVB-T & IP 1.1 Chuẩn truyền dẫn DVB (Digital Video Broadcasting):  Chuẩn Truyền Dẫn DVB Digital Video Broadcasting (DVB) là một tập hợp các tiêu chuẩn để xác định kỹ thuật số phát sóng bằng cách sử dụng vệ tinh hiện có, cáp, và cơ sở hạ tầng trên mặt đất. Trong đầu những năm 1990, đài truyền hình châu Âu, các nhà sản xuất thiết bị tiêu dùng, và các cơ quan quản lý đã thành lập Tập đoàn Phát động châu Âu (ELG) để thảo luận về giới thiệu truyền hình kỹ thuật số (DTV) trên toàn châu Âu. ELG nhận ra rằng tôn trọng lẫn nhau và niềm tin đã được thiết lập giữa các thành viên sau này trở thành dự án DVB. Ngày nay, Dự án DVB bao gồm hơn 220 tổ chức tại hơn 29 quốc gia trên toàn thế giới. DVB-tuân thủ kỹ thuật số phát sóng và các thiết bị phổ biến rộng rãi và được phân biệt bởi logo DVB. Nhiều dịch vụ phát sóng DVB có sẵn trong châu Âu, Bắc và Nam Mỹ, châu Phi, châu Á, và Úc. Các truyền hình kỹ thuật số hạn đôi khi được dùng như một từ đồng nghĩa với DVB. Tuy nhiên, Hệ thống Truyền hình Uỷ ban tiêu chuẩn (ATSC) là tiêu chuẩn phát sóng kỹ thuật số được sử dụng ở Mỹ 8  Truyền dẫn Video Kỹ thuật số ( DVB) sử dụng điều chế ghép kênh phân chia theo tần số trực giao (OFDM) được mã hóa và hỗ trợ truyền phân cấp. Tiêu chuẩn này đã được áp dụng ở Châu Âu, Châu Phi, Châu Á và Úc, với tổng số khoảng 60 quốc gia. Tại Việt Nam, tiêu chuẩn DVB được lựa chọn cho các hạ tầng phát sóng truyền hình mặt đất (DVB-T2), truyền hình vệ tinh (DVB-S/S2) và truyền hình cáp (DVB-C). 1.2 Truyền hình giao thức Internet (IP)  Là một hệ thống dịch vụ truyền hình kỹ thuật số được phát đi nhờ vào giao thức Internet thông qua một hạ tầng mạng, mà hạ tầng mạng này có thể bao gồm việc truyền thông qua một kết nối băng thông rộng. Một định nghĩa chung của IPTV là truyền hình, nhưng thay vì qua hình thức phát hình vô tuyến hay truyền hình cáp thì lại được truyền phát hình đến người xem thông qua các công nghệ sử dụng cho các mạng máy tính.  Đối với những hộ sử dụng, IPTV thường được cung cấp cùng với video theo yêu cầu và có thể được gộp chung với các dịch vụ Internet như truy cập web và VoIP. Sự kết hợp thương mại của IPTV, VoIP và truy cập Internet được xem như là một dịch vụ "Triple Play" (có thể gọi là trò chơi gồm ba thành phần, hay Tam giác) (nếu thêm tính di động thì sẽ được gọi là "Quadruple Play"). IPTV tiêu biểu được cung cấp bởi nhà cung cấp dịch vụ sử dụng hạ tầng mạng gần kề. Phương pháp mạng gần kề này đang cạnh tranh với việc phát sóng nội dung TV trên Internet công cộng, được gọi là Truyền hình Internet. Trong thương mại, IPTV có thể được dùng để phát nội dung truyền hình thông qua mạng nội bộ LANs hợp tác. Với khách hàng đầu cuối, IPTV thường cung cấp dịch vụ VoD (Video on Demand) và có thể kết hợp với các dịch vụ Internet như truy cập web và VoIP. 9 2 Chương 2. GIỚI THIỆU VỀ SẢN PHẨM 2.1 Mô tả tổng quan Thiết bị Điều Chế Số Tín Hiệu IP Sang DVB-T là thiết bị dùng trong các hệ thống truyền hình kỹ thuật số (Digital television). Trong đó, chúng ta cần biết tới ở đây rằng DVB-T là một Chuẩn Quốc tế dùng trong lĩnh vực Truyền hình kỹ thuật số mặt đất. Nó là viết tắt của từ Digital Video Broadcasting – Terrestrial (Truyền hình kỹ thuật số - Mặt đất). DVB-T nằm trong một chuẩn rộng hơn là chuẩn DVB, trong đó có những chuẩn nhỏ khác để dùng trong các lĩnh vực truyền hình khác nhau như: DVB-S (truyền hình vệ tinh), DVB-C (truyền hình Cáp) hay DVB-H (truyền hình di động). Chuẩn DVB-T là một chuẩn Quốc tế rất thông dụng, thậm chí có thể nói là thông dụng nhất trên thế giới. Chuẩn DVB-T được ban hành bởi Viện Tiêu chuẩn Viễn thông châu Âu (European Telecommunications Standards Institute – ETSI) nhưng được áp dụng rộng rãi trên thế giới. Ví dụ, ta có thể thấy dưới đây chuẩn DVB-T (màu xanh dương) được hầu hết các nước ở châu Á, châu Âu, châu Phi và châu Đại Dương sử dụng. Hình 1: Bản đồ các chuẩn truyền hình kỹ thuật số trên thế giới. 10 Hình 2: Bản đồ vùng phủ sóng DVB-T2 toàn quốc Để phục vụ cho việc điều chế tín hiệu sang chuẩn DVB-T, một dòng thiết bị Module Điều Chế Số Tín Hiệu IP Sang DVB-T gọi là MIE đã được hãng AXING của Thụy Sĩ tạo ra. Trên thực tế, hầu hết các thiết bị này ngày nay đã được nâng cấp để điều chế lên chuẩn DVB-T2, là chuẩn thế hệ thứ 2 được nâng cấp của Chuẩn DVB-T. Về cơ bản, dòng MIE có 4 chủng loại khác nhau tùy theo yêu cầu sử dụng, là MIE 4-02; MIE 8-02; MIE 4-02/48 và MIE 8-02/48. Các chủng loại này có chung những thiết kế sau đây: - 2 đầu vào IPTV dự phòng (Mbps) trên mỗi module. - Bộ chuyển đổi SPTS / MPTS sang DVB-T2 (SPTS/MPTS là các Luồng vận chuyển chương trình đơn/đa kênh) - Bộ ghép kênh Remux | Crossmultiplex - Bộ lọc PID / bộ ánh xạ PID - Cấu hình dựa trên web - Thích hợp cho AXING SMARTPortal (SMARTPortal là phần mềm hỗ trợ khách hàng được hãng AXING tạo ra) - Hỗ trợ SNMP (SNMP là các giao thức để kiểm tra/quản lý các thiết bị mạng) - Có thể định cấu hình dự phòng thiết bị 11 - Hai bộ cấp nguồn dự phòng Bên cạnh đó, mỗi loại ở trên có những thiết kế riêng biệt với các loại khác. Ở đây thiết bị chúng ta nói tới là Module MIE 8-02: - Có 2 module hỗ trợ SPTS và MPTS - 2 × 512 luồng đầu vào điều chế thành 2 x 4 kênh đầu ra DVB-T2. - Nguồn điện cấp: 100 đến 240 VAC Trong khi đó, thiết bị MIE 4-02: - Có 1 module, hỗ trợ SPTS và MPTS - 512 đầu vào điều chế thành 4 kênh đầu ra DVB-T2. - Nguồn điện cấp 100 đến 240 VAC. Còn với các loại thiết bị MIE 4-02/48 và MIE 8-02/48, các tính năng cơ bản giống với các loại trên nhưng nguồn điện cấp chỉ cần 36 tới 60 VDC (không cần nguồn xoay chiều) 2.2 Giới hạn thiết bị cung cấp (Scope of delivery) - 2 dây nguồn AC (chỉ dành cho MIE 4-02 và MIE 8-02) - 2.3 1 bộ chuyển đổi IP sang DVB-T2 1 bộ Hướng dẫn sử dụng nhanh Phụ kiện có sẵn (Available Accessories)  MIM 4-02: là module mở rộng cho thiết bị MIE 4-02 hoặc MIE 4-02/48 để mở rộng thành 2×512 luồng đầu vào và 2x4 kênh đầu ra DVB-T2 (nghĩa là tương tự MIE 8-02 và MIE 8-02/48).  MIS 1-11: là phần mềm mở rộng để dự phòng cho thiết bị MIE.Cung cấp khả năng thay thế một thiết bị bằng một thiết bị khác, ví dụ như trong trường hợp một thiết bị bị hư hỏng thất bại. 12  MKS 1-02: Phần mềm mở rộng cho CASimulcrypt, cung cấp khả năng mã hóa các chương trình. Ở đây CASimulcrypt là một giao thức riêng do Châu Âu phát hành, không cần quá quan tâm ở đây. 2.4 Hiển thị và kết nối Hình 3: Sơ đồ mặt trước thiết bị Mỗi thiết bị MIE 8-02 gồm 2 module. Mỗi mô-đun có một đầu vào IPTV, một đầu ra RF. Giao diện cấu hình các Module như nhau. Có 4 đèn LED thể hiện trạng thái đầu ra. Vị trí các LED như trên hình, thứ tự từ 1 đến 4, từ trái sang phải. Các LED sáng/tắt đồng loạt để thể hiện trạng thái thiết bị: - Khi bộ điều chế đã chứa đầy dữ liệu nhưng chưa đến mức quá tải, đèn LED sáng màu xanh lá cây (sáng liên tục) - Nếu bộ điều chế chưa đầy dữ liệu, các LED sẽ nhấp nháy đèn xanh lá cây. - Nếu bộ điều chế quá tải, đèn LED sẽ sáng màu đỏ. - Khi tắt thiết bị, đèn led tắt. 13 Hình 4: Sơ đồ kết nối mặt sau thiết bị MIE 8-02 Các kết nối đầu vào nằm ở mặt sau thiết bị. Ở thiết bị MIE 8-02 có 2 phần kết nối riêng biệt tương ứng với mỗi Module trong số 2 Module. Có một kết nối đẳng thế (equipotential bonding connection) ngoài cùng bên trái. Mục đích của bộ phận này là để đảm bảo An toàn điện, chống điện giật khi sử dụng thiết bị bằng các Đẳng thế điện áp ở vỏ thiết bị với mặt đất. Tiếp theo về bên phải, có 2 đơn vị cung cấp điện dự phòng (redundant power supply units) 2 module tiếp theo có cấu tạo giống nhau. Ở ngoài cùng mỗi module có một giao diện CAS interfaces dưới hình thức một lỗ cắm dây cáp. Ổ cắm cáp này là đầu vào dự phòng cho IPTV. Còn đầu vào chính của IPTV nằm ở ổ cắm cáp thứ 2, cũng là một giao diện CAS. Ổ cắm cáp thứ 3, cũng là ổ cắm cuối cuối là Giao diện Cấu hình (configuration interfaces) Ngoài ra, ở giữa các ổ cắm cáp là 2 đầu ra. Đầu ra thứ nhất là test port để kiểm tra trạng thái hoạt động của thiết bị có tốt hay không. Đầu ra thứ 2 là đầu ra Vô tuyến (RF output), là bộ phận quan trọng để lấy dữ liệu ra của thiết bị điều chế MIE 8-02. 14 2.5 Ví dụ Ở đây hướng dẫn cách kết nối thiết bị MIE 8-02 với các thiết bị khác Hình 5: Quy ước các màu dây Quy ước màu dây trong sơ đồ kết nối Các màu dây được quy ước như sau: - Màu xanh lam: dây IPTV - Màu xanh lam đứt đoạn: dây IPTV dự phòng - Đường đứt đoạn: dây dùng cho kết nối giao diện CAS/Giám sát/Cấu hình - Dây đen: Potentialausgleich – tiếng Đức nghĩa là dây nối đất - Dây xanh nhạt: Koax – cáp đồng trục - Dây xanh nhạt đứt đoạn: cáp đồng trục dự phòng - Dây vàng: Fibre – sợi quang 15 Sơ đồ kết nối ví dụ của MIE 4-02 Trên sơ đồ, chúng ta có thể thấy ngay cả module MIE cũng cần có một module dự phòng (backup) hoạt động bên cạnh module chính (Primary). Cả hai thiết bị đều có hai nguồn IPTV dự phòng. Một nguồn được kết nối với đầu vào IPTV và một nguồn được kết nối với giao diện CAS. Trong trường hợp kết nối Giao diện CAS, việc kết nối được thực hiện thông qua giao diện điều khiển. 2.6 SMARTPortal SMARTPortal là một giao thức được tạo ra ở châu Âu để phục vụ cho việc kết nối các thiết bị của khách hàng một cách thông minh, tiện lợi nhất. Hãng AXING có SMARTPortal của mình. AXING SMARTPortal kết nối mỗi thiết bị của hãng AXING với một cổng thông tin dựa trên lữu trữ đám mây và do đó cung cấp quyền truy cập vào các thiết bị trên toàn thế giới. Kết nối được lưu bằng mật khẩu. 16 Hình 6: Kết nối các thiết bị qua SMARTPortal của AXING Với tiện ích của AXING’s SMARTPortal, các cấu hình tiêu chuẩn cho thiết bị, hoặc việc Automatic cập nhật phần mềm luôn được đảm bảo thống nhất. Ngoài ra, theo yêu cầu của khách hàng qua hệ thống SMARTPortal, AXING có thể cung cấp sự hỗ trợ cần thiết kịp thời. SMARTPortal cũng gửi thông báo lỗi nếu có của thiết bị đến một địa chỉ e-mail đã được định trước trong cấu hình. Điều này làm cho việc giám sát các thiết bị của AXING trở nên đơn giản và an toàn. Thông báo lỗi xảy ra trong các trường hợp sau, ví dụ: - Nguồn điện bị lỗi - Nhiệt độ bộ xử lý> 90 ° C Nhiệt độ luồng gió> 50 ° C - Nhiệt độ nguồn điện> 85 ° C - Dòng điện đầu vào bị rò rỉ - Tràn bộ điều chế - Mức đầu ra RF không theo cài đặt 17 Chương 3. LẮP ĐẶT VÀ CÀI ĐẶT (Mounting and Installation) 3.1 Lắp vào giá đỡ 19inch Hình 7: Khay đỡ 19 inch Hình 8: Lắp thiết bị lên khay đỡ 19 inch.  Khi lắp đặt thiết bị lên giá đỡ 19inch, cần đảm bảo khoảng cách ít nhất 5cm (2 inch) trước và sau thiết bị.  Cần trượt thiết bị vào giá 19 ", vặn thiết bị bằng bốn vít.  Việc lắp đặt thiết bị cần tuân thủ các quy định an toàn được xác định bởi tiêu chuẩn EN 60728-11 của Châu Âu. 3.2 Nối đất đẳng thế (Equipotential bonding)  Thiết bị phải được kết nối qua bộ phận nối đất đẳng thế theo Chuẩn EN 6072811. Vị trí bộ phận nối đất được thể hiện trong hình vẽ phần 1.  Khuyến cáo sử dụng bộ nối đất QEW (QEW earthing angles) hoặc khối nối đất CFA (CFA earth connection blocks) 18 Hình 9: Bộ nối đất QWE và CFA 19 3.3 Cấp điện Hình 10: Bộ nguồn đầu vào Thiết bị được cấp nguồn điện qua lỗ cắm 3 chân mặt sau mỗi module. Ở mỗi lỗ cắm, có 1 đèn LED xanh báo trạng thái nguồn điện. LED sẽ xanh lá cây nếu điện áp ổn đinh, ngược lại khi áp không an toàn sẽ sáng đỏ. Trong trường hợp có sự cố, chuông báo động cũng sẽ kêu. Để tắt báo động, có một nút đỏ để bấm, hoặc bạn có thể rút nguồn điện cung cấp cho thiết bị. Với các dòng MIE 4-02/MIE 8-02, phải kết nối cả lỗ cắm 3 chân bằng cáp với nguồn điện 230VAC. Còn đối với các dòng MIE 4-02 /48 và MIE 8-02/48, các đầu nối đầu vào của nguồn điện là sẽ không phải dây cáp mà là vít 2 con vít M4. Quan trọng ở đây là đảm bảo kết nối các đầu nối DC với nguồn điện 36 tới 60 VDC. Đặc biệt chú ý đảm bảo cực tính chính xác và sử dụng tiết diện dây dẫn phù hợp. 3.4 Đầu vào IPTV - Thiết bị MIE 8-02 gồm 2 module A và B. Mỗi module có giao diện IPTV riêng. - Địa chỉ IPTV mặc định của mô-đun A: 192.168.0.146 - Địa chỉ IPTV mặc định của mô-đun B: 192.168.0.149 - Mặt nạ mạng con (subnet mask): 255.255.255.0 20 - Sản phẩm loại MIE 4-02 chỉ có 1 module A. Trong trường hợp đó, Module mở rộng MIM 4-02 được sử dụng và sẽ có địa chỉ IPTV. - Địa chỉ IPTV mặc định của mô-đun mở rộng MIM 4-02: 192.168.0.149 (nghĩa là giống Module B của MIE 8-02) - Mặt nạ mạng con: 255.255.255.0 Cần chú ý rằng đầu vào IPTV với bộ chuyển mạch Ethernet phải được kết nối với nguồn IPTV. Sử dụng cáp Ethernet Class 5/6 với các đầu nối RJ-45. Hình 11: Các loại đầu nối RJ-45 3.5 Đầu vào IPTV dự phòng Giao diện CAS có thể được sử dụng như một đầu vào IPTV dự phòng. Nếu không có thêm luồng truyền tải đầu vào nào ở đầu vào IPTV (có thể do nghẽn), MIE sẽ chuyển sang đầu vào dự phòng này. MIE sau đó sẽ nhận được các luồng truyền tải đến từ giao diện này. 21 Hình 12: Sơ đồ nối dây Khi định cấu hình lúc bảo trì, người dùng sẽ quyết định việc giao diện CAS có thể được sử dụng làm đầu vào IPTV dự phòng hay không, cũng như thời gian chuyển mạch bao lâu. Khi các luồng truyền tải đầu vào lại xuất hiện ở đầu vào IPTV (nghĩa là đã hết nghẽn), MIE sẽ Automatic chuyển sang hoạt động tại đầu vào IPTV trở lại. Việc chuyển đổi trở lại này thường mất hơn một phút. 3.6 Đầu ra RF - Mỗi mô-đun của MIE có đầu ra RF riêng. - Kết nối đầu ra (RF OUT) của thiết bị với mạng phân phối DVB-T/T2 đã thiết lập. Cần sử dụng cáp đồng trục được bảo vệ cao với đầu nối F (F connector). Hình 13: F-connector
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan