Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tìm hiểu về sự phát triển kinh tế nông thôn ở tỉnh an giang...

Tài liệu Tìm hiểu về sự phát triển kinh tế nông thôn ở tỉnh an giang

.PDF
55
1
77

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ  LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP Tên đề tài:TÌM HIỂU VỀ SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN Ở TỈNH AN GIANG GVHD:ThS.GVC. TRẦN THANH QUANG SINH VIÊN THỰC HIỆN NGUYỄN THỊ LOAN MSSV:6075706 Cần Thơ, 12/2010 LỜI CẢM ƠN Luận văn là một học phần quan trọng nó có tính chất quyết định đối với kết quả tốt nghiệp của sinh viên, và cũng là một công trình nghiên cứu khoa học mà sinh viên sẽ tiến hành, do dó đòi hỏi người viết phải dành nhiều thời gian,công sức cho việc nghiên cứu về đề tài mà mình đã chọn. Để hoàn thành tốt luận văn của mình tôi đã vượt qua rất nhiều khó khăn vất vả.Bên cạnh đó tôi còn được nhờ sự giúp đỡ của thầy cô khoa khoa học chính trị. Qua đây tôi xin gởi lời cám ơn chân thành đến quý thầy cô khoa khoa học chính trị, thư viện khoa khoa học chính trị, thư viện trường đại học Cần Thơ, Sở nông nghiệp An Giang, Cục thống kế tỉnh An Giang,và đặc biệt là thầy Trần Thanh Quang thầy đã nhiệt tình và tận tâm giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu của mình. Chân thành cám ơn ! Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Loan MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU: 1. Lý do chọn đề tài……………………………………………………………….1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu……………………………………………..2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……………………………………………...2 4. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………………….2 5. Kết cấu luận văn………………………………………………………………..2 PHẦN NÔI DUNG : Chương 1: KINH TẾ NÔNG THÔN VÀ ĐẶC ĐIỂM VAI TRÒ CỦA KINH TẾ NÔNG THÔN…………………………………………………………………….3 1.1.Một số vấn đề lý luận về kinh tế nông thôn………………………………….3 1.1.1.Khái niệm về kinh tế nông thôn ở nước ta…...…………………………..3 1.1.2.Đặc điểm và vai trò của kinh tế nông thôn ở nước ta……………………..3 1.2.Quan điểm của Đảng ta về kinh tế nông thôn………………………………...7 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở TỈNH AN GIANG ……………………………………………………………………………………12 2.1.Khái quát về tỉnh An Giang………………………………………………......12 2.2.Thực trạng phát triển kinh tế nông thôn ở tỉnh An Giang……………………15 2.2.1..Tình hình phát triển kinh tế ở tỉnh An Giang……………………………15 2.2.2.Những thành tựu và hạn chế của kinh tế nông thôn ở tỉnh An Giang ……………………………………………………………………………………23 Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN Ở TỈNH AN GIAN…………………………………………………….....31 3.1.Mục tiêu và phương hướng phát triển kinh tế nông thôn ở tỉnh An Giang …………………………………………………………………………………....31 3.2.Những giải pháp phát triển kinh tế nông thôn ở tỉnh An Giang ……………………………………………………………………………………35 PHẦN KẾT LUẬN………………………………………………………………48 TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………..50 Luận văn tốt nghiệp PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Nước Việt Nam chúng ta là một nước có nền nông nghiệp kém phát triển.Với việc thúc đẩy nhịp độ tăng trưởng kinh tế chung của cả nước trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đó là con đường duy nhất để giải phóng lực lượng sản xuất, giải phóng nông dân, nông thôn ra khỏi tình trạng lạc hậu, và cũng là quy luật chung của sự phát triển kinh tế -xã hội. Ở nước ta, Đảng và nhà nước luôn coi phát triển toàn diện kinh tế-xã hội nông thôn là vấn đề có tính chiến lược. Hiện nay, nền nông nghiệp cả nước nói chung và nền nông nghiệp An Giang nói riêng đã và đang chuyển mạnh từ nền sản xuất nhỏ , tự cung tự cấp theo phương thức truyền thống sang phát triển một nền nông nghiệp bền vững với trình độ khoa học công nghệ cao. Đây là một trong những chuyển biến có ý nghĩa hết sức quan trọng và sâu sắc, làm thay đổi tính chất và các mối quan hệ cơ bản trong nông nghiệp, nông thôn, đồng thời tạo ra động lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế nông thôn. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, để có thể thâm nhập và đứng vững trên thị trường trong nước, khu vực và quốc tế, kinh tế nông thôn cả nước nói chung và An Giang nói riêng cần được quan tâm đúng mức về nhịp độ tăng trưởng. Có thể nói chất lượng, năng suất và số lượng hàng hóa nông nghiệp là một trong những vấn đề cấp thiết trong chiến lược phát triền một mô hình kinh tế nông thôn An Giang bền vững. Chính vì thế, phương hướng và giải pháp để nâng cao chất lượng và số lượng hàng hóa của mô hình kinh tế nông thôn là vấn đề quan trọng cần được quan tâm và thực hiện triệt để trong giai đoạn phát triển kinh tế thời kỳ 2010- 2020.Cũng chính xuất phát từ sự cấp thiết của vấn đề này mà tôi đã chọn đề tài: “Tìm hiểu về phát triển kinh tế nông thôn ở tỉnh An Giang ” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình. GVHD : ThS.GVC.Trần Thanh Quang 1 SVTH: Nguyễn Thị Loan Luận văn tốt nghiệp 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: - Mục đích:Góp phần làm nên những thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế nông thôn ở tỉnh An Giang. - Nhiệm vụ : + Làm nên những khái niệm, đặc điểm, vai trò của kinh tế nông thôn. + Làm nên những thực trạng phát triển kinh tế nông thôn ở tỉnh An Giang. + Xác định mục đích và giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển kinh tế nông thôn ở tỉnh An Giang. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Tìm hiểu về sự phát triển kinh tế nông thôn ở tỉnh An Giang. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Sự phát triển kinh tế nông thông ở tỉnh An Giang trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa -hiện đại hóa đất nước. ( từ năm 2010 đến nay). 4. Phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu chủ yếu mà tôi đã sử dụng trong đề tài này là dựa vào việc sưu tầm những tài liệu có liên quan đến quá trình phát triển kinh tế nông thôn ở An Giang, trên cơ sở đọc tham khảo, sau đó dùng một số phương pháp như chứng minh, so sánh, tổng hợp, phân tích,...Đồng thời cũng có tham khảo một số tư liệu thông qua các trang Web như: Google,angiang.gov.vn,… 5. Kết cấu luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm có 3 chương, 6 tiết. Chương một: Kinh tế nông thôn và đặc điểm, vai trò của kinh tế nông thôn. Chương hai: Thực trạng phát triển kinh tế nông thôn ở tỉnh An Giang. Chương ba: Mục tiêu và giải pháp phát triển kinh tế nông thôn ở tỉnh An Giang. GVHD : ThS.GVC.Trần Thanh Quang 2 SVTH: Nguyễn Thị Loan Luận văn tốt nghiệp PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG MỘT: KINH TẾ NÔNG THÔN VÀ ĐẶC ĐIỂM, VAI TRÒ CỦA KINH TẾ NÔNG THÔN. 1.1. MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ KINH TẾ NÔNG THÔN. 1.1.1. Khái niệm kinh tế nông thôn: Nông nghiệp theo nghĩa hẹp là ngành sản xuất ra của cải vật chất mà con người phải dựa vào quy luật sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi để tạo ra sản phẩm như lương thực, thực phẩm,…để thõa mãn các nhu cầu của mình. Nông nghiệp theo nghĩa rộng còn bao hàm cả lâm nghiệp, ngư nghiệp. Như vậy, nông nghiệp là ngành sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên. Nông nghiệp cũng là ngành sản xuất có năng suất lao động thấp, vì đây là ngành sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào tự nhiên, là ngành sản xuất mà việc ứng ụng tiến bộ khoa họccông nghệ gặp rất nhiều khó khăn. Ngoài ra sản xuất nông nghiệp ở các nước kém phát triển thường gắn liền với phương pháp canh tác, lề thói, tập quán đã có từng hàng ngàn năm. Ở những nước nghèo, nông nghiệp thường chiếm tỷ trọng rất lớn trong GDP và đại bộ phận lao động xã hội làm việc trong nông nghiệp. Nông thôn là khái niệm dùng để chỉ phần lãnh thổ của một nước hay của một đơn vị hành chính mà ở đó sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, dân cư chủ yếu làm nông nghiệp. Kinh tế nông thôn là một khu vực của nền kinh tế gắn liền với địa bàn nông thôn. Nó là một phức hợp những nhân tố cấu thành của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong nông –lâm- ngư nghiệp, cùng với các ngành tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến và phục vụ nông nghiêp, các ngành thương nghiệp và dịch vụ,…tất cả có quan hệ hữu cơ với nhau trong kinh tế vùng và lãnh thỗ và trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.[8] 1.1.2. Đặc điểm và vai trò của kinh tế nông thôn: 1.1.2.1. Đặc điểm của kinh tế nông: Kinh tế nông thôn có nội dung rất rộng, bao gồm các ngành, lĩnh vực và các thành phần kinh tế có quan hệ và tác động lẫn nhau. GVHD : ThS.GVC.Trần Thanh Quang 3 SVTH: Nguyễn Thị Loan Luận văn tốt nghiệp Cơ cầu ngành kinh tế nông thôn Nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp bảo đảm nhu cầu về lương thực ,thực phẩm cho xã hội, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước. Công nghiệp gắn với nông, lâm, ngư nghiệp, trước hết là công nghiệp chế biến, công nghiệp phục vụ cho nông nghiệp và các ngành tiểu thủ công nghiệp khác sản xuất các hàng hóa không có nguồn nguyên liệu từ nông nghiệp phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Các loại hình dịch vụ và thương nghiệp, tín dụng, khoa học và công nghệ, tư vấn,...cùng với các cơ sở hạ tầng ở nông thôn (điện, đường , trường, trạm,...). Đó là những bộ phận hợp thành của kinh tế nông thôn và sự phát triển của chúng là biểu hiện trình độ phát triển của kinh tế nông thôn. Cơ cấu thành phần kinh tế nông thôn - Kinh tế nhà nước trong lĩnh vực nông nghiệp là thành phần kinh tế đóng vai trò chủ đạo trong kinh tế nông thôn. Bộ phận tiêu biểu của thành phần kinh tế này là các nông -lâm trường quốc doanh, các trạm, trại kỹ thuật nông nghiệp và các cơ sở hạ tầng ở nông thôn.Trong quá trình phát triển, thành phần kinh tế này được mở rộng ra toàn bộ các ngành nghề cơ ngân hàng, dịch vụ kinh tế và khoa học,...Trong đó, nhiều cơ sở của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế nông thôn chỉ là một bộ phận đại diện của kinh tế nhà nước như chi nhánh ngân hàng, cửa hàng thương hiệu, trạm kỹ thuật,...nhưng lại gắn bó hữu cơ với kinh tế nông thôn từng vùng như là bộ phận cấu thành bên trong của nó. - Kinh tế tập thể sẽ trở nên đa dạng hơn, không những trong nông nghiệp mà cả trong công nghiệp, thương nghiệp, tín dụng,…Các hình thức kinh tế này sẽ phát triển từ thấp đến cao, hoàn chỉnh nhất là các hợp tác xã kiểu mới, tiến lên liên hiệp các hợp tác xã kinh doanh nhiều ngành nghề .Kinh tế tập thể thể là con đường tất yếu để nông dân và cư dân nông thôn đi lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, và cùng với kinh tế nhà nước trong nông thôn hợp thành nền tảng của nền kinh tế nông thôn theo định hướng xã hội chủ nghĩa. - Kinh tế hộ gia đình chưa tham gia hợp tác xã thuộc thành phần kinh tế cá thể hoặc tiểu chủ: Hộ gia đình và hợp tác xã được tổ chức theo chính sách và Luật hợp tác xã là GVHD : ThS.GVC.Trần Thanh Quang 4 SVTH: Nguyễn Thị Loan Luận văn tốt nghiệp đơn vị cơ bản trong kinh tế nông nghiệp. Với tính chất là hộ gia đình xã viên hợp tác xã, hộ gia đình đó còn là hình thức trung gian chuyển tiếp từ thành phần kinh tế cá thể sang kinh tế tập thể.Với kinh tế nông thôn, thành phần kinh tế cá thể hoặc tiểu chủ được mở rộng ra các ngành kinh tế khác ngoài nông nghiệp: tiểu chủ kinh doanh công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ,... - Kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế tư bản nhà nước tiếp tục tồn tại và phát triển trong nhiều ngành nghề và dịch ở nông thôn.Tuy nhiên, sự phát triển của kinh tế nông thôn theo định hướng xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải tìm ra những hình thức kinh tế thích hợp để từng bước đưa thành phần kinh tế tư bản tư nhân đi vào con đường kinh tế tư bản nhà nước để tiến lên chủ nghĩa xã hội. Về trình độ công nghệ kinh tế nông thôn: Đây là sự tổng hợp, kết hợp có căn cứ khoa học nhiều trình độ và quy mô nhất định: Từ công nghệ truyền thống nói chung còn lạc hậu cho đến công nghệ nửa hiện đại và hiện đại, nhiều quy mô, trong đó quy mô nhỏ và vừa là thích hợp nhất. Về cơ cấu xã hội -giai cấp: Quá trình phát triển kinh tế nông thôn là quá trình phát triển phân công lao động xã hội, chuyển đổi và đa dạng hóa ngành nghề sản xuất và dịch vụ ở nông thôn. Quá trình đó cũng dẫn đến sự biến đổi cơ cấu kinh tế xã hội -giai cấp và làm thay đổi quan trọng đời sống văn hóa xã hội ở các vùng nông thôn. [8] 1.1.2.2.Vai trò của kinh tế nông thôn:  Sự phát triển của kinh tế nông thôn sẽ góp phần tạo ra những tiến đề quan trọng không thể thiếu bảo đảm thắng lợi cho tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Phát triển kinh tế nông thôn trước hết là phát triển kinh tế nông nghiệp một cách mạnh mẽ và ổn định, tạo cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân, nhất là cho công nghiệp một cơ sở vững chắc về nhiều phương tiện, trước hết là lương thực, thực phẩm, nguyên liệu, vốn và thị trường. Dù cho nền kinh tế nước ta sau này phát triển đến đâu và tỷ lệ lao động làm nông nghiệp giảm xuống do năng suất lao động trong nông nghiệp tăng lên thế nào thì nông nghiệp bao giờ cũng vẫn đóng một vai trò quan trọng vì nó tạo ra lương thực, thực phẩm thõa mãn nhu cầu hàng đầu của con người là thức GVHD : ThS.GVC.Trần Thanh Quang 5 SVTH: Nguyễn Thị Loan Luận văn tốt nghiệp ăn. Các ngành công nghiệp nhẹ như chế biến lương thực, thực phẩm, công nghiệp dệt, giấy , đường,... phải dựa vào nguồn nguyên liệu chủ yếu từ nông nghiệp.Với việc phát triển đồng bộ các ngành nghề , dịch vụ ở nông thôn, kinh tế nông thôn sẽ tạo ra một khối lượng sản phẩm với giá trị ngày càng tăng và điều đó góp phần giải quyết vấn đề vốn để công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đồng thời nông nghiệp, nông thôn là thị trường quan trọng của các ngành công nghiệp và dịch vụ.  Sự phát triển của kinh tế nông thôn sẽ góp phần thực hiện có hiệu quả quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa tại chỗ. Phát triển kinh tế nông thôn sẽ làm cho các hoạt động ở nông thôn trở nên sôi động hơn. Cơ cấu kinh tế, phân công lao động chuyển dịch đúng hướng có hiệu quả. Công nghiệp gắn bó chặt chẽ với nông nghiệp tại chỗ.Vấn đề đô thị hóa sẽ được giải quyết theo phương thức đô thị hóa tại chỗ.Vấn đề việc làm cho người lao động sẽ được gia tăng ngày càng nhiều trên địa bàn tại chỗ. Trên cơ sở đó, tăng thu nhập, cải thiện từng bước đời sống vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp dân cư, giảm sức ép của sự chênh lệch kinh tế và đời sống giữa thành thị và nông thôn, giữa vùng phát triển và vùng kém phát triển.  Sự phát triển của kinh tế nông thôn sẽ góp phần to lớn trong việc bảo vệ và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường sinh thái. Nông thôn nước ta bao gồm những vùng rộng lớn.Ở đây, các tài nguyên của đất nước chiếm tuyệt đại bộ như: đất đai, khoáng sản, động thực vật, rừng biển, nguồn nước,... Phát triển kinh tế nông thôn cho phép khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đồng thời bảo vệ chúng trong quá trình sử dụng.  Sự phát triển của kinh tế nông thôn sẽ tạo cơ sở vật chất cho sự phát triển văn hóa ở nông thôn. Nông thôn nước ta vốn là vùng kinh tế, văn hóa lạc hậu, sản xuất và sinh hoạt phân tán, nhiều hủ tục.Mặt khác, nông thôn là nơi có truyền thống sẽ tạo điều kiện để vừa gìn giữ, bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa xã hội tốt đẹp, bài trừ văn hóa lạc hậu cũ, vừa tổ chức tốt đời sống văn hóa và tinh thần ở nông thôn.  Sự phát triển của kinh tế nông thôn sẽ góp phần quyết định sự thắng lợi của chủ GVHD : ThS.GVC.Trần Thanh Quang 6 SVTH: Nguyễn Thị Loan Luận văn tốt nghiệp nghĩa xã hội ở nông thôn nói riêng và đất nước nói chung. Phát triển kinh tế nông thôn là cơ sở ổn định kinh tế, chính trị xã hội của đất nước.Phát triểnnkinh tế nông thôn gắn liền với phát triển xã hội, văn hóa, chính trị và kiến trúc thượng tầng theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Một nông thôn có kinh tế và văn hóa phát triển, đời sống ấm no, đầy đủ về vật chất, yên vui về tinh thần sẽ là một nhân tố quyết định củng cố vững chắc trận địa lòng dân, thắt chặt mối liên minh côngnông, bảo đảm cho nhân dân có đủ sức mạnh, đánh bại mọi âm mưu và thủ đoạn của mọi kẻ thù, dưới bất cứ hình thức nào.Đó cũng là cơ sở thắng lợi của việc giữ vững và bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền lợi ích quốc gia và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta.[ 8] 1.2. QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG TA VỀ KINH TẾ NÔNG THÔN Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam có vai trò quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế- xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị-xã hội bảo đảm an ninh quốc phòng; giữ gìn phát huy bản sác văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước. Thực tiễn của hơn 20 năm đổi mới đã chứng minh đường lối đúng dắn của Đảng Cộng sản Việt Nam về nông nghiệp, nông thôn, nông dân gắn với sự phát triển đất nước. Nắm vững quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về giai cấp nông dân, xuất phát từ tình hình đặc điểm xã hội Việt Nam và yêu cầu của cách mạng Việt Nam trong từng thời kỳ cách mạng Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò của giai cấp nông dân trong cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Ngay trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng ( 2/1930) đã xác định phải “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới chủ nghĩa cộng sản”. Để thực hiện được mục tiêu đó trước hết phải “xây dựng chính phủ công nông binh” và”thâu hết ruộng đất của đế quốc chủ nghĩa làm của công chia cho dân nghèo” ,”bỏ sưu thuế cho dân cày nghèo”. Như vậy, trong cách mạng giải phóng dân tộc, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn xác đinh vấn đề nông dân và ruộng đất là một trong những vấn đề cốt lõi của các mạng. Sự nghiệp giải phóng dân tộc chỉ có thể thắng lợi hoàn toàn khi giải quyết được GVHD : ThS.GVC.Trần Thanh Quang 7 SVTH: Nguyễn Thị Loan Luận văn tốt nghiệp vấn đề nông dân và ruộng đất. Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam xem xét vấn đề nông dân một cách toàn diện, nghĩa là không dừng lại ở vấn đề chính trị mà gắn liền với vấn đề kinh tế, vấn đề ruộng đất và kinh tế nông nghiệp. Từ thực tiễn cách mạng Việt Nam, khi xem xét về mặt chính trị của vấn dề nông dân là cơ sở để xây dựng khối liên minh công nông và trí thức, cơ sở để xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất trong kháng chiến chống Pháp. Sau khi gìành được độc lập dân tộc, liên minh công nông trí thức là nền tảng của chính quyền, là công cụ sắc bén trong công cuộc xây dựng và bảo về chủ nghĩa xã hội.Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có một vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển đất nước. Nông nghiệp nông dân ,nông thôn có mối quan hệ hữu cơ cần phải có sự nhận thức đúng đắn để đề ra đường lối chính sách đúng đắn nhằm phát triển toàn diện nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở Việt Nam. Thực tế cho thấy, không phải ngay từ đầu chúng ta đã nhận thức được một cách thấu đáo mà phải trải qua quá trình trải nghiệm thực tiễn, tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận để phát triển. Thực tiễn khách quan này đòi hỏi Đảng Cộng sản Việt Nam phải đổi mới tư duy lý luận, trước hết là đổi mới tư duy kinh tế, mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển.Từ Đại hội V (1981), Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: lấy nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đặc biệt phải vượt qua cửa ải lương thực. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986), Đảng ta chủ trương đổi mới toàn diện về kinh tế. Đây là cuộc cách mạng thật sự trong nhận thức, trong tư duy lý luận của Đảng về kinh tế. Nổi bật nhất của tư duy mới về cơ cấu kinh tế lúc bấy giờ là phải đẩy mạnh phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, cho phép và khuyến khích kinh tế tư nhân, cá thể phát triển, chú ý kích thích kinh tế tư nhân, cá thể phát triển, chú ý kích thích lợi ích cá nhân làm động lực cho phát triển kinh tế, điều chính việc xây dựng cơ cấu kinh tế ngành. Đại hội VII đã xác định nền kinh tế quốc dân sẽ bao gồm nhiều ngành nghề, nhiều quy mô, nhiều trình độ công nghệ; phát triển nông - lâm- ngư nghiệp gắn với công nghệ chế biến và xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để ổn định tình hình phát triển kinh tế-xã hội. Đại hội lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định việc thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, phát huy vai trò quan trọng của nông dân trong sự nghiệp đổi mới và công nghiệp hoá hiện đại hoá GVHD : ThS.GVC.Trần Thanh Quang 8 SVTH: Nguyễn Thị Loan Luận văn tốt nghiệp nông nghiệp nông thôn. Tiến trình đổi mới ở Việt Nam được bắt đầu từ đột phá nông nghiệp với chính sách cơ chế khoán, từ khoán sản phẩm trong nông nghiệp, lợi ích cá nhân của người nông dân được coi trọng và kinh tế hộ gia đình nông dân được xác định là đơn vị kinh tế cơ bản ở nông thôn. Phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo cơ chế thị trường để khơi dậy được tiềm năng sáng tạo ở nông thôn, giải phóng mọi năng lực sản xuất, tạo động lực thực sự cho nông dân bằng việc giải quyết hợp lý các quan hệ lợi ích trong nông nghiệp và nông thôn. Trước yêu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, thực trạng kinh tế-xã hội nông thôn đang đặt ra nhiều vấn đề bức xúc như :thiếu việc làm, thu nhập thấp, tỷ lệ đói nghèo còn cao, chênh lệch mức sống ngày càng tăng…hiện đang là những thách thức, cản trở cho sự phảt triển nhất là trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế. Vì vậy, vấn đề nông nghiệp nông dân, nông thôn là vấn đề chiến lược cần được đặc biệt quan tâm như Cương lĩnh của Đảng Cộng sản Việt Nam đã nêu: “Phát triển nông-lâm-ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến và xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để ổn định tình hình kinh tế xã hội”. Hội nghị làn thứ VII của Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định: nông nghiệp, nông thôn, nông dân có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và là lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế-xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, giữ gìn phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái. Đảng ta khẳng định, trong mối quan hệ của nông nghiệp, nông dân, nông thôn thì nông dân là chủ thể của quá trình phát triển công nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Xây dựng nông thôn mới gắn với việc xây dựng các cơ sở công nghiệp, dịch vụ và phát triển đô thị theo quy hoạch là căn bản, phát triển toàn diện, hiện đại hoá nông nghiệp là then chốt. Đảng Cộng sản Việt Nam nhấn mạnh sự cần thiết phải ban hành Nghị quyết xuất phát từ những yêu cầu cấp thiết sau. Nông nghiệp và kinh tế nông thôn là bộ phận quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nông nghiệp đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia, cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho công nghiệp và xuất khẩu, tạo việc làm và thu nhập, ổn định đời sống cho đa số nhân dân. Nông thôn là môi trường sống, nơi bảo tồn và phát triển các giá trị truyền thống văn hoá dân tộc. GVHD : ThS.GVC.Trần Thanh Quang 9 SVTH: Nguyễn Thị Loan Luận văn tốt nghiệp Nông nghiệp, nông dân, nông thôn đóng vai trò to lớn trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tôc, bảo vệ Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Qua các thời kỳ cách mạng, giai cấp nông dân luôn là lực lượng hùng hậu nhất đi theo Đảng, là nền tảng chính trị của cách mạng, đóng góp sức người, sức của cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc. Phát triển nông nghiệp, nông thôn, xoá đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nông dân là nhiệm vụ chiến lược, là cơ sở góp phần đảm bảo ổn định chính trị- xã hội, phát triển đất nước hài hoà và bền vững theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta trong điều kiện đẩy mạnh công nghiêp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế có nhiều cơ hội cũng như những thách thức mới. Đảng cần phải xem xét đánh giá đúng tình hình và có những quyết sách mạnh mẽ giải quyết kịp thời những vấn đề đang đặt ra. Để thực hiện tốt Nghị quyết của Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam, sớm đưa Việt Nam ra khỏi tình trạng kém phát triển cần thực hiện chiến lược công nghiệp hoá rút ngắn để chuyển từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Thực tế 20 năm đổi mới ở Việt Nam cho thấy tầm quan trọng của nông nghiệp đối với tăng trưởng kinh tế của cả nước. Định hướng về phát triển nông thôn phải bắt đầu từ đổi mới nhận thức về vai trò của nông thôn theo hướng phát triển toàn diện các ngành nghề, dịch vụ trên địa bàn nông thôn,chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động nông thôn theo hướng phát triển toàn diện và vững chắc gắn với công nghiệp chế biến và thị trường xuất khẩu nông sản. Do vậy, cần đổi mới quan điểm và nhận thức về vai trò và vị trí của nông thôn trong sự nghiệp đổi mới. Số hộ nông dân làm nông nghiệp có 9,74 triệu hộ chiếm 93,5% số hộ nông lâm thuỷ sản. Về lao động cả nước có 55,7% số lao động trực tiếp làm nông lâm nghiệp và thuỷ sản đóng góp 20% GDP trong toàn bô nền kinh tế quốc dân. Vì vậy, tốc độ phát triển của nông nghiệp theo nghĩa rộng nông dân có tầm quan trọng đặc biết đối với sự phát triển chung của nền kinh tế. Sau hơn 20 năm đỏi mới (từ 1986 đến nay), tuy tỷ trọng nông nghiệp trong GDP và lao động nông nghiệp giảm dần nhưng tầm quan trọng của nó và vai trò của nông GVHD : ThS.GVC.Trần Thanh Quang 10 SVTH: Nguyễn Thị Loan Luận văn tốt nghiệp dân trong nền kinh tế quốc dân vẫn không ngừng được tăng lên. Nông nghiệp và nông dân đã cung cấp lương thực, thực phẩm cho nhu cầu tiêu dùng của hơn 85 triệu dân với mức tăng trên 1,2 triệu người trên một năm, đảm bảo nguyên liệu cho công nghiệp, chế biến và xuất khẩu nông sản với số lượng và chất lượng ngày càng tăng. Trong hơn 20 năm qua, sản xuất phát triển toàn diện, trồng trọt và chăn nuôi đếu tăng trưởng liên tục với tốc độ tăng bình quân từ 2001 đến 2008 khoản 3,6%. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp chuyển dịch theo hướng đa dạng hoá cây trồng vật nuôi để tăng giá trị và hiệu quả kinh tế, tăng năng xuất lao động nông nghiệp Quan điểm đúng đắn của Đảng về nông nghiệp, nông dân, nông thôn cho thấy tầm quan trọng của ngành nông nghiệp đối với nền kinh tế quốc dân và đã được khẳng định bằng kết quả cụ thể trong từng ngành và từng lĩnh vực. Nhờ có đường lối, chính sách nông nghiệp đúng đắn nên đã phát huy được vai trò của nông nghiệp, nông thôn, nông dân đối với nền kinh tế quốc dân. Đóng góp vào tốc độ tăng trưởng GDP và tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước. Báo cáo phát triển do WB công bố tháng 12/2007 “Tăng cường nông nghiệp cho phát triển” đã khẳng định đói với một nước có nền kinh tế đang chuyển đổi từ nông nghiệp sang đô thị hoá như Việt Nam, nông nghiệp vẫn được coi là yếu tố quan trọng trong việc xoá đói giảm nghèo và tăng nguồn thu nhập cho nông dân. Việt Nam là một nước xoá đói giảm nghèo nhanh nhất thế giới. Nông nghiệp ở Việt Nam còn mở đường cho các chính sách đổi mới kinh tế nói chung bắt nguồn từ khoán 100 (năm 1981) và Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị ( năm 1988). Trong tiến trình đỏi mới, trong lĩnh vực nông nghiệp, Việt Nam đã hình thành và hoàn thiện mô hình sản xuất mới, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Nhiều mô hình tổ chức sản xuất và quản lý mới theo hướng hàng hoá trong nông nghịêp đã hình thành các doanh nghiệp nông nghiệp phát triển theo hướng đa thành phần: doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Ruộng đất dược giao cho hộ nông dân, hộ công nhân nông trường được sử dụng lâu dài theo Luật đất đai. Kinh tế nông hộ và trang trại gia đình lấy sản xuất hàng hoá làm mục tiêu phát triển mạnh. Khoa hoc kỹ thuật phục vụ nông nghiệp đã đáp ứng khá đầy đủ các yêu cầu của nền nông nghiệp hàng hoá xuất khẩu. Công nghệ sinh học, tưới GVHD : ThS.GVC.Trần Thanh Quang 11 SVTH: Nguyễn Thị Loan Luận văn tốt nghiệp tiêu, làm đất, phân bón, bảo quản sau thu hoạch ngày càng tiến bộ. Năng xuất lúa của Việt Nam những năm gần đây đã gấp 2 lần của Thái Lan, Philiphin và Indonesia. Như vậy, Nghị quyết của Đảng đã đi vào đời sống thực tiễn và làm thay đổi thực tiễn. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản đã tạ ra bước chuyển từ nền sản xuất mang tính tự cấp, tự túc, thuần nông năng suất thấp sang nền sản xuất đa ngành, đa canh theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất trong nông nghiệp đã thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế quốc dân và cơ cấu lao động trong cả nước.[9] CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN TỈNH AN GIANG 2.1. KHÁI QUÁT VỀ TỈNH AN GIANG GVHD : ThS.GVC.Trần Thanh Quang 12 SVTH: Nguyễn Thị Loan Luận văn tốt nghiệp http://www.tuoitreangiang.com/home/modules.php?name=News&file=article&op=viewimg& imglink=modules/News/pic/1135645226_ag_map_.jpg  Vị trí địa lý: An Giang là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long có diện tích tự nhiên là 3.536,8 km2, một phần nằm trong tứ giác Long Xuyên. Tỉnh có phía tây bắc giáp Campuchia (104 km), phía tây nam giáp tỉnh Kiên Giang (69,789 km), phía nam giáp thành phố Cần Thơ (44,734 km), phía đông giáp tỉnh Đồng Tháp (107,628 km). An Giang nằm trong vĩ độ địa lý của khoảng 10 - 110 vĩ bắc, tức là nằm gần với xích đạo, nên các quá trình diễn biến của nhiệt độ cũng như lượng mưa đều giống với khí hậu xích đạo.  Khí hậu: An Giang chịu ảnh hưởng của 2 mùa gió là : gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc. Gió Tây Nam mát và ẩm nên gây ra mùa mưa. Gió mùa Đông Bắc thổi vào An Giang xuất phát từ biển nhiệt đới phía Trung Quốc, nên có nhiệt độ cao hơn vùng băng tuyết Si-bê-ri và có độ ẩm lớn hơn, không tạo ra rét, mà chỉ hanh khô, có phần nắng nóng.  Đặc điểm địa hình: An Giang là 1 trong 2 tỉnh ĐBSCL có đồi núi, hầu hết đều tập trung ở phía Tây Bắc của tỉnh, thuộc 2 huyện Tịnh Biên và Tri Tôn. Đây là cụm núi cuối cùng của dãy Trường Sơn , nên đặc điểm địa chất cũng có những nét tương đồng với vùng Nam Trường Sơn, bao gồm các thành tạo trầm tích và magma.  Dân số: An Giang có dân số trung bình đông nhất so với các tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, tính đến năm 2008 là 2250,6 ngàn người với mật độ dân số là 636 người/km2.  Thế mạnh phát triển kinh tế của tỉnh : Là tỉnh nông nghiệp đầu nguồn lưu vực sông Cửu Long, vừa có đồng bằng, vừa có đồi núi, có đường biên giới giáp 2 tỉnh Tà-Keo và Kan-Đan thuộc Vương quốc Campuchia dài gần 100 km, có 2 cửa khẩu Quốc tế là Xuân Tô và Vĩnh Xương và 01 cửa khẩu Quốc gia là Khánh Bình.[10] GVHD : ThS.GVC.Trần Thanh Quang 13 SVTH: Nguyễn Thị Loan Luận văn tốt nghiệp Tuy nhiên có nhiều thuận lợi về nguồn nước, khí hậu, thời tiết ôn hòa, đất đai được phù sa bồi đắp hàng năm nên có điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp, trong đó thế mạnh của tỉnh là sản xuất lúa, hoa màu và cá; An Giang cũng chịu ảnh hưởng do thiên tai lũ lụt hàng năm, nhất là những năm lũ lớn đã gây thiệt hại đáng kể đến tính mạng, tài sản của nhân dân và của nhà nước. Tỉnh An Giang nằm ở phía Tây Nam của vùng đồng bằng sông Cửu Long, có hai nhánh sông Tiền và sông Hậu trãi dài. Với vị trí địa lý ít thuận lợi do là tỉnh ven biên giới, cách trở bởi sông ngòi nhưng lại nằm ở giữa ba vùng trung tâm kinh tế lớn: Thành phố Hồ Chí Minh- thành phố Cần Thơ- Thủ đô Phnôm Pênh (Campuchia), cách thành phố Hồ Chí Minh 180 km, cách thành phố Cần Thơ 60 km, cách thủ đô Phnôm Pênh khoảng 200km, có cửa khẩu quốc tế đường sông và đường bộ (cửa khẩu quốc gia), trong đó trục đường bộ chính là 91 nối liền với quốc lộ 2 của Campuchia qua cửa khẩu Xuân Tô (huyện Tịnh Biên) và trục đường thủy quốc tế là sông Tiền, sông Hậu, bước đầu đã tạo thuận lợi trong quá trình hội nhập phát triển kinh tế xã hội với các nước trong khu vực và nhất là mở rộng trao đổi hàng hóa trực tiếp với nước Campuchia cũng như các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.  Tình hình tăng trưởng phát triển, phát triển kinh tế hàng năm. - Tăng trưởng GDP giai đoạn (1996-2006) đạt bình quân 8,26%/năm; trong đó KV 1 (nông, lâm, thủy sản) đạt 3,1%, KV 2 (công nghiệp - xây dựng) đạt 12%, KV 3 (dịch vụ) đạt 12%; riêng giai đoạn (2001-2006) đạt tốc độ tăng trưởng cao bình quân 12,7%/năm (KV 1: 6,5%, KV 2: 16,3%, KV 3: 16,1%). Năm 2007, GDP toàn tỉnh ước đạt 13,73% (KV1 đạt 9,36%, KV 2: 15,55%, KV 3: 15,80%). - Cơ cấu kinh tế toàn tỉnh có bước chuyển dịch đáng kể theo hướng giảm tỷ trọng KV 1 (nông, lâm, thủy sản) từ 48,28% năm 1996 xuống còn 34,56% năm 2006 (2007: 35,47%), tăng KV 2 (CN-XD) từ 12,31% lên 12,78% năm 2006 (2007: 12,14%), KV 3 (DV) từ 39,41% lên 52,66% năm 2006 (2007: 52,39%). - Giá trị kim ngạch xuất khẩu cũng không ngừng tăng, năm 2006 đạt 444 triệu USD (2007: 540 triệu USD, cao nhất từ trước đến nay); trong đó xuất khẩu gạo, thủy sản, rau quả đông lạnh chiếm tỷ lệ gần 90% trong tổng kim ngạch (XK gạo: 147,6 triệu GVHD : ThS.GVC.Trần Thanh Quang 14 SVTH: Nguyễn Thị Loan Luận văn tốt nghiệp USD - 27,33%, thủy sản: 330 triệu USD - 61,11%, rau quả đông lạnh: 8,1 triệu USD 1,5%), tăng gấp 3,48 lần (+385 triệu USD) so năm 1996.[3] 2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG THÔN TỈNH AN GIANG 2.2.1. Tình hình phát triển nông nghiệp: Tính từ năm 2005 đến đầu năm 2007, diện tích đất nông nghiệp toàn tỉnh giảm 1.312 ha và đạt 280.657 ha, trong đó diện tích đất trồng cây hàng năm giảm 812 và còn 271.393 ha (do quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, khu dân cư, khu đô thị,...). Xác định thế mạnh của tỉnh là sản xuất lúa, gạo, thủy sản, rau quả, nên đã tập trung mọi nguồn lực, thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển theo hướng tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả, tăng sức cạnh tranh hàng nông, thủy sản của tỉnh. - Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản (theo giá hiện hành) năm 2006 đạt gần 14.938 tỷ đồng, tăng gấp 2,70 lần so năm 1996 (2007 ước đạt: 19.502 tỷ đồng); trong đó: nông nghiệp: 11.893 tỷ đồng, lâm nghiệp: 122 tỷ đồng, thủy sản: 2.924 tỷ đồng. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản (giá CĐ 94) năm 2006 đạt: 8.976 tỷ đồng, tăng gấp 1,53 lần so năm 1996 (2007 ước đạt: 10.087 tỷ đồng). Trong đó giá trị sản xuất nội bộ ngành nông nghiệp (theo giá hiện hành) trong 10 năm (1996-2006) lĩnh vực trồng trọt tăng gấp 2,75 lần, chăn nuôi tăng gấp 1,50 lần, dịch vụ nông nghiệp tăng gấp 1,94 lần, lâm nghiệp tăng gấp 2,10 lần, thủy sản tăng gấp 4 lần so năm 1996. Ngoài ra nhiều vùng nông thôn trong tỉnh hàng năm còn khai thác triệt để lợi thế mùa nước nổi để tạo thu nhập cho nông dân trong thời gian nông nhàn; riêng mùa nước nổi năm 2006 đạt giá trị sản xuất (theo giá hiện hành): 2.265 tỷ đồng (2007: 3.169 tỷ đồng), chiếm gần 17% so giá trị sản xuất toàn ngành nông nghiệp. - Cơ cấu nội ngành nông nghiệp cũng có sự chuyển dịch rõ nét, giảm tỷ trọng nông nghiệp từ 87,1% năm 1996 xuống còn 80,31% năm 2006 (2007: 76,25%), tăng tỷ trọng thuỷ sản từ 11,86% lên 18,81% năm 2006 (2007: 22,96%), tỷ trọng lâm nghiệp ổn định từ 0,8% - 1%. GVHD : ThS.GVC.Trần Thanh Quang 15 SVTH: Nguyễn Thị Loan Luận văn tốt nghiệp - Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp bước đầu cũng có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng trồng trọt từ 85,31% năm 1996 xuống còn 81,11% năm 2006 (2007: 80,07%), tăng tỷ trọng chăn nuôi từ 4,73% lên 5,36% năm 2006 (2007: 7,13%) và dịch vụ nông nghiệp tăng từ 9,96% lên 13,53% năm 2006 (2007: 12,80%). 2.2.1.1. Kinh tế nông nghiệp:  Sản xuất trồng trọt phát triển nhanh - Tổng diện tích gieo trồng hàng năm đều tăng, tính đến năm 2006 đạt trên 550 ngàn ha, tăng 17,3% (+81,16 ngàn ha) so năm 1996 (2007: 571 ngàn ha); tốc độ tăng bình quân giai đoạn (1996-2006) là 1,61%/năm (+8,12 ngàn ha/năm). Trong đó: diện tích gieo trồng lúa đạt trên 503 ngàn ha, hoa màu các loại và cây trồng khác đạt trên 46,76 ngàn ha. Hệ số sử dụng đất tăng từ 1,93 lần năm 1996 lên 2,02 lần năm 2006 (2007 đạt 2,10 lần). - Năng suất lúa bình quân năm cũng không ngừng tăng, năm 2006 đạt 5,81 tấn/ha, tăng 0,77 tấn/ha so năm 1996 (2007 đạt 5,96 tấn/ha). Năng suất hoa màu các loại và cây trồng khác cũng tăng hàng năm do chuyển đổi giống và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. - Sản lượng lương thực năm 2006 đạt gần 3 triệu tấn, tăng gấp 1,34 lần (+745 ngàn tấn) so năm 1996 (2007 đạt trên 3,2 triệu tấn), luôn là tỉnh có sản lượng lương thực cao nhất nước. Bình quân lương thực đầu người năm 2006 đạt 1.357 kg/người/năm, tăng gấp 1,21 lần (+234 kg/người/năm) so năm 1996 (2007:1.426 kg/người/năm). Thông qua việc đẩy mạnh xã hội hóa công tác sản xuất giống, toàn tỉnh đã hình thành 214 tổ, đội sản xuất giống cộng đồng, với diện tích gần 7 ngàn ha, đáp ứng nhu cầu giống sản xuất trên 65% diện tích canh tác; đã góp phần quan trọng trong việc tăng nhanh diện tích trồng lúa chất lượng cao, từ 44% (1999), lên 54% (2001) và đến năm 2006 đạt 95%. Việc ứng dụng chương trình “3 giảm - 3 tăng” trong sản xuất lúa được đa số nông dân trong tỉnh ủng hộ, đã đem lại hiệu quả cao, vừa giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận cho nông dân và nâng cao chất lượng sản phẩm; đến năm 2007 có gần 160 GVHD : ThS.GVC.Trần Thanh Quang 16 SVTH: Nguyễn Thị Loan Luận văn tốt nghiệp ngàn hộ nông dân tham gia, diện tích ứng dụng 185 ngàn ha/vụ (chiếm 82% so tổng diện tích canh tác), làm lợi cho nông dân gần 516 tỷ đồng. Chăn nuôi gia súc, gia cầm không ngừng phát triển. - Tổng đàn trâu, bò năm 2006 đạt 79,43 ngàn con; trong đó đàn bò nuôi đạt trên 74 ngàn con, tăng 2,1 lần so năm 1996; tốc độ tăng bình quân giai đoạn (1996-2006) là 7,66%/năm, trong đó giai đoạn (2001-2006) là 13,23%/năm. - Tổng đàn heo (không kể heo sữa) năm 2006 đạt gần 191 ngàn con, tăng 1,24 lần so năm 1996; tốc độ tăng bình quân giai đoạn (1996-2006) là 2,19%/năm, trong đó giai đoạn (2001-2006) tăng nhanh và đạt gần 3%/năm. Tổng đàn gia cầm năm 2006 đạt 2,95 triệu con, tăng 1,22 lần so năm 1996 (năm 2007 tăng nhanh và đạt 5,35 triệu con, tăng 2,21 lần so năm 1996). Trong chăn nuôi, việc ứng dụng quy trình nâng cao năng suất, cải tiến phẩm chất giống gia súc, gia cầm thực hiện khá thành công; tỷ lệ sinh hóa đàn bò tăng nhanh từ 7,3% năm 1996 lên 75% năm 2006, tỷ lệ nạc hóa đàn heo cũng không ngừng tăng đến năm 2006 đạt tỷ lệ 70%. Ngoài ra đã hình thành nhiều mô hình chăn nuôi gia cầm theo hướng an toàn sinh học và đang tiếp tục triển khai nhân rộng trên địa bàn tỉnh. Sản phẩm chăn nuôi tăng hàng năm, sản lượng thịt hơi xuất chuồng năm 2006 đạt 28,6 ngàn tấn (thịt heo: 22,45 ngàn tấn, trâu - bò: 2,8 ngàn tấn, thịt gia cầm: 3,38 GVHD : ThS.GVC.Trần Thanh Quang 17 SVTH: Nguyễn Thị Loan
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất