Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tìm hiểu các khí cụ điện trong tủ điện công nghiệp và quy trình là tủ điện công ...

Tài liệu Tìm hiểu các khí cụ điện trong tủ điện công nghiệp và quy trình là tủ điện công nghiệp

.DOCX
57
1
100

Mô tả:

TRƯỜNG CAO ĐẲNG GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.HCM KHOA: ĐIỆN – ĐIỆN TỬ ---------- BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU CÁC KHÍ CỤ ĐIỆN TRONG TỦ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP VÀ QUY TRÌNH LÀM TỦ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP NGHÀNH: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN VÀ TỰ ĐỘNG HÓA Giảng viên hướng dẫn: Cao Thái Nguyên Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Hải Mã sinh viên: 1421030004 Lớp : C14.TĐH TP. Hồ Chí Minh , tháng 6 năm 2017 I TRƯỜNG CAO ĐẲNG GIAO THÔNG VẬN TẢI TP.HCM KHOA: ĐIỆN – ĐIỆN TỬ ---------- BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU CÁC KHÍ CỤ ĐIỆN TRONG TỦ ĐIỆN CÔNG NGHIỆPVÀ QUY TRÌNH LÀM TỦ ĐIỆN CÔNG NGHIỆP NGÀNH: CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN VÀ TỰ ĐỘNG HÓA Giảng viên hướng dẫn: Cao Thái Nguyên Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Hải Mã sinh viên: 1421030004 Lớp: C14.TĐH TP. Hồ Chí Minh , tháng 6 năm 2017 II LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến ban lãnh đạo, toàn thể công nhân viên tại Công ty CPTM&DV ĐIỆN TỬ THỊNH AN đã hỗ trợ và hướng dẫn em tận tình trong thời gian em thực tập tại quí công ty. Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến quí thầy cô trong Khoa Điện - Điện Tử , đặc biệt là Thầy Cao Thái Nguyên đã tận tình chỉ bảo, giúp nhóm hoàn thành bài báo cáo thực tập tốt nghiệp đúng tiến độ. Với sinh viên kỹ thuật như em thì khoảng thời gian thực tập là thời gian cực kì quan trọng, giúp em bớt phần bỡ ngỡ sau này. Tuy thời gian thực tập chỉ 5 tuần, nhưng nhờ sự giúp đỡ của các anh ở phòng thiết kế và xưởng sản xuất, em đã học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm thực tế, được ứng dụng những điều đã học trên lý thuyết vào thực tiễn và biết thêm nhiều điều mới mẻ mà sách vở chưa thể truyền đạt được. Tuy đã có sự chuẩn bị trong bài báo cáo thực tập tốt nghiệp này song không thể tránh những sai sót, mong được sự thông cảm từ công ty và thầy cô. Em kính chúc quí thầy cô đang công tác tại Trường Cao Đẳng Giao Thông Vận Tải TP.HCM, cùng toàn thể Công ty CPTM&DV ĐIỆN TỬ THỊNH AN lời chúc sức khỏe dồi dào – thành công – hạnh phúc! Chúc Công ty ngày càng phát triển! Em mong muốn có cơ hội được ở lại và góp sức mình cho sự phát triển của công ty. Em xin trân thành cảm ơn ! Sinh viên III NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN. Họ và tên sinh viên: Nguyễn Văn Hải Lớp: C14.TĐH Trường: Cao Đẳng Giao Thông Vận Tải Thành Phố Hồ Chí Minh. Giáo viên hướng dẫn: Cao Thái Nguyên. Địa điểm thực tập: Công Ty Cổ Phần Thương Mại và Dịch Vụ Điện Tử Thịnh An. 1.Tiến độ và thái độ thực tập của sinh viên: - Mức độ liên hệ với giáo viên: - Thời gian thực tập và quan hệ cơ sở: - Tiến độ thực hiện : 2.Nội dung báo cáo:............................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. 3. Điểm báo cáo:.................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. ............................................................................................................................................. TPHCM, ngày 28 tháng 06 năm 2017 Giáo viên hướng dẫn. IV DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1: Bảo trì sửa chữa tủ điện.........................................................................................4 Hình 2: Hãng sản xuất........................................................................................................6 Hình 3: Các công trình công ty đã cung cấp thiết bị và thi công.........................................6 Hình 4:Các kiểu tủ dạng hộp.............................................................................................11 Hình 5: Tủ ghép................................................................................................................ 12 Hình 6:Các kiểu tủ ghép...................................................................................................12 Hình 7:Phân loại tủ theo vách ngăn..................................................................................13 Hình 8: Bản vẽ kỹ thuật tủ điện công nghiệp....................................................................15 Hình 9:Bản vẽ kỹ thuật tủ điện công nghiệp.....................................................................16 Hình 10: Nút nhấn............................................................................................................18 Hình 11: Công tác.............................................................................................................20 Hình 12: Đặc tính Ampe – giây cầu chì............................................................................20 Hình 13:Một số loại cầu chì.............................................................................................21 Hình 14: CB dòng điện cực đại…….......................................................................24 Hình 15: CB điện áp thấp……………………………………………………………...24 Hình 16 : Một số dạng CB................................................................................................25 Hình 17: Residual Circuit Devide.....................................................................................26 Hình 18 :Cấu tạo role nhiệt...............................................................................................28 Hình 19: Một số loại Role trung gian................................................................................29 Hình 20 : Sơ đồ chân........................................................................................................30 Hình 21:Một số loại role thời gian....................................................................................31 Hình 22:Một số Contactor................................................................................................33 Hình 23:Role bảo vệ qua áp..............................................................................................34 Hình 24: Sơ đồ đấu nối.....................................................................................................34 Hình 25:Quá dòng…....................................................................................................34 Hình 26:Sụt áp………………………………………………………………………… 34 Hình 27 : contactor MC – 9b............................................................................................35 Hình 28:PLC.....................................................................................................................36 Hình 29:Cách đấu dây.......................................................................................................36 Hình 30: Kết nối ngõ ra....................................................................................................37 Hình 31:Tủ sau khi hoàn thành.........................................................................................37 Hình 32: Mikro 1000A.....................................................................................................38 Hình 33 : Sơ đồ đấu nối....................................................................................................38 Hình 34:Bộ điều khiển tụ bù.............................................................................................38 Hình 35 :Sơ đồ đấu nối.....................................................................................................39 Hình 36: ATS OSUNG loại Strong OSS-TN 60-600A.....................................................41 V Hình 37: Sơ đồ nối chân của ATS.....................................................................................41 Hình 38: Tủ điện công nghiệp trong xí nghiệp.................................................................46 Hình 39: Linh kiện trong tủ điện thực tế...........................................................................47 VI MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN................................................................................................................... III NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN..............................................................IV DANH MỤC HÌNH ẢNH.................................................................................................V MỤC LỤC....................................................................................................................... VII CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY VÀ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG. .2 1.1. 1.2. GIỚI THIỆU CÔNG TY........................................................................................2 1.1.1. Sơ đồ bộ máy công ty..................................................................................2 1.1.2. Các Lĩnh Vực Hoạt Động Của Công Ty.....................................................3 1.1.3. Nhiệm vụ và mục tiêu của công ty..............................................................4 Thông tin công trình tham gia thực tập..................................................................7 1.2.1. Công trình....................................................................................................7 Chương 2: Thực Trạng Quá Trình Thi Công......................................................................8 2.1. Chi tiết thời gian thực tập.......................................................................................8 2.1. Tìm hiểu về lý thuyết khí cụ điện...........................................................................8 2.1.1. Khái niệm:...................................................................................................8 2.1.2. Phân loại:.....................................................................................................8 2.1.3. Tìm hiểu về các yêu cầu cơ bản đối với khí cụ điện ...................................9 2.1.4. Tìm hiểu về công nghệ tủ điện..................................................................10 2.1.5. Quy trình làm tủ điện:................................................................................17 2.1.6. Các khí cụ điện thường gặp trong tủ điện..................................................17 Chương 3: NHẬN XÉT , ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG...................................................48 3.1. Các nhận xét, đánh giá thực trạng của quá trình thi công.....................................48 KẾT LUẬN...................................................................................................................... 49 VII MỞ ĐẦU Công ty CP – TM&DV Điện Tử Thịnh An, là một trong những đơn vị chuyênnghiệp của Việt Nam trong lĩnh vực thi công kỹ thuật (M&E) , bảo trì và baỏ dưỡng cho các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp cho các hệ thống :  Hệ thống điều hòa không khí cho các cao ốc , khách sạn, nhà xưởng , hệ thống phòng sạch , phòng chế biến trong dược phẩm , y tế , thủy sản , thực phẩm bia , nước giải khát , dệt may.  Hệ thống điện công nghiệp ,chiếu sáng công nghiệp , đường dây tải điện , trạm biến thế.  Hệ thống điện nhẹ : Camera quan sát, chống trộm, báo cháy tự động , mạng vi tính , và thông tin.  Hệ thống cửa tự động , hệ thống thông gió , hệ thống ga và khí nén.  Cung cấp vật tư xây dựng ,thiết bị điện nước và thi công hoàn thiện nhà xưởng ,nhà văn phòng và nhà ở dân dụng. 1 CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY VÀ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG 1.1. GIỚI THIỆU CÔNG TY.  Công ty cổ phần: Công Ty Cổ Phần Thương Mại Và Dịch Vụ Điện Tử Thịnh An.  Địa chỉ: 110 – Đường 339 – phường Phước Long B – Quận 9.  Mã số Thuế: 0312475295.  Số điện thoại: 08.6294 9066 Fax:08 6294 7622 Số tài khoản ngân hàng : 053 100 247 1440 Tại ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam , Chi nhánh Bình Thạnh – Thành Phố Hồ Chí Minh.  Người đại diện : Trần Đức Thiện.  Chức vụ : Giám đốc.  Tổng số cán bộ , kỹ sư ,công nhân viên của công ty : trên 30 người. 1.1.1. Sơ đồ bộ máy công ty. GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC KỸ THUẬT PHÒNG KẾ HOẠCH KỸ THUẬT PHÒNG KINH DOANH PHÒNG VẬT TƯ 2 PHÒNG DỰ ÁN PHÒNG KẾ TOÁN HÀNH CHÍNH 1.1.2. Các Lĩnh Vực Hoạt Động Của Công Ty. 1.1.2.1. Cung cấp thiết bị. Công ty chuyên cung cấp, phân phối và lắp đặt tất cả các thiết bị điện, điện công nghiệp và tự động hóa trong công nghiệp và dân dụng. Các ngành , nghề công ty kinh doanh bao gồm:  Bán buôn máy móc ,thiết bị và phụ tùng máy khác như :bán buôn máy móc , thiết bị điện, vật liệu điện , máy phát điện , động cơ điện , dây điện và các thiết bị trong mạch điện.  Xây dựng nhà các loại  Xây dựng các công trình kỹ thuật dân dụng khác.  Hoàn thiện công trình xây dựng.  Chuẩn bị mặt bằng.  Lắp đặt hệ thống điện.  Lắp đặt hệ thống cấp , thoát nước , lò sưởi và điêù hòa không khí.  Lắp đặt hệ thống xây dựng khác.  Buôn bán tất cả các thiết bị vệ sinh và các thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng.  Sửa chữa máy móc , thiết bị điện.  Sửa chữa thiết bị điện tử và quang học. 1.1.2.2. Các mặt hàng tiêu biểu: * Contactor. * Thiết bị chiếu sáng * PLC. * Đèn báo. * Biến tần. * Công tắc. * Các loại nút nhấn , * Nút nhấn. * Động cơ servo. * Thiết bị bảo vệ động cơ. * Bộ đếm. * Thiết bị đo điều khiển 1.1.2.3. Sữa chữa, bảo trì. 3 Công ty Thịnh An luôn đáp ứng tốt nhất các dịch vụ sửa chữa, cài đặt, bảo trì các thiết bị điện, tự động hóa như biến tần, PLC, máy tính công nghiệp, HMI, động cơ SERVOR, động cơ bước, bộ điều khiển động cơ một chiều, khởi động mềm, bộ điều khiển CNC, bộ điều khiển thyristor... Công ty Thịnh An luôn hoàn thiện chính mình để là đối tác tin cậy nhất trong dịch vụ sửa chữa, bảo trì, cài đặt hiệu chỉnh các dây truyền sản xuất công nghiệp. Hình 1: Bảo trì sửa chữa tủ điện 1.1.3. Nhiệm vụ và mục tiêu của công ty. 1.1.3.1. Nhiệm vụ: 4  Nghiên cứu nắm vững nhu cầu thị trường, thị hiếu khách hàng.  Bảo tồn và phát triển vốn, hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế với nhà nước.  Đảm bảo chất lượng hàng hóa đúng tiêu chuẩn chất lượng đã ký.  Tổ chức phân công theo chuyên môn hóa, nâng cao năng xuất lao động, máy móc thiết bị, nghiên cứu và áp dụng các biện pháp mới, kỹ thuật mới để cải tiến mẫu mã, đa dạng hóa các mặt hàng nhằm mở rộng thị trường.  Thực hiện nghiên cứu các mặt hàng đã ký kết.  Đảm bảo các điều kiện làm việc và quyền lợi của người lao động. 1.1.3.2. Mục tiêu:  Đảm bảo cung ứng tốt các đơn đặt hàng, đúng cả về chất lượng lẫn số lượng nhằm tạo uy tín nơi khách hàng.  Nâng cao mức sống của cán bộ công nhân viên, đảm bảo sản xuất liên tục giúp người lao động yên tâm làm việc. Để thực hiện được mục tiêu đó, công ty đã không ngừng đổi mới qui cách, mẫu mã để phù hợp thị hiếu của khách hàng, phấn đấu không ngừng để đạt mục iêu tăng năng xuất lao động, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm để mở rộng thị trường. 5 Hình 2: Hãng sản xuất 1.1.3.3. Các công trình tiêu biểu Hình 3: Các công trình công ty đã cung cấp thiết bị và thi công 6 1.2. Thông tin công trình tham gia thực tập 1.2.1. Công trình.  Xí nghiệp toa xe Sài Gòn  Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Vận Tải Đường Sắt Sài Gòn.  Địa chỉ: 540/45 Cách Mạng Tháng Tám, phường 11 ,Quận 3, TPHCM.  Đơn vị thi công: Xí nghiệp toa xe Sài Gòn.  Đơn vị giám sát: Xí nghiệp toa xe Sài Gòn.  Đơn vị cung cấp thiết bị: Công Ty Cổ Phần Thương Mại Và Dịch Vụ Điện Tử Thịnh An. 1.2.1.1. Đặc điểm công trình , yêu cầu kỹ thuật. 1.2.1.1.1. Đặc điểm công trình: Công trình tại xí nghiệp toa xe sài gòn là một trong những công trình mà công ty cổ phần thương mại và dịch vụ điện tử Thịnh An chuyên cung cấp , đáp ứng các nhu cầu sữa chữa , lắp đặt , bảo trì các hệ thống điện công nghiệp và điện - điện tử cho hệ thống các toa xe cũng như nhà xưởng tại thành phố Hồ Chí Minh. 1.2.1.1.2. Yêu cầu kĩ thuật:  Sinh viên cần có các kiến thức cơ bản về lắp đặt điện công nghiệp.  Hiểu biết về nguyên lý hoạt động và cấu tạo của các khí cụ điện.  Biết đọc các bản vẽ kĩ thuật .  Biết các kỹ thuật nối dây cơ bản…. 1.2.1.1.3. Các yêu cầu an toàn:  Chấp hành nghiêm các qui định về an toàn điện , phòng cháy chữa cháy của xí nghiệp.  Trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ lao động khi vào xưởng.  Không hút thuốc trong khu vực dễ cháy nổ như nhà kho, khu vực có dầu mỡ , vật liệu dễ cháy. 7  Sử dụng các công cụ được trang bị đúng mục đích . Chương 2: Thực Trạng Quá Trình Thi Công 2.1. Chi tiết thời gian thực tập. Tuần - Làm thủ tục. 1 2 3 4 6 Công việc thực hiện - Tìm hiểu công ty. - Học an toàn điện, nội qui công ty. Làm quen và phân biệt các thiết bị mà công ty kinh doanh. - Các thao tác khi tham gia lắp ráp thiết bị điện. Đọc catalogue thiết bị, các bản vẽ công trình đã thực hiện. Tham gia lắp đặt tủ MSB. Viết báo cáo, nộp giảng viên hướng dẫn Hoàn thiện báo cáo xin dấu công ty và nộp cho giảng viên hướng dẫn. 2.1. Tìm hiểu về lý thuyết khí cụ điện. 2.1.1. Khái niệm: Khí cụ điện là những thiết bị dùng để đóng ngắt, điều khiển, kiểm tra, tự động điều chỉnh, khống chế các đối tượng điện cũng như không điện và bảo vệ chúng trong các trường hợp sự cố. Khí cụ điện có nhiều chủng loại với chức năng, nguyên lý làm việc và kích thước khác nhau, được dùng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của cuộc sống . 2.1.2. Phân loại:  Khí cụ điện thường được phân loại theo chức năng.  Theo nguyên lý và môi trường làm việc, theo điện áp . 2.1.2.1. Theo chức năng khí cụ điện được chia thành những nhóm chính như sau: Nhóm khí cụ đóng cắt: Chức năng chính của nhóm khí cụ này là đóng cắt bằng tay hoặc tự động các mạch điện.Thuộc về nhóm này có: Cầu dao, áptômát, máy cắt, dao cách ly, các bộ chuyển đổi nguồn … 8 Nhóm khí cụ hạn chế dòng điện, điện áp: Chức năng của nhóm này là hạn chế dòng điện, điện áp trong mạch không quá cao .Thuộc về nhóm này gồm có: Kháng điện, van chống sét … Nhóm khí cụ khởi động, điều khiển: Nhóm này gồm các bộ khởi động, khống chế, công tắc tơ, khởi động từ … Nhóm khí cụ kiểm tra theo dõi : Nhóm này có chức năng kiểm tra, theo dõi sự làm việc của các đối tượng và biến đổi các tín hiệu không điện thành tín hiệu điện . Thuộc nhóm này : Các rơle, các bộ cảm biến … Nhóm khí cụ tự động điều chỉnh , khống chế duy trì chế độ làm việc, các tham số của đối tượng: Các bộ ổn định điện áp, ổn định tốc độ, ổn định nhiệt độ … Nhóm khí cụ biến đổi dòng điện , điện áp cho các dụng cụ đo: Các máy biến áp đo lường, biến dòng đo lường … 2.1.2.2. Theo nguyên lý làm việc khí cụ điện được chia thành:  Khí cụ điện làm việc theo nguyên lý điện từ .  Khí cụ điện làm việc theo nguyên lý cảm ứng nhiệt .  Khí cụ điện có tiếp điểm.  Khí cụ điện không có tiếp điểm. 2.1.2.3. Theo nguồn điện khí cụ điện được chia thành :  Khí cụ điện một chiều .  Khí cụ điện xoay chiều .  Khí cụ điện hạ áp (Có điện áp <1000 V ) .  Khí cụ điện cao áp (Có điện áp > 1000 V). 2.1.2.4. Theo điều kiện môi trường, điều kiện bảo vệ khí cụ điện được chia thành:  Khí cụ điện làm việc trong nhà, khí cụ điện làm việc ngoài trời .  Khí cụ điện làm việc trong môi trường dễ cháy, dễ nổ .  Khí cụ điện có vỏ kín, vỏ hở, vỏ bảo vệ … 2.1.3. Tìm hiểu về các yêu cầu cơ bản đối với khí cụ điện . 2.1.3.1. Những yêu cầu cơ bản đối với khí cụ điện: Các khí cụ điện cần thoả mãn các yêu cầu sau: 9 Phải đảm bảo làm việc lâu dài với các thông số kỹ thuật định mức . Nói một cách khác nếu dòng điện qua các phần dẫn điện không vượt quá giá trị cho phép thì thời gian lâu bao nhiêu cũng được mà không gây hư hỏng cho khí cụ. Khí cụ điện phải có khả năng ổn định nhiệt và ổn định điện động . Vật liệu phải có khả năng chịu nóng tốt và cường độ cơ khí cao vì khi xảy ra ngắn mạch hoặc quá tải dòng điện lớn có thể gây hư hỏng cho khí cụ . Vật liệu cách điện phải tốt để khi xảy ra quá áp trong phạm vi cho phép cách điện không bị chọc thủng. Khí cụ điện phải đảm bảo làm việc chính xác an toàn, xong phải gọn nhẹ, rẻ tiền, dễ gia công lắp đặt, kiểm tra sửa chữa. Ngoài ra khí cụ điện phải làm việc ổn định ở các điều kiện khí hậu, môi trường khác nhau. 2.1.4. Tìm hiểu về công nghệ tủ điện. 2.1.4.1. Khái quát: Tủ điện được thiết kế modun hóa. Mỗi loại tủ được thiết kế theo chức năng riêng biệt. Độ cao của từng loại tủ được chuẩn hóa. Với sự chuẩn hóa nên tủ điện rất dễ dàng cho các nhà tư vấn, chủ đầu tư và các nhà thầu chọn lựa và sử dụng bằng cách lắp ghép các ngăn tủ này với nhau cũng như rất dễ dàng cho việc vận hành và kết nối mở rộng. 2.1.4.2. Phân loại : 2.1.4.2.1. Phân loại theo kiểu Vỏ Tủ : Tùy theo cấu tạo vỏ tủ , thường có hai loại chính : Tủ dạng hộp : Vỏ tủ làm bằng các tấm tôn được nhấn vuông và hàn lại hoặc nối bu lông. Các kiểu tủ dạng hộp gồm : - Kiểu treo tường (kiểu a) - Kiểu âm tường (kiểu b) - Kiểu đặt đứng trong nhà (kiểu c) - Kiểu đặt đứng ngoài trời (kiểu d) 10 b) a) c) d) Hình 4:Các kiểu tủ dạng hộp Tủ ghép ( tủ có khung ) : Vỏ tủ gồm một hay nhiều mô-đun ghép lại . Mỗi mô-đun gồm xương tủ bằng các thanh sắt góc được hàn lại hoặc nối bu lông và các vách tủ bằng các tấm tôn phẳng tháo lắp được . Hình 5: Tủ ghép Các kiểu tủ ghép: - kiểu trong nhà ( kiểu a) 11 - kiểu ngoài trời (kiểu b) Hình 6:Các kiểu tủ ghép 12 a) b) 2.1.4.2.2. Phân Loại theo Vách Ngăn ( Form - IEC4391 ) Tùy theo vách ngăn giữa ba bộ phận : Thiết bị đóng cắt (I), Thanh cái (B) và Đầu ra dây (O), mà tủ có 04 dạng ( form ) chính: Dạng - 1 (form-1) : Không có vách ngăn giữa ba bộ phận I, B và O Dạng - 2 (form-2) : Có vách ngăn giữa ba bộ phận I, B và O. Dạng - 3 (form-3) : Như dạng - 2 và có thêm vách ngăn giữa các thiết bị đóng cắt ( I1, I2, I3,...). Dạng - 4 (form-4) : Như dạng - 3 và có thêm vách ngăn giữa các đầu ra dây (O1, O2, O3,...). Hình 7:Phân loại tủ theo vách ngăn 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan