Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Tiểu luận xử lý tình huống về hồ sơ công chứng khai nhận, thỏa thuận phân chia, ...

Tài liệu Tiểu luận xử lý tình huống về hồ sơ công chứng khai nhận, thỏa thuận phân chia, tặng cho di sản thừa kế.

.DOCX
22
3050
127

Mô tả:

TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA – Lớp bồi dưỡng chuyên viên K4A - 2015 MỤC LỤC PHẦN I. MỞ ĐẦU............................................................................................................2 1. Tính cấp thiết của vấn đề..........................................................................................2 2. Mục đích nghiên cứu:............................................................................................... 5 3. Phương pháp nghiên cứu:......................................................................................... 5 4. Phạm vi nghiên cứu:................................................................................................. 5 5. Bố cục của tiểu luận..................................................................................................6 PHẦN II. NỘI DUNG TÌNH HUỐNG............................................................................. 6 1. Mô tả tình huống.......................................................................................................6 2. Xác định mục tiêu xử lý tình huống......................................................................... 8 3. Phân tích nguyên nhân, hậu quả..............................................................................10 4. Cơ sở lý luận và pháp lý để giải quyết tình huống..................................................13 5. Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết......................................... 13 6. Lập kế hoạch để thực hiện phương án đã lựa chọn.................................................16 III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................................17 1. Kết luận...................................................................................................................17 2. Kiến nghị.................................................................................................................18 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................21 Học viên: Cao Thị Ngà Trang 1 TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA – Lớp bồi dưỡng chuyên viên K4A - 2015 PHẦN I. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của vấn đề Công chứng là một nghề xuất hiện từ rất xưa. Cách đây hàng ngàn năm ở Hy Lạp, Ai Cập, đặc biệt là ở La Mã đã có những người làm dịch vụ văn tự. Nhưng nghề công chứng bắt đầu phát triển tương đối mạnh vào khoảng thế kỷ XIV, XV. Trong thời gian này có việc chứng nhận bản sao giấy tờ, nhưng chủ yếu vẫn là chứng nhận hợp đồng, giao dịch. Ở Việt nam, sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 15/11/1945 Nhà nước ta đã ban hành sắc lệnh số 59/SL quy định về "Thể lệ thị thực các giấy tờ". Tiếp đó, ngày 29/02/1952 Sắc lệnh số 85/SL về "Thể lệ trước bạ về việc mua, bán, cho, đổi nhà cửa, ruộng đất" được ban hành. Theo hai Sắc lệnh này, một số việc chứng nhận các giấy tờ giao cho Uỷ ban kháng chiến hành chính (nay là UBND) các cấp thực hiện. Sau mấy chục năm không tổ chức hoạt động công chứng, chứng thực, ngày 10/10/1987 Bộ Tư pháp đã ra Thông tư số 574/QLTPK về công chứng nhà nước, nhằm đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới toàn diện của đất nước. Công tác chứng thực của UBND các địa phương được cải tiến và nâng cao một bước về chất lượng; đồng thời Phòng Công chứng nhà nước tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh được thành lập. Công chứng, chứng thực là hoạt động mang tính chất pháp lý, được thực hiện thường xuyên và phổ biến trong đời sống của người dân. Có thế nói, mặc dù không còn quá xa lạ với các thủ tục công chứng, hay thường ngày, nhưng có lẽ ít người hiểu được ý nghĩa thực sự của hai hoạt động này, cùng sự hình thành, phát triển của nó trong lịch sử. Nắm được điều này, cũng là sự bổ sung kiến thức hợp lý nhằm phân biệt và nhận thức rõ ý nghĩa, tầm quan trọng cũng như những thay đổi tích cực của Nhà nước ta đối với việc cố gắng xây dựng và hoàn thiện hoạt động pháp lý thiết yếu này. Những năm gần đây, Nhà nước hoàn thiện hệ thống pháp luật, đẩy mạnh cải cách tư pháp, mở rộng dân chủ đã tạo điều kiện cho nghề luật có cơ hội phát triển. Trong bối Học viên: Cao Thị Ngà Trang 2 TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA – Lớp bồi dưỡng chuyên viên K4A - 2015 cảnh nền kinh tế thị trường đang phát triển sôi động bậc nhất, hợp đồng giao dịch diễn ra từng giờ từng phút, như hợp đồng thế chấp để vay vốn, mua, bán, cầm cố…trong khi đó sự quá tải của các phòng công chứng Nhà nước dẫn đến việc thực hiện các giao dịch trên bị tác động vào gây không ít khó khăn. Trước tình hình đó, ở nước ta nói chung và nhất là các thành phố lớn như TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh…nói riêng cũng cần một mạng lưới phòng công chứng và VPCC tương ứng với số lượng công việc và sự đòi hỏi cần thiết của xã hội để đáp ứng cho sự phát triển kinh tế xã hội. Trong phát triển kinh tế, các văn bản pháp lý được công chứng tạo điều kiện thuận lợi hơn cho cá nhân, tổ chức tiện lợi trong giao dịch. Đồng thời, đây là cơ sở pháp lý để giải quyết tranh chấp khi buộc các bên tham gia giao dịch phải xác nhận tính xác thực của hợp đồng, cũng như địa vị, trách nhiệm pháp lý trong tham gia giao dịch. Vì vậy, việc bắt buộc công chứng các loại hợp đồng trong giao dịch liên quan đến kinh tế sẽ tránh được nhiều rắc rối, kiện cáo phát sinh. Văn bản công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan, trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Toà án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng có thoả thuận khác. Văn bản công chứng có giá trị chứng cứ ; những tình tiết, sự kiện trong văn bản công chứng không phải chứng minh, trừ trường hợp bị Toà án tuyên bố là vô hiệu.Do đó, xét trên bình diện công dân thì văn bản công chứng là một công cụ hữu hiệu bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ, phòng ngừa tranh chấp, tạo ra sự ổn định của quan hệ giao dịch dân sự, tài sản, bảo đảm trật tự, kỷ cương. Mặt khác, về phương diện Nhà nước thì văn bản công chứng tạo ra một bằng chứng xác thực, kịp thời không ai có thể phản bác, chối cãi, trừ trường hợp có ý kiến của người thứ ba và được quá trình tố tụng cho là không đúng. Hoạt động công chứng gắn liền với lĩnh vực quản lý đất đai của cơ quan nhà có thể thấy rõ hơn tầm quan trọng của công chứng trong lĩnh vực đất đai: Theo quy định của pháp luật hiện hành, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý. Học viên: Cao Thị Ngà Trang 3 TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA – Lớp bồi dưỡng chuyên viên K4A - 2015 Do vậy, việc có một trình tự ghi nhận tính hợp pháp (công chứng) các giao dịch liên quan đến đất đai (ở đây là quyền sử dụng đất) nhằm tăng cường công tác quản lý đất đai của cơ quan nhà nước là việc làm cần thiết.Thứ nhất, công chứng sẽ giúp bảo đảm tính hợp pháp của nội dung các giao dịch. Thực tiễn cho thấy, ít người dân Việt có sự hiểu biết rõ ràng các quy định của pháp luật về quyền sử dụng đất. Việc công chứng sẽ giúp cho các bên hiểu rõ hơn về quyền và nghĩa vụ của mình trong giao dịch về quyền sử dụng đất qua việc tư vấn, giải thích của các công chứng viên.Thứ hai, việc công chứng còn góp phần hạn chế các giao dịch “bất động sản ma” (không có thật), góp phần hạn chế các yếu tố lừa đảo, lừa dối trong các giao dịch về quyền sử dụng đất, nhất là trong các trường hợp thừa kế theo di chúc, chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Thứ ba, việc công chứng sẽ nâng cao giá trị chứng minh của chứng cứ (hợp đồng) khi có tranh chấp. Rõ ràng, khi xảy ra tranh chấp, các bên tham gia giao dịch phải đưa ra chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tòa án sẽ dễ xem xét và chấp nhận hơn nếu các giao dịch đó đã được công chứng. Tuy nhiên, một trong những vấn đề “nóng” hiện nay là việc văn bản công chứng trong lĩnh việc đất đai được lập không đúng với quy định của pháp luật, thậm chỉ là vi phạm pháp luật gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng. Hà Nội – Thành phố lớn nhất Việt Nam, đứng thứ nhì về dân số - trung tâm văn hóa, chính trị của cả nước. Nhu cầu công chứng, chứng thực các văn bản giấy tờ, các hợp đồng kinh tế… rất lớn. Hiện nay, có 103 tổ chức hành nghề công chứng đăng kí hoạt động trên địa bàn Thành phố đáp ứng như cầu của người dân thủ đô. Tuy nhiên, trên thực tế, chất lượng công chứng còn chưa đồng đều, vẫn còn những vi phạm trong hoạt đông công chứng trên cả nước nói chung và TP Hà Nội nói riêng. Đây là vấn đề cần được quan tâm kiểm tra và xử lý kịp thời để đảm bảo quyền lợi của người dân và để người dân được yên tâm vì được thụ hưởng những dịch vụ pháp lý tốt nhất. Là chuyên viên Phòng Quản lý các hoạt động Bổ trợ tư pháp – Sở Tư pháp Hà Nội, có trách nhiệm lãnh đạo Phòngtham mưu lãnh đạo Sở về quản lý các hoạt động Bổ trợ tư pháp (trong đó có lĩnh vực công chứng), quản lý hoạt động của các tổ chức hành Học viên: Cao Thị Ngà Trang 4 TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA – Lớp bồi dưỡng chuyên viên K4A - 2015 nghề công chứng và công chứng viên trên địa bàn Thành phố. Với những hiểu biết của bản thân và những kiến thức đã được học trong chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên năm 2015, tôi quyết định chọn xử lý tình huống về “Hồ sơ công chứng khai nhận, thỏa thuận phân chia, tặng cho di sản thừa kế” ảnh hưởng đến quyền lợi của công dân trên địa bàn xã Y, huyện X, TP Hà Nội để làm tiểu luận cuối khóa - Lớp bồi dưỡng chuyên viên năm 2015. Việc giải quyết tình huống này sẽ góp phần giải quyết những băn khoăn của người dân và cũng giúp cho Văn phòng đăng kí đất đai Hà Nội – Chi nhánh huyện X có căn cứ thẩm định hồ sơ thừa kế, tặng cho QSD đất trên địa bàn và đây cũng là công tác quan trọng được Thành ủy, UBND Thành phố quan tâm để đảm bảo quyền lợi chính đáng, phục vụ lợi ích của nhân dân. Trong thời gian gần 03 tháng tham gia chương trình bồi dướng ngạch chuyên viên tại trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong Hà Nội, với chương trình được thiết kế khoa học, ngắn gọn, dễ hiểu và việc bố trí lịch học xen kẽ lý thuyết với thực hành, thảo luận, thực hành nhóm đã giúp tôi dễ dàng hơn trong việc tiếp thu các kiến thức của chương trình. Từ đó, giúp bản than tôi học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm trong thực hiên nhiệm vụ chuyên môn, đặc biệt là kinh nghiệm giải quyết các tình huống. 2. Mục đích nghiên cứu: Xây dựng tình huống trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực công chứng và đưa ra các phương án giải quyết tình huống một cách phù hợp nhất. 3. Phương pháp nghiên cứu: Theo phương pháp phân tích, đối chiếu. 4. Phạm vi nghiên cứu: Tại xã Y, huyện X, TP Hà Nội. Học viên: Cao Thị Ngà Trang 5 TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA – Lớp bồi dưỡng chuyên viên K4A - 2015 5. Bố cục của tiểu luận Bố cục gồm 03 phần: PHẦN I. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của vấn đề 2. Mục tiêu nghiên cứu 3. Phương pháp nghiên cứu 4. Phạm vi nghiên cứu 5. Bố cục tiểu luân 1. Mô tả tình huống 2. Xác định mục tiêu mô tả tình huống 3. Phân tích nguyên nhân và hậu quả 4. Cơ sở lý luận và pháp lý để giải quyết tình huống 5. Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết tình huống 6. Lập kế hoạch tổ chức thực hiện phương án đã lựa chọn PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ PHẦN II. NỘI DUNG TÌNH HUỐNG 1. Mô tả tình huống Ông P.V.T đã đến Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội – Chi nhánh huyện X để nộp hồ sơ xin cấp chuyển đổi tên người có quyền sử dụng đất đối với thửa đất Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số: S12345 do UBND huyện X, Tỉnh Hà Tây cấp ngày 23/4/2001, mang tên chủ sử dụng đất Hộ ông: P.V.S sang tên người có quyền sử dụng là mình (ông P.V.T). Trong quá trình thẩm định hồ sơ của ông P.V.T, Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội – Chi nhành huyện X đã gửi công văn(kèm hồ sơ) đến Phòng Quản lý các hoạt động Bổ trợ tư pháp – Sở Tư pháp Hà Nội để xin ý kiến có liên quan đến nội Học viên: Cao Thị Ngà Trang 6 TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA – Lớp bồi dưỡng chuyên viên K4A - 2015 dung Văn bản khai nhận thỏa thuận phân chia, tặng cho di sản thừa kế số 142/2015, quyển số 01 TP/CC-SCC/VBKNTTPCTCDSTK mà Văn phòng công chứng M tại địa chỉ xã Y, huyện X, TP Hà Nội đã chứng nhận ngày 20/7/2015 để có căn cứ thẩm định, xét duyệt hồ sơ ông P.V.T đã nộp nói trên. Ngày 15/8/2015, Phòng Quản lý các hoạt động Bổ trợ tư pháp nhận được công văn số 15/CNTO ngày 10/8/2015 của Văn phòng đăng kí đất đai Hà Nội – Chi nhánh huyện X về việc xin ý kiến về nội dung Văn bản khai nhận thỏa thuận phân chia, tặng cho di sản thừa kế số 142/2015, quyển số 01 TP/CC-SCC/VBKNTTPCTCDSTK mà Ông T. C là công chứng viên làm việc tại Văn phòng công chứng M tại địa chỉ xã Y, huyện X, TP Hà Nội đã ký công chứng ngày 20/7/2015 nội dung hỏi: “Cháu P.T.M.A sinh ngày 06/5/1999 được hưởng 82,4 m2 trong phần di sản được phân chia từ hộ ông P.V.S tại thời điểm cấp GCN QSD đất (theo Điều 4, Bộ luật Dân sự năm 2005) và người đại diện theo pháp luật của cháu P.T.M.A là mẹ cháu, bà N.T.H. Tuy nhiên, tại phần 4.8, mục II khai nhận và thỏa thuận phân chia di sản thừa kế thể hiện: Cháu P.T.M.A có quyền tặng cho bố đẻ là ông P.V.T 82,4 m2 nêu trên theo Khoản 2 Điều 20, Bộ luật Dân sự năm 2005.Vậy trong trường hợp này cháu P.T.M.A mang tài sản tặng cho người thứ ba là bố đẻmà Văn phòng công chứng M đã công chứng nói trên là có đúng với quy định của pháp luật không? Là chuyên viên Phòng quản lý các hoạt động Bổ trợ tư pháp, tôi được lãnh đạo phòng giao nhiệm vụ nghiên cứu, xử lý vụ việc này. Sau khi nghiên cứu hồ sơ, Phòng Quản lý các hoạt động Bổ trợ tư pháp – Sở Tư pháp đã mời ông T.C – công chứng viên đến Sở để làm việc. Trên kết quả xác mình hồ sơ và kết quả buổi làm việc với ông T.Cvà các quy định của pháp luật trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được công văn số 15/CNTO của Văn phòng đăng kí đất đai – Chi nhánh huyện X, kết quả giải quyết vụ việc cụ thể như sau: Học viên: Cao Thị Ngà Trang 7 TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA – Lớp bồi dưỡng chuyên viên K4A - 2015 Khoản 2 Điều 20, Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “ Trong trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.” Khoản 1 Điều 141 Bộ luật Dân sự quy định: Người đại diện theo pháp luật bao gồm “Cha mẹ đối với con chưa thành niên”. Khoản 5 Điều 144 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về phạm vi đại diện: “Người đại diện không được xác lập các giao dịch dân sự với chính mình hoặc với người thứ bà mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Đối chiếu với các quy định viện dẫn trên, ông P.V.T nhận cho từ cháu P.T.M.A 82,4 m2 đất phần di sản được phân chia từ hộ ông P.V.S là không đúng quy định của pháp luật. Tình huống xảy ra trên địa bàn xã Y, huyện X, thành phố Hà Nội đặt ra là với sai phạm trên của Văn phòng công chứng M thì cần phải có những biện phát gì để hạn tình trạng sai phạm trong lĩnh vực công chứng. 2. Xác định mục tiêu xử lý tình huống Tình huống được xử lý sẽ giúp cho Văn phòng đăng kí đất đai – Chi nhánh huyện X có cơ sở để thẩm định hồ sơ của ông P.V.T đã nộp, từ kết quả Văn phòng đăng kí sẽ đưa ra được kết luận là phê duyệt, xử lý hồ sơ của ông P.V.T hay sẽ gửi công văn trong đó nêu rõ lý do vì sao từ chối nhận hồ sơ của ông P.V.T. Thông qua kết quả của tình huống cũng cho thấy pháp luật về công chứng cần phải được quy định chặt chẽ, cụ thể hơn để giúp cho các cơ quan chức năng sẽ xử lý tốt, không bị lung túng trong quá trình giải quyết hồ sơ cho công dân khi gặp những tương tự như vụ việc nói ở trên. Đảm bảo lợi ích hợp pháp của người dân không bị xâm phạm. Khi quá trình giải quyết hồ sơ được Học viên: Cao Thị Ngà Trang 8 TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA – Lớp bồi dưỡng chuyên viên K4A - 2015 nhanh gọn, không rườm rà phúc tạp là góp phần tiết kiệm chi phí, thời gian đi lại, chờ đợi cho công dân. Nâng cao được nhận thức pháp luật, và chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác thẩm định hồ sơ trong trường nói trên. Tình huống xảy ra trên địa bàn xã Y, huyện X, TP Hà Nội nơi Văn phòng công chứng M đặt trụ sở, đây cũng là một trong số những tình huống thể hiện sự những thiếu sót của công chứng viên khi chứng nhận các hợp đồng, giao dịch liên quan đến thừa kế. Tình huống đặt ra cho các cấp, ngành cần quan tâm hơn nữa đến hoạt động công chứng, để tránh những sai phạm trong hoạt động công chứng của các công chứng viên trên địa bàn TP Hà Nội, cũng như cả nước. Nâng cao được chất lượng của dịch vụ công chứng. Việc một số Văn bản công chứng là căn cứ pháp lý để xác lập quyền lợi, lợi ích của người dân bị cơ quan chức năng từ chối làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân sử dụng dịch vụ, cũng như làm ảnh hưởng đến uy tín của các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn, gây giảm sút lòng tin của nhân dân vào dịch vụ pháp lý này. Sở dĩ, đưa ra tình huống này để phân tích là để nhằm mục tiêu cụ thể trên và mục tiêu sâu rộng sau: a) Đối với cơ quan quản lý nhà nước Nhằm sát sao trong công tác quản lý, kiểm tra, xử lý hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng. Đề ra những giải pháp hữu ích, thiết thực để giải quyết triệt để những sai phạm trong quá trình hoạt động của các tổ chức hành nghề công chứng cũng như của các công chứng viên. Hạn chế những sai phạm của hoạt động công chứng; nâng cao chất lượng của các văn bản công chứng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ công chứng viên. b) Đối với chính quyền địa phương Học viên: Cao Thị Ngà Trang 9 TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA – Lớp bồi dưỡng chuyên viên K4A - 2015 Tăng cường hơn nữa trách nhiệm vai trò lãnh đạo, chỉ đạo đối với cấp ủy Đảng, chính quyền trong công tác quản lý, kiểm tra trên địa bàn mình. Thông qua nội dung công văn hỏi của Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội – Chi nhánh huyện X, cần chú trọng việc kết hợp với các đơn vị có lien quan để phát hiện, xử lý những văn bản công chứng trái pháp luật. Để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp và tăng cường sự hiểu biết rõ ràng các quy định của pháp luật về quyền sử dụng đất cho nhân dân. c) Đối với các tổ chức hành nghề công chứng, công chứng viên Thay đổi nhận thức, lối làm việc của công chứng viên cũng như tổ chức hành nghề công chứng. Nâng cao tinh thần, trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp của công chứng viên. Từ việc xác định được sai và sửa sai kịp thời góp phần khẳng định hoạt động công chứng đã góp phần tích cực cho sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, khẳng định ngày càng rõ hơn vị trí, vai trò quan trọng của công chứng trong đời sống xã hội, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về công chứng của nhân dân trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đồng thời là công cụ đắc lực phục vụ quản lý nhà nước có hiệu quả, bảo đảm an toàn pháp lý cho các giao dịch, góp phần tích cực vào việc phòng ngừa tranh chấp, vi phạm pháp luật, tăng cường pháp chế XHCN. 3. Phân tích nguyên nhân, hậu quả a) Nguyên nhân chủ quan: Bao gồm cả trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về công chứng và các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực công chứng: Thứ nhất, chất lượng đội ngũ công chứng viên chưa đồng đều, một số công chứng viên còn yếu về nghiệp vụ và kỹ năng hành nghề công chứng, lượng công chứng viên yếu này chủ yếu tập trung vào những người được miễn đào tạo, miễn tập sự hành nghề công chứng nên chất lượng công chứng một số hợp đồng, giao dịch chưa được đảm bảo. Học viên: Cao Thị Ngà Trang 10 TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA – Lớp bồi dưỡng chuyên viên K4A - 2015 Một số công chứng viên còn chưa chủ động, tích cực trong việc tự học tập, cập nhật kiến thức pháp luật để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng hành nghề cũng như việc trau dồi phẩm chất chính trị, đạo đức và ứng xử nghề nghiệp. Ngoài ra, một số công chứng viên chưa có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc, chưa tận tụy và nhiệt tình với khách hàng, chỉ quan tâm đến thù lao mà coi nhẹ chất lượng hành nghề, từ đó làm giảm sút niềm tin của người yêu cầu công chứng cũng như ảnh hưởng đến uy tín, chất lượng của nghề công chứng. Thứ hai, Hiệp hội công chứng toàn quốc chưa được thành lập, hầu hết các Hội công chứng của các địa phương còn chưa được thành lập, Hội công chứng địa phương đã được thành lập được thì còn non trẻ nên vai trò tự quản chưa thực sự phát huy hiệu quả. Thứ ba, cơ quan quản lý nhà nước chưa có các giải pháp đồng bộ để thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý nhà nước về công chứng; chưa xác lập được những giải pháp mang tính chiến lược nhằm đảm bảo hiệu quả quản lý nhà nước. Công tác tuyên truyền, quán triệt thực hiện Luật Công chứng nhiều nơi thực hiện hình thức, chưa đi vào chiều sâu. Thứtư, Ý thức pháp luật, trình độ nhận thức pháp luật về công chứng của người dân, của các nhân viên thực thi nhiệm vụ chưa cao nên vẫn tồn tại nguyên nhân chính là rủi ro đạo đức và rủi ro tác nghiệp và gây ra các sai phạm trong công chứng hợp đồng giao dịch. b) Nguyên nhân khách quan: Thứ nhất, Một số quy định pháp luật nội dung trong Bộ luật Dân sự và các văn bản có liên quan chưa cụ thể cũng dẫn đến khó khăn trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ công chứng. Thứ hai, chưa xây dựng được cơ chế phối hợp nghiệp vụ và chia sẻ thông tin giữa các tổ chức hành nghề công chứng và văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất về tài sản giao Học viên: Cao Thị Ngà Trang 11 TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA – Lớp bồi dưỡng chuyên viên K4A - 2015 dịch nên còn phát sinh một số rủi ro trong hoạt động công chứng như: một tài sản giao dịch nhiều lần được công chứng ở nhiều tổ chức hành nghề công chứng khác nhau; chưa tạo được cơ chế liên thông giữa tổ chức hành nghề công chứng, cơ quan thuế, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và nhà khi thực hiện các thủ tục hành chính đối với các giao dịch về bất động sản. Thứ ba, công tác theo dõi, giám sát việc tuân thủ pháp luật, tuân theo quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp công chứng chưa được thực hiện hiệu quả; việc phát hiện, xử lý vi phạm còn chưa kịp thời, chưa nghiêm minh. Việc bồi dưỡng, giáo dục về đạo đức nghề nghiệp chưa được thực hiện thường xuyên. Công tác giáo dục về chính trị tư tưởng cho đội ngũ công chứng viên hầu như chưa được quan tâm. Thứ tư, phần lớn các địa phương chưa thành lập tổ chức xã hội nghề nghiệp công chứng để đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công chứng viên trong quá trình hành nghề, chưa tạo được điều kiện để công chứng viên trao đổi, học tập kinh nghiệm nghề nghiệp lẫn nhau để rút kinh nghiệm, nâng cao trình độ và kỹ năng hành nghề. Thứ năm, Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Bổ trợ tư pháp còn nhiều bất cập, nhiều hành vi vi phạm Luật Công chứng và các văn bản pháp luật có liên quan khác chưa có chế tài xử phạt hoặc đã có quy định nhưng mức xử phạt còn thấp cho nên không đủ sức răn đe dẫn đến việc một bộ phận các tổ chức công chứng thiếu tôn trọng pháp luật. c) Hậu quả Việc công chứng sai ảnh hưởng đến quyền lợi của nhân dân. Người dân mất tiền nhưng lại không được thụ hưởng dịch vụ tốt. Nếu tình trạng này còn diễn ra, hoặc có những sai phạm nghiêm trọng hơn xảy ra sẽ dẫn tới việc người dân không còn tin tưởng vào công chứng, mất lòng tin của nhân dân, uy tín bị giảm sút. Không những thế, sẽ khó Học viên: Cao Thị Ngà Trang 12 TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA – Lớp bồi dưỡng chuyên viên K4A - 2015 khăn cho việc quản lý của nhà nước trong việc rất nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế xã hội, ảnh hưởng đến tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của nước ta. 4. 5. - Cơ sở lý luận và pháp lý để giải quyết tình huống Bộ luật Dân sự năm 2005; - Luật công chứng năm 2014. Xây dựng, phân tích và lựa chọn phương án giải quyết Phương án 1: Nghiên cứu, xác mình hồ sơ công chứng để phúc đáp công văn hỏi của Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội – Chi nhánh huyện X để cơ quan này có cơ sở thẩm định hồ sơ của ông P.V.T công văn phúc có nội dung như sau: “…Phúc đáp Công văn số 15/CNTO ngày 10/8/2015 của Văn phòng đăng ký đất đai thành phố Hà Nội – Chi nhánh huyện X về hồ sơ khai nhận, thỏa thuận, tặng cho di sản thừa kế số 142/2015, quyến số 01/TP/CC-SCC/VNKNTTPCDSTK được Văn phòng công chứng M địa chỉ xã Y, huyện X, TP Hà Nội chứng nhận ngày 20/7/2015, trong đó có nội dung cháu P.T.M.A sinh ngày 06/5/1999 tặng cho 82.4 m2 đất cho bố đẻ của mình là ông P.V.T trong phần di sản được phân chia từ hộ ông P.V.S theo quy định tại Khoản 2 Điều 20, Bộ luật Dân sự. Sau khi nghiên cứu hồ sơ công chứng, các quy định của pháp luật, Sở Tư pháp có ý kiến như sau: Khoản 2 Điều 20, Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “ Trong trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ thì có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự mà không cần phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.” Khoản 1 Điều 141 Bộ luật Dân sự quy định: Người đại diện theo pháp luật bao gồm “Cha mẹ đối với con chưa thành niên”. Học viên: Cao Thị Ngà Trang 13 TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA – Lớp bồi dưỡng chuyên viên K4A - 2015 Khoản 5 Điều 144 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về phạm vi đại diện: “Người đại diện không được xác lập các giao dịch dân sự với chính mình hoặc với người thứ bà mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”. Đối chiếu với các quy định viện dẫn trên, ông P.V.T nhận cho từ cháu P.T.M.A 82,4 m2 đất phần di sản được phân chia từ hộ ông P.V.S là không đúng quy định của pháp luật….” Với phương án này Phòng Bổ trợ đã làm đúng chức năng nhiệm vụ của mình là trả lời những vướng mắc của công dân cũng như các cơ quan chức năng lien quan đến lĩnh vực công chứng mà phòng được giao. Tuy nhiên, nếu chỉ phúc đáp công văn như trên thì trạng công chứng sai tương tự như tình huống vẫn tiếp tục xảy ra. Phương án 2: Sở Tư pháp Hà Nội yêu cầu Văn phòng công chứng M và công chứng viên T.C sửa đổi nội dungVăn bản khai nhận thỏa thuận phân chia, tặng cho di sản thừa kế số 142/2015, quyển số 01 TP/CC – SCC/VBKNTTPCTCDSTK mà công chứng viên T.C làm việc tại Văn phòng công chứng M địa chỉ xã Y, huyện X, TP Hà Nội đã ký công chứng ngày 20/7/2015 theo Khoản 2 Điều 44,Luật Công chứng năm 2014 quy định như sau: “…Người thực hiện việc công chứng sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ hợp đồng, giao dịch phải là công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng đó. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng chấm dứt hoạt động hoặc giải thể thì công chứng viên thuộc tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ hợp đồng, giao dịch.” Học viên: Cao Thị Ngà Trang 14 TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA – Lớp bồi dưỡng chuyên viên K4A - 2015 Việc yêu cầu Văn Phòng công chứng M và công chứng viên T.C sửa đổi nội dung Văn bản khai nhận nói trên là đúng với quy định của pháp luật về công chứng, đúng với chức năng nhiệm vụ của Phòng Quản lý các hoạt động Bổ trợ tư pháp – Sở Tư pháp Hà Nội và rất cần thiết, để kịp thời ngăn chặn những vụ việc không đúng pháp luật xảy ra tiếp theo dựa trên nội dung Văn bản khai nhận nói trên. Phương án 3: Kết hợp phương án 1 và phương án 2: Kết hợp giữa việc phúc đáp Công văn số 15/CNTO ngày 10/8/2015 của Văn phòng đăng ký đất đai thành phố Hà Nội – Chi nhánh huyện X với việc yêu cầu công chứng viên T.C sửa đổi nội dung Văn bản khai nhận thỏa thuận phân chia, tặng cho di sản thừa kế số 142/2015, quyển số 01 TP/CC – SCC/VBKNTTPCTCDSTK của Văn phòng công chứng M địa chỉ tại xã Y, huyện X, TP Hà Nội. Trong 03 phương án trên, tôi đề xuất chọn phương án 3 để giải quyết. Tôi cho rằng đây là phương án tối ưu nhất và có tính khả thi cao. Kết hợp chặt chẽ giữ việc phúc đáp công văn của Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội – Chi nhành huyện X để giúp cơ quan này sớm có cơ sở để thẩm định hồ sơ, trả lời cho ông P.V.T biết hồ sơ của ông có được phê duyệt hay không và lý do trả lại hồ sơ là gì. Đồng thời, trong quá trình nghiên cứu, xác minh hồ sơ công chứng phát hiện sai phạm của Văn phòng công chứng M thì phải yêu câu. Việc chọn phương án này sẽ giải quyết được công chứng viên sửa đổi nội dung liên quan kịp thời đảm bảo quyền lợi của công dân không bị xâm phạm. Cũng là công chứng viên T.C và Văn phòng công chứng M rút kinh nghiệm đểkhôngsai phạm xảy ra và để nhắc nhở tổ chức hành nghề công chứng khác. Phòng đã làm đúng chức năng nhiệm vụ và quyền hạn được giao. Góp phần tích cực việc giám sát, phát hiện các vi phạm để kịp thời xử lý, giúp UNND Thành phố quản lý tốt lĩnh vực công chứng. Học viên: Cao Thị Ngà Trang 15 TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA – Lớp bồi dưỡng chuyên viên K4A - 2015 6. Lập kế hoạch để thực hiện phương án đã lựa chọn TT Nội dung công việc Mời ông T.C – công chứng viên của 1 Văn phòng công chứng M đến làm việc tại Sở Tư pháp Hà Nội Xác minh hồ sơ sơ khai nhận, thỏa thuận, tặng cho di sản thừa kế số 142/2015, quyến số 01/TP/CC2 SCC/VNKNTTPCDSTK được Văn phòng công chứng M địa chỉ xã Y, huyện X, TP Hà Nội chứng nhận ngày 20/7/2015 3 Nghiên cứu hồ sơ và đưa ra kết luận Soạn thảo công văn phúc đáp gửi tới 4 Văn phòng đăng kí đất đai – Chi nhánh huyện X Gửi công văn yêu cầu công chứng viên T.C của Vắn phòng công chứng 5 M tiến hành sửa đổi nội dung Văn bản khai nhận, thỏa thuận, tặng cho di sản thừa kế số 142/2015, quyến số 01/TP/CC- Học viên: Cao Thị Ngà TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA – Lớp bồi dưỡng chuyên viên K4A - 2015 SCC/VNKNTTPCDSTKký công nhận ngày 20/7/2015. III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Qua tình huống cụ thể trên nhận thấy, bên cạnh các công chứng viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, còn một số công chứng viên hạn chế về năng lực chuyên môn, kỹ năng hành nghề, chưa tuân thủ nghiêm Quy tắc đạo đức hành nghề công chứng, thậm chí một số công chứng viên có hành vi vi phạm đạo đức nghề nghiệp, vi phạm pháp luật nghiêm trọng đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự làm ảnh hưởng đến uy tín của đội ngũ công chứng viên nói riêng và nghề công chứng nói chung. Biểu hiện trên thực tế là, cho đến hiện tại, những sai phạm xuất phát từ cả năng lực của công chứng viên lẫn sai phạm về đạo đức hành nghề của công chứng viên vẫn còn rất nhiều và có biểu hiện ngày càng tinh vi hơn, thậm chí nhiều trường hợp còn lẫn lộn rất khó phân biệt đó là sai phạm về năng lực hay về đạo đức hành nghề công chứng, khó phân biệt đó là sai phạm do vô ý hay cố ý của công chứng viên. Như đã biết, đặc trưng nổi bật và khác biệt nhất của công chứng viên so với những người hành nghề khác là mặc dù với tư cách cá nhân (là một công dân hoặc một viên chức bình thường) nhưng được Nhà nước tin tưởng, bổ nhiệm để trao cho một phần quyền lực công của Nhà nước (thực hiện dịch vụ công do Nhà nước ủy nhiệm) nhằm thực hiện chức năng chính là chứng nhận tính xác thực, tính chính xác, tính hợp pháp và tính phù hợp với đạo đức xã hội của các hợp đồng, văn bản giao dịch dân sự hoặc các giấy tờ dân sự khác. Qua đó, chính công chứng viên sẽ làm cho các văn bản, giấy tờ này trở thành có hiệu lực pháp luật như các văn bản của Nhà nước ban hành ra, được nhân dân và Nhà nước thừa nhận. Đồng thời, với chức năng nói trên của mình, hành vi của Học viên: Cao Thị Ngà Trang 17 TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA – Lớp bồi dưỡng chuyên viên K4A - 2015 công chứng viên còn được toàn bộ xã hội nhìn nhận như một chuẩn mực về sự đúng đắn, đặt vào đó một sự tin cậy rất cao nếu như không muốn khẳng định gần như là tuyệt đối. Chính vì những lý do nêu trên mà vấn đề năng lực và đạo đức của công chứng viên luôn luôn phải được đặt lên hàng đầu trong tất cả các quy định về công chứng viên nói riêng và các quy định về công chứng nói chung để đáp ứng được những kỳ vọng lớn lao đó của người dân và của xã hội. Với các nước có nền pháp luật lâu đời và phát triển thì đội ngũ công chứng viên của họ đã gần như khẳng định được vị thế chắc chắn, uy tín rất cao trong giới những người hành nghề pháp luật và trong lòng xã hội. Còn đối với nước ta, một đất nước vẫn còn nghèo, lịch sử pháp luật chưa dài, ý thức pháp luật của người dân chưa cao, trình độ và kinh nghiệm của những nhà xây dựng pháp luật dù sao vẫn còn những hạn chế, thiếu sót, nên việc xây dựng và thực thi pháp luật nói chung và pháp luật về công chứng nói riêng vẫn còn rất nhiều tồn tại, bất cập cần đưa ra những giải pháp mang tính thiết thực để hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực công chứng góp phần thay đổi diện mạo mới cho ngành dịch vụ pháp lý này. 2. Kiến nghị Để phát triển lĩnh vực công chứng, khẳng định được tầm quan trọng và vị thế của ngành dịch vụ này, các cơ quan chức năng và các tổ chức hành nghề công chứng cũng như bản than các công chứng viên cần đưa ra những giải pháp hữu ích và thực thi các giải pháp đó với kết quả cao. Dưới đây là một số ý kiến của cá nhân tôi về giải pháp thúc đấy công chứng phát triển và giúp nhà nước quản lý công chứng thuận tiện hơn: Thứ nhất: Rà soát, hoàn thiện thể chế về công chứng và liên quan đến công chứng; Thứ hai: Tiếp tục hướng dẫn thi hành Luật Công chứng và các quy định có liên quan của Bộ luật Dân sự, Luật Đất đai, Luật Nhà ở,... tạo cơ sở pháp lý đồng bộ, nhằm tăng cường trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên, đặc biệt là việc tuân thủ pháp luật, giữ gìn đạo đức nghề nghiệp; Học viên: Cao Thị Ngà Trang 18 TIỂU LUẬN CUỐI KHÓA – Lớp bồi dưỡng chuyên viên K4A - 2015 Thứ ba: Tạo cơ sở pháp lý thống nhất cho việc kiện toàn cơ cấu tổ chức và hoạt động của tổ chức xã hội nghề nghiệp công chứng ở địa phương hướng đến thành lập Hiệp hội công chứng toàn quốc ở Trung ương, phát huy vai trò tự quản của tổ chức xã hội nghề nghiệp công chứng, đồng thời tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với công chứng viên và tổ chức hành nghề công chứng; Thứ tư: Thay vì quy định phải có 05 năm công tác pháp luật như quy định hiện hành, nên quy định luôn: Phải có đủ từ 03 đến 05 năm làm giúp việc nghiệp vụ trực tiếp cho công chứng viên, hoặc quy định phải có ít nhất 05 năm làm việc tại tổ chức hành nghề công chứng, chứ không nên quy định chung chung là 05 năm công tác pháp luật như hiện tại; Thứ năm: Tăng cường tuyên truyền, phổ biến Luật Công chứng nhằm nâng cao nhận thức của cá nhân, tổ chức về vị trí, vai trò của nghề công chứng. Chủ động và kịp thời hướng dẫn để tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thi hành Luật Công chứng và các văn bản hướng dẫn; Thứ sáu: Tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động hành nghề của công chứng viên, bảo đảm để công chứng viên thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ của mình; Thứ bảy: Nâng cao chất lượng công chứng viên theo hướng tập trung đào tạo theo chiều sâu, tăng cường kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng, kinh nghiệm hành nghề. Tăng cường bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho các công chứng viên, nhất là công chứng viên được miễn đào tạo, miễn tập sự hành nghề công chứng, nhằm xây dựng đội ngũ công chứng viên vững về chuyên môn, có đạo đức và uy tín nghề nghiệp; Thứ tám: Đầu tư thỏa đáng về nguồn nhân lực, cơ sở vật chất cho đội ngũ cán bộ tư pháp ở Trung ương và địa phương thực hiện công tác quản lý nhà nước về công Học viên: Cao Thị Ngà Trang 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan