Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Tiểu luận xử lý việc vi phạm di tích lịch sử văn hoá chùa tây phương, xã thạch x...

Tài liệu Tiểu luận xử lý việc vi phạm di tích lịch sử văn hoá chùa tây phương, xã thạch xá, huyện thạch thất, thành phố hà nội

.DOCX
29
3052
135

Mô tả:

TRƢỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG - THÀNH PHỐ HÀ NỘI LỚP BỒI DƯỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN K2A - 2015  TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỚI QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VÀ VẤN ĐỀ CÂN BẰNG LỢI ÍCH VÌ NHÂN DÂN “ Tình huống xử lý việc vi phạm Di tích lịch sử văn hóa chùa Tây Phương, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội ” Học viên Chức vụ Đơn vị công tác Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội Hà Nội, tháng 11/2015 MỤC LỤC Mục LỜI NÓI ĐẦU ĐẶT VẤN ĐỀ PHẦN I. NỘI DUNG TÌNH HUỐNG 1. Tổng quan về chùa Tây Phương 1.1. Tên gọi 1.2. Địa điểm phân bố 1.3. Đƣờng đi đến di tích 1.4. Lịch sử hình thành 1.5. Kiến trúc di tích 1.6. Lễ hội 2. Diễn biến của tình huống 2.1. Đề xuất của Ban bảo vệ di 2.2. Diễn biến quá trình xây dự PHẦN II. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG 1. Xác định mục tiêu xử lý tình huống 2. Phân tích nguyên nhân và hậu quả PHẦN III. XỬ LÝ TÌNH HUỐNG 1. Xây dựng phƣơng án xử lý tình huống 2. Lựa chọn phƣơng án xử lý 3. Tổ chức thực hiện phƣơng án chọn PHẦN IV. KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO LỜI NÓI ĐẦU Công tác quản lý nhà nƣớc về di sản văn hóa trong những năm gần đây của Thủ đô Hà Nội đã có bƣớc chuyển biến tích cực, đặc biệt là từ sau Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội, Thành phố Hà Nội đã chú trọng đầu tƣ kinh phí, nhân lực cùng những cơ chế, chính sách phù hợp. Tuy nhiên, Thăng Long – Hà Nội là mảnh đất ngàn năm văn hiến, nơi hội tụ, kết tinh và lan tỏa những giá trị văn hóa tiêu biểu (hồn cốt) của con ngƣời Việt Nam, đã và đang đặt ra cho đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý di sản của Thủ đô Hà Nội nhiều cơ hội mới cùng những thách thức không nhỏ. Nhận thức đƣợc thực tế nêu trên, cán bộ, công chức làm công tác quản lý nhà n ƣớc về di sản luôn phấn đấu học tập, nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ, trong đó có việc hoàn thiện các kỹ năng và kiến thức quản lý nhà nƣớc về quản lý di sản văn hóa. Bài tập tình huống mà tôi muốn để cập ở đây là một tình huống có thật, thuộc lĩnh vực quản nhà nƣớc về lý di sản văn hóa, xảy ra năm 2006, đã đƣợc Sở Văn hóa – Thông tin và các cơ quan chức năng, cấp thẩm quyền của Thành phố Hà Nội xem xét, giải quyết và khắc phục hiệu lực, hiệu quả và thoả đáng. Trên cơ sở khối lƣợng kiến thức lĩnh hội, thu thâp đ ƣợc trong quá trình học tập tại Trƣờng đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong - Thành phố Hà Nội, tôi đã vận dụng vào thực tiễn quá trình công tác, kịp thời xem xét, tham m ƣu đề xuất giải quyết vụ việc theo đúng quy định pháp luật và hợp lý, hợp tình hài hoà lợi ích vì nhân dân. Kết quả giải quyết vừa đảm bảo tuân thủ pháp luật của Nhà nƣớc, vừa tạo đƣợc đồng tình ủng hộ của nhân dân, đồng thuận của các cấp thẩm quyền và cơ quan ngành văn hoá. Trên cơ sở vụ việc, tôi tiến hành tổng hợp, phân tích, đánh giá nhằm làm sáng tỏ vấn đề thực tế luôn mang tính thời sự trong công tác quản lý Nhà nƣớc về di sản văn hóa trong giai đoạn hiện nay. Qua đây, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến quý thầy, cô giáo của “Lớp bồi dưỡng ngạch Chuyên viên K2A – 2015” do Trƣờng đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong - Thành phố Hà Nội tổ chức từ ngày 24/8/2015 đến 16/11/2015. Xin chân thành cảm ơn./. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Di sản văn hoá Việt Nam là tài sản quý giá, là niềm tự hào của dân tộc ta và là một bộ phận của di sản văn hoá nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nƣớc và giữ nƣớc của nhân dân ta. Có thể nói, các di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh không chỉ góp phần giáo dục nhân dân Việt Nam về truyền thống văn hóa, lịch sử tốt đẹp của cha ông mà còn là một bộ phận hữu cơ của “Hình ảnh đất nƣớc, con ngƣời Việt Nam” đối với bạn bè quốc tế. Di sản văn hoá bao gồm di sản văn hoá phi vật thể và di sản văn hoá vật thể, là sản phẩm tinh thần, vật chất, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học đƣợc lƣu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác ở nƣớc ta. Nhân dân ta có trách nhiệm ra sức bảo vệ và phát huy các di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh, các giá trị văn hóa truyền thống của cha ông. Làm tốt việc này cũng chính là góp phần tích cực vào việc quảng bá hình ảnh đẹp đẽ của Việt Nam trên trƣờng quốc tế. Để bảo vệ và sử dụng có hiệu quả di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh trong việc giáo dục truyền thống dựng nƣớc và giữ nƣớc của nhân dân Việt Nam, góp phần giáo dục tinh thần yêu nƣớc, yêu chủ nghĩa xã hội và lòng tự hào dân tộc, nâng cao kiến thức, phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, đáp ứng nhu cầu về thẩm mỹ và văn hoá của nhân dân, xây dựng nền văn hoá mới và con ngƣời mới xã hội chủ nghĩa, làm giàu đẹp kho tàng di sản văn hoá dân tộc và góp phần làm phong phú văn hoá thế giới. Tạo điều kiện cho nhân dân thực hiện quyền làm chủ tập thể trong việc bảo vệ và sử dụng các di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh. Nâng cao nhận thức của toàn xã hội về giá trị và vai trò của di sản văn hoá trong phát triển và huy động nguồn nhân lực, phát huy chủ thể văn hoá vào việc bảo tồn di sản văn hoá giúp cho các thế hệ tƣơng lai có điều kiện kế thừa và sáng tạo ra các giá trị văn hoá mới làm phong phú thêm kho tàng di sản văn hóa dân tộc. Trong những năm đất nƣớc đổi mới, chúng ta đã xác định rõ những định hƣớng lớn trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hoá, đã quan tâm tạo lập sự hài hoà giữa bảo tồn và phát triển, truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. Từ năm 2008, Việt Nam gia nhập Công ƣớc quốc tế UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa và trở thành Quốc gia thành viên của Ủy ban liên chính phủ của Công ƣớc quốc tế UNESCO. Những năm gần đây, nhân dân có nhận thức về vai trò quan trọng của chủ thể văn hóa và cộng đồng đang đƣợc cải thiện rõ nét. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải thừa nhận một thực tại là công tác quản lý Nhà nƣớc và bảo tồn các di sản văn hoá hiện đang gặp nhiều khó khăn; tình trạng xuống cấp nghiêm trọng ở các di tích, nạn mất cắp cổ vật, tu bổ tôn tạo không đúng quy trình gây biến dạng, mất yếu tốt gốc, giảm các giá trị lịch sử văn hoá tại các di tích đã là vấn nạn. Tại thời điểm năm 2009, theo số liệu kiểm kê bàn giao thì Thành phố Hà Nội có hơn 5.175 di tích (trong đó tỉnh Hà Tây trƣớc đây có 3.053 di tích; thành 2 phố Hà Nội trƣớc đây có 1.952 di tích; huyện Mê Linh và 04 xã thuộc tỉnh Hoà Bình có 175 di tích), trong số đó có hơn 2.000 di tích đã đ ƣợc xếp hạng cấp Quốc gia và Thành phố. Cũng theo thống kê năm 2003, Thành phố Hà Nội tr ƣớc đây có gần 2.000 di tích thì có tới 400 di tích bị xâm phạm vào khu vực bảo vệ I và II; trong số 385 di tích đƣợc xếp hạng cấp Quốc gia thì có 119 di tích bị xâm hại, lấn chiếm vào khu vực bảo vệ I và II; tỉ lệ 80 - 85% đơn th ƣ khiếu tố gửi tới cơ quan Thanh tra văn hóa là khiếu nại về lấn chiếm đất đai di tích. Tỉnh Hà Tây trƣớc đây vi phạm về đất đai tại di tích không nhiều nh ƣng chủ yếu lại nằm trong số các di tích cấp Quốc gia đặc biệt có hồ sơ, phạm vi khoanh vùng bảo vệ trải rộng, quy mô di tích lớn với nhiều hạng mục công trình nhƣ chùa Tây Phƣơng, chùa Thầy, chùa Linh Tiên Quán… Những vấn đề bức thiết và trong thẩm quyền của ngành Văn hoá đã đƣợc giải quyết, tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề nhƣ: Di dân giải phóng mặt bằng để điều chỉnh khoanh vùng bảo vệ di tích hay kinh phí đầu tƣ cho việc bảo tồn, tu bổ và tôn tạo di tích… là những công việc còn phải tiếp tục thực hiện trong thời gian dài. Vì vậy, việc tăng cƣờng quản lý Nhà nƣớc về văn hóa đang ngày càng trở thành một đòi hỏi cấp bách. Xuất phát từ nhận thức trên, với hiểu biết của một công chức nhà n ƣớc, cùng với những kiến thức đƣợc trang bị về quản lý Nhà n ƣớc, tôi xin trình bày quan điểm, nhận thức của mình về quản lý nhà n ƣớc đối với văn hóa thông qua trƣờng hợp xâm phạm di tích lịch sử văn hoá cấp Quốc gia chùa Tây Phƣơng. Trong quá trình viết tiểu luận này, có lẽ không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong sự giúp đỡ, hƣớng dẫn và góp ý của quý thầy, cô giáo. Tôi xin trân trọng cảm ơn. 3 PHẦN I NỘI DUNG TÌNH HUỐNG “ Xử lý việc vi phạm Di tích lịch sử văn hoá chùa Tây Phương, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội ” 1. Tổng quan về chùa Tây Phương: 1.1. Tên gọi Chùa Tây Phƣơng còn có tên cổ là “ Sùng Phúc tự” và “Hoành Sơn Thiếu Lâm tự”. Chùa có tên chữ là “Tây Phương cổ tự” đƣợc xây dựng từ lâu ở xóm Tây Phƣơng thuộc thôn Yên, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội. 1.2. Địa điểm phân bố Xóm Tây Phƣơng là một quả đồi thuộc thôn Yên, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất. Quả đồi này cao khoảng 50m - từ chân đồi lên đỉnh đồi - nơi xây dựng ngôi chùa. Xung quanh có hệ thống đƣờng xây bậc bằng đá ong, đây là loại vật liệu đá ong có sẵn ở vùng đồi huyện Thạch Thất. Mặt bằng xây dựng chùa trên đỉnh đồi (núi) khá rộng khoảng 6 sào Bắc Bộ (t ƣơng đ ƣơng 2160m²). Đồi (núi) này có tên gọi là Câu Lậu (Câu Lậu sơn). 1.3. Đường đi đến di tích Đến chùa Tây Phƣơng có thể đi bằng 2 đƣờng: Từ Trung tâm Hà Nội đến quận Hà Đông, theo đƣờng 21B đi qua huyện lỵ Quốc Oai, đi tiếp 8km đến cầu Liêu, rẽ tay trái khoảng 1.500m là tới chùa. Từ Trung tâm Hà Nội theo đƣờng cao tốc Láng - Hòa Lạc đến km 20, rẽ tay phải về huyện lỵ Thạch Thất. Từ huyện lỵ xuôi 03km đến Cầu Liêu (nói trên), rẽ tay phải là tới chùa. 1.4. Lịch sử hình thành Chùa Tây Phƣơng đƣợc xây dựng từ lâu đời để thờ Phật. Theo truyền thuyết của nhân dân địa phƣơng, chùa đƣợc xây dựng từ đời nhà Đƣờng, khi Cao Biền sang cai trị nƣớc ta. Thuyết này cho rằng núi Câu Lậu có huyệt địa linh, nếu ai đặt mộ vào có thể phát vƣơng. Bởi vậy, Cao Biền cho xây chùa Tây Phƣơng để yểm huyệt. Các nhà nghiên cứu lâu nay vẫn thƣờng dựa vào Bài minh trên Chuông tại chùa Tây Phƣơng do học giả Phan Huy Ích soạn và cho rằng hiện diện quy mô chùa Tây Phƣơng đƣợc xây dựng vào thời Vĩnh Hựu (năm 1735 - 1739). Tuy nhiên chúng ta cần nghiên cứu đoạn sau, Phan Huy Ích viết: “Kịp đến khi vận nước đổi thay, cảnh chùa thưa vắng, tiếng chuông đồng không còn, đài Phật cũng đổ nát dần” và trƣớc đó, sách “Việt sử thông giám cương mục” còn 4 cho biết: Năm 1740, Trịnh Doanh lên ngôi chúa và vội ra lệnh bãi bỏ công việc xây dựng các chùa do Trịnh Giang mở đầu thời Vĩnh Hựu: “Việc xây dựng các chùa quán Quỳnh Lâm, Hồ Thiên, Hoa Long và Tử Trầm, Tây Phương đều bãi bỏ hết” (trích Việt Sử thông giám cƣơng mục, chính biên quyển 38, tập 17, trang 50). Cảnh chùa hoang vắng thời Vĩnh Hựu đƣợc Phan Huy Ích ghi lại vào năm Mậu Thân (năm 1788) khi cuối Bài minh trên Chuông tại chùa, ông viết: “Nay gặp buổi thịnh thời, đạo Phật đang khi thịnh đạt, thiện nam, tín nữ trong thôn ấp, cùng nhau chiêu mộ của cải, họp thợ sửa dựng ngôi chùa”. Nhƣ vậy, hiện diện của chùa đƣợc sửa dựng cho tới ngày nay là thời Tây Sơn, khi hoàn thành là năm Giáp Dần (năm 1794). Cũng nhƣ các ngôi chùa cổ khác ở Việt Nam, chùa Tây Ph ƣơng đ ƣợc xây dựng để thờ Phật. Theo nhiều tài liệu, trƣớc đợt “sửa dựng” thời Tây Sơn, chùa Tây Phƣơng đã có một hệ thống tƣợng Phật khá hoàn chỉnh để thờ phụng. Năm 1794, sau khi dựng lại chùa, ngƣời xƣa đã bổ xung, tạo tác hệ thống tƣợng (để thay thế một số tƣợng cũ). Tổng số tƣợng Phật hiện nay còn có hơn 60 pho (tháng 3/1993 kẻ gian đột nhập lấy cắp 04 pho, trong đó có pho Quan Âm thiên thủ ở chùa Hạ, sau đó đã tạc tƣợng mới đƣa về thờ tự). Ba pho Tam Thế, pho A di đà (ngồi) là lớp t ƣợng cổ nhất thời Vĩnh Hựu, đƣợc “An tượng, khai quang điểm nhãn” vào năm Ất Hợi (năm 1635). Thời vua Tự Đức triều Nguyễn, sƣ cụ trụ trì là Ngô Bá Thích đã cho tạc tƣợng Phật bà Quan Âm thiên thủ thiên nhãn (đã mất tháng 3/1993 nói trên) tƣợng Thập điện và tƣợng Nam Tào, Bắc Đẩu. Trừ các pho tƣợng nói trên, số còn lại của chùa Tây Phƣơng đƣợc tạc vào thời Tây Sơn. Đáng chú ý là số tƣợng Phật tổ ANAN ĐÀ, ĐÀ NAN ĐỀ, LONG THỤ TÔN GIẢ, HIẾP TÔN GIẢ, ƢU BA CẦU ĐA, LA HẦU LA ĐA... đƣợc ngƣời xƣa dày công tạo tác tƣợng rất có hồn, miêu tả nội tâm - ngoại hình đồng điệu, ăn nhập để phản ánh bản chất bẩm sinh từng cuộc đời thăng trầm, hoan hỷ, từ bi... của từng vị Phật tổ. Các pho tƣợng này còn đƣợc điêu khắc cụ thể những trạng thái tƣ tƣởng, biểu cảm và hành động khác nhau. Các pho tƣợng KIM CƢƠNG đƣợc tạc ở các thế đứng khác nhau. Sức mạnh cao siêu của các thế lực bảo vệ nhà Phật đƣợc diễn tả bởi hành động cứng rắn, kiên quyết, nét chau mày quắc thƣớc, sự ghìm nén cơn thịnh nộ đƣợc ngƣời xƣa chạm khắc hết sức tài hoa, tinh tế đã phản ánh đặc tr ƣng nghệ thuật riêng của tƣợng chùa Tây Phƣơng. Nghệ thuật điêu khắc tƣợng chùa Tây Phƣơng với đa số tƣợng đƣợc tạc vào thời Tây Sơn đã đƣa giá trị nghệ thuật - văn hoá chùa Tây Phƣơng trở thành di tích Quốc gia đặc biệt. Thời Tây Sơn với chiến thắng lẫy lừng đánh đuổi 20 vạn quân Thanh xâm lƣợc, chính quyền Lê - Trịnh suy yếu nên bị lật đổ, đời 5 sống tinh thần của ngƣời dân Việt Nam đƣợc giải phóng, sau những kìm hãm này đƣợc trỗi dậy, thăng hoa. Vì vậy, có thể nói những pho tƣợng chùa Tây Phƣơng là một nghệ thuật điêu khắc độc đáo, một sự trỗi dậy sau những dồn nén, kìm hãm một thời gian dài và khắt khe của chế độ phong kiến suy tàn thời Lê - Trịnh. Đến giai đoạn này, các nghệ nhân đƣợc giải phóng tinh thần, tính dân chủ trong chừng mực nhất định đƣợc cải thiện. Sự khắt khe trong tập đoàn nhà Chúa nhất là sự tập trung nhân tài vật lực cho các công trình của phủ Chúa đã vô hiệu, ngƣời dân xã thợ đƣợc tập trung vào các công trình tôn giáo mà họ hằng tâm muốn ký thác cho hiện tại và mai sau. Phải chăng vì thế mà thế giới Phật qua hệ thống tƣợng chùa Tây Phƣơng là một hiện t ƣợng, một đỉnh cao nghệ thuật điêu khắc ở Việt Nam cuối thế kỷ 18. Phong cách nghệ thuật điêu khắc tƣợng chùa Tây Phƣơng độc đáo là nh ƣ vậy và khảo sát quanh vùng không thấy chùa nào có t ƣợng mang dáng dấp kiểu cách tạo tác tƣơng tự. Sự “độc nhất vô nhị” về điêu khắc tƣợng Phật đã giành cho nơi đây, còn kiểu dáng kiến trúc thì chùa Tây phƣơng rất giống chùa Kim Liên (quận Tây Hồ, Hà Nội). 1.5. Kiến trúc di tích Trên một quả đồi (núi đất) cao khoảng 50m, xung quanh có những quả đồi nhỏ thấp hơn, núi Câu Lậu nổi tiếng mấy trăm năm, thêm vì có chùa Tây Phƣơng. Từ chân đồi leo 237 bậc đá ong thì nhìn thấy cổng Tam quan treo tấm hoành phi đề 4 chữ Hán “Tây Phƣơng Cổ Tự”. Bên trái cổng có một ngôi nhà đƣợc làm theo kiến trúc cổ đó là nhà khách để đón tiếp khách thăm quan đ ƣợc xây dựng những năm gần đây. Qua cổng nhìn thấy một sân rộng, phía trƣớc là chùa chính, bên phải là đền thờ Thổ địa. Nhìn tổng thể, chùa đƣợc xây dựng theo kiểu chữ Tam. Bố cục phía trƣớc là chùa Hạ rồi đến chùa Trung và cuối cùng là chùa Thƣợng. Chùa Hạ và chùa Thƣợng có chiều dài bằng nhau, còn chùa Trung ở giữa ngắn hơn. Ngƣời xƣa đã xây tƣờng các đầu hồi liền khối nhau, tạo thành vỏ ngoài hình chữ công (I). Đáng chú ý ở chùa Tây Phƣơng là hệ thống các đầu đao mái, phần lớn các đao ở đây vƣơn lên khá cao có chỗ tới 2,20m. Về góc độ kết cấu, kiến trúc truyền thống với khẩu độ vƣơn thanh thoát và tạo nên tính phóng khoáng độc đáo. Xung quanh chùa, tƣờng rào, bậc thêm, nền đƣợc xây dựng và lát bằng gạch Bát tràng, không trát, chỉ bắt mạch. Tƣờng hồi bao quanh các hạng mục của chùa chính, tại chính giữa có để một số cửa sổ tròn, mang tính “bán âm, bán dƣơng” và mang tính triết lý nhà Phật “sắc sắc không không”. Cả ba toà chùa, hệ thống cột và vì đều bằng gỗ lim. Tr ƣớc năm 1993, chùa có nhiều cấu kiện bằng gỗ dổi và là dấu tích vật chất của thời Tây Sơn. Sau đó, các đợt trùng tu từ sau 1993 thì một số gỗ dổi đã đƣợc thay thế bằng gỗ lim. Ở chùa Tây Phƣơng có các mái ngói rất đặc biệt. Ngói lót đ ƣợc cổ nhân tô màu xanh, đỏ, vàng... tƣợng trƣng cho màu sắc cà sa của nhà Phật. Ngói lợp là 6 loại ngói mũi hài to, nặng 2,45kg/viên. Tƣơng truyền ngói đƣợc sản xuất tại vùng này và vào cuối thời Lê, khi lợp mái chùa Thầy, ngƣời xƣa cũng chuyển theo kiểu chuyền tay ngói mũi hài từ vùng Tây Phƣơng về lợp chùa Thầy. Kết cấu bố cục kiến trúc chùa Tây Phƣơng rất giống chùa Kim Liên. Các nhà nghiên cứu Mỹ thuật và Kiến trúc Việt Nam cho rằng về mặt kết cấu và nghệ thuật kiến trúc hai ngôi chùa này nhƣ một cặp song sinh, gần gũi nhau tới từng chi tiết và cả kích thƣớc. Đề tài chạm khắc gỗ tại chùa Tây Phƣơng đƣợc tập trung ở cấu kiện gỗ nhƣ các kẻ, đầu dƣ, xà, lá diềm mái... với các hoạ tiết lá đề, lá lật, tia lửa, đao mác, diềm cánh sen đơn kép... rất sinh động, mềm mại. Bể nƣớc mƣa đƣợc xây ở vị trí sân nhỏ giữa hai ngôi nhà chính của chùa đã tạo ra một hiệu quả bất ngờ về ánh sáng phản chiếu vào không gian mờ ảo, huyền bí cho “thế giới” nhà Phật và đặc sắc rất riêng của chùa Tây Phƣơng. Sự kết hợp hài hoà giữa không gian kiến trúc, bố cục và tạo dáng cao vút kiểu chồng diêm hai tầng đã làm cho tổng thể kiến trúc chùa Tây Phƣơng nguy nga và ấn tƣợng, đó là những nét độc đáo trong Kiến trúc của chùa Tây Phƣơng. 1.6. Lễ hội chùa Tây Phương Ca dao cổ có câu: Tây Phƣơng phong cảnh hữu tình Rủ nhau trảy hội có mình có ta Nhớ ngày mùng sáu tháng ba Ăn cơm với cà trảy hội chùa Tây. Điều đó chứng tỏ hội chùa Tây Phƣơng từ lâu đã nổi tiếng trong vùng. Ngày nay ngƣời ta thấy lễ hội chùa Tây Phƣơng tuy đơn sơ nh ƣng đậm tình ngƣời. Nhƣ mọi chùa, lễ tất niên đƣợc thực hiện vào tháng Chạp (khoảng từ mùng 8 trở đi). Trƣớc đây khá lâu có cuộc chạy đàn đ ƣợc tiến hành quanh điện Phật với mong muốn có đƣợc công quả lớn, sẽ đem lại mọi sự hanh thông trong thiện nghiệp. Ngoài các ngày sóc, vọng, lễ tất niên thì một lễ lớn của chùa vào ngày mùng 6 tháng 3 âm lịch. Cuộc lễ nhằm đề cao sự giác ngộ lòng từ bi của đạo Phật, kêu gọi con ngƣời sám hối tránh điều ác để chuộc lại những lỗi lầm, cho lƣơng tâm thanh thản. Trong những ngày này ngƣời ta không sát sinh, một lòng thành kính dâng lên Phật đài hƣơng, hoa, đăng, trà, quả, lƣơng thực. Tất cả phải chay tịnh sạch sẽ. Truyện kể rằng: Lễ sám hối bắt nguồn từ truyện về Phổ Giác thiền sƣ. Ông vốn là một quan giữ việc thu thuế cho triều đình, có nhiều từ tâm, thƣơng xót trƣớc cảnh khốn khó của nhiều ngƣời nghèo khổ. Một hôm, vì trời mƣa phải ở lại một gia đình vừa đƣợc ông tha tội thiếu thuế. Đ ƣợc chủ nhân thết đãi cơm gà, nhƣng bằng linh tính ông hiểu rằng: Vì ông mà một đàn gà con bị bơ vơ. Cũng nhƣ, ông nhớ lại đã đôi lần vô tình ông làm tan cửa nát nhà ngƣời khác. Bởi vậy vô cùng hối hận, ông tìm tới tu ở chùa Tây Ph ƣơng và đắc đạo ở đây. Ngƣời ta không còn nhớ mồng sáu tháng ba là ngày ông tới tu hay viên tịch, chỉ biết rằng ngày này đƣợc coi nhƣ trọng lễ của chùa. 7 Sau lễ sám hối, nhà chùa chuẩn bị cho hội chính. Từ đây, Phật tử liên tục tới lễ tấp nập (kéo dài hàng tháng) với các nghi thức làm lễ nhƣ: Mộc dục, kể hạnh, chèo thuyền, cờ ngƣời, đấu vật, chọi gà ...v.v. Ngày hội, không gian nhƣ trong hơn, cây cỏ nhƣ xanh hơn, lòng kẻ hành hƣơng cởi mở và hƣớng thiện tràn đầy, mang đậm yếu tố tâm linh Phật giáo. 2. Diễn biến của tình huống: 2.1. Đề xuất của Ban bảo vệ di tích chùa Tây Phương về việc xây dựng Nhà khách trong khuôn viên chùa Năm 2006, Ban bảo vệ di tích chùa Tây Phƣơng và nhà sƣ trụ trì đã có đơn gửi đến UBND Thạch Xá (huyện Thạch Thất) đề nghị đƣợc xây dựng mới Nhà khách tại chùa bằng vốn công đức của nhân dân và Phật tử thập phƣơng. Theo báo cáo và đề nghị của Ban bảo vệ di tích chùa Tây Phƣơng: Thực tế, do lƣợng khách đến chùa Tây Phƣơng để vãn cảnh tham quan và tham gia lễ Phật mỗi năm một thêm đông, đặc biệt vào dịp lễ hội mùng 6/3 ngày Phật đản, Vu lan, Tết Nguyên đán, Lễ Thƣợng nguyên… Trong số Phật tử và du khách, ngƣời già và trẻ em chiếm một lƣợng không nhỏ, hành hƣơng đến với chùa Tây Phƣơng phải vƣợt qua gần 300 bậc đá ong mới tới đƣợc chùa chính trên đỉnh đồi nên thƣờng rất mệt mỏi, cần có nơi để mọi ngƣời dừng chân nghỉ ngơi, uống nƣớc lấy lại sức khoẻ và tinh thần, soạn sửa trang phục, lễ vật tr ƣớc khi vào hành lễ. Bên cạnh đó, do chùa Tây Phƣơng là danh thắng nổi tiếng nên đã có nhiều đoàn cán bộ các cơ quan, đơn vị từ Trung ƣơng đến địa ph ƣơng và các tỉnh bạn về tham quan, nghiên cứu. Từ lâu nay, nhà chùa và Ban bảo vệ di tích vẫn phải sử dụng một gian của nhà Tổ để đón tiếp khách. Không gian vừa chật chội, thiếu tiện nghi và cũng khó khăn cho du khách, phật tử khi họ muốn vào lễ Tổ. Vì vậy, thực tế việc cần xây dựng Nhà khách có quy mô vừa đủ (dự kiến xây dựng mới Nhà khách rộng 5 gian) tại khu vực chùa Tây Phƣơng là hết sức bức thiết, đáp ứng nhu cầu và nguyện vọng của nhân dân địa ph ƣơng cũng nh ƣ du khách xa gần, đồng thời tạo điều kiện để sinh hoạt tôn giáo, tín ngƣỡng ở khu vực nhà Tổ đƣợc trang nghiêm, thanh tịnh. Trên cơ sở kiến nghị của nhà chùa và Ban bảo vệ di tích chùa Tây Phƣơng, UBND xã Thạch Xá đã họp và thống nhất với đề xuất đã nêu trên, giao cho Ban bảo vệ di tích chùa Tây Phƣơng thực hiện các công việc cụ thể để tiến hành xây dựng Nhà khách chùa Tây Phƣơng trên phần đất tại vị trí sân bên trái, trƣớc cửa chùa chính. 2.2. Diễn biến quá trình xây dựng Nhà khách chùa Tây Phương Ngày 10/8/2006, đƣợc sự đồng ý của UBND xã Thạch Xá, Ban bảo vệ di tích chùa Tây Phƣơng đã cho khởi công xây dựng Nhà khách, đồng thời giao cho nhà sƣ trụ trì chùa làm chủ trì công trình kiêm thủ quỹ để thuận tiện cho việc huy động kinh phí từ các nguồn vốn công đức và xã hội hóa. Đơn vị thi công là một nhóm thợ mộc, thợ nề đƣợc thuê công từ các làng nghề quanh vùng. 8 Cuối tháng 11/2006, một số ngƣời dân, ngƣời cao tuổi, đoàn thể xã hội đã có đơn kiến nghị gửi đến Bộ Văn hóa - Thông tin về việc UBND xã Thạch Xá cho xây dựng Nhà khách, quy mô xây dựng chiếm khoảng 120m 2 đất và cao 02 tầng mái bằng (tầng 01 mục đích sử dụng làm nơi tiếp, đón nhà khách; tầng 02 làm các phòng nghỉ, ngủ cho sƣ sãi và già vãi làm công quả) nằm trong khu vực bảo vệ I của di tích chùa Tây Phƣơng đã đ ƣợc xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp mà không hề có hồ sơ xin phép, giấy phép xây dựng đƣợc cấp thẩm quyền phê duyệt. Việc này, UBND xã Thạch Xá và nhà chùa đã vi phạm nghiêm trọng quy định Luật Di sản văn hóa, Công ƣớc quốc tế UNESCO về bảo vệ di sản văn hoá; đồng thời khẩn thiết đề nghị các cấp can thiệp ngay để bảo tồn di sản văn hóa quý giá đã đƣợc xếp hạng cấp Quốc gia. Ngay sau khi nhận đƣợc đơn thƣ, ngày 13/12/2006 Cục Di sản Văn hoá (Bộ Văn hoá - Thông tin) đã có Công văn số 19/DSVH-DT gửi đến Sở Văn hoá – Thông tin, trong đó đề nghị: “Sở Văn hoá – Thông tin khẩn trương chỉ đạo các cơ quan chuyên môn kiểm tra sự việc nêu trên, nếu đúng như phản ảnh của nhân dân cần đề xuất phương án xử lý trình UBND tỉnh xem xét, giải quyết theo quy định của Luật Di sản văn hoá”. Ngày 18/01/2007, Ban Quản lý di tích (Sở Văn hóa - Thông tin) phối hợp với phòng ban Sở: Thanh tra, Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Thạch Thất, UBND xã Thạch Xá tiến hành kiểm tra thực tế tại di tích. Căn cứ theo biên bản, hồ sơ và bản đồ khoanh vùng bảo vệ di tích lập năm 1962, đối chiếu vị trí thi công hạng mục Nhà khách đã xác định nằm trong khu vực bảo vệ I của di tích chùa Tây Phƣơng. Công trình này khi xây dựng không có hồ sơ, hoặc ý kiến thoả thuận của ngành văn hoá. Ban Quản lý di tích (Sở Văn hóa - Thông tin) đã xem xét, tiếp thu và có ý kiến tại các Công văn số 08/CV-QLDT ngày 20/01/2007, số 16/CV-QLDT ngày 06/02/2007; trong đó đề nghị UBND huyện Thạch Thất chỉ đạo phòng ban chuyên môn, UBND xã Thạch Xá nghiêm túc rút kinh nghiệm, căn cứ trách nhiệm và thẩm quyền khắc phục hậu quả, thực hiện ngay xử lý đình chỉ việc xây dựng Nhà khách trong khu vực bảo vệ I của di tích chùa Tây Ph ƣơng, tuyên truyền quy định pháp luật liên quan công tác bảo vệ di sản văn hoá để nhân dân, nhà chùa hiểu và chấp hành pháp luật. Đồng thời, chỉ đạo và yêu cầu UBND xã Thạch Xá phải trực tiếp làm Chủ đầu tƣ, làm cơ sở hợp pháp tổ chức lập, hoàn thiện các thủ tục pháp lý theo quy đinh pháp luật trƣớc khi tiến hành xây dựng Nhà khách. Vụ việc tƣởng chừng nhƣ đã rõ ràng, ý kiến chỉ đạo của các cơ quan có chức năng quản lý Nhà nƣớc đối với khu di tích đã đ ƣợc ban hành. Theo thông lệ quy định, các phòng ban chuyên môn của UBND huyện Thạch Thất (Thanh tra, phòng Văn hoá - Thông tin) cùng UBND xã Thạch Xá và các bên có liên quan (Tiểu ban Quản lý di tích xã Thạch Xá, nhà chùa) tổ chức kiểm tra, lập biên bản tại hiện trƣờng buộc dừng thi công, giữ nguyên hiện trạng và tập trung họp bàn tìm biện pháp tháo gỡ, tránh xâm hại khu di tích và gây lãng phí đối với 9 tiền của và công sức của nhân dân (công trình đã xây xong toàn bộ phần móng, tƣờng và đang gia công cấu kiện phần cột, khung). Tuy nhiên, do UBND huyện Thạch Thất và UBND xã Thạch Xá còn chƣa quan tâm thoả đáng, chƣa thấy mức độ nghiêm trọng của vụ việc nên thiếu tích cực, kịp thời vào cuộc để giải quyết vụ việc đúng theo chỉ đạo, yêu cầu của Cục Di sản văn hoá và Sở Văn hóa - Thông tin. Đặc biệt không xử lý dừng thi công công trình, giữ nguyên hiện trạng, khẩn trƣơng hoàn thiện hồ sơ xin ý kiến của cơ quan có thẩm quyền và vẫn để cho nhà chùa và Ban bảo vệ di tích tiếp tục cho xây dựng Nhà khách (với lý do vào dịp nghỉ tết Nguyên đán và sắp đến kỳ lễ hội chùa năm 2007). Hành động, việc làm này đã gây bức xúc trong nhân dân, đoàn thể xã hội và giới báo chí. Ngày 18/04/2007, Bộ Văn hóa - Thông tin có công văn khẩn để yêu cầu các cấp thẩm quyền, cơ quan quản lý Nhà n ƣớc đang quản lý di tích cần xử lý ngay, kịp thời dứt điểm các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực di sản văn hoá đang xẩy ra tại di tích chùa Tây Phƣơng. PHẦN II PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG 1. Xác định mục tiêu xử lý tình huống Dựa trên diễn biến thực tế của vụ việc, giải quyết hài hoà quyền lợi, nhu cầu chính đáng của nhà chùa, nhân dân xã Thạch Xá và công tác quản lý Nhà nƣớc đảm bảo chặt chẽ, đúng pháp luật của các cơ quan chức trách có liên quan. Tôi có quan điểm, định hƣớng, xác định mục tiêu xử lý tình huống này, là: Xử lý nghiêm minh và đúng pháp luật những hành vi vi phạm luật Di sản văn hóa trong việc xây dựng công trình Nhà khách trong khu vực bảo vệ I của di tích chùa Tây Phƣơng. Xác định rõ trách nhiệm, thiếu sót của các cá nhân, tập thể và cơ quan chức năng có liên quan. Tăng cƣờng pháp chế XHCN, duy trì kỷ luật, kỷ cƣơng trong lĩnh vực bảo tồn di sản văn hóa dân tộc. Tạo không gian, điều kiện phù hợp để đáp ứng nguyện vọng của nhà chùa và nhân dân địa phƣơng có nơi sinh hoạt tôn giáo, tín ngƣỡng. 2. Phân tích nguyên nhân và hậu quả 2. 1. Đối với di tích Chùa Tây Phƣơng đƣợc xây dựng từ lâu đời nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tôn giáo, tín ngƣỡng của cƣ dân trong vùng. Với địa thế địa mạo khu đất rất đẹp và độc đáo, ngôi chùa đƣợc xây dựng trên đỉnh đồi/núi đất với phong cảnh thanh tao mà thoáng. Đƣờng lên chùa đ ƣợc lát bằng những viên đá ong nâu sẫm, chắc chắn là thứ vật liệu sẵn có trong vùng nh ƣng lại mang đậm bản sắc văn hóa địa phƣơng. Qua mỗi bậc đá ong nhƣ thể bƣớc trên dòng chảy của lịch sử, văn hoá truyền thống, ngƣời Phật tử xa dần cõi trần tục để nhập mình vào cõi linh thiêng đất Phật. Lên tới chùa, không gian rộng mở, trời đất và cảnh quan thiên 10 nhiên và ngôi chùa nhƣ hòa quyện với nhau, những nhành cây thiên mệnh vƣơn ngọn hút sinh lực vũ trụ mà ƣơm muôn loài nảy sinh và đất Phật trƣờng tồn. Thực tế, Phật tử hành hƣơng đến chùa Tây Phƣơng mỗi năm càng thêm đông, với nhiều độ tuổi là có nguyên cớ sâu sa. Chùa đã đƣợc xây dựng và tu bổ khang trang, tuy nhiên còn thiếu nhiều công trình phụ trợ nhƣ: Nhà khách, nhà bếp, khu nhà ở của các tăng, ni sƣ… Trong điều kiện nền kinh tế chung còn nhiều khó khăn, lần tu bổ gần nhất (năm 1995) mới chỉ đầu t ƣ một số hạng mục kiến trúc chính nên chƣa đáp ứng đƣợc thực tế nhu cầu sử dụng bức thiết của nhân dân và Phật tử. Việc Ban bảo vệ di tích chùa Tây Phƣơng và nhà sƣ trụ trì mong muốn xây dựng Nhà khách để vừa tạo điều kiện cho sinh hoạt văn hóa của nhân dân, Phật tử, vừa giải quyết tình trạng mất mỹ quan tại khu đất tr ƣớc sân chùa chính (do có một dãy nhà cấp 4, nguyên xƣa là nơi làm việc của Ban bảo vệ di tích nhƣng đã lâu không sử dụng nên đã bị hƣ hỏng, dột nát) là một nhu cầu thoả đáng. Nếu đƣợc triển khai đúng quy trình, công trình Nhà khách sẽ là nơi đón, tiếp khách thập phƣơng và nhân dân, Phật tử đƣợc trang trọng, ấm cúng; đồng thời cũng là nơi nghỉ ngơi cho các già vãi lên làm công quả tại chùa. Tuy nhiên, do UBND xã Thạch Xá chƣa nắm vững, đầy đủ các quy định, quy phạm pháp luật về bảo vệ di sản, đầu tƣ và xây dựng nên hƣớng dẫn còn thiếu sót, ch ƣa đúng quy định đã dẫn đến vụ việc sai phạm ngay từ khâu lập hồ sơ, hoàn thiện thủ tục hành chính, cơ sở pháp lý và thẩm quyền khi tự ý cho phép xây dựng công trình Nhà khách chùa Tây Phƣơng mà không có ý kiến thoả thuận của ngành văn hoá. Khu di tích chùa Tây Phƣơng nằm trên địa phận quản lý hành chính của UBND xã Thạch Xá, kiến trúc nghệ thuật đã đƣợc xếp hạng, công nhận di tích cấp Quốc gia đặc biệt theo quyết định số 318/QĐ ngày 23/4/1962 và công tác quản lý Nhà nƣớc đƣợc giao cho UBND xã Thạch Xá trực tiếp quản lý, bảo vệ theo quy định thẩm quyền và phân cấp quản lý. 2.2. Đối với UBND xã Thạch Xá do thiếu trách nhiệm, buông lỏng công tác quản lý Nhà nước. Cụ thể như sau: a. Không làm tròn trách nhiệm và quyền hạn của mình trong việc quản lý Nhà nƣớc về di sản văn hoá ở địa phƣơng theo phân cấp quản lý Mặc dù, di tích chùa Tây Phƣơng đã đƣợc xếp hạng từ năm 1962, UBND xã Thạch Xá không đƣợc bàn giao hồ sơ di tích và không biết rõ phạm vi các khu vực khoanh vùng bảo vệ di tích (theo Báo cáo số 15/BC-UB ngày 18/01/2007 của UBND xã Thạch Xá). Tuy nhiên, di tích chùa Tây Ph ƣơng là khu vực di tích lâu đời, có bề dày lịch sử hơn 300 năm, là niềm tự hào của nhân dân nên từ góc độ quản lý Nhà nƣớc trên địa bàn thì UBND xã không thể không biết rõ. Khoản 1, Điều 32 của Luật Di sản văn hóa, quy định: “Khu vực bảo vệ I gồm di tích và vùng đƣợc xác định là yếu tố gốc cấu thành di tích, phải đ ƣợc bảo vệ nguyên trạng”. 11 Điều 51 của Nghị định số 92/2002/NĐ-CP ngày 11/11/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hoá quy định trách nhiệm của UBND cấp xã: + Tổ chức bảo vệ, bảo quản cấp thiết di sản văn hóa. + Tiếp nhận những khai báo về di sản văn hóa để chuyển lên cơ quan cấp trên. + Kiến nghị về việc xếp hạng di tích. + Phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời mọi hành vi làm ảnh hƣởng tới sự an toàn của di sản văn hoá. + Ngăn chặn và xử lý các hoạt động mê tín, dị đoan theo thẩm quyền. Nhƣ vậy, UBND xã Thạch Xá tự ý cho xây dựng Nhà khách trong phạm vi bảo vệ I của di tích chùa Tây Phƣơng đã vi phạm Khoản 1, Điều 32 Luật Di sản văn hóa; Điều 51 Nghị định 92/2002/NĐ-CP của Chính phủ hƣớng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa. b. Không tuân thủ quy trình tu bổ, tôn tạo di tích Mọi chủ trƣơng dù đúng đắn tới đâu cũng cần đƣợc lấy ý kiến đóng góp và đồng thuận nhận đƣợc sự ủng hộ của nhân dân trong quá trình triển khai. Tuy nhiên thực tế, UBND xã Thạch Xá đã không tuân thủ đúng quy trình triển khai công tác tu bổ, tôn tạo di tích (không nghiên cứu, thu thập tài liệu, hồ sơ, bản đồ khoanh vùng của di tích, bỏ qua khâu lập báo cáo kinh tế kỹ thuật tu bổ, tôn tạo trong di tích lịch sử văn hóa chùa Tây Phƣơng, tổng hợp báo cáo Bộ Văn h oá – Thông tin xin ý kiến thoả thuận của ngành văn hoá) nên đã dẫn tới sai phạm ngay từ khi xây dựng hồ sơ, kế hoạch và công tác chuẩn bị đầu tƣ. Nhƣ vậy, việc xây dựng Nhà khách vốn nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt lành mạnh của nhân dân, là một chủ trƣơng đúng, đã sớm mắc phải sai phạm, ảnh hƣởng không tốt tới uy tín của chính quyền địa phƣơng. c. Không giải quyết thấu đáo đơn khiếu nại của nhân dân Hơn bất cứ cơ quan hành chính Nhà nƣớc nào khác, UBND xã Thạch Xá là cấp có thẩm quyền, bộ phận giúp việc và quản lý trực tiếp nhất, chịu trách nhiệm đầu tiên trong việc thực thi xem xét, giải quyết quyền lợi và nghĩa vụ của nhân dân. Tuy vậy, UBND xã đã coi nhẹ các ý kiến của nhân dân, không kịp thời gặp gỡ, bàn bạc với nhân dân, cũng không có ý kiến phản hồi, gây ra bức xúc trong dƣ luận, dẫn tới tình trạng khiếu kiện lên cấp cao hơn. 2.3. Đối với UBND huyện Thạch Thất buông lỏng công tác quản lý Nhà nước, có phần trách nhiệm để vụ việc xảy ra kéo dài, gây tâm lý hoang mang, mất lòng tin đối với nhân dân trong một thời gian dài. Cụ thể như sau: a. Thiếu tinh thần trách nhiệm và năng lực trong việc quản lý Nhà nƣớc về di sản văn hoá ở địa phƣơng UBND huyện và Phòng Văn hóa thông tin (cơ quan giúp việc) đã không nắm bắt đƣợc thông tin, không có cán bộ chuyên trách quản lý di sản văn hóa 12 trên địa bàn, thiếu tinh thần trách nhiệm dẫn đến việc không hề biết UBND xã Thạch Xá đồng ý và Ban bảo vệ di tích chùa Tây Phƣơng cho khởi công xây dựng nhà khách trong khu vực khoanh vùng bảo vệ I của di tích chùa Tây Phƣơng mà không biết nên đã không hƣớng dẫn địa phƣơng các trình tự thủ tục hồ sơ để báo cáo xin ý kiến của cơ quan quản lý văn hóa cấp trên theo quy định. b. Nhận thức không đầy đủ về tầm quan trọng của di sản văn hóa và buông lỏng quản lý đối với các hoạt động liên quan tới di sản văn hóa tại địa phƣơng Mặc dù, UBND huyện Thạch Thất đƣợc phân cấp quản lý và hƣớng dẫn chuyên môn nghiệp vụ đối với việc bảo vệ di sản văn hóa ở địa phƣơng nh ƣng không quán triệt đầy đủ tinh thần, quy định của Luật Di sản văn hóa và các quy định khác có liên quan. Sau khi Sở Văn hóa - Thông tin kiểm tra thực tế và có kết luận công trình xây dựng Nhà khách vi phạm khu vực bảo vệ I của di tích chùa Tây Phƣơng. Tuy nhiên, UBND huyện đã không kịp thời báo cáo cơ quan cấp trên trực tiếp, cũng không áp dụng các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ cần thiết, trái với Khoản 2, Điều 33 Luật Di sản văn hóa, quy định: “Uỷ ban nhân dân địa phương hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền về Văn hóa thông tin khi nhận được thông báo về di tích bị huỷ hoại hoặc có nguy cơ bị huỷ hoại phải kịp thời áp dụng các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ và báo cáo ngay với cơ quan cấp trên trực tiếp”. c. Không chấp hành ý kiến chỉ đạo của cơ quan quản lý cấp trên Mặc dù, Cục Di sản văn hoá, Sở Văn hóa - Thông tin đã có công văn, kiểm tra trực tiếp và kết luận, yêu cầu UBND huyện Thạch Thất chỉ đạo phòng ban chuyên môn, UBND xã Thạch Xác xử lý đình chỉ việc thi công Nhà khách và giải quyết dứt điểm vụ việc trên theo quy định của Luật Di sản văn hoá; đồng thời không để tình trạng khiếu kiện kéo dài. Tuy nhiên, UBND huyện Thạch Thất không chỉ đạo cho dừng thi công công trình để hoàn thiện hồ sơ, xin ý kiến của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ngành văn hoá mà vẫn để cho việc xây dựng tự phát tiếp tục diễn ra gây mất trật tự, khiến việc chấp hành pháp luật thiếu nghiêm minh. Việc không chấp hành ý kiến chỉ đạo của cơ quan quản lý cấp trên, dù xuất phát từ sự yếu kém về chuyên môn, sự thiếu hiểu biết về quy định quản lý của Nhà nƣớc dẫn tới sự suy giảm hiệu lực quản lý hành chính Nhà nƣớc, gây dƣ luận bức xúc trong nhân dân. PHẦN III XỬ LÝ TÌNH HUỐNG 1. Xây dựng phương án xử lý tình huống Xuất phát từ một chủ trƣơng đúng, do thiếu tinh thần trách nhiệm trong triển khai và khi gặp khó khăn không có cách giải quyết “thấu tình, đạt lý” nên 13 vụ việc trở nên phức tạp, gây những hậu quả tiêu cực. Để giải quyết vụ việc này, công tác quản lý Nhà nƣớc đã có 3 phƣơng án đề xuất xử lý. Cụ thể nhƣ sau: 1.1. Phương án I: Dỡ bỏ hoàn toàn công trình xây dựng Nhà khách, xử phạt vi phạm hành chính về quản lý di sản văn hoá và xây dựng, buộc hoàn trả lại nguyên trạng ban đầu. * Cơ sở pháp lý của việc dỡ bỏ: Công trình Nhà khách đƣợc nhà chùa (tạm coi nhƣ Chủ đầu t ƣ) xây dựng đã vi phạm Điều 32 Luật Di sản Văn hoá do không có ý kiến thoả thuận của Bộ Văn hóa - Thông tin. Cơ quan quản lý địa ph ƣơng (UBND xã Thạch Xác) vi phạm Điều 33 Luật Di sản văn hoá về hành vi tự ý cho phép Chủ đầu tƣ xây dựng công trình trong khu vực khoanh vùng bảo vệ I của di tích đã xếp hạng, pháp luật quy định: “Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu hoặc được giao quản lý, sử dụng di tích có trách nhiệm bảo vệ di tích đó; trong trường hợp phát hiện di tích bị lấn chiếm, huỷ hoại hoặc có nguy cơ bị huỷ hoại phải kịp thời có biện pháp ngăn chặn và thông báo cho cơ quan chủ quản cấp trên trực tiếp, UBND địa phương hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hoá - thông tin nơi gần nhất”. Thực hiện việc dỡ bỏ hoàn toàn công trình, hoàn trả nguyên trạng là để khắc phục trả lại vẻ đẹp, nguyên bản cảnh quan và môi tr ƣờng văn hoá tâm linh của Chùa (Điều 32 Luật Di sản Văn hoá, quy định: “Khu vực bảo vệ I gồm di tích và vùng được xác định là yếu tố gốc cấu thành di tích, phải được bảo vệ nguyên trạng”); xử phạt vi phạm hành chính về quản lý di sản văn hoá do xây dựng trái phép trong các khu vực bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá, danh lam thắng cảnh (Điều 56 Nghị định số 56/2006/NĐ-CP ngày 06/6/20016 của Chính phủ) để dăn đe, phòng ngừa và khắc phục sai phạm. * Biện pháp xử lý: Cấp thẩm quyền ra quyết định giao cho UBND huyện Thạch Thất chịu trách nhiệm chỉ đạo dỡ bỏ công trình, báo cáo kết quả với cấp thẩm quyền. UBND huyện Thạch Thất có trách nhiệm giao cho phòng ban, UBND xã Thạch Xá lập hồ sơ, tổ chức thực hiện ngay việc dỡ bỏ công trình trong thời gian sớm nhất. Nghiêm túc đánh giá, làm rõ trách nhiệm của cá nhân, tập thể và tổ chức có liên quan để tổ chức kiểm điểm, xử lý theo quy định. Kết quả xử lý đƣợc thông báo rộng rãi để tăng ni, Phật tử chùa Tây Phƣơng và nhân dân xã Thạch Xá đƣợc biết, đảm bảo công khai minh bạch. * Kết quả xử lý: Chấp hành đúng quy định của Luật Di sản văn hoá và các văn bản pháp quy hƣớng dẫn thực hiện; trả lại không gian cảnh quan kiến trúc và môi tr ƣờng văn hoá cho di tích; thể hiện tinh thần trách nhiệm, thực thi pháp luật của các cấp chính quyền và cơ quan quản lý Nhà nƣớc. 14 * Phương án này có mặt hạn chế là: Lãng phí công sức, tiền của của nhân dân; không đáp ứng đƣợc nhu cầu có nơi nghỉ ngơi, sinh hoạt tôn giáo, tín ngƣỡng của nhân dân và Phật tử; nguy cơ làm phát sinh tình huống tiêu cực do gây bức xúc trong một bộ phận nhân dân, sƣ sãi và già vãi làm công quả tại chùa và du khách thập phƣơng khi đến chùa, có thể sẽ ảnh hƣởng đến việc giữ gìn an ninh trật tự xã hội tại khu vực. 1.2. Phương án II: Giữ nguyên hiện trạng hạng mục công trình đã xây dựng, chỉ đạo việc hoàn thiện hồ sơ pháp lý trên cơ sở hồ sơ thiết kế giữ nguyên về quy mô xây dựng chiếm khoảng 120m2 đất, hình thức kiến trúc nhà cao 02 tầng mái bằng, công năng sử dụng (tầng 01 mục đích sử dụng làm nơi tiếp, đón nhà khách; tầng 02 làm các phòng nghỉ, ngủ cho sƣ sãi và già vãi làm công quả) là cơ sở cho phép tiếp tục xây dựng theo đúng quy định. * Cơ sở pháp lý trong việc cho phép tồn tại: Căn cứ Luật Di sản văn hoá năm 2001 và luật sửa đổi bổ sung năm 2009: Đối chiếu, xem xét lại ranh giới khoanh vùng bảo vệ khu vực I khi xếp hạng di tích chùa Tây Phƣơng. Diện tích khoanh vùng khu vực I trƣớc đây đƣợc quy định tại Điều 15 của Pháp lệnh bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh (công bố theo Lệnh của Chủ tịch Hội đồng Nhà nƣớc số 14-LCT/HĐNN7 ngày 31/03/1984), quy định: “ Mỗi di tích có ba khu vực bảo vệ: Khu vực I phải được bảo vệ nguyên trạng; khu vực II là khu vực bao quanh khu vực I, được phép xây dựng những công trình nhằm mục đích tôn tạo di tích; khu vực III là khung cảnh thiên nhiên. Mọi hoạt động xây dựng phải được phép của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin” và Điều 11 Nghị định 288/HĐBT ngày 31/12/1985 của Hội đồng Bộ trƣởng quy định việc thi hành Pháp lệnh bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh. Tại Khoản a, Điều 1, phần B, quy định: “Nếu di tích là một đơn vị đứng riêng có chiều cao từ 5 mét trở lên thì lấy chiều cao nhân với 3 lần làm đường bán kính để khoanh vùng bảo vệ khu vực I”, đối chiếu thấy rằng trƣớc đây việc khoanh vùng khu vực I bảo vệ của di tích chùa Tây Phƣơng là lớn hơn so với quy định tại Điều 1, phần B của Nghị định này. Tuy nhiên, nhìn lại lịch sử, việc khoanh vùng bảo vệ di tích chùa Tây Phƣơng đã đƣợc lập từ hơn 20 năm trƣớc khi Pháp lệnh Bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh đƣợc ban hành, thời điểm không có các văn bản quy phạm hƣớng dẫn chi tiết việc khoanh vùng bảo vệ di tích; đồng thời tại thời điểm đó, hồ sơ thiết lập xác định đã khoanh vùng toàn bộ quả đồi (trong đó có chùa, rừng và rất nhiều hộ dân cƣ trú hiện hữu) vào trong khu vực bảo vệ I (không xác định khu vực bảo vệ II và III). Vì vậy, về lâu dài không chỉ phải nghiên cứu điều chỉnh khoanh vùng khu vực bảo vệ I của di tích cho phù hợp mà còn phải xây dựng quy hoạch tổng thể, di dân ra khỏi khu vực chùa, tránh làm ảnh hƣởng đến cảnh quan kiến trúc và môi trƣờng của di tích. Hơn nữa, do nhu cầu dân sinh, lƣợng khách đến chùa mỗi năm đều tăng cao, các hạng mục kiến trúc phụ trợ của chùa không có để đáp ứng nhu cầu sử 15 dụng (hoặc đã bị xuống cấp nghiêm trọng, hƣ hỏng không sử dụng đƣợc). Bởi vậy, việc xây dựng Nhà khách có tính chất phục vụ cộng đồng, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hoá tinh thần của nhân dân khu vực nói riêng và du khách thập phƣơng nói chung là phù hợp tình hình thực tế. Công trình Nhà khách cũng không gây ô nhiễm môi trƣờng, không ảnh hƣởng đến cơ sở hạ tầng trong khu vực, có thể hỗ trợ thêm cho sinh hoạt tôn giáo, tín ngƣỡng của nhân dân và khách thập phƣơng khi đến di tích chùa Tây Phƣơng. * Mặt hạn chế của phương án: Hoàn thiện điều chỉnh hồ sơ thiết kế và các thủ tục pháp lý cấp phép xây dựng theo quy định, căn cứ trên cơ sở xây dựng quy hoạch tổng thể cho việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích chùa Tây Phƣơng (trong đó có việc xác định và điều chỉnh các phạm vi khoanh vùng bảo vệ di tích) sẽ mất nhiều thời gian và kinh phí, kéo dài thời gian gây dự luận xấu. Tuy nhiên căn cứ tính chất của di tích: Chùa Tây Phƣơng là di tích có giá trị kiến trúc nghệ thuật cao, đƣợc xếp hạng cấp Quốc gia đặc biệt nên quy định bất cứ việc xây dựng thêm một hạng mục kiến trúc nào trong khu vực chùa chính (khu vực bảo vệ I) đều phải xem xét chặt chẽ, cân nhắc kỹ lƣỡng toàn diện. Bởi vậy, nếu giữ nguyên quy mô xây dựng (02 tầng), hình thái kiến trúc (nhà mái bằng) và công năng sử dụng hỗ hợp (nơi tiếp, đón và nghỉ ngơi cho du khách, nơi nghỉ, ngủ của sƣ sãi và già vãi làm công quả) nhƣ hồ sơ thiết kế ban đầu là hoàn toàn không phù hợp, có nguy cơ làm phá vỡ cảnh quan kiến trúc, môi trƣờng – sinh thái của quần thể di tích, lấn át làm giảm giá trị kiến trúc cũng nhƣ không gian tâm linh lịch sử, yên tĩnh và trang nghiêm của nhà Chùa. 1.3. Phương án III: Giữ nguyên hiện trạng hạng mục công trình đã xây dựng, chỉ đạo việc hoàn thiện hồ sơ pháp lý trên cơ sở căn cứ xác định quy mô, hình thái kiến trúc (diện tích xây dựng tiết kiệm đất, kiến trúc phong cách truyền thống) và công năng sử dụng hợp lý cần phải điều chỉnh bản vẽ thiết kế Nhà khách nhằm vừa đáp ứng đƣợc nhu cầu sử dụng chính thiết yếu (chỉ làm nơi tiếp, đón và nghỉ ngơi cho du khách; không làm nơi ngủ) để làm cơ sở pháp lý cho phép tiếp tục xây dựng theo đúng quy định. * Cơ sở pháp lý trong việc cho phép điều chỉnh để tồn tại: Dựa trên căn cứ pháp lý nhƣ đã nêu tại Phương án II (gồm: Luật Di sản văn hoá năm 2001 và luật sửa đổi bổ sung năm 2009, Pháp lệnh bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh (công bố theo Lệnh của Chủ tịch Hội đồng Nhà nƣớc số 14-LCT/HĐNN7 ngày 31/03/1984), Nghị định 288/HĐBT ngày 31/12/1985 của Hội đồng Bộ trƣởng quy định việc thi hành Pháp lệnh bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh. * Biện pháp xử lý: UBND huyện Thạch Thất ban hành quyết định đình chỉ việc xây dựng, giữ nguyên hiện trạng trong thời gian hoàn thiện hồ sơ, điều chỉnh ph ƣơng án thiết kế và quyết định phê duyệt của cấp thẩm quyền. 16 UBND huyện Thạch Thất chỉ đạo phòng Văn hoá – Thông tin, UBND xã Thạch Xá, Ban bảo vệ di tích chùa Tây Phƣơng, Tiểu ban Quản lý di tích xã Thạch Xá và các đoàn thể xã hội tổ chức tuyên truyền, giải thích và làm rõ trƣớc nhân dân, sƣ sãi và già vãi làm công quả đối với những bất cập của hồ sơ thiết kế ban đầu về quy mô, hình thái kiến trúc và công năng sử dụng. Lý do dẫn tới sự cần thiết buộc phải điều chỉnh để nhân dân, sƣ sãi và già vãi đƣợc hiểu và đồng tình ủng hộ; Tổ chức họp lấy ý kiến các cấp, ban ngành, đoàn thể, các cơ quan chuyên môn làm cơ sở tổng hợp báo cáo Bộ Văn hóa - Thông tin, cơ quan quản lý văn hoá xem xét, chấp thuận cho phép công trình Nhà khách chùa Tây Phƣơng tiếp tục thực hiện sau khi điều chỉnh hồ sơ thiết kế, hoàn chỉnh các thủ tục pháp lý để trình các cấp thẩm quyền phê duyệt theo quy định. Nghiêm túc đánh giá, làm rõ trách nhiệm của cá nhân, tập thể và tổ chức có liên quan để tổ chức kiểm điểm, xử lý theo quy định. Kết quả xử lý đƣợc thông báo rộng rãi để tăng ni, Phật tử chùa Tây Phƣơng và nhân dân xã Thạch Xá đƣợc biết, đảm bảo công khai minh bạch. * Kết quả xử lý: Chấp hành đúng quy định của Luật Di sản văn hoá; trả lại cảnh quan và môi trƣờng văn hoá cho di tích; thể hiện tinh thần trách nhiệm, hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật nghiêm minh của các cấp chính quyền và cơ quan quản lý Nhà nƣớc; xem xét hợp lý, hợp tình và câm đối hài hoà lợi ích vì nhân dân. Đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tôn giáo, tín ngƣỡng của nhân dân và du khách thập phƣơng; giải quyết đƣợc tình trạng ô nhiễm, phức tạp trong công tác quản lý tại khu vực di tích; tránh lãng phí công sức và tiền của của nhân dân. * Mặt hạn chế của phương án: Hoàn thiện điều chỉnh hồ sơ thiết kế và các thủ tục pháp lý cấp phép xây dựng theo quy định, căn cứ trên cơ sở xây dựng quy hoạch tổng thể cho việc bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích chùa Tây Phƣơng (trong đó có việc xác định và điều chỉnh các phạm vi khoanh vùng bảo vệ di tích) sẽ mất nhiều thời gian và kinh phí, kéo dài thời gian gây dự luận xấu. * Ưu điểm của phương án: Thực hiện xây dựng công trình Nhà khách với quy mô, hình thái kiến trúc và công năng sử dụng hợp lý sẽ vừa đáp ứng đƣợc nh ƣ cầu sử dụng, vừa bảo vệ đƣợc quy hoạch tổng thể, không gian cảnh quan kiến trúc, môi tr ƣờng – sinh thái trong phạm vi khu vực bảo vệ I của di tích, vừa giữ gìn đ ƣợc đặc tr ƣng không gian yên tĩnh, tính tôn nghiêm của nhà Chùa và đặc biệt khắc phục đ ƣợc những hạn chế của Phương án II. 2. Lựa chọn Phương án Trên cơ sở mục tiêu xử lý tình huống này, Cơ quan quản lý Nhà n ƣớc từ góc nhìn chuyên môn, kinh nghiệm thực tế giải quyết các vụ việc lấn chiếm, 17 xâm phạm di tích lịch sử văn hoá đã xảy ra và phân tích, đánh giá và cân nhắc kỹ lƣỡng các mặt kết quả đạt đƣợc/hạn chế, ƣu điểm/nhƣợc điểm của 3 (Ba) phƣơng án nêu trên. Quan điểm ý kiến cá nhân của tôi thấy rằng lựa chọn Phương án III là hợp lý, hợp tình và có sức thuyết phục hơn cả. Song, để thực hiện phƣơng án này cần phải giải quyết đƣợc một số vấn đề cơ bản. Cụ thể nh ƣ sau: Thông tin chi tiết tới nhân dân, đoàn thể xã hội tại địa phƣơng để có sự đồng thuận ủng hộ, thống nhất biện pháp xử lý căn cứ theo quy định pháp luật. Hoàn thiện hồ sơ, giải trình rõ lý do và tranh thủ tham vấn lấy ý kiến góp ý của các nhà khoa học, cơ quan chuyên môn và cơ quan quản lý Nhà n ƣớc. Kết quả đạt đƣợc sẽ làm cơ sở tổng hợp, báo cáo cụ thể về vấn đề, làm rõ lý do và tính ƣu việt giải quyết theo Phương án III nhƣ nêu trên để đƣợc Bộ Văn hoá – Thông tin (nay là Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch) chấp thuận theo quy định. Nghiêm túc rút kinh nghiệm, tổ chức kiểm điểm trách nhiệm đối với đội ngũ cán bộ, chuyên viên chuyên môn của xã, huyện về nội dung và cách xử lý vụ việc. Phương án III nêu trên cũng là phƣơng án thực tế đã đƣợc nhân dân, sƣ sãi và giã vãi làm công quả cùng đồng tình ủng hộ, đƣợc chính quyền địa phƣơng, các cấp thẩm quyền, cơ quan quản lý Nhà nƣớc và ngành văn hoá thống nhất, chấp thuận cho phép thực hiện xây dựng công trình Nhà khách chùa Tây Phƣơng đã đƣa vào sử dụng trên thực tế nhƣ hiện nay. 3. Tổ chức thực hiện Phương án chọn Stt Nội dung công việc 1 Tổ chức kiểm tra hiện trạng việc xây dựng công trình Nhà khách tại chùa Tây Phƣơng, hu thập tài liệu liên quan. 2 Ban hành văn bản hƣớng dẫn chuyên môn để xử lý, yêu cầu UBND huyện Thạch Thất chỉ đạo phòng ban, UBND xã Thạch Xá thực hiện ngay lập biên bản đình chỉ xây dựng và giữ nguyên trạng, hoàn thiện điều chỉnh hồ sơ, xin thoả thuận ngành văn hoá 3 UBND huyện Thạch Thất ban hành Quyết định đình chỉ xây dựng, giữ nguyên hiện trạng công trình. 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan