Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luận phân tích môi trường kinh doanh của campuchia...

Tài liệu Tiểu luận phân tích môi trường kinh doanh của campuchia

.DOC
31
171
123

Mô tả:

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU................................................................................................................Trang: 2 CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH TẠI CAMPUCHIA...........................................................................................................................3 I. MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN............................................................................................3 1. Vị trí địa lý.....................................................................................................................3 2. Địa hình..........................................................................................................................3 3. Khí hậu và sông ngòi.....................................................................................................4 3.1. Khí hậu...................................................................................................................4 3.2. Sông ngòi...............................................................................................................5 4. Tài nguyên thiên nhiên.................................................................................................6 II. MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA – XÃ HỘI VÀ NHÂN KHẨU HỌC............................7 1. Dân số.............................................................................................................................7 1.1. Kết cấu dân số........................................................................................................7 1.2. Dân tộc, tôn giáo và ngôn ngữ..............................................................................8 2. Văn hóa..........................................................................................................................9 2.1. Phong tục tập quán................................................................................................9 2.3. Ẩm thực................................................................................................................11 2.3. Lễ hội....................................................................................................................11 III. MÔI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ - PHÁP LUẬT..........................................................12 1. Thể chế và cơ cấu hành chính....................................................................................12 2. Vị thế trên trường quốc tế..........................................................................................13 3. Hệ thống pháp luật......................................................................................................14 IV. MÔI TRƯỜNG KINH TẾ.........................................................................................15 1. Tiền tệ...........................................................................................................................15 2. Tăng trường kinh tế....................................................................................................16 3. Tình trạng lạm phát....................................................................................................17 4. Tình trạng xuất nhập khẩu........................................................................................18 5. Các chính sách kinh tế................................................................................................20 5.1. Các quy định về đầu tư........................................................................................20 5.2. Chính sách thuế...................................................................................................22 CHƯƠNG II. PHÂN TÍCH CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TẠI CAMPUCHIA...........................................................................25 I. TỔNG QUAN VỀ QUAN HỆ KINH TẾ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – CAMPUCHIA.........................................................................................................................25 1. Văn bản đã ký kết.......................................................................................................25 2. Hợp tác thương mại....................................................................................................25 3. Hợp tác đầu tư.............................................................................................................27 II. PHÂN TÍCH CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG CAMPUCHIA..........................................................................27 1. Cơ hội...........................................................................................................................27 2. Thách thức...................................................................................................................29 III. MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT.....................................................................................30 1. Cần có chiến lược giá..................................................................................................30 2. Quan tâm hệ thống phân phối...................................................................................32 3. Thị trường thích khuyến mại.....................................................................................34 Trang: 1 KẾT LUẬN..............................................................................................................................36 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................37 LỜI MỞ ĐẦU Nếu nói doanh nghiệp giống như một cơ thể sống, để tồn tại và phát triển doanh nghiệp ấy không chỉ hoàn thiện bộ máy tổ chức mà còn phải tìm cách thích nghi trong một môi trường luôn biến động. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, ranh giới giữa các quốc gia ngày càng trở nên mong manh và các doanh nghiệp có xu hướng mở rộng sản xuất kinh doanh ra nước ngoài. Khi đó, doanh nghiệp phải đặc biệt quan tâm tới các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô và tìm ra cơ hội cũng như thách thức cho hoạt động của doanh nghiệp. Trong những năm gần đây, Việt Nam được coi là điểm đến hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, nhất là từ khi ra nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Tuy nhiên, bên cạnh đó, cũng có rất nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang mở rộng hoạt động ra nước ngoài và tìm kiếm thị trường mới. Trong đó, Campuchia đang được coi là điểm đến hấp dẫn cho các doanh nghiệp Việt Nam do có đường biên giới chung, và có mối quan hệ kinh tế, văn hóa, xã hội, lịch sử gần gũi. Do đó, trong bài tiểu luận này, với đề tài “Phân tích môi trường kinh doanh tại Campuchia, cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam” người viết xin phân tích các yếu tố thuộc về môi trường vĩ mô của Campuchia để tìm ra cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam. Bài tiểu luận sẽ gồm 2 phần: Chương 1: Giới thiệu chung về môi trường kinh doanh tại Campuchia Chương 2: Phân tích cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam tại Campuchia. CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH TẠI CAMPUCHIA. I. MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN 1. Vị trí địa lý Trang: 2 Campuchia tên chính thức là Vương quốc Campuchia, còn gọi là Chân Lạp quốc, Cao Miên quốc, là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương, ở vùng Đông Nam Á, giáp với vịnh Thái Lan ở phía nam, Thái Lan ở phía Tây, Lào ở phía Bắc và Việt Nam ở phía Đông. Diện tích Campuchia khoảng 181.040 km 2, có 800 km biên giới với Thái Lan về phía Bắc và phía Tây, 541 km biên giới với Lào về phía Đông bắc và 1.137 km biên giới với Việt Nam về phía Đông và Đông nam. Nước này có 443 km bờ biển dọc theo Vịnh Thái Lan. Vị trí địa lý đó cho phép Campuchia có thể giao thương với các nước láng giềng thông qua cửa khẩu và giao lưu quốc tế với hệ thống các cảng biển. 2. Địa hình Campuchia có địa hình đồng bằng thấp trũng tại miền Trung, bao quanh bởi khu vực núi và cao nguyên phía Đông Bắc. Phía Tây Nam là khu vực đồng bằng duyên hải. Địa hình Campuchia có thể được chia thành 4 khu vực theo yếu tố phát triển du lịch là Vùng đồng bằng Đông Nam, Vùng trung bộ bao quanh Biển Hồ, Vùng duyên hải Tây Nam và vùng núi cao nguyên Đông Bắc. Như vậy, Campuchia có sự đan xen kết hợp của nhiều loại địa hình là đồng bằng, đồi núi thấp, cao nguyên và những dãy núi cao bị cắt xẻ. Ngoài ra Campuchia còn có vùng duyên hải nằm sát vịnh Thái Lan, ngăn cách Campuchia với tiểu lục địa Malacca của Malaysia. Đây là một vịnh khá lớn, độ sâu chỉ từ 50m đến 81m với đáy biển bằng phẳng. Campuchia có 60 hòn đảo lớn nhỏ nằm trong khu vực này, bao gồm: 23 hòn đảo thuộc tỉnh Koh Kong, 2 hòn đảo thuộc Kampot, 22 hòn đảo thuộc Sihanoukville và 13 hòn đảo thuộc Kep. Như vậy, với một vùng đồng bằng rộng lớn, được bồi đắp phù sa cho phép Campuchia phát triển nông nghiệp, trồng lúa nước. Dân cư ở đây tập trung đông đúc, địa hình bằng phẳng thuận lợi trong việc xây dựng các tuyến đường giao thông quan trọng, đẩy mạnh công nghiệp, giao thương và phát triển kinh tế vùng. Ngoài ra với vùng duyên hải nằm sát vịnh Thái Lan cũng là lợi thế cho Campuchia trong việc xây dựng các cảng biển, mở rộng hoạt động giao lưu buôn bán với các nước trên thế giới. Tuy nhiên, địa hình đồi núi với nhiều dãy núi cao bị cắt xẻ trải dọc khu vực biên giới Campuchia với các nước láng giềng như Thái Lan, Lào Việt Nam gây trở ngại trong việc phát triển giao thông kết nối khu vực đồng bằng trung tâm với khu vực biên giới. Dân số ở khu vực này cũng thưa thớt, phân bố rải rác. Do đó Campuchia khó khăn trong việc kêu gọi đầu tư phát triển kinh tế ở đây. Từ đó, kinh tế có sự phát triển phân hóa theo vùng miền. 3. Khí hậu và sông ngòi 3.1. Khí hậu Giống như phần còn lại của châu Á, khí hậu Campuchia chịu ảnh hưởng của gió mùa, trở thành vùng nhiệt đới ẩm và khô theo mùa một cách rõ rệt. Các luồng không khí của gió mùa gây ra bởi các áp cao và áp thấp. Vào mùa hè, luồng khí từ gió mùa tây nam chứa đầy hơi nước thổi đến từ Ấn Độ Dương. . Luồng khí sẽ đảo ngược vào mùa đông, và gió mùa đông bắc mang đến luồng không khí khô. Gió mùa tây nam mang kéo dài từ giữa tháng 5 đến giữa tháng 9 hay đầu tháng 10, còn gió mùa đông bắc kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3. Một phần ba ở phía nam của đất nước có mùa khô Trang: 3 kéo dài 2-3 tháng; còn hai phần ba ở phía bắc có 4 tháng mùa khô. Một thời kỳ chuyển tiếp ngắn, đánh dấu bằng một số khác biệt trong độ ẩm nhưng chỉ thay đổi nhỏ trong nhiệt độ, xuất hiện giữa các mùa. Nhiệt độ khá đồng nhất tại toàn bộ khu vực bồn địa Tonle Sap, dao động trung bình khoảng 25 °C (77,0 °F). Nhiệt độ trung bình cao là 280 °C (536,0 °F); nhiệt độ trung bình thấp khoảng 2.298 °C (4.168 °F). Nhiệt độ có thể lên trên 32 °C (89,6 °F), tuy nhiên chỉ xuất hiện và giai đoạn trước khi bắt đầu mùa mưa, song có thể lên tới trên 38 °C (100,4 °F). Nhiệt độ tối thiểu hiếm khi xuống dưới 10 °C (50 °F). Tháng giếng là tháng mát mẻ nhất còn tháng 4 là tháng ấm nhất. Bão nhiệt đới thường đi vào bờ biển Việt Nam song hiếm khi gây thiệt hại cho Campuchia. Lượng mưa trung bình tại Campuchia thường dao động từ 1.000 và 1.500 milimét (39,4 và 59,1 in). Lượng mưa trung bình từ tháng 4 đến tháng 9 ở bồn địa Tonle Sap và vùng đất thấp Mê Kông là 1.300 đến 1.500 milimét (51,2 đến 59,1 in), song thay đổi đáng kể giữa các năm. Lượng mưa xung quanh bồn địa tăng theo độ cao. Lượng mưa lớn nhất là ở dãy núi dọc theo bờ biển tây nam, với từ 2.500 milimét (98,4 in) đến hơn 5.000 milimét (196,9 in) hàng năm do ảnh hưởng của gió mùa tây nam. Khu vực này có lượng mưa rất lớn tuy nhiên do địa hình nên hầu hết lượng nước chảy ngay ra biển; chỉ có một phần nhỏ đổ vào các con sông chảy trong bồn địa. Độ ẩm vào ban đêm tương đối cao trong suốt năm; thường vượt quá 90%. Vào ban ngày mùa khô, độ ẩm trung bình chỉ khoảng 50% hoặc thấp hơn, nhưng lên mức 60% vào mùa mưa. 3.2. Sông ngòi Ngoại trừ một số con sông nhỏ ở phía tây nam, hầu hết các con sông và hệ thống sông tại Campuchia đều đổ vào Tonle Sap hay sông Mê Kông. Phnom Kravanh và dãy núi Damrei tạo thành một đường phân nước. Ở phía đông, các công sông đổ nước vào Tonle Sap, trong khi các con sông ở sườn tây chảy ra vịnh Thái Lan. Tuy vậy, ở phía cực nam của dãy Damrei, do ảnh hưởng của địa hình, một số con sông nhỏ chảy về phía nam và lệch sang phía đông của đường phân nước. Từ biên giới Campuchia-Lào, sông Mê Kông chảy theo hướng nam đến điểm dưới thành phố Kratie, tại đây, sông chảy 50 km về phía tây và sau đó theo hướng tây nam đến thủ đô Phnom Penh. Ở phía trên Kratie, dòng sông có nhiều thác ghềnh, còn từ Kampong Cham, dòng sông khá hiền hòa, và khu vực hai bên bờ sông thường bị ngập lụt vào giai đoạn từ tháng 6 đến tháng 11. Tại Phnôm Pênh, bốn dòng nước gặp nhau ở một điểm gọi là Chattomukh (Bốn mặt). Sông Mê Kông chảy từ hướng đông bắc xuống và sông Tonle Sap nối với Tonle Sap ở tây bắc. Chúng hợp lưu rồi phân ngay thành 2 dòng nước là sông Mê Kông (tức sông Tiền) và sông Basak (sông Hậu), và chảy độc lập với nhau qua vùng dồng bằng châu thổ tại Campuchia và Việt Nam rồi đổ ra biển Đông. Lưu lượng nước vào Tonle Sap là tùy thuộc theo mùa. Vào tháng 9 hay tháng 10, dòng chảy của sông Mê Kông, được cấp thêm từ các trận mưa do gió mùa, tăng lên đến điểm mà các dòng chảy qua đồng bằng không thể chứa được nữa. Lúc này, dòng nước bị đẩy về phía bắc theo sông Tonle Sap và đổ vào the Tonle Sap, do đó làm tăng kích thước của hồ từ khoảng 2.590 km² đến khoảng 24.605 km² vào cao điểm mùa lũ. Trang: 4 Sau khi nước sông Mê Kông lên đến đỉnh và các dòng chảy phía hạ du có thể chứa được dung tích nước, dòng sông đảo ngược và chảy từ hồ ra sông. Sau khi nước rút khỏi Tonle Sap, nó để lại một lớp trầm tích mới. Các trận lụt hàng năm, cộng với việc thoát nước yếu quanh hồ, đã biến vùng xung quanh Tonle Sap thành một đầm lầy khó có thể sử dụng cho mục đích nông nghiệp vào mùa khô. Lượng trầm tích lắng đọng trong hồ vào giai đoạn lũ lụt lớn hơn lượng được sông Tonle Sap mang đi sau đó. Dần dấn, hiện tượng bồi lắng hồ có vẻ đang xảy ra; khi mực nước thấp, nó chỉ sâu khoảng 1,5m, còn trong mùa lũ, độ sâu là từ 10 đến 15 mét. Kết luận: Campuchia là nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa, được phân hóa rõ thành 2 mùa là mùa mưa và mùa khô, nhiệt độ và lượng mưa trung bình cao, là những yếu tố thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp; trồng rừng, cây công nghiệp, kết hợp với khai thác và chế biến gỗ. Ngoài ra với hệ thống sông ngòi chằng chịt trong đó có dòng sông lớn chảy qua là sông Mekong. Lưu lượng nước lớn, cũng được phân hóa rõ thành 2 mùa là mùa mưa và mùa khô, nhiều thác ghềnh, dốc ở thượng nguồn, hiền hòa và mở rộng ở hạ lưu là những yếu tố thuận lợi cho việc phát triển thủy điện, nuôi trồng đánh bắt thủy sản và giao thông đường thủy. Ngoài ra lưu lượng nước lớn và được dự trữ ở hồ Tonle Sap cũng đảm bảo cung cấp đủ nước tưới cho nông nghiệp và nước sinh hoạt cho người dân. 4. Tài nguyên thiên nhiên Campuchia được coi là nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú với các loại tài nguyên như gỗ, khoáng sản và quặng kim loại, thủy điện, dầu mỏ…. Bên cạnh tài nguyên đất cho phát triển nông nghiệp, Campuchia còn có nguồn tài nguyên rừng phong phú với hơn 70% diện tích có rừng bao phủ. Gỗ là nguồn lâm sản chính của Campuchia. Về các nguồn khoáng sản và quặng kim loại, trước kia người ta cho rằng trữ lượng của Campuchia không lớn lắm. Trong những năm 1950 và 1960, các chuyên gia Trung Quốc phát hiện trữ lượng quặng sắt khoảng 5.2 triệu tấn ở tỉnh Christian Chun và khoảng 120,000 tấn quặng Mangan ở tỉnh Kampong Thum. Ngoài ra, một số tỉnh phía Bắc cũng có quặng sắt, trữ lượng khoảng 2.5 – 4.8 triệu tấn. Campuchia cũng có một số khoáng sản quý khác như bạc, hồng ngọc, … nhưng trữ lượng khá khiêm tốn. Đáng lưu ý nhất là đầu năm 2010, một mỏ vàng với trữ lượng khoảng 8.1 triệu tấn quặng đã được phát hiện ở tỉnh Mondulkiri, phía đông bắc Campuchia, gần biên giới với Việt Nam. Tài nguyên nước cũng đáng kể, trong đó không thể không tính đến tiềm năng thủy điện từ việc thay đổi dòng chảy của sông Mê Kông. Tuy nhiên, việc khai thác tài nguyên nước quá mức để làm thủy điện đang đặt ra những thách thức đối với vấn đề môi trường. Campuchia cũng được kỳ vọng là có tiềm năng về dầu mỏ, do các quốc gia Đông Nam Á láng giềng có chung thềm lục địa cũng đã khai thác được tài nguyên này. Tuy trữ lượng dầu hiện nay chưa được ước tính chính xác (hoặc chưa được công bố), Trang: 5 nhưng một số tập đoàn lớn như Chevron (Mỹ), GS Caltex của Hàn Quốc, Mitsui Oil Exploration Holding của Nhâ ̣t Bản và KrisEnergy (Singapore) đã tham gia khoan thăm dò dầu khí tại Campuchia. Hiện nay đã có 22 giếng được khoan thăm dò tại thềm lục địa Campuchia (Vịnh Thái Lan). Trữ lượng ước tính của lô A là khoảng 500 triệu thùng, nhưng hiện nay chỉ có khả năng khai thác khoảng 15-20% do địa tầng phức tạp. Như vậy, với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, Campuchia mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực khai thác và chế biến khoáng sản. Trong đó đặc biệt là dầu mỏ. Do trình độ khoa học kỹ thuật của Campuchia còn hạn chế, chưa có khả năng tự khai thác dầu khí ở ngoài biển nên các doanh nghiệp nước ngoài có thể hợp tác cùng Chính phủ Campuchia đầu tư vào lĩnh vực này. II. MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA – XÃ HỘI VÀ NHÂN KHẨU HỌC 1. Dân số 1.1. Kết cấu dân số Dân số Campuchia năm 2008 là 14 triệu người, với khoảng 47% nam giới. Tỷ lệ tăng dân số trung bình 2.89%/năm (từ năm 1990 đến 2008). Tỷ lệ biết chữ là 76.1% và tỷ lệ dân thành thị đạt 18% vào năm 2008, tăng khoảng 4.5% mỗi năm. Giai đoạn 1990 - 1998 là giai đoạn bùng nổ dân số với tốc độ tăng trung bình 4.3%/năm. Hiện nay, tốc độ tăng dân số của Campuchia đã giảm khá nhiều và ổn định khoảng 1.3%/năm. Tuy vậy, tốc độ này vẫn cao hơn nhiều so với các nước đang phát triển khác. Ngoài ra, mật độ dân số của Campuchia vào khoảng 80 người/km2, tương đối thấp so với các nước khác (Việt Nam khoảng 270 người/km2, tốc độ tăng dân số 1.2%/năm). Biểu đồ 1. Tốc độ tăng trưởng dân số Campuchia giai đoạn 1990-2008 Trang: 6 Do hậu quả của nội chiến và những tàn tích chiến tranh, dân số Campuchia thuộc hàng trẻ nhất tuổi vùng sông Mekong với hơn 50% dưới độ tuổi 22. Dân số trong độ tuổi lao động (15-64) chiếm khoảng 62% trong năm 2008. Số lao động có việc làm chiếm khoảng 58% dân số, trong đó có 60% làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, 8,53% làm việc trong ngành chế tạo, chỉ có 0,2% làm việc trong ngành khai khoáng, còn lại 32% làm việc trong lĩnh vực khác. Với cơ cấu dân số trẻ, trong độ tuổi tiêu dùng và đang tăng trưởng nhanh, Campuchia được kỳ vọng là một thị trường tiềm năng trong tương lai không xa. Đặc biệt khi sản xuất trong nước không đáp ứng hết nhu cầu người dân, nhu cầu đối với hàng nhập khẩu với giá rẻ rất lớn, là cơ hội tốt cho hàng tiêu dùng của Việt Nam xuất sang Campuchia. Ngoài ra, lực lượng lao động trẻ dồi dào, giá rẻ là một trong những nhân tố giúp Campuchia thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tuy nhiên, do trình độ dân trí thấp, tỷ lệ mù chữ cao và kỹ năng, tay nghề của người lao động còn hạn chế chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nên đây có thể được coi là thách thức cho các doanh nghiệp nước ngoài khi muốn tìm kiếm nguồn nhân lực chất lượng cao ở Campuchia. 1.2. Dân tộc, tôn giáo và ngôn ngữ 90% dân số là người Khmer, đây chính là lý do mà công dân Campuchia được gọi là người mang “quốc tịch Khmer”. Bên cạnh đó còn có các dân tộc thiểu số như: người Mã Lai, người Lào, người Miến Điện, người Việt Nam, người Thái, người Hoa. Tiếng Khmer là ngôn ngữ chính thức tại Campuchia. Ngoài tiếng Khmer, tiếng Pháp vẫn được sử dụng khá rộng rãi, đặc biệt là trong thế hệ người lớn tuổi do thời gian là thuộc địa của Pháp vào đầu thế kỷ 20. Hiện nay một số trường đại học, nhất là những trường được chính phủ Pháp tài trợ, tiếng Pháp vẫn được dùng làm ngôn ngữ giảng dạy. Tuy nhiên, giới trẻ và giới kinh doanh đang có xu hướng ưa thích học và dùng tiếng Anh. Tiếng Việt cũng được sử dụng ở một số vùng biên giới với Việt Nam Đạo Phật được coi là quốc đạo ở Campuchia với khoảng 95% dân số theo đạo Phật. Ngoài ra còn có một thiểu số tín đồ Thiên chúa giáo, Hồi giáo,… Như vậy, dân số Campuchia tương đối thuần nhất về dân tộc, tôn giáo và ngôn ngữ. Do đó Campuchia không phải chịu những cuộc chiến tranh do mâu thuẫn sắc tộc, tôn giáo và là nhân tố giúp Campuchia duy trì sự ổn định về chính trị và giúp các doanh nghiệp nước ngoài yên tâm hơn khi đầu tư vào Campuchia. 2. Văn hóa Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi quyết định đầu tư hay bán sản phẩm dịch vụ vào một quốc gia nước ngoài đều phải quan tâm tới yếu tố văn hóa. Có thể nói, đây chính là một trong những nhân tố quan trọng khiến cho doanh nghiệp có thể nhanh chóng thành công hay thất bại. Campuchia là một quốc gia có bề dày truyền thống lịch sử. Do đó, văn hóa của quốc gia này cũng mang những nét đặc trưng đòi hỏi doanh nghiệp phải nghiên cứu và am hiểu khi đưa sản phẩm, dịch vụ ra thị trường. Một ví dụ điển hình là người Campuchia thích uống bia lon, không thích uống bia chai, do họ thường sử dụng những chai thủy tinh tròn to (hình thức giống chai bia) để đựng axit. Vì vậy, nếu một doanh nghiệp không am hiểu mà bán sản phẩm bia chai, họ sẽ nhanh chóng bị thất bại. Trang: 7 Tương tự như vậy, người Campuchia thích nghe radio. Do vậy, nếu doanh nghiệp biết được sở thích này, radio có thể là một kênh quảng bá sản phẩm hiệu quả đối với doanh nghiệp. Sau đây, là một số nét đặc trưng trong văn hóa Campuchia: 2.1. Phong tục tập quán  Giờ làm việc  Giờ làm việc của cơ quan văn phòng thương mại: sáng từ 7h30 tới 12h, chiều từ 13h30 tới 17h  Các văn phòng chính phủ: sáng từ 7h30 tới 11h30, chiều từ 14h tới 17h30.  Danh thiếp  Nên trao đổi danh thiếp sau khi chào hỏi ban đầu.  Nếu có thể thì nên in một mặt danh thiếp được dịch sang tiếng Khmer  Một số phong tục tập quán khác cần lưu ý.  Người Campuchia sống kín đáo, giản dị và nhã nhặn, họ thường chào nhau theo kiểu truyền thống chắp hai tay vào nhau như cầu nguyện , đầu hơi cúi. Họ coi trọng gia đình là hạt nhân, trong đó người phụ nữ đóng vai trò chính, gia đình bên vợ quan trọng hơn gia đình bên chồng. Khi đi dự đám cưới nên mặc quần áo màu sắc, tránh đen và trắng. Đám cưới thường mời 9 nhà sư đến làm lễ từ sáng sớm .  Người Campuchia luôn coi trọng sự bình tĩnh trong mọi trường hợp. Do vậy, nếu không muốn mất lòng đối tác hoặc muốn công việc thuận lợi thì thì tốt nhất không nên biểu lộ rõ sự bực tức.  Tuyệt đối không được chạm vào đầu ai dù chỉ muốn biểu lộ thái độ thân thiện vi ở Campuchia, hành động này được coi là sự sỉ nhục.  Dùng chân chỉ vào đồ vật cũng là hành động khiếm nhã, không lịch thiệp.  Nói to và các hoạt động náo nhiệt không được hoan nghênh còn mỉm cười và gật đầu sẽ mang lại sự thân thiện.  Các cử chỉ hành động biểu lộ tình cảm không được hoan nghênh nơi công cộng, đặc biệt là giữa những người khác giới.  Người Campuchia có thói quen xỉa răng bằng một tay, tay còn lại dùng để che miệng  Mặc dù không phải là quy định song một món quà nhỏ có biểu tượng của công ty, một lời mời cho bữa ăn trưa hay tối rất được hoan nghênh.  Chắp tay trước ngực và hơi cúi mình chào nhau thông dụng nhưu việc bắt tay ở các dân tộc khác. Nữ luôn chào theo kiểu truyền thống nhung nam giới thì có thể bắt tay. Người Campuchia không quá câu nệ, họ có thể chấp nhận người nước ngoài chào theo cách thức khác. Tuy nhiên, trong các buổi gặp mặt trịnh trọng. hình thức thì chào theo kiểu truyền thống được coi là lịch sự và rất được hoan nghênh.  Khi được người khác chào, bạn cần phải đáp lại, nếu không sẽ bị coi là rất bất lịch sự.  Do khí hậu nóng ấm nên chỉ cần mặc đơn giản trong hầu hết các trường hợp. Trong các cuộc gặp chính thức hoặc khi tham gia các nghi lễ, sự kiện thì càng mặc chỉnh tề, hình thức càng tốt. Quần shorts, áo ngắn, dép Sandals không được chấp nhận Trang: 8 khi vào các cơ quan nhà nước cũng như những địa điểm tín ngưỡng, tôn giáo. Đối với nữ giới, cần lưu ý không nên mặc đồ quá ngắn, không dùng các loại vải trong, mỏng trong bất kỳ trường hợp nào. Trên đây là một số lưu ý về phong tục tập quán mà các nhà đầu tư cần lưu ý khi đầu tư vào Campuchia. 2.3. Ẩm thực Món ăn Khmer có ảnh hưởng ít nhiều bởi món ăn của Ấn Độ và Trung Hoa để tạo thành một thực đơn đặc trưng. Trước đây bữa ăn tối truyền thống của người Khmer là ngồi trên sàn nhà quanh 1 cái bàn thấp và nhỏ. Món cari và các món khác được bày trên bàn cùng với món bắp cải và đậu xanh, thịt rán hay thịt xiên nướng, cua hay cá. Món canh chua nóng là một phần không thể thiếu trong bữa cơm của người Khmer được nấu bằng nồi đất và đặt ở giữa bàn. Cơm được xơi ra đĩa cho mọi người, người Khmer dùng thìa hoặc đũa để gắp thức ăn vào đĩa. Mỗi người ăn có một bát canh nhỏ riêng được múc ra từ nồi. Đó là kiểu ăn uống thời xưa mà đến nay cũng không thay đổi nhiều lắm và hầu hết ở các làng quê cách ăn uống kiểu này vẫn tồn tại. 2.3. Lễ hội  Các lễ hội lớn  Người Campuchia thường tổ chức một lễ hội theo một chừng mực nào đó và tập trung các gia đình, bạn bè đi xa một nơi nào đó hoặc ngoài tỉnh thành là điều bình thường, lễ hội là thời gian tốt nhất để người Khmer đi chơi và mua sắm . Ngày lễ hội lớn nhất trong năm là Bonn Chol Chnam Thmey ( tết đón năm mới ) vào giữa tháng 4 dương lịch. Tết là dịp để các thành viên trong gia đình sum họp và đi lễ chùa chiền. Vào thời điểm đó các chùa chiềm rất bận rộn để trang hoàng lại cổng chùa bằng hoa và lá cây dừa, các tượng phật được lau rửa sạch sẽ và mặc những bộ quần áo casa mới. Các gia đình cùng bạn bè mặc quần áo đẹp nhất đến chùa để làm lễ và cầu nguyện. Khi đi chùa họ chuẩn bị và mang theo đồ lễ cẩn thận để dâng như hoa quả, bánh kẹo, cơm, thức ăn và đồ uống. Lễ vật sẽ thay đổi tùy theo năm 12 con giáp ( giống như năm con vật tương ứng 12 con giáp của Trung Hoa).  Ngày hội tín ngưỡng quan trọng khác là ngày Bonn Phchum Ben thường diễn ra vào khoảng gần cuối tháng 9 hoặc đầu tháng 10 hàng năm. Theo phong tục truyền thống, mọi gia đình đều tin rằng đi lễ 7 chùa khác nhau để tỏ lòng kính trọng tổ tiên, nếu không sẽ phải gánh chịu những điều không may mắn trong năm tới.  Lễ hội bơi thuyền ( Bonn Oum Tuk ) diễn ra từ ngày 14,15,16/11 hàng năm vào dịp trăng tròn, đây là một trong những lễ hội lớn theo phong tục truyền thống của người Khmer, báo hiệu chấm dứt mùa mưa, khởi đầu mùa khô vào chào đón sự thay đổi dòng chảy từ sông Tonlesap chảy ra sông Mêkông.  Các ngày nghỉ lễ Campuchia được nghỉ lễ 25 ngày/năm, không kể thứ bảy và chủ nhật, bao gồm: Ngày 1/1 nghỉ đầu năm dương lịch ; Ngày 7/1 lật đổ chế độ diệt chủng Pol Pot ; Ngày 2/2 lễ hội Meaka Bochea ; Ngày 8/3 Quốc tế phụ nữ ; Ngày 13,14,15/04 Tết năm mới của Campuchia ; Ngày 1/5 Quốc tế lao động ; Ngày 13,14,15/5 ngày sinh nhật Quốc vương Sihamoni ; Ngày 19/5 lễ hội Visak Bochea ; Ngày 23/5 lễ hội Vua đi cày ; Trang: 9 Ngày 18/6 sinh nhật cựu Hoàng hậu Monineath Sihanouk ; Ngày 24/9 công bố Hiến pháp ; Ngày tết Phchum Ben nghỉ 3 ngày cuối tháng 9 hoặc đầu tháng 10 ; Ngày 29/10 Quốc vương Sihamoni lên ngôi vua ; Ngày 31/10 ngày sinh nhật cựu Quốc vương Sihanouk ; Ngày 9/11 Quốc khánh độc lập ; Ngày lễ hội đua thuyền nghỉ 3 ngày giữa tháng 11 ; Ngày 10/12 nhân quyền thế giới. Kết luận: Như vậy, một lần nữa có thể khẳng định tìm hiểu văn hóa địa phương có vai trò rất quan trọng đối với các doanh nghiệp khi xâm nhập vào thị trường nước ngoài. Thông qua những hiểu biết về văn hóa, doanh nghiệp mới có thể tổ chức mô hình tổ chức quản lý cho phù hợp, thấu hiểu tâm lý người lao động và có các chính sách khuyến khích động viên phù hợp, nắm bắt những cơ hội thị trường, tránh những xung động về văn hóa và thâm nhập thị trường thành công. III. MÔI TRƯỜNG CHÍNH TRỊ - PHÁP LUẬT Nếu như văn hóa là yếu tố doanh nghiệp cần quan tâm để nâng cao khả năng thích nghi của sản phẩm, dịch vụ và nắm bắt cơ hội đầu tư thì yếu tố chính trị, pháp luật là yếu tố doanh nghiệp cần phải xem xét đầu tiên khi đầu tư ra nước ngoài. Rõ ràng, doanh nghiệp không thể và không nên đầu tư nếu quốc gia đó không cho phép hay không khuyến khích đầu tư. Một doanh nghiệp cũng sẽ phải cân nhắc lựa chọn đầu tư nếu đất nước đó có chính trị bất ổn, pháp luật chưa hoàn thiện, cũng như phải xem xét các quy định của pháp luật để xem doanh nghiệp có khả năng tuân thủ hay không? 1. Thể chế và cơ cấu hành chính Campuchia là quốc gia Quân chủ lập hiến, đa nguyên chính trị và phát triển kinh tế thị trường tự do. Hệ thống quyền lực được tách biệt giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp gồm: Vua, Hội đồng ngôi Vua, Thượng viện, Quốc hội, Chính phủ, Tòa án, Hội đồng Hiến pháp và các cơ quan hành chính các cấp. Về lập pháp, Campuchia có chế độ lưỡng viện gồm Quốc hội và Thượng viện. Quốc hội có 123 ghế, bầu đại biểu theo chế độ phổ thông đầu phiếu, nhiệm kỳ 5 năm. Campuchia đã tổ chức bầu cử Quốc hội 4 lần vào các năm 1993, 1998, 2003 và 2008. Thượng viện có 61 ghế, nhiệm kỳ 5 năm; trong đó 02 ghế do Quốc vương bổ nhiệm, 02 ghế do Quốc hội chỉ định. Bầu cử Thượng viện nhiệm kỳ hiện nay diễn ra ngày 22/1/2007 thông qua bỏ phiếu kín và không trực tiếp. Kết quả Đảng Nhân dân Campuchia (CPP ) giành 45/61 ghế, 12 ghế thuộc các đảng khác. Về hành pháp, đứng đầu nhà nước là Quốc vương Norodom Sihamoni, lên ngôi ngày 29/10/2004. Nội các gồm Hội đồng Bộ trưởng do Quốc vương ký sắc lệnh bổ nhiệm. Đứng đầu Chính phủ hiện nay là Thủ tướng Samdech Akka Moha Sena Padei Techo Hun Sen (thuộc Đảng CPP) và 08 Phó Thủ tướng. Cơ quan tư pháp gồm Hội đồng Thẩm phán Tối cao (được Hiến pháp quy định, thành lập 12/1997), Tòa án Tối cao và các tòa án địa phương. Hiện nay ở Campuchia có 57 đảng chính trị, trong đó có các đảng lớn là: Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Đảng Sam Rensi (SRP) của Sam Rensi , Đảng Mặt trận đoàn kết dân tộc vì một nước Campuchia độc lập, trung lập, hòa bình và thống nhất (FUNCINPEC), Đảng Norodom Sihanuk (NRP) của Hoàng thân Norodom Sihanuk, Trang: 10 tách ra từ Đảng FUNCINPEC. Hiện nay, đảng SRP của Sam Rensi và Đảng Nhân quyền (HRP) của Kim Sokha là hai đảng đối lập chính. Chính phủ hiện thời do Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) chiếm đa số (90/123 ghế), liên minh với FUNCIPEC; CPP cũng nắm tất cả 26 bộ của Chính phủ. Campuchia duy trì quan điểm chính trị trung lập, chính sách không liên kết vĩnh viễn, không xâm lược hoặc can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác. 2. Vị thế trên trường quốc tế Thành viên WTO từ năm 2003. Đang vận động để tham gia APEC. Campuchia chính thức gia nhập ASEAN vào tháng 4/1999, gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào tháng 9/2003 (thành viên thứ 148), gia nhập ASEM tại Hội nghị cấp cao ASEM 5 (tháng 10/2004) tại Hà Nội; là thành viên đầy đủ và lớn thứ 30 của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB). Campuchia cũng là thành viên của các tổ chức hợp tác khu vực như: Ủy hội Mê Kông Quốc tế (MRC), Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS), Chiến lược hợp tác kinh tế ba dòng sông Ayeyawadi - Chao Praya - Mê Kông (ACMECS), Khu vực Tam giác phát triển Việt Nam – Lào - Campuchia (CLV), Hành lang Kinh tế Đông Tây (WEC)... Các hiệp định thương mại song và đa phương đã và đang tăng cường khả năng thâm nhập của Campuchia vào các thị trường khu vực. Campuchia hiện là thành viên của Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA) và Khu vực Đầu tư ASEAN (AIA) – những tổ chức tạo điều kiện cho các nhà đầu tư thâm nhập vào những thị trường rộng lớn hơn. Campuchia đã ký các hiệp định song phương về đầu tư với các nước Malaysia, Thái Lan, Pháp, Thụy Sỹ, Hàn Quốc, Đức, Singapore, Trung Quốc, và Hà Lan. Như vậy, những điểm đáng chú ý khi đầu tư vào Campuchia đó là Campuchia là quốc gia quân chủ lập hiến, đa đảng, theo đường lối trung lập, phát triển kinh tế thị trường tự do. Và Campuchia hiện nay đang hội nhập sâu rộng với quốc tế thông qua việc gia nhập nhiều tổ chức khu vực cũng như trên thế giới. Do đó, các nhà đầu tư khi tiến hành đầu tư có thể sẽ nhận được rất nhiều ưu đãi khuyến khích đầu tư, cũng như dễ dàng hơn trong việc xuất nhập khẩu với quốc gia này do các hiệp định mà Campuchia ký kết với các đối tác nước ngoài và cam kết khi gia nhập tổ chức quốc tế, khu vực. 3. Hệ thống pháp luật Hệ thống pháp luật ở Campuchia hiện nay nhìn chung còn nhiều vấn đề khá phức tạp. Campuchia đã từng là thuộc địa của Pháp. Do đó chịu ảnh hưởng lớn của hệ thống pháp luật châu Âu lục địa Civil law. Trong đó, theo mô hình chủ yếu là của Pháp. Hệ thống pháp luật của Campuchia cũng bao gồm Hiến pháp, Luật và các văn bản dưới luật. Chính phủ Campuchia hiện nay đang thúc đẩy quá trình xây dựng hệ thống luật thương mại phù hợp với hệ thống luật pháp quốc tế, thực hiện công tác thủ tục quá cảnh xuất- nhập khẩu theo phương thức một cửa. Song song đó, Chính phủ đang cố gắng xây dựng luật Đầu tư, luật Trung gian thương mại, luật Lao động, luật Trang: 11 Doanh nghiệp, luật Đổi ngoại tệ, luật Thuế, luật Bảo hiểm, luật Ngân hàng và tài chính,… ngày một hoàn thiện hơn. Một điểm đáng chú ý là Campuchia chỉ đưa thêm vào những điều luật và những chi tiết theo hướng có lợi cho chính quyền và quyền lực của Hoàng gia. Vì thế, nhìn chung khi tranh chấp xảy ra, các bên đưa kiện ra tòa thì thường bị xử thiệt, phần thắng thường thuộc về người giàu hoặc bên có thế lực, trong khi chi phí ra tòa lại cao. Với nền tảng pháp luật đó, nên giới đầu tư nước ngoài thường ngại làm ăn với đối tác Campuchia, họ không muốn làm ăn lâu dài mà thường chọn phương thức kiếm lợi nhuận nhanh. Ngay cả chính các DN Campuchia họ cũng chỉ hoạt động trong phạm vi tỉnh, thành phố sở tại, mà ít mở rộng ra nơi xa. Đây có thể được coi là thách thức rất lớn cho các doanh nghiệp nước ngoài khi tiến hành đầu tư vào Campuchia. IV. MÔI TRƯỜNG KINH TẾ Campuchia là nước nông nghiệp (58% dân số làm nghề nông, nông nghiệp cũng chiếm tới gần 40% GDP của nước này), phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên; có nhiều tài nguyên quý hiếm như đá quý, hồng ngọc, vàng, gỗ. Angkor Wat được xếp là một trong số các kỳ quan nổi tiếng của thế giới. Nền công nghiệp của Campuchia còn yếu kém. Chính phủ Campuchia đề ra Kế hoạch Phát triển Chiến lược quốc gia 2006-2010 (NSDP) và chiến lược tứ giác... đã thu được nhiều thành tựu đáng kể. Nền kinh tế Campuchia thoát khỏi tình trạng suy thoái, trì trệ. Kinh tế vĩ mô ổn định, tiếp tục giữ được mức tăng trưởng cao. Tuy nhiên, nền kinh tế Camuchia vẫn còn lạc hậu và gặp nhiều khó khăn, 50% ngân sách Chính phủ dựa vào viện trợ và cho vay của nước ngoài. Cơ sở hạ tầng còn nhiều yếu kém, giao thông chưa phát triển gây khó khăn cho phát triển kinh tế. Hiện nay, chính phủ Campuchia đang nỗ lực triển khai nhiều biện pháp nhằm giảm tỷ lệ lạm phát, tăng cường khuyến khích đầu tư phát triển nông nghiệp, trợ giá nhiên liệu và tăng dự trữ của các ngân hàng, giảm thuế hàng hóa, dỡ bỏ một số rào cản trong cạnh tranh thương mại, kể cả mở cửa để hàng hóa trong nước tự do cạnh tranh với các sản phẩm của các tập đoàn kinh tế lớn. Chính phủ Campuchia đang nỗ lực đẩy mạnh các hoạt động thăm dò và khai thác dầu mỏ và quặng, nhằm giảm bớt sự phụ thuộc vào lĩnh vực dệt may và du lịch. 1. Tiền tệ Đồng riel (KHR) là tiền tệ chính thức của Campuchia. Tuy nhiên, đồng USD được sử dụng khá rộng rãi trong giao dịch và gần như tự do chuyển đổi tại quốc gia này. Vào cuối tháng 11/2010, tỷ giá USD/KHR vào khoảng 1 USD = 4,118 KHR. Tỷ giá USD/KHR từ năm 1991 đến năm 1998 biến động mạnh do nền kinh tế nước này còn nhiều bất ổn. Đồng Riel mất giá từ mức 520 KHR/USD xuống đến 3,770 KHR/USD chỉ trong vòng 8 năm. Kể từ năm 1998 đến nay, tỷ giá đồng Riel ít biến động khi chỉ mất giá 13.34% trong vòng 13 năm. Tốc độ mất giá này thấp hơn nhiều so với đồng Việt Nam trong cùng thời kỳ. Như vậy, việc Campuchia duy trì tỷ giá hối đoái ổn định sẽ khiến cho Trang: 12 các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm hơn khi đầu tư vào Campuchia do không phải lo lắng những biến động tỷ giá làm hao hụt tài sản và gây rủi ro khi đầu tư, kinh doanh. 2. Tăng trường kinh tế Campuchia là nước đang phát triển có thu nhập thấp. Dân số năm 2011 là 14.138.255 người. GDP năm 2011 tính theo sức mua đạt 32,95 tỷ USD.Cơ cấu GDP theo ngành năm 2011 là Nông nghệp chiếm 38%, Công nghiệp 22%, Dịch vụ 40%. Thu nhập bình quân đầu người năm 2011 là 760 USD, thu nhập bình quân tính theo sức mua là 2300 USD năm 2011. Vương quốc Campuchia đã bị tàn phá gần như hoàn toàn sau thời kỳ Polpot Khmer Đỏ. Ảnh hưởng của chiến tranh ngoại quốc lẫn nội chiến nghiêm trọng hơn ở Việt Nam nên cho đến nay kinh tế Campuchia vẫn còn nhiều điều bất cập, tình trạng tham nhũng lớn và luật pháp lỏng lẻo khiến cho đất nước có nhiều điều cần phải giải quyết. Dưới đây là bảng số liệu và biểu đồ tăng trưởng kinh tế Campuchia giai đoạn 1999-2011 Biểu đồ 2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế Campuchia giai đoạn 1999-2011 Đơn vị tính: (%) Năm 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tốc độ tăng trưởng 4 4 5.3 5.2 5 5.4 13.4 7.2 10.1 5 -1.5 6 6.1 Nguồn: indexmundi.com Nhìn vào biểu đồ có thể thấy, tính từ năm 1999 là năm đầu tiên Campuchia có được hòa bình thực sự trong vòng 30 năm, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Campuchia được chia làm 2 giai đoạn lớn là từ năm 1999 đến trước năm 2004 là năm Campuchia gia nhập vào WTO và từ năm 2004 trở đi. Trong giai đoạn 1, Campuchia đã duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối ổn định từ 4 đến 5% nhờ những cải thiện đáng kể trong chính sách kinh tế. Trong giai đoạn 2, việc Campuchia gia nhập vào Tổ chức thương mại được thế giới được coi là một cú hích lớn thúc đẩy sự tăng trưởng của Campuchia. Từ năm 2004 đến 2007, Campuchia đã trở thành một rong những Trang: 13 nước có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất thế giới, trung bình tăng trưởng khoảng 10% mỗi năm. Tuy nhiên, từ năm 2008, do ảnh hưởng của suy thoái và khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tốc độ tăng trưởng của Campuchia đã bị chậm lại. Riêng năm 2009, Campuchia đã bị tăng trưởng -1,5% do những khó khăn kinh tế. Tuy nhiên, từ năm 2010, Campuchia đã khôi phục được đà tăng trưởng, duy trì ở mức 6%. Như vậy, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Campuchia tương đối cao so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Vì vậy, Campuchia cũng được coi là một trong những điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, do Campuchia đang từng bước hội nhập sâu rộng với kinh tế thế giới, bản thân nền kinh tế Campuchia cũng có sức đề kháng kém, do đó chịu ảnh hưởng rất lớn bởi những tác động bên ngoài. Đây cũng được coi là một trong những rủi ro mà các nhà đầu tư cần xem xét khi đầu tư vào Campuchia nhất là trong những ngành luôn có những biến động lớn như tài chính ngân hàng, du lịch, các ngành hướng về xuất khẩu… 3. Tình trạng lạm phát Mục đích cao nhất của doanh nghiệp, đó chính là khả năng sinh lợi và thu nhập thực chất mà doanh nghiệp đó nhận được. Do đó, doanh nghiệp khi đầu tư vào một quốc gia sẽ không chỉ quan tâm đến tốc độ tăng trưởng kinh tế mà còn quan tâm đến chỉ số lạm phát. Lạm phát cao đồng thời với giá cả leo thang và sức mua giảm xuống. Do đó, chi phí đầu vào của doanh nghiệp tăng cao, từ đó làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Mặt khác sức mua của người tiêu dùng giảm cũng khiến cho sản phẩm của doanh nghiệp khó tiêu thụ, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh số bán ra. Biểu đồ 3. Tốc độ lạm phát của Campuchia giai đoạn 1999-2011. Đơn vị tính: (%) Năm 1999 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Lạm 4,5 1,6 3,3 1,7 3,1 5,8 5 5,9 19,7 -0,7 4,1 5,5 phát Nguồn: indexmundi.com Trang: 14 Qua biểu đồ trên, có thể thấy chỉ số lạm phát của Campuchia nhìn chung ở mức thấp so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới. Thông thường ở mức 3-5%. Riêng chỉ có năm 2008 là năm chỉ số lạm phát lên mức cao kỷ lục 19,7% do hậu quả của một thời kỳ tăng trưởng nóng của Campuchia giai đoạn 2004-2007, cùng với những khó khăn kinh tế khiến giá cả leo thang. Sang năm 2009, Campuchia lại rơi vào thời kỳ giảm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế âm nên chỉ số lạm phát cũng bị âm. 4. Tình trạng xuất nhập khẩu. Để đánh giá chính xác nền kinh tế của một quốc gia, một yếu tố cũng cần được xem xét đó chính là tình trạng xuất nhập khẩu của quốc gia đó. Thông qua, kim ngạch xuất nhập khẩu, có thể biết được những ngành quốc gia đó có lợi thế sản xuất và có thể xuất khẩu, cũng như những sản phẩm nguyên liệu mà quốc gia đó đang thiếu hụt. Từ đó, các nhà đầu tư cũng có hướng sản xuất sao cho phù hợp, đáp ứng tốt nhất nhu cầu thị trường. Dưới đây là biểu đồ kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của Campuchia giai đoạn 1999-2011. Trang: 15 Biểu đồ 4. Kim ngạch xuất khẩu của Campuchia giai đoạn 1999-2011 Đơn vị tính: tỷ USD Năm Gtrị XK 1999 2000 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 0.82 0.94 1.05 1.38 1.62 2.31 2.66 3.38 4.31 4.3 4.69 5.35 Nguồn: indexmundi.com Biểu đồ trên cho thấy, quy mô xuất khẩu của Campuchia không lớn. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của sản xuất, kim ngạch xuất khẩu của Campuchia liên tục tăng qua các năm. Đến năm 2011, đã đạt 5,35 tỷ USD, gấp hơn 5 lần so với năm 1999. 1 Trong những năm qua, Campuchia đã nỗ lực cải thiện cơ cấu xuất khẩu theo hướng đa dạng hóa và chú trọng những mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Campuchia là quần áo, gỗ, cao su, gạo, thủy sản, cây thuốc lá và da giầy. Tập trung vào những thị trường lớn là Mỹ chiếm 54,5%, Đức (7,7%), Canada (5,9%), Anh (5,5%) và Việt Nam (4,5%) (Số liệu năm 2008) Biểu đồ 5. Kim ngạch nhập khẩu của Campuchia giai đoạn 1999-2011 Đơn vị tính: tỷ USD 1 http://www.economywatch.com/world_economy/cambodia/export-import.html Trang: 16 Năm Kim ngạch nhập khẩu 1999 2000 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 1.2 1.3 1.4 1.73 2.12 3.13 3.54 4.45 6.37 5.88 6.01 6.96 Biểu đồ kim ngạch nhập khẩu của Campuchia đã cho biết lượng nhập khẩu của Campuchia trong những năm qua không ngừng tăng lên và tăng đều đặn, liên tục qua các năm. Đến năm 2011, kim ngạch nhập khẩu của Campuchia đã đạt 6,96 tỷ USD, con số này lớn hơn lượng xuất khẩu khoảng hơn 1 tỷ USD. Campuchia là nước nhập siêu nhưng điều này không đáng lo ngại bởi Campuchia nhập khẩu các nguyên vật liệu đầu vào cho xuất khẩu, và đây cũng là kết quả của quá trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài cũng như đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở hạ tầng. 2 Các mặt hàng nhập khẩu chính của Campuchia là các sản phẩm từ dầu mỏ, thuốc lá, vàng, vật liệu xây dựng, máy móc, ô tô, dược phẩm. Campuchia nhập khẩu hàng hóa nhiều từ các nước trong khu vực như Thái Lan (27,1%), Việt Nam (19,2%), Trung Quốc (14,7%), Hongkong (8,2%), Singapore (7%), Đài Loan (5,6%) số liệu năm 2008. 5. Các chính sách kinh tế 5.1. Các quy định về đầu tư Nhằm khuyến khích đầu tư và tạo ra môi trường thương mại tự do, công bằng, tháng 3/2003, Quốc hội Campuchia đã thông qua luật sửa đổi luật Đầu tư (ban hành 8/1994) với một số quy định đổi mới. Một điểm nổi bật trong chính sách thu hút đầu tư của Campuchia đó là, Campuchia duy trì chính sách coi trọng đầu tư cửa khu vực tư nhân và đầu tư nước ngoài, Không có sự phân biệt đối xử giữa khu vực kinh tế tư nhân và nhà nước, trong nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài hoặc liên doanh liên kết với doanh nghiệp địa phương. Ủy ban Phát triển Campuchia (CDC). Cơ quan phụ trách hoạt động đầu tư là Ủy ban Phát triển Campuchia (CDC) thi hành chính sách giao dịch “Một cửa” đối với nhà đầu tư và cam kết là cơ quan có tốc độ xử lý hồ sơ và cấp phép đầu tư nhanh nhất trong khu vực (trong vòng 45 ngày). Dịch vụ một cửa sẽ hỗ trợ đầu tư bằng cách hướng dẫn và thúc đẩy quy trình nộp hồ sơ và chúng nhận cho các dự án đầu tư. Ví dụ, với những dự án đầu tư yêu cầu chứng nhận của Ban Lãnh đạo CDC thì quá trình xử lý hồ sơ chỉ mất tối đa 7 ngày. CDC cũng là cơ quan có chức năng phê duyệt các yêu cầu miễn giảm thuế, đăng ký thành lập doanh nghiệp, cấp visa và giấy phép lao động cũng như tạo điều kiện cho các thủ tục hành chính kế tiếp. Ngoài ra, tại các khu công nghiệp đang được phát triển ở Phnom Penh và Sihanouk Ville, nhà đầu tư còn được trao thêm nhiều ưu đãi khác. Diễn đàn Chính phủ - Khu vực Tư nhân. Từ năm 1999, Chính phủ Hoàng gia Campuchia khởi động Diễn đàn giữa Chính phủ - Khu vực Tư nhân (Government Private Sector Forum, G-PSF), một cơ chế đối thoại để chính phủ lắng nghe góp ý của khu vực dân doanh về các chính sách mới, và cung cấp một cơ chế để chính phủ biết 2 http://www.economywatch.com/world_economy/cambodia/export-import.html Trang: 17 và giải quyết những khó khăn mà khu vực dân doanh gặp phải trong quá trình hoạt động. Diễn đàn này được tổ chức 2 lần mỗi năm và được chủ trì bởi Thủ tướng Chính phủ, và được coi như một cuộc họp Nội các mở rộng.  Về một số chính sách liên quan đến đất đai. Luật Đất đai Campuchia quy định tất cả đất đai thuộc sở hữu nhà nước. Hiến pháp Campuchia cũng quy định chỉ có các pháp nhân và công dân mang quốc tịch Campuchia mới có quyền sở hữu đất ở Campuchia. Một pháp nhân được coi là mang quốc tịch Campuchia nếu có ít nhất 51% cổ phần được nắm giữ bởi các công dân Campuchia. Luật Đầu tư quy định thời hạn thuê đất có thể lên đến 70 năm và có thể gia hạn. Luật này không đề cập đến quy định giới hạn số lần gia hạn thời gian thuê. Với các bất động sản trên đất, nếu là tài sản hợp pháp thì người chủ có quyền sở hữu. Bên cạnh đó, nhà đầu tư có đầy đủ các quyền khác liên quan đến đất đai như chuyển nhượng, thuê, cho mượn, chuyển đổi, … Các pháp nhân khi đã có hợp đồng thuê đất, sau 3 năm nếu được sự cho phép của Chính phủ thì có thể được cho một bên thứ 3 thuê lại.  Về Chính sách quản lý ngoại hối và chuyển lợi nhuận. Theo quy định tại Luật Ngoại hối năm 1997, những khoản tiền được tạo ra từ các dự án đầu tư nước ngoài phù hợp với quy định tại Luật Đầu tư thì sẽ được lưu chuyển tự do. Các khoản tiền này phải được chuyển thông qua các trung gian tài chính được ủy quyền, là những ngân hàng được thành lập và hoạt động vĩnh viễn ở Campuchia. Nếu khoản tiền được chuyển lớn hơn 100,000 USD thì ngân hàng đó sẽ phải báo cáo cho Ngân hàng Trung ương. Các khoản vay và cho vay được tự do thỏa thuận giữa người cư trú và không cư trú, miễn là các giao dịch vay-trả được thực hiện thông qua ngân hàng được ủy quyền. Các khoản chuyển tiền ra ngoài dưới 10,000 USD không cần chứng từ kèm theo.  Các lĩnh vực khuyến khích đầu tư  Các ngành công nghệ cao  Ngành tạo ra nhiều việc làm  Ngành định hướng xuất khẩu  Du lịch  Công nghiệp chế biến  Hạ tầng và năng lượng  Phát triển nông thôn  Bảo vệ môi trường  Đầu tư vào các Đặc khu (SPZ) 5.2. Chính sách thuế  Thuế hải quan: Về nguyên tắc, tất cả các HH nhập hay xuất đi từ Campuchia đều phải chịu các loại thuế xuất nhập khẩu theo quy định của Tổng cục Hải quan và chịu thuế tiêu thụ. Trang: 18  Thuế nhập khẩu: Thuế nhập khẩu được thu tại bất cứ điểm vào hay ra của tất cả hàng hoá qua biên giới, trừ những hàng hoá đặc biệt được miễn thuế hải quan theo luật hay hàng hoá của các cơ quan đặc biệt. Các hàng được miễn thuế này gồm:  Tài sản tư của các cá nhân khi được chuyển sang nơi ở bình thường của họ;  Hàng miễn thuế theo công ước quốc tế;  Viện trợ nhân đạo  Hàng hoá nhập khẩu cho cưới xin hay ma chay;  Hàng liên quan đến quan hệ quốc tế;  Một số quyên góp nhất định cho các cao tăng.  Thuế xuất khẩu: Hiện Campuchia không đánh thuế XK, chỉ trừ loại thuế đánh vào các sản phẩm xuất khẩu hạn chế như gỗ, gỗ xẻ, gỗ cây, kim loại và đá quý hiếm, hải sản và đồ cổ.  Hồ sơ nhập và xuất khẩu: Hải quan Campuchia yêu cầu người nhập khẩu và xuất khẩu phải xuất trình vận đơn, danh sách hàng hoá và hoá đơn cho tất cả các chuyến hàng. Hàng hoá được vận tải bằng tầu qua Việt Nam đi đường sông Mekong cũng phải có giấy phép quá cảnh.  Nhập tạm thời: Campuchia cho phép hầu hết các mặt hàng đều được tạm nhập tái xuất, trừ hàng cấm.  Hàng cấm nhập: Ma tuý, thuốc nổ và hoá chất độc hại trong danh sách bị cấm.  Thủ tục về thuế Hầu hết các nhà ĐTNN và các nhà đầu tư ở Campuchia đều phải chịu các thuế sau:  Thuế lợi nhuận: 0% đến 20%  Thuế tối thiểu: 1% đối với tổng lợi nhuận đạt được một năm  Thuế giá trị gia tăng chung: 10%  Thuế doanh thu: từ 1% đến 10%  Thuế nhập khẩu: 7% 15% 20% 35% hay 50%  Thuế lương của những người không phải cư dân: 15%  Thuế lợi nhuận gia tăng: 20%  Thuế đặc biệt đối với các hàng hóa và dịch vụ: 5% đến 15%  Ưu đãi thuế. Một số ưu đãi thuế theo quy định tại Luật Đầu tư năm 1994 như sau:  Thuế suất thuế TNDN theo luật định là 20%, thấp hơn đáng kể so với các quốc gia ASEAN khác.  Những ngành được ưu đãi thuế (không phải được miễn thuế) bao gồm: công nghệ cao, xuất khẩu, du lịch, hạ tầng, năng lượng, phát triển nông thôn, bảo vệ MT  Thời gian miễn thuế có thể lên tới 8 năm.  Với những dự án được ưu tiên, sau thời gian miễn thuế có thể được hưởng thuế suất ưu đãi 9%.  Những lĩnh vực đầu tư được khuyến khích sẽ được miễn thuế NK đầu vào.  Thời gian chuyển lỗ lên tới 5 năm. Trang: 19  Khấu hao nhanh.  Năm 2005, Campuchia bổ sung thêm ưu đãi thuế suất 0% đối với các doanh nghiệp trong nước cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may xuất khẩu.  Năm 2008, Campuchia bãi bỏ quy định trả trước hàng tháng thuế TNDN đối với các công ty sản xuất hàng xuất khẩu. Ngoài ra, Chính phủ Hoàng gia Campuchia đã loại bỏ hầu hết các rào cản phi thuế quan và các giấy phép nhập khẩu: Kết luận: Cùng với các yếu tố thuộc về môi trường chính trị- pháp luật, môi trường kinh tế trong đó đặc biệt là các yếu tố như luật đầu tư, chính sách đất đai, chính sách về thuế, chính sách về xuất nhập khẩu, chính sách với hoạt động tài chính là những yếu tố không thể không quan tâm đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Hiện nay, Campuchia là nước theo thể chế kinh tế thị trường và là một trong những nước mở nhất thế giới về thu hút đầu tư nước ngoài. Những cải cách kinh tế trong những năm vừa qua và những nỗ lực hoàn thiện chính sách tương thích với luật pháp quốc tế đã tạo thuận lợi rất lớn cho các nhà đầu tư nước ngoài, đặc biệt là những ưu đãi về thuế và đất đai, nhất là trong những lĩnh vực khuyến khích đầu tư. Tuy nhiên, do việc xây dựng luật pháp còn thiếu đồng bộ cùng với nạn tham nhũng khiến cho nhiều chính sách kinh tế của Campuchia chưa thực sự hiệu quả. Các nhà đầu tư nước ngoài còn phải mất rất nhiều thời gian trong việc giải quyết các thủ tục hành chính và tìm hiểu các quy định ở Campuchia, làm phát sinh tăng chi phí. Đây có thể được coi là thách thức không nhỏ đối với các nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư vào Campuchia. Trang: 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan