Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tìm hiểu sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện tại thư viện bộ nông nghiệp và...

Tài liệu Tìm hiểu sản phẩm và dịch vụ thông tin thư viện tại thư viện bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn

.PDF
114
43
119

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN - ĐHQGHN KHOA THÔNG TIN – THƢ VIỆN ----------------------- NGUYỄN THỊ PHƢƠNG THẢO TÌM HIỂU SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ THÔNG TIN - THƢ VIỆN TẠI THƢ VIỆN BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH THÔNG TIN – THƢ VIỆN HỆ ĐÀO TẠO: CHÍNH QUY KHOÁ HỌC: QH – 2005 – 2009 HÀ NỘI, 2009 TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN - ĐHQGHN KHOA THÔNG TIN – THƢ VIỆN ----------------------- NGUYỄN THỊ PHƢƠNG THẢO TÌM HIỂU SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ THÔNG TIN – THƢ VIỆN TẠI THƢ VIỆN BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH THÔNG TIN – THƢ VIỆN HỆ ĐÀO TẠO: CHÍNH QUY KHOÁ HỌC: QH – 2005 – 2009 NGƢỜI HƢỚNG DẪN: THS. TRẦN THỊ THANH VÂN HÀ NỘI, 2009 LỜI CẢM ƠN Trƣớc hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Ths. Trần Thị Thanh Vân, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành khoá luận. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đến đến các thầy cô giáo khoa Thông tin – Thƣ viện trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân vănĐại học Quốc gia Hà Nội, những ngƣời đã tận tình dạy dỗ tôi trong suốt 04 năm học tập dƣới mái trƣờng. Tôi xin chân thành cảm ơn các cán bộ công tác tại Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đặc biệt là chị Vũ Thuý Hậu đã tạo điều kiện, nhiệt tình giúp đỡ và hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện khoá luận này. Hà Nội, ngày……tháng…5…năm 2009 Sinh viên Nguyễn Thị Phƣơng Thảo DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT AGRIS Agricultural Information System (Hệ thống thông tin quốc tế cho nông nghiệp) AGORA Access to Global Online Research in Agriculture (Điểm truy cập nghiên cứu trực tuyến toàn cầu trong Nông nghiệp) AGRICOLA Agricultural OnLine Access (Điểm truy cập trực tuyến Nông nghiệp). BBK Khung phân loại thƣ viện thƣ mục CSDL Cơ sở dữ liệu DDC Dewey Decimal Classification (Khung Phân loại thập phân Dewey) DV Dịch vụ FAO Food and Agriculture Organization (Tổ chức Lƣơng thực à Nông nghiệp) FAOSTAS The Food and Agriculture Organization Statistical Database (Cơ sở dữ liệu thống kê của Tổ chức Lƣơng thực và Nông nghiệp) KHCN Khoa học công nghệ NAL National Agricultural Library (Thƣ viện Nông nghiệp Quốc gia) NDT Ngƣời dùng tin OPAC Mục lục tra cứu trực tuyến TT Thông tin WTO World Trade Organization (Tổ chức thƣơng mại thế giới) DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, ĐỒ THỊ Hình 1: Sơ đồ số đầu ấn phẩm của Thƣ viện....................................................12 Hình 2: Sơ đồ số bản ấn phẩm của Thƣ viện....................................................12 Hình 3: Giao diện tra cứu Mục lục trực tuyến..................................................20 Hình 4: Giao diện Thƣ mục thông báo sách mới của Thƣ viện........................24 Hình 5: Giao diện chi tiết của Thƣ mục thông báo sách mới...........................24 Hình 6: Giao diện Cơ sở dữ liệu trực tuyến......................................................26 Hình 7: Giao diện Báo cáo đề tài....................................................................28 Hình 8: Giao diện Sách điện tử.......................................................................30 Hình 9: Giao diện Tạp chí điện tử...................................................................31 Hình 10: Giao diện Bản tin của Thƣ viện.......................................................32 Hình 11: Giao diện trang chủ.........................................................................32 Hình 12: Giao diện Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.........................................................................................................42 Hình 13: Giao diện của Trung tâm tin học Thuỷ sản........................................43 Hình 14: Giao diện Đăng ký tài khoản khai thác ấn phẩm điện tử.................44 Hình 15: Sơ đồ quá trình tìm tin và đáp ứng thông tin theo yêu cầu “ Hỏi đáp”.................................................................................................................46 Hình 16: Giao diện tìm cơ sở dữ liệu theo chuyên đề....................................47 Hình 17: Biểu đồ đánh giá chất lƣợng sản phẩm thông tin tai thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của ngƣời dùng tin ..............................52 Hình 18: Biểu đồ đánh giá chất lƣợng dịch vụ thông thƣ viện tại Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của ngƣời dùng tin ..............................53 DANH MỤC BẢNG THỐNG KÊ SỐ LIỆU Bảng 1: Thống kê nguồn lực thông tin của Thƣ viện.....................................11 Bảng 2: Kết quả đánh giá chất lƣợng sản phẩm thông tin thƣ viện của ngƣời dùng tin.............................................................................................................52 Bảng 3: Kết quả đánh giá chất lƣợng dịch vụ của ngƣời dùng tin.................53 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................. 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 2 3. Tình hình nghiên cứu theo hƣớng đề tài ............................ …...............................…......3 4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ........................................ ......3 5. Cơ sở lý luận và phƣong pháp nghiên cứu .............................................. .....4 6. Đóng góp về lý luận và thực tiễn của đề tài: ............................................ .....4 7. Bố cục khoá luận ........................................................................................ ......5 NỘI DUNG CHƢƠNG1: KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THƢ VIỆN BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN .................................................................................................. 6 1.1. Khái quát về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ......................... 6 1.1.1. Lịch sử ra đời và phát triển của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. ........................................................................................................... 6 1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. .................................................................................................................... 7 1.1.3. Cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ....... 7 1.2. Quá trình hình thành và phát triển Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn. ........................................................................................ 8 1.2.1. Khái quát lịch sử ra đời và phát triển của Thƣ viện. ..................... 8 1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của Thƣ viện ............................................ 9 1.2.3. Cơ cấu tổ chức của Thƣ viện ......................................................... 10 1.2.4. Nguồn lực thông tin của Thƣ viện.................................................11 1.3. Đặc điểm ngƣời dùng tin và nhu cầu tin tại Thƣ viện........................... 13 1.3.1. Đặc điểm ngƣời dùng tin của Thƣ viện ......................................... 13 1.3.2. Đặc điểm nhu cầu tin của ngƣời dùng tin tại Thƣ viện ................. 13 1.4. Vai trò sản phẩm và dịch vụ thông tin thƣ viện đối với Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ............................................................ 15 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ THÔNG TIN THƢ VIỆN TẠI THƢ VIỆN BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN .................................................................................................. ..18 2.1. Thực trạng các loại sản phẩm thông tin - thƣ viện tại Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ............................................................ 18 2.1.1. Hệ thống mục lục........................................................................... 18 2.1.2. Thƣ mục ......................................................................................... 23 2.1.3. Cơ sở dữ liệu.................................................................................. 25 2.1.4. CD ROM ....................................................................................... 34 2.1.6. Trang chủ ....................................................................................... 36 2.2. Các loại dịch vụ thông tin - thƣ viện của Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ................................................................................... 38 2.2.1. Dịch vụ cung cấp tài liệu gốc ........................................................ 38 2.2.2. Dịch vụ khai thác nguồn tin trên Internet………………………..41 2.2.3.Dịch vụ hỏi đáp theo yêu cầu ......................................................... 44 2.2.4. Dịch vụ cung cấp thông tin theo chuyên đề .................................. 46 2.2.5. Dịch vụ sao chụp tài liệu ............................................................... 48 CHƢƠNG3: CÁC NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ THÔNG TIN - THƢ VIỆN TẠI THƢ VIỆN BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN .................................... 49 3.1. Những thuận lợi và khó khăn ảnh hƣởng đến sản phẩm và dịch vụ thông tin - thƣ viện của Thƣ viện ................................................................... 49 3.1.1. Thuận lợi ....................................................................................... 49 3.1.2. Khó khăn ....................................................................................... 50 3.2. Nhận xét về các sản phẩm và dịch vụ thông tin - thƣ viện ở Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. .....................................................51 3.2.1. Ƣu điểm ........................................................................................ 51 3.2.2. Nhƣợc điểm ................................................................................... 55 3.3.3. Nguyên nhân ................................................................................. 56 3.3. Các giải pháp phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin - thƣ viện tại Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. ............................... 57 3.3.1. Nâng cao chất lƣợng xử lý tài liệu ................................................ 57 3.3.2. Phát triển nguồn lực thông tin ....................................................... 57 3.3.3. Đa dạng hoá các sản phẩm và dịch vụ thông tin - thƣ viện ......... 58 3.3.4. Nâng cao trình độ cán bộ thƣ viện ............................................... 58 3.3.5. Nâng cao chất lƣợng đào tạo ngƣời dùng tin ................................ 60 3.3.6. Nâng cao cơ sở vật chất của Thƣ viện........................................... 61 3.3.7. Tăng cƣờng chiến lƣợc Marketing các sản phẩm và dịch vụ thông tin thƣ viện viện…………………………………………………...…61 của Thƣ 3.3.8 Tăng cƣờng quan hệ hợp tác với các thƣ viện khác trong nƣớc và ngoài nƣớc……………………………………………………………………..62 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 63 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thời đại ngày nay là thời đại của thông tin tri thức. Để chuyển tải thông tin một cách có hiệu quả thì thƣ viện đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội. Thƣ viện là cầu nối giữa nguồn tin với ngƣời dùng tin, giữa ngƣời dùng tin với cán bộ thƣ viện và giữa ngƣời dùng tin với ngƣời dùng tin. Cùng với những tiến bộ nhanh chóng của khoa học kỹ thuật trong những thập niên gần đây, công nghệ thông tin đã thực sự thâm nhập vào đời sống xã hội của con ngƣời. Những thành tựu của công nghệ thông tin và truyền thông đã và đang tác động sâu sắc đến hoạt động thông tin thƣ viện trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Hoạt động thông tin thƣ viện góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội, nâng cao dân trí và văn hoá cho con ngƣời. Trong bất kỳ một giai đoạn phát triển nào thì thƣ viện cũng luôn đóng vai trò nòng cốt để nâng cao tri thức thông tin cho mọi thế hệ. Trong hoạt động thông tin thƣ viện, hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin - thƣ viện (gọi tắt là sản phẩm và dịch vụ) đóng vai trò quyết định. Sản phẩm và dịch vụ thông tin – thƣ viện là kết quả của một quy trình xử lý, bao gói thông tin, là cầu nối giữa giá trị nguồn lực thông tin và ngƣời dùng tin. Thông qua hệ thống sản phẩm dịch vụ thông tin - thƣ viện, các cơ quan thông tin, thƣ viện có thể khẳng định đƣợc vai trò cũng nhƣ vị trí của mình trong xã hội. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Trong đó, Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (gọi tắt là Thƣ viện) là bộ phận không thể tách rời với mục đích cung cấp những nguồn thông tin và tài liệu phục vụ cho nhu cầu tin ngày càng cao của ngƣời dùng tin. Để đáp ứng tốt nhu cầu tin của ngƣời dùng tin thì vấn đề đa dạng hoá các sản phẩm và dịch vụ thông tin - thƣ viện là một điều thiết yếu. Đây chính là một trong những thƣớc đo hiệu quả hoạt động của thƣ viện, là công cụ, là phƣơng tiện hoạt động để ngƣời dùng tin có thể truy nhập, khai thác, là cầu nối giữa ngƣời dùng tin và hệ thống thông tin. Điều này là thách thức và đòi hỏi đối với hệ thống thông tin - thƣ viện nói chung và Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nói riêng. Với ý nghĩa vô cùng quan trọng của hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin - thƣ viện, tôi đã lựa chọn vấn đề “Tìm hiểu sản phẩm và dịch vụ thông tin - thƣ viện tại Thƣ viện Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn” làm đề tài khoá luận của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Khoá luận đƣợc nghiên cứu và hoàn thành với mục đích: Tìm hiểu thực trạng hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin - thƣ viện tại Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trên cơ sở đó, đánh giá những mặt mạnh, mặt yếu để đề xuất những giải pháp nhằm phát triển và nâng cao chất lƣợng hệ thống sản phẩm và dịch vụ nhằm đáp ứng yêu cầu của ngƣời dùng tin. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu trên, đề tài tập trung vào các nhiệm vụ sau: + Tìm hiểu quá trình hình thành, chức năng và nhiệm vụ của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn. + Tìm hiểu quá trình hình thành, chức năng và nhiệm vụ của Thƣ viện Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn. + Nghiên cứu đặc điểm ngƣời dùng tin và nhu cầu tin của Thƣ viện Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn. + Tìm hiểu thực trạng sản phẩm và dịch vụ thông tin - thƣ viện ở Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. + Nghiên cứu những ƣu điểm, nhƣợc điểm của hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin - thƣ viện của Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. + Đề xuất các giải pháp hoàn thiện và phát triển chất lƣợng sản phẩm và dịch vụ thông tin - thƣ viện ở Thƣ viện Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 3. Tình hình nghiên cứu theo hƣớng đề tài Về đề tài nghiên cứu sản phẩm và dịch vụ thông tin - thƣ viện đã đƣợc nhiều ngƣời đề cập đến nhƣ Khoá luận của Hà Thuý Quỳnh với đề tài “Tìm hiểu sản phẩm - dịch vụ thông tin tại Thƣ viện Đại học Sƣ Phạm Hà Nội” (2006), hoặc Khoá luận của Chu Lan Phƣơng với đề tài “Sản phẩm dịch vụ thông tin – thƣ viện tại Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ Quốc gia”(2005)… Những đề tài trên đều nghiên cứu sản phẩm và dịch vụ thông tin - thƣ viện ở một địa bàn cụ thể, với những đặc điểm riêng biệt. Tuy nhiên, các vấn đề liên quan đến Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đặc biệt hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin – thƣ viện của Thƣ viện chƣa có đề tài nào đề cập đến. Nhƣ vậy, đề tài “Tìm hiểu sản phẩm và dịch vụ thông tin – thƣ viện tại Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn” của tôi là đề tài hoàn toàn mới. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Khóa luận tập trung vào tìm hiểu hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin – thƣ viện tại Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng hệ thống sản phẩm và dịch vụ thông tin – thƣ viện tại Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong giai đoạn hiện nay. 5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận Dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về công tác sách báo và Thƣ viện cũng nhƣ các tài liệu chỉ đạo của Đảng và Nhà nƣớc về hoạt động Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Nghiên cứu tổng hợp các tài liệu về sản phẩm và dịch vụ thông tin - thƣ viện. 5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành, Khoá luận đã sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau: + Phƣơng pháp phân tích và tổng hợp tài liệu, số liệu từ nhiều nguồn. + Phƣơng pháp phỏng vấn, trao đổi trực tiếp với các chuyên gia và cán bộ thƣ viện của Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. + Phƣơng pháp quan sát trực tiếp và gián tiếp hoạt động tạo lập và triển khai các sản phẩm và dịch vụ thông tin - thƣ viện tại Thƣ viện. 6. Đóng góp về lý luận và thực tiễn của đề tài: 6.1. Về lý luận Đề tài khẳng định tầm quan trọng của việc phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin – thƣ viện tại Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, góp phần đắc lực cho các hoạt động phục vụ ngƣời dùng tin. 6.2. Về thực tiễn Đƣa ra một số giải pháp phù hợp nhằm ứng dụng vào việc phát triển sản phẩm và dịch vụ thông tin - thƣ viện tại Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 7. Bố cục khoá luận Bố cục khoá luận ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, khoá luận gồm 03 chƣơng: CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THƢ VIỆN BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN. CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ THÔNG TIN - THƢ VIỆN TẠI THƢ VIỆN BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN. CHƢƠNG 3: CÁC NHẬN XÉT VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ THÔNG TIN - THƢ VIỆN TẠI THƢ VIỆN BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN. CHƢƠNG 1 KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA THƢ VIỆN BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN 1.1. Khái quát về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 1.1.1. Lịch sử ra đời và phát triển của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan của Chính phủ Việt Nam, thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ sản, thủy lợi và phát triển nông thôn trong phạm vi cả nƣớc; quản lý nhà nƣớc các dịch vụ công và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nƣớc tại doanh nghiệp có vốn nhà nƣớc thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật. Sơ khai ban đầu là Bộ Canh nông đƣợc thành lập ngày 14/11/1945, đến tháng 2/1955 thành lập Bộ Nông lâm. Cuối năm 1960 tách Bộ Nông lâm thành 4 tổ chức: Bộ Nông nghiệp, Bộ Nông trƣờng; Tổng cục thuỷ sản và Tổng Cục Lâm nghiệp. Từ ngày 3/10 - 28/10/1995, tại kỳ họp thứ 8 của Quốc hội khoá 9 thông qua Nghị định về việc thành lập Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên cơ sở hợp nhất 3 Bộ: Bộ Lâm nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm và Bộ Thuỷ lợi. Ngày 31 tháng 7 năm 2007, Quốc hội Việt Nam ra Nghị quyết nhập Bộ Thủy sản vào Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Nhiệm vụ chính trị của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đƣợc đặt ra không chỉ là nhiệm vụ của các ngành trƣớc đây về sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ lợi, thuỷ sản một cách riêng rẽ mà còn là sự đòi hỏi cao hơn về việc phát triển ngành nông nghiệp và nông thôn một cách bền vững, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên đất - nƣớc rừng- thuỷ sản, gắn chặt hơn nữa sự phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản và thuỷ lợi với việc phát triển nông thôn với đối tƣợng phục vụ chủ yếu hơn 60 triệu dân sống ở nông thôn, chiếm gần 78% dân số cả nƣớc. 1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc các ngành, lĩnh vực: nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản, diêm nghiệp, thuỷ lợi và phát triển nông thôn trong phạm vi cả nƣớc; quản lý nhà nƣớc các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ. (Phụ lục 2). 1.1.3. Cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gồm: 1. Các tổ chức giúp Bộ trƣởng thực hiện chức năng quản lý Nhà nƣớc: Vụ Kế hoạch; Vụ Tài chính; Vụ Khoa học công nghệ; Vụ Hợp tác quốc tế; Vụ Pháp chế; Vụ Tổ chức cán bộ; Cục Trồng trọt; Cục Chăn nuôi; Cục Bảo vệ thực vật; Cục Thú y; Cục Chế biến nông lâm sản và nghề muối; Cục Lâm nghiệp; Cục kiểm lâm; Cục thuỷ lợi; Cục Quản lý đê điều và phòng, chống, lụt bão; Cục quản lý xây dựng công trình; Cục hợp tác xã và phát triển nông thôn, Thanh tra văn phòng. 2. Các tổ chức sự nghiệp thuộc Bộ: Trung tâm Tin học nay là Trung tâm Tin học và Thống kê; Trung tâm khuyến nông quốc gia; Trung tâm Nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng nông thôn; Báo Nông nghiệp Việt Nam; Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 1.2. Quá trình hình thành và phát triển Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. 1.2.1. Khái quát lịch sử ra đời và phát triển của Thƣ viện. Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là một bộ phận thuộc sự quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có trách nhiệm phục vụ các yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu cho các đối tƣợng ngƣời dùng tin của ngành. Thƣ viện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đƣợc thành lập năm 1958. Thực hiện quyết định số 178/CP của Hội đồng Chính phủ về công tác thƣ viện, các cơ quan và các cơ sở trong ngành nông nghiệp đã quan tâm củng cố và đẩy mạnh công tác thƣ viện khoa học kỹ thuật, các viện nghiên cứu và các trƣờng đại học trong ngành. Thực hiện Nghị quyết 89/CP ngày 4/5/1972 của Hội đồng Chính phủ về việc tăng cƣờng công tác thông tin khoa học kỹ thuật, các cơ quan, các cơ sở trong ngành nông nghiệp đã triển khai công tác thông tin khoa học kỹ thuật trong toàn ngành. Dựa trên cơ sở củng cố và phát triển công tác thƣ viện, các tổ chức thông tin khoa học lần lƣợt ra đời phục vụ kịp thời những nhu cầu thông tin phục vụ lãnh đạo, quản lý, nghiên cứu khoa học và ứng dụng kỹ thuật. Tiếp theo đó là Nghị quyết 37 của Bộ Chính trị về chính sách khoa học kỹ thuật, trong nghị quyết nhấn mạnh “phải đặc biệt quan tâm phát triển công tác thông tin khoa học và kỹ thuật, thông tin là một yếu tố quan trọng của tiềm lực khoa học kỹ thuật. Nhiệm vụ cụ thể của công tác thông tin là góp phần tích cực rút ngắn quá trình tự nghiên cứu đến sản xuất, nâng cao chất lƣợng quản lý và lãnh đạo”.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan