Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tìm hiểu thực tế quản lý trang thiết bị y tế tại khoa ngoại tiết niệu bệnh viện ...

Tài liệu Tìm hiểu thực tế quản lý trang thiết bị y tế tại khoa ngoại tiết niệu bệnh viện trung ương thái nguyên

.PDF
21
1
71

Mô tả:

BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG BÁO CÁO THU HOẠCH Chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sỹ chính (hạng II) TÌM HIỂU THỰC TẾ QUẢN LÝ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ TẠI KHOA NGOẠI TIẾT NIỆU BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN Họ và tên : LIỄU HẢI ĐÔNG Đơn vị công tác : Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên Thái Nguyên, tháng 07 năm 2021 BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG BÁO CÁO THU HOẠCH Chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp bác sỹ chính (hạng II) TÌM HIỂU THỰC TẾ QUẢN LÝ TRANG THIẾT BỊ Y TẾ TẠI KHOA NGOẠI TIẾT NIỆU BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN Họ và tên : LIỄU HẢI ĐÔNG Đơn vị công tác : Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên Thái Nguyên, tháng 07 năm 2021 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CBVC : Cán bộ viên chức KCB : Khám chữa bệnh TTB : Trang thiết bị TTBYT : Trang thiết bị y tế MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1 MỤC TIÊU ....................................................................................................... 2 1. Mục tiêu chung ............................................................................................. 2 2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................. 2 NỘI DUNG....................................................................................................... 3 1. Cơ sở lý luận về quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện ............................. 3 1.1. Khái niệm và đặc điểm về trang thiết bị y tế ............................................. 3 1.2. Cơ sở lý luận về quản lý trang trang thiết bị y tế trong bệnh viện ............ 4 2. Thực trạng quản lý và sử dụng trang thiết bị y tế tại khoa Ngoại Tiết niệu, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên ............................................................... 8 2.1. Thông tin chung về khoa Ngoại Tiết niệu, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.............................................................................................................. 8 2.2. Thực trạng TTBYT Khoa Ngoại Tiết niệu Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.............................................................................................................. 9 2.3. Những nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác quản lý, sử dụng trang thiết bị y tế .............................................................................................................. 12 2.4. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, sử dụng trang thiết bị y tế tại khoa Khoa Ngoại Tiết niệu Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên............................................................................................................ 13 KẾT LUẬN .................................................................................................... 15 KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 16 ĐẶT VẤN ĐỀ Chăm sóc sức khỏe luôn được Đảng và Nhà nước coi là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu, là nội dung quan trọng nhất của chiến lược phát triển con người. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển nhanh chóng,hướng tới Bệnh viện hạng đặc biệt của bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, Khoa Ngoại Tiết niệu được quan tâm đầu tư nhiều mặt đặc biệt về trang thiết bị y tế (TTBYT) nên đã đạt được nhiều kết quả tốt trong công tác khám chữa bệnh (KCB), chăm sóc sức khỏe nhân dân. Trang thiết bị y tế (TTBYT) có vai trò quan trọng trong công tác y tế quyết định hiệu quả, chất lượng KCB. TTBYT hiện đại, được tự động hóa làm giảm các sai sót, giúp chẩn đoán sớm, chính xác, điều trị có hiệu quả các căn bệnh phức tạp, hiểm nghèo, giảm tải cho tuyến trên, mang lại lợi ích lớn cho người bệnh. Người bệnh được hưởng các dịch vụ kỹ thuật cao ngay tại bệnh viện, giảm chi phí đi lại. Tuy nhiên vẫn còn những tồn tại và thách thức về TTBYT trong thực tế hoạt động của ngành y tế nói chung và khoa Ngoại Tiết niệu Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên nói riêng. Nguồn tài chính trong khi Bệnh viện đang tự chủ về chi thường xuyên, nguồn nhân lực quản lý, sử dụng TTBYT, sự đồng bộ, kết nối trong thời đại công nghiệp 4.0 hiện nay là những vấn đề đặt ra cần giải đáp. Bên cạnh đó nhu cầu của người bệnh về chất lượng khám chữa bệnh ngày càng cao, đòi hỏi Khoa Ngoại Tiết niệu Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên cần có giải pháp để giữ tốt, dùng bền, nâng cao tuổi thọ TTBYT, giảm chi phí đầu tư, không ngừng nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ. Từ những vấn đề nêu trên tôi viết bài báo cáo thu hoạch “Tìm hiểu thực tế quản lý trang thiết bị y tế tại Khoa Ngoại Tiết niệu, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên” với mong muốn ứng dụng những kiến thức đã học được đưa ra những giải pháp về quản lý, sử dụng TTBYT tại khoa Ngoại Tiết niệu. 1 MỤC TIÊU 1. Mục tiêu chung Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý TTBYT tại khoa Ngoại Tiết niệu Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên, đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý TTBYT tại khoa Tim mạch trong thời gian tới. 2. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá thực trạng tình hình quản lý TTBYT tại khoa khoa Ngoại Tiết niệu Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện, tăng cường quản lý TTBYTtại Khoa khoa Ngoại Tiết niệu, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên trong thời gian tới. 2 NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận về quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện 1.1. Khái niệm và đặc điểm về trang thiết bị y tế 1.1.1 Khái niệm về trang thiết bị y tế Theo Thông tư số 24/2011/TT – BYT ngày 21/6/2011 của Bộ Y tế thì trang thiết bị y tế là các loại thiết bị, dụng cụ, vật tư, hoá chất, kể cả phần mềm cần thiết, được sử dụng riêng lẻ hay phối hợp với nhau phục vụ cho con người nhằm mục đích: a) Ngăn ngừa, kiểm tra, chẩn đoán, điều trị, làm giảm nhẹ bệnh tật hoặc bù đắp tổn thương; b) Kiểm tra, thay thế, sửa đổi, hỗ trợ phẫu thuật trong quá trình khám bệnh,chữa bệnh; c) Hỗ trợ hoặc duy trì sự sống d) Kiểm soát quá trình mang thai cho sản phụ: e) Tiệt trùng trong y tế (không bao gồm hoá chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong gia dụng và y tế) f) Phương tiện vận chuyển chuyên dụng phục vụ cho hoạt động y tế; * Bên cạnh đó một số tài liệu cũng cho rằng: Trang thiết bị y tế là một loại hàng hoá đặc biệt, chủng loại đa dạng, luôn được cập nhật ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ mới, thế hệ công nghệ luôn thay đổi. Quản lý TTBYT là là một ngành đặc thù, cần được sự quan tâm đúng mức về chính sách, nhân lực, kinh phí. 1.1.2. Đặc điểm trang thiết bị y tế bệnh viện Hiện nay, nhiều loại TTBYT hiện đại đang được sử dụng trong lĩnh vực khám chữa bệnh cho con người. Đó là con đẻ của việc ứng dụng khoa học công nghệ, đã giúp cho việc chẩn đoán, điều trị bệnh một cách nhanh chóng, chính xác, an toàn, hiệu quả cao. Vì vậy đã ít gây ra biến chứng cho người bệnh. Xét về phương diện tinh thần, TTBYT còn giúp cho người thầy thuốc thêm vững 3 tin và yên tâm trong công việc khám chữa bệnh, đồng thời còn giúp cho người bệnh thêm lạc quan, hy vọng hơn với việc đẩy lùi căn bệnh đang điều trị . Mỗi loại TTBYT có đặc điểm riêng và được sử dụng linh hoạt cho các đối tượng khác nhau. Đặc điểm TTBYT thể hiện: a) TTBYT là tài sản cố định có giá trị cao. Trang thiết bị hiện nay cho ngành y tế thường là hiện đại nên có giá trị cao, đắt tiền. Nó được sản xuất gắn liền với thành tựu của khoa học tiên tiến về khám chữa bệnh. b) TTBYT tại bệnh viện tuyến tỉnh thường được hình thành từ nhiều nguồn vốn khác nhau, trong đó có từ ngân sách nhà nước, các loại viện trợ, quỹ phát triển khoa học và tự mỗi đơn vị mua sắm. c) TTBYT ở Việt Nam phần lớn được nhập khẩu từ các nước có nền khoa học tiên tiến, hiện đại, đòi hỏi người sử dụng phải cập nhật và nâng cao trình độ thường xuyên. 1.2. Cơ sở lý luận về quản lý trang trang thiết bị y tế trong bệnh viện 1.2.1. Nguyên tắc quản lý TTBYT tại bệnh viện TTBYT là một loại tài sản đặc biệt, chủng loại đa dạng nên quản lý TTB cũng có những đặc trưng riêng. Cũng như các lĩnh vực kỹ thuật, chuyên môn trong ngành y tế, lĩnh vực TTBYT như trên đã trình bày thực chất là một bộ phận kỹ thuật phức tạp, đa dạng với giá trị kinh tế lớn, là một phần tài sản quý giá của ngành y tế. Vì vậy vấn đề quản lý là hết sức quan trọng và phải được quán triệt trong toàn ngành, nhất là đối với đội ngũ cán bộ quản lý của các cơ sở y tế. Nguyên tắc quản lý TTBYT tại các cơ sở y tế: - Nắm chắc tình hình tài sản TTBYT cả về số lượng, chất lượng và giá trị, trên cơ sở đó có kế hoạch mua sắm, sửa chữa, phân phối và điều hoà. - Bảo đảm việc nhập, xuất, bảo quản và dự trù trang thiết bị (TTB) theo đúng chế độ: 4 - Nhập tài sản TTB: Tất cả những tài sản mua về, nhập về đều phải tổ chức kiểm nhận nhằm đảm bảo số lượng, chất lượng, chủng loại, phải có phiếu nhận hợp lệ và phải có biên bản cụ thể khi hàng thừa, hàng thiếu. - Xuất tài sản TTB: Xuất hàng để dùng, để nhượng bán, điều chuyển , huỷ bỏ. Khi xuất phải có phiếu hợp lệ và đúng chế độ. - Bảo quản tài sản TTB: Tất cả các loại TTB dù mua hay nhận từ bất kỳ nguồn nào đều phải tổ chức kho tàng, phương tiện, người chịu trách nhiệm vào sổ theo dõi phải giữ gìn và sớm phát hiện ra mất mát, thất lạc hoặc hư hỏng, kém phẩm chất để sử lý kịp thời. - Dự trù TTB: Mọi loại tài sản TTB đều phải có một lượng dự trữ vừa đủ để nhằm đảm bảo nhiệm vụ thường xuyên của cơ sở y tế không bị ngắt quãng do cung cấp chưa kịp thời hay ngược lại dự trữ quá lớn gây ra tình trạng lãng phí. Phải thường xuyên kiểm tra, đối chiếu, kiểm kê để xác định tình hình tài sản TTB và phát hiện những sai sót trong quản lý, bảo quản TTB của cơ sở y tế: - Mục đích của kiểm kê: + Đảm bảo việc quản lý tài sản TTB được chính xác. + Đảm bảo quyết toán có căn cứ. - Nguyên tắc kiểm kê: + Khi kiểm kê phải cân, đong, đếm bằng những dụng cụ hợp pháp. + Khi kiểm kê phải xét, đánh giá tình hình tài sản TTB. + Phải đối chiếu giữa sổ sách với thực tế kiểm kê để xác định đúng mức tồn kho hoặc thừa, thiếu. + Phải giải quyết dứt điểm khi có tình trạng thừa, thiếu. Tất cả các cán bộ trong bệnh viện đều phải có trách nhiệm gìn giữ và bảo vệ TTB. Bảo vệ tài sản, TTB được coi là nghĩa vụ, là quyền lợi thiết thân của mỗi cán bộ CNVC trong đơn vị. Những người được trực tiếp phân công quản lý, sử dụng, bảo quản, vận chuyển thì phải luôn chú ý tính toán sử dụng cho thật hợp lý, hết công Suất bảo đảm cho tài sản được an toàn về số lượng và chất lượng. 5 Dựa trên những nguyên tắc cơ bản trên Bệnh viện phải thực hiện công tác quản lý TTBYT theo những quy định sau: - Hàng năm dưới sự hướng dẫn của Bộ y tế, Bệnh viện chủ động kiểm tra lại TTB và lập kế hoạch dự trù mua sắm theo thứ tự ưu tiên. - Bệnh viện phải phân công cán bộ có trách nhiệm theo dõi, quản lý TTB của từng khoa, phòng chịu trách nhiệm về thống kê, kiểm kê, báo cáo tình hình TTB hàng năm. - Xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện việc đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ quản lý nhằm nắm vững quy trình vận hành, sử dụng TTB. Trung tâm và mỗi khoa, phòng cần có sổ tài sản quản lý TTBYT, có biên bản ghi chép, kiểm kê TTBYT, có kế hoạch sửa chữa hay thanh lý những TTB bị hỏng. 1.2.2. Mục tiêu quản lý trang thiết bị y tế bệnh viện - Nhằm làm hạn chế tối đa hư hỏng, kéo dài tuổi thọ của TTBYT. - Tăng cường nâng cao chất lượng dịch vụ y tế ( đảm bảo TTBYT luôn hoạt động ổn định, chính xác và an toàn cho bệnh nhân) - Nắm chắc tình hình TTBYT và xây dựng nhu cầu TTBYT mua sắm cho năm sau, báo cáo lên cấp trên ( Bộ Y tế và Sở Y tế). - Tổ chức thực hiện việc kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ và tiến hành kiểm tra, đánh giá chất lượng TTBYT theo đúng quy định. 1.2.3. Cơ sở thực tiễn về quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện a. Những thành tựu đã đạt được: Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, trong hơn mười năm thực hiện đổi mới vừa qua. Ngành y tế đã đầu tư nâng cấp TTB cho các cơ sở thuộc các lĩnh vực: Y tế dự phòng, KCB, Y dược học cổ truyền, đào tạo nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc và TTBYT. Tại Bệnh viện, các khoa chủ yếu như: chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm sinh hoá, phòng mổ và hồi sức cấp cứu đã được trang bị một số thiết bị cơ bản 6 và hiện đại như: máy siêu âm, máy nội soi, máy xét nghiệm hoá sinh nhiều chỉ số, máy huyết học, máy thở máy theo dõi bệnh nhân ,máy chụp căt lớp vi tính, máy chụp cộng hưởng từ, can thiệp mạch …v.v... b. Những hạn chế trong quản lý trang thiết bị y tế ở Việt Nam: * Thiếu sự quan tâm đến công tác quản lý TTBYT Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ về nguồn nhân lực kỹ thuật trang thiết bị y tế tại 35 bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh, 144 bệnh viện đa khoa tuyến huyện, 66 trung tâm y tế, phòng khám đa khoa thuộc 30 tỉnh/thành phố (năm 2007) thì tỷ lệ cán bộ phụ trách về vật tư, trang thiết bị y tế rất thấp: chỉ có 6% là kỹ sư; 59% là kỹ thuật viên; còn lại 35% là các cán bộ khác (kiêm nhiệm bao gồm: bác sỹ, dược sĩ, y sĩ...). Báo cáo gần đây nhất về cơ cấu tổ chức và mô hình quản lý nhân lực kỹ thuật trang thiết bị y tế tại các sở y tế cũng cho thấy, bệnh viện đa khoa tỉnh và bệnh viện huyện của 47/63 tỉnh thành (tháng 6/2011) cũng chỉ ra rằng, đội ngũ cán bộ kỹ thuật về trang thiết bị y tế hầu hết là kiêm nhiệm; những đơn vị có cán bộ phụ trách kỹ thuật về trang thiết bị y tế thì trình độ chủ yếu là cao đẳng hoặc trung cấp. Nhiều cán bộ được đào tạo từ các chuyên ngành kỹ thuật khác như điện, tin học… thậm chí dược và y, rất ít đơn vị có cán bộ trình độ đại học hoặc trên đại học. TTBYT của Việt Nam hiện nay nhìn chung còn thiếu, chưa đồng bộ và lạc hậu so với các nước trong khu vực. Hầu hết TTBYT đang sử dụng tại các cơ sở y tế chưa được định kỳ kiểm chuẩn, bảo dưỡng và sửa chữa, không đủ nguồn. vốn để đầu tư và đổi mới, nhiều địa phương không có đủ kinh phí để mua vật tư tiêu hao. Trình độ của đội ngũ cán bộ chuyên môn y tế chưa đủ để khai thác hết công suất TTB hiện có. Năng lực của cán bộ kỹ thuật TTBYT chưa đáp ứng kịp những đổi mới về kỹ thuật và công nghệ. Chất lượng đào tạo, bố trí sử dụng nhân lực chuyên sâu về kỹ thuật thiết bị y tế còn thấp so với yêu cầu. Nhiều bệnh viện tỉnh chưa có phòng quản lý Vật tư - thiết bị y tế. 7 Các xí nghiệp sản xuất TTBYT còn ít, chủng loại nghèo nàn, chất lượng sản phẩm chưa cao. Hệ thống kinh doanh, xuất nhập khẩu chưa hoàn chỉnh, thiếu vốn, thiếu thông tin, thiếu cán bộ có nghiệp vụ thương mại và trình độ kỹ thuật về TTBYT. Hậu quả là nhiều cơ sở kỹ thuật và TTB tại các cơ sở y tế từ trung ương đến địa phương nhiều nơi bị xuống cấp đặc biệt về chất lượng, độ chính xác, độ ổn định, độ an toàn do không được bảo dưỡng, sửa chữa và kiểm tra, kiểm chuẩn kịp thời; các thiết bị tại các tuyến y tế cơ sở được sử dụng cho đến khi bị hỏng hóc lớn mới được sửa chữa thay thế, gây lãng phí về hiệu quả đầu tư và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng KCB. Thậm chí, tại một số đơn vị tồn tại tình trạng thiết bị được đầu tư nhưng đắp chiếu hoặc sử dụng không có hiệu quả… 2. Thực trạng quản lý và sử dụng trang thiết bị y tế tại khoa Ngoại Tiết niệu, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên 2.1. Thông tin chung về khoa Ngoại Tiết niệu, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên Khoa Ngoại Tiết niệu Bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên là một trong những khoa lâm sàng của BVTW Thái Nguyên, có chức năng điều trị nội trú, ngoại trú và chăm sóc sức khỏe cho các bệnh nhân mắc bệnh về thận, tiết nieuj và nam khoa trên địa bàn Thái Nguyên và các tỉnh lân cận. Bệnh lý liên quan đến ngoại Tiết niệu cũng có những đặc thù riêng biệt có những bệnh mang tính chất cấp cứu, diễn biến nhanh đòi hỏi việc khám, chữa bệnh cần nhanh, chính xác và theo dõi sát, có những bệnh lý mang tính bán cấp cứu hoặc bệnh lý cần được kiểm tra kỹ lưỡng bằng the dõi hay hỗ trợ của các cận lâm sàng phối hợp để đưa ra các chỉ định, phương pháp phẫu thuật phù hợp, hiệu quả và đúng đắn nhất. Khoa Ngoại Tiết niệu đã thực hiện các kỹ thuật, thủ thuật cơ bản và triển khai nhiều kỹ thuật, phẫu thuật mới, kỹ thuật cao của bệnh viện tuyến trung ương và hạng I đó là các thủ thuật cơ bản, hầu hết các phẫu thuật mổ mở trong 8 tiết niệu, về nội soi can thiệp đường niệu đạo, các phẫu thuật nội soi ứng dụng những kỹ thuật cao, xâm lấn tối thiểu hoặc không xâm lấn đem lại hiệu quản cao trong điều trị như: ghép thận, tán sỏi qua da, tán sỏi ống mềm sử dụng công nghệ laser, tán sỏi ngoài cơ thể điều trị sỏi tiết niệu không xâm lấn, bốc hơi tuyến tiền liệt, các kỹ thuật mở phức tạp như cắt bàng quang toàn bộ và tạo hình bàng quang, hay các phẫu thuật vi phẫu,… - Về nhân lực: Hiện tại khoa có 17 cán bộ viên chức (CBVC) và 2 nhân viên hợp đồng trong đó 06 bác sỹ, 11 điều dưỡng. Tỷ lệ bác sỹ/ điều dưỡng là 1/1.2. Bác sỹ: có 3 Bác sỹ chuyên khoa cấp II , 2 bác sỹ chuyên khoa cấp I, 1 bác sỹ. Điều dưỡng có trình độ đại học và cao đẳng là 5 . - Về cơ sở vật chất: Khoa nội tim mạch có 35 giường bệnh, 1 phòng mổ can thiệp .Khu điều trị tích cực có 16 giường bệnh và 7 phòng điều trị. Tất cả khu điều trị tích cực các buồng bệnh đều có hệ thống oxy khí nén trang bị đầu giường. 2.2. Thực trạng TTBYT Khoa Ngoại Tiết niệu Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên Vấn đề TTBYT rất được BVTW Thái Nguyên quan tâm. Bên cạnh TTB từ nguồn ngân sách, trái phiếu chính phủ, dự án Jca của Nhật gần đây Bệnh viện thực hiện dự án “Nâng cấp và hiện đại hóa trang thiết bị y tế cho Bệnh viện Đa khoa khu vực”. Đến nay đã cung cấp nhiều máy móc, trang thiết bị chẩn đoán hình ảnh (máy cộng hưởng từ, cắt lớp vi tính 128 dãy, máy XQ kỹ thuật số, can thiệp mạch…) cho bệnh việnTrung Ương Thái Nguyên nhằm phục vụ công tác khám, điều trị cho bệnh nhân.Trong số đó có nhiều máy móc tại Khoa Ngoại như tại phòng mổ được trang bị hiện đại: giàn nội soi và dụng cụ can thiệp nội soi của hãng Karl Storz, máy laser SphinX 30W, bàn mổ đa tư thế, giàn kính vi phẫu,… và nhiều các trang thiết bị cơ bản khác. Hiện tại TTBYT tại khoa Ngoại bao gồm: 9 TT Tên trang thiết bị Số lượng hiện Số lượng có cần có Tỷ lệ đáp ứng so với nhu cầu (%) 1 Giàn nội soi 01 02 50 2 Ống soi niệu quản 02 02 100 3 Bộ dụng cụ nội soi 01 01 100 cắt đốt tuyến tiền liệt đơn cực 4 Ống soi bàng quang 01 01 100 5 Máy hút 01 01 100 6 Kẹp rút sonde 01 02 50 7 Máy siêu âm 2D 0 01 0 8 Monitor 0 01 0 9 Máy truyền dịch 01 0 0 10 Bơm tiêm điện 01 02 50 11 Bộ đặt nội khí quản 0 01 0 Khoa Ngoại Tiết niệu được đầu tư nhiều TTB mới, hiện đại, đáp ứng về cơ bản nhiệm vụ chăm sóc điều trị bệnh nhân. Hầu hết TTBYT hiện có tại khoa Ngoại Tiết niệu chiếm trên 80% so với nhu cầu tuy nhiên vẫn còn thiếu một số thiết bị như các vật tư phục vụ trong ca mổ như bộ dụng cụ cắt đốt tuyến tiền liệt đã giảm chất lượng, nguồn sáng, một số dụng cụ mổ mở quá thời gian sử dụng đã giảm chất lượng, các vật tư tiêu hao như guidewire, ống thông niệu quản, các loại sonde Foley 3 cành, .... Khoa cũng đã đề nghị nhưng chưa được trang bị đầu dò siêu âm để thực hiện kỹ thuật tán sỏi thận qua da để trở thành thường quy. Qua khảo sát tình hình sử dụng các TTBYT tại khoa Ngoại Tiết niệu cho thấy có những thiết bị dùng nhiều nhưng cũng có những thiết bị ít sử dụng hơn.Tần suất cao tập trung vào những thiết bị như: giàn nội soi, bộ 10 dụng cụ nội soi can thiệp qua đường niệu đạo, máy laser, nong niệu đạo, kẹp rút sonde và các vật tư tiêu hao. Như vậy, có thể khẳng định rằng tất cả các TTBYT tại khoa đều được sử dụng trong quá trình khám chữa bệnh. Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng loại TTBYT mà tần suất sử dụng của chúng khác nhau. Các TTBYT được sử dụng nhiều tập trung vào việc khám chữa bệnh thông thường hàng ngày. Tần suất thấp hơn là các TTB sử dụng cho các phẫu thuật phức tạp như ghép thận. Việc sử dụng các TTBYT thường xuyên hay không có ảnh hưởng đến công tác quản lý, bảo dưỡng và sửa chữa. Việc quản lý, sử dụng, bảo trì, bảo dưỡng các TTBYT tại khoa Ngoại Tiết niệu được thực hiện theo các nội dung được quy định trong nghị định số 36/2016/ NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về quản lý TTBYT. Tất cả các TTBYT tại khoa Ngoại Tiết niệu đều có nguồn từ bệnh viện trang sắm, thuộc quyền sở hữu của BVTW Thái Nguyên, không có thiết bị từ xã hội hóa hoặc thuê từ bên ngoài. Điều này có thuận lợi là bệnh viện tự chủ về chất lượng TTB, ít tốn kém cho các vật tư tiêu hao .TTB sử dụng tại khoa đều được phòng Vật tư trang thiết bị y tế của Bệnh viện bàn giao rõ ràng, kết hợp với kỹ sư các hãng thiết bị định kỳ kiểm chuẩn, bảo dưỡng và sửa chữa nếu cần. Tại khoa tất cả các TTBYT đều được phân công cụ thể người trực tiếp quản lý. Mỗi khi sử dụng TTB phải ghi rõ tên người vận hành và thời gian sử dụng vào sổ nhật ký. Đặc biệt là cần nắm bắt được tình trạng máy, TTBYT sau mỗi lần sử dụng để xác định vai trò, trách nhiệm của các cá nhân trong việc quản lý, bảo quản và sử dụng các TTBYT. 100% số thiết bị có sổ lý lịch máy, ghi chép thời gian sử dụng, tình trạng máy. Khoa Ngoại Tiết niệu có một phòng mổ riêng để sắp xếp các TTBYT. Phòng có máy hút ẩm, máy điều hòa nhiệt độ, nhiệt kế để đảm bảo TTB luôn được bảo quản trong tình trạng tốt nhất. Đồng thời khoa cũng ứng dụng 5S và sắp xếp TTB. 11 Về công tác đào tạo: hàng năm bệnh viện tổ chức đào tạo về quản lý sử dụng TTB cho toàn thể CBVC. Mỗi khi nhận TTBYT mới phòng vật tư kỹ thuật đều tổ chức tập huấn cho người sử dụng. *Tồn tại: Bên cạnh đó qua tìm hiểu về TTBYT tại khoa Ngoại Tiết niệu, tôi nhận thấy việc quản lý và sử dụng hiện nay còn một số tồn tại như: - Vẫn còn thiếu thiết bị để phát triển kỹ thuật: Đầu dò siêu âm 2D . Một số ít TTB còn thiếu so với nhu cầu phục vụ bệnh nhân. - Vẫn còn xảy ra một vài trường hợp trong quá trình sử dụng TTB: làm đổ, rơi thiết bị... Từ đó khiến công tác quản lý trong quá trình sử dụng TTBYT tại khoa hiện nay đang gặp những khó khăn nhất định.. 2.3. Những nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác quản lý, sử dụng trang thiết bị y tế 2.3.1. Nguyên nhân tại bệnh viện - Năng lực tài chính của BV đặc biệt khi bệnh viện đang thực hiện tự chủ về kinh phí chi thường xuyên. - Năng lực của CBVC nhất là điều dưỡng trong quá trình quản lý, sử dụng do thiếu kỹ năng mềm, rào cản về công nghệ thông tin¸ ngoại ngữ. Hiện nay việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, vận hành TTBYT ngày một phát triển. Các tài liệu hướng dẫn sử dụng TTB hầu hết đều viết bằng tiếng Anh. - Ý thức của nhân viên y tế, chưa coi trọng việc giữ tốt, dùng bền trong quản lý, sử dụng TTBYT. Còn có quan điểm cho rằng cái gì của mình thì rất lớn còn của tập thể rất nhỏ, không cần quan tâm. - Các tài liệu kỹ thuật, sách hướng dẫn về TTBYT còn ít. 2.3.2. Nguyên nhân khác - Nhu cầu và yêu cầu của người bệnh. - Các chính sách liên quan đến TTBYT 12 2.4. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, sử dụng trang thiết bị y tế tại khoa Khoa Ngoại Tiết niệu Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên 2.4.1. Nâng cao ý thức trách nhiệm, kiến thức của cán bộ viên chức (CBVC) trong khoa về quản lý, sử dụng TTBYT - Phát huy vai trò của trưởng phó khoa, điều dưỡng trưởng, tổ trưởng các đơn nguyên không chỉ trong quản lý mà còn xây dựng kế hoạch, đề xuất với Ban giám đốc bệnh viện về trang sắm các TTB mới, đặc thù cần thiết cho công tác điều trị như:đầu dò siêu âm qua thực quản,hệ thống siêu âm tim gắng sức. - Nâng cao ý thức trách nhiệm của CBVC trong quản lý, sử dụng TTBYT, đẩy mạnh phong trào giữ tốt, dùng bền. - Đội ngũ CBVC trong khoa phải được thường xuyên cập nhật kiến thức chuyên môn về TTBYT. Bên cạnh việc tham gia đầy đủ các buổi đào tạo, tập huấn về TTB, đào tạo lại tại khoa cũng rất quan trọng. Đặc biệt đối với các TTBYT sử dụng trong cấp cứu.Vì các tình huống cấp cứu cần nhanh, chuẩn, chính xác trong khi tần suất sử dụng các TTB này lại không thường xuyên. Khoa cần tổ chức đào tạo lại về TTBYT hàng tháng cho toàn thể CBVC. - Khuyến khích các CBVC học kỹ năng mềm, tin học, ngoại ngữ, nhất là tiếng Anh để đọc được các tài liệu kỹ thuật của các TTB. 2.4.2. Thực hiện tốt các quy định trong quản lý sử dụng TTBYT. - Phối hợp tốt với phòng Vật tư kỹ thuật của bênh viện trong công tác quản lý, định kỳ bảo dưỡng, sửa chữa TTB - Thực hiện ghi chép đầy đủ các mục trong sổ nhật ký máy: tên người sử dụng, thời gian cụ thể mỗi lần sử dụng, tình trạng máy có tốt không để xác định vai trò, trách nhiệm của các cá nhân trong việc quản lý, bảo quản và sử dụng TTBYT. -Thực hiện tốt 5S để các TTBYT luôn sạch sẽ, sẵn sàng. 13 14 KẾT LUẬN Là một loại hàng hóa đặc biệt, trong thời kỳ của nền công nghệ 4.0 hiện nay TTBYT liên tục được ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ mới. TTBYT không chỉ hỗ trợ tích cực cho người thầy thuốc trong chẩn đoán, điều trị mà còn mang lại sự yên tâm, tin tưởng cho người bệnh, là yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng công tác phòng bệnh và KCB. Công tác quản lý và sử dụng TTBYT cũng đạt được nhiều kết quả tốt, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu chuyên môn bệnh viện giao. Bên cạnh vẫn còn những tồn tại trong quản lý và sử dụng TTBYT. Đó có lẽ cũng là những vấn đề chung của toàn ngành y tế về cơ chế chính sách, nhân lực, tài chính. Cơ chế chính sách cho các bệnh viện để đấu thầu mua sắm TTB từ nhiều nguồn. Nguồn lực của BV để trang sắm thiết bị mới đồng bộ và hiện đại, để bảo trì bảo dưỡng thiết bị cũ trước sức ép phải tự chủ về chi thường xuyên. Ý thức, trình độ của đội ngũ cán bộ y tế chưa cao, chưa đáp ứng kịp những đổi mới về kỹ thuật và công nghệ. Cần có đội ngũ cán bộ chuyên sâu về về kỹ thuật y tế như: kỹ sư điện tử y sinh.... Chính vì vậy TTBYT là một lĩnh vực cần sự quan tâm của ngành, chính quyền địa phương, sự quyết tâm nỗ lực của Ban Giám đốc và tòn thể CBVC trong bệnh viện. 15 KIẾN NGHỊ - Bệnh viện cần xây dựng lộ trình đầu tư TTBYT có định hướng rõ ràng. - Đẩy mạnh công tác xã hội hoá trong quản lý TTBYT, huy động tối đa kinh phí từ các nguồn khác nhau trong xã hội để tiếp tục hoàn thiện hệ thống TTBYT, đáp ứng nhu cầu sử dụng của y bác sĩ và người bệnh. - Ứng dụng công nghệ thông tin để đạt hiệu quả cao trong công tác quản lý. - Cần cơ chế chính sách đủ mạnh để thu hút, tuyển dụng cán bộ có chuyên môn, trình độ tốt vào phòng vật tư trang thiết bị y tế: kỹ sư điện tử y sinh.... - Thường xuyên tổ chức đào tạo về vận hành sử dụng các trang thiết bị y tế. - Quy trình hoá một số biện pháp quản lý TTBYT đối với Ban giám đốc, cán bộ quản lý của bệnh viện. 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan