Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Tiểu luận xử lý vi phạm hành chính đối hành vi kinh doanh hàng hóa vi phạm sở hữ...

Tài liệu Tiểu luận xử lý vi phạm hành chính đối hành vi kinh doanh hàng hóa vi phạm sở hữu công nghiệp, kinh doanh hàng nhập lậu.

.DOCX
23
3049
111

Mô tả:

TRƯỜNG CÁN BỘ QUẢN LÝ LÊ HỒNG PHONG – TP.HÀ NỘI LỚP BỒI DƯỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN K2A-2015 .TIỂU LUẬN TÌNH HUỐNG ĐỀ TÀI Xử lý vi phạm hành chính đối hành vi kinh doanh hàng hóa vi phạm sở hữu công nghiệp, kinh doanh hàng nhập lậu Họ và tên : Nguyễn Thị Oanh Chức vụ : Chuyên viên Đơn vị công tác : Đội Quản lý thị trường số 18 - Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội Hà Nội, tháng 11-2015 MỤC LỤC Tran g PHẦN I. LỜI NÓI ĐẦU ………………………………………………………..1 PHẦN II. NỘI DUNG…………………………………………………………...3 1. Mô tả tình huống……………………………………………………………...3 2. Xác định mục tiêu xử lý tình huống………………………………………......6 3. Phân tích nguyên nhân, hậu quả………………………………………………6 3.1. Nguyên nhân………………………………………………………………...6 3.2. Hậu quả……………………………………………………………………...7 4. Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống……..........8 4.1. Phương án 1…………………………………………………………………………9 4.2. Phương án 2……………………………………………………………………….11 4.3. Phương án 3……………………………………………………………………….13 4.4. Phương án 4……………………………………………………………………….14 5. Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án………………………………….17 PHẦN III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ………………………………………….18 1. Kết luận……………………………………………………………………...18 2. Kiến nghị…………………………………………………………………….18 TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………...2 LỜI NÓI ĐẦU Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển và hội nhập về kinh tế, hoạt động buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả và gian lận thương mại ngày càng tinh vi, phức tạp. Nạn buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả không chỉ là mối lo ngại của các doanh nghiệp, nỗi bất bình của người tiêu dùng, mà còn gây thiệt hại to lớn cho nền kinh tế và uy tín của các đơn vị sản xuất, kinh doanh, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng. Đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại là nhiệm vụ khó khăn, có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế; là nhiệm vụ liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp trong đó có lực lượng Quản lý thị trường. Là công chức công tác tại Đội Quản lý thị trường số 18 – đóng trên địa bàn huyện Ba Vì thuộc Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội, tôi nhận thấy lực lượng Quản lý thị trường gặp không ít khó khăn trong quá trình thực thi pháp luật, một trong nhiều nguyên nhân là do hệ thống pháp luật tại Việt Nam còn chồng chéo, chưa rõ ràng. Trong quá trình công tác tại đơn vị tôi mạnh dạn nêu ra một trong những tình huống là “Xử lý vi phạm hành chính đối hành vi kinh doanh hàng hóa vi phạm sở hữu công nghiệp, kinh doanh hàng nhập lậu của bà Lê Thị Thu Quyên” làm ví dụ. Với việc sử dụng các phương pháp: so sánh, phân tích, tổng hợp tôi đưa ra các phương án giải quyết tình huống nhằm lựa chọn được phương án giải quyết tối ưu nhất đáp ứng những yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ cũng như đúc rút những kinh nghiệm cho bản thân trong quá trình công tác. Chương trình Bồi dưỡng kiến thức về Quản lý nhà nước chương trình chuyên viên tại trường Đào tạo Cán bộ Lê Hồng Phong – TP. Hà Nội đã phần nào trang bị cho tôi những kiến thức cơ bản, cần thiết về Quản lý nhà nước đồng thời tăng cường năng lực công tác trong việc thực thi nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm được giao. Sau thời gian học tập, tôi mạnh dạn vận dụng kiến thức đã được học cùng với chuyên môn công tác thực tế làm việc tại Đội Quản lý thị trường số 18 để giải quyết tình huống trên. Tuy nhiên, do kinh nghiệm thực tế 1 chưa nhiều, trình độ lý luận còn hạn chế nên tiểu luận tình huống này chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết, tôi mong rằng sẽ được các thầy cô đóng góp ý kiến, qua đó nhằm hoàn thiện bài tiểu luận tình huống của tôi đồng thời giúp bản thân tôi nâng cao được năng lực giải quyết, xử lý tình huống trong công việc. Xin chân thành cảm ơn! 2 PHẦN II. NỘI DUNG 1. Mô tả tình huống Thực hiện chỉ đạo của Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội về việc đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong tình hình mới theo Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ và Công điện 90/CĐ-BCĐ389 của Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc – Trưởng Ban chỉ đạo Quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả về việc phát động đợt cao điểm đấu tranh chống buôn lậu, sản xuất kinh doanh hàng giả là dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 18 đã chỉ đạo các Tổ công tác tăng cường điều tra trinh sát, nắm chắc thị trường trên địa bàn huyện Ba Vì nhằm phát hiện, ngăn chặn, đồng thời xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm sở hữu công nghiệp và các hành vi gian lận thương mại khác nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Qua quá trình điều tra trinh sát, Tổ công tác số 1 - Đội Quản lý thị trường số 18 đã phát hiện Cửa hàng kinh doanh tạp hóa - mỹ phẩm Lệ Quyên, tại địa chỉ: Thị trấn Tây Đằng – Ba Vì – Hà Nội, do bà Lê Thị Thu Quyên là chủ, đang bày bán nhiều mặt hàng tạp hóa trong đó có mặt hàng dép quai hậu có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu NIKE đã được bảo hộ tại thị trường Việt Nam; bày bán mỹ phẩm không rõ nguồn gốc. Thực hiện đúng quy trình về hoạt động kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính theo Quyết định số 559/QĐ-QLTT ngày 31 tháng 3 năm 2015 của Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội, sau khi đề xuất kiểm tra và được Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Hà Nộ phê duyệt. Ngày 03/8/2015, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 18 đã ra quyết định kiểm tra việc chấp hành pháp luật số 0181308/QĐ-KT đối với Cửa hàng kinh doanh tạp hóa - mỹ phẩm Lệ Quyên do bà Lê Thị Thu Quyên làm chủ. Nội dung kiểm tra gồm: 1- Kiểm tra Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; 3 2 - Kiểm tra hàng hóa và hóa đơn kèm theo đối với mặt hàng mỹ phẩm; 3 - Kiểm tra hàng hóa đang bày bán tại cửa hàng; 4 - Kiểm tra việc thực hiện niêm yết giá hàng hóa tại cửa hàng. Vào hồi 08 giờ 30 phút ngày 03/8/2015, Tổ công tác số 1 - Đội Quản lý thị trường số 18 gồm: 01 đồng chí Phó Đội trưởng, 02 đồng chí kiểm soát viên thị trường, 01 đồng chí kiểm soát viên trung cấp đã tiến hành kiểm tra đối với Cửa hàng kinh doanh tạp hóa - mỹ phẩm Lê Quyên tại địa chỉ: Thị trấn Tây Đằng, Ba Vì, Hà Nội. Kết quả kiểm tra như sau: Tại thời điểm kiểm tra, Cửa hàng kinh doanh tạp hóa – mỹ phẩm Lệ Quyên đang hoạt động kinh doanh tạp hóa, tạp phẩm, mỹ phẩm. Bà Lê Thị Thu Quyên – chủ cửa hàng xuất trình Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh cá thể số: 01Q8001969 do Phòng Tài chính – Kế hoạch, Ủy ban nhân dân huyện Ba Vì cấp ngày 19/01/2014, ngành nghề kinh doanh: kinh doanh tạp hóa, tạp phẩm, mỹ phẩm; * Thực tế kiểm tra tại cửa hàng, Tổ kiểm tra phát hiện bà Quyên đang bày bán nhiều mặt hàng mỹ phẩm, gồm 30 sản phẩm mỹ phẩm các loại trong đó có: dầu gội đầu, sữa tắm, sữa rửa mặt, kem dưỡng da, kem mặt nạ, son, phấn… toàn bộ số hàng hóa mỹ phẩm trên là do nước ngoài sản xuất, không có tem phụ bằng tiếng Việt Nam. Bà Quyên không xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ của số hàng hóa trên. Căn cứ giá niêm yết tại cửa hàng, tổng trị giá số hàng hóa tính theo giá niêm yết là 10.560.000 đồng (Mười triệu năm trăm sáu mươi nghìn đồng ./.); Kiểm tra đối với hàng hóa khác đang bày bán tại cửa hàng, Tổ kiểm tra phát hiện có 14 (mười bốn) đôi dép quai hậu gắn biểu tượng nhãn hiệu NIKE có dấu hiệu giả mạo biểu tượng nhãn hiệu NIKE đã được bảo hộ trên thị trường, giá niêm yết tại cửa hàng là 275.000 đồng/đôi – Tổng trị giá số hàng hóa trên tính theo giá niêm yết là 275.000 đồng x 14 đôi = 3.850.000 đồng (Ba triệu, tám trăm năm mươi nghìn đồng./.). 4 - Bà Quyên thực hiện niêm yết giá đầy đủ đúng quy định của pháp luật. Tổ kiểm tra số 1 đã đề nghị Lãnh đạo Đội Quản lý thị trường số 18 ra quyết định tạm giữ toàn bộ số hàng hóa là mỹ phẩm và 14 đôi dép quai hậu có dấu hiệu vi phạm trên để xử lý theo thẩm quyền và yêu cầu bà Lê Thị Thu Quyên có mặt tại trụ sở Đội Quản lý thị trường số 18 khi nhận được thông báo để làm rõ vụ việc. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 18 đã ra Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy tờ theo thủ tục hành chính số 0028097/QĐTGTV và Biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy tờ theo thủ tục hành chính số 0027601/BB-TGTV vào hồi 10 giờ 30 phút ngày 03/8/2015 trong đó có ghi đầy đủ, chi tiết toàn bộ số hàng hóa bị tạm giữ. Chiều ngày 03/8/2015, Đội Quản lý thị trường số 18 đã gửi công văn đề nghị giám định hàng hóa có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu NIKE kèm theo ảnh chụp của 14 đôi dép nghi ngờ có dấu hiệu giả mạo tới Công ty TNHH Nike Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 04/8/2015, Công văn phúc đáp số 01Jun1015/BP-GD của Công ty TNHH Nike Việt Nam xác nhận “14 đôi dép quai hậu mang nhãn hiệu và biểu tượng NIKE là hàng hóa giả mạo của NIKE, không phải là sản phẩm do NIKE sản xuất hoặc cho phép sản xuất, phân phối trên thị trường”. Vào hồi 08 giờ 00 ngày 05/8/2015, sau khi nhận được thông báo, bà Lê Thị Thu Quyên đã đến trụ sở Đội Quản lý thị trường số 18 tại Thị trấn Tây Đằng, Ba Vì, Hà Nội để làm việc. Bà Quyên khai báo rằng toàn bộ hàng hóa trên gồm 14 đôi dép giả mạo biểu tượng nhãn hiệu NIKE và toàn bộ số mỹ phẩm mà Tổ công tác số 1 – Đội Quản lý thị trường số 18 tạm giữ ngày 03/8/2015 là do bà mua trôi nổi trên thị trường, không có hóa đơn chứng từ về nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa. Đồng thời bà Quyên trình bày rằng sở dĩ để xảy ra vi phạm như vậy là do bản thân bà trình độ hiểu biết xã hội hạn chế và kém hiểu biết pháp luật, do đó không nhận biết, phân biệt được các hàng hóa giả mạo, không biết rằng hành vi của mình là vi phạm pháp luật. Bà Quyên mong muốn được cơ quan chức năng tạo điều kiện 5 để bà có cơ hội sửa chữa nhờ chính sách khoan hồng của pháp luật. Bà thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình, mong muốn hợp tác và có thái độ thành khẩn khi làm việc với Tổ công tác. Nội dung buổi làm việc đã được Tổ công tác số 1 ghi lại tại Biên bản xác minh làm việc số 0028268/BB-XMLV. Kết luận của Tổ kiểm tra đối với bà Lê Thị Thu Quyên là: - Kinh doanh hàng hóa mang biểu tượng nhãn hiệu NIKE là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu NIKE đã được bảo hộ tại Việt Nam. Tổng trị giá hàng hóa vi phạm là là 3.850.000 đồng. - Kinh doanh hàng hóa mỹ phẩm là hàng hóa nhập lậu có trị giá: 10.560.000 đồng. Đề nghị lập biên bản vi phạm hành chính đối với hành vi trên. Và lập biên bản vi phạm hành chính số 01760043/BB-VPHC được lập vào hồi 09 giờ 00 ngày 05/8/2015 trong đó ghi rõ hành vi vi phạm của bà Lê Thị Thu Quyên như trên. 2. Xác định mục tiêu xử lý tình huống Mục tiêu 1: Xử lý nghiêm minh, triệt để, nhanh, gọn, đúng pháp luật đối với hành vi vi phạm hành chính do tình huống đặt ra. Qua đó góp phần làm tốt công tác bình ổn thị trường, thu ngân sách cho nhà nước. Mục tiêu 2: Tăng cường tính pháp chế xã hội chủ nghĩa. Mục tiêu 3: Tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh, kinh tế thị trường, bảo vệ công bằng xã hội, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, của các tổ chức và công dân hoạt động kinh doanh chân chính. Mục tiêu 4: Giải quyết hài hòa giữa tính pháp lý, lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội. 3. Phân tích nguyên nhân, hậu quả 3.1. Nguyên nhân: 6 Xuất phát từ việc nắm được nhu cầu và tâm lý của người tiêu dùng: thích dùng hàng có thương hiệu hay tâm lý sính ngoại, thích các mặt hàng mỹ phẩm nhập ngoại nhưng lại không rành về các mặt hàng này do đó tạo điều kiện cho các đối tượng thực hiện hành vi buôn lậu hay sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại; Việc mở cửa thị trường giao thương với các nước trong khu vực cũng là nguyên nhân khiến cho tình trạng buôn lậu tăng cao; Do sự kém hiểu biết xã hội nên bản thân người kinh doanh cũng không phân biệt được giữa hàng thật hay hàng giả mạo, đồng thời trình độ hiểu biết về pháp luật hạn chế, tạo kẽ hở cho các đối tượng xấu thực hiện hành vi mua bán, trà trộn giữa hàng thật, hàng giả. Do lợi nhuận cao mà người kinh doanh có thế nhận được nếu cuộc mua bán trót lọt, người kinh doanh sẵn sàng kinh doanh trái pháp luật để thu được lợi nhuận; Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả chưa được chú trọng tổ chức thường xuyên và rộng rãi đến người tiêu dùng do đó gây ra sự thiếu hiểu biết của người tiêu dùng về tác hại của việc sử dụng hàng hóa giả mạo, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ; Lực lượng chức năng chuyên môn hay các cán bộ, công chức được phân công nhiệm vụ quản lý địa bàn chưa làm làm tốt công tác kiểm soát thị trường, chưa kịp thời sâu sát, triệt để nhằm ngăn chặn mầm mống của hành vi trên. 3.2. Hậu quả: Việc kinh doanh hàng giả, hàng nhái gây ra nhiều hậu quả xấu cũng như ảnh hưởng xấu trong môi trường kinh doanh, làm cho môi trường kinh doanh bị xâm phạm, gây ra sự cạnh tranh không lành mạnh. Làm giảm sút uy tín của doanh nghiệp làm ăn chân chính Gây tâm lý hoang mang, thiếu tin tưởng của người tiêu dùng. 7 Việc để xảy ra các hành vi vi phạm pháp luật trong kinh doanh đặc biệt là kinh doanh hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ nhất là mỹ phẩm gây thiệt hại không nhỏ về kinh tế, sức khỏe, tinh thần của người tiêu dùng. Từ sự phát triển của các cơ sở kinh doanh trái pháp luật tràn lan trên thị trường gây ra sự hoang mang, nghi ngờ, sự thiếu tin tưởng của người dân đối với các cơ quan chức năng của địa phương trong việc kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn, làm giảm sút lòng tin của nhân dân, làm nảy sinh những bất bình gây ảnh hưởng tới uy tín của các cơ quan quản lý nhà nước trong lòng người dân. Đặc biệt trong điều kiện mở cửa hội nhập kinh tế hiện nay, việc để xảy ra và ngày càng gia tăng các hành vi kinh doanh hàng giả hay hành vi buôn lậu, gian lận thương mại còn làm ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của quốc gia, làm giảm sút lòng tin cũng như uy tín của Nhà nước đối với các nhà đầu tư và trên trường quốc tế. 4. Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống. Như đã nêu trong tình huống trên, vụ việc của hộ kinh doanh Lê Thị Thu Quyên có 2 hành vi vi phạm hành chính gồm hành vi: kinh doanh hàng giả vi phạm sở hữu công nghiệp, kinh doanh hàng hóa nhập lậu. Theo Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Quốc Hội có nêu nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính “…Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm hành chính đó…”. Như vậy để xử lý vụ việc trên phải căn cứ vào từng hành vi cụ thể, đối chiếu và áp dụng vào các quy định của pháp luật để có phương án giải quyết. Căn cứ pháp lý để giải quyết tình huống trên gồm có: Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoặc Nghị định số 176/2013/NĐ-CP của 8 Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Như vậy trên cơ sở là các căn cứ pháp lý, để giải quyết tình huống trên tôi đưa ra 4 phương án như sau: 4.1. Phương án 1 Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012; Căn cứ Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; Căn cứ Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Căn cứ biên bản vi phạm hành chính số 01760043/BB-VPHC do Tổ kiểm tra số 1 lập hồi 09 giờ 00 ngày 05/8/2015, tại Thị trấn Tây Đằng , Ba Vì, HN; Căn cứ đề xuất xử lý vi phạm hành chính của Tổ kiểm tra số 1, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 18 ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với bà Lê Thị Thu Quyên, địa chỉ: Thị trấn Tây Đằng, Ba Vì, Hà Nội như sau: - Phạt tiền: 6.000.000 đồng (Sáu triệu đồng chẵn./.) đối với hành vi kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu đã được bảo hộ (nhãn hiệu NIKE) áp dụng điểm a khoản 1, Điều 12 Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 của Chính phủ. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy toàn bộ số hàng giả mạo nhãn hiệu. Áp dụng điểm a, khoản 13, Điều 12 Nghị định số 99/2013/NĐ -CP ngày 29/8/2013 của Chính phủ. - Phạt tiền: 4.000.000 đồng (Bốn triệu đồng chẵn./.) đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu. Áp dụng Điểm đ, Khoản 1, Điều 17 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ. 9 Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người. Áp dụng Khoản 5, Điều 17 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ. Tổng số tiền phạt: 10.000.000 đồng (Mười triệu đồng chẵn./.) * Ưu điểm: - Thực hiện được theo đúng quy định về việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008: "Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành mà có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản được ban hành sau." - Mức xử phạt 10.000.000 đồng là tương đối cao, gây khó khăn cho việc thu ngân sách Nhà nước. - So với các phương án khác, mức phạt ở phương án này đảm bảo có tính răn đe đối với cá nhân người vi phạm và đối với các đối tượng khác khi có hành vi tương tự. * Nhược điểm: - Mức xử phạt trong trường hợp này là tương đối cao. Tuy vậy, mức xử phạt đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu nói riêng, tính răn đe không cao trong trường hợp hàng hóa nhập lậu là hàng hóa có gây hại cho sức khỏe con người (mỹ phẩm, dược phẩm, thực phẩm chức năng...) - Khó khăn cho Đội Quản lý thị trường số 18 trong việc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả. Theo Khoản 5, Điều 17 Nghị định 185: buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người. Để xác định số vật phẩm (mỹ phẩm vi phạm nói trên) có gây hại cho sức khỏe con người hay không cần phải có kết quả giám định. Nhưng muốn giám định cho kết quả chính xác thì phải giám định theo cả lô mỹ phẩm. Trong khi đó, số mỹ phẩm vi phạm trong vụ việc này đều không cùng 1 lô, do bà Quyên mua trôi nổi trên thị trường mỗi 10 loại số lượng chỉ có 1, 2 hộp. Do đó, việc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp này là không khả thi. - Bỏ qua tình tiết giảm nhẹ của đối tượng vi phạm. 4.2. Phương án 2 Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012; Căn cứ Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; Căn cứ Nghị định số 176/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Căn cứ biên bản vi phạm hành chính số 01760043/BB-VPHC do Tổ kiểm tra số 1 lập hồi 09 giờ 00 ngày 05/8/2015, tại Thị trấn Tây Đằng , Ba Vì, HN; Căn cứ đề xuất xử lý vi phạm hành chính của Tổ kiểm tra số 1, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 18 ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với bà Lê Thị Thu Quyên, địa chỉ: Thị trấn Tây Đằng, Ba Vì, Hà Nội như sau: - Phạt tiền: 6.000.000 đồng (Sáu triệu đồng chẵn./.) đối với hành vi kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu đã được bảo hộ (nhãn hiệu NIKE) áp dụng điểm a khoản 1, Điều 12 Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 của Chính phủ. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy toàn bộ số hàng giả mạo nhãn hiệu. Áp dụng điểm a, khoản 13, Điều 12 Nghị định số 99/2013/NĐ -CP ngày 29/8/2013 của Chính phủ. - Phạt tiền: 7.500.000 đồng (Bảy triệu năm trăm nghìn đồng chẵn) đối với hành vi kinh doanh mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ là mỹ phẩm nhập lậu. Áp dụng Điểm b, Khoản 1, Điều 51 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ. 11 Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc tiêu hủy toàn bộ mỹ phẩm trên. Áp dụng Điểm a, Khoản 4, Điều 51 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ. Tổng số tiền phạt: 13.500.000 đồng (Mười ba triệu, năm trăm nghìn đồng./.) * Ưu điểm: - Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 quy định cụ thể xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, trong đó có quy định mức xử phạt cụ thể đối với hàng hóa vi phạm là mỹ phẩm nhập lậu. Trong khi Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 chỉ quy định mức xử phạt đối với hàng hóa nhập lậu nói chung. Do đó, mức xử phạt tại Nghị định 176/2013/NĐ-CP cao hơn so với Nghị định 185/2013/NĐ-CP, tăng tính răn đe đối với các đối tượng vi - phạm. Nghị định 176 quy định biện pháp khắc phục hậu quả rất rõ ràng đối với hàng hóa vi phạm là mỹ phẩm nhập lậu (tiêu hủy toàn bộ hàng hóa vi phạm), do đó dễ dàng cho Đội Quản lý thị trường số 18 thực thi nhiệm vụ. * Nhược điểm: - Nếu coi hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu và hành vi kinh doanh mỹ phẩm nhập lậu là cùng một vấn đề thì áp dụng xử phạt theo phương án này là không phù hợp với quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008: "Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành mà có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản được ban hành sau." Như vậy nếu sử dụng Nghị định 176/2013/NĐ-CP là không hợp lý. - Mức xử phạt cao hơn so với mức xử phạt tại các phương án còn lại: đối tượng vi phạm có thể không hợp tác, gây khó khăn cho Đội Quản lý thị trường số 18. - Bỏ qua tình tiết giảm nhẹ của đối tượng vi phạm. 12 Căn cứ luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20 tháng 6 năm 2015 của Quốc Hội, tại khoản 2 Điều 9 quy định về một trong những tình tiết là tình tiết giảm nhẹ: “Người vi phạm hành chính đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi; tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính.” Nếu tình tình tiết giảm nhẹ của bà Lê Thị Thu Quyên được áp dụng ta có thêm 2 phương án xử lý như sau: 4.3.Phương án 3 Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012; Căn cứ Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; Căn cứ Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Căn cứ biên bản vi phạm hành chính số 01760043/BB-VPHC do Tổ kiểm tra số 1 lập hồi 09 giờ 00 ngày 05/8/2015, tại Thị trấn Tây Đằng , Ba Vì, HN; Căn cứ đề xuất xử lý vi phạm hành chính của Tổ kiểm tra số 1, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 18 ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với bà Lê Thị Thu Quyên, địa chỉ: Thị trấn Tây Đằng, Ba Vì, Hà Nội như sau: - Phạt tiền: 4.000.000 đồng (Bốn triệu đồng chẵn./.) đối với hành vi kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu đã được bảo hộ (nhãn hiệu NIKE) áp dụng điểm a khoản 1, Điều 12 Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 của Chính phủ. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy toàn bộ số hàng giả mạo nhãn hiệu. Áp dụng điểm a, khoản 13, Điều 12 Nghị định số 99/2013/NĐ -CP ngày 29/8/2013 của Chính phủ. 13 - Phạt tiền: 3.000.000 đồng (Ba triệu đồng chẵn./.) đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu. Áp dụng Điểm đ, Khoản 1, Điều 17 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ. Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người. Áp dụng Khoản 5, Điều 17 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ. Tổng số tiền phạt: 7.000.000 đồng (Bảy triệu đồng chẵn./.) * Ưu điểm - Thực hiện được theo đúng quy định về việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật. - Mức tiền phạt chính thấp, tạo điều kiện cho đương sự thực hiện việc nộp phạt dễ dàng, nhanh gọn hơn. - Giải quyết được đúng pháp luật mà vẫn có tình do áp dụng tình tiết giảm nhẹ vào vụ việc. * Nhược điểm: - Mức phạt thấp nên tính răn đe không cao đối với các đối tượng khác trước khi có hành vi vi phạm. - Khó khăn trong việc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả. 4.4.Phương án 4 Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012; Căn cứ Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp; Căn cứ Nghị định số 176/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế. Căn cứ biên bản vi phạm hành chính số 01760043/BB-VPHC do Tổ kiểm tra số 1 lập hồi 09 giờ 00 ngày 05/8/2015, tại Thị trấn Tây Đằng , Ba Vì, HN; 14 Căn cứ đề xuất xử lý vi phạm hành chính của Tổ kiểm tra số 1, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 18 ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với bà Lê Thị Thu Quyên, địa chỉ: Thị trấn Tây Đằng, Ba Vì, Hà Nội như sau: - Phạt tiền: 4.000.000 đồng (Bốn triệu đồng chẵn./.) đối với hành vi kinh doanh hàng hóa giả mạo nhãn hiệu đã được bảo hộ (nhãn hiệu NIKE) áp dụng điểm a khoản 1, Điều 12 Nghị định số 99/2013/NĐ-CP ngày 29/8/2013 của Chính phủ. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc tiêu hủy toàn bộ số hàng giả mạo nhãn hiệu. Áp dụng điểm a, khoản 13, Điều 12 Nghị định số 99/2013/NĐ -CP ngày 29/8/2013 của Chính phủ. - Phạt tiền: 5.000.000 đồng (Năm triệu đồng chẵn) đối với hành vi kinh doanh mỹ phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ là mỹ phẩm nhập lậu. Áp dụng Điểm b, Khoản 1, Điều 51 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ. Biện pháp khắc phục hậu quả: buộc tiêu hủy toàn bộ mỹ phẩm trên. Áp dụng Điểm a, Khoản 4, Điều 51 Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ. Tổng số tiền phạt: 9.000.000 đồng (Chín triệu đồng chẵn./.) * Ưu điểm: - Việc áp dụng Nghị định 176/2013/NĐ-CP đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu được cụ thể đến câu từ hàng hóa vi phạm nên thuận lợi, nhanh chóng đưa ra được mức phạt cũng như phương án giải quyết. - Mức xử phạt 9.000.000 đồng là hợp lý so với các phương án còn lại, đối tượng có thể chấp nhận mức tiền phạt, đảm bảo thu ngân sách Nhà nước dễ dàng, nhanh chóng. 15 - So với các phương án khác, mức phạt ở phương án này đảm bảo có tính răn đe đối với chủ hộ kinh doanh và đối với các đối tượng khác trước khi có hành vi tương tự. - Dễ dàng áp dụng biện pháp khắc phục hiệu quả do đã có quy định cụ thể. - Giải quyết có tình có lý thông qua việc áp dụng tình tiết giảm nhẹ, đảm bảo được tính pháp lý, lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội. * Nhược điểm: - Thực hiện không theo đúng quy định về việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật. Bởi vì Nghị định số 176/2013/NĐ-CP là được ban hành trước Nghị định số 185/2013/NĐ-CP. Thông qua các phương án trình bày ở trên có dễ dàng nhận thấy, việc áp dụng các văn bản pháp luật có sự chồng chéo nhau. Đó là việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, thì cả trong Nghị định số 185/2013/NĐ-CP của Chính phủ và Nghị định số 176/2013/NĐ-CP của Chính phủ đều quy định nhưng với mức xử phạt hành chính khác nhau. Qua việc đưa ra các phương án lựa chọn, cùng với việc phân tích những ưu điểm, nhược điểm của từng phương án cho thấy phương án tối ưu nhất so với các phương án còn lại là phương án 4. Như vậy lựa chọn phương án 4 để giải quyết là tối ưu nhất bởi vụ việc vi phạm được giải quyết triệt để, chi phí và thời gian cho việc xử lý vụ việc được tối thiểu hóa, tính răn đe, tính khả thi, trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên. Đảm bảo thỏa mãn cao các mục tiêu ban đầu hướng tới. Vì vậy tôi chọn phương án 4 để giải quyết tình huống trên. 16 5. Kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã lựa chọn TT Nội dung công việc Thu tiền phạt vi phạm hành chính 9.000.000 1 đồng nộp ngân sách nhà nước Buộc tiêu hủy đối với 14 đôi dép vi phạm sở hữu công 2 nghiệp và 30 sản phẩm mỹ phẩm các loại Sau khi ra Quyết định xử phạt theo phương án 4, Đội Quản lý thị trường số 18 đã niêm phong số hàng này và trả lại cho bà Lê Thị Thu Quyên chờ làm thủ tục tiêu hủy. Sau 05 ngày làm việc kể từ khi có quyết định xử phạt, bà Lê Thị Thu Quyên thông báo với Đội về việc đã nộp phạt số tiền theo quy định và đã thực hiện ký hợp đồng tiêu hủy hàng hóa trên với Công ty Cổ phần Môi trường Ba Vì để tiêu hủy số hàng trên trong 2 ngày sau. Đội quản lý thị trường số 18 đã tiến hành thành lập Hội đồng giám sát tiêu hủy và thông báo với các bên liên quan tham gia vào việc giám sát quá trình tiêu hủy theo đúng quy trình, thủ tục. Hồ sơ xử lý vụ việc đã được Đội quản lý thị trường số 18 xử lý hoàn thiện và kết thúc vụ việc. 17
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan