Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tieu luan; thương mại điện tử và thực trạng thương mại điện tử ở việt nam...

Tài liệu Tieu luan; thương mại điện tử và thực trạng thương mại điện tử ở việt nam

.DOCX
41
138
141

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG KHOA KINH TẾ BÀI TIỂU LUẬN MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TÊN ĐỀ TÀI: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ THỰC TRẠNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM Giáo viên giảng : Nguyễn Minh Tuấn Họ và tên : Trần Thúy Nga Lớp : DH3KN Mã sinh viên : DH00300500 Hà nội, năm 2015 MỤC LỤC 1 LỜI NÓI ĐẦU I. PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của vấn đề ..........................................................................................5 1.2. Tình hình nghiên cứu ..........................................................................................5 1.3. Mục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................6 II. CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ. 2. 1. Cơ sở lý luận ..........................................................................................6 2.1.1. Khái niệm về thương mại điện tử............................................................................6 2.1.2. Đặc trưng của thương mại điện tử. .........................................................................6 2.1.3. Các phương tiện điện tử được sử dụng trong TMĐT..............................................7 2.1.4. Các loại hình chủ yếu của thương mại điện tử........................................................7 a) B2B ( Business to Business) .........................................................................................8 b) B2C (Business to Customer) .........................................................................................9 c) C2C (Customer to Customer) .......................................................................................10 d) B2G (Business to Government) ....................................................................................10 2.1.5. Các hình thức hoạt động của thương mại điện tử....................................................11 a. Thư tín điện tử...............................................................................................................11 b. Thanh toán điện tử.........................................................................................................12 c. Trao đổi dự liệu điện tử..................................................................................................13 2.1.6. Những lĩnh vực ứng dụng của thương mại điện tử. ................................................13 2 2.1.7. Lợi ích và hạn chế của thương mại điện tử. ...........................................................15 a) Lợi ích. .........................................................................................................................15 b) Hạn chế. .......................................................................................................................16 2.2. Cơ sở thực tiễn...........................................................................................................17 III. THỰC TRẠNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM. 3.1. Tình hình về cơ sở cho thương mại điện tử ở Việt Nam............................................17 3.1.1. Hạ tầng cơ sở công nghệ thông tin..........................................................................18 3.1.2. Hạ tầng cơ sở nhân lực...........................................................................................19 3.1.3. Hạ tầng cơ sở kinh tế...............................................................................................20 3.1.4. Hạ tầng cơ sỏ pháp lý..............................................................................................21 3.1.5.Hạ tầng cơ sở chính trị xã hội..................................................................................23 3.2. Các hoạt động liên quan đến thương mại điện tử ở Việt Nam. 3.2.1. Tình hình phát triển TMĐT ở Việt Nam trong những năm gần đây.......................23 3.2.2. Tình hình thương mại điện tử trong doanh nghiệp.................................................24 3.2.3. Tình hình vận hành các web TMĐT.......................................................................25 3.2.4. Tình hình sử dụng dich vụ công trực tuyến...........................................................26 3.2.5. Tình hình hoạt động của các web công cụ dịch vụ TMĐT....................................26 IV. HỆ THỐNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TMĐT Ở VIỆT NAM NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM ĐẾN 2020..................................................................................................................................30 KẾT LUẬN 3 LỜI NÓI ĐẦU Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, đối với Việt Nam, phát triển thương mại điện tử là một xu thế tất yếu. Việt Nam cũng đã bắt đầu từng bước tiếp cận thương mại điện tử. Trong định hướng phát triển các ngành kinh tế, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX cũng đã khẳng định chủ trương “ phát triển thương mại điện tử” và đẩy mạnh “nghiên cứu đề xuất những biện pháp xúc tiến thương mại điện tử”. Qua hơn 15 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu quan trong. Tuy nhiên, Việt Nam hiện vẫn là một nước đang phát triển, trình độ sản xuất thấ; thể chế kinh tế và yếu tố thị trường vẫn đang trong quá trình tạo lập. Cho nên, để có thể tiếp cận và từng bước phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam, cần phải xác định rõ những vấn đề đặt ra, nhất là đối với các nhân tố quyết định sự phát triển của thương mại điện tử. Vì vậy, “ Thương mại điện tử và thực trạng thương mại điện tử tại Việt Nam” là một đề tài nghiên cứu có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, góp phần tìm hiểu một số vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam. Thương mại điện tử là lĩnh vực hoạt động kinh tế không còn xa lạ với nhiều quốc gia. Người ta không còn phải mất nhiều thời gian, công sức, tiền bạc,.... cho những giao dịch kinh tế. Việc áp dụng thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh là một xu thế tất yếu của thời đại. Với mong muốn nước ta bước vào nên kinh tế tri thức trong thế kỉ tới một cách thành công, theo kịp sự phát triển của các nước tiên tiến trên thế giới nên em đã chọn đề tài “ Thương mại điện tử và thực trạng thương mại điện tử tại Việt Nam”. Đề tài này sẽ giúp người đọc hiểu rõ khái niệm, yêu cầu, lợi ích và tầm quan trọng của thương mại điện tử nói chung và con đường phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam nói riêng. Qua đó, sẽ thấy được thực trang thương mại điện tử ở Việt Nam từ đó nêu ra những vấn đề cấp thiết cần làm để nâng cao hiệu quả của thương mại điện tử. 4 Trong quá trình thực hiện, do trình độ và thời gian có hạn cùng với điều kiện thục tế là thương mại điện tử ở Việt Nam đang trên đà phát triển, việc lấy thông tin chính xác còn nhiều hạn chế, do đó việc nghiên cứu làm bài tiểu luận không thể tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, em rất mong nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, bổ sung ý kiến để bài tiểu luận “ Thương mại điện tử và thực trạng thương mại điện tử ở Việt Nam” ngày một hoàn thiện. Xin trân trọng cảm ơn! I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. 1. Tính cấp thiết của vấn đề. Những thành tựu to lớn của công nghệ thông tin trong những thập kỉ qua đã tạo ra nhiều ứng dụng mới, khoa học và công nghệ đã thực sự có đóng góp quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Từ khi mạng Internet được đưa vào sử dụng, thương mại điện tử (e-commerce) đã phát triển với tốc độ rất nhanh trên phạm vi toàn cầu, dù ở các hình thức, các mức độ khác nhau tuỳ theo từng quốc gia, từng khu vực. Thương mại điện tử được ứng dụng khá phổ biến ở các nước công nghiệp phát triển. Nhiều nước đang phát triển đã và đang chú trọng ứng dụng và phát triển thương mại điện tử. Thương mại điện tử đã thực sự trở thành một chủ đề mang tính thời sự trong đời sống kinh tế trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, thương mại điện tử là một loại hình hoạt động mới trong nền kinh tế thị trường, hàm chứa nhiều đặc thù và đang từng bước định hình và hoàn thiện trên mọi quy mô - quốc tế, quốc gia và đối với từng doanh nghiệp. 5 Thương mại điện tử vẫn là một chủ đề còn rất mới mẻ đối với giới nghiên cứu trong và ngoài nước. Nhiều vấn đề trong thương mại điện tử đòi hỏi sự thống nhất về mặt lý luận, nhiều vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu, làm sáng tỏ. I.2. Tình hình nghiên cứu. Thương mại điện tử đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều tổ chức quốc tế, như: Liên hợp quốc (UN), Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD), Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Ngân hàng Thế giới (WB), . Trên thế giới, đông đảo các nhà nghiên cứu, các viện nghiên cứu, các trường đại học rất chú ý quan tâm tới thương mại điện tử. Nhiều quốc gia đã thành lập các cơ quan chuyên nghiên cứu về thương mại điện tử. Trên thế giới hiện có một số tạp chí và Web site chuyên khảo về thương mại điện tử. Trong vài năm gần đây, nhiều diễn đàn, hội nghị, hội thảo quốc tế về thương mại điện tử liên tục được tổ chức. Ở Việt Nam, thương mại điện tử đã và đang được quan tâm nghiên cứu. Đảng và Nhà nước đã xác định đường lối, chủ trương từng bước ứng dụng và phát triển thương mại điện tử. Năm 2013, thương mại điện tử (TMĐT) trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Cùng với việc ứng dụng rộng rãi Internet, TMĐT đã và đang xâm nhập vào mọi lĩnh vực kinh doanh, đời sống; trở thành công cụ quan trọng cho hoạt động của doanh nghiệp và người dân. Có thể nói, năm 2013 đã đánh dấu những bước chuyển quan trọng trong việc phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam. Năm 2014, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 689/QĐ- TTG phê duyệt chương trình phát triển TMĐT quốc gia giai đoạn 2014-2020 với mục tiêu chung là nhằm xây dựng các hạ tầng cơ bản và triển khai các giải pháp, hoạt động hỗ trợ TMĐT ở Việt Nam, đưa TMĐT trở thành hoạt động phổ biến, góp phần 6 nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. I.3. Mục tiêu nghiên cứu. Qua sự khái quát những nhận thức cơ bản về thương mại điện tử và bước đầu tổng kết thực tiễn hình thành, phát triển thương mại điện tử trên phạm vi quốc tế, luận văn sẽ phân tích thực trạng tiếp cận thương mại điện tử ở Việt Nam, đi sâu phân tích các nhân tố quyết định sự phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam. Từ đó, bước đầu xác định những vấn đề đặt ra đối với sự phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam. Dựa trên những phân tích về tình hình tiếp cận và thực trạng các nhân tố quyết định sự phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam, luận văn đề xuất một số kiến nghị nhằm tạo lập cơ sở cho sự tiếp cận và từng bước phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SƠ THỰC TIỄN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ. 2.1. Cơ sở lý luận. 2.1.1. Khái niệm về thương mại điện tử. Thương mại điện tử, hay còn gọi là e-commerce, e-comm hay EC, là sự mua bán sản phẩm hay dịch vụ trên các hệ thống điện tử như Internet và các mạng máy tính. Thương mại điện tử được hiểu theo 2 nghĩa:  Theo nghĩa hẹp: TMĐT chỉ gồm các hoạt động thương mại, được thực hiện thông qua mạng Internet và các mạng viễn thông khác.  Theo nghĩa rộng: TMĐT là toàn bộ các giao dịch tài chính và thương mại được tiến hành bằng các phương tiện điện tử. 7  Tóm lại: Thương mại điện tử là việc tiến hành các giao dịch thương mại thông qua mạng Internet, mạng truyền thông và các phương tiện khác. 2.1.2. Đặc trưng của thương mại điện tử. - Gồm 6 đặc trưng:  Sử dụng các phương tiện điện tử để tiến hành giao dịch thương mại.  Có sự tham gia của các mạng máy tính trong giao dịch thương mại.  Các bên tham gia giao dịch trong thương mại điện tử không tiếp xúc trực tiếp với nhau.  Có ít nhất 3 chủ thể tham gia, ngoài các chủ thể tham gia quan hệ giao dịch giống như thương mại truyền thống, đã xuất hiện một bên thứ ba đó là nhà cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực.  Các giao dịch trong thương mại điện tử không bị giới hạn bởi thời gian và không gian.  Đối với thương mại điện tử thì mạng lưới thộng tin chỉ là các phương tiện trao đổi dữ liệu. 2.1.3. Các phương tiện điện tử được sử dụng trong thương mại điện tử - Máy điện thoại; Máy fax; Truyền hình; Các hệ thống thiết bị công nghệ thanh toán điện tử (Bao gồm cả mạng giá trị gia tăng); - Các mạng nội bộ (Intranet) và Mạng ngoại bộ (Extranet); - Mạng toàn cầu Internet. Công cụ Internet và Website ngày càng phổ biến, giao dịch thương mại điện tử với nước ngoài hầu như đều qua Internet, các mạng nội bộ và ngoại bộ nay cũng thường sử dụng công nghệ Internet. 8 2.1.4. Các loại hình chủ yếu của thương mại điện tử. Có bốn chủ thể tham gia giao dịch trong thương mại điện tử:  Doanh nghiệp giữ vai trò, động lực phát triển thương mại điện tử;  Người tiêu dùng cá nhân hay công dân giữ vai trò quyết định sự thành công của thương mại điện tử;  Chính phủ giữ vai trò định hướng, điều tiết và quản lý;  Người lao động; Với bốn chủ thể chính tham gia giao dịch thương mại điện tử, sẽ có rất nhiều mối quan hệ giao dịch như B2B, B2C, C2C VÀ B2G ,.... a) Mô hình giao dịch điện tử B2B (Business to Business) Khái niệm: Là loại hình giao dịch qua các phương tiện điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Đây là loại hình thương mại điện tử gắn với mối quan hệ giữa các công ty với nhau. Khoảng 80% thương mại điện tử theo loại hình này và phần lớn các chuyên gia dự đoán rằng thương mại điện tử B2B sẽ tiếp tục phát triển nhanh hơn B2C. Phần lớn các ứng dụng B2B là trong lĩnh vực quản lý cung ứng ( Đặc biệt chu trình đặt hàng mua hàng), quản lý kho hàng (Chu trình quản lý đặt hàng gửi hàng-vận đơn), quản lý phân phối (đặc biệt trong việc chuyển gia các chứng từ gửi hàng) và quản lý thanh toán (ví dụ hệ thống thanh toán điện tử hay EPS). B2B là mô hình giao dịch thương mại điện tử giữa các doanh nghiêp, giữa người sản xuất với người bán buôn hoặc giữa người bán buôn với người bán lẻ. Các doanh nghiệp bán buôn thông qua các catalog bán hàng trực tuyến cho các doanh nghiệp khác. Bán buôn, bán thành phẩm thường thực hiện qua các đơn đặt hàng sản xuất lớn. 9 Các phương thức thương mại điện tử B2B - Phương thức thu hút khách hàng: Vấn đề then chốt đối với người bán là thu hút được sự chú ý của người giới thiệu mua hàng và trở thành người bán hàng có trình độ cao, được người mua ưa thích. Thương mại giữa các doanh nghiệp được đề cập chủ yếu ở đây iên quan đến các hàng hóa phục vụ bảo trì, sửa chữa và vận hành các chi tiết sản phẩm. Các giao dịch cung ứng, mua bán nguyên nhiên vật liệu chính cho sản xuất thuộc lĩnh vực hoạt động của mạng EDI truyền thống; - Phương thức tương tác với khách hàng: Doanh nghiệp thường giao dịch với các khách hàng thường xuyên, nên sẽ ký kết hợp đồng, thỏa thuận mức giá, thậm trí cung ứng chi tiết teo thiết kế riêng cho từng khách hàng như: số hiệu chi tiết riêng, giá cả riêng, yêu cầu về an toàn; - Phương thức hỗ trợ khách hàng thực hiện đơn hàng: o Quá trình đặt hàng trong thương mại B2B: Về phía người bán: cần kiểm tra tình trạng hiện hữu của hàng hóa và tính chắc chắn của đơn đặt hàng, các hành phần của quá trình đặt hàng có kiên quan đến các cơ chế thanh toán để định hướng khách hàng của doanh nghiệp. Về phía người mua: quá trình đặt hàng có thể phức tạp hơn nhiều. Các tác nhân tham gia chủ yếu và vai trò của học như sau:  Người yêu cầu: là người mong muốn một vật phẩm nào đó được mua;  Người chấp thuận mua: là người cho phép cấp vốn để mua;  Người mua( đại lý mua): là người tiến hành mua; o Thanh toán trong thương mại B2B gồm các hình thức sau:  Phiếu mua hàng;  Thẻ mua hàng;  Chuyển khoản điện tử; o Thực hiện đơn đặt hàng trong thương mại B2B : 10  Các địa chỉ vận chuyển tới được ấn định trước;  Tập hợp các đơn đặt hàng;  Các địa chỉ vận chuyển tới đa mối, phân phối được lịch trình hóa; - Phương thức thực hiện dịch vụ sau bán: bao gồm tất cả các loại dịch vụ phân phối sau thời điểm bán hàng như đào tạo, trợ giúp kỹ thuật và duy trì các phần mềm bổ sung các dịch vụ khách hàng truyền thống; b) Mô hình giao dịch điện tử B2C: Khái niệm: B2C là hình thái lớn nhất và sớm nhất của thương mại điện tử, khởi nguồn từ việc bán lẻ trên mạng e-tailing. Là mô hình giao dịch điện tử giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Các doanh nghiệp cung cấp hàng hóa, dịch vụ trực tiếp đến từng cá nhân người tiêu dùng cuối cùng. Mô hình này liên quan ðến việc tạo ðiều kiện ðể khách hàng thu thập thông tin, mua các hàng hóa thực hoặc sản phẩm thông tin, nhận san phẩm qua mạng ðiện tử; Các phương thức thương mại điện tử B2C: - Phương thức thu hút khách hàng: gồm các hoạt động khác nhau như: quảng cáo, phiếu mua hàng có thường, xúc tiến bán hàng, bán hàng và các cơ chế tương tự nhằm mục đích xây dựng hiểu biết của khách hàng về thương hiệu, thu hút khách hàng và gợi cho khách hàng mong muốn mua hàng; - Phương thức tương tác khách hàng: mang tính chất định hướng nội dung bao gồm catalog, các xuất bản phẩm và các thông tin khác qua internet; - Phương thức hỗ trợ khách hàng thực hiện đơn hàng: o Quá trình đặt hàng gồm: hoạt động xây dựng giỏ mua hàng hoặc chức năng đơn đặt hàng tổng hợp, xác định tính hiệu lực của đơn đặt hàng trên cơ sở đa dạng của các nguyên tắc kinh doanh, áp dụng phiếu thưởng và các khấu trừ khác, bán hàng bổ sung, .... o Thanh toán hàng: áp dụng các hương tiện thanh toán như tín dung, thẻ tín dung, thẻ khấu trừ, sec; 11 o Thực hiện đơn đặt hàng gồm các bước: chuyenr thông tin đơn đặt hàng từ điểm bán đến kho hàng, bao gói ghéo các đơn hàng để vận chuyển, vận chuyển và phân phối; Các công cụ hỗ trợ khách hàng - Cổng mua hàng: Có 2 loại cổng mua hàng là cổng đơn và cổng hỗn hợp. o Cổng đơn: chuyên môn hóa theo một sản phẩm cụ thể, cung cấp thông tin và đường dẫn cho việc mua những sản phẩm, dịch vụ như ôtô, đồ chơi, máy tính, ..... o Cổng hỗn hợp: là cổng có nhiều đường đẫn tới những người bán khác nhau. - Robot mua hàng: mua được sản phẩm giảm giá. - Các trang web xếp hạng kinh doanh như Bizrate.com và Gomez.com là 2 trang web chính hỗ trợ việc xếp hạng những người bán lẻ và các sản phẩm bán trực tuyến dựa trên các tiêu chí khác nhau. - Các trang web xác minh độ tin cậy. - Các loại công cụ hỗ trợ khách hàng khác. c) Mô hình giao dịch điện tử C2C: Khái niệm: Thương mại điện tử khách hàng tới khách hàng C2 C đơn gian là thương mại giữa các cá nhân và người tiêu dùng. Loại hình thương mại điện tử này được phân loại bởi sự tăng trưởng của thị trường điện tử và đấu giá trên mạng, đặc biệt với các nghành theo trục dọc nơi các công ty/ doanh nghiệp có thể đấu thầu cho những cái họ muốn từ các nhà cung cấp khác nhau. Có lẽ đây là tiềm năng lớn nhất cho việc phát triển các thị trường mới. d) Mô hình giao dịch điện tử B2G: Khái niệm: Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với chính phủ (B2G) được định nghĩa chung là thương mại giữa công ty và khối hành chính công. Nó bao hàm 12 việc sử dụng Internet cho mua bán công, thủ tục cấp phép và các hoạt động khác liên quan tới chính phủ. Hình thái này của thương mại điện tử có hai đặc tính: thứ nhất, khu vực hành chính công có vai trò dẫn đầu trong việc. Ngoài ra, còn có loại hình giao dịch giữa cơ quan nhà nước với cá nhân (G2C - Government to Customers). Đây chủ yếu là các giao dịch mang tính hành chính, nhưng có thể mang những yếu tố của TMĐT. Ví dụ khi người dân đóng tiền thuế qua mạng, trả phí khi đăng ký hồ sơ trực tuyến, v.v 2.1.5. Các hình thức hoạt động của thương mại điện tử. a. Thư tín điện tử: Các đối tác (người tiêu thụ, doanh nghiệp, các cơ quan chính phủ) sử dụng hòm thư điện tử để gửi thư cho nhau một cách “trực tuyến” thông qua mạng, gọi là thư tín điện tử (electronic mail, gọi tắt là e-mail). Đây là một thứ thông tin dưới dạng “phi cấu trúc” (unstructured form), nghĩa là thông tin không phải tuân thủ một cấu trúc đã thoả thuận. b. Thanh toán điện tử: Thanh toán điện tử (electronic payment) là việc thanh toán tiền thông qua thông điệp điện tử (electronic message) thay cho việc trao tay tiền mặt, việc trả lương bằng cách chuyển tiền trực tiếp vào tài khoản, trả tiền mua hàng bằng thẻ mua hàng, thẻ tín dụng v.v. đã quen thuộc lâu nay thực chất đều là các dạng thanh toán điện tử. + Trao đổi dữ liệu điện tử tài chính (Financial Electronic Data Interchange, gọi tắt là FEDI) chuyên phục vụ cho việc thanh toán điện tử giữa các công ty giao dịch với nhau bằng điện tử. + Tiền mặt Internet (Internet Cash) là tiền mặt được mua từ một nơi phát hành (ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng), sau đó được chuyển đổi tự do sang các đồng tiền khác thông qua Internet, áp dụng trong phạm vi cả một nước 13 cũng như giữa các quốc gia. Tất cả đều được thực hiện bằng kỹ thuật số hoá, vì thế tiền mặt này còn có tên gọi là “tiền mặt số hoá” (digital cash). Công nghệ đặc thù chuyên phục vụ mục đích này có tên gọi là “mã hoá khoá công khai/bí mật” (Public/Private Key Cryptography). Tiền mặt Internet được người mua hàng mua bằng đồng nội tệ, rồi dùng Internet để chuyển cho người bán hàng. + Túi tiền điện tử (electronic purse; còn gọi tắt là “ví điện tử”) nói đơn giản là nơi để tiền mặt Internet mà chủ yếu là thẻ khôn minh (smart card, còn có tên gọi là thẻ giữ tiền: stored value card). Tiền được trả cho bất cứ ai đọc được thẻ đó. Kỹ thuật của túi tiền điện tử về cơ bản là kỹ thuật “mã hoá khoá công khai/bí mật” tương tự như kỹ thuật áp dụng cho “tiền mặt Internet”. + Thẻ khôn minh (smart card, còn gọi là “thẻ thông minh”) nhìn bề ngoài tương tự như thẻ tín dụng, nhưng ở mặt sau của thẻ, thay vì cho dải từ, lại là một chip máy tính điện tử có một bộ nhớ nhỏ để lưu trữ tiền số hoá. Tiền ấy chỉ được “chi trả” khi người sử dụng và thông điệp (ví dụ như xác nhận thanh toán hoá đơn) được xác thực là “đúng”. + Giao dịch ngân hàng số hoá, và giao dịch chứng khoán số hoá. Hệ thống thanh toán điện tử của ngân hàng là một đại hệ thống, gồm nhiều tiểu hệ thống:  Thanh toán giữa ngân hàng với khách hàng (qua điện thoại, các điểm bán lẻ, các ki-ốt, giao dịch cá nhân tại nhà, giao dịch tại trụ sở khách hàng, giao dịch qua Internet, chuyển tiền điện tử, thẻ tín dụng, vấn tin...).  Thanh toán giữa ngân hàng với các đại lý thanh toán (nhà hàng, siêu thị...),  Thanh toán trong nội bộ một hệ thống ngân hàng.  Thanh toán giữa hệ thống ngân hàng này với hệ thống ngân hàng khác. c. Trao đổi dữ liệu điện tử: 14 Theo luật giao dịch điện tử 2005 của Việt Nam, trao đổi dữ liệu điện tử ( EDI) được định nghĩa là sự chuyển thông tin từ máy tính này sang máy tính khác bằng phương tiện điện tử theo một tiêu chuẩn đã được thỏa thuận về cấu trúc thông tin. EDI này càng được sử dụng rộng rãi trên bình diện toàn cầu, chủ yếu phục vụ cho mua và phân phối hàng (gửi đơn hàng, các xác nhận, các tài liệu, hoá đơn v.v.), nhưng cũng dùng cho cả các mục đích khác nữa như thanh toán tiền khám EDI chủ yếu được thực hiện thông qua các mạng ngoại bộ (extranet) và thường được gọi là “thương mại võng mạng”. Cũng có cả hình thức “EDI hỗn hợp” (Hybrid EDI) dùng cho trường hợp chỉ có một bên đối tác dùng EDI, còn bên kia vẫn dùng các phương thức thông thường (như fax, thư tín qua bưu điện). EDI được áp dụng từ trước khi có Internet. Khi ấy, người ta dùng “mạng giá trị gia tăng” (Value Added Network: VAN) để liên kết các đối tác EDI với nhau; cốt lõi của VAN là một hệ thống thư tín điện tử cho phép các máy tính điện tử liên lạc được với nhau, và hoạt động như một phương tiện lưu trữ và tìm gọi. Khi nối vào VAN, một doanh nghiệp có thể liên lạc được với nhiều nghìn máy tính điện tử nằm ở nhiều trăm thành phố trên khắp thế giới. Nay EDI chủ yếu được thực hiện thông qua Internet. Thương mại điện tử qua biên giới (Cross-border electronic commerce) về bản chất chính là trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) giữa các doanh nghiệp mà được thực hiện giữa các đối tác ở các quốc gia khác nhau, với các nội dung:  Đặt hàng  Giao hàng (shipping);  Hóa đơn;  Thanh toán; 15 Trên bình diện này, nhiều khía cạnh còn phải tiếp tục xử lý, đặc biệt là buôn bán giữa các nước có chính sách, và luật pháp thương mại khác nhau về căn bản, đòi hỏi phải có từ trước một dàn xếp pháp lý trên nền tảng thống nhất quan điểm về tự do hoá thương mại và tự do hoá việc sử dụng Internet. Chỉ như vậy mới đảm bảo được tính khả thi, tính an toàn, và tính có hiệu quả của trao đổi dữ liệu điện tử (EDI). Khi giao dịch được thưc hiện bằng EDI, hệ thống máy tính của doanh nghiệp sẽ hoạt động như một kho dự trữ các dữ liệu cần thiết để hỗ trợ các giao dịch đó. Sử dụng EDI sẽ giúp tăng giá trị khoản đầu tư của doanh nghiệp cho việc ứng dụng phần mềm giao dịch. Hơn nữa việc tạo, gửi và nhận các chứng từ giao dịch EDI có thể được tự động hóa và tích hợp với những ứng dụng máy tính hiện hành trong nội bộ doanh nghiệp.  Lợi ích của EDI: - Rút ngăn thời gian đặt hàng; - Cắt giảm chi phí; - Hạn chế lỗi’ - Phản ứng nhanh; - Thuận tiện trong thanh toán; - Giảm lượng hàng hóa lưu kho. d. Giao gửi số hoá của các dung liệu: Dung liệu (content) là các hàng hóa mà người ta cần đến nội dung của nó (chính nội dung là hàng hoá). 2.1.6. Những lĩnh vực ứng dụng của thương mại điện tử. a. Thương mại hàng hóa dịch vụ điện tử. Trong thời gian gần đây, các hình thức mua bán qua internet từng bước phát riển và phổ biến hơn. Bên cạnh các web thương mại điện tử chuyên dụng, nhiều mạng xã hội đã xuất hiện với số lượng thành viên lên đến hàng tram nghìn người. Do vậy,những mạng xã hội này đang trở thành thị trường thực sự cho các nhà kinh doanh. 16 Một số mô hình tiêu biểu cho các lĩnh vực này như: B2B- mô hình kinh doanh giữa các doanh nghiệp, mô hình B2C- mô hình giữa nhà cung cấp và khách hàng. Và với việc thông qua internet, giúp cho các nhà kinh doanh, người môi giớ bất động sản, bác sỹ, dược sỹ có kế hoạch hoạt động thuận tiện và hữu ích hơn trong từng lĩnh vực của họ. b. Ngân hàng, tài chính điện tử. - Khái niệm: là các tổ chức ngân hàng, tài chính mà tất cả các giao dịch giữa Ngân hàng, tổ chức tài chính và khách hàng( cá nhân và tổ chức) dựa trên quá trình xử lý và chuyển giao dữ liệu số hóa nhằm cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Hiện nay, ngân hàng điện tử tồn tại dưới 2 hình thức: ngân hàng trực tuyến và ngân hàng hỗn hợp. Ngân hàng trực tuyến chỉ tồn tại dựa trên môi trường mạng internet. Ngân hàng hỗn hợp là các ngân hàng truyền thống có bổ sung các dịch vụ trực tuyến. Thông qua hệ thống ngân hàng điện tử, ngân hàng có thể kiểm soát hầu hết các chu chuyển tiền tệ cũng từ đó có thể hạn chế được các dịch vụ rửa tiền, chuyển tiền bất hợp pháp ... Mạng thông tin giúp cho hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng chặt chẽ, đầu tư tín dũng cũng sẽ thay đổi lớn. c. Đào tạo trực tuyến. - Khái niệm: là việc sử dụng internet và các công nghệ phù hợp để phát triển, phân phối và mở rộng các nguồn lực đào tạo. Việc đào tạo trên mạng nhu một môi trường đào tạo mới, tăng cơ hội tiếp cận đối với đông đảo người học, giảm chi phí đào tạo.... 17 Ngày nay, sự phổ biến của công nghệ thông tin đã đem đến cơ hội học tập cho số đông người trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Chương trình học trực tuyến phát triển mạng trên khía cạnh đào tạo ngoại ngữ. Đa số các chương trình học vô cùng trực quan, có tính tương tác cao và rất hấp dẫn người đọc. d. Xuất bản trực tuyến. - Khái niệm: là quá trình tạo lập và phân phối số hóa nội dung thông tin bao gồm cả chế phẩm in ấn, âm nhạc, video và các phần mềm. Internet đang làm thay đổi cách thức mà nội dung thông tin được tạo lâp, biên tâp, phân phối, mua và bán. Tạo nên xu hướng cơ cấu lại quá trình chuyên môn hóa và hợp tác hóa trong nghành xuất bản. Internet giúp các nhà nghiên cứu thu thập tư liệu và làm tổng quan các tài lieeujmootj cách rất nhanh chóng nhờ thư tín điện tử và các trang web khác. e. Giải trí trực tuyến. Là lĩnh vực kinh doanh phát triển mạnh trên mạng internet. Các hình thức giải trí trực tuyến bao gồm: ca nhạc, phim ảnh, phát thanh, truyền hình,....web tác động mạnh tới các kênh giải trí truyền thống, diễn ra sự xâm nhập đan xen giữa các loại hình giải trí chúng càng trở nên gắn kết, gần gũi. Theo thống kê gần đây thì Việt Nam đã trở thành thị trường game lớn nhất khu vực Đông Nam Á, trở thành 1 trong 10 thị trường game online có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới. f. Dịch vụ công trực tuyến. Là những dịch vụ liên quan đến hoạt động thực thi pháp luật, hỗ trợ hoạt động của doanh nghiệp và người dân, không nhằm mục tiêu lợi nhuận và giúp thiết lập hành lang pháp lý để người dân thực hiện các quyền hợp pháp của mình. 18 2.1.7. Lợi ích và hạn chế của thương mại điện tử. a) Lợi ích. Mặc dù hiện nay Thương mại điện tử mới chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong các hoạt động kinh tế, nó đã và đang góp phần đẩy mạnh các quá trình thương mại thông thường và mở ra các cách làm ăn mới, các cách tổ chức công việc mới. Thương mại điện tử là để phát triển các loại sản phẩm, dịch vụ hỗ trợ cho các quá trình cạnh tranh giá, đặc biệt là việc sử dụng intelligent agents. Lợi ích của TMĐT được thể hiện ở các đặc điểm sau:  Đối với các tổ chức: - Mở rộng thị trường: với các chi phí đầu tư nhỏ hơn nhiều so với thương mại truyền thống, các công ty có thể mở rộng thị trường, tìm kiếm, tiếp cận người cung cấp khách hàng và đối tác trên khắp thế giới. Việc mở rộng mạng lưới nhà cung cấp, khách hàng cũng cho phép các tổ chức có thể mua với giá thấp hơn và bán được nhiều sản phẩm hơn. - Giảm chi phí sản xuất: giảm chi phí giấy tờ, giảm chi phí chia sẻ thông tin, chi phí in ấn, gửi văn bản truyền thống. - Cải thiện hệ thống phân phối: giảm lượng hàng lưu kho và độ trễ trong phân phối hàng. - Vượt giới hạn về thời gian: việc tự động hóa các giao dịch thông qua web và internet giúp các hoạt động kinh doanh được thực hiện 24/7/365 mà không mất thêm nhiều chi phí biên đổi. - Sản xuất hàng theo yêu cầu: lôi kéo khách hàng đến vói doanh nghiệp bằng khả năng đáp ứng mọi nhu cầu cua khách hàng. - Mô hình kinh doanh mới: các mô hình kinh doanh mới với những lợi thế và giá trị mới cho khách hàng. 19 - Tăng tốc độ tung sản phẩm ra thị trường. Giảm chi phí thông tin liên lạc. Giam chi phí mua sắm. Thông tin cập nhập nhanh chóng, kịp thời. Củng cố quan hệ khách hàng. Chi phí kinh doanh cũng được giảm. Một số lợi ích khác như nâng cao uy tín, hình ảnh doanh nghiệp, cải - thiện chất lượng dịch vụ khách hàng...... Đối với người tiêu dùng: Tùy từng nhóm khách hàng: nhiều lựa chọn về sản phẩm dịch vụ hơn. Vượt giới hạn về không gian và thời gian. Nhiều lựa chọn về sản phẩm, dịch vụ. Giá thấp hơn Giao hàng nhanh hơn với các àng hóa số hóa được. Thông tin phong hú, thuận tiện và chất lượng cao hơn. Đấu giá trực tuyến giúp mọi người có thể tìm, sưu tầm những món hàng  mình quan tâm khắp mọi nơi trên thế giới. - Cộng đồng thương mại điện tử cho phép mọi người tham gia có thể phối  - hợp, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm hiệu quả và nhanh chóng. Thuế được miễn giảm. Đối với xã hội: Hoạt động trực tuyến từ xa nên giảm việc đi lại, ô nhiễm, tai nạn. Nâng cao mức sống. Lợi ích cho người nghèo: những nước nghèo có thể tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ từ các nước phát triển hơn bằng mạng internet... - Dịch vụ công được cung cấp thuận tiện hơn. b) Hạn chế.  Về kỹ thuật: - Chưa có tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, an toàn và độ tin cậy. - Tốc độ đường truyền Internet vẫn chư đủ mạnh. - Các công cụ xây dựng phần mềm vẫn trong giai đoạn đang phát triển. - Khó khăn khi kết hợp phần mềm TMĐT với các phần mềm ứng dụng và các cơ sở dữ liệu truyền thống. - Cần có các máy chủ TMĐT đặc biệt, đòi hỏi thêm chi phí đầu tư. - Chi phí truy cập internet vẫn còn cao. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan