Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Tiểu luận tình huống quản lý nhà nước nâng cao tính trách nhiệm và hiệu quả quản...

Tài liệu Tiểu luận tình huống quản lý nhà nước nâng cao tính trách nhiệm và hiệu quả quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp sản xuất có nguy cơ gây ảnh hưởng đến môi trường trên địa bàn thành phố cần thơ

.DOCX
30
2468
80

Mô tả:

MỞ ĐẦU Thời gian như “bóng câu qua cửa”, đến lúc sắp phải nói lời chia tay tôi mới cảm nhận được hết những tình cảm, những điều quí giá mà tôi có được từ lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước ngạch chuyên viên chính. Thực hiện chủ trương cải cách của Thủ tướng Chính phủ, quyết định số 161/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ban hành ngày 04/8/2003 và Quyết định số 13/2006/QĐ-BNV của Bộ Nội vụ ngày 06/10/2006 Ban hành quy định các chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng quản lý nhà nước đối với cán bộ, công chức (giai đoạn 2006 – 2010), Ủy ban nhân dân Thành phố Cần Thơ phối hợp với Học viện Hành chính Quốc gia tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức quản lý Nhà nước ngạch chuyên viên chính tại trường Chính trị Thành phố Cần Thơ từ tháng 6 đến tháng 8 năm 2009. 3 tháng qua, tôi và các học viên của lớp học được truyền đạt 3 khối kiến thức lớn: Nhà nước và pháp luật, hành chính Nhà nước và công nghệ hành chính, quản lý Nhà nước đối với ngành, lĩnh vực. Gồm có 27 chuyên đề: Những vấn đề cơ bản về hệ thống cơ quan Nhà nước, pháp luật và pháp chế XHCN, kỹ năng giao tiếp trong quản lý hành chính Nhà nước, tin học hóa hành chính, quản lý Nhà nước về kinh tế, quản lý Nhà nước về đô thị, tổng quan về các vấn đề xã hội…Những kiến thức, thông tin của thầy cô và các học viên cùng lớp đã giúp tôi cập nhật, nắm chắc hơn kiến thức cơ bản về quản lý Nhà nước, cũng như những kỹ năng, kinh nghiệm thực tiễn trong từng lĩnh vực để từ đó ứng xử và xử lý công việc nhanh, hiệu quả, đúng theo chủ trương, đường lối của Đảng và nhà nước, đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật. Những năm gần đây, thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, chiến lược, thể chế của Nhà nước về phân cấp quản lý, tổ chức và quản lý có hiệu quả công tác bảo đảm vệ sinh môi trường, nhất là ở khu đô thị, nơi tập trung dân cư đông đúc, thành phố Cần Thơ đã xây dựng và tổ chức thực hiện thành công nhiều dự án, quy hoạch, kế hoạch nhằm cải thiện và bảo vệ môi trường trên địa bàn Thành phố. Chẳng hạn như: dự án Cần thơ xanh, dự án xử lý nước thải, dự án nâng cấp đô thị. Nhiều hoạt động có ý nghĩa khác được thực hiện thường xuyên như ngày chủ nhật xanh, thứ bảy tình nguyện, thi đua xây dựng khu dân cư xanh- sạch- đẹp,… Song, nhìn chung công tác bảo vệ môi trường vẫn còn tồn tại nhiều bất cập cả về phạm vi và lĩnh vực quản lý được phân công, phân cấp. Chẳng hạn như, công tác thu gom rác thải ở các huyện nông thôn còn chưa được quan tâm; công tác xử lý rác thải chưa theo đúng tiêu chuẩn và quy trình; hoạt động quản lý nhà nước đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh còn buông lỏng, trình độ quản lý của đội ngũ cán bộ, công chức còn chưa “xứng tầm”,... đã tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển bền vững kinh tế, trật tự an toàn xã hội và đời sống, sức khỏe của nhân dân. Thực trạng, về số lượng lớn những doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn Thành phố có báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng không thực hiện, hoặc thực hiện không triệt để đã làm cho tình hình ô nhiễm môi trường trên các con sông, rạch,... luôn ở tình trạng báo động về ô nhiễm nặng các hóa chất, tạp chất và mùi hôi, thậm chí ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước sinh hoạt và môi trường sống của các hộ dân cư. Đứng trước thực trạng trên, với những hạn chế nhất định của bản thân, tiểu luận lựa chọn đề tài: “Nâng cao tính trách nhiệm và hiệu quả quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp sản xuất có nguy cơ gây ảnh hưởng đến môi trường trên địa bàn Thành phố Cần Thơ” làm nội dung cơ bản để viết bài tiểu luận cuối khóa. Với mục tiêu làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản của quản lý nhà nước về môi trường ở địa phương cả về lý luận và thực tiễn, từ đó góp phần xây dựng phương án xử lý, giải pháp ngăn chặn, phòng ngừa kịp thời những hành vi vi phạm về môi trường của các doang nghiệp trên địa bàn. Đồng thời, hướng đến hoàn thành mục tiêu xây dựng một thành Thành phố “xanh”, phát triển bền vững trong những năm tới. Do hạn chế về thời gian và nhận thức nên những vấn đề tiểu luận nêu lên sẽ không tránh khỏi những sai sót, phiếm khuyết, rất mong thầy cô và bạn đọc góp ý. PHẦN NỘI DUNG I. GIỚI THIỆU TÌNH HUỐNG Câu chuyện xảy ra khi nhiều hộ dân sống dọc theo các triền sông, rạch ở phường Thới Thuận, quận đầu nguồn Thốt Nốt thành phố Cần Thơ kéo đến trụ sở Ủy ban nhân phường, rồi phòng Tài nguyên và Môi trường quận cùng các cơ quan có thẩm quyền của thành phố trình báo, yêu cầu có biện pháp xử lý nhà máy của công ty TNHH Đ thuộc tập đoàn NV hoạt động sản xuất xả thải trực tiếp ra sông, rạch gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước, sức khỏe của các hộ gia đình nơi đây. Qua khảo sát, có thể thấy diễn biến vụ việc như sau: Tập đoàn NV là đơn vị đứng đầu trong làng thủy sản Việt Nam, Nhà máy của công ty TNHH Đ thuộc tập đoàn NV chuyên chế biến sản phẩm tra xuất khẩu, thức ăn gia súc, dầu cá, bột cá… đi vào hoạt động từ tháng 2 năm 2006 tại khu công nghiệp - tiểu thủ công Thốt Nốt. Ngày nhà máy được khánh thành, không chỉ lãnh đạo chính quyền sở tại mà hầu hết người dân ở địa phương đều rất vui mừng. Người lao động có thêm việc làm, những hộ nuôi cá tra ở địa phương cảm thấy nhẹ lo vì đã có đầu ra… Đầu năm 2007, tập đoàn NV tiếp tục đầu tư xây dựng khu nhà xưởng mới, công suất 700 tấn cá nguyên liệu/ngày. Đến tháng 7 năm 2008 nhà máy của Công ty D & A bắt đầu hoạt động. Chưa hết mừng, nỗi lo sầm sập đến, ngủ một đêm thức dậy ra sông lấy nước, bà con không khỏi giật mình. Nước bị đổi màu, mặt nước toàn mỡ cá, bốc mùi tanh nồng. Mùi hôi thối từ khu sản xuất lan rộng gây buồn nôn, khó chịu. Bà con phản ánh nhưng công ty vẫn thải nước thải trực tiếp ra vàm rạch Rạp và sông Hậu. Nhà ở cách xa nơi sản xuất hàng cây số vẫn thấy hôi. Người dân ở Thới Thuận đành phải làm đơn trình báo vụ việc với cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương. Chính quyền và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở quận cử cán bộ đến làm việc với lãnh đạo của công ty, nhưng người đại diện của đơn vị viện lý do không tiếp. Tuần sau, đoàn kiểm tra của địa phương do Chánh thanh tra Sở Tài nguyên & Môi trường thành phố làm trưởng đoàn đến công ty TNHH Đ kiểm tra toàn bộ khu sản xuất và nơi tiếp giáp với bờ sông. Kết quả kiểm tra cho thấy những điều bà con phản ánh là có thật. Đoàn kiểm tra còn phát hiện đơn vị này chưa có báo đánh gia tác động môi trường và trong khu vực sản xuất rộng lớn hàng chục ngàn mét vuông không có hệ thống xử lý nước thải dù là đơn giản nhất. Toàn bộ nước thải chưa qua xử lý theo rãnh nước xả thẳng ra sông, rạch. Tại khu nhà xưởng chế biến cũng không có hệ thống xử lý khí thải, vì vậy mùi hôi thối khuyếch tán trong môi trường diện rộng, chủ yếu là do công đoạn sấy xương cá, làm theo phương pháp thủ công nên rất hôi. Đoàn thanh tra kết luận, Công ty D & A đã vi pham pháp luật Bảo vệ môi trường, ở điều 18 Luật Bảo vệ môi trường. Đoàn lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và báo cáo vụ việc với lãnh đạo Ủy ban nhân dân thành phố. Theo sự chỉ đạo của thường trực Ủy ban nhân dân thành phố, Chánh thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính với hình thức xử phạt chính là 20 triệu đồng; buộc đơn vị phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, khắc phục ô nhiễm, xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường Việt Nam. Công ty Đ chấp hành nộp phạt, đầu tư làm hệ thống xử lý khí thải và khu xử lý nước thải công suất 3.500m3/ ngày, nhanh chóng đưa vào vận hành. Nhưng không bao lâu người dân ở Thốt Nốt tiếp tục khiếu nại. Cơ quan chức năng đến kiểm tra và lấy mẫu nước xét nghiệm. Kết quả các chỉ tiêu đều vượt rất cao so với tiêu chuẩn cho phép. Công ty Đ cũng chưa thực hiện báo cáo giám sát định kỳ cho phòng quản lý Tài nguyên và Môi trường quận Thốt Nốt. Tháng giêng năm 2008, đơn vị tiếp tục bị lập biên bản vi phạm hành chính. Tổng số tiền bị xử phạt là 12.500.000 đồng cùng các biện pháp khắc phục. Lãnh đạo công ty cam kết khắc phục trong thời gian sớm nhất. Thế nhưng khi khu sản xuất thứ hai tại của tập đoàn NV tại thốt Nốt hoạt động, tình trạng ô nhiễm nguồn nước còn nghiêm trọng hơn, nhất là đoạn tiếp giáp với nguồn nước thải và các con rạch: Bò Ót, Trại Mai và rạch Rạp. Phần lớn những hộ dân sống ở đây đều nghèo khó. Có đến 70% trong số khoảng 500 hộ dân ở rạch Rạp hàng ngày sử dụng nguồn nước này để nấu ăn, tắm giặt…Giờ nước không còn dùng được, mùi hôi thối ngày càng nồng nặc, cá, tôm chết nổi lều phều cặp mé rạch, tắm hoặc rửa tay là bị ngứa, da nổi dầy những mục nước đỏ li ti. Đến mùa nước nổi, nước tràn vào nhà, bà con phải lội bì bõm trong dòng nước ô nhiễm. Trong khoảng thời gian chưa đầy một tháng, chỉ riêng ở rạch Rạp đã có khoảng 20 người dân, hầu hết là trẻ em phải nhập viện do bị sốt, tiêu chảy và mắc các bệnh về đường hô hấp. Tại kỳ họp HĐND thành phố Cần Thơ lần thứ 9, cử tri và các đại biểu HĐND liên tục đề đạt ý kiến, chất vấn lãnh đạo UBND và Sở Tài nguyên & Môi trường thành phố. Đoàn giám sát của HĐND thành phố, Chánh thanh tra Sở Tài nguyên & Môi trường đã đến giám sát, yêu cầu lãnh đạo công ty thực hiện đúng những cam kết bảo vệ môi trường như đã nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường. Báo, đài liên tục phản ánh nguy cơ môi trường sống ở các khu dân cư gần khu công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp Thốt Nốt đang dần bị hủy diệt do nguồn nước thải từ nhà máy của 2 công ty TNHH Đ và A, vi phạm nghiêm trọng các quy định về bảo vệ môi trường. Mỗi ngày, hai khu nhà xưởng này sản xuất hơn 1.000 tấn cá nguyên liệu, thải ra khoảng 7.500m3 nước thải. Nếu hoạt động hết công suất khu xử lý nước thải tại đây cũng chỉ xử lý được 3.500m3/ngày đêm. Như vậy, vẫn còn một khối lượng lớn nước thải chưa qua xử lý thải trực tiếp xuống sông, rạch.Và theo phản ánh của người dân địa phương, hệ thống xử lý nước thải của công ty TNHH Đ vận hành không liên tục vì nhiều lúc các đường nước xả thải đều đầy máu và mỡ cá. Theo ước tính của giới chuyên môn thì chi phí điện và hóa chất cho xử lý nước thải khá tốn kém, khoảng 30 triệu đồng/ ngày đêm.... Như vậy, tình huống trên chỉ ra một thực trạng về sự cố tình vi phạm, mặc dù đã bị xử lý vi phạm hành chính nhiều lần của các doanh nghiệp nói chung, của Công ty D & A nói riêng và thiếu những động thái khắc phục có hiệu quả. Nhìn chung, có thể lý giải hiện tượng này theo các nguyên nhân cơ bản như sau: Thứ nhất, những nguyên nhân khách quan quyết định hoặc ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đến tình trạng vi phạm của Công ty D & A và tình trạng quản lý thiếu hiệu quả của cơ quan quản lý nhà nước ở quận Thốt Nốt. Biểu hiện như: Một là, xuất phát từ nền kinh tế thị trường và điều kiện kinh tế ỏ địa phương là nguyên nhân cơ bản quyết định đến tình trạng trên. Nếu nền kinh tế thị trường tạo ra tính độc lập, sáng tạo của các chủ thể kinh doanh trong môi trường cạnh tranh lành mạnh và định hướng của Nhà nước thì nó cũng đồng thời là nguyên nhân làm nảy sinh các tiêu cực của Công ty D & A. Bởi lẽ, hoạch toán kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm là chiến lược mà bất kỳ một doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh nào cũng tính đến. Điều này tạo ra việc tính toán giữa chi phí và lợi nhuận để có thể tiến hành sản xuất, kinh doanh hay không ? Do đó, Công ty D & A, mặc dù bị xử phạt vi phạm hành chính nhiều lần nhưng vẫn chấp nhận phạt theo quy định mà không cố gắng khắc phục hay thực hiện những giải pháp đã xây dựng của báo cáo đánh giá và xử lý nguồn nước thải và khí thải. Mặt khác, chính nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội địa phương, cơ hội việc làm,... mà chính quyền quận Thốt Nốt cũng không thể có biện pháp nào cứng rắn hơn việc xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật hiện hành. Hai là, trình độ phát triển của khoa học-công nghệ, nhất là khoa học-công nghệ phân tích, xử lý chất thải hay công nghệ sạch trong sản xuất ở nước ta nói chung và ở Thành phố Cần Thơ nói riêng còn nhiều vấn đề cần phải xem xét và quan tâm. Những hạn chế về trình độ nghiên cứu khoa học vi sinh trong nước, công nghệ máy móc nhập khẩu để chế biến thực phẩm cá ba sa ở mức độ trung bình chưa nói đến là sự thải loại của nền kinh tế thị trường phát triển lâu đời ở các nước phương Tây; trình độ lao động, sản xuất chủ yếu là lao động phổ thông;... đã làm cho việc hạn chế đến mức tối đa-tức đạt thông số an toàn môi trường cho phép theo tiêu chuẩn quốc tế ở Việt Nam nói chung và ở Công ty D & A là một vấn đề khó. Nếu thay đổi toàn bộ công nghệ sản xuất tiên tiến để đảm bảo tiêu chuẩn môi trường cho phép thì khả năng và năng lực của Công ty D & A hiện hành là khó có thể trong khi đó các doanh nghiệp sản xuất cùng loại sản phẩm ở nước ngoài được hưởng lợi từ những công trình nghiên cứu khoa học về xử lý chất thải công nghiệp lâu đời của Nhà nước ở nước ngoài. Thứ hai, những nguyên nhân chủ quan tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến tình trạng vi phạm và hạn chế của quản lý nhà nước trên địa bàn quận Thốt Nốt. Xét trong điều kiện hiện nay, có thể thấy: Một là, sự hạn chế của chính sách phát triển khoa họccông nghệ và môi trường ở nước ta nói chung và ở Thành phố Cần Thơ nói riêng. Có thể nói chính sách và môi trường đầu tư cho nghiên cứu khoa học, nhất là khoa học công nghệ cao phục vụ cho phát triển sản xuất ở nước ta hiện vẫn thực hiện theo cơ chế “cũ”. Do vậy, kinh phí mất nhiều nhưng hiệu quả thực tế lại không cao. Chẳng hạn, viện nghiên cứu kinh tế-xã hội thành phố khi thực hiện nghiên cứu các đề án do Chính phủ giao hay của Thành phố đều chỉ tồn tại trên “giấy” mà chưa có thể áp dụng và áp dụng có hiệu quả cao. Bởi, chính sách trả thù lao cho đội ngũ cán bộ, viên chức ở Viện vẫn chủ yếu dựa vào “thâm niên công tác” và không đáng kể so với sự chi trả của các doanh nghiệp tư nhân. Mặt khác, các công trình nghiên cứu khoa học-công nghệ vẫn chỉ dừng lại ở một vài sáng kiến nhỏ à chưa phải là những công trình điển hình quốc gia. Đây là những nguyên nhân cơ bản làm cho nền sản xuất trong nước với công nghệ lạc hậu, máy móc, thiết bị quá cũ và chậm đổi mới. Hai là, những hạn chế về mặt thể chế pháp luật về quản lý và bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay. Trước hết, phải nói đến sự mâu thuẫn, chống chéo trong phân cấp chức năng và phân cấp lãnh thổ hiện nay đã bộc lộ những khuyết tật cơ bản của nó như: tính thụ động, trông chờ, ỷ lại; bệnh quan liêu, độc đoán, tham nhũng, lãng phí hay các thủ tục hành chính rườm rà đã làm giảm hiệu quả và hiệu lực của quản lý nhà nước, nhất là ở chính quyền địa phương hiện nay. Sau đó phải kể đến sự hạn chế về năng lực, trình độ và kỹ năng của cán bộ, công chức, thanh tra viên, kiểm tra viên, kỹ thuật viên ở Thành phố và quận Thốt Nốt trong việc thực thi hoạt động công vụ ở địa phương. Sự cấp phép thành lập và hoạt động kinh doanh cho Công ty D & A khi không đảm đảm điều kiện về thực tế theo báo cáo đánh giá tác động môi trường mà Công ty gửi cơ quan chức năng xem xét trước khi thành lập và tiến hành hoạt động sản xuất đã chứng minh khả năng xem xét, đánh giá của đội ngũ cán bộ, công chức còn nhiều hạn chế. Mặt khác, chính những quy định về trình tự thủ tục thanh tra, điều tra, xử lý vi phạm hiện hành chưa bảo đảm để có thể phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm về môi trường đã dẫn đến tình trạng Công ty D & A gây ô nhiễm nặng, và sự báo cáo của người dân, dư luận lên tiếng cảnh báo mới được tiến hành xử lý. Phải chăng, nếu như người dân không phản ánh, dư luận không lên tiếng thì những vi phạm trên sẽ chẳng bao giờ bị xử lý và môi trường cứ ngày càng bị ô nhiễm. Thực tế này cho thấy, trách nhiệm của quản lý nhà nước còn chưa gắn liền với trách nhiệm với dân cư, nhất là bảo đảm môi trường sống, lao động và học tập của người dân địa phương. Ba là, những hạn chế về nhận thức của Công ty D & A. Tình huống trên nêu lên một thực tế là Công ty D & A luôn luôn đặt mục tiêu lợi ích kinh doanh lên trên lợi ích Nhà nước, lợi ích người dân. Liên tiếp các hành vi vi phạm và sự thờ ơ vô trách nhiệm của Ban lãnh đạo Công ty không phải vì không biết đến những ảnh hưởng từ chất thải của Công ty cho người dân địa phương ? càng không phải không biết đến các quy định của pháp luật Việt Nam về nghiêm cấm gây ô nhiễm môi trường dưới mọi hình thức ? mà điều này chứng tỏ sự hám lợi và sự bất chất để đạt được lợi nhuận cao trong sản xuất của lãnh đạo Công ty là có lý do chính đáng của nó. Từ những hạn chế về khách quan và chủ quan dẫn đến những hậu quả trực tiếp và gián tiếp mà người dân, xã hội và Nhà nước phải gánh chịu. Nhìn chung, có thể thấy những tác hại của nó như: Người dân trực tiếp chịu ảnh hưởng bởi hành vi vi phạm của Công ty D & A về dịch bệnh, sức khỏe, chi phí cải thiện sức khỏe và môi trường sống trước mắt và lâu dài. Trong đó, Nhà nước gia tăng gánh nặng xã hội về chăm sóc y tế, vệ sinh phòng dịch,... Đặc biệt, là hệ lụy mang tính dây truyền về tình trạng sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố, thậm chí cả hoạt động quản lý nhà nước. Chính những hạn chế của công tác quản lý đã tạo ra sự mất cơ hội và giảm lòng tin của người dân, doanh nghiệp đối với chính quyền địa phương. Như vậy, việc phát triển kinh tế-xã hội địa phương và trách nhiệm bảo đảm đời sống mọi mặt cho người dân là tách rời nhau ? hay chính quyền Thành phố và doanh nghiệp không còn cách xử lý, giải quyết nào khác mà chỉ được phép lựa chọn 1 trong 2 vấn đề trên ? là những câu hỏi mà tình huống đặt ra cần phải được làm sáng tỏ nhằm một mặt bảo đảm sự phát triển ổn định kinh tế-xã hội nhưng mặt khác phải bảo vệ được môi trường sống trong sạch cho người dân địa phương ở quận Thốt Nốt. II. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG Những hành vi từ phía Công ty D & A và chính quyền Thành phố Cần Thơ mà tình huống nêu lên có thể được phân tích, đánh giá dưới nhiều góc độ với những mục đích khác nhau. Chẳng hạn, dưới góc độ pháp lý cơ quan có thẩm quyền tiến hành các thủ tục cần thiết nhằm xác định vi phạm và xác định trách nhiệm pháp lý đối với từng vi phạm cụ thể của Công ty D & A; hay dưới góc độ quản lý nhà nước cũng có thể phân tích dưới góc độ hoạt động chuyên môn của từng loại cơ quan quản lý nhà nước như: dưới góc độ quản lý nhà nước về y tế; quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường; quản lý nhà nước về công thương; quản lý nhà nước về nông, lâm nghiệp và thủy sản;…. Với mục tiêu mà tình huống đặt ra là nhằm xác định trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước; của doanh nghiệp đối với tình trạng ô nhiễm nguồn nước trên con rạch dài 1,5 km và xây dựng biện pháp cụ thể để khắc phục các hậu quả đó. Tiểu luận phân tích tình huống dưới góc độ quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường nhằm góp phần tìm ra phương hướng, cách thức giải quyết phù hợp với những yêu cầu và mục tiêu mà tình huống đặt ra. Nhìn chung, tiểu luận phân tích theo các nội dung cơ bản sau: Thứ nhất, xác định mức độ và tính chất của hành vi gây ô nhiễm môi trường của Công ty D & A. Theo quy định tại Điều 27 mục 1, nghị định 175 của Chính phủ quy định: “Mọi cơ sở sản xuất, kinh doanh, khách sạn, nhà hàng…có các chất thải ở dạng rắn, khí, lỏng cần phải tổ chức xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường trước khi thải ra ngoài phạm vi quản lý của cơ sở mình, công nghệ xử lý các loại chất thải trên phải được các cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt”. Công ty của tập đoàn NV chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường và báo cáo môi trường đã tiến hành xây dựng nhà xưởng, đưa nhà máy vào hoạt động sản xuất là vi phạm vào các quy định của Luật Bảo vệ môi trường ngày 29/11/2005; Quyết định số 22/2006/QĐBTNMT của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 18/12/2006 về việc bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường. Thực tế, mỗi ngày, 2 nhà máy của công ty Đ & A xả ra 7.500m3 nước thải, trong khi hệ thống xử lý nước thải công xuất hoạt động tối đa là 3.500m 3/ngày đêm mà theo Báo cáo kết quả phân tích và xét nghiệm mẫu nước lấy tại đầu ra của cống Công ty D & A như sau: - PH Nằm trong tiêu chuẩn cho - SS : chất cặn bã (mg/l) phép Vượt 87,25 lần tiêu chuẩn cho phép - COD : Nhu cầu oxy hóa học Vượt 87,25 lần tiêu chuẩn (mg/l) cho phép - BOD5 nhu cầu oxy sinh hóa Vượt 116,66 lần tiêu chuẩn (mg/l) - Amoniac (N-NH3) (mg/l) cho phép. Vượt 41,6 lần tiêu chuẩn cho - Tổng Nitơ (mg/l) phép Vượt 10,82 lần tiêu chuẩn - Phốt pho (mg/l) cho phép Vượt 8,36 lần tiêu chuẩn cho - Sunfua (mg/l) phép Vượt 6,96 lần tiêu chuẩn cho phép Mặt khác, căn cứ vào các quy định của các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành có thể thấy: Việc không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của Công ty D &A mà đã xây dựng và đưa nhà máy và hoạt động sản xuất là vi phạm khoản 3 điều 9 Nghị định 81/2006/NĐ-CP, ban hành ngày 9/8/2006 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Hành vi xả thải vượt tiêu chuẩn cho phép vi phạm quy định tại khoản 2 điều 10, nghị định 81/2006/NĐ-CP. Đồng thời, khí thải như: mùi hôi thối, mùi khó chịu trực tiếp vào môi trường, không qua thiết bị hạn chế môi trường, đã vi phạm khoản 11 điều 3, Điều 11 nghị định 81/2006/NĐ-CP. Cuối cùng là hành vi không thực hiện báo cáo giám sát định kỳ và các tài liệu liên quan khác cho cơ quan lưu trữ tài liệu thông tin về môi trường theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, vi phạm khoản 1 điều 9, nghị định 81/2008/NĐ-CP. Như vậy, có thấy các hành vi vi phạm của Công ty D & A về các hành vi như: Xả thải ra rạch, khí thải ra không; không làm báo cáo đánh giá tác động môi trường;… như trên phân tích cần phải bị xử lý theo quy định của pháp luật hiện hành. Thứ hai, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương. Trách nhiệm quản lý nhà nước ở Thành phố Cần Thơ mà tình huống nêu lên có thể xác định theo: Một là, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước của chính quyền ở Thành phố Cần Thơ. Việc để cho Công ty Đ chưa lập báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng vẫn được cơ quan quản lý Nhà nước cấp phép xây dựng và đi vào hoạt động, dẫn đến sự cố đáng tiếc đã phản ánh tính trách nhiệm và chịu trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường khi thẩm định, đánh giá báo cáo tác động môi trường theo quy định của Công ty D. Mặt khác, khi không có báo cáo, liệu Công ty D có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành để được cấp phép thành lập, xây dựng và tiến hành sản xuất ? Như vậy, có thể khẳng định rằng sự phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân Thành phố còn nhiều bất cập dẫn đến tình trạng UBND ban hành quyết định sai. Đồng thời, tính thiếu trách nhiệm còn được thể hiện trong việc để xảy ra vụ việc kéo dài, xử lý vi phạm hành chính nhiều lần nhưng không có biện pháp khắc phục triệt để tình trạng vi phạm pháp luật của Công ty D. Hai là, trách nhiệm của cơ quan thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm về môi trường của Công ty D & A. Có thể khẳng định rằng, công tác thanh tra, kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường Thành phố Cần Thơ chưa được tiến hành theo quy định như: thanh tra, kiểm tra định kỳ, đột xuất;… Chưa có sự phân công thanh tra viên, điều tra viên ở quận bám sát theo từng địa bàn cụ thể, đối tượng cụ thể để quản lý về môi trường;… nên đa để xảy ra tình trạng, nhân dân khi không thể chịu nổi những tác hại của nguồn nước và không khí bị ô nhiễm đến sức khỏe của mình mới tiến hành báo cáo cơ quan chức năng, khiếu kiện vụ việc hành chính,… Mặc dù, cơ quan Thanh tra, kiểm tra thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành các thủ tục cần thiết nhằm xác định mức độ vi phạm để xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 81/2006/NĐ-CP và yêu cầu Công ty D đưa ra các giải pháp để khắc phục sự cố môi trường hiện tại và tương lai nhưng việc thanh tra, kiểm tra để những cam kết của Công ty D đưa ra thì lại bị bỏ ngỏ, thiếu giám sát và đôn đốc thực hiện. Do đó, làm nảy sinh tình trạng vi phạm tái diễn của Công ty D và sự khiếu kiện của nhân dân về ô nhiễm môi trường tại địa phương. Vi phạm về môi trường của các doanh nghiệp, điển hình là các nhà máy của công ty cổ phần NV đã làm suy giảm chất lượng môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và sức khỏe của hơn 1.000 hộ dân ở các khu dân cư lân cận. Tại các buổi tiếp xúc giữa đại biểu HĐND các cấp và cử tri địa phương, bà con đã nhiều lần đề đạt mong chính quyền và các cơ quan chuyên môn của thành phố thực hiện tốt hơn công tác quản lý Nhà nước trong lĩnh vực môi trường, xử lý đến nơi đến chốn những đơn vị vi phạm. Thiết nghĩ, việc đẩy mạnh bảo vệ môi trường lên ngang bằng với phát triển kinh tế - xã hội nhằm tạo sự cân bằng , bền vững trong quá trình phát triển là rất cần thiết. Với phương châm phòng ngừa là chính, các cơ quan quả lý nhà nước ở địa phương cần tích cực tuyên truyền, tạo điều kiện để doanh nghiệp duy trì phát triển sản xuất, kinh doanh, đồng thời tự giác chấp hành tốt các quy định về bảo vệ môi trường. Song cũng cần có biện pháp xử lý nghiêm đối với những trường hợp cố tình vi phạm, gây hậu quả nghiêm trọng. III. XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ TÌNH HUỐNG Qua những phân tích trên, cho phép đưa ra những cách giải quyết và xử lý khác nhau hoặc có cùng cách xử lý nhưng lựa chọn các giải tối ưu. Trên cơ sở đánh giá và mục tiêu của tình huống và tiểu luận đặt ra, bản thân tôi mạnh dạn nêu lên một số phương án xử lý cụ thể như sau: a/ Phương án 1: Tiến hành xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật và buộc đơn vị phải xử lý môi trường đạt tiêu chuẩn Việt Nam cho phép -Mục tiêu của tình huống: Nhằm đảm bảo trật tự pháp chế xã hội chủ nghĩa thông qua việc xử lý vi phạm hành chính theo quy định hiện hành và khắc phục sự cố môi trường. - Nội dung tiến hành: + Tiến hành kiểm tra để xác định mức độ chấp hành của 2 công ty, lập biên bản vi phạm hành chính làm cơ sở ra quyết định xử phạt hành chính đối với hành vi trực tiếp xả các chất độc hại ra sông, rạch. + Buộc đơn vị trong thời hạn 180 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính, phải xử lý môi trường đạt tiêu chuẩn Việt Nam cho phép. + Làm hệ thống ao, chia thành nhiều ô để nước thải tự phân hủy. Đây là phương pháp xử lý sinh học có thể áp dụng cho các cơ quan chế biến thủy sản có diện tích rộng. + Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả tình trạng ô nhiễm môi trường do vi phạm hành chính (bao gồm cả việc đền bù thiệt hại về kinh tế và môi trường đối với các tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do vi phạm của đơn vị gây ra). Đồng thời phải thực hiện đúng các nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường. -Nguồn lực thực hiện phương án: Cơ quan tiến hành, UBND giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường tiến hành làm các thủ tục để kiểm tra, đề xuất mức xử lý và các giải pháp xử lý của Công ty D và có trách nhiệm tiến hành theo dõi thực hiện cam kết, báo cáo kết quả thường xuyên cho UBND Thành phố. Kinh phí thực hiện phương án, đối với thủ tục kiểm tra xác định vi phạm do ngân sách thường xuyên của Thành phố; còn đối với kinh phí xử lý hậu quả, khắc phục hệ thống xử lý chất thải do Công ty D phải chịu trách nhiệm. b/ Phương án 2 : UBND thành phố ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động sản xuất của đơn vị cho đến khi hoàn thiện biện pháp xử lý chất thải theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia - Mục tiêu của tình huống: Nhằm ngăn chặn chất thải do hoạt động sản xuất của Nhà máy ra môi trường và tiến hành xây dựng các giải pháp để khắc phục hậu quả đã xảy ra. - Nội dung cơ bản của phương án: Phương án cần tiến hành: + Tiến hành thanh tra, kiểm tra hệ thống xử lý nước thải và lập biên bản vi phạm hành chính. UBND TP ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động; tước giấy phép môi trường từ 80 – 90 ngày làm việc – điều tra, xác định khu vực môi trường bị ô nhiễm và buộc đơn vị thực hiện các biện pháp khắc phục ô nhiễm, phục hồi môi trường theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường. + Buộc đơn vị bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường và thực hiện đúng các nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi trường. - Nguồn lực thực hiện phương án: Về cơ quan tiến hành, UBND Thành phố giao trách nhiệm cho Sở Tài nguyên và Môi trường; Thanh tra môi trường tiến hành các thủ tục cần thiết và giám sát việc chấp hành của Công ty D; báo cáo UBND Thành phố. Kinh phí, phần tiến hành thanh tra do kinh phí của UBND, còn khắc phục sự cố, bồi thường thiệt hại,… do Công ty D phải chịu trách nhiệm. c/ Phương án 3: Tiến hành xác định trách nhiệm và tính phải chịu trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, người có thẩm quyền và biện pháp khắc phục những thiếu sót - Mục tiêu của phương án: Nhằm đảm bảo cho hoạt động công vụ của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền gắn liền với chức năng, nhiệm vụ được phân công, phân cấp và đặc biệt là bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của dân cư, tổ chức thuộc phạm vi quản lý. - Nội dung thực hiện phương án: Bước 1: Thanh tra UBND Thành phố tiến hành xác định + UBND Thành phố giao cho Thanh tra của UBND chủ trì, phối hợp với các Sở, Phòng thuộc Sở,… tiến hành xác định trách nhiệm cụ thể của từng cơ quan khi để xảy ra tình trạng Công ty D không có báo cáo đánh giá tác động môi trường nhưng vẫn được cấp phép xây dựng và hoạt động. + Thanh tra tiến hành các thủ thanh tra hành chính theo quy định. + Dự kiến mức xử lý trách nhiệm kỷ luật trình UBND Thành phố theo kế hoạch được phân công. Bước 2: Sở Tài nguyên và Môi trường tiền hành xây dựng kế hoạch xử lý ô nhiễm môi trường trên địa bàn + Tiến hành thanh tra, kiểm tra xác định mức độ ô nhiễm để trình UBND Thành phố quyết định mức xử phạt vi phạm hành chính, biện pháp cưỡng chế buộc Công ty A phải tiến hành. + Tiến hành xây dựng các giải pháp xử lý và giám sát xử lý như tình huống 1 và 2. + Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tổng hợp báo cáo kết quả cho UBND Thành phố. - Nguồn lực thực hiện phương án: Về cơ quan tiến hành cụ thể theo các bước trên. Kinh phí cho các thủ tục hành chính do ngân sách Thành phố; còn kinh phí khắc phục do Công ty D chi phí. IV. LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN XỬ LÝ TÌNH HUỐNG Xuất phát từ mục tiêu cụ thể của mỗi phương án, cho phép chúng ta lựa chọn các giải pháp khác nhau tùy thuộc vào từng điều kiện, hoàn cảnh cụ thể nhất định. Nếu lựa chọn phương án 1 hay 2 thì nhằm giải quyết được hành vi vi phạm và khắc phục sự cố về môi trường của Công ty D nhưng không xác định được trách nhiệm trong hoạt động công vụ của cơ quan quản lý nhà nước. Có thể thấy, những ưu điểm, hạn chế của mỗi phương án thông qua sự so sánh như sau: PHƯƠN ƯU ĐIỂM HẠN CHẾ G ÁN Phương + Doanh nghiệp vẫn + Trong thời gian đơn án 1 hoạt động sản xuất. vị xây dựng hệ thống Do đó, mỗi ngày tiêu xử lý, nguồn nước thải thụ số lượng lớn cá da độc hại vẫn trực tiếp đổ trơn và các loại thủy, ra sông rạch- hủy diệt hải sản khác; tạo việc môi trường, ảnh hưởng làm thường xuyên cho đến sinh hoạt và đời 3000 lao động; tăng sống của cư dân, dẫn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan