Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Tiểu luận xử lý tình huống về vấn đề xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động ...

Tài liệu Tiểu luận xử lý tình huống về vấn đề xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh mà không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cửa hàng bánh kẹo hồng hà.

.DOCX
16
3128
83

Mô tả:

TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ LÊ HỒNG PHONG TP HÀ NỘI LỚP BỒI DƯỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN K4A-2015 .TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP Tên đề tài: Xử lý tình huống về vấn đề xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động kinh doanh mà không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của cửa hàng bánh kẹo Hồng Hà. Họ tên học viên: Nguyễn Xuân Quý Chức vụ: Chuyên viên quản lý thị trường Đơn vị công tác: Đội QLTT số 33 – Chi cục QLTT Hà Nội Hà Nội, tháng 11 năm 2015 Phần I. LỜI NÓI ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm qua, công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh phòng chống vi phạm trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn thành phố Hà Nội đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên do địa bàn rộng lớn, lĩnh vực thương mại phát triển mạnh, ý thức tuân thủ pháp luật của người dân trên một số địa bàn còn hạn chế và những bất cập trong việc thực hiện pháp luật dẫn đến việc chấp hành pháp luật của người dân còn chưa đầy đủ, khó thực hiện. Đội Quản lý thị trường số 33 được thành lập theo Quyết định số 1560/QĐ-UBND ngày 21/3/2014 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. Là đơn vị quản lý hành chính chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội với chức năng quản lý thị trường trên địa bàn Quận Bắc Từ Liêm. Ngay từ khi thành lập, Đội đã sớm đi vào ổn định tổ chức và luôn bám sát chỉ đạo của Chi cục Quản lý thị trường và UBND Quận Bắc Từ Liêm trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và các hành vi vi phạm khác trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn Quận. Bên cạnh những thuận lợi của đội là được sự quan tâm của các cấp, của Lãnh đạo Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội, UBND Quận và các Phòng, Ban thì đội quản lý thị trường cũng gặp khá nhiều khó khăn về cơ sở vật chất cũng như trong công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, đấu tranh phòng, chống vi phạm trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn quận do quận mới thành lập hiểu biết, ý thức chấp hành pháp luật người dân chưa cao. Qua thực tế quản lý thị trường tại quận Bắc Từ Liêm, đã có và đang có một số tổ chức, cá nhân kinh doanh trên địa bàn quận nhưng không thực hiện việc đăng ký kinh doanh theo quy định và có nhiều trường hợp không có đăng ký kinh doanh do kinh doanh trên đất không hợp pháp nên không đủ điều kiện 1 cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (cụ thể ở đây là kinh doanh trên đất nông nghiệp). Đối với hành vi này mức phạt tiền theo quy định hiện hành đối với hộ cá thể là 7.500.000 đồng. Việc xử phạt này sẽ gây thiệt hại lớn về kinh tế cho các hộ kinh doanh nhất là với địa bàn quận Bắc Từ Liêm thì các hộ kinh doanh này nhỏ lẻ, manh mún. Đội quản lý thị trường số 33 nhận thấy đây là khó khăn lớn của đội trong hoạt động kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính. Từ sự nhận thức trên, với một ít kinh nghiệm thực tiễn làm công tác quản lý thị trường trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm và những kiến thức đã tiếp thu được trong quá trình học tập, nghiên cứu ở lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên tại Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong – TP Hà Nội, tôi lựa chọn tiểu luận với đề tài: “Xử lý tình huống xử phạt vi phạm hành chính về hành vi hoạt động kinh doanh mà không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định cửa hàng bánh kẹo Hồng Hà” với mong muốn góp phần nghiên cứu, vận dụng để giải quyết các hành vi vi phạm pháp luật về giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trên địa bàn có hiệu quả, kịp thời , phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành. 2. Mục tiêu chọn đề tài Địa bàn quận Bắc Từ Liêm trải rộng nằm rải rác, đan xen với huyện Hoài Đức, quận Nam Từ Liêm, quận Cầu Giấy. Dọc trục đường quốc lộ 32 rất nhiều cửa hàng kinh doanh nằm trên đất nông nghiệp không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Việc phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực thương thương mại là nhiệm vụ của lực lượng quản lý thị trường, giúp ổn định thị trường, bảo vệ quyền lợi của các tổ chức, cá nhân và người tiêu dùng và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân. Việc lựa chọn đề tài tiểu luận này sẽ giúp tôi hiểu hơn về các quy phạm pháp luật có liên quan và thực tế xử phạt vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền của quản lý thị trường và nhận thức những khó khăn mà các hộ kinh doanh gặp phải trong lĩnh vực kinh doanh. 2 Đây là một vấn đề mang tính thực tiễn, với phạm vi rộng, do thời gian có hạn và bản thân mới bước vào nghề vẫn còn nhiều điều cần phải học hỏi , bài viết sẽ còn nhiều thiếu sót cần bổ sung, tôi mạnh dạn dẫn ra đây để mong được trao đổi cùng các bạn đồng học và mong được sự góp ý, chỉnh lý của thầy giáo, cô giáo để đề tài được hoàn thiện hơn, giúp cho bản thân có thêm kiến thức, kinh nghiệm trong hoạt động thực tiễn và trong phạm vi chức năng nhiệm vụ được giao. 3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập thông tin: lý thuyết (các văn bản quy phạm pháp luật) và thực tế (các hồ sơ vụ việc có liên quan đến vấn để nghiên cứu). Phương pháp phân tích. Phương pháp so sánh, đối chiếu. Phương pháp tổng hợp, liên kết vấn đề. 4. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của tiểu luận chỉ tập trung vào việc xử lý tình huống đặt ra là xử phạt vi phạm hành chính về hành vi hoạt động kinh doanh mà không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của cửa hàng bánh kẹo Hồng Hà, do bà Nguyễn Thị Hà là chủ hộ kinh doanh, có địa chỉ tại số nhà 25 đường Cầu Diễn, phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội. Thẩm quyền xử lý vụ việc thuộc Đội quản lý thị trường số 33 – quận Bắc Từ Liêm. 5. Bố cục của tiểu luận Bố cục tiểu luận gồm 3 phần: Phần I. Lời nói đầu 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục tiêu chọn đề tài 3 3. Phương pháp nghiên cứu 4. Phạm vi nghiên cứu 5. Bố cục 1. Mô tả tình huống 2. Xác định mục tiêu xử lý tình huống 3. Phân tích nguyên nhân và hậu quả 4. Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống 5. Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã lựa chọn Phần III. Kết luận và kiến nghị 4 Phần II. NỘI DUNG 1. Mô tả tình huống Vào khoảng cuối năm 2013, thực hiện dự án mở rộng đường quốc lộ 32 một số hộ dân có đất ven đường nằm trong chỉ giới đường đỏ phải chuyển giao mặt bằng bàn giao cho nhà nước thực hiện dự án. Sau khi dự án mở rộng đường quốc lộ 32 hoàn thành đã hình thành các dãy nhà ven đường, nhiều nhà trong đó là nhà được xây dựng trên đất xen kẹp giữa đất ở và đất nông nghiệp. Tốc độ đô thị hóa nhanh cùng với sự gia tăng nhu cầu về nhà ở và công ăn việc làm nên hầu hết những thửa đất mặt đường quốc lộ 32 địa phận quận Bắc Từ Liêm được hình thành nhanh chóng biến thành địa điểm kinh doanh thương mại. Gia đình chị Nguyễn Thị Hà có 2 người con, chồng chị Hà không có việc làm ổn định nên phải làm xe ôm kiếm cơm và nuôi gia đình. Nhà chị Hà có thửa đất xen kẹp trên mặt đường quốc lộ 32 và gia đình đã quyết định vay mượn để xây dựng một căn nhà cấp 4 và vay vốn mở cửa hàng kinh doanh bánh kẹo tại đây. Từ ngày được thành lập Đội quản lý thị trường số 33 luôn bám sát chỉ đạo của Chi cục Quản lý thị trường và UBND Quận Bắc Từ Liêm trong công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và các hành vi vi phạm khác trong lĩnh vực thương mại trên địa bàn Quận. Thực hiện tốt các Chương trình, Kế hoạch, Chuyên đề của Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội và thường xuyên cử cán bộ điều tra, trinh sát, nắm bắt tình hình trong địa bàn. Cũng như nhiều hộ kinh doanh trên địa bàn quận chị Hà không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định do kinh doanh trên đất không đúng với quy định. Ngày 16/4/2014, Đội quản lý thị trường số 33 đã ra quyết định kiểm tra đối với cửa hàng bánh kẹo Hồng Hà. Đội tiến hành kiểm tra các vấn đề sau: - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; - Nhãn hàng hóa, các hóa đơn liên quan đến hàng hóa. 5 Sau khi công bố quyết định kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật tổ trưởng tổ kiểm tra của đội quản lý thị trường phân công cán bộ trong tổ tiến hành kiểm tra thực tế hoạt động kinh doanh của cửa hàng: Tại thời điểm kiểm tra cửa hàng bánh kẹo Hồng Hà do bà Nguyễn Thị Hà là chủ đang hoạt động bình thường, bà Hà không cung cấp được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngoài ra bà Hà đã cung cấp cho tổ kiểm tra: 01 hóa đơn giá trị gia tăng số 0049519 ngày 10/3/2014 và 01 hóa đơn giá trị gia tăng số 00049530 ngày 11/3/2014 của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà; 01 hóa đơn giá trị gia tăng số 0055530 ngày 12/3/2014 và 01 hóa đơn giá trị gia tăng số 0055610 ngày 14/3/2014 của công ty BiBiCa; 01 hóa đơn giá tri gia tăng số 0054553 ngày 15/3/2014 của công ty TNHH thương mại và sản xuất Trung Long. Qua thực tế kiểm tra bà Nguyễn Thị Hà không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Hàng hóa đang bày bán tại cửa hàng có niêm yết giá đầy đủ theo quy định. Ngoài ra tổ kiểm tra phát hiện có 20 gói kẹo do nước ngoài sản xuất có giá niêm yết là 50.000 đồng/gói và 12 hộp bánh do nước ngoài sản xuất có giá niêm yết là 100.000 đồng/hộp. Đối chiếu với hóa đơn do bà Hà cung cấp thì toàn bộ số hàng hóa do nước ngoài sản xuất này phù hợp với hóa đơn, chứng từ cung cấp nhưng toàn bộ số hàng hóa do nước ngoài sản xuất này đều không có dán nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam. Tổ kiểm tra đã kết luận hành vi vi phạm của bà Hà là hoạt động kinh doanh mà không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định và kinh doanh hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam. .Do vậy Đội quản lý thị trường số 33 đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với của hàng bánh kẹo Hồng Hà về hành vi hoạt động kinh doanh mà không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định áp dụng khoản 2, điều 6 Nghị định 185/NĐ-CP của Chính Phủ ban hành ngày 15/11/2013 và hành vi kinh doanh hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam. 6 Đội quản lý thị trường số 33 đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi trên. 2. Xác định mục tiêu xử lý tình huống Tình huống đặt ra yêu cầu Đội quản lý thị trường số 33 phải giải quyết vấn đề là: thu được số tiền xử phạt hành chính theo quy định mà không gây bức xúc cho người dân và nâng cao ý thức của người dân trong việc chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động thương mại. Theo khoản 2, điều 6 Nghị định 185/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính Phủ quy định “Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh mà không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định” vậy số tiền phạt hành chính cho hành vi này là 7.500.000 đồng. Theo điểm b, khoản 1, điều 26 nghị định 80/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm đến 5.000.000 đồng. 3. Phân tích nguyên nhân và hậu quả Một số nguyên nhân dẫn đến xảy ra vụ việc như sau: - Do thiếu sự quản lý sát sao của các cơ quan chức năng tại địa phương trong công tác quản lý xây dựng dẫn đến nhiều hộ gia đình xây dựng công trình không có phép. - Tốc độ đô thị hóa nhanh, nhu cầu cấp thiết về nhà ở và công ăn việc làm của người dân. - Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho người dân còn rườm rà, cứng nhắc. 7 - Sự am hiểu về pháp luật của người dân chưa cao. - Số tiền xử phạt vi phạm hành chính đối với hộ kinh doanh nhỏ lẻ như vậy là quá cao. Mặc dù nhận thức được hành vi hoạt động kinh doanh mà không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là vi phạm quy định của pháp luật chị Nguyễn Thị Hà không thể xin được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do không có giấy tờ hợp pháp về đất đai mặt khác gắng nặng chăm lo cho gia đình nên chị Hà vẫn phải kinh doanh dù chưa có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Hậu quả: - Vụ việc gây ra sự nghi ngờ của người dân đối với các cơ quan chức năng của địa phương trong việc kiểm tra, kiểm soát các hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn, nhiều người dân cho rằng có sự bao che, tiếp tay của các cơ quan chức năng đối với cửa hàng này gây ảnh hưởng tới uy tín của các cơ quan quản lý nhà nước trong dân. - Gây thiệt hại về kinh tế cho tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động kinh doanh. 4. Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tối ưu Qua phân tích tình huống có thể đưa ra và đánh giá các phương án xử lý như sau: Phương án 1: Nếu chủ hộ kinh doanh cửa hàng bánh kẹo Hồng Hà tích cực hợp tác với Đội quản lý thị trường số 33 trong việc xử lý vụ việc trên và tại thời điểm kiểm tra chủ hộ có sẵn tiền để nộp phạt theo quy định. Đội trưởng Đội quản lý thị trường số 33 sẽ ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính như sau: - Phạt tiền: 7.500.000 đồng (Theo khoản 2, điều 6 Nghị định 185/NĐCP của Chính Phủ ban hành ngày 15/11/2013 thì Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8 10.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh mà không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định). - Phạt cảnh cáo (theo điểm b, khoản 1, điều 26 nghị định 80/2013/NĐCP ngày 19/7/2013 của Chính phủ đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm đến 5.000.000 đồng) Ngay sau khi ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, tổ công tác giao lại cho chủ hộ kinh doanh 01 bản và yêu cầu lên kho bạc nhà nước nộp tiền phạt, hoặc có thể giao tiền nhờ đội quản lý thị trường nộp hộ tiền phạt tại kho bạc nhà nước và trả lại biên lai thu tiền phạt sau. Mặt tích cực của phương án là thu ngay được số tiền xử phạt, thời gian giải quyết vụ việc nhanh chóng. Phương án 2: Chủ hộ kinh doanh cửa hàng bánh kẹo Hồng Hà tích cực hợp tác với Đội quản lý thị trường số 33 trong việc xử lý vụ việc trên nhưng tại thời điểm kiểm tra chủ hộ kinh doanh thiếu 1.000.000 đồng để nộp phạt vi phạm hành chính theo quy định, Đội trưởng Đội quản lý thị trường số 33 sẽ ra quyết định xử phạt như sau: - Phạt tiền: 7.500.000 đồng (Theo khoản 2, điều 6 Nghị định 185/NĐCP của Chính Phủ ban hành ngày 15/11/2013 thì Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh mà không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định). - Phạt cảnh cáo (theo điểm b, khoản 1, điều 26 nghị định 80/2013/NĐCP ngày 19/7/2013 của Chính phủ đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm đến 5.000.000 đồng) 9 Ngay sau khi ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, tổ công tác giao lại cho chủ hộ kinh doanh 01 bản và yêu cầu lên kho bạc nhà nước nộp tiền phạt. Chủ hộ kinh doanh đã có thái độ rất tích cực hợp tác với tổ kiểm tra, dù đã cố gắng hết sức nhưng vẫn thiếu 1.000.000 đồng để có thể nộp ngay, ngay lúc đó một đồng chí trong tổ kiểm tra đã không ngại ngần cho chủ hộ kinh doanh mượn 1.000.000 đồng của mình để giải quyết kịp thời, nhanh chóng. Mặt tích cực của phương án là đảm bảo số tiền thu phạt hành chính, vụ việc được giải quyết nhanh chóng, tạo niềm tin và nâng cao ý thức người kinh doanh. Mặt hạn chế của phương án là dễ gây sự hiểu lầm. Phương án 3: Chủ hộ kinh doanh cửa hàng bánh kẹo Hồng Hà không hợp tác với Đội quản lý thị trường số 33 trong việc xử lý vụ việc trên, có hành vi chống đối, trốn tránh trách nhiệm. Đội quản lý thị trường số 33 sẽ mời đại diện chính quyền địa phương nơi chủ hộ kinh doanh đến chứng kiến vụ việc. Sau khi đại diện chính quyền địa phương ký vào các biên bản vụ việc đội trưởng đội quản lý thị trường số 33 ra quyết định như sau: - Phạt tiền: 7.500.000 đồng (Theo khoản 2, điều 6 Nghị định 185/NĐCP của Chính Phủ ban hành ngày 15/11/2013 thì Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh mà không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định). - Phạt tiền 300.000 đồng (theo điểm b, khoản 1, điều 26 nghị định 80/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập khẩu có nhãn gốc bằng tiếng nước ngoài nhưng không có nhãn phụ bằng tiếng Việt Nam trong trường hợp giá trị hàng hóa vi phạm đến 5.000.000 đồng). 10 Sau khi đội trưởng đội quản lý thị trường ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính sẽ cử công chức đội quản lý thị trường xuống cửa hàng kinh doanh giao cho chủ hộ kinh doanh một liên quyết định xử phạt vi phạm hành chính và đề nghị chủ hộ ký nhận, trường hợp chủ hộ kinh doanh không nhận thì gửi qua đường bưu điện. Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận quyết định chủ hộ phải thi hành quyết định nếu không sẽ bị cưỡng chế thi hành. Trong gian 10 ngày này đội quản lý thị trường số 33 sẽ cử cán bộ đến động viên, tuyên truyền, đôn đốc việc thực hiện quyết định xử phạt. Trường hợp sau thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận quyết định xử phạt mà chủ hộ kinh doanh vẫn cố tình không chấp hành thì đội quản lý thị trường sẽ gửi văn bản đến UBND phường nơi có địa điểm kinh doanh của chủ hộ để thông báo trên phương tiện thông tin đồng thời phối hợp với các ban ngành của phường đến vận động, thuyết phục chủ hộ nghiêm chỉnh chấp hành quy định của pháp luật. Mặt tích cực của phương án này là phát huy sự phối hợp của các tổ chức, thông qua đó tuyên truyền, nâng cao nhận thức pháp luật của người dân, đồng thời nắm được tâm tư, khó khăn vướng mắc của người kinh doanh. Mặt hạn chế của phương án là thời gian giải quyết vụ việc kéo dài, phải huy động nhiều người thực hiện. gây thiệt hại lớn hơn về kinh tế cho người vi phạm. Qua 3 phương án xử lý tình huống trên theo tôi phương án 1 là hợp lý và tối ưu nhất, giải quyết hợp tình hợp lý, đảm bảo trách nhiệm và nghĩa vụ và quyền lợi của các bên. Vì vậy tôi chọn phương án số 1 để giải quyết tình huống trên 11 5. Kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã lựa chọn Nội dung TT công việc Thu tiền phạt vi phạm hành chính 7.500.000 đồng nộp ngân sách nhà nước Sau khi chủ hộ kinh doanh chấp hành xong quyết định xử phạt hồ sơ xử lý vụ việc đã được Đội quản lý thị trường số 33 xử lý hoàn thiện và kết thúc vụ việc. 12 Phần III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Trên địa bàn thành phố Hà Nội chung và địa bàn quận Bắc Từ Liêm nói riêng còn tồn tại rất nhiều hộ kinh doanh cá thể hoạt động kinh doanh mà không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh như trường hợp của chị Hà nói trên tuy vụ việc được cơ quan chức năng giải quyết góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân nhưng bên cạnh đó vẫn là nỗi niềm trăn trở khi thực hiện nhiệm vụ nhất là đối với những hộ kinh doanh cá thể, quy mô nhỏ lẻ, manh mún mặc dù tuân thủ pháp luật nhưng do cơ chế chính sách nên họ không thể làm được giấy phép kinh doanh trong khi đó mức phạt tiền so với một cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ với họ như vậy là quá cao, nhiều hộ kinh doanh không có khả năng nộp tiền phạt dẫn đến khó khăn trong công tác kiểm tra, xử lý. Qua vụ việc trên tôi cũng mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị như sau: - Tăng cường công tác phối hợp giữa cơ quan chức năng với các ban ngành, đoàn thể địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền pháp luật trong lĩnh vực thương mại cho người dân. - Điều tra, trinh sát nắm bắt tình hình kinh doanh của các chủ thể kinh doanh đồng thời tìm hiểu điều kiện về nhân thân, hoàn cảnh sống của đối tượng kinh doanh để đưa ra biện pháp xử lý thích hợp. - Mức xử phạt vi phạm hành chính về giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với những hộ kinh doanh nhỏ lẻ còn cao cần có cơ chế đặc thù xử lý đối với những trường hợp kinh doanh trên đất không đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận kinh doanh để tránh thất thu và dễ thực hiện. 13 Tài liệu tham khảo: Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ban hành ngày 20/6/2012. Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính Phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính. Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính Phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Nghị định 80/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính Phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan