Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tìm hiểu tình hình tuyển dụng của doanh nghiệp có vốn đầu tư nhật bản tại một số...

Tài liệu Tìm hiểu tình hình tuyển dụng của doanh nghiệp có vốn đầu tư nhật bản tại một số khu công nghiệp trên địa bàn đồng nai 2008-2012

.PDF
67
151
116

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA ĐÔNG PHƢƠNG HỌC -------- BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU TÌNH HÌNH TUYỂN DỤNG CỦA DOANH NGHIỆP NHẬT BẢN TẠI MỘT SỐ KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI ( 2008 – 2012 ) Sinh viên thực hiện : TRẦN THỊ NGA Giáo viên hƣớng dẫn : PGS.TS NGUYỄN TIẾN LỰC BIÊN HÒA 12/ 2012 LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trường Đại học Lạc Hồng - khoa Đông phương – nghành Nhật Bản học, em đã nhận được sự chỉ bảo và sự giúp đỡ tận tình của cha mẹ, thầy cô, anh chị em, bạn bè. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy Nguyễn Tiến Lực đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và cung cấp tài liệu cho em tham khảo,những tài liệu quí báu làm nên luận văn này.Trong suốt thời gian qua thầy vẫn luôn dành thời gian và tâm huyết để chỉ bảo và động viên em hoàn thành bài nghiên cứu. Em xin gửi lời cảm ơn quý ban Giám hiệu các thầy cô khoa Đông phương và các thầy cô giảng dạy bộ môn tiếng Nhật trường Đại học Lạc Hồng những người đã dạy dỗ em trong suốt quãng thời gian sinh viên của mình.Các thầy cô không chỉ truyền đạt kiến thức chuyên môn mà còn cung cấp cho em rất nhiều kiến thức xã hội ,là nền tảng vững chắc cho em bước vào đời. Xin cám ơn các tổ chức đoàn thể đã giúp đỡ cung cấp tài liệu em trong quá trình làm bài nghiên cứu. Cám ơn các bạn đã luôn ở bên động viên em hoàn thành bài nghiên cứu. Cuối cùng em xin gửi lời cám ơn chân thành nhất tới gia đình em, những người luôn bên cạnh tạo điều kiện tốt nhất về vật chất cũng như tinh thần cho em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu Xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Trần Thị Nga MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1 1. .......................................................................................................... L ý do chọn đề tài ............................................................................................... 1 2. .......................................................................................................... T ổng quan về lịch sử nghiên cứu đề tài .......................................................... 3 3. .......................................................................................................... M ục đích và nhiệm vụ của đề tài ....................................................................... 3 4. .......................................................................................................... P hạm vi nghiên cứu của đề tài ......................................................................... 4 5. .......................................................................................................... P hƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................. 4 6. .......................................................................................................... N hững đóng góp mới của đề tài ........................................................................ 4 7. .......................................................................................................... C ấu trúc đề tài ................................................................................................... 5 CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG TÌNH HÌNH MỘT SỐ KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG NAI ...................................................... 6 1.1. Vị trí địa lý tỉnh Đồng Nai ............................................................................ 6 1.2. Điều kiện tự nhiên – kinh tế chính trị xã hội Đồng Nai ............................. 7 1.3. Một số khu công nghiệp ở Đồng Nai. ......................................................... 8 1.3.1. Một số Khu công nghiệp trên địa bàn TP Biên Hòa .................... 8 1.3.2. Các khu công nghiệp trên địa bàn huyện Nhơn Trạch .............. 12 1.4 Tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp vốn đấu tƣ nƣớc ngoài tại các khu công nghiệp tại Đồng Nai .......................................... 15 CHƢƠNG 2 : THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHẬT BẢN Ở ĐỒNG NAI. .................................................. 20 2.1. Tình hình đầu tƣ của các doanh nghiệp Nhật Bản trên địa bàn tỉnh Đồng Nai 2008 đến 2012 ............................................................................... 20 2.2. Tình hình tuyển dụng của doanh nghiệp Nhật Bản ....................... 22 2.2.1 Tiêu chuẩn tuyển dụng tại doanh nghiệp Nhật Bản ................... 22 2.2.2. Thực trạng tuyển dụng của doanh nghiệp Nhật Bản . ............... 32 CHƢƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC ............................................................................................ 39 3.1 Những động thái xúc tiến tuyển dụng cuối năm 2012 ........................ 39 3.2 Đề xuất ý kiến xây dựng nguồn nhân lực ........................................... 43 3.2.1.Về phía trường Đại học Lạc Hồng.............................................. 43 3.2.2.Về phía những nhân viên đang hoặc sẽ làm việc trong doanh nghiệp Nhật Bản ............................................................................ 44 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 47 Tài Liệu Tham Khảo ........................................................................................ 48 Phụ lục ................................................................................................................ 51 Phần tóm tắt luận văn bằng tiếng Nhật 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài : Nhắc tới Nhật Bản, người ta hay nghĩ đến một đất nước phát triển kinh tế từ đống tro tàn chiến tranh, đất nước đứng thứ 3 về tổng thu nhập quốc nội năm 2011. Trước đây Nhật Bản luôn đứng ở vị trí thứ 2 về kinh tế và mới bị Trung Quốc vượt qua vào năm 2011. Nhật Bản là một nước có nguồn vốn cho vay viện trợ và đầu tư ra nước ngoài lớn bậc nhất thế giới. Việt Nam và Nhật Bản chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao từ năn 1973. Năm 1992, Nhật Bản đã nối lại viện trợ phát triển chính thức cho Việt Nam. Đặc biệt, ngày 1/10/2009, Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) chính thức có hiệu lực, đánh dấu bước ngoặt mới trong quan hệ hợp tác kinh tế hai nước. Cùng các hiệp định đã kí kết trước đó, VJEPA tạo khuôn khổ pháp lý thuận lợi cho phát triển quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước. Về đầu tư tính đến 20/04/2010, Nhật Bản có 1.211 dự án đầu tư trực tiếp (FDI) còn hiệu lực ở Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký 19,34 tỷ USD đứng vị trí thứ 3/84 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam (sau Đài Loan và Hàn Quốc). Đầu năm 2011 Nhật Bản đứng hàng thứ 4/42 quốc gia và lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, với tổng số vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm 844,4 triệu USD chiếm 8,8% tổng vốn đầu tư. Về viện trợ phát triển chính thức (ODA) tính đến năm 2009 khoản vay Nhật bản dành cho Việt Nam đạt 145,613 tỷ yên, với mức giải ngân là 13,8%. Nhật Bản chính là nhà viện trợ phát triển chính thức lớn nhất Việt Nam. Các dự án có vốn đầu tư quốc tế đóng góp quan trọng trong tạo công ăn việc làm cho người lao đông Việt Nam. Tính đến năm 2011, Việt Nam với dân số 87,5 triệu người hàng năm tăng thêm gần 1,5 triệu, đã đưa Việt Nam trở thành nước đứng thứ 13 thế giới về đông dân, gần 13000 dự án đầu tư FDI đã thu hút hơn một triệu bảy trăm ngàn lao động trực tiếp và gần 3,5 triệu lao động gián tiếp (vì theo chuyên gia lao động của Liên hiệp quốc, một người lao động trực tiếp tạo thêm việc làm cho 2 lao động gián tiếp có liên quan đến dịch vụ, cung ứng, vận tải, sản xuất sản phẩm hỗ trợ, thương mại…). Ngoài ra, hàng vạn lao động đang làm việc tại các dự án ODA, các chuyên gia cao cấp đang làm trong các công ty chứng khoán, các quỹ đầu tư 2 nước ngoài…Tóm lại, các dự án có vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần làm giảm nạn thất nghiệp, tăng thu nhập cho người lao động Việt Nam. Các dự án đầu tư nước ngoài không chỉ giải quyết vấn đề về số lượng lao động, mà còn góp phần nâng cao chất lượng lao động thông qua việc đào tạo nghề, huấn luyện và trình độ quản lý. Nhật Bản một nước đứng thứ 4/42 nước và khu vực lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam (2011) là nhà viện trợ phát triển chính thức lớn nhất Việt Nam đã thu hút và sử dụng một lượng không nhỏ nguồn lao động tai Việt Nam. Nếu chúng ta đáp ứng được nhu cầu về lao động của các công ty Nhật Bản có mặt tại địa phương sẽ góp phần rất lớn về giải quyết việc làm cho lao động thất nghiệp trong vùng. Tuy nhiên có một thực tế là trong khi các doanh nghiệp thiếu hụt lao động thì một lượng lớn lao động đang trong tình trạng thất nghiệp. Nguyên nhân là do nguồn cung lao động không đáp ứng được nhu cầu của nhà tuyển dụng về chuyên môn, kỹ thuật hay sự lành nghề. Vậy thực tế tuyển các nhà tuyển dụng Nhật Bản cần nguồn lao động như thế nào ? Với lợi thế nhân công rẻ Việt Nam và đặc biệt các khu công nghiệp đã thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Các khu công nghiệp của Việt Nam đã đạt được một số thành công trong thu hút vốn FDI, khuyến khích xuất khẩu tạo công ăn việc làm.Thu hút nhiều nhà đầu tư lớn nhất đến từ Châu Á như Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và Hồng Kông. Tạo ra một nhu cầu lớn về nhân sự. Năm 2000 khoảng 200.000 người đến năm 2006 có khoảng 918.000 lần lượt chiếm khoảng 12,5% và 27% tổng số lao động trong khu vực sản xuất của cả nước. Để tìm hiểu sâu hơn về việc sử dụng lao động của công ty Nhật Bản vào các khu công nghiệp tôi dự định tiến hành điều tra thực địa tại Đồng Nai. Đồng Nai được chọn cho việc tiến hành điều tra bởi vì, khu công nghiệp tại Biên Hòa – Đồng Nai có lịch sử ra đời sớm nhất nước (khu công nghiệp biên hòa 1 thành lập năm 1963 với tên gọi khu kỹ nghệ Biên Hòa – TP. Biên Hòa – Đồng Nai), tính đến nay đã có 32 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư trên địa bàn, với tỷ lệ sử dụng đất lên tới khoảng 70% – 90%. Trong đó có khoảng 100 doanh nghiệp Nhật Bản đã được cấp phép kinh doanh, đứng thứ 4/32 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư trên địa bàn. Với những lý do trên tôi chọn đề tài : “Tìm hiểu tình hình tuyển dụng của doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhật Bản tại một số khu công nghiệp trên địa bàn Đồng Nai 2008-2012”. 3 2. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu đề tài: Trần Thị Linh (2005) với đề tài “Sự thay đổi trong tuyển dụng của các công ty Nhật Bản”đã nêu được khái quát về cơ chế tuyển dụng tại các công ty Nhật Bản và các thay đổi trong các năm gần đây. Jago Penrose và Đinh Minh Tuấn, Đánh giá vai trò của khu công nghiệp trong phát triển kinh tế Việt Nam, trong Báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2010,Nguyễn Đức Thành (chủ biên), Hà Nội, Nhà xuất bản tri thức, 281-310. Đề tài đã đưa ra đánh giá vai trò của các khu công nghiệp trong sự phát triển nền kinh tế, cũng như có nhận định về tầm quan trọng của đầu tư nước ngoài đối với các khu công nghiệp. Tuy nhiên các đề tài chưa đi sâu vào vấn đề các công ty Nhật Bản đã sử dụng nguồn nhân lực tại Việt Nam nói chung Đồng Nai nói riêng. 3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài: Trình bày một cách có hệ thống thực trạng tuyển dụng nhân viên tại các công ty Nhật Bản ở khu công nghiệp Biên Hòa 2008- 2012cũng như các chính sách xúc tiến đầu tư của Nhật Bản tại khu công nghiệp Biên Hòa – Đồng Nai đặc biệt là các chính sách của Đồng Nai dành cho các doanh nghiệp tại khu công nghiệp nhất là doanh nghiệp Nhật Bản.Từ đó đưa ra các ý kiến nhằm góp ý về vấn đề xây dựng chế độ đào tạo nguồn nhân lực cho vùng. 4. Đối tƣợng phạm vi nghiên cứu: Đối tượng là các công ty Nhật, hay công ty có vốn đầu tư của Nhật Bản tại khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Tìm hiểu về thực trạng sử dụng lao động của các doanh nghiệp Nhật Bản tại Đổng Nai với mong muốn hiểu rõ hơn về tình hình tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp Nhật Bản đồng thời góp phần làm cho khu công nghiệp ngày càng phát triển giúp ích cho nền kinh tế nước nhà. Đề tài giới hạn phạm vi tìm hiểu doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhật Bản tại một số khu công nghiệp trên địa bàn Tỉnh Đồng Nai.. Trong đó đề cập đến những yếu tố ảnh hưởng đến vấn đề tuyển dụng của các doanh nghiệp. Nếu có cơ hội nghiên cứu sâu 4 hơn người viết muốn phác họa một cách rõ nét hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến tuyển dụng lao động trong doanh nghiệp Nhật Bản, cách sử dụng nhân tài, quá trình học tập nâng cao tay nghề cải tiến phương thức sản xuất, các vấn đề liên quan đến người lao động tại các doanh nghiệp Nhật Bản…một cách chi tiết và đầy đủ. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu: Để có thể hoàn thành bài nghiên cứu này người viết đã sử dụng phương pháp tổng hợp phân tích, so sánh dựa trên các nguồn tài liệu về các vấn đề tuyển dụng nhân sự của các doanh nghiệp Nhật Bản. Đồng thời tiến hành khảo sát tại các buổi phỏng vấn tuyển dụng cũng như các phiên làm việc của trung tâm giới thiệu việc làm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. 6. Những đóng góp mới của đề tài: Trình bày một cách có hệ thống thực trạng tuyển dụng các công ty Nhật Bản ở các khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai 2008-2012 và nhu cầu tuyển dụng trong những năm tới. Chỉ rõ những bất cập trong công tác đào tạo nguồn nhân lực so với yêu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp Nhật Bản. Đề xuất các giải pháp đào tạo nhằm nâng cao khả năng ra trường có việc làm của sinh viên, nhất là sinh viên Trường Đại học Lạc Hồng. 7. Cấu trúc đề tài: Tên đề tài: “Tìm hiểu tình hình tuyển dụng nhân sự của các doanh nghiệp có vốn đầu tư Nhật Bản tại một số khu công nghiệp trên địa bàn TP.Biên Hòa - Đồng Nai” Cấu trúc đề tài: Chương 1: Khái quát chung khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai Chương 2 : Thực trạng tuyển dụng tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Nhật Bản tại Đồng Nai Chương 3 : các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực 5 PHẦN NỘI DUNG CHÍNH CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH ĐỒNG NAI 1.1. Vị trí địa lý tỉnh Đồng Nai Đồng Nai là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ nước Việt Nam, có diện tích 5.903.940 km2, chiếm 1,76% diện tích tự nhiên cả nước và chiếm 25,5% diện tích tự nhiên của vùng Đông Nam Bộ. Dân số khoảng 2,56 triệu người, trong đó: dân số khu vực thành thị 33,23%, khu vực nông thôn 66,73%;Tỉnh có 11 đơn vị hành chính trực thuộc gồm: Thành phố Biên Hòa - là trung tâm chính trị kinh tế văn hóa của tỉnh; thị xã Long Khánh và 9 huyện: Long Thành; Nhơn Trạch; Trảng Bom; Thống Nhất; Cẩm Mỹ; Vĩnh Cửu; Xuân Lộc; Định Quán; Tân Phú. Đồng Nai là một tỉnh nằm trong vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam, tỉnh tiếp giáp với các vùng sau: Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận, Phía Đông Bắc giáp tỉnh Lâm Đồng, Phía Tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh, Phía Tây Bắc giáp tỉnh Bình Dương và Bình Phước, Phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đồng Nai có hệ thống giao thông thuận tiện với nhiều tuyến giao thông huyết mạch quốc gia đi qua như: quốc lộ 1A, quốc lộ 20, quốc lộ 51; tuyến đường sắt Bắc - Nam; gần cảng Sài Gòn, gần sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, cụm Cảng Thị Vải - Vũng Tàu … đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế trong vùng cũng như giao thương với cả nước đồng thời có vai trò gắn kết vùng Đông Nam Bộ với Tây Nguyên. Hiện tại chính phủ đã khởi công xây dựng các dự án giao thông liên kết vùng: Đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây; Nâng cấp Quốc Lộ 51 Biên Hòa - Vũng Tàu; và đang có kế hoạch triển khai đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng quan trọng : - Sân bay quốc tế Long Thành 100 triệu khách/năm và 5 triệu tấn hàng /năm. - Cảng nước sâu Phước An, trọng tải tàu 60.000 DWT. Cụm cảng biển nhóm V huyện Nhơn Trạch trọng tải tàu 30.000 DWT. - Tuyến đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu 6 - Đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu - Dự án cầu đường từ Quận 9 TP.HCM sang Nhơn Trạch, Đồng Nai. - Các tuyến đường Vành đai 3, 4 nối các địa phương vùng kinh tế trọng điểm. 1.2. Điều kiện tự nhiên – kinh tế chính trị xã hội Đồng Nai Về khí hậu, thổ nhƣỡng: - Đồng Nai nằm trong vùng nhiệt đới có gió mùa, khí hậu ôn hòa, ít bão lụt và thiên tai, nhiệt độ bình quân hàng năm 25-260C, gồm 2 mùa mưa nắng, lượng mưa tương đối cao khoảng 1.500mm - 2.700mm, độ ẩm trung bình 82%. - Đồng Nai có địa hình vùng đồng bằng và bình nguyên với những núi sót rải rác, có xu hướng thấp dần theo hướng Bắc Nam, chủ yếu là địa hình đồng bằng, địa hình đồi lượn sóng, địa hình núi thấp, tương đối bằng phẳng, có 82,09% đất có độ dốc < 8 0, kết cấu đất có độ cứng chịu nén tốt (trên 2kg/cm2), thuận lợi cho việc đầu tư phát triển công nghiệp và xây dựng công trình với chi phí thấp. Tài nguyên: - Nguồn nước mặt và nước ngầm rất phong phú đủ cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt trong tỉnh và khu vực. Trong đó: + Nước mặt: được cung cấp bởi các sông lớn thuộc hệ thống sông Đồng Nai gồm dòng chính sông Đồng Nai, sông La Ngà, ... Tổng lượng nước 25,8 tỉ m3/năm, mùa mưa chiếm từ 85-90%, mùa khô từ 10-15%. + Nước dưới đất: Tổng trữ lượng khai thác nước dưới đất khoảng 4,9 triệu m3/ngày, trong đó trữ lượng động là 4,1 triệu m3, trữ lượng tĩnh 0,8 triệu m3. - Khoáng sản : Đồng Nai có tài nguyên phong phú và đa dạng, nhất khoáng sản phi kim loại, trong đó chủ yếu là đá xây dựng và đá ốp lát, sét gạch ngói, thạch anh, cát xây dựng, vật liệu san lấp, sét kaolin, puzlan, Laterit, đất phún… đáp ứng nguồn cung ứng vật liệu xây dựng cho công trình hoặc cơ sở chế biến các sản phẩm liên quan. Nguồn nhân lực: - Đồng Nai có tháp dân số trẻ, dân số trong độ tuổi lao động 65,54% (Khoảng 1,63 triệu lao động), lực lượng lao động có trình độ văn hoá khá, quen với tác 7 phong công nghiệp, cần cù và cầu tiến. Tỷ lệ lao động được đào tạo trên tổng số lao động đang làm việc khoảng 53%. - Năm 2010, tổng số học sinh toàn tỉnh đang theo học tại các bậc giáo dục phổ thông là 523.500 học sinh; Số sinh viên Đại học, cao đẳng đạt tỷ lệ 220 người /vạn dân. - Số lượng các trường, đơn vị dạy nghề trên địa bàn tỉnh trên 100 cơ sở, trong đó 4 trường Đại học, 8 trường Cao đẳng, 16 Trường Trung cấp nghề, 73 Trung tâm và đơn vị dạy nghề. Nhiều trường mới đang được thành lập nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực chất lượng cao của xã hội và doanh nghiệp. Tình hình phát triển kinh tế: tăng trưởng kinh tếTốc độ tăng trưởng GDP bình quân của tỉnh Đồng Nai giai đoạn giai đoạn 2006-2010 là 13,2%; và giai đoạn 2011-2015 dự kiến tăng từ 13-14%/năm. GDP bình quân đầu người năm 2010 tương đương 1.630 USD.Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, đến năm 2010 ngành công nghiệp xây dựng chiếm 57,2%; ngành dịch vụ chiếm 34,1%; ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 8,7%.[20] 1.3. Một số khu công nghiệp ở Đồng Nai. 1.3.1. Khu công nghiệp trên địa bàn TP Biên Hòa 1.3.1.1. Khu công nghiệp Amata Khu công nghiệp Amata thuộc tỉnh Đồng Nai. Nằm trên đầu mối giao thông quan trọng của khu vực kinh tế trọng điểm phía nam có nhiều điều kiện thuận lợi cả về đường bộ, đường thủy và hàng không để thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội. Khu công nghiệp Amata Biên Hòa là liên doanh giữa tập đoàn Amata của Thái Lan với doanh nghiệp phát triển khu công nghiệp Biên Hòa(sonadezi) của tỉnh Đồng Nai, đi vào hoạt động từ năm 1995, với vốn đầu tư ban đầu là 17 triệu dollars Mỹ, Việt Nam góp 30% vốn, chuyên xây dựng hạ tầng kỹ thuật cho các doanh nghiệp thuê cơ sở hạ tầng.Được chính phủ phê duyệt xây dựng cơ sở hạ tầng trên 129ha. Khu công nghiệp Amata là một trong số ít các khu công nghiệp được chính phủ cấp phép mở rộng quy mô lần 2. Hiện nay quy mô, diện tích điều chỉnh và mở rộng quy hoạch: 494.68ha bao gồm:Giai đoạn I và II 393,12ha; Giai đoạn II mở rộng lần 1: 46,12ha và Giai đoạn II mở rộng lần 2: 55,44ha 8 Hiện nay, với tổng diện tích 361ha, khu công nghiệp Amata, tỉnh Đồng Nai đang thu hút đầu tư nhiều ngành nghề như: Máy vi tính và phụ kiện; Thực phẩm, chế biến thực phẩm; chế tạo, lắp ráp điện, cơ khí, điện tử; Sản phẩm da, dệt, may mặc, len,giầy dép; Hàng nữ trang, mỹ nghệ, mỹ phẩm; dụng cụ thể thao, đồ chơi; Sản phẩm nhựa, bao bì; Sản phẩm từ cao su, gốm sứ, thủy tinh; Kết cấu kim loại; Vật liệu xây dựng; Sản xuất phụ tùng, chế tạo ô tô; Dược phẩm nông dược thuốc diệt côn trùng; Hóa chất, sợi Pe, hạt nhựa, bột màu công nghiệp,… Đây là khu công nghiệp có hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng hiện đại, đồng bộ nhất hiện nay ở Đồng Nai. Cụ thể là trong nhiều năm qua ngành Giao thông Vận tải đã không ngừng phấn đấu, từng bước xây dựng hệ thống giao thông, phục vụ kịp thời nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và khu vực. Ban quản lý khu công nghiệp Amata Biên Hòa vừa quyết định đầu tư thêm 25 triệu USD để xây dựng các công trình phúc lợi công cộng, các công trình tiện ích. Đây là 1 trong 10 khu công nghiệp đầu tiên của Đồng Nai được phép mở rộng giai đoạn 2 nhằm thu hút và đáp ứng tốt hơn nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp nước ngòai. Và hiện tại đã có hơn 100 dự án FDI thuê đất của khu công nghiệp Amata Biên Hòa với tổng số vốn đầu tư khoảng 1 tỷ USD thu hút hơn 16.000 lao động. Phần lớn các dự án FDI thuê đất đến từ Nhật Bản và cộng Hòa Pháp có trình độ công nghệ cao ít gây ô nhiễm môi trường. Sau gần 10 năm đi vào hoạt động, khu công nghiệp amata Biên Hòa đã thu hút 40 dự án đầu tư nước ngoài với tổng số vốn hơn 300 triệu USD. Doanh thu của khu công nghiệp amata Biên Hòa thời gian qua đã đạt hơn 20 triệu USD, lãi 2,3 triệu USD, nộp vào ngân sách nhà nước 22,5 tỷ đồng. Và hiện nay đang có rất nhiều dự án chuẩn bị đầu tư vào khu công nghiệp này. 1.3.1.2. Khu công nghiệp Biên Hòa II: Khu công nghiệp Biên Hòa II thụôc tỉnh Đồng Nai. Được thành lập năm 1995, Khu công nghiệp Biên Hòa II là một trong những bước đi tiên phong trong việc phát triển khu công nghiệp ở khu vực Đồng Nai cũng như ở Việt Nam của doanh nghiệp Phát triển Khu công nghiệp Biên Hòa (sonadezi Biên Hòa). Khu công nghiệp Biên Hòa II nằm trên quốc lộ 1A thuộc phường Long Bình- TP Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai. Nằm giáp trung tâm siêu thị Big C. Nằm tại vị trí thuận lợi như phía tây bắc giáp quốc lộ 1, Phía đông bắc giáp quốc lộ 15A, phía tây nam giáp 9 quốc lộ 51 (điểm giao lộ giữa Đồng Nai – TP Hồ Chí Minh – Vũng Tàu) và được trang bị hệ thống đồng bộ. Khu công nghiệp Biên Hòa II đã thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư đến Đồng Nai. Kết quả là khu công nghiệp này đã được lấp đầy năm 2002 với 116 dự án đầu tư với tổng số vốn đầu tư trị giá lên đến 1,3 tỷ USD. Hiện nay, khu công nghiệp Biên Hòa II, tỉnh Đồng Nai đang thu hút đầu tư nhiều ngành nghề như: Cơ khí; Điện, điện tử; Gia công may mặc, dệt; Giày da, chế biến cao su; Đồ gỗ gia dụng; Thực phẩm; sản xuất lắp ráp các thiết bị phụ tùng thay thế; Vật liệu Xây dựng; Chế tác đồ trang sức; Hóa Dược, hóa chất và liên quan đến hóa chất; Kinh doanh dịch vụ kho bãi …. 1.3.1.3. Khu công nghiệp LOTECO: Doanh nghiệp phát triển Khu Công Nghiệp Long Bình (LOTECO) là một Liên Doanh giữa tập đoàn thương mại và đầu tư Nhật Bản (SOJITZ) và Doanh nghiệp Thái Sơn, một doanh nghiệp chuyên kinh doanh Bất Động Sản trực thuộc Bộ Quốc Phòng (THASIMEX). Tổng vốn đầu tư ban đầu cuả Liên Doanh là 41 triệu USD với vốn pháp định là 12,5 triệu USD, trong đó đối tác Nhật Bản góp 60% và đối tác Việt Nam góp 40%. Khu Công Nghiệp Long Bình (LOTECO) được thành lập vào ngày 10 tháng 4 năm 1996 với mục đích phát triển Khu công nghiệp và khu chế xuất tại thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai, Việt Nam. Hiện nay 100% diện tích đất đã được lấp kín (cho thuê). Tổng diện tích phát triển là 200ha ( bao gồm 13 ha khu chế xuất) được chia làm 2 giai đoạn bao gồm: giai đoạn 1: 100ha trong đó 43,75ha thụôc về Khu Chế Xuất và giai đoạn 2: 100ha được triển khai vào cuối năm 2007. Đường giao thông nội bộ và hệ thống cấp thoát nước hoàn chỉnh .Có nhà máy cấp phát điện từ Nhà máy điện công suất 3,2 MW và từ điện lưới quốc gia qua trạm biến áp 40 MVA. Hiện nay, với diện tích 200ha, Khu công nghiệp Long Bình (LOTECO) tỉnh Đồng Nai đang thu hút đầu tư nhiều ngành nghề như:Cơ khí, Điện, Điện tử;Dệt; May mặc; Da; Giày; Thực phẩm; Dược phẩm; Hóa chất; Mỹ nghệ, Mỹ phẩm; Dụng cụ thể thao; Thiết bị y tế; Sản phẩm nhựa; Sản phẩm gốm, sứ, thủy tinh, pha lê; Vật liệu xây dựng; Bao bì; Công nghiệp giấy (không có công đoạn sản xuất bột giấy). Khu Công Nghiệp 10 Long Bình (LOTECO) là một điểm đến lý tưởng của các nhà đầu tư không chỉ vì nơi đây có điều kiện thuận lợi về giao thông 1.3.1.4. Khu công nghiệp Biên Hòa 1: Được chính phủ cấp phép xây dựng từ năm 2000, do Doanh nghiệp Phát triển khu công nghiệp Biên Hòa (Sonadezi) tiến hành đầu tư xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng. Với tổng diện tích 335 ha. Hiện đã cho thuê tỉ lệ đất đạt 100% Hệ thống đường giao thông nội bộ và hệ thống cấp thoát nước đang được xây dụng hoàn chỉnh. Hiện nay hệ thống cấp nước của khu công nghiệp đáp ứng đủ nhu cầu (hiện tại 25.000 m3/ngày). Có hệ thống cấp điện từ điện lưới quốc gia qua trạm biến áp 2x40 MVA. Nước thải được xử lý tại Nhà máy xử lý nước thải tập trung khu công nghiệp Biên Hòa II với công suất hiện tại 4.000 m3/ngày (công suất thiết kế 8.000m3/ngày).Hiện nay, với diện tích hơn 300ha, Khu Công Nghiệp Biên Hòa I tỉnh Đồng Nai đang thu hút đầu tư nhiều ngành nghề như :Vật liệu xây dựng; Điện, Điện tử; Kim khí; Dệt may; Thuỷ tinh; Ván ép; Cao su chất dẻo; Thực phẩm; Hóa phẩm; Giấy; Sơn. 1.3.1.5. Khu công nghiệp Agtex Long Bình: Khu công nghiệp Agtex Long Bình do Doanh nghiệp 28 chịu trách nhiệm xây dựng, đi vào hoạt động từ 26/06/2007, với vốn đầu tư ban đầu là 17 triệu dollars Mỹ, Việt Nam góp 30% vốn, chuyên xây dựng hạ tầng kỹ thuật cho các doanh nghiệp thuê cơ sở hạ tầng.Được chính phủ phê duyệt xây dựng cơ sở hạ tầng trên 43ha. Đang trong giai đoạn xây dựng và phát triển hạ tầng (88%). Các ngành nghề thu hút đầu tư: Vật liệu xây dựng (bêtông đúc, gạch, tấm lợp); Đóng giày; Dệt (không nhuộm); Cơ khí; Điện tử; Sản xuất đồ gỗ; Thiết bị nội thất; Bao bì các loại. 1.3.2. Các khu công nghiệp trên địa bàn huyện Nhơn Trạch Tính đến năm 2012 trên địa bàn tỉnh Nhơ Trạch đã được chính phủ cấp phép xây dựng 8 khu công nghiệp bao gồm: Khu công nghiệp Nhơn Trạch I; Khu công nghiệp Nhơn Trạch II; Khu công nghiệp Nhơn Trạch III; Khu công nghiệp Nhơn Trạch V; Khu công nghiệp Nhơn Trạch II – Nhơn Phú; Khu công nghiệp Nhơn Trạch II Lộc 11 Khang; Khu công nghiệp Dệt may Nhơn Trạch; Khu công nghiệp Nhơn Trạch Ông Kèo. Các khu công nghiệp trên địa bàn huyện Nhơn Trạch với tổng diện tích đất được cấp phép xây dựng trên 1400ha từ 1997-2003, tuy nhiên hiện nay các khu công nghiệp này còn đang trong giai đoạn xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng. Các khu công nghiệp có vị trí địa lý khá thuận lợi phù hợp cho việc phát triển. Tuy nhiên hiện nay tỷ lệ đất đã cho thuê tại khu vực còn thấp, cơ sở vật chất hạ tầng còn chưa đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp muốn đến địa bàn đầu tư. Điều kiện thuận lợi của các khu công nghiệp trên địa bàn Nhơn Trạch: - Cảng Phú Mỹ khoảng 22km (Đảm bảo cho tàu 72.000 tấn cập bến và bốc dỡ container và các thiết bị máy móc quá khổ, quá tải). Cảng Gò Dầu khoảng 15km (Đảm bảo cho tàu 15.000 tấn cập bến và bốc dỡ container, hàng hóa và các thiết bị máy móc) - Khu công nghiệp Nhơn Trạch 1 nằm ở trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Thành phố Hồ Chí Minh-Biên Hòa-Vũng Tàu. Đây là địa điểm rất thuận lợi với chi phí thấp nhất để cung cấp hàng hóa cho 3 khu vực tiêu thụ lớn của Việt Nam là: Thành phố Vũng Tàu có dân số 2.000.000 người (cách 60km), Thành phố Biên Hòa có dân số 900.000 người (cách 40km), Thành phố Hồ Chí Minh có dân số 5.000.000 người (cách 60km) và đây cũng là vị trí thuận lợi để cung cấp hàng hóa đi mọi nơi trên đất nước Việt Nam, các nước trong khu vực và trên thế giới.Do Khu công nghiệp nằm trong thành phố mới đang hình thành và phát triển nên lực lượng lao động ở đây rất dồi dào với mức lương trung bình đối với lao động phổ thông từ 70- 100USD/ tháng. - Ngoài ra khu vực dân cư xung quanh Khu công nghiệp Nhơn Trạch hoàn toàn có thể đáp ứng đầy đủ công nhân cho các dự án đầu tư vào khu công nghiệp.Các doanh nghiệp khu công nghiệp áp dụng mức thuế suất thu nhập doanh nghiệp là 20% trong 10 năm kể từ khi bắt đầu sản xuất kinh doanh và 28% trong các năm tiếp theo. Các doanh nghiệp Khu công nghiệp được miễn thuế 02 năm và giảm 50% cho 03 năm tiếp theo kể từ khi có thu nhập chịu thuế. Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài: Lợi nhuận mà nhà đầu tư nước ngoài thu được do đầu tư tại VN, nếu chuyển ra nước ngoài hoặc giữ lại ngoài Việt Nam đều không phải nộp thuế cho phần lợi nhuận này (Thông tư số 26/2004/TT-BTC ngày 31/03/2004 của Bộ Tài Chính). Doanh nghiệp được miễn thuế nhập khẩu và thuế VAT đối với hàng hoá nhập khẩu để tạo tài sản cố định gồm: Thiết bị máy móc, vật tư XD mà trong nước chưa sản xuất được; Phương tiện vận tải chuyên 12 dùng nằm trong dây chuyền công nghệ; phương tiện vận chuyển đưa đón công nhân gồm xe ô tô từ 24 chỗ ngồi trở lên và các linh kiện, chi tiết, bộ phận rời, phụ kiện, phụ tùng…. đi kèm; Nguyên liệu vật tư nhập khầu dùng để chế tạo thiết bị, máy móc trong dây chuyền sản xuất hoặc chế tạo linh kiện, chi tiết, bộ phận rời…đi kèm với thiết bị máy móc. Dự án Sản xuất linh kiện, phụ tùng cơ khí, điện, điện tử được miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu sản xuất trong 5 năm kể từ khi bắt đầu sản xuất. Đối với nguyên liệu, vật tư, bộ phận rời phục vụ gia công hàng xuất khẩu cho phía nước ngòai theo hợp đồng gia công đã ký kết thì được miễn thuế nhập khẩu. Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu được tạm chưa nộp thuế nhập khẩu trong thời gian quy định tại luật Thuế nhập khẩu và khi xuất khẩu thành phẩm được hoàn thuế nhập khẩu số nguyên liệu, vật tư đã nhập theo tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ thành phẩm xuất khẩu. Trong thời gian tạm chưa nộp thuế nhập khẩu được tạm chưa nộp thuế VAT. Bán sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu bán cho các doanh nghiệp khác để trực tiếp sản xuất ra sản phẩm xuất khẩu được hoàn thuế nhập khẩu, thuế VAT tương ứng với số sản phẩm đã xuất khẩu Vị trí địa lý Khu công nghiệp trên địa bàn Nhơn Trạch bao gồm: Đường bộ là khu công nghiệp Nhơn Trạch nằm ở trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm Thành phố Hồ Chí Minh - Biên Hòa - Vũng Tàu, thuận lợi về vận chuyển đường bộ và đường thủy. Khoảng cách từ Khu công nghiệp Nhơn Trạch I tới TP. Hồ Chí Minh là khoảng 60 Km, tới Thành phố Biên Hoà là 40km, tới Thành phố Vũng Tàu là 60km. Trong tương lai khi dự án đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây đi vào hoạt động thì khoảng cách từ Khu công nghiệp Nhơn Trạch tới Thành phố Hồ Chí Minh được rút ngắn chỉ còn khoảng 25km.; Đường thủy: Huyện Nhơn Trạch 1 cách: Cảng Sài Gòn 48 km; Cảng Vũng Tàu 60km; Cảng Phú Mỹ 22km (Đảm bảo cho tàu 72.000 tấn cập bến và bốc dỡ container và các thiết bị máy móc quá khổ, quá tải); Cảng Gò Dầu 15km (Đảm bảo cho tàu 15.000 tấn cập bến và bốc dỡ container, hàng hóa và các thiết bị máy móc) Trong tương lai hệ thống giao thông trên địa bàn tỉnh sẽ tiếp tục được nâng cấp, mở rộng và đầu tư mới như trục đường bộ các nước khu vực Đông Nam Á, đường cao tốc nối TP. Hồ Chí Minh với Bà Rịa - Vũng Tàu, hệ thống đường sắt Biên Hòa - Vũng 13 Tàu, kế hoạch nối mạng đường sắt Singapore - Côn Minh (Trung quốc) có 50 km chạy qua Đồng Nai để hòa vào mạng lưới đường sắt Bắc - Nam được cải tạo theo tiêu chuẩn quốc tế. 1.4 Tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp vốn đấu tƣ nƣớc ngoài tại các khu công nghiệp tại Đồng Nai Tỉnh Đồng Nai là địa phương đi đầu trong cả nước về xây dựng và phát triển Khu công nghiệp. Các Khu công nghiệp của Đồng Nai phát triển mạnh cả về số lượng, khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài lẫn diện tích đất cho thuê. Đồng Nai, nơi thu hút FDI hàng đầu của cả nước. Từ nhiều năm nay, Đồng Nai là địa phương nằm trong nhóm các tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Trong giai đoạn 2006-2010, nguồn vốn FDI vào Đồng Nai tiếp tục tăng mạnh, góp phần đưa tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn phát triển nhanh Đồng Nai cũng là một trong số ít địa phương thu hút được nhiều dự án có qui mô vốn trên 100 triệu USD (Formosa – Đài Loan, Vedan – Singapore & Đài Loan, Hualon – Malaysia & Đài Loan, Fujitsu – Nhật Bản …). Vốn đầu tư nước ngoài đã thật sự trở thành nguồn lực quan trọng để đầu tư phát triển sản xuất, tạo nguồn thu ngân sách lớn, góp phần phát triển kinh tế địa phương, nhất là đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Nhiều chương trình xúc tiến thương mại, đầu tư trong và ngoài nước đã được lãnh đạo tỉnh Đồng Nai tổ chức thực hiện đạt hiệu quả cao, tạo tiền đề thu hút đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị trường quốc tế. Bên cạnh đó, các loại hình dịch vụ bưu chính, viễn thông, vận tải, du lịch, tài chính – tín dụng, … cũng được đầu tư kịp thời. Năm 2007 Việt Nam gia nhập tổ chức WTO kết quả là năm 2008 là năm các doanh nghiệp ồ ạt đầu tư vào Việt Nam các dự án đầu tư vào các khu công nghiệp Việt Nam đã tăng từ mức vài triệu USD năm 1991 lên khoảng 10 tỷ vào năm 2000 và 41 tỷ vào năm 2008. Các nhà đầu tư dần chú trọng đầu tư vào Việt Nam. Tuy nhiên vào những năm gần đây sự đầu tư đang có dấu hiệu chững lại. Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và đầu tư), ước tính tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) cả nước trong 6 tháng đầu năm nay đạt gần 6,4 tỷ USD, giảm hơn 27% so với cùng kỳ năm trước. Vốn FDI cũng giảm cả về số lượng dự án lẫn vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước (giảm 25%). 14 Trong báo cáo kết quả khảo sát tình hình hoạt động của các doanh nghiệp của Nhật Bản tại Việt Nam của ông Đỗ Nhất Hoàng, Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài, các dự án đầu tư vào Việt Nam được phân bổ trên 63 tỉnh, thành phố của Việt Nam, trong đó tập trung số lượng dự án và tổng vốn đầu tư lớn vào thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu, Hà Nội, Đồng Nai và Bình Dương. Trong số các nhà đầu tư tại Việt Nam, Nhật Bản đang là đối tác dẫn đầu cả về số lượng dự án và quy mô vốn đầu tư tiếp theo là Hàn Quốc, Đài Loan và Singapore.[1] Về lĩnh vực hoạt động, số lượng lớn dự án chủ yếu thuộc các lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, xây dựng, thông tin và truyền thông, nông lâm nghiệp, thủy sản, khoa học công nghệ. Tình hình đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Việt Nam tính đến ngày 20 tháng 9 năm 2012, Nhật Bản có 1.758 dự án đầu tư trực tiếp còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký 28,6 tỷ USD đứng thứ nhất trên 96 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Riêng 9 tháng đầu năm 2012, tổng số dự án đầu tư đăng ký của Nhật Bản tại Việt Nam là 203 dự án với tổng vốn đăng ký cấp mới là 3,7 tỷ USD. Bên cạnh đó có 82 dự án tăng vốn với số vốn tăng thêm gần 955 triệu USD. Như vậy tính cả vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm của các dự án đầu tư Nhật Bản là 4,67 tỷ USD Tại Đồng Nai trong 06 tháng đầu năm 2012 tại 31 khu công nghiệp tỉnh Đồng Nai có thêm 30 dự án vốn đầu tư mới, trong đó có 25 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng số vốn đăng ký 565,8 triệu USD,điều chỉnh tăng vốn của 31 dự án với tổng số vốn tăng là 317,19 triệu USD và 616,51 tỷ đồng. Kết quả thu hút đầu tư FDI trong 06 tháng đầu năm 2012 đạt 882,99 triệu USD đạt 103% so với kế hoạch năm.(850 triệu USD). Dự án lớn nhất có tổng vốn đầu tư lên đến 441 triệu USD trên diện tích 55 hécta của Doanh nghiệp TNHH sản xuất toàn cầu Lixil Việt Nam (Nhật Bản) chuyên sản xuất sản phẩm phục vụ trong ngành xây dựng tại khu công nghiệp Long Đức (Long Thành). Ngoài ra, còn có các dự án quy mô tương đối lớn từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Hà Lan… như dự án của Doanh nghiệp cổ phần Quang Hưng Plus (Liên doanh Việt - Nhật) có vốn 10 triệu USD; dự án của Doanh nghiệp TNHH thực phẩm House Việt Nam (Nhật Bản) có vốn 14 triệu USD; dự án của Doanh nghiệp TNHH công nghiệp thực phẩm Viễn Dương (Cộng hòa Seychelles nằm ở châu Phi) có vốn 5 triệu USD, Hisamitsu (Nhật Bản) với gần 18 triệu USD, Akzo Nobel (Hà Lan) với vốn đầu tư 12 triệu USD… 15 Tỉnh Đồng Nai hiện có hơn 1.000 dự án còn hiệu lực của các nhà đầu tư đến từ 32 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng vốn đăng ký trên 18,29 tỷ USD. Các dự án FDI đã tạo việc làm cho khoảng 350.000 lao động. Trong giai đoạn từ 2006 - 2010, Đồng Nai cấp mới 470 giấy chứng nhận FDI có tổng vốn đăng ký lên đến hàng tỷ USD, tăng bình quân hàng năm 32%. Hiện nay, Đồng Nai có 30 khu công nghiệp được cấp phép hoạt động và đã cho thuê trên 60% diện tích đất. Tính đến 2012 tại Đồng Nai có 36 quốc gia và vùng lãnh thổ hoạt động đầu tư với tổng số 1.177 dự án còn hiệu lực trong đó có 858 dự án có vốn đầu tư nước ngoài với tỏng số vốn đầu tư 14.426,80 triệu USD. Với tỷ lệ triển khai thực hiện khá tốt 707 dự án hoạt động với tổng số vốn hơn 12.000 triệu USD; 22 dự án đang xây dựng với tổng số vốn hơn 500,00 triệu USD; 63 dự án chưa triển khai xây dựng ; 66 dự án ngưng hoạt động. Hiện tại, các doanh nghiệp có vốn FDI đã trở thành một bộ phận không thể tách rời trong cơ cấu kinh tế của tỉnh, chiếm 41% cơ cấu kinh tế, 60% giá trị sản lượng công nghiệp và 90% kim ngạch xuất khẩu. Thu hút vốn FDI đã bổ sung nguồn vốn và công nghệ rất quan trọng cho phát triển, tạo điều kiện tiếp cận thị trường thế giới, thúc đẩy chuyển giao công nghệ, góp phần tăng trưởng GDP, tăng thu ngân sách nhà nước. Trong thu hút vốn FDI của Đồng Nai 5 năm qua là sự dịch chuyển về ngành nghề và loại hình. Đồng Nai đã chủ trương nâng một bước về chất lượng thu hút các dự án FDI, tập trung thu hút những dự án thuộc lĩnh vực dịch vụ, dự án có công nghệ cao và thân thiện với môi trường. Cụ thể, năm 2006, thu hút dự án nhà ở, dịch vụ, công nghệ cao chiếm 29% tổng vốn đăng ký mới; đến năm 2008, số dự án này chiếm 84% và năm 2009 chiếm 87,6%. Trong 5 năm qua, nhiều doanh nghiệp FDI cũng đánh giá cao sự hỗ trợ của chính quyền tỉnh Đồng Nai trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư sản xuất kinh doanh, nhất là về các lĩnh vực: cấp phép đầu tư, hỗ trợ triển khai thực hiện dự án, hỗ trợ triển khai các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Với khẩu hiệu hành động: “Chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp” và “Chính quyền đối thoại với doanh nghiệp”, tỉnh đã thể hiện ý chí trong thu hút và nuôi dưỡng sự phát triển các doanh nghiệp FDI trên địa bàn. Chủ trương “Chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp” được thể hiện rõ qua việc rút ngắn thời gian thực hiện thủ tục hành chính, như việc cấp giấy phép đầu tư từ 15 ngày được rút ngắn chỉ còn 3 - 5 ngày, cá biệt có một số dự án được cấp phép trong 1 ngày; cấp giấy chứng chỉ C/O Form D 16 trong 2 giờ... Theo ý kiến chung của các nhà đầu tư, phần lớn các doanh nghiệp FDI có kế hoạch kinh doanh lâu dài tại Đồng Nai, trong quá trình hoạt động có trên 90% doanh nghiệp tăng vốn. Điều này cho thấy, các nhà đầu tư thật sự tin tưởng chính sách thu hút vốn FDI của Đồng Nai.[20] Qua các số liệu trên cho ta thấy tuy nền kinh tế thế giới đang gặp phải nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế thì nền kinh tế Việt Nam nhất là tại Đồng Nai vẫn là một điểm đến lý tưởng được nhiều nhà đầu tư lựa chọn. Hiện nay, việc mở rộng sản xuất hay phát triển đầu tư trong nền kinh tế còn nhiều biến động là điều làm các nhà đầu tư phải trăn trở rất lớn. Nhận xét về nguyên nhân việc các doanh nghiệp nước ngoài quyết định đầu tư vào các Khu công nghiệp Đồng Nai dù tình hình kinh tế thế giới vẫn còn nhiều khó khăn, khách quan là do kinh tế thế giới đã khó khăn mấy năm qua, hoạt động đầu tư của DN nước ngoài cũng đã chựng lại khá lâu và giai đoạn này, họ nghĩ đến việc tái đầu tư mở rộng, đặc biệt với nhiều quốc gia châu Á như Nhật hay Hàn Quốc…Về phía chủ quan, Đồng Nai ngày càng làm tốt hơn công tác xúc tiến đầu tư và cung cấp thông tin, thể hiện qua sự chủ động, linh hoạt thông qua các hoạt động xúc tiến trực tiếp trong và ngoài nước. Mới đây nhất, chuyến đi xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản của tỉnh cũng gặt hái khá nhiều thành công. Theo Diza (Ban quản lý khu công nghiệp), thời điểm này và về sau là lúc thay đổi quyết liệt về quan điểm xúc tiến đầu tư và định hướng thu hút vốn FDI của tỉnh. Theo đó, đối tượng lựa chọn để xúc tiến đầu tư trong các năm tới sẽ là các DN thuộc các nước và vùng lãnh thổ tiềm năng như Nhật Bản, Mỹ, châu Âu, các nước công nghiệp mới (NICs)… Mặt khác, cũng có sự thay đổi trong cơ cấu các ngành nghề kêu gọi đầu tư. Đồng Nai sẽ không đặt mục tiêu kêu gọi các dự án có vốn lớn nhằm “lấp đầy” các Khu công nghiệp mà chú trọng vào chất lượng dự án, ưu tiên các ngành nghề thuộc nhóm công nghệ kỹ thuật cao, điện - điện tử, công nghiệp hỗ trợ… Dù trên bình diện chung của cả nước, thu hút FDI có giảm, song ở những địa bàn nhiều lợi thế về vị trí, kinh nghiệm vận động đầu tư… như Đồng Nai, vốn FDI thu hút vào các khu công nghiệp vẫn tăng. Tiểu kết : Đồng Nai với điều kiện thuận lợi không chỉ về kinh tế văn hóa xã hội mà còn có sự chỉ đạo đúng đắn của các cấp lãnh đạo thể hiện rõ rệt qua các chính sách ủng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan