Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu thuyết nhất linh dưới góc nhìn văn hóa ( 1932 – 1945 )...

Tài liệu Tiểu thuyết nhất linh dưới góc nhìn văn hóa ( 1932 – 1945 )

.DOC
89
6
127

Mô tả:

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ HUYỀN TIỂU THUYẾT NHẤT LINH DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA ( 1932 – 1945 ) LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC HÀ NỘI, 2020 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ HUYỀN TIỂU THUYẾT NHẤT LINH DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA ( 1932 – 1945 ) Ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 8 22 01 21 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM THỊ THU HƯƠNG HÀ NỘI, 2020 MỤC LỤC MỞ ĐẦU..........................................................................................................1 Chương 1. KHÁI LƯỢC VỀ TIẾP CẬN VĂN HÓA HỌC VÀ TIỂU THUYẾT CỦA NHẤT LINH ( 1932 – 1945 )...............................................9 1.1. Khái lược về tiếp cận văn hóa học.............................................................9 1.2. Khái lược về tiểu thuyết Nhất Linh ( 1932 -1945 )..................................23 Chương 2. CÁC PHƯƠNG DIỆN BIỂU HIỆN VĂN HÓA TRONG TIỂU THUYẾT NHẤT LINH ( 1932 – 1945 )............................................33 2.1. Không gian văn hóa trong tiểu thuyết Nhất Linh.....................................33 2.2. Chủ thể văn hóa........................................................................................45 Chương 3. PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HÓA TRONG TIỂU THUYẾT CỦA NHẤT LINH ( 1932 – 1945 )..................58 3.1. Hệ thống biểu tượng.................................................................................58 3.2. Ngôn ngữ..................................................................................................66 3.3. Giọng điệu trần thuật................................................................................72 KẾT LUẬN....................................................................................................77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................80 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của Tiến sĩ Phạm Thị Thu Hương. Đề tài do cá nhân tôi nghiên cứu; các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn trích dẫn; bố cục, phông chữ của luận văn đúng với quy định. Hà Nội, ngày 1 tháng 8 năm 2020 HỌC VIÊN Nguyễn Thị Huyền MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Văn học là một trong những bộ phận quan trọng của văn hóa. Qua các sáng tác văn học chúng ta có thể nhìn rõ những giá trị văn hóa trong đó. Nó là sản phẩm mang tính đại diện cho văn hóa, có khả năng nhận thức, phản ánh, sáng tạo chuyển tải và giữ gìn các giá trị văn hóa. Giữa văn hóa và văn học có mối quan hệ sâu sắc, chặt chẽ. Văn hóa không chỉ thể hiện trên bề mặt biểu hiện mà có khả năng chi phối tác động lớn tới văn học. Cũng chính vì lí do đó mà mỗi sáng tác văn học đều mang đậm dấu ấn văn hóa. Nghiên cứu văn chương từ góc nhìn văn hóa đã và đang là một hướng tiếp cận nghiên cứu hiệu quả. Văn học trở thành một lĩnh vực thu hút nhiều nhà nghiên cứu. Xu hướng nghiên cứu đang ngày càng khẳng định sự tác động biện chứng giữa văn học với văn hóa là sự thống nhất hữu cơ, hợp nhất chỉnh thể trong những nỗ lực tìm kiếm, tiếp cận những giá trị nghệ thuật chân chính. Trong những năm gần đây xuất hiện nhiều công trình nghiên cứu văn chương theo hướng này như: nghiên cứu sáng tác của Nguyễn Tuân, Vũ Bằng, Thạch Lam, Hồ Biểu Chánh, Hoàng Phủ Ngọc Tường…Nhất Linh là nhà văn hiện đại Việt Nam giai đoạn 1932 - 1945 đã để lại trong lòng bạn đọc những tác phẩm mang đậm dấu ấn văn hóa. Ông là người sáng lập Tự lực văn đoàn (một tổ chức văn học có uy tín giai đoạn 1932 – 1945), là chủ bút tờ tuần báo Phong hóa và Ngày nay. Sự nghiệp sáng tác cuả Nhất Linh khá đồ sộ ở nhiều thể loại như truyện ngắn, tiểu luận, phê bình, dịch thuật, hội họa. Thành công hơn cả là thể loại tiểu thuyết. Trong mỗi trang viết ở thể loại tiểu thuyết ông thể hiện sự sắc sảo ở lối tư duy theo hướng mới: sự đấu tranh đòi quyền tự do cá nhân, đấu tranh giữa cái mới và cái cũ, đề cao khát vọng trong tình yêu, hạnh phúc gia đình. Các nghiên cứu về Nhất Linh và tiểu thuyết của ông cũng đã chú trọng nghiên cứu về vấn đề giới, nghiên cứu về tiểu thuyết 1 luận đề, nghiên cứu về tâm lý nhân vật. Dù sự nghiệp văn học của Nhất Linh đã được nghiên cứu khá nhiều nhưng vẫn còn những khoảng trống để chúng ta tiếp tục nghiên cứu. Tuy nhiên, Di sản văn học của ông vẫn luôn luôn là đối tượng cho những hướng tiếp cận mới…Nghiên cứu “Tiểu thuyết Nhất Linh dưới góc nhìn văn hóa” để chúng ta cảm nhận rõ hơn những tình cảm của nhà văn về thiên nhiên và cuộc sống con người Việt Nam. Đồng thời thấy được những đóng góp riêng của nhà văn trong lịch sử phát triển của văn học dân tộc, cũng như thấy những giá trị văn hóa dân tộc được thể hiện trong sáng tác của Nhất Linh ở giai đoạn này. Từ đó làm nổi bật ý nghĩa của mối quan hệ giữa nhà văn và quá trình sáng tạo nghệ thuật. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi đã chọn đề tài nghiên cứu: Tiểu thuyết Nhất Linh dưới góc nhìn văn hóa (1932 – 1945), để thấy những giá trị văn hóa trong tiểu thuyết Nhất Linh. Đồng thời chúng tôi mong muốn góp thêm một vài ý kiến để tiến tới có một cái nhìn tổng thể, toàn diện về sáng tác của Nhất Linh. 2. Lịch sử nghiên cứu Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 đã có những đóng góp to lớn trong quá trình hiện đại hóa nền văn học nước nhà. Sự góp mặt của phong trào Thơ mới, của tổ chức Tự lực văn đoàn… đánh dấu một giai đoạn văn học phát triển rực rỡ và cho đến ngày hôm nay đã khẳng định được vị trí trên văn đàn. Trở lại những năm tháng trước đổi mới, văn chương của nhóm Tự lưc văn đoàn không được mấy quan tâm. Đối với tiểu thuyết của Nhất Linh lại càng vắng bóng. Phần lớn, nhiều ý kiến cho rẳng văn chương Nhất Linh không được đánh giá cao…Từ sau đổi mới, từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI (1986) đất nước ngày càng phát triển, hòa chung không khí của cả nước là đổi mới, nên quá trình nghiên cứu, sáng tác, dịch thuật… cũng đòi hỏi từng bước đổi mới. Vấn đề nghiên cứu về văn chương phong phú, sôi nổi nhất trong tiến 2 trình hiện đại hóa văn học suốt thế kỷ XX. Đó là nền lý luận phê bình đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng nhưng tinh thần đổi mới do Đảng khởi xướng và bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng đã tạo điều kiện cho lý luận, phê bình phát triển mạnh mẽ theo hướng dân chủ nhân văn. Sự thay đổi quan trọng trong lý luận, phê bình được quan tâm đúng mực. Văn chương được nhìn nhận, đánh giá khách quan. Nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, tập trung hơn vào sáng tác của nhóm Tự lực văn đoàn. Ở đó các nhà văn đã khai thác về hiện thực cuộc sống, về những cảnh đời, nhiều số phận của nhân vật ở làng quê, đô thị và cũng có thể nhận ra nhiều điểm mạnh của hệ thống nhân vật ở mỗi giai cấp. Mỗi nhân vật đều góp phần tạo nên những nét văn hóa trong tâm hồn người Việt. Tiêu biểu kể đến các công trình của Phan Cự Đệ [11], ]Tú Mỡ [39], Lê Thị Đức Hạnh [26], Vu Gia [22], Lê Thị Dục Tú [61]… Với tác giả Nhất Linh, tiểu thuyết của ông chịu ảnh hưởng của phương Tây. Trên Tạp chí văn học tháng 10/1986 Đỗ Đức Hiểu đã viết “Nhất Linh thành công trong trong việc sử dụng nghệ thuật phương Tây để xây dựng tâm hồn phương Đông” [32]. Sáng tác của ông góp phần vào sự phát triển xã hội trong lĩnh vực hoạt động về tư tưởng và văn hóa văn nghệ. Hình ảnh thành thị vốn vắng bóng trong văn chương Việt Nam suốt thời kỳ trung đại. Trong mấy thập kỷ đầu của thế kỷ XX đã thấp thoáng hình bóng của sinh hoạt đô thị. Nhà văn Nhất Linh đã tập trung khai thác cuộc sống nơi thành thị. Cuộc sống mới của thành thị đã kéo theo những thay đổi trong tư duy của nhân vật. Từ suy nghĩ cho đến hành động các nhân vật đều thể hiện nét tân thời ở giai đoạn mới. Một nghiên cứu khác của nhà nghiên cứu Trương Chính lại đề cao nghệ thuật xây dựng trong tiểu thuyết của Nhất Linh, ông nhận xét: “Đoạn tuyệt là một kiệt tác trong văn học Việt Nam hiện đại. Vì Đoạn tuyệt không chỉ có giá trị xã hội mà nó còn có giá trị tâm lí không ai chối cãi được. Ông Nhất Linh 3 đã dùng một cách quan sát rất tinh vi để tả những trạng thái phiền phức trong tâm hồn riêng của nhân vật trong truyện để đi sâu vào đời riêng tư của họ. Trước đó nhà nghiên cứu Trần Thanh Mại khen ngợi tài năng của Nhất Linh trên báo Sông Hương (1937), “Văn tài, uyển chuyển mạnh mẽ, không có chỗ nào đáng bỏ, không có mục nào phải thêm”. Vũ Ngọc Phan nhìn nhận “ Nhất Linh là tiểu thuyết gia có khuynh hướng về cải cách” [54]. Nhà thơ Huy Cận vốn là một cộng tác viên thân thiết và gần gũi của Tự lực văn đoàn đã có những nhận xét chung thỏa đáng: “ Ta đã có đủ thời gian để đánh giá sự đóng góp của Tự lực văn đoàn. Có thể nói Tự lực văn đoàn đã đóng góp lớn vào văn học sử Việt Nam. Họ có hoài bão về văn hóa dân tộc…”. [20]. Năm 1991, trong bài viết Thêm mấy ý kiến đánh giá về Tự lực văn đoàn đăng trên tạp chí văn học số 3, Lê Thị Đức Hạnh đã tổng kết: “ Văn của Khái Hưng và Nhất Linh trong Tự lực văn đoàn ngay thời kỳ đầu đã là một bước nhảy vọt” [26, tr.15]. Cùng với đó, rất nhiều nghiên cứu, phê bình bàn luận đến nghiên cứu văn chương ở mọi góc độ. Việc nghiên cứu văn chương dưới góc nhìn văn hóa cũng khá nhiều, như Cảm quan đô thị trong sáng tác của Thạch Lam của tác giả Trần Thị Thu Hà trường ĐH sư phạm Hà Nội, năm 2011; sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư dưới cái nhìn văn hóa của tác giả Hoàng Thị Hà trường ĐH sư phạm Hà Nội, năm 2011; Văn chương Vũ Bằng dưới góc nhìn văn hóa của Đỗ Thị Ngọc Chi, Học viện khoa học xã hội, năm 2013; Văn xuôi Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường từ góc nhìn văn hóa của Ngô Minh Hiển… Các nghiên cứu phần nào đã đánh giá đúng mực và giúp người đọc hiểu rõ về yếu tố văn hóa trong từng tác phẩm. Qua các dẫn liệu trên, có thể thấy: Nhất Linh trong vai trò chủ soái của Tự lực văn đoàn, Nhất Linh trong tư cách nhà văn, tác giả của tiểu thuyết luận đề, tiểu thuyết tâm lý… đều đã được khảo sát, nghiên cứu và đánh giá rất thấu 4 đáo và tương đối thỏa đáng. Nhưng xem xét Nhất Linh ở góc độ một nhà văn hóa, và phân tích tiểu thuyết Nhất Linh dưới góc nhìn văn hóa, thì có lẽ cần thêm nhiều công trình sâu và rộng hơn nữa, mà luận văn của chúng tôi chỉ đóng góp một phần rất nhỏ. Bởi vì, hơn ai hết, ông là người ý thức rất rõ điều này, và muốn dùng văn chương để cổ động cho văn hóa dân tộc: “Nhất Linh vẫn thường nói văn hóa có sức mạnh thay đổi lâu bền hơn chính trị. Làm chính trị có ích trong một thời, làm văn hóa – nếu thành công – sẽ còn lại mãi mãi” [53]. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu Luận văn dựa vào các phạm trù văn hóa từ đó làm rõ mối quan hệ giữa văn hóa - văn học ở tầm khái quát và tập trung khai thác sâu tiểu thuyết Nhất Linh như một hiện tượng văn hóa cụ thể. Luận văn xác lập hệ thống lý luận mối liên quan giữa văn hóa – văn học để từ đó nhận diện sự tồn tại và nối tiếp mạch ngầm văn hóa được thể hiện ở tiểu thuyết của Nhất Linh. Đồng thời luận văn cũng chỉ rõ tầng sâu các giá trị văn hóa trong tiểu thuyết của Nhất Linh và sự tồn tại chất văn hóa trong sáng tác của nhà văn. Từ đó khẳng định nét độc đáo và đóng góp của Nhất Linh trong nền văn học hiện đại. * Nhiệm vụ nghiên cứu Tìm hiểu khái lược về tiếp cận văn hóa học và tiểu thuyết Nhất Linh. Tìm hiểu về các phương diện biểu hiện của văn hóa trong tiểu thuyết Nhất Linh (1932 – 1945) Tìm hiểu về phương thức biểu hiện dưới góc nhìn văn hóa trong tiểu thuyết Nhất Linh (1932 -1945) 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Triển khai luận văn Tiểu thuyết Nhất Linh dưới góc nhìn văn hóa (1932 – 1945), Chúng tôi khảo sát toàn bộ tiểu thuyết của Nhất Linh giai đoạn 1932 – 1945. Trong đó tập trung vào một số tiểu thuyết sau: - Tiểu thuyết: Nắng thu (1934) - Tiểu thuyết: Đoạn tuyệt (1934) - Tiểu thuyết: Lạnh lùng (1936) - Tiểu thuyết: Đôi bạn (1937) - Tiểu thuyết: Bướm trắng (1939) - Tiểu thuyết viết chung của Nhất Linh và Khái Hưng: Gánh hàng hoa (1934), Đời mưa gió (1935) 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Xuất phát từ việc nghiên cứu đề tài Tiểu thuyết Nhất Linh dưới góc nhìn văn hóa (1932 – 1945), chúng tôi đã lựa chọn những phương pháp nghiên cứu phù hợp để làm sáng tỏ vốn văn hóa trong tiểu thuyết của Nhất Linh. Tiểu thuyết Nhất Linh ở giai đoạn này thể hiện rõ sự đấu tranh tư tưởng, văn hóa, mâu thuẫn trong quan niệm nhân sinh và lối sống, đời sống đô thị thay đổi theo hướng Âu hóa…Vậy nên chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ bản sau: - Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Đây là phương pháp quan trọng. trong đó phương pháp nghiên cứu văn học là chủ đạo, đồng thời phối hợp vận dụng tri thức liên ngành văn hóa học, sử học, tôn giáo học, ngôn ngữ học, liên văn bản cắt nghĩa văn học bằng truyền thống văn hóa, hoạt động văn hóa, góc nhìn văn hóa. 6 - Phương pháp tiếp cận thi pháp học: Với phương pháp này chúng tôi cắt nghĩa các hình thức nghệ thuật trong tiểu thuyết và mối quan hệ với nội dung để chỉ ra những đặc trưng nghệ thuật độc đáo. - Phương pháp tiếp cận văn hóa học: Ở phương pháp này chúng tôi tập trung làm sáng tỏ nét mới trong tư tưởng thể hiện, để từ đó tìm ra nét mới trong tiểu thuyết của Nhất Linh. Trên cơ sở tìm hiểu sự chi phối của của chính trị, tôn giáo, đạo đức, thẩm mỹ… tồn tại trong không gian văn hóa xác định đối với tác phẩm về mặt xây dựng nhân vật, tư tưởng, ngôn ngữ, lối sống. - Phương pháp so sánh: Đây là phương pháp cần thiết giúp chúng tôi đối chiếu so sánh ở nội bộ tiểu thuyết của Nhất Linh; so sánh giữa tác phẩm của các nhà văn trong nhóm Tự lực văn đoàn. Từ đó khám phá một cách hiệu quả tiểu thuyết của Nhất Linh, làm nổi bật nét văn hóa sâu sắc trong tiểu thuyết của Nhất Linh (1932 – 1945). - Phương pháp xã hội học: Từ những yếu tố về mặt xã hội, những nhân tố của đời sống… để làm sáng rõ nét văn hóa trong tiểu thuyết của Nhất Linh. - Phương pháp phân tích… 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Luận văn là cơ sở lí luận để khai thác giá trị của tiểu thuyết từ phương diện văn hóa. Luận văn góp phần đánh giá đầy đủ, sâu sắc về văn hóa và những cảm quan văn hóa trong tiểu thuyết của Nhất Linh (giai đoạn 1932 – 1945). Từ đó, góp phần khẳng định tên tuổi, vị trí của Nhất Linh trong Tự lực văn đoàn và trong nền văn học Việt Nam hiện đại. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn bao gồm 3 chương: 7 Chương 1: Khái lược về tiếp cận văn hóa học và tiểu thuyết của Nhất Linh (1932 – 1945) Chương 2: Các phương diện biểu hiện văn hóa trong tiểu thuyết của Nhất Linh (1932 – 1945) Chương 3: Phương thức biểu hiện dưới góc nhìn văn hóa trong tiểu thuyết của Nhất Linh (1932 – 1945) 8 Chương 1 KHÁI LƯỢC VỀ TIẾP CẬN VĂN HÓA HỌC VÀ TIỂU THUYẾT CỦA NHẤT LINH ( 1932 – 1945 ) 1.1. Khái lược về tiếp cận văn hóa học 1.1.1. Một số khái niệm về văn hóa Theo các nhà ngôn ngữ học, văn hóa (culture), với tư cách là một danh từ độc lập, chỉ bắt đầu được sử dụng từ thế kỉ XVIII. Trước đó, như nhiều tác giả đã viết, trong các câu hay các cụm từ, nó được chuyển từ nghĩa đen “gieo trồng trên đất đai” sang nghĩa bóng “vun trồng cho trí óc” (ở phương Tây) hay “giáo hóa bằng văn” (ở phương Đông). Ví như từ giữa thế kỉ XIII, F. Bacon đã nói về “ văn hóa và chăm bón trí tuệ”, hay xa hơn nữa, ở thế kỉ I trước công nguyên, Lưu Hướng (đời Hán) quan niệm văn hóa là văn trị và giáo hóa. Người đầu tiên có công đưa từ “culture” vào trong khoa học là S. PuFendorf- nhà nghiên cứu pháp luật người Đức. S. PuFendorf sử dụng thuật ngữ này để chỉ toàn bộ những gì do con người tạo ra, và các sản phẩm nhân tạo này là khác với các sự vật trong thế giới tự nhiên tựa như con người được giáo dục khác với con người không được giáo dục [25]. Văn hóa là một phạm trù rộng, thể hiện những giá trị về vật chất cũng như tinh thần trong đời sống xã hội của loài người. Theo như Chủ Tịch Hồ Chí Minh “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng… Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa” [40, tr.31]. Khái niệm về văn hóa có từ lâu đời và nội hàm của nó rất rộng. Theo A.L. Kroeber và C.L. Kluckhohn trong cuốn Văn hóa: Cái nhìn phân tích về 9 Khái niệm và Định nghĩa có khoảng hơn 200 định nghĩa về văn hóa. Rõ ràng chúng ta thấy số lượng về khái niệm văn hóa hết sức phong phú. Trong quá trình nghiên cứu, có rất nhiều khái niệm về văn hóa mà chúng ta có thể khai thác và hiểu một cách thấu đáo. Tuy nhiên, với mỗi một khái niệm đều thể hiện tính mục đích sử dụng và vận dụng khác nhau. Trong quá trình nghiên cứu chúng ta có thể sử đụng một khái niệm phù hợp nhất. Dưới đây là một số khái niệm về văn hóa: Theo Từ điển Tiếng Việt, Hoàng Phê (chủ biên) [56] có đưa ra định nghĩa: 1, Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. (Kho tàng văn hóa dân tộc, Văn hóa Phương Đông, Nền văn hóa cổ). 2. Những hoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu của đời sống tinh thần. (Phát triển văn hóa, Công tác văn hóa). 3. Tri thức, kiến thức khoa học. (Học văn hóa, Trình độ Văn hóa). 4. Trình độ cao trong sinh hoạt xã hội, biểu hiện của văn minh: (Sống có văn hóa, Ăn nói thiếu văn hóa) 5. Nền văn hóa của một thời kỳ xa xưa, đã được xác định trên tổng thể những di vật tìm thấy và chúng có điểm giống nhau. (Văn hóa rìu hai vai. Văn hóa Đông Sơn) Nhà nghiên cứu Trần Ngọc Thêm đã đưa ra định nghĩa trong cuốn Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb TP Hồ Chí Minh, 1997 “ Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình” [69] 10 Một định nghĩa khác bao quát hơn, rộng lớn hơn “ Văn hóa là tất cả những gì phi tự nhiên”. Đó là định nghĩa mà Đỗ Lai Thúy đã thể hiện trong Văn hóa Việt Nam nhìn từ mẫu người văn hóa [70, tr16,17]. Theo tác giả Phan Ngọc thì cho rằng: “Văn hóa là quan hệ. Nó là mối quan hệ giữa thế giới biểu tượng và thế giới thực tại. Quan hệ ấy biểu hiện thành một kiểu lựa chọn riêng của một tộc người, một cá nhân so với một tộc người khác, một cá nhân khác. Nét khác biệt giữa các kiểu lựa chọn làm cho chúng khác nhau, tạo thành những nền văn hóa khác nhau là độ của một xã hội hay khúc xạ [41, tr22] Trước sự đa dạng khái niệm về văn hóa, Tổ chức khoa học giáo dục Liên hợp quốc đã đi đến thống nhất khái niệm về văn hóa: “ Trong ý nghĩa rộng nhất, văn hóa hôm nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và cảm xúc, quyết định tính cách của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội. Văn hóa bao gồm cả nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng. Văn hóa đem lại cho con người khả năng soi xét về bản thân. Chính văn hóa đã làm cho chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lý tính, có óc phê phán và dấn thân một cách đạo lý. Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức được bản thân, tìm tòi không biết mệt những giá trị văn hóa mới mẻ và sáng tạo ra những công trình vượt trội lên bản thân” [70, tr18]. Cùng với sự phát triển của đất nước, yếu tố văn hóa không thể không được quan tâm. Bởi chính văn hóa là “hồn cốt” để tạo nên một dân tộc Việt Nam đậm đà bản sắc đân tộc. Quan tâm tới sự phát triển đất nước, thì văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội; Nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Nền văn hóa Việt Nam là nền văn hóa thống 11 nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam; Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng; Văn hóa là một mặt trận; Xây dựng và phát triển văn hóa là một sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách mạng và sự kiên trì thận trọng. Nói tóm lại, văn hóa là sản phẩm độc đáo của quá trình lịch sử, văn hóa là một hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo, tích lũy trong hoạt động thực tiễn qua quá trình tương tác giữa con người với tự nhiên, xã hội và bản thân. Văn hóa là của con người, do con người sáng tạo và vì lợi ích của con người. Văn hóa được con người giữ gìn, sử dụng để phục vụ đời sống con người và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Với phạm vi của đề tài, chúng tôi lựa chọn cách hiểu văn hóa gắn liền với bản sắc văn hóa của nhà nghiên cứu Phan Ngọc và Tổ chức Khoa học giáo dục Liên hợp quốc. 1.1.2. Bản sắc văn hóa Khi nói tới văn hóa, chúng ta đều biết văn hóa là sản phẩm, diện mạo của cá nhân và cộng đồng. Khoa học đã chứng minh rằng con người chưa xuất hiện thì trái đất chỉ có thế giới tự nhiên. Khi ấy tự nhiên tồn tại “tự nhiên”. Con người xuất hiện, thế giới tự nhiên trở nên phong phú. Trong thế giới tự nhiên con người đã sáng tạo và chinh phục tự nhiên ở bên ngoài lẫn cái tự nhiên ở chính mình để tạo ra văn hóa. Con người luôn tìm cách làm chủ thế giới, tác động vào tự nhiên để thiên nhiên phải phục vụ lại con người. Bên cạnh việc cải tạo tự nhiên, biến đổi tự nhiên cho phù hợp với nhu cầu của mình, con người sáng tạo ra những cái mới, vốn không có trong tự nhiên. Như Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người phải sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh 12 hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó là văn hóa” [40, tr.31]. Từ thế giới tự nhiên cho đến đời sống xã hội đã được con người làm cho có ý nghĩa nhờ thấm nhuần tinh thần của văn hóa. Tinh thần văn hóa đó không phải ngẫu nhiên mà có. Các nhà triết học cho rằng “ Khả năng đối xử có tính người đối với thế giới và đối với những người khác, khả năng lao động, giao tiếp với những người xung quanh, khả năng tư duy, có những tình cảm đạo đức và những xúc cảm thẩm mỹ - tất cả những cái đó đều không phải là những đặc tính của cơ thể, mà là những nét đã được hình thành trong quá trình thực tiễn lịch sử xã hội tiêu biểu cho thực chất của con người trong cách biểu hiện và bộc lộ cá thể của nó. Những nét ấy được hình thành nhờ con người tham gia vào hệ thống các quan hệ xã hội, vào quá trình hoạt động lao động, đi liền với sự tham gia của con người vào quá trình nắm vững và tái tạo nền văn hóa xã hội” [64]. Lịch sử phát triển của loài người gắn liền với những giá trị văn hóa. Giá trị văn hóa được thể hiện ở bản sắc văn hóa. Với nhà nghiên cứu Dương Phú Hiệp thì “ Bản sắc riêng của mỗi nền/ dạng/ kiểu văn hóa thường được biểu hiện là những nét đặc thù và độc đáo thể hiện trong hiện tượng văn hóa hoặc các sản phẩm của văn hóa, quy định bộ mặt của mỗi nền văn hóa” [33, tr.40]. Còn Ngô Đức Thịnh thì bản sắc văn hóa “ là một tổng thể các đặc trưng của văn hóa được hình thành và tồn tại và phát triển suốt quá trình lịch sử của dân tộc, các đặc trưng văn hóa ấy mang tính bền vững, trường tồn, trừu tượng và tiềm ẩn, do vậy muốn nhận biết nó phải thông qua vô vàn các sắc thái văn hóa, với tư cách là sự biểu hiện của bản sắc văn hóa ấy. Nếu bản sắc văn hóa là cái trừu tượng, tiềm ẩn, bền vững thì các sắc thái biểu hiện của nó tương đối cụ thể, bộc lộ và khả biến hơn” [67]. Trong quá trình giao lưu, tiếp 13 biến những giá trị văn hóa mới luôn được hình thành cho phù hợp với mỗi vùng, miền, quốc gia. Vậy có thể nói, văn hóa là cái đánh dấu sự vượt lên những gì tự nhiên và bản năng của con người. Đó là sản phẩm riêng của xã hội loài người. Để có được nó, con người phải trải qua tự nhiên và cuộc sống xã hội mới hình thành những giá trị văn hóa. Bản sắc văn hóa là cái “ tinh túy”, cái cốt lõi của văn hóa trong quá trình phát triển của lịch sử. 1.1.3. Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học 1.1.3.1. Văn học là hiện thân của văn hóa Thời đại nào văn học ấy, đó là nhận định hoàn toàn đúng đắn. Mỗi một thời đại cùng với nó là một giai đoạn văn học tương ứng. Văn học là bức tranh phản chiếu về con người, đời sống xã hội. tinh thần nhân đạo, nhân văn là mục tiêu của văn hóa. Trong nghiên cứu phê bình những năm gần đây, chúng ta thấy nổi lên những xu hướng tiếp cận bình diện văn hóa trong tác phẩm văn học. “ Văn hóa” thành đối tượng chính để các nhà nghiên cứu phê bình phân tích: Nữ quyền luận, sinh thái học, nhân học văn hóa, kí hiệu học văn hóa trong phân tích văn học… Thông qua các tác phẩm văn học mà những yếu tố mang màu sắc văn hóa được thể hiện rõ ràng hơn “ khi thì hiện diện trên bề mặt của hiện thực đời sống với những phong tục, tập quán, hội hè, đình đám những nghi lễ, có khi được thể hiện ở chiều sâu, trong sâu thẳm tâm thức văn hóa cộng đồng” [58, tr.161]. Trong đời sống con người, văn học từ lâu đã trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu. Dường như ở đâu có cuộc sống thì ở đó có thi ca. Niềm vui nỗi buồn của con người đều được thể hiện đầy đủ trong văn học. Qua văn học ta thấy những giá trị ẩn chứa trong đó. Văn học tồn tại không chỉ vì bản thân nó mà chính là vì đời sống con người. Với tư cách là một hình thái ý 14 thức, một hoạt động nhận thức, văn học nâng cao khả năng của con người trong quá trình chiếm lĩnh, đồng hóa hiện thực khách quan. Mỗi tác phẩm văn học đều ít nhiều làm phong phú hơn sự hiểu biết của con người. Sự cảm thụ tác phẩm giúp mỗi người tự giải phóng khỏi cái cuộc đời riêng biệt từ nhiều xứ sở, nhiều thời đại xa xôi. Văn học giúp cho con người được vui, buồn, yêu, ghét nhiều hơn, tạo ra những biến đổi trong tư tưởng, tình cảm con người. Đến với văn học là đến với niềm an ủi, sự khích lệ, động viên, đến với những ước mơ, hy vọng… Văn học không chỉ là nguồn tri thức mà còn là nguồn năng lượng tinh thần lớn lao, có ý nghĩa cổ vũ, tiếp sức cho con người trong cuộc sống. Văn học cùng với triết học, tôn giáo, phong tục tập quán, đạo đức …là những thành tố quan trọng để tạo nên những giá trị văn hóa. Văn học cũng chịu sự chi phối của văn hóa “ Môi trường văn hóa của một thời đại và truyền thống văn hóa độc đáo của một dân tộc, đồng thời thể hiện cả nội hàm tâm lý văn hóa độc đáo của một thời đại và một cộng đồng dân tộc” [2, tr5]. Cùng bàn về văn học và mối quan hệ của văn học với văn hóa, Đỗ Thị Minh Thúy cũng đã viết: “ Đặt văn học trong văn hóa tức là nhấn mạnh sự tác động tổng thể của văn hóa tới văn học, như vậy các nhân tố xã hội, kinh tế, chính trị, văn hóa …tác động tới toàn bộ văn hóa nói chung, thông qua văn hóa mới tác động đến văn học, ở quan hệ đặc biệt này, văn học trở thành một trong những tiêu điểm của văn hóa, đóng vai trò nhân tố đại diện cho văn hóa” [68, tr239]. Văn học là tấm gương phản chiếu đời sống của con người. Bên cạnh đó văn học lưu giữ những giá trị văn hóa tinh túy nhất của thời đại. Từ sự tiếp nhận những giá trị văn hóa, những điều diễn ra trong cuộc sống, mỗi nhà văn bằng tài năng, độ am hiểu của bản thân và cho ra đời những tác phẩm văn học phản ánh chân thật về đời sống, văn hóa cộng đồng mang đậm chất văn hóa. 15 Cùng chiều dài của lịch sử và chiều rộng của không gian địa lý, cùng với thời gian, con người – nhà văn đã tạo nên những tác phẩm mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam. Tìm hiểu về những giá trị văn hóa ấy rất nhiều độc giả đã chọn cho mình cách tìm hiểu đơn giản, giầu chất nhân văn là tìm hiểu qua những tác phẩm văn học. Có lẽ văn học là hiện thân của văn hóa. Thông qua hệ thống ngôn từ, mỗi tác phẩm đã diễn đạt đầy đủ nội hàm ý nghĩa. Chúng ta đều biết những vần thơ bất hủ của Nguyễn Đình Chiểu “ Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm, Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”. Qua những vần thơ ấy ta thấy rõ về truyền thống yêu nước căm thù giặc của con người Việt Nam. Chúng ta luôn tự hào đất nước Việt Nam chúng ta có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Trải dài từ Bắc vào Nam đất nước chúng ta có những danh lam thắng cảnh mê đắm lòng người, có những vùng đất cuộc sống của người dân lao động giản dị, ấm áp , chân chất tình người. Cũng chính từ phẩm chất và truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam mà đất nước chúng ta có biết bao anh hùng, bao tấm gương được thế giới biết đến và vinh danh như Nguyễn Trãi, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Hồ Chí Minh… Còn biết bao kiệt tác văn chương đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong lòng độc giả. Đó là những tác phẩm Đại Cáo Bình Ngô, Truyện Kiều… Là hiện thân của văn hóa, văn học đã thể hiện những giá trị văn hóa thể hiện hồn cốt của dân tộc ta. Thời kỳ đất nước có chiến tranh văn học được coi là một mặt trân, người cầm bút như là chiến sĩ trên mặt trận ấy. Thời kỳ hòa bình, văn học phản ánh những góc khuất của đời sống… Cho dù ở thời kỳ nào thì văn học cũng luôn thể hiện và phản ánh giá trị văn hóa. Nói về mối quan hệ giữa văn học và văn hóa, PGS.TS Trịnh Bá Đĩnh đã viết: Tác phẩm văn học thể hiện ba phương diện sau. Thứ nhất: Căn bản văn học phản ánh toàn bộ đời sống cộng đồng dân tộc, trong đó văn hóa như phần hợp thành quan trọng nhất. Chẳng hạn dễ thấy 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan