Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tìm hiểu văn hóa ứng xử trong gia đình truyền thống của người nhật và người việt...

Tài liệu Tìm hiểu văn hóa ứng xử trong gia đình truyền thống của người nhật và người việt

.PDF
25
286
50

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC  BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI NHẬT VÀ NGƯỜI VIỆT THÁI HỒNG ĐỨC BIÊN HÒA, THÁNG 5/2012 TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA ĐÔNG PHƯƠNG HỌC  BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG GIA ĐÌNH TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI NHẬT VÀ NGƯỜI VIỆT Thực hiện: Thái Hồng Đức BIÊN HÒA, THÁNG 6/2012 Trang 1 A. PHẦN DẪN LUẬN 1. Lý do chọn đề tài: Trong giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay, cơ hội gặp gỡ và giao lưu giữa các nền văn hóa của các quốc gia ngày càng gia tăng ở các phương diện hợp tác kinh doanh, hỗ trợ đầu tư… Việt Nam ta đã hội nhập quốc tế và trong quá trình phát triển, bên cạnh sức mạnh nội lực, ta luôn mong muốn sự hợp tác, hỗ trợ của cộng đồng quốc tế; trong đó có Nhật Bản. Nhật Bản không chỉ là một quốc gia giàu mạnh về kinh tế, mà còn là một trong những quốc gia luôn ủng hộ các giải pháp nhằm tăng cường và thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược, cũng như việc viện trợ ODA hiệu quả cho Việt Nam. Để tiếp tục đưa mối quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Nhật Bản đi vào chiều sâu, thiết thực và hiệu quả thì việc hiểu rõ những điểm tương đồng và khác biệt trong văn hóa là điều hết sức cần thiết nhằm để hiểu nhau hơn và giảm thiểu những điều không mong muốn trong sự xung đột văn hóa. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề: Đã có nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu về lĩnh vực văn hóa và gia đình Nhật Bản như: Tác giả Phạm Khắc Chương với tác phẩm “Văn hóa ứng xử trong gia đình” gợi nhớ và hướng dẫn chúng ta làm thế nào để giữ được mối quan hệ tốt giữa các thành viên trong gia đình với nhau, gìn giữ được những giá trị văn hoá quý giá của cha ông và tiếp tục duy trì những giá trị đó. Tác giả Trần Mạnh Cát với hai tác phẩm “Gia đình Nhật Bản” và “Xu hướng phát triển của gia đình Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ II”. Tác phẩm thứ nhất trình bày những vấn đề khái quát về xã hội, gia đình và hôn nhân Nhật Bản và tác phẩm thứ hai thì trình bày về những vấn đề cơ bản về thực trạng gia đình Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ II và xu hướng phát triển của gia đình Nhật Bản. Trang 2 Nhìn chung, trong lĩnh vực ứng xử trong gia đình truyền thống của người Nhật Bản vẫn chưa được đào sâu tìm hiểu và nghiên cứu. Nay người viết muốn dựa trên những nghiên cứu đi trước để làm rõ hơn nữa đời sống tinh thần của người Nhật thông qua văn hóa ứng xử trong gia đình. 3. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu:  Mục tiêu nghiên cứu: - Tìm hiểu những đặc điểm của văn hóa ứng xử trong gia đình truyền thống của người Nhật và người Việt. - So sánh và đối chiếu nét tương đồng và khác biệt về văn hóa ứng xử trong gia đình truyền thống của người Nhật và người Việt.  Phạm vi nghiên cứu: Văn hóa ứng xử trong gia đình trãi dài từ gia đình truyền thống đến gia đình hiện đại. Nhưng để xây dựng tiền đề người viết sẽ nghiên cứu tìm hiểu trong phạm vi gia đình truyền thống. Ở bài viết sau, người viết sẽ tiếp tục nghiên cứu và tìm hiểu văn hóa ứng xử trong gia đình hiện đại. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích tổng hợp (tổng hợp tài liệu). - Phương pháp so sánh đối chiếu (so sánh đối chiếu văn hóa ứng xử trong gia đình của người Nhật và người Việt). 5. Những đóng góp của đề tài: Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu thực hiện đề tài đã làm sáng tỏ thêm một nét văn hóa truyền thống của gia đình người Nhật và người Việt. Bài viết này sẽ trở thành một tài liệu quan trọng giúp những ai quan tâm đến văn hóa Nhật Bản, đặc biệt là về văn hóa ứng xử trong gia đình truyền thống có Trang 3 thể tìm hiểu sâu hơn, từ đó làm cho những bài viết sau này sẽ hay và phong phú hơn. Qua bài viết này, người viết mong muốn đem lại cho người đọc một cái nhìn chung hơn và toàn diện hơn về văn hóa truyền thống của người Nhật Bản nói chung và văn hóa ứng xử trong gia đình truyền thống của người Nhật Bản nói riêng. 6. Cấu trúc: Chương I: Giao tiếp và ứng xử trong văn hóa Văn hóa ứng xử gồm có hai phương diện: văn hóa ứng xử với thiên nhiên và văn hóa ứng xử với xã hội. Về mặt văn hóa ứng xử trong xã hội ở các môi trường gia đình, xã hội và quốc tế. Chương II: Văn hóa ứng xử trong gia đình truyền thống của người Nhật Bản và người Việt Nam Tìm hiểu văn hóa ứng xử trong gia đình truyền thống của người Nhật và người Việt trong hệ quy chiếu gia đình của Nho giáo. Chương III: Điểm tương đồng và khác biệt về văn hóa ứng xử trong gia đình truyền thống của người Nhật Bản và người Việt Nam Dựa vào những đặc điểm được tìm hiểu ở mục hai phân tích những điểm tương đồng và khác biệt về văn hóa ứng xử trong gia đình truyền thống của người Nhật Bản và người Việt Nam. Trang 4 B. NỘI DUNG CHÍNH Chương I Giao tiếp và ứng xử trong văn hóa Ứng xử là có thái độ, hành động, lời nói thích hợp trong việc xử sự, là cách xử sự trong việc cư xử hoặc là chưa biết cách xử sự. Ứng xử văn hóa là những tình huống ứng xử theo định hướng (có) văn hóa. Văn hóa ứng xử là khía cạnh giá trị mang yếu tố tích cực, được chắt lọc thành các kinh nghiệm, qui tắc xã hội, chuẩn mực đạo đức thể hiện ở các tình huống ứng xử văn hóa trong đời sống của một cộng đồng, dân tộc. Ứng xử luôn là một vấn đề được mọi người trong cộng đồng, xã hội quan tâm. Đó là cách đối xử với người khác, với thế giới chung quanh mình và với chính mình. Cùng một tình huống, hoàn cảnh nhưng mỗi người có cách ứng xử riêng. Ứng xử thể hiện nghệ thuật sống của cá nhân, phản ánh phong tục, trình độ văn hóa, đặc trưng dân tộc và thời đại. Ứng xử thường mang tính chất tình huống và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, bên trong, bên ngoài của chủ thể. Cụ thể như khí chất, dư luận xã hội, tình huống, tâm lý, học vấn, nhân tố thẩm mỹ, vị thế xã hội… Xã hội càng văn minh thì nhu cầu giao tiếp của con người càng cao, nhiều tình huống xảy ra cần có cách ứng xử hài hòa giữa lợi ích cá nhân và lợi ích cộng đồng, phù hợp với sự tiến bộ và phát triển của con người, xã hội và thiên nhiên. Ứng xử mang tính chất tình huống, còn giao tiếp là một quá trình. Để đạt được hiệu quả trong giao tiếp, mỗi người phải có văn hóa giao tiếp và thực hiện giao tiếp văn hóa trong cuộc sống. Khi giao tiếp, nhiều tình huống cần phải ứng xử, thì văn hóa ứng xử sẽ là nội lực để chỉ ra cách ứng xử có văn hóa [10]. Trang 5 Trong cuộc sống hàng ngày, con người va chạm với nhau để sinh hoạt giao tiếp. Vậy để đạt mục đích tốt trong giao tiếp, con người khi ứng xử với nhau phải theo một số quy tắc đơn giản như: quan sát đối tượng, định hướng vào đối tượng giao tiếp… Trong đó, quan sát đối tượng là chú ý đến khuôn mặt, ánh mắt, dáng người, cách ngồi, cử chỉ, điệu bộ - tức là đọc được ý nghĩa của người khác qua khả năng quan sát những biểu hiện của cử chỉ hành vi bên ngoài; định hướng đối tượng sẽ có những phản ứng như thế nào trong suốt quá trình giao tiếp. Và một quy tắc không thể bỏ qua nữa là luôn tôn trọng nhân cách của người khác. Về mặt văn hoá ứng xử gồm có: biết thừa nhận, lắng nghe ý kiến của mọi người, để tìm ra điểm mạnh, điểm yếu, tạo ra sự đồng cảm và niềm tin ở mọi người, sau đó tìm điểm chung để duy trì và phát triển mối quan hệ theo chiều hướng tốt đẹp, đối với gia đình, cộng đồng, xã hội. Và văn hóa ứng xử trong gia đình chúng ta có thể hiểu là ứng xử sao cho đúng phép tắc đối với cha mẹ, anh chị em ruột, ông bà nội, ngoại, chú, bác, cô, cậu. Song song đó là cách ứng xử rộng ngoài gia đình như là đối với khách đến nhà, giữa bạn bè với nhau, với thầy cô giáo, với cộng động hàng xóm… [6] Con người sống và quan hệ chặt chẽ với tự nhiên – cách thức ứng xử với môi trường tự nhiên là thành tố quan trọng thứ ba của mỗi hệ thống văn hóa. Trong quá trình ứng xử với môi trường tự nhiên có thể xảy ra hai khả năng: những gì có lợi cho mình thì con người sẽ chủ động tận dụng, còn những gì có hại thì phải ra sức ứng phó. Việc ăn uống là thuộc lĩnh vực tận dụng môi trường tự nhiên. Còn mặc, ở và đi lại thì lại thuộc lĩnh vực ứng phó: mặc và ở là ứng phó với thời tiết, khí hậu; đi lại là ứng phó với khoảng cách. Để ứng phó với thời tiết, khí hậu, con người đã chủ động tận dụng các chất liệu do môi trường tự nhiên xung quanh cung cấp để làm ra vải mặc, để dựng nhà; tận Trang 6 dụng vị trí tự nhiên để đặt và xây dựng ngôi nhà sao cho có lợi nhất. Để ứng phó với khoảng cách, con người cũng tận dụng tối đa địa hình địa vật tự nhiên để chọn cho mình những phương tiện giao thông thuận tiện nhất. Sự phát triển của một cộng đồng cư dân không chỉ gói gọn trong quan hệ với môi trường tự nhiên mà còn phải mở rộng giao lưu quan hệ với các dân tộc xung quanh – đó là môi trường xã hội. Trong lĩnh vực ứng xử với môi trường xã hội, người Việt Nam ta đã tiếp nhận nhiều giá trị văn hóa của nhân loại. Tiếp thu văn hóa Ấn Độ theo cách của mình, ta có được một nền văn hóa Chăm độc đáo và một nền Phật giáo Việt Nam. Tiếp thu văn hóa Trung Quốc, ta có Nho giáo và Đạo giáo. Văn hóa phương Tây đem lại Kitô giáo cùng những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần mới mẻ. Đặc trưng nổi bật trong quá trình giao lưu văn hóa nhiều thế kỷ này là tính tổng hợp – dung hợp – tích hợp. Tinh thần bao dung, hiếu hòa, rồi tính tổng hợp và linh hoạt cũng chi phối một cách nhất quán cách ứng phó với môi trường xã hội trong lĩnh vực quân sự, ngoại giao [1;226]. Trang 7 Chương II Văn hóa ứng xử trong gia đình truyền thống của người Nhật Bản và người Việt Nam 2.1. Văn hóa ứng xử trong gia đình truyền thống của người Nhật Bản 2.1.1. Sơ lược về gia đình truyền thống của người Nhật Bản Ở Nhật Bản tồn tại hai mẫu gia đình: Gia đình hạt nhân (nuclear family) hay còn gọi là mẫu gia đình đơn giản (mẫu gia đình này ngày càng phổ biến ở Nhật Bản), và gia đình mở rộng (extended family) [4]. Trong đó, mẫu gia đình mở rộng là mẫu gia đình truyền thống của Nhật Bản, đây là dạng gia đình mà chủ hộ (Kacho) không những sống chung với vợ con mà còn sống chung với cha mẹ, ông bà, đôi khi còn có cả những người thân khác. Gia đình mở rộng thường có từ ba thế hệ trở lên. Với các ưu điểm như: gìn giữ được truyền thống lâu đời của dòng họ, có điều kiện giúp dỡ lẫn nhau về vật chất và tinh thần; điều kiện chăm sóc người già cũng như trẻ nhỏ cũng được chú trọng để tránh khỏi những tác động xấu của xã hội thì kiểu gia đình này được duy trì trong một thời gian dài và vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay [4]. Bên cạnh những ưu điểm thì cũng tồn tại những khuyết điểm như: tính khép kín trong nội bộ thân tộc vì vậy những tập tục cổ hủ lạc hậu vô tình cũng được bảo lưu; Do sống chung nhiều thế hệ nên những mâu thuẫn, xung đột xảy ra là điều khó tránh; tự do cá nhân cũng bị hạn chế và gò bó. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện dại hóa thì kiểu gia đình không thích hợp nên co cụm lại và nhường chỗ cho gia đình hạt nhân chiếm ưu thế [4]. Trang 8 2.1.2. Các tác nhân hình thành văn hóa ứng xử trong gia đình truyền thống của người Nhật Bản a. Ảnh hưởng của Nho giáo Theo như nhiều sử sách ghi lại thì Nho giáo vào Nhật Bản khoảng cuối thế kỷ IV đến thế kỷ VI thông qua ngã Triều Tiên. Thông qua quan hệ với Triều Tiên, Nhật Bản đã mượn chữ Hán của Trung Quốc rồi cải chế thành văn tự riêng để sử dụng. Cùng với việc học chữ Hán, hệ thống tư tưởng của Nho giáo cũng đương nhiên được truyền bá vào Nhật Bản. Những nét đặc trưng trong cách ứng xử ở xã hội Nhật Bản đều bị ảnh hưởng từ những tư tưởng của Nho giáo và mang nặng tư tưởng Phong kiến của Phật giáo. Điều này có thể thấy rõ nét trong cách ứng xử ở quan hệ giữa vợ chồng và con cái trong gia đình chẳng hạn như: tư tưởng chồng chúa – vợ tôi, trọng nam khinh nữ, người phụ nữ phải chịu cảnh sống phụ thuộc, biết vâng lời cha và chồng như thể thực hiện sự phục tùng và trung thành tuyệt đối theo kiểu các võ sĩ Samurai. Và khi mối quan hệ vợ chồng bị rạn nứt thì họ rất tôn trọng đời sống riêng tư của nhau, chia tay rất nhẹ nhàng lịch sự, không ồn ào vẫn sống rất có trách nhiệm với con cái, họ không bao giờ thể hiện cảm xúc của mình ra bên ngoài cho người khác biết, đó là một nét tiêu biểu trong cách ứng xử và cách giao tiếp của người Nhật không chỉ trong gia đình mà còn ở ngoài xã hội. b. Ảnh hưởng của Thần đạo Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng Nhật Bản có thể xếp vào nhóm các dân tộc vô thần, hoặc là nhóm đồng nhất về tôn giáo. Bởi lẽ người Nhật không theo mộ tôn giáo chính thống nào. Ngay từ lúc mới sinh ra, tất cả những đứa trẻ được đưa vào đền thờ thần để xin đặt tên, nhưng khi chết đi sẽ được tổ chức tang lễ theo nghi thức Phật giáo, và giữa hai thời kỳ đó, họ có thể trở thành tín đồ của Thiên Chúa Trang 9 giáo. Đa số người Nhật Bản đều suy nghĩ: “chúng ta cảm nhận được các vật trong tự nhiên đều có linh hồn, con người thì sống trong tự nhiên. Chính mình và xã hội hiện nay là nhờ nhiều vào tổ tiên, và con người đang sống phải truyền lại cho con cháu điều đó bằng các hình thái tốt hơn. Vì thế cho nên, phải cố gắng sống”. Có thể nói, Thần đạo (Shinto) của Nhật Bản phát triển trong lịch sử theo con đường dân tộc chủ nghĩa chứ không theo sứ mệnh tôn giáo mang tính phổ biến như các loại tôn giáo khác. Vì thế, Thần đạo gắng liền với lịch sử văn hóa dân tộc Nhật Bản rất sâu sắc. Thần đạo xuất hiện từ trước Công nguyên, nhưng hệ thống tín ngưỡng tôn giáo phát triển khá chậm, các nghi lễ được thực hiện trong hang đá hoặc những địa điểm linh thiêng, và hầu như không có tên gọi. Những truyền thuyết bắt đầu được ghi chép lại trong cuốn Cổ sự ký (古事記 Furukotofumi) và sau đó là Nhật Bản thư kỷ (日本書紀 Nihon Shoki). Thế kỷ thứ 6, Phật giáo và Nho giáo xâm nhập vào Nhật Bản, tên gọi Thần đạo được đặt ra để phân biệt. Trong thời kỳ Asuka (飛鳥時代; 538 - 710), những thần xã đầu tiên được xây dựng, nhưng Thần đạo nhanh chóng bị áp đảo bởi Phật giáo. Đầu thế kỷ thứ 9, đại sư Kōbō (弘法) hợp nhất những tư tưởng Phật giáo và tín ngưỡng xưa để tạo ra Chân ngôn tông (真言宗). Tuy cùng tồn tại với Phật giáo, Thần đạo gần như bị loại bỏ. Thế kỷ 18, thời kỳ Edo (江戸時代; 1603 - 1868), Thần đạo được tách ra khỏi Phật giáo nhờ một số người như Motoori Norinaga ( 本 居 宣 長 ) hay Hirata Atsutane (平田篤胤), những người này đề cao tư tưởng tự hào dân tộc và rất ghét những phong tục du nhập từ nước ngoài vào. Tuy nhiên do tầm ảnh hưởng của Trang 10 Phật giáo rất lớn, những nỗ lực để đưa Thần đạo thành quốc giáo không thành công và phải chờ đến cả thế kỷ sau. Đến thời Nhật Hoàng Minh Trị (Meigi 1868-1912), đất nước Nhật được hiện đại hóa theo hình mẫu phương Tây, Thần đạo được Nhật Hoàng tuyên bố là quốc đạo. Năm 1890, Thần đạo được canh tân với nội dung chủ yếu là “trung” với Thiên Hoàng, hy sinh cả cuộc đời vì Thiên Hoàng; đồng thời đề cao chữ “hiếu”, thờ cúng linh hồn người đã khuất, đặc biệt là người chết vì đạo nghĩa. Sau khi Nhật bại trận vào cuối năm 1945, Thần đạo không còn được coi là quốc đạo nữa nhưng vẫn được chính quyền đương thời coi trọng và ăn sâu vào đời sống người dân [2]. Thần Đạo có thể xem là một tôn giáo mà của riêng Nhật Bản. Nó có sự hoà trộn nhiều yếu tố Nho, Phật trên nền tín ngưỡng Nữ Thần Mặt Trời. Chính việc Thần đạo đề cao hai chữ “Trung” và “Hiếu”. Lấy đó làm cốt lỗi giúp cho ứng xử của con người với con người thêm sâu sắc hơn. Đối với Thiên Hoàng thì phải “Trung”, còn đối với Ông bà – Cha mẹ thì con cái trong gia đình phải hiếu thảo và lễ phép trong cách ứng xử. c. Ảnh hưởng của tầng lớp võ sĩ đạo – Samurai Tinh thần võ sĩ đạo Nhật Bản luôn coi trọng và đề cao chữ “Trung”. “Trung” ở đây mang nghĩa trung thành tuyệt đối với chủ chứ không phải là trung quân nói chung. Tính trung thành đó bất kỳ lúc nào cũng được đề lên hàng đầu và người Nhật gọi nó là: “Trung thành tâm - 忠誠心”, và quan hệ bề tôi với chủ được gọi là: “Quan hệ chủ tòng - 主従関係”. Người Nhật xem trọng danh dự, khi cần bảo vệ danh dự họ có thể tự vận Seppaku hay Hari Kiri, mổ bụng cho mọi người thấy ruột gan ngay thẳng của họ. Nhiều nhà xã hội học đã chỉ ra cấu trúc xã hội Nhật Trang 11 Bản ưu tiên quan hệ hàng dọc và đơn tuyến, dựa trên lòng trung thành với người chủ trực tiếp của mình: Vũ sĩ – Lãnh chúa đại danh – Tướng quân – Thiên hoàng. Tinh thần trung với chủ đó của các võ sĩ Samurai phần nào ảnh hưởng đến cấu trúc gia đình Nhật Bản truyền thống và được khoanh định bởi các khái nhiệm về hệ thống có nguồn từ tầng lớp Samurai. Nếu xét về thứ bậc giữ chủ - tớ thì khi ứng xử phải tuân theo một khuôn pháp tôn kính và khiêm nhường. Tức tôn kính bề trên (chủ) và khiêm nhường với bề dưới (tớ), và gia đình truyền thống người Nhật Bản cũng chịu ảnh hưởng không ít từ tinh thần đó. Một gia đình với nếp sống đặc biệt coi trọng tôn ty và thứ bậc. Trên dưới ứng xử với nhau như theo một khuôn phép. Đó cũng là một văn hóa ứng xử đặc trưng của xã hội Nhật Bản nói chung và của các thành viên trong một gia đình chịu sự ảnh hưởng của tầng lớp Samurai nói riêng. 2.1.3. Đặc điểm văn hóa ứng xử trong gia đình truyền thống của người Nhật Bản Về quy phạm đạo đức và đời sống tâm linh, người Nhật Bản đề cao tính cần cù, nhẫn nại, trọng sức mạnh cộng đồng. Do cuộc sống luôn bất trắc (động đất và sống thần luôn rình rập và xảy đến bất cứ lúc nào) nên có tính cứng rắn, tôn trọng kỷ luật, tiết kiệm, biết lo xa và tính toán tỉ mỉ; Coi trọng bổn phận, nghĩa vụ, trọng kinh nghiệm, tuổi tác; Đề cao vai trò của thủ lĩnh, trọng chữ tín. Đề cao Thần Đạo - một tôn giáo của riêng Nhật Bản có sự hoà trộn nhiều yếu tố Nho, Phật trên nền tín ngưỡng Nữ Thần Mặt Trời; Ảnh hưởng sâu sắc bởi tinh thần võ sĩ Samurai trọng danh dự, trung thành với chủ tử [9]. Với những đặc trưng trong tính cách và tinh thần như trên của người Nhật phần nào xây dựng nên văn hóa ứng xử trong gia đình truyền thống của họ mang sắc thái: kính trọng người trên (ông bà, cha mẹ…), đoàn kết (các thành viên trong một Trang 12 gia đình luôn đoàn kết trong việc giải quyết các vấn đề), có trách nhiệm (ông bà, cha mẹ có trách nhiệm nuôi dạy con cháu, con cháu có trách nhiệm phụng dưỡng và chăm sóc ông bà, cha mẹ), trọng chữ tín (ông bà, cha mẹ đã hứa với con cháu thì cho dù việc có khó khăn cũng làm đúng theo lời đã hứa, và ngược lại con cháu cũng luôn giữ lời đã hứa). 2.2. Văn hóa ứng xử trong gia đình truyền thống của người Việt Nam 2.2.1. Sơ lược về gia đình truyền thống của người Việt Nam Người Việt ta vẫn thường quen gọi gia đình là “nhà”. Khi nói đến tính riêng biệt của mỗi gia đình ở những lĩnh vực khác nhau tục ngữ thường có câu: “mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”. “Nhà” theo nghĩa hẹp là gia đình gồm nhiều thế hệ sinh sống hay ít hơn còn theo nghĩa rộng “nhà” là gia tộc gồm nhiều thế hệ từ xưa đến nay là tổ tiên của mình. Nhưng dù ở nghĩa nào thì mỗi gia đình, mỗi gia tộc đều có truyền thống lịch sử, phong tục, tập quán, điều kiện kinh tế, nếp sống, lối suy nghĩ, cách ứng xử… khác nhau. Gia đình Việt Nam truyền thống được các nhà nghiên cứu cho là loại gia đình chứa nhiều yếu tố dường như bất biến, ít đổi thay, ra đời từ nôi văn hóa bản địa, được bảo lưu và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Như vậy, gia đình Việt Nam truyền thống là sản phẩm của nền văn minh lúa nước và tồn tại ở địa bàn nông thôn. Cố nhiên, điều này không có nghĩa là ở các đô thị không tồn tại kiểu gia đình truyền thống. Về vấn đề này tác giả Đỗ Thái Đồng có viết: "Gia đình truyền thống chắc hẳn là gia đình ở nông thôn, là gia đình ở những xã hội nông nghiệp á Đông đã tồn tại lâu đời và gần như bất biến trên nhiều khía cạnh. Như vậy, đó cũng là kiểu gia đình nông nghiệp, là một định chế gắn liền với nền nông nghiệp cổ truyền". Trang 13 Nhân đây, cũng cần phải nói thêm rằng gia đình truyền thống đôi khi được hiểu là "gia đình nho giáo". Về căn bản, điều này không sai. Song có lẽ mỗi khái niệm đều có một sắc thái riêng nào đó và cho dù phần lớn nội hàm 2 khái niệm này trùng nhau nhưng chúng không hoàn toàn là 2 khái niệm đồng nhất. Từ đó có thể thấy tính chất nông nghiệp, nông thôn và nho giáo là những đặc trưng cơ bản của gia đình truyền thống Việt Nam. Và gia đình nho giáo, theo chúng tôi, là một khái niệm rất thích hợp để chỉ kiểu gia đình truyền thống ở các đô thị ViệtNam. Trong dân gian, gia đình truyền thống được coi là đại gia đình mà các thành viên liên kết với nhau bằng chuỗi quan hệ huyết thống. Trong gia đình này có thể cùng chung sống từ 3 thế hệ trở lên: ông bà – cha mẹ – con cái mà người ta quen gọi là "tam, tứ, ngũ đại đồng đường". Kiểu gia đình này khá phổ biến và tập trung nhiều nhất ở nông thôn Bắc Bộ. Nền kinh tế tiểu nông là cơ sở phát sinh và tồn tại của nó. Về mặt tâm lý, người Việt Nam luôn có xu hướng quần tụ con cái xung quanh mình. Bởi thế, các đại gia đình cùng sống dưới một mái nhà hoặc vài nhà kế nhau cũng là hình thức tổ chức gia đình phổ biến ở đô thị. Vào những năm 60 trở về trước ở Hà Nội kiểu đại gia này vẫn còn thường thấy. Gia đình truyền thống có các ưu điểm như có sự gắn bó cao về tình cảm theo huyết thống, bảo lưu được các truyền thống văn hóa, tập tục, nghi lễ, phát huy tốt các gia phong, gia lễ, gia đạo. Các thành viên trong gia đình có điều kiện giúp đỡ nhau về vật chất và tinh thần, chăm sóc người già và giáo dưỡng thế hệ trẻ. Đó là những giá trị rất căn bản của văn hóa gia đình mà chúng ta cần kế thừa và phát huy. Tuy nhiên, nhược điểm của loại gia đình này là ở chỗ trong khi giữ gìn các truyền thống tốt đẹp thì cũng bảo trì luôn cả những tập tục, tập quán lạc hậu, lỗi thời. Bên cạnh đó, sự khác biệt về tuổi tác, lối sống, thói quen cũng đưa đến một hệ quả khó tránh khỏi là mâu thuẫn giữa các thế hệ: giữa ông bà – các cháu, giữa mẹ chồng – nàng dâu… Bên cạnh Trang 14 việc duy trì được tinh thần cộng đồng, gia đình truyền thống phần nào cũng hạn chế sự phát triển tự do của mỗi cá nhân. Trong điều kiện của xã hội hiện đại "1 ngày bằng 20 năm" loại gia đình này có vẻ thiếu cơ động và chậm thích ứng. Điều này giải thích tại sao số lượng gia đình truyền thống kiểu đại gia đình giảm đáng kể và không còn là khuôn mẫu của gia đình ngày nay [5]. 2.2.2. Cách ứng xử trong gia đình truyền thống của người Việt Nam a. Ảnh hưởng của nền văn minh lúa nước Việt Nam được xem như một trong những cái nôi đầu tiên của lịch sử văn minh loài người. Và nền văn minh sông Hồng lấy nông nghiệp trồng lúa nước, phương thức sản xuất Châu Á và tổ chức xóm làng làm cơ sở. Gia đình đã gắn bó chặt chẽ với làng nước trong tư duy và trong hành dộng của người Việt cổ. Người Việt Nam từ xưa đã có ý thức quý trọng, bảo vệ ruộng đất và các gia đình thường nhắc nhở nhau là "tấc đất, tấc vàng". Ý thức về việc bảo vệ ruộng đất cũng là cơ sở tạo ra các giá trị tôn trọng của công, tôn trọng các thành quả lao động, quá trình sản xuất nông nghiệp. Nó cũng là tiền đề của lòng yêu gia đình, làng xóm, quê hương và cao hơn là tình yêu đất nước. b. Ảnh hưởng của tính dân chủ làng xã Trong truyền thống cộng đồng làng xã Việt Nam, ít thấy có quan hệ trực tiếp giữa cá nhân với cộng đồng lớn mà chỉ có quan hệ giữa cá nhân và gia đình, gia tộc. Gia tộc có quan hệ với làng, làng có trách nhiệm với nước. Vì vậy, đối với cộng đồng lớn thì vai trò của cá nhân bị hòa tan. Để duy trì được quan hệ giữa các cộng đồng thì cá nhân phải hòa nhập vào tập thể và ngược lại cơ chế quản lí làng xã phải tổ chức sao cho đảm bảo được quyền lợi bình đẳng giữa các thành viên. Biểu hiện rõ nét nhất là quyền tham gia Trang 15 bầu chọn người đại diện tham gia vào bộ máy quản lí của làng xã. Dân làng được hỏi ý kiến trước những quyết định hệ trọng. Do tính cộng đồng cao nên nhiều học giả cho rằng cộng đồng làng xã Việt Nam đã làm nảy sinh truyền thống dân chủ làng xã. Tính dân chủ làng xã phần nào ảnh hưởng đến ứng xử trong gia đình truyền thống Việt Nam mang tính bình đẳng dù rằng sự tôn trọng tôn ti vẫn được gìn giữ. ng bà, cha mẹ luôn lắng nghe con cháu và con cháu cũng có thể nói lên ý kiến của bản thân mình để đóng góp vào việc xây dựng một gia đình bình đẳng. c. Ảnh hưởng của Nho giáo Năm 111 TCN, nhà Tây Hán biến Bắc Bộ Việt Nam thành quận Giao Chỉ chính thức từ đây, người Việt Nam đã bắt đầu tiếp xúc với Nho giáo. Quan lại Trung Quốc dùng Nho giáo làm hệ tư tưởng xã hội chính nhằm phục vụ mục đích cai trị và đồng hóa. Cùng du nhập vào Việt Nam thời bấy giờ còn có Phật giáo và Đạo giáo, dân gian Việt Nam lại tin hơn vào Phật và Đạo, sử dụng hai hệ tư tưởng này để chống lại Nho giáo. Dù vậy, Nho giáo đã ít nhiều được giới trí thức và quan lại người Việt tiếp nhận, nghĩa là người Việt Nam ít nhiều đã chịu ảnh hưởng với hệ tư tưởng Nho giáo. Năm 938, Việt Nam tái độc lập. Các tập đoàn Phong kiến Việt Nam là Lý, Trần, Lê thay nhau xây dựng văn hóa Đại Việt. Nếu như ở giai đoạn Bắc thuộc Nho giáo du nhập vào Việt Nam qua quá trình cưỡng bức thì ở giai đoạn Đại Việt sau đó, người Việt Nam lại tự nguyện du nhập Nho giáo là vì Việt Nam cần một hệ tư tưởng chính trị - xã hội thống nhất và hiệu quả. Tóm lại, nhu cầu có một hệ tư tưởng xã hội chính thống là một nhu cầu có thực ở Việt Nam. Điều này cũng đã từng xãy ra ở tuyệt đại các xã hội truyền thống ở Đông Trang 16 Nam Á cổ đại. Chính vì thế, việc Nho giáo du nhập vào Việt Nam phần nào đáp ứng được nhu cầu ấy. Ưu điểm của Nho giáo không chỉ hướng mọi người vào việc học hành, tu dưỡng đạo đức theo Ngũ Thường “Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín” làm cho xã hội ngày càng phát triển văn minh hơn, mà còn góp phần xây dựng mối quan hệ gia đình bền chặt hơn, có tôn ty hơn nhờ tuân theo Ngũ Luân “Vua – tôi, cha – con, chồng – vợ, anh – em, bạn – bè”. Chính vì thế, văn hóa ứng xử truyền thống của người Việt Nam là coi trọng thứ bậc nhưng lại có tính thân thiết như một gia đình. Xét cho cùng mối quan hệ “Vua – tôi” cũng nhấn mạnh mối quan hệ của gia đình: “Vua” còn được gọi là “Thiên tử” và “Tôi” là “Thần tử”, tức mối quan hệ cũng là “Cha – con”. Tóm lại, Nho giáo đã ảnh hưởng và hình thành văn hóa ứng xử trong gia đình Việt Nam truyền thống với nét nổi bậc ở sự gắn kết một cách bền chặt bởi tình nghĩa và trách nhiệm giữa các thành viên trong một gia đình. Ông bà thì theo lễ giáo phong kiến thì người cao tuổi nhất bao giờ cũng được tôn vinh. Thường thì cụ ông có tiếng nói quan trọng hơn để chỉ đạo gia đình, phát triển kinh tế và nuôi dạy con cháu; Cha mẹ thì yêu thương con cái (người mẹ thì thể hiện tình cảm và sự yêu thương, nhưng người cha thì lại thể hiện sự nghiêm khắc và răn đe đối với con cái); Vợ - chồng thì phải chung thuỷ và hoà thuận; Con cháu thì phải hiếu thảo với ông bà và cha mẹ; Anh chị em thì: “Như thể tay chân, rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần" và "quyền huynh thế phụ". 2.2.3. Đặc điểm văn hóa ứng xử trong gia đình truyền thống của người Việt Nam Trong quy phạm đạo đức người Việt trọng tình hơn trọng lý, coi trọng gia đình và quan hệ cộng đồng, trọng kinh nghiệm và tuổi tác [9]. Trang 17 Văn hóa ứng xử trong gia đình truyền thống Việt Nam lấy “đạo hiếu” làm trọng. Vì thế cho nên trong gia đình truyền thống Việt Nam, con cái đối với cha mẹ luôn kính trọng, vâng lời, tu dưỡng đạo đức, làm nên sự nghiệp để báo hiếu, đền đáp công ơn dưỡng dục, sinh thành. Việc phụng dưỡng cha mẹ là đạo lý mà con cái phải thực hiện thường xuyên trong suốt cuộc đời. Về phía cha mẹ có quyền quyết định mọi việc đối với con cái, đồng thời phải có trách nhiệm, nghĩa vụ nuôi dưỡng, bảo bọc, dạy bảo các con nên người với niềm mong ước và sự hãnh diện khi “Con hơn cha là nhà có phúc”. Người làm cha mẹ phải biết hy sinh, sống bao dung, tu dưỡng bản thân, làm việc thiện và xây dựng nề nếp gia đình để truyền lại cho con cháu. Mối quan hệ cha mẹ - con cái luôn thấm nhuần trong tâm thức mỗi người Việt Nam qua tục ngữ - ca dao người xưa để lại: “Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”. Trang 18 Chương III Điểm tương đồng và khác biệt về văn hóa ứng xử trong gia đình truyền thống của người Nhật Bản và người Việt Nam 3.1 Điểm tương đồng Trước hết văn hóa truyền thống của cả hai dân tộc đều hình thành trên nền văn minh lúa nước nên có những đặc trưng tương đồng với nhau, đó là: tôn thờ các vị thần tự nhiên, trọng gia đình, nhận thức về bản chất vũ trụ (hình thành trên nền văn minh nông nghiệp lâu đời của hai nước. Trước khi khoa học thiên văn hình thành, các dân tộc trên thế giới đều lấy bản thân mình làm trung tâm, thăm dò tìm kiếm bí mật của vũ trụ trong quan hệ hiện tượng thế giới tự nhiên và con người)… Với nền văn minh lúa nước đã hình thành tính cần cù (thức khuya dậy sớm canh tác); tính đoàn kết (cả gia đình đoàn kết cùng trồng và thu hoạch vụ mùa, tạo lương thực cho chính gia đình mình và xã hội)… Trong đó, tính “đoàn kết” là đặc trưng của “nhà nông”, nó thể hiện rõ trong mới quan hệ ứng xử của các thành viên trong gia đình truyền thống của người Nhật Bản và người Việt Nam. Việt Nam ta có câu: “Anh em như thể tay chân. Rách lành đùm bọc khó khăn đỡ đần”, “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Cùng thuộc khu vực châu Á, cả hai quốc gia Nhật Bản và Việt Nam đều ảnh hưởng bởi nền văn hóa phương Đông mạnh mẽ với nét nổi bật trong cách ứng xử là sự mềm dẻo, trọng tình thân và đây được coi là chuẩn mực trong quan hệ gia đình và xã hội của các nước phương Đông. Ở nước ta, dưới các triều đại phong kiến, văn hóa ứng xử chịu ảnh hưởng của Nho giáo. Nho giáo là học thuyết luân lý nhập thế rất sâu, tạo nên những áp lực tinh thần, tâm lý, niềm tin của con người trong hàng nghìn năm. Đối với vua là
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan