Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Tiểu luận xử lý vi phạm về vệ sinh môi trường tại chợ a – huyện b, thành phố c....

Tài liệu Tiểu luận xử lý vi phạm về vệ sinh môi trường tại chợ a – huyện b, thành phố c.

.DOCX
26
4590
123

Mô tả:

TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG THÀNH PHỐ HÀ NỘI *** Môc lôc TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP LỚP BỒI DƯỠNG TIÊU CHUẨN NGẠCH CHUYÊN VIÊN LỚP K4A - 2015 TIỂU LUẬN XỬ LÝ VI PHẠM VỀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG TẠI CHỢ A HUYỆN B- THÀNH PHỐ C. Họ tên học viên: Nguyễn Thế Duy Sinh ngày: 10/12/1990 Đơn vị công tác: Phòng Kinh tế - UBND huyện Sóc Sơn Sóc Sơn, ngày 16 tháng 11 năm 2015 1 MỤC LỤC I. Lời Nói Đầu. II. Nội Dung 1. Hoàn cảnh ra đời tình huống 2. Diễn biến tình huống 3. Phân tích tình huống 3. 1. Mục tiêu 3. 2. Cơ sở pháp lý và cơ sở lý luận 3. 3. Phân tích tình huống 3.4. Nguyên nhân 4. Xử lý tình huống 4. 1. Mục tiêu 4. 2. Các phương án xử lý 5. Kế hoạch tổ chức thực hiện 5.1. Xây dựng kế hoạch 5.2. Các bước thực hiện III. Kết luận 2 I. LỜI NÓI ĐẦU Sóc Sơn là huyện ngoại thành, nằm ở phía Bắc của Thủ đô Hà Nội, diện tích tự nhiên 30.651ha, bao gồm 25 xã và 1 thị trấn, với vị trí địa lý thuận lợi, điều kiện tự nhiên và cảnh quan thiên nhiên ưu đãi là tiềm năng lớn để phát triển thương mại trên địa bàn huyện. Sóc Sơn có nhiều tuyến đường giao thông quan trọng: Đường Quốc lộ 2, Quốc lộ 3, Quốc lộ 3B, Quốc lộ 18, Đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai, tuyến đường sắt Hà Nội-Thái Nguyên…và đặc biệt có Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài được mở rộng, tạo nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế trên địa bàn huyện. Do vậy trong những năm qua cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng: công nghiệp-thương mại dịch vụ- nông nghiệp. Mục tiêu đến năm 2015 cơ cấu kinh tế (công nghiệp-thương mại dịch vụ- nông nghiệp: 57,64%-29,01%13,35%; năm 2020 là 61,03%-33,45%-5,52%). Việc đầu tư phát triển mạnh các loại hình kinh tế thương mại trong đó có việc đưa các chợ mới đầu tư, xây dựng vào sử dụng đã góp phần tạo ra hệ thống cơ sở hạ tầng thương mại đáp ứng được nhu cầu phát triển trên địa bàn huyện. Tuy vậy, qua thực tiễn cho thấy việc đưa các chợ mới đầu tư xây dựng vào kinh doanh khai thác đã gặp không ít khó khăn vướng mắc. Giải quyết được những vấn đề khó khăn này không những đảm bảo được lợi ích của nhà nước, lợi ích chính đáng của công dân mà còn góp phần ổn định an ninh - trật tự xã hội tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện. Qua đó, tạo được niền tin của nhân dân đối với hệ thống bộ máy hành chính nhà nước. Đồng thời, nhiều cấp, nhiều ngành kịp thời chấn chỉnh những sai sót, nâng cao năng lực trong công tác quản lý điều hành. 3 Qua thời gian học tập tại trường Đào tạo Cán bộ Lê Hồng Phong, bản thân em được bồi dưỡng những kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên, được các thầy, cô của Nhà trường truyền đạt, giảng dạy những kiến thức và kỹ năng về quản lý hành chính nhà nước gồm những nội dung: + Nhà nước và pháp luật; + Hành chính nhà nước và công nghệ hành chính; + Quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực. Đây là những nội dung hết sức bổ ích và cần thiết cho người cán bộ, công chức trong việc thực thi nhiệm vụ tại đơn vị đang công tác. Chuyên đề đã giúp em nhận thức được nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn mới trong công tác quản lý nhà nước. Đồng thời cũng nhận thức được rằng muốn đạt được hiệu quả cao trong công tác quản lý, cần phải nhạy bén, nắm chắc được các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản dưới Luật, vận dụng sáng tạo, kết hợp linh hoạt với thực tiễn cuộc sống để giải quyết các vấn đề liên quan đến nhiệm vụ được giao. Trước thực trạng vi phạm trong công tác quản lý hoạt động sắp xếp ngành hàng tại chợ trong thời gian qua, vận dụng những kiến thức đã tiếp thu trong quá trình học tập, em chọn đề tài: “Xử lý vi phạm về vệ sinh môi trường tại chợ A – huyện B, Thành phố C làm đề tài cuối khóa Lớp bồi dưỡng tiêu chuẩn ngạch chuyên viên - Lớp Chuyên viên K4A - 2015 nhằm đánh giá khả năng vận dụng kiến thức lý luận vào điều kiện thực tiễn của hoạt động quản lý Nhà nước hiện nay. Với vai trò là người cán bộ, công chức có chức năng, thẩm quyền đưa ra phương hướng xử lý thực sự phù hợp. Song những yêu cầu của tiểu luận tình huống quản lý Nhà nước không đơn giản chỉ là việc giải quyết đơn thuần mà trong đó phải hàm chứa đầy đủ khả năng phân tích ,cơ sở lý luận, các quy định; đánh giá ưu, khuyết điểm của từng vấn đề… làm cơ sở cho việc đề xuất những kiến nghị theo từng nội dung. 4 Trong quá trình thực hiện tiểu luận này, mặc dù đã cố gắng rất nhiều, nhưng do thời gian có hạn, kinh nghiệm bản thân còn chưa nhiều, nên bài viết này chắc chắn còn những thiếu sót nhất định, kính mong các thầy, cô giáo Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong - Thành phố Hà Nội tham gia đóng góp ý kiến để bài viết được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn! 5 II. 1. NỘI DUNG Hoàn cảnh ra đời tình huống Thực hiện Quyết định số 42/2008/QĐ-UBND ngày 25/04/2008 của UBND Thành phố C về việc ban hành quy định về quy trình chuyển đổi mô hình quản lý kinh doanh khai thác chợ trên địa bàn Thành phố; Quyết định số 786/QĐ-UBND ngày 25/10/2009 của UBND Thành phố C về việc phê duyệt Đề án số 97/ĐA-UBND ngày 10/7/2009 về chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh khai thác chợ trên địa bàn huyện X (giai đoạn 2009-2011). Đến năm 2011, huyện B đã thực hiện xong công tác chuyển đổi đối với 7 chợ hạng 3 giao cho các Hợp tác xã quản lý kinh doanh khai thác chợ quản lý trong đó có chợ A được giao cho Hợp tác xã Y quản lý kinh doanh khai thác, cụ thể bằng quyết định số 1536/QĐ-UBND ngày 21/12/2009 về việc công nhận Hợp tác xã Y tiếp nhận quản lý kinh doanh khai thác chợ A, huyện B, Thành phố C. Ngày 14/5/2010, UBND huyện B ban hành Quyết định số 1256/QĐUBND về việc đảm bảo vệ sinh môi trường tại chợ A do Hợp tác xã Y lập. Ngày 1/1/2011, chợ A được đưa vào hoạt động kinh doanh khai thác sau khi được đầu tư xây dựng ( Quyết định số 768/QĐ-UBND ngày 20/10/2009 của UBND Thành phố về việc phê duyệt dự án hỗ trợ đầu tư cải tạo các chợ nông thôn ở 7 xã còn nhiều hộ nghèo của huyện B). Ngày 01/7/2011, UBND huyện B nhận được Đơn đề nghị sắp xếp lại ngành hàng kinh doanh tại chợ A của 8 hộ đang kinh doanh hàng thực phẩm tươi sống tại chợ A. 2. Diễn biến của tình huống Tình huống: “Xử lý tình huống vi phạm công tác vệ sinh môi trường tại chợ A – huyện B, Thành phố C", bắt đầu xảy ra từ tháng 7/2011 và kéo dài đến tháng 10/2011. 6 Tại Quyết định số 1256/QĐ-UBND, ngày 14/5/2010 của UBND huyện X về việc đảm bảo vệ sinh môi trường tại chợ A do Hợp tác xã Y lập, điều 3 nêu rõ: "Hợp tác xã Y có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra công tác đảm bảo vệ sinh môi trường tại chợ A đã được phê duyệt và các quy định hiện hành của Nhà nước về công tác quản lý kinh doanh khai thác tại chợ". Ngày 01/7/2011, UBND huyện B nhận được Đơn đề nghị xử lý vi phạm về vệ sinh môi trường của 05 hộ kinh doanh hải sản tươi sống đã không tuân thủ quy định đảm bảo vệ sinh môi trường( vứt trác bừa bãi, xả nước thải ngay trên lối đi gây mùi hôi thối khó chịu cho môi trường xung quanh) Qua kiểm tra thực tế, xem xét, ngày 6/7/2011, phòng Kinh tế đã tham mưu UBND huyện B chỉ đạo công văn số 789/UBND -KT về việc thực hiện công tác quản lý vệ sinh môi trường tại chợ A trong đó nêu rõ Hợp tác xã B phải thực hiện việc quản lý theo dõi công tác đảm bảo vệ sinh môi trường đã được phê duyệt. Ngày 15/7/2011, Phòng Kinh tế phối hợp cùng các cơ quan liên quan tổ chức buổi kiểm tra liên ngành về vệ sinh môi trường tại chợ A, tại thời điểm đó các 05 hộ kinh doanh trong đơn nhận đươc vẫn tiếp tục vi phạm mà Hợp tác xã Y vẫn chưa có biện pháp xử lý dứt điểm, hoạt động vi phạm vẫn tiếp diễn. Ngày 18/7/2011, 08 hộ kinh doanh thực phẩm tươi sống đã kéo lên UBND huyện đề nghị xự phạt thích đáng các hộ vi phạm như đơn đề nghị của họ trước đó. Trước sự việc đó, phòng Kinh tế tham mưu UBND huyện B chỉ đạo Hợp tác xã Y xử lý dứt điểm vi phạm về vệ sinh môi trường tại chợ A. UBND huyện cũng yêu cầu UBND xã K - nơi có chợ A phối hợp lực lượng với Hợp tác xã Y để giải quyết, không để khiếu kiện kéo dài. Quy trình xử lý 05 trường hợp hộ kinh doanh hải sản tươi sống tại chợ A đã được Hợp tác xã Y phối hợp với UBND xã K để tăng cường lực lượng giải 7 quyết dứt điểm bằng nhiều biện pháp: từ thuyết phục đến lập biên bản xử lý vi phạm, nếu vẫn còn tiếp diễn vi phạm sẽ yêu cầu ngừng bán hàng tại chợ. Tuy nhiên, ngày 4/8/2011, UBND huyện B đã kiểm tra thực tế tại chợ, kết quả: Hợp tác xã Y đã phối hợp với UBND xã K tăng cường giải quyết nhưng chưa dứt điểm, 05 trường hợp vi phạm vẫn cố tình vi phạm( chỉ thực hiện theo yêu cầu khoảng 1 tuần để chống chế sau đó vẫn tiếp tục vi phạm). Khống chỉ vậy, các hộ vi phạm còn đưa ra những lời lẽ thô tục và đe dọa các hộ làm đơn đề nghị. Phòng Kinh tế tiếp tục tham mưu UBND huyện B về việc yêu cầu Hợp tác xã Y xử lý dứt điểm vi phạm vệ sinh môi trường tại chợ A bằng văn bản số 853/UBND – KT ngày 12/8/2011. Trước diễn biến sự việc ngày càng trở nên phức tạp đó, dưới sự chỉ đạo của UBND huyện B , ngày 12/9/2011, phòng Kinh tế đã làm việc với UBND xã K, Hợp tác xã Y ra phương án thống nhất phương thức xử lý dứt điểm tình trạng vi phạm vệ sinh môi trường tại chợ A. Phương án được các bên đồng tình là kiện toàn năng lực quản lý kinh doanh khai thác chợ của Hợp tác xã Y do không đảm bảo năng lực quản lý, để tình trạng vi phạm tại chợ kéo dài. Căn cứ vào Biên bản làm việc ngày 12/9/1011 của phòng Kinh tế, UBND xã K, Hợp tác xã B, UBND huyện X đã ra văn bản số 1164/UBND -KT ngày 20/9/2011 về việc tổ chức kiện toàn năng lực của Hợp tác xã Y đảm bảo công tác quản lý chợ A. Đến thời điểm hiện tại, do được kiện toàn, nâng cao năng lực quản lý chợ , Hợp tác xã Y đã có các biện pháp xử lý dứt điểm vi phạm về vệ sinh môi trường tại chợ, 05 hộ vi phạm kinh doanh hải sản tươi sống đã thực hiện nộp phạt theo đúng quy định và viết giấy cam đoan nếu còn tái phạm sẽ bị ngưng hoạt động kinh doanh tại chợ A . Các hộ kinh doanh tại chợ cũng rất phấn khởi và yên tâm kinh doanh. 3. Phân tích tình huống 8 3.1. Mục tiêu * Đối với cơ quan quản lý nhà nước - Tăng cường chỉ đạo và trách nhiệm cụ thể trong vai trò lãnh đạo, thực hiện đối với Cấp ủy Đảng, chính quyền trong công tác quản lý, kiểm tra trên địa bàn mình quản lý. - Thực hiện theo đúng quy định, công tâm trong xử lý vi phạm hành chính nhà nước tạo niềm tin và quyền lợi chính đáng của người dân.. -Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. * Đối với đơn vị quản lý kinh doanh khai thác chợ Nhằm nâng cao năng lực quản lý, trách nhiệm trong công việc là đơn vị quản lý trực tiếp công tác quản lý kinh doanh khai thác chợ. * Đối với các hộ kinh doanh tại chợ - Nâng cao ý thức của các hộ vi phạm sắp xếp ngành hàng kinh doanh tại chợ trong việc chấp hành nghiêm nội quy của chợ, tuân thủ sự quản lý và điều hành của đơn vị quản lý. - Đảm bảo sự bình đẳng trong kinh doanh, các điều kiện thuận lợi để kinh doanh tại chợ. 3.2. Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý Để đạt được các mục tiêu trên, cần phải căn cứ vào cơ sở lý luận và pháp lý. Phân tích được nguyên nhân và hậu quả của vụ việc. Từ đó tìm ra giải pháp đúng đắn để giải quyết vấn đề. Đồng thời cũng qua đó đúc kết được kinh nghiệm quý báu trong việc giải quyết vụ việc hành chính đối với cơ quan quản lý hành chính Nhà nước sao cho hợp tình, hợp lý. * Cơ sở lý luận Căn cứ vào các bài học trong chương trình đào tạo bồi dưỡng chuyên viên của Trường đạo tạo cán bộ Lê Hồng Phong. * Cơ sở pháp lý 9 - Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ, Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày 23/12/2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/1/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ; - Quyết định số 23/QĐ-TTg ngày 06/01/2010 v/v phê duyệt đề án “Phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010 – 2015 và định hướng đến năm 2020”; - Quyết định số 559/QĐ-TTg ngày 31/05/2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình phát triển chợ đến năm 2010; - Quyết định số 142/2004/QĐ-UB ngày 9/9/2004 của UBND Thành phố Cvề việc ban hành quy định về quy hoạch đầu tư phát triển xây dựng và quản lý chợ; - Quyết định số 772/2003/ QĐ-BTM ngày 24/6/2003 của Bộ thương mại về việc ban hành nội quy mẫu về chợ, Quyết định số 29/2005/QĐ-UB ngày 03/3/2005 của UBND Thành phố C về việc ban hành Nội quy mẫu chợ trên địa bàn Thành phố . - Quyết định số 1722/QĐ-UBND ngày 26/12/2008 về việc công nhận Hợp tác xã Y tiếp nhận quản lý kinh doanh khai thác chợ A, huyện B, Thành phố C. - Một số văn bản liên quan khác. 3.3. Phân tích tình huống Tại điều số 12 Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ, Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày 23/12/2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/1/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ: khoản 2 có ghi rõ: "Thương nhân kinh doanh tại chợ phải thực hiện đảm bảo vệ sinh môi trường tại chợ" và tại khoản 3: "Thương nhân kinh doanh tại chợ ngoài việc chấp hành các quy định của pháp luật còn phải nghiêm chỉnh thực hiện Nội quy chợ và chịu sự 10 quản lý của Ban quản lý chợ hoặc của doanh nghiệp kinh doanh khai thác và quản lý chợ". Như vây, việc 05 hộ kinh doanh không chấp hành nội quy của chợ về vệ sinh môi trường là vi phạm theo Quyết định được ban hành làm ảnh hưởng đến mỹ quan chợ và hoạt động kinh doanh của các hộ khác . Tuy nhiên, để 05 hộ kinh doanh hải sản tươi sống vi phạm vệ sinh môi trường chợ trong một thời gian dài, gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh tại chợ.Đây cũng thể hiện sự điều hành trong công tác quản lý của các đơn vị có trách nhiệm liên quan còn chưa quyết liệt và có các biện pháp hợp lý xử lý dứt điểm vi phạm. Theo Quyết định số 1536/QĐ-UBND ngày 21/12/2009về việc công nhận Hợp tác xã Y tiếp nhận quản lý kinh doanh khai thác chợ A, huyện B, Thành phố C, Hợp tác xã Y được giao quản lý chợ A có trách nhiệm tổ chức hoạt động quản lý, kinh doanh khai thác chợ theo các quy định hiện hành của Nhà nước. Để đảm bảo cho hợp tác xã Y duy trì, phát triển công tác quản lý chợ A, UBND huyện B đã tổ chức tập huấn, trang bị các văn bản pháp luật liên quan của Chính phủ, Thành phố về công tác quản lý chợ trên từng lĩnh vực cụ thể. Tại Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ, Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày 23/12/2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/1/2003 của Chính phủ và Quyết định số 142/2004/QĐ-UB ngày 09/9/2004 về việc ban hành "Quy định về quy hoạch phát triển, đầu tư xây dựng và quản lý chợ trên địa bàn Thành phố C quy định rõ là đơn vị quản lý chợ phải theo dõi quản lý công tác vệ sinh môi trường. UBND huyện B Quyết định số 1200/QĐ-UBND ngày 20/4/2011 về phê duyệt Nội quy chợ A, Quyết định số 1256/QĐ-UBND, ngày 14/5/2010 của UBND huyện X về việc đảm bảo vệ sinh môi trường tại chợ A do Hợp tác xã Y lập làm căn cứ thực hiện nêu rõ Hợp tác xã Y tổ chức theo dõi và quản lý công tác đảm bảo vệ sinh môi trường tại chợ A và các quy định hiện hành của Nhà nước về công tác quản lý kinh doanh khai thác tại chợ. 11 Tuy nhiên trong quá trình quản lý chợ, Hợp tác xã Y thực hiện chưa tốt năng lực quản lý điều hành của mình. Cụ thể, với trách nhiệm được giao là một đơn vị độc lập quản lý chợ nhưng trong công tác chỉ đạo điều hành còn lúng túng, chưa chủ động. Với một sự việc tưởng chừng như rất đơn giản là vi phạm công tác vệ sinh môi trường của 05 hộ kinh doanh hải sản tươi sống tại chợ nhưng lại trở thành rất phức tạp, gây khiến kiện kéo dài. Đã có 3 lần 08 hộ kinh doanh quần áo tại tầng 2 kéo lên UBND huyện X để yêu cầu giải quyết dứt điểm những vi phạm tại chợ. Sau khi có đơn kiến nghị ngày 01/7/2011 của 08 hộ kinh doanh tại chợ A, UBND huyện B đã chỉ đạo cho phòng kinh tế phối hợp với các cơ quan liên quan làm rõ nôi dung dơn kiến nghị có đúng với thực tế không, và chỉ đạo các cơ quan có trách nhiệm đưa ra các biện pháp kịp thời xử lý vi phạm theo quy định nếu có. Sự việc đáng nhiên phải được xử lý dứt điểm tại thời điểm tháng 7 nhưng Hợp tác xã Y lại xử lý chưa kiên quyết, mới chỉ phân tích sai phạm cho 05 hộ kinh doanh vi phạm nhưng khi 05 hộ kinh doanh này không thực hiện theo sự chỉ đạo của Hợp tác xã thì Hợp tác xã Y lại giải quyết không triệt để. Tiếp theo đó, Phòng Kinh tế đã kiểm tra tại chợ, tham mưu UBND huyện B chỉ đạo quyết liệt vi phạm tại chợ A. Yêu cầu UBND xã K tăng cường lực lượng để phối hợp giải quyết (tại các văn bản 756/UBND – KT ngày 16/7/2011 và 844/UBND-KT ngày 12/8/2011). Điều này thể hiện rất rõ trách nhiệm cao trong công tác quản lý nhà nước của UBND huyện X, phòng Kinh tế huyện B, UBND xã K. Quá trình triển khai thực hiện, UBND xã K đã lên phương án phối hợp với Hợp tác xã Y để giải quyết dứt điểm vi phạm. Sau khi thực hiện biên pháp cưỡng chế, yêu cầu 05 hộ kinh doanh vi phạm phải chấp hành theo phương thức lựa chọn: Một, nếu 05 hộ kinh doanh tiếp tục có nguyện vọng kinh doanh sẽ phải thực hiện đúng quy định về vệ sinh môi trường tại chợ. Hợp tác xã Y có trách nhiệm theo dõi hướng dẫn các hộ thực hiện đúng Quy định. Hai, nếu không có nhu cầu kinh doanh tiếp, không cho kinh doanh tại chợ A, nếu không thực hiện sẽ tịch thu toàn bộ hàng hóa. Và với thái độ cương quyết xử lý vi 12 phạm của UBND xã K, Hợp tác xã Y, 05 hộ kinh doanh đã phải thực hiện theo đúng Quy định về vệ sinh môi trường, giao Hợp tác xã Y tiếp tục duy trì công tác xử lý vi phạm. Tuy nhiên, đỉnh điểm của sự việc, mặc dù đã được sự chỉ đạo, hướng dẫn, quyết liệt của UBND huyện B , phòng Kinh tế, sự vào cuộc của UBND xã K sau khi giải quyết xong vi phạm, Hợp tác xã Y lại để vi phạm tái diễn một lần nữa của 05 hộ vi phạm. Đến đây, đặt lên một bài toán rất khó mà phòng Kinh tế phải tham mưu cho UBND huyện X đối với công tác quản lý chợ Hợp tác xã B. Tồn tại hay không tồn tại. “Chuyển đổi mô hình quản lý kinh doanh khai thác chợ từ bao cấp sang mô hình doanh nghiệp, Hợp tác xã là một chủ trương đúng của Thành phố nhằm tạo ra sự đột phá trong phát triển kinh tế thương mại trên địa bàn Thành phố và những doanh nghiệp, Hợp tác xã được lựa chọn được xem như là yếu tố quyết định trong việc tạo ra thành công của công tác chuyển đổi. Được trang bị kiến thức, kỹ năng để quản lý, khai thác phát triển. Tuy nhiên, Hợp tác xã Y là một đơn vị được công nhân, giao quản lý kinh doanh khai thác chợ A đã không làm tròn trách nhiệm của đơn vị quản lý, để vi phạm hoàn toàn có thể xử lý trong phạm vi của đơn vị mình thì lại phải nhờ thêm lực lượng tăng cường của UBND xã K. Một Hợp tác xã được công nhận, được trao quyền quản lý nhưng kết quả lại thể hiện là một Hợp tác xã có năng lực yếu, không đảm bảo công tác quản lý chợ. Vậy thì, hoạt động kinh doanh của chợ A sẽ tiếp tục diễn biến như thế nào nếu các vi phạm không được giải quyết triệt để và các quyết định hành chính không được đạt được hiệu quả của nó. Căn cứ vào Biên bản làm việc ngày 12/9/1011 của phòng Kinh tế với UBND xã K, Hợp tác xã Y, cũng như là những đánh giá, phân tích tình hình tại chợ, Phòng Kinh tế huyện B đã đưa ra các nhận định như sau: Thứ nhất, sau khi được xây dựng chợ và chuyển sang mô hình doanh nghiệp, Hợp tác xã quản lý chợ, Hợp tác xã Y chưa nắm bắt được cơ hội, năng lực trong quản lý còn nể nang dẫn đến không xử lý dứt điểm vi phạm tại chợ. 13 Thứ hai, Hợp tác xã Y đã không tuân thủ đúng đắn các quy định của Chính phủ, Thành phố, huyện về công tác đảm bảo vệ sinh môi trường tại chợ. Thứ ba, do năng lực của đội ngũ lãnh đạo Hợp tác xã Y còn thiếu và yếu, do vậy cần thiết phải kiện toàn lại năng lực của Hợp tác xã Y để đảm bảo công tác quản lý chợ. Trước những ý kiến phân tích, tham mưu của phòng Kinh tế tại thời điểm này là cần thiết vừa đảm bảo hiệu quả quản lý vừa đảm bảo ổn định kinh doanh tại chợ, không có những xáo trộn nhiều nếu thay thế một đơn vị khác quản lý chợ; UBND huyện B đã ban hành văn bản số 1164/UBND-KT ngày 20/9/2011 về việc tổ chức kiện toàn năng lực quản lý của Hợp tác xã Y nhằm đảm bảo hoạt động quản lý kinh doanh khai thác chợ A. Phương án kiện toàn là: Bầu thêm 01 đồng chí phó Chủ nhiệm Hợp tác xã chuyên về mảng quản lý đảm bảo vệ sinh môi trường tại chợ. Và với năng lực, tâm huyết của mình, đồng chí phó chủ nhiệm Hợp tác xã Y mới đã quyết liệt xử lý dứt điểm vi phạm tại chợ, các tiểu thương yên tâm kinh doanh, hoạt động quản lý kinh doanh khai thác chợ đạt được những mặt tích cực, hiệu quả nhất định. Qua tình huống trên, có thể nhận thấy, Hợp tác xã Y còn nhiều sai sót trong quản lý điều hành tại chợ: giải quyết sự việc còn chưa quyết liệt dẫn đến để vi phạm về vệ sinh môi trường tại chợ kéo dài; các cơ quan chức năng từ UBND huyện B, UBND xã K, phòng Kinh tế đã thực hiện đúng đắn chức năng quản lý nhà nước trên lĩnh vực thương mại. UBND huyện B đã phân công, chỉ đạo phòng Kinh tế xử lý theo đúng trình tự, thủ tục. Phòng Kinh tế với chức năng tham mưu UBND huyện B trên lĩnh vực thương mại đã triển khai các bước xử lý công việc rất cụ thể với tinh thần trách nhiệm cao. Để đi đến quyết định cuối cùng là kiện toàn năng lực của Hợp tác xã B đã triển khai nhiều bước từ kiểm tra giải quyết sự việc đến sự tăng cường lực lượng của UBND xã K. Kiện toàn năng lực Hợp tác xã B là bước đi đúng đắn của cơ quan quản lý nhà nước trong việc đảm bảo năng lực điều hành quản lý phát triển chợ A. 14 3.4. Nguyên nhân * Nguyên nhân khách quan - Là đơn vị tự hạch toán kinh doanh, nhưng do chưa thực hiện các nghiệp vụ khai thác kinh doanh tại chợ nên mức lương của Hợp tác xã B còn khiêm tốn do vậy cũng ảnh hưởng đến tâm huyết trong công tác quản lý chợ. - Việc 05 hộ kinh doanh hải sản tươi sống đã vi phạm các Quy định của Thành phố, huyện về công tác quản lý các ngành hàng tại chợ . * Nguyên nhân chủ quan - Việc lãnh đạo, điều hành chỉ đạo triển khai thực hiện của UBND huyện B là rất đúng đắn, đúng trình tự thủ tục, căn cứ vào đầy đủ các quy định của Chính phủ, Thành phố, huyện. Sự vào cuộc tích cực của UBND xã K, sự tham mưu của Phòng Kinh tế do vậy mà sự việc đã được giải quyết, đảm bảo hoạt động kinh doanh ổn định tại chợ, tạo sự công bằng giữa các hộ kinh doanh trong chợ A. - Hợp tác xã Y mặc dù đã được sự chỉ đạo, hướng dẫn của UBND huyện, Phòng Kinh tế, UBND xã K về công tác quản lý kinh doanh khai thác chợ nhưng do hạn chế trong năng lực quản lý: chưa quyết liệt trong giải quyết sự việc nên để vi phạm tại chợ kéo dài. - Các hộ kinh doanh vi phạm công tác sắp xếp ngành hàng tại chợ mặc dù đã được tuyên truyền, giải thích về các quy định tại chợ nhưng lại không chấp hành, thể hiện thái độ vô trách nhiệm trong việc xây dựng chợ trật tư, văn minh thương mại. * Hậu quả để lại Mặc dù sự việc đã được giải quyết nhưng cũng để lại những ấn tượng không tốt đối với các hộ kinh doanh tại chợ và nhân dân: để sự việc diễn ra trong thời gian dài, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các hộ khác, tạo ra sự giảm sút uy tín đối với năng lực điều hành của Hợp tác xã chợ Y. 15 4. Xử lý tình huống 4.1. Mục tiêu - Đảm bảo thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các quy định quản lý nhà nước về công tác quản lý chợ. - Giảm tối đa các mức thiệt hại kinh tế (nếu có), bảo vệ lợi ích của nhà nước, lợi ích chính đáng của công dân. - Giải quyết hài hòa giữa các lợi ích trước mắt và lâu dài, các lợi ích kinh tế - xã hội và tính pháp lý. - Tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. 4.2. Các phương án xử lý Từ những diễn biến, phân tích nhận định tình huống trên, căn cứ theo các văn bản pháp luật của Chính phủ, Thành phố, huyện, phòng Kinh tế xây dựng 2 phương án xử lý tình huống như sau: Phương án 1: Giáo dục, thuyết phục. Phương án này áp dụng đối với việc vi phạm mới bắt đầu, tính chất mức độ sự việc không nghiêm trọng. Ngày 04/5/2011, 05 hộ kinh doanh hải sản tươi sống đã vi phạm vệ sinh môi trường tại chợ. Hợp tác xã Y đã giải thích, thuyết phục cho 05 hộ vi phạm các quy định về đảm bảo vệ sinh môi trường, thực hiện theo đúng nội quy chợ. - Ưu điểm: Đơn giản, không tốn kém, giữ được mối quan hệ tình cảm tốt đẹp giữa các hộ kinh doanh trong chợ cũng như với Hợp tác xã quản lý chợ. - Nhược điểm: Hợp tác xã quản lý chợ đủ mạnh, uy tín, có kiến thức, có hiểu biết về các quy định về quản lý kinh doanh khai thác chợ thì mới giải quyết có tình có lý. Ngược lại, các vi phạm không được xử lý, quy định về quản lý chợ dễ bị xem nhẹ. 16 Phương án 2: Các cơ quan quản lý nhà nước chỉ đạo Hợp tác xã Y xử lý dứt điểm các vi phạm tại chợ sao hợp lý, đúng pháp luật. - Ưu điểm: Thực hiện đúng các quy định của Nhà nước. Thể hiện được tính nghiêm minh của Pháp luật và quyền lực của Nhà nước. - Nhược điểm: Nếu xử lý không khéo thì đây là cơ hội phát sinh cho tiêu cực. * Đối với UBND huyện B: Sau khi có đơn khiếu nại của 08 hộ kinh doanh tại chợ A về việc Hợp tác xã Y không xử lý 04 hộ vi phạm về vệ sinh môi trường tại chợ, UBND huyện B đã chỉ đạo phòng Kinh tế kiểm tra, tham mưu UBND huyện X xử lý các vi phạm tại chợ A, cụ thể: - Chỉ đạo Hợp tác xã Y giải quyết dứt điểm các vi phạm tại chợ A. Yêu cầu UBND xã K phối hợp lực lượng cùng với Hợp tác xã B để giải quyết các vi phạm. - Khi các vi phạm không được giải quyết dứt điểm, UBND huyện yêu cầu phòng Kinh tế, UBND xã K, Hợp tác xã Y lên phương án kiện toàn năng lực Hợp tác xã Y để đảm bảo công tác quản lý kinh doanh khai thác chợ. * Đối với UBND xã K: - Sau khi có chỉ đạo của UBND huyện B, UBND xã K đã nghiêm túc thực hiện, phối hợp lực lượng với Hợp tác xã Y để giải quyết dứt điểm vi phạm tại chợ. - Tham mưu UBND huyện ra phương án tổ chức kiện toàn Hợp tác xã Y đảm bảo năng lực quản lý điều hành. Sau những phân tích, nhận định, Phòng Kinh tế đã tham mưu UBND huyện B lựa chọn phương án số 2 để giải quyết vi phạm, áp dụng đúng các quy 17 định của pháp luật một các hiệu quả, thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật trong công tác quản lý kinh doanh khai thác chợ. 5. Kế hoạch tổ chức thực hiện 5. 1. Xây dựng kế hoạch TT 1 Nội dung Kiểm tra vi phạm của 05 hộ kinh doanh theo đơn đề nghị 2 Ra văn bản chỉ đạo giải quyết dứt điểm vi phạm vệ sinh môi trường tại chợ Tổ chức kiện toàn tại Hợp tác xã Y 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan