Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luận quản trị chiến lược và kinh doanh hiệu quả tại công ty cổ phần sao kim...

Tài liệu Tiểu luận quản trị chiến lược và kinh doanh hiệu quả tại công ty cổ phần sao kim pharma

.DOC
15
1229
66

Mô tả:

Quản trị chiến lược và kinh doanh hiệu quả GVHD: TS. Trương Quang Dũng cc I. Giới thiệu về công ty cổ phần Sao Kim Pharma: SaoKim Pharma là công ty chuyên sản xuất và kinh doanh dược phẩm trong nước, đang hoạt động trong môi trường sôi động ẩn chứa nhiều cơ hội nhưng cũng đầy khó khăn, để có thể hoạt động và tồn tại thì sản phẩm sản xuất phải luôn đạt tiêu chuẩn trong nước và quốc tế - tiêu chuẩn GMP-WHO. Với việc đầu tư toàn bộ trang thiết bị hiện đại và đi vào hoạt động từ 2006 tới nay, sản lượng sản phẩm làm ra tăng cả về chất và lượng, cho nên việc giải quyết đầu ra cho sản phẩm phải được đặt lên hàng đầu. Hiện nước ta đã gia nhập WTO nên công ty không chỉ cạnh tranh với các công ty trong và ngoài nước, mà còn phải cạnh tranh với các tập đoàn dược phẩm Đa quốc gia với áp lực ngày càng gay gắt. Nhà máy Saokim Pharma được xây dựng tại khu công nghiệp Quang Minh Mê Linh - Vĩnh Phúc, nằm bên đường cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài, cách trung tâm thành phố Hà Nội 22km, cách sân bay Quốc tế Nội Bài 6km, toạ lạc trên diện tích 22.000m2, diện tích kho tàng, nhà xưởng 11.000m2. Là một trong những nhà máy mới nhất tại miền bắc Việt Nam và là một trong số ít các Nhà máy Dược phẩm đạt tiêu chuẩn WHO-GMP/GSP/GLP, sử dụng công nghệ bào chế tiên tiến nhất, luôn theo sát các quy định chặt chẽ về chất lượng. II. Phân tích môi trường bên trong và ma trận đánh giá nội bộ (IFE): 2.1. Phân tích môi trường bên trong: 2.2.1. Quản trị: Công tác quản trị của công ty CP SaoKim Pharma đã không ngừng cải thiện, các bộ phận, phòng ban đã có sự ăn khớp, thể hiện qua hiệu quả kinh doanh của công ty từ sau khi cổ phần. Tuy nhiên, nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác quản trị, từ năm 2011 công ty SaoKim Pharma đã tiến hành thực hiện dự án “Mô hình quản lý theo giá trị” nhằm phát huy năng lực của tất cả các thành viên cũng như đánh giá đúng năng lực của họ. 2.2.2. Hoạt động nghiên cứu phát triển: Trong những năm qua, từ khi công ty cổ phần hóa, Ban lãnh đạo công ty cũng liên tục đầu tư nhập những dây chuyền sản xuất có chất lượng nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Tuy nhiên, do sự thiếu chuyên môn, cũng như chi phí quá cao cho một công trình nghiên cứu. Việc đầu tư cho một nghiên cứu mới vô cùng tốn kém, trung bình phải mất 10 năm với chi phí từ 12-15 triệu USD. Hơn nữa, phải chạy theo nhu cầu 1 Quản trị chiến lược và kinh doanh hiệu quả GVHD: TS. Trương Quang Dũng cc trước mắt của thị trường và hạn chế về trình độ nhân lực, công nghệ nên chỉ nhập công nghệ để sản xuất thuốc thông thường là chính. Hoạt động nghiên cứu phát triển của công ty cổ phần Dược phẩm Sao Kim cũng chỉ dừng lại ở công tác nhập các máy móc thiết bị mới, chi phí dành cho R&D khoảng 3% doanh thu. 2.2.3. Marketing và bán hàng: a) Marketing: Chiến lược marketing hiện nay của công ty là tập trung theo các kênh phân phối sản phẩm, bệnh viện, các đại lý thuốc, nhà thuốc, quầy thuốc. Công ty thường xuyên tổ chức hoạt động quảng cáo (trên tạp chí sức khỏe), tiếp thị bán hàng, hội thảo, tham gia một số chương trình khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo, chính sách hậu mãi. Mặc dù marketing đã được quan tâm nhiều, nhưng do chưa có phòng marketing riêng nên hoạt động marketing vẫn do bộ phận bán hàng đảm nhận, nên vẫn chưa phát huy hết vai trò và công năng của marketing. Các hoạt động marketing hiện nay diễn ra riêng lẻ, thiếu sự đồng bộ và thống nhất trong toàn công ty và các chi nhánh. b) Bán hàng: Doanh thu của công ty cổ phần Dược phẩm Sao Kim tăng đều từ sau khi cổ phần đến nay. Năm 2008 doanh thu của công ty mới chỉ đạt 66,645 tỷ đồng thì đến 31/12/2011 là 86,29 tỷ đồng. Đến nay mạng lưới bán hàng của công ty đã phủ khắp các tỉnh thành trong cả nước. Mỗi tỉnh đều có nhà phân phối riêng. Hàng năm công ty cung ứng cho thị trường gần 2 tỉ viên thuốc. 2.2.4. Sản xuất thuốc: • Năng lực của Nhà máy: - Các dạng bào chế đang được sản xuất: viên nén bao phim, viên nang cứng, viên pellet, dạng thuốc giải phóng tại đích, các loại thuốc phun, sấy: cốm, bột, viên đặt (tọa dược). - Các dạng bào chế mới ra mắt năm 2011: viên nang mềm và thuốc tiêm, công suất: 1 tỷ viên/năm • Công nghệ nhà máy: - Nhà máy Saokim Pharma áp dụng công nghệ tiên tiến nhất hiện nay trên thế giới, thuốc được sản xuất với nguyên lý: No dust, No take. Thuốc được sản xuất trên dây chuyền kín, tự động, vệ sinh theo nguyên tắc C.I.P, quản trị sản xuất bằng mạng SCADA có giá trị rất khách quan, tin cậy và thường xuyên được thẩm định. Hầu hết 2 Quản trị chiến lược và kinh doanh hiệu quả GVHD: TS. Trương Quang Dũng cc các máy móc thiết bị của Saokim Pharma được nhập khẩu từ Châu Âu, Hàn Quốc và Đài Loan và được sản xuất theo công nghệ Đức. • Kiểm soát và duy trì chất lượng: - Thực hiện theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, nhà máy Saokim Pharma đạt đầy đủ các chứng nhận GMP/GSP/GLP-WHO đồng thời áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000. 2.2. Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE): Bảng 1: Ma trận IFE STT 1 2 3 4 5 6 7 8 0.052 0.109 11Nă ng lực quản trị 10 12 13 14 15 16 Văn hóa công Các yếu tố bên trong Hoạt động Marketing Hoạt động bán hàng Chất lượng sản phẩm Hình thức mẫu mã bao bì sản phẩm Sản phẩm đa dạng Thương hiệu của công ty Năng lực tài chính Năng lực nghiên cứu- phát triển sản phẩm Trình độ chuyên môn của nhân viên Năng lực sản xuất Công nghệ chế biến sản phẩm Tinh thần làm việc của người lao động Thu nhập của người lao động Quan hệ hợp tác quốc tế 0.07 Mức độ quan trọng 0.04 0.07 0.09 0.05 2 3 3 2 Điểm quan trọng 0.08 0.21 0.27 0.10 0.05 0.05 0.06 0.04 2 3 3 2 0.10 0.15 0.18 0.08 0.07 4 0.28 0.05 3 0.15 0.09 3 0.27 0.08 3 0.24 0.08 3 0.24 0.04 3 2 0.21 0.08 3 Phân loại Quản trị chiến lược và kinh doanh hiệu quả GVHD: TS. Trương Quang Dũng cc ty Tổng cộng 1.00 2.85 2.3. Phân tích điểm mạnh (S) và điểm yếu (W) qua ma trận đánh giá nội bộ (IFE): + Điểm mạnh (S): ♦ Hoạt động bán hàng: SaoKim Pharma có đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp, được công ty đào tạo bài bản, có kinh nghiệm và kiến thức sản phẩm tốt. Bên cạnh đó SaoKim Pharma có hệ thống phân phối trải đều khắp các tỉnh thành tạo thuận lợi cho việc bán hàng tới các đại lý, nhà thuốc, quầy thuốc... ♦ Chất lượng sản phẩm: tất cả các sản phẩm của Saokim Pharma khi tung ra thị trường đều đạt tiêu chuẩn GMP-WHO: Hai hệ thống chất lượng trong nước và thế giới. ♦ Thương hiệu công ty: là nhà máy lâu đời và đã được bạn bè trong nước biết đến ngay từ ngày công ty mới sản xuất và cung ứng nguyên liệu cây thanh hao hoa vàng đề làm thuốc sốt rét, và đạt được nhiều giải thưởng cao quý của Đảng và nhà nước trong những năm qua, và là một trong những nhà máy đầu tiên tại Việt Nam đạt cả hai tiêu chuẩn GMP-WHO. ♦ Năng lực tài chính: Qua phân tích các chỉ số tài chính cho chúng ta thấy rằng năng lực tài chính của SaoKim Pharma là khá tốt. ♦ Trình độ chuyên môn của nhân viên: Đây là một điểm mạnh của SaoKim Pharma, tỉ lệ nhân viên có trình độ trên Đại học và Đại học chiếm tới 54%, tỉ lệ Cao đẳng, Trung cấp, Sơ cấp chiếm 28%. ♦ Năng lực sản xuất: Với lợi thế về hệ thống nhà máy hiện đại, nguyên liệu nhập khẩu từ những thị trường như Mỹ, Ấn Độ, Trung Quốc..., hàng năm công ty SaoKim Pharma cung ứng ra thị trường gần 2 tỉ sản phẩm dược các loại. ♦ Công nghệ chế biến bảo quản sản phẩm: Hiện nay nhà máy SaoKim Pharma áp dụng công nghệ tiên tiến nhất hiện nay trên thế giới. Hầu hết các máy móc thiết bị của SaoKim Pharma được nhập khẩu từ Châu Âu, Hàn Quốc và Đài Loan và được sản xuất theo công nghệ Đức. ♦ Tinh thần làm việc của người lao động: Tinh thần làm việc hăng say, luôn chủ động sáng tạo trong công việc là một thế mạnh của SaoKim Pharma trong suốt những năm qua. ♦ Thu nhập của người lao động: Nhìn chung SaoKim Pharma trả cho người lao động ở mức khá cao so với mức thu nhập bình quân của xã hội. 4 Quản trị chiến lược và kinh doanh hiệu quả GVHD: TS. Trương Quang Dũng cc ♦ Văn hóa công ty: Văn hóa của SaoKim Pharma được các chuyên gia đánh giá là mạnh: người lao động trong những năm qua chỉ khoảng 10 nhân viên nghỉ việc do lý do riêng, hoặc không đáp ứng được yêu cầu của công ty (đa số từ bộ phận bán hàng), chiếm khoảng hơn 2% và cũng cho thấy sự trung thành của người lao động. + Điểm yếu (W): ♦ Quan hệ hợp tác quốc tế: Mặc dù SaoKim Pharma có quan hệ với một số quốc gia nhưng chủ yếu là xuất khẩu nguyên liệu sản xuất thuốc sốt rét cho các công ty dược phẩm hàng đầu Châu Âu, Châu Á, Châu Mỹ,...còn lại các quốc gia khác là nhà cung cấp nguyên liêu cho công ty sản xuất chứ chưa có sự qua lại hai chiều. Công ty hướng tới các thị trường dược của các nước trong khu vực như Lào, Campuchia trong năm 2013 và các nước trung phi khoảng năm 2014-2015, bởi những thị trường này Ban lãnh đạo công ty đánh giá là dễ tiếp cận nhất. Và sẽ quan hệ với các công ty dược để có thể gửi các cán bộ đi đào tạo chuyên sâu và liên kết để nhập khẩu công nghệ sản xuất thuốc. ♦ Hình thức mẫu mã bao bì sản phẩm: theo đánh của khách hàng và chuyên gia thì dù trong 2 năm trở lại đây mẫu mã các sản phẩm của SaoKim Pharma co sự đổi mới nhưng vẫn chưa đạt độ thẩm mỹ cao, chưa bắt mắt khi trưng bày tại các đại lý, nhà thuốc, quầy thuốc,.. ♦ Marketing: là hoạt động mũi nhọn quan trọng của công ty, tuy nhiên trong thời gian qua, tất cả các hoạt động marketing của công ty SaoKim Pharma vẫn còn thiếu sự đồng bộ, thống nhất trên toàn hệ thống công ty. Với những đòi hỏi cấp bách hiện nay thì công ty cần phải có phòng marketing để hoạt động độc lập và có hiệu quả. ♦ Sản phẩm đa dạng: Năng lực nghiên cứu-phát triển sản phẩm: Đây là hạn chế chung của các công ty sản xuất dược Việt Nam, Ban lãnh đạo công ty cần quan tâm và đầu tư nhiều hơn cho hoạt động nghiên cứu sản phẩm mới không chỉ nhập mới công nghệ điều đó sẽ giúp công ty tạo ra sự đột phá và cạnh tranh mạnh trong ngành. III. Phân tích môi trường bên ngoài và ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE): 3.1. Phân tích môi trường bên ngoài: 3.1.1. Môi trường kinh tế xã hội: Do chịu nhiều áp lực, lạm phát tăng cao, sản xuất ngưng trệ, hàng loạt công ty phá sản, giá cả tăng cao, đối với tình hình khó khăn chung của cả nước, SaoKim Pharma cũng không tránh khỏi, nguyên vật liệu đầu vào bị đẩy lên cao, tiền vay mua máy móc mới có mức lãi suất cao điều này đã đẩy cao thêm chi phí cho công ty. 5 Quản trị chiến lược và kinh doanh hiệu quả GVHD: TS. Trương Quang Dũng cc 3.1.2. Môi trường chính trị, luật pháp: Môi trường chính trị ổn định sẽ là tiền đề cho môi trường kinh doanh thuận lợi, đây cũng là một yếu tố môi trường bên ngoài quan trọng có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của SaoKim Pharma. Môi trường chính trị của Việt Nam hiện nay thật sự ổn định dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước Việt Nam, tạo được niềm tin cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước. 3.1.3. Môi trường dân số: Việt Nam là nước có dân số đông thứ 14 trên thế giới. Yếu tố dân số vô cùng quan trọng đối với các nhà đầu tư, đó là nguồn nhân lực góp phần vào sự thành công của một tổ chức, đó cũng chính là những khách hàng tiềm năng của các công ty. Điều này giúp SaoKim Pharma thuận lợi trong việc tuyển chọn và sử dụng lao động. Nhưng thực tế hiện nay có sự cạnh tranh lớn lao động giữa các lĩnh vực, và ngay trong ngành dược cũng vậy, ngành dược là ngành đòi hỏi nhân sự có trình độ chuyên môn cao, và các công ty sẵn sàng trả lương để thu hút những nhân tài về cho công ty mình. Các công ty cạnh tranh nhân tài rất quyết liệt. 3.1.4. Môi trường tự nhiên: SaoKim Pharma là công ty không chỉ sản xuất dược phẩm mà còn là công ty chuyên nguyên liệu thuốc chữa sốt rét Artermisinin và bán tổng hợp các dẫn chất của Artermisinin (Dyhidroartermisinin, Artesunate, Artemether, Arteether...) cho các công ty dược phẩm hàng đầu của Châu Âu, châu Á và châu Phi. Công ty trở thành một trong những công ty dẫn đầu thế giới về sản xuất và xuất khẩu mặt hàng này. Việt Nam là quốc gia nhiệt đới với những vùng đất thấp, đồi núi, nhiều cao nguyên với những cánh rừng rậm. Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa, độ ẩm tương đối trung bình 84% cả năm. Lượng mưa hàng năm ở mọi vùng đều dao động từ 120cm đến 300cm. Chính khí hậu nhiệt đới đã tạo thuận lợi cho việc trồng cây thanh hao hoa vàng loại cây dùng để chiết xuất làm thuốc trị sốt rét. Đây chính là cơ hội của SaoKim Pharma. 3.1.5. Môi trường công nghệ: Công nghệ sản xuất dược phẩm của Việt Nam đang được đầu tư mới, đạt các tiêu chuẩn GMP (thực hành sản xuất tốt), đúng tiêu chuẩn quốc tế của WHO hay ít nhất là ASEAN. Các công ty dược phẩm Việt Nam phần lớn đều mới xây, đang vận hành và sản xuất thuốc với tiêu chuẩn ngang bằng với nước ngoài. Chất lượng những loại thuốc Việt Nam đã sản xuất được và được quyền sản xuất tương đương với thuốc nhập và giá rẻ hơn rất nhiều. 6 Quản trị chiến lược và kinh doanh hiệu quả GVHD: TS. Trương Quang Dũng cc Tuy nhiên, tâm lý chuộng thuốc ngoại của người dân cũng như của bác sĩ kê toa, “thuốc ngoại, thuốc đắt mới là tốt” đang làm cho thuốc nội yếu thế ngay tại “sân nhà”. Ngành y tế đang khuyến khích dùng thuốc nội và định hướng các công ty dược Việt Nam đẩy mạnh đầu tư công nghệ, đi vào sản xuất thuốc đặc trị, nhằm bình ổn giá thuốc trong nước, giảm "áp lực" tiền thuốc đối với bệnh nhân. SaoKim Pharma là một trong những công ty đi đầu trong việc áp dụng công nghệ mới vào sản xuất thuốc và cũng là một trong những công ty dược đầu tiên đạt tiêu chuẩn GMP-WHO. Với việc quan tâm của Đảng và Nhà nước, cùng sự cố gắng toàn ngành dược đặt yêu cầu nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất và chế biến dược phẩm để dược phẩm nước nhà chất lượng hơn và đáp ứng nhu cầu của người dân cả nước. 3.2. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE): Bảng 2: Ma trận EFE STT Các yếu tố bên ngoài 1 2 Luật pháp-Chính trị ổn định Sự phát triển khoa học kỹ thuật -Công nghệ sinh học Vùng nguyên liệu đầu vào trong nước Giá cả xăng dầu, vật tư nông nghiệp tăng cao Chính phủ có các chính sách phát triển ngành dược phẩm nước nhà Nhu cầu về dược phẩm chất lượng tăng cao Nông dân áp dụng khoa học kỹ thuật vào việc trồng nguyên liệu Thị trường cạnh tranh trong ngành gay gắt Tác động gia nhập WTO Giá nguyên liệu đầu vào bấp bênh Diện tích đất trồng nguyên liệu 3 4 5 6 7 8 9 10 11 Mức độ quan trọng Phân loại 0.07 0.07 Điểm quan trọng 3 3 0.21 0.21 0.06 2 0.12 0.05 2 0.10 0.07 3 0.21 0.07 3 0.21 0.06 3 0.18 0.07 2 0.14 2 2 2 0.12 0.12 0.10 0.06 0.06 0.05 7 Quản trị chiến lược và kinh doanh hiệu quả GVHD: TS. Trương Quang Dũng cc 12 13 14 15 16 ngày càng bị thu hẹp Nguồn lao động Thu nhập quốc dân tăng Chính sách bảo hộ ngành dược phẩm của nhà nước Sự phát triển của ngành dược trong và ngoài nước Thị hiếu của người tiêu dùng Tổng cộng 0.06 0.06 0.06 3 3 3 0.18 0.18 0.18 0.06 2 0.12 0.07 1.00 2 0.14 2.52 3.3. Phân tích Cơ hội (O) và các mối đe dọa (T) qua ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE): + Các cơ hội (O): ♦ Luật pháp-Chính trị ổn định: Là cơ hội tốt cho SaoKim Pharma hoạt động sản xuất kinh doanh và các đối tác trong và ngoài nước an tâm đầu tư vào thị trường Việt Nam, để trở thành đối tác kinh doanh với SaoKim Pharma. ♦ Sự phát triển khoa học kỹ thuật-công nghệ sinh học: Chính sự phát triển của khoa học công nghệ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển và nghiên cứu những sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu của thị trường. ♦ Chính phủ có các chính sách phát triển ngành dược nước nhà: Nước ta do phải chìm trong chiến tranh, ngành dược của chúng ta chỉ mới phát triển mạnh trong vài năm gần đây, sự hỗ trợ và quan tâm của Chính phủ giúp các công ty dược trong nước nói chung, SaoKim Pharma nói riêng có được điều kiện thuận lợi, phát triển tạo ưu thế cạnh tranh giá với các hãng dược nhập khẩu. Chủ trương của Nhà nước là điều kiện tốt để các doanh nghiệp dược phát triển. Hiện nay Chính phủ đang khuyến khích gia tăng sản xuất nguyên vật liệu trong nước, đây là cơ hội cho các công ty dược nước nhà. ♦ Nhu cầu về dược phẩm chất lượng cao tăng: Ngày nay người dân đòi hỏi những sản phẩm dược bày bán trên thị trường không chỉ bắt mắt mà chất lượng cũng phải cao, họ thường chuộng sử dụng sản phẩm ngoại nhập, chính vì vậy đòi hỏi các công ty dược trong nước phải chú trọng đến chất lượng sản phẩm: điều này thúc đẩy các công ty nhập mới máy móc, thiết bị qua đó các công ty có thể tạo ra sản phẩm chất lượng và cũng tạo lợi thế cạnh tranh với hàng nhập. ♦ Nông dân áp dụng khoa học công nghệ vào trồng nguyên liệu: Trình độ văn hóa của người dân ngày càng được nâng cao, tổ chức huấn luyện, giới thiệu các tiến bộ khoa học kỹ thuật cho nông dân được công ty SaoKim Pharma tổ chức thường xuyên góp phần giúp người dân trồng ra những cây nguyên liệu không chỉ có chất lượng mà tăng cả về số lượng và đáp ứng nhu cầu xuất khẩu của công ty. 8 Quản trị chiến lược và kinh doanh hiệu quả GVHD: TS. Trương Quang Dũng cc ♦ Thu nhập quốc dân tăng: Thu nhập của người dân tăng đồng nghĩa nhu cầu sử dụng thuốc có giá trị được người dân hết sức quan tâm, họ muốn đồng tiền bỏ ra phải nhận được những viên thuốc tốt, chữa dứt bệnh nhanh... Đây là cơ hội của công ty vì công ty đang đầu tư và sản xuất thuốc mang chất lượng, bên cạnh nguồn nguyên liệu công ty nhập về đa số là từ những quốc gia uy tín trên thế giới nên giá cả có hơi cao, với thu nhập tăng lên sẽ giúp người dân không khắt khe với giá cả nhiều nữa. ♦ Chính sách bảo hộ ngành dược nước nhà: Chính phủ cố gắng bảo hộ ngành dược theo tiến trình gia nhập WTO có thể mà Việt Nam cam kết, chính điều này buộc các doanh nghiệp dược nước ngoài không thể sản xuất và tự phân phối tại thị trường trong nước, vì vậy thị trường cạnh tranh dễ thở hơn cho các doanh nghiệp dược nước nhà. Nhưng khi hết thời gian bảo hộ thì ngành dược sẽ có một môi trường cạnh tranh gay gắt với sự xuất hiện của các tập đoàn dược lớn trên thế giới tràn vào thị trường Việt Nam. + Các mối đe dọa (T): ♦ Vùng nguyên liệu đầu vào trong nước: Mặc dù nguồn nguyên liệu trong nước chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất của các công ty dược, nhưng sự cạnh tranh thu mua nguyên liệu của các công ty cũng diễn ra hết sức cạnh tranh. Bên cạnh đó với việc phát triển và đô thị hóa hiện nay của nước ta cũng làm diện tích đất của người dân phần nào bị thu hẹp. ♦ Giá cả xăng dầu, vật tư nông nghiệp tăng cao: Làm tăng chi phí đầu vào, tăng giá thành sản xuất cũng làm ảnh hưởng tới đầu tư vào sản xuất cây nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy của người dân. ♦ Thị trường cạnh tranh trong ngành gay gắt: mặc dù sự cạnh tranh của các công ty nước ngoài chưa nhiều nhưng sự cạnh tranh giữa các công ty dược trong nước là hết sức gay gắt. Công ty Dược Hậu Giang nổi lên như là anh cả, và nhiều công ty cổ phần khác lên sàn giao dịch tạo uy thế cho riêng mình như Dược Hà Tây, Dược Cửu Long, Dược Viễn Đông,…Đây là nguy cơ trực tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển của SaoKim Pharma. ♦ Tác động gia nhập WTO: Việt Nam gia nhập WTO là cơ hội để các công ty có điều kiện giao lưu hợp tác mở rộng thị trường ra thế giới, nhưng do ngành dược là ngành còn non yếu nên việc gia nhập WTO của nước nhà tuy có giúp các công ty dược thuận lợi hơn trong việc tiếp cận công nghệ máy móc hiện đại của các quốc gia như Anh, Pháp, Đức, Mỹ,..nhưng nguy cơ thì cũng cực kỳ lớn: khi hết hạn bảo hộ các tập đoàn dược lớn trên thế giới sẽ nhảy ngay vào thị trường Việt Nam, với hơn 87 triệu dân đây chính là một miếng mồi ngon cho các tập đoàn đa quốc gia, và thực tế trong những năm gần đây họ đã và đang tiến hành nghiên cứu về thị trường Việt Nam và chỉ chờ thời cơ đến là hành động. 9 Quản trị chiến lược và kinh doanh hiệu quả GVHD: TS. Trương Quang Dũng cc ♦ Giá nguyên liệu đầu vào bấp bênh: Do tình hình kinh tế thế giới khó khăn, chính vì vậy đã làm cho giá nguyên liệu nhập khẩu đầu vào bị đẩy lên cao, điều này đã làm tăng chi phí và giá thành sẽ bị đẩy lên cao, tạo rất nhiều khó khăn cho công ty. ♦ Diện tích đất trồng cây nguyên liệu ngày càng bị thu hẹp: Diện tích đất ngày càng giảm là do nước ta đang phát triển, là nguyên nhân ra đời của các khu công nghiệp, khu dân cư cao tầng có cả diện tích đất sản xuất của người dân dẫn đến người dân phải thu hẹp diện tích trồng cây nguyên liệu cho các công ty, điều này đe dọa đến nguyên liệu đầu vào trong nước của công ty SaoKim Pharma. ♦ Nguồn lao động: Mặc dù Việt Nam là nước đông dân thứ 14 trên thế giới, nhưng ngành dược là ngành đặc thù và đòi hỏi các nhân viên của công ty phải có kiến thức chuyên sâu về ngành dược, trong khi Việt Nam lại đang thiếu hụt lao động cho ngành dược: toàn quốc đang có khoảng hơn 14000 dược sĩ đại học và trên đại học, 30000 dược sĩ trung học, 33000 dược tá. Như vậy, tỷ lệ dược sĩ tại Việt Nam mới chỉ đạt 1,5 dược sĩ trên 1 vạn dân. Một con số quá ít. Điều này sẽ gây khó khăn cho công tác tuyển dụng của công ty. ♦ Sự phát triển của ngành dược trong và ngoài nước: Chính sự phát triển mạnh mẽ của ngành dược trong và ngoài nước trong những năm gần đây đã tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt cho ngành dược. Một ngành có thể coi là thu về rất nhiều lợi nhuận và ít bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế nhất. Đây chính là mối đe dọa lớn nếu SaoKim Pharma không có những chiến lược phát triển hợp lý để tồn tại và phát triển. ♦ Thị hiếu của người tiêu dùng: Do người Việt Nam ưa dùng hàng ngoại hoặc hàng đã được quảng cáo ăn sâu vào tiềm thức nên việc thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng Việt Nam là rất khó: ví dụ: đến tiệm là hỏi panadol, không có đi tiệm khác. IV. Tầm nhìn, sứ mạng và mục tiêu phát triển của công ty: 4.1. Tầm nhìn: Giữ vững vị thế công ty sản xuất, phân phối dược phẩm chất lượng cao, ứng dụng những công nghệ tiên tiến vào sản xuất, cung cấp nguyên vật liệu dược phẩm cho các tập đoàn dược phẩm trong nước và quốc tế. Trở thành tập đoàn y dược hàng đầu trong nước. 4.2. Sứ mạng: - Áp dụng một cách hiệu quả những công nghệ bào chế dược phẩm mới nhất và tiên tiến nhất để sản xuất ra các dược phẩm thiết yếu, chất lượng cao để góp phần giảm giá thành phục vụ cho cộng đồng Việt Nam và khu vực. - Tăng hiệu quả kinh tế xã hội thông qua phát triển ngành xuất khẩu dược phẩm và nguyên liệu ra thế giới. 10 Quản trị chiến lược và kinh doanh hiệu quả GVHD: TS. Trương Quang Dũng cc - Cung cấp các dịch vụ y dược hàng đầu Việt Nam trong tương lai gần. 4.3. Mục tiêu: - Mở rộng quy mô sản xuất, nâng công suất sản xuất lên 4 tỉ viên (dạng viên và dạng bột) các loại/năm. - Mở rộng thị trường sang các nước thuộc khối ASEAN (Lào, Campuchia,...) và các nước Trung-Nam Phi - Tham gia thị trường chứng khoán để quảng bá thương hiệu và thu hút thêm vốn đầu tư nhằm gia tăng nguồn vốn. - Tối đa hóa giá trị công ty, tăng thu nhập cổ đông. V. Xây dựng ma trận QSPM để chọn lựa chiến lược: Chúng ta xây dựng các ma trận QSPM theo các nhóm SO, ST, WO, WT và từ đó chọn lựa chiến lược nào có điểm số TAS cao nhất theo từng nhóm. Tùy theo năng lực hiện tại của công ty, tình hình kinh doanh thực tế, công ty SaoKim Pharma sẽ chọn ra các chiến lược kinh doanh phù hợp nhất, trong mỗi nhóm chiến lược SO, ST, WO, WT công ty sẽ chọn 1 đến 2 chiến lược có số điểm TAS là cao nhất. 5.1. Ma trận QSPM nhóm SO: Ma trận QSPM nhóm SO được xây dựng từ việc phối hợp các điểm mạnh bên trong và các cơ hội bên ngoài, nhằm phát huy các điểm mạnh thông qua việc tận dụng các cơ hội của môi trường bên ngoài. Bảng 3: Ma trận QSPM nhóm SO CÁC YẾU TỐ QUAN TRỌNG 1 2 3 4 5 6 Phân loại 1. Các yếu tố bên trong (S) Hoạt động bán hàng Chất lượng sản phẩm Thương hiệu của công ty Năng lực tài chính Trình độ chuyên môn của nhân viên Năng lực sản xuất 3 3 3 3 4 3 11 Chiến lược có thể thay đổi Phát triển thị Đa dạng hóa trường sản phẩm AS TAS AS TAS 4 4 3 4 4 3 12 12 9 12 16 9 3 3 3 3 3 3 9 9 9 9 12 9 Quản trị chiến lược và kinh doanh hiệu quả GVHD: TS. Trương Quang Dũng cc 7 8 9 10 1 2 3 4 5 6 7 Công nghệ chế biến sản phẩm Tinh thần làm việc của người lao động Thu nhập của người lao động Văn hóa công ty 2. Các yếu tố bên ngoài (O) Luật pháp-Chính trị ổn định Sự phát triển khoa học kỹ thuật -Công nghệ sinh học Chính phủ có các chính sách phát triển ngành dược phẩm nước nhà Nhu cầu về dược phẩm chất lương tăng cao Nông dân áp dụng khoa học kỹ thuật vào việc trồng nguyên liệu Thu nhập quốc dân tăng Chính sách bảo hộ ngành dược phẩm của nhà nước Tổng cộng 3 3 3 3 3 3 2 3 9 9 6 9 3 3 2 3 9 9 6 9 3 3 3 3 9 9 2 2 6 6 3 4 12 3 9 3 4 12 3 9 3 3 9 3 9 3 3 3 3 9 9 3 3 9 9 172 147 Theo bảng 3 ta thấy, trong hai chiến lược của nhóm SO chúng ta chọn chiến lược phát triển thị trường vì có TAS =172 cao hơn chiến lược đa dạng hóa với TAS= 147. 5.2. Ma trận QSPM nhóm ST: Ma trận QSPM nhóm ST được xây dựng từ việc kết hợp các điểm mạnh bên trong và các đe dọa bên ngoài, nhằm tận dụng các điểm mạnh để khắc chế các đe dọa bên ngoài. Bảng 4: Ma trận QSPM nhóm ST CÁC YẾU TỐ QUAN TRỌNG 1 2 3 4 5 1. Các yếu tố bên trong (S) Hoạt động bán hàng Chất lượng sản phẩm Thương hiệu của công ty Năng lực tài chính Trình độ chuyên môn của nhân viên Chiến lược có thể thay đổi Phân loại Chiến lược khác Chiến lược hội nhập biệt sản phẩm theo chiều dọc AS TAS AS TAS 3 3 3 3 4 12 3 3 3 4 4 9 9 9 12 16 3 4 3 4 4 9 12 9 12 16 Quản trị chiến lược và kinh doanh hiệu quả GVHD: TS. Trương Quang Dũng cc 6 7 8 9 10 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Năng lực sản xuất Công nghệ chế biến sản phẩm Tinh thần làm việc của người lao động Thu nhập của người lao động Văn hóa công ty 2. Các yếu tố bên ngoài (T) Vùng nguyên liệu đầu vào trong nước Giá cả xăng dầu, vật tư nông nghiệp tăng cao Thị trường cạnh tranh trong ngành gay gắt Tác động gia nhập WTO Giá nguyên liệu đầu vào bấp bênh Diện tích đất trồng nguyên liệu ngày càng bị thu hẹp Nguồn lao động Sự phát triển của ngành dược trong và ngoài nước Thị hiếu của người tiêu dùng Tổng cộng 3 3 3 2 4 2 6 12 6 2 3 3 6 9 9 3 3 2 3 6 9 2 3 6 9 2 2 4 4 8 2 3 6 3 6 2 4 8 4 8 2 2 2 3 2 2 6 4 4 4 2 3 8 4 6 2 2 2 2 4 4 2 3 4 6 2 4 8 142 3 6 153 Theo bảng 4, trong hai chiến lược nhóm ST ta chọn chiến lược hội nhập theo chiều dọc vì có điểm TAS là 153 cao hơn chiến lược khác biệt hóa sản phẩm có điểm TAS = 142 điểm. 5.3. Ma trận QSPM nhóm WO: Ma trận QSPM nhóm WO được xây dựng từ các điểm yếu bên trong của doanh nghiệp và các cơ hội bên ngoài, nhằm mục đích hạn chế các điểm yếu thông qua việc tận dụng các cơ hội. Bảng 5: Ma trận QSPM nhóm WO Phân loại CÁC YẾU TỐ QUAN TRỌNG 1 2 3 4 1. Các yếu tố bên trong (W) Hoạt động Marketing Hình thức mẫu mã bao bì sản phẩm Sản phẩm đa dạng Năng lực nghiên cứu- phát triển sản phẩm Chiến lược có thể thay đổi Chiến lược đầu tư Chiến lược tăng các mối quan hệ cường hoạt động quốc tế Marketing-Mix AS TAS AS TAS 2 2 3 3 6 6 4 4 8 8 2 2 3 3 6 6 4 4 8 8 13 Quản trị chiến lược và kinh doanh hiệu quả GVHD: TS. Trương Quang Dũng cc 5 6 Năng lực quản trị Quan hệ hợp tác quốc tế 2. Các yếu tố bên ngoài (O) Luật pháp-Chính trị ổn định Sự phát triển khoa học kỹ thuật Công nghệ sinh học Chính phủ có các chính sách phát triển ngành dược phẩm nước nhà Nhu cầu về dược phẩm chất lượng tăng cao Nông dân áp dụng khoa học kỹ thuật vào việc trồng nguyên liệu Thu nhập quốc dân tăng Chính sách bảo hộ ngành dược phẩm của nhà nước Tổng cộng 1 2 3 4 5 6 7 2 2 3 4 6 8 4 3 8 6 3 3 4 3 12 9 4 3 12 9 3 4 12 4 12 3 2 6 4 12 3 2 6 4 12 3 3 3 3 9 9 4 3 12 9 101 124 Theo bảng 5, chúng ta chọn chiến lược tăng cường hoạt động Marketing — Mix vì có TAS =124 điểm cao hơn chiến lược đầu tư các mối quan hệ quốc tế chỉ có TAS= 101 điểm. 5.4. Ma trận QSPM nhóm WT: Ma trận QSPM nhóm WT được xây dựng từ việc kết hợp các điểm yếu bên trong và các đe dọa bên ngoài nhằm giúp công ty phòng thủ trước các đe dọa của môi trường bên ngoài. Bảng 6: Ma trận QSPM nhóm WT Phân loại CÁC YẾU TỐ QUAN TRỌNG 1 2 3 4 5 6 1 1. Các yếu tố bên trong (W) Hoạt động Marketing Hình thức mẫu mã bao bì sản phẩm Sản phẩm đa dạng Năng lực nghiên cứu- phát triển sản phẩm Năng lực quản trị Quan hệ hợp tác quốc tế 2. Các yếu tố bên ngoài (T) Vùng nguyên liệu đầu vào trong nước Chiến lược có thể thay đổi Chiến lược cạnh Chiến lược củng tranh về giá cố và phát triển thương hiệu AS TAS AS TAS 2 2 4 4 8 8 4 4 8 8 2 2 3 3 6 6 4 4 8 8 2 2 3 3 6 6 4 3 8 6 2 4 8 3 6 14 Quản trị chiến lược và kinh doanh hiệu quả GVHD: TS. Trương Quang Dũng cc 2 3 4 5 6 7 8 9 Giá cả xăng dầu, vật tư nông nghiệp tăng cao Thị trường cạnh tranh trong ngành gay gắt Tác động gia nhập WTO Giá nguyên liệu đầu vào bấp bênh Diện tích đất trồng nguyên liệu ngày càng bi thu hẹp Nguồn lao động Sự phát triên của ngành dược trong và ngoài nước Thị hiếu của người tiêu dùng Tổng cộng 2 3 6 3 6 2 4 8 4 8 2 2 3 3 6 6 4 3 8 6 2 3 6 3 6 2 2 3 3 6 6 3 4 6 8 2 3 6 98 4 8 108 Trong các chiến lược nhóm WT ta chọn chiến lược củng cố và phát triển thương hiệu vì có TAS =108 điểm cao hơn chiến lược cạnh tranh về giá chỉ có TAS=98 điểm. Đây là chiến lược phòng thủ, giúp SaoKim Pharma hạn chế điểm yếu của công ty trước các mối đe dọa từ môi trường kinh doanh bên ngoài. 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan