Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Tiểu luận lý thuyết bảo hiểm xã hội thực trạng chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở...

Tài liệu Tiểu luận lý thuyết bảo hiểm xã hội thực trạng chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở việt nam hiện nay

.PDF
23
1
89

Mô tả:

lOMoARcPSD|16911414 BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BÌNH VÀ XÃ HỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG – XÃ HỘI (CƠ SỞ II) -----o0o----- TIỂU LUẬN MÔN HỌC: LÝ THUYẾT BẢO HIỂM XÃ HỘI Học kỳ 2, Năm học 2021 -2022 TÊN ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Tên sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Tâm Mã số sinh viên: 2053402040415 Lớp: Bảo Hiểm Điểm số Giám khảo 1 (ký và ghi rõ họ tên) Điểm chữ Giám khảo 2 (ký và ghi rõ họ tên) Tp. Hồ Chí Minh, tháng 4 năm 2022 lOMoARcPSD|16911414 NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN - Về hình thức: ................................................................................................................... ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. - Mở đầu: ................................................................................................................... ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. - Nội dung: ................................................................................................................... ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. - Kết luận: ................................................................................................................... ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. ............................................................................................................................. Tổng Điểm số Điểm bằng chữ điểm Cán bộ chấm thi 1 (Kí và ghi rõ họ tên) Cán bộ chấm thi 2 (Kí và ghi rõ họ tên) lOMoARcPSD|16911414 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT STT 1 2 3 Tên viết tắt BHTN BHXH LĐ-TB&XH Ý nghĩa Bảo hiểm thất nghiệp Bảo hiểm xã hội Lao động - Thương binh và xã hội lOMoARcPSD|16911414 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2010 – 2019. Bảng 2.2: Số người, lượt người được hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp 2015 – 2020. Sơ đồ 2.3: Tỷ lệ người hưởng trợ cấp thất nghiệp giai đoạn 2010 – 2020. lOMoARcPSD|16911414 MỤC LỤC MỞ ĐẦU............................................................................................................1 Chương 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP. 2 1.1. Khái niệm, vai trò và đặc điểm của bảo hiểm thất nghiệp......................2 1.1.1. Khái niệm bảo hiểm thất nghiệp.......................................2 1.1.2. Vai trò của bảo hiểm thất nghiệp.......................................2 1.1.3. Đặc điểm bảo hiểm thất nghiệp.........................................3 1.2 Nội dung cơ bản của bảo hiểm thất nghiệp...............................................3 1.2.1. Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp.................................3 1.2.2. Tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp................................4 1.2.3. Chấm dứt trợ cấp thất nghiệp............................................4 1.2.4. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp.................................5 1.3. Mức trợ cấp thất nghiệp và các chế độ kèm theo.....................................5 1.3.1. Mức trợ cấp thất nghiệp....................................................5 1.3.2. Các chế độ kèm theo.........................................................5 Chương 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY....................................................................................6 2.1. Khái quát chung về tình hình bảo hiểm thất nghiệp ở Việt nam hiện nay ............................................................................................................................6 2.2. Thực trạng chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay........7 2.2.1. Đánh giá tình hình chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở việt nam hiện nay........................................................................................7 2.3. Nhận xét, đánh giá về chính sách bảo hiệm thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay.................................................................................................................... 10 2.3.1. Ưu điểm..........................................................................10 2.3.2. Nhược điểm....................................................................11 Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY......................................13 3.1. Định hướng...............................................................................................13 3.2. Giải pháp...................................................................................................14 KẾT LUẬN 16 lOMoARcPSD|16911414 MỞ ĐẦU Thất nghiệp là một trong những vấn đề hết sức nan giải mà hầu hết các nước trên thế giới phải đều phải đối mặt. Những ảnh hưởng của thất nghiệp đối với sự phát triển, ổn định kinh tế, chính trị và xã hội của mỗi quốc gia là rất lớn. Vì thất nghiệp làm cho người lao động rơi vào khó khăn, dẫn đến các tệ nạn xã hội gia tăng, chính trị không ổn định, lãng phí nguồn lực xã hội đi đôi với sự giảm sút về sản lượng, là một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho nền kinh tế bị trì trệ. Thế nên, để giảm thiểu tình trạng thất nghiệp và đảm bảo ổn định đời sống người lao động trong trường hợp thất nghiệp là mục tiêu chung của tất cả các quốc gia, kể cả Việt Nam.Vào Ngày 1-1-2009, một loại hình bảo hiểm mới đã bắt đầu có hiệu lực nhằm bảo vệ, giúp đỡ, mở ra một cánh cửa mới cho những người lao động đang trong tình trạng thất nghiệp đó chính là BHTN (bảo hiểm thất nghiệp). Sự xuất hiện của loại hình bảo hiểm này thực sự là một bước tiến lớn trong con đường phát triển của ngành bảo hiểm Việt nam nói riêng và sự cố gắng đảm bảo an sinh xã hội của Đảng và Nhà nước ta nói chung. BHTN ở Việt Nam ra đời gắn với giai đoạn đầy gian nan, khó khăn của nền kinh tế Việt nam cũng như kinh tế thế giới, một giai đoạn mà đất nước ta phải chứng kiến cảnh nhiều doanh nghiệp bị phá sản, hàng nghìn người lao động rơi vào cảnh thất nghiệp, bế tắt. Trải qua 2 năm thực hiện, Bảo hiểm thất nghiệp đã mang lại những thành công nhất định, cũng như tác dụng tích cực về mặt kinh tế xã hội. Song song đó, hiện nay nền Kinh tế Việt Nam đang diễn ra trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng phát mạnh và diễn biến khó lường trên phạm vi toàn cầu đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt kinh tế - xã hội của các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Chúng ta lại phải một lần nữa chứng kiến cảnh hàng loạt Doanh nghiệp bị phá sản, nhiều Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh không còn khả năng chống đỡ với dịch bệnh nên bắt buộc phải cắt giảm lao động dẫn đến hàng loạt người lao động thất nghiệp. Trước tình hình đó, Nhà nước ta đã sử dụng hàng loạt chính sách BHTN để giúp mọi người vượt qua khó khăn, có cơ hội trở lại làm việc... Chính vì những vấn đề trên mà ta có thể thấy được tầm quan trọng của những chính sách BHTN đối với nền kinh tế - xã hội. Vì vậy, em xin chọn đề tài “Thực lOMoARcPSD|16911414 trạng chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài kết thúc học phần Lý Thuyết Bảo Hiểm Xã Hội của mình. lOMoARcPSD|16911414 Chương 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP 1.1. Khái niệm, vai trò và đặc điểm của bảo hiểm thất nghiệp 1.1.1. Khái niệm bảo hiểm thất nghiệp - Căn cứ theo quy định tại khoản 4 điều 3 Luật việc làm 2013 thì: “Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhầm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp”. - Dưới góc độ kinh tế - xã hội: Bảo hiểm thất nghiệp là một biện pháp nhằm hỗ trợ người lao động bị mất việc làm một cách không tự nguyện, giúp ổn định tạm thời cuộc sống, học nghề và tìm kiếm việc làm mới thông qua việc tạo lập một quỹ tiền tệ tập trung do người lao động và người sử dụng lao động đóng góp, sự hỗ trợ từ phía Nhà nước. - Theo quy định pháp lý thì: “chế độ bảo hiểm thất nghiệp chính là tất cả các quy phạm pháp luật quy định việc đóng góp và sử dụng quỹ bảo hiểm thất nghiệp, chi trả một khoảng trợ cấp thất nghiệp để bù đắp thu nhập cho người lao động nghỉ việc, bị mất việc làm và thực hiện các biện pháp, giải pháp hỗ trợ tìm kiếm việc làm người thất nghiệp trở lại làm việc”. 1.1.2. Vai trò của bảo hiểm thất nghiệp - Thứ nhất: Đối với người lao động, thì bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thât nghiệp chính là khoản tiền trợ cấp cần thiết để giúp đỡ những người thất nghiệp có cuộc sống ổn định khi bị mất việc làm. Ngoài 1 khoản tiền được hưởng thì cơ quan chi trả bảo hiểm thất nghiệp cũng tạo cơ hội về công việc để họ có thể tiếp tục tìm kiếm các công việc khác để có thu nhập. Chính cơ quan chi trả bảo hiểm thất nghiệp đã tạo ra chỗ dựa về vật chất và tinh thần cho những người lao động khi lâm vào tình trạng mất việc làm ổn định được cuộc sống. - Thứ hai: Đối với người sử dụng lao động thì gánh nặng kinh tế, tài chính của họ cũng sẽ được chia sẻ khi những người lao động tại doanh nghiệp đã bị mất việc làm, thất nghiệp họ không cần phải mất một khoản chi để giải quyết chế độ cho những người lao động nghỉ việc. Đặc biệt, trong những thời kỳ khó khăn, buộc phải thu hẹp sản xuất, nhiều người lao động thất nghiệp. lOMoARcPSD|16911414 – Thứ ba: Đối với nhà nước, ngân sách nhà nước thì sẽ giảm bớt chi phí khi nạn thất nghiệp gia tăng trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế, tạo sự chủ động về tài chính cho nhà nước. 1.1.3. Đặc điểm bảo hiểm thất nghiệp - Đối tượng áp dụng bảo hiểm thất nghiệp là những người trong độ tuổi lao động, có sức lao động, bị mất việc làm nhưng luôn sẵn sàng trở lại làm việc. - Dự báo về đối tượng của bảo hiểm thất nghiệp khó khăn hơn đối với một số chế độ bảo hiểm xã hội khác (chế độ hưu trí, tử tuất...), vì dự báo thất nghiệp bị chi phối bởi một số yếu tố tác động như sự dịch chuyển lao động trong cơ chế thị trường, do thay đổi về cơ cấu sản xuất, thay đổi về công nghệ, do lực lượng lao động có tính luân chuyển lớn khi các Doanh nghiệp thiếu tính bền vững... - Bảo hiểm thất nghiệp không chỉ dừng ở việc thu và chi tiền bảo hiểm mà còn gắng liền với tình trạng cung, cầu trên thị trường lao động, với các dòng di chuyển lao động. Trong bảo hiểm thất nghiệp, đòi hỏi phải vừa nhận đăng ký thất nghiệp, kiểm tra các điều kiện bảo hiểm thất nghiệp của người đăng ký, vừa phải nắm chắt thông tin về thị trường lao động để môi giới, giới thiệu việc làm, đào tạo và đào tạo lại nghề hoặc tổ chức việc làm tạm thời cho người thất nghiệp. - Bảo hiểm thất nghiệp xuất phát từ quan hệ lao động nhưng khi thực hiện lại chủ yếu thuộc lĩnh vực việc làm. Việc trợ giúp tài chính cho người lao động bị thất nghiệp để sớm ổn định cuộc sống luôn gắn liền với việc giải quyết việc làm cho họ. Do đó, bảo hiểm thất nghiệp vừa có chức năng đảm bảo hỗ trợ tạm thời cho người thất nghiệp khi bị mất việc làm nhưng đồng thời còn tìm mọi cách đưa người thất nghiệp trở lại với thị trường lao động. Trong khi đó bảo hiểm xã hội có mục đích trở cấp chủ yếu là nhằm bù đắp cho người lao động khi gặp phải các trường hợp bị ngừng hoặc bị mất thu nhập. 1.2 Nội dung cơ bản của bảo hiểm thất nghiệp 1.2.1. Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp Người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau: - Chấm dứt hợp đông lao động hoặc hợp đồng làm việc ngoại trừ những trường hợp sau: lOMoARcPSD|16911414 + Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật. + Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng. - Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong vòng 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc; đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong vòng 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động (đối với hợp đồng lao động tử đủ 03 tháng đến dưới tháng 12). - Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm. - Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp. 1.2.2. Tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp khi hằng tháng không thông báo với trung tâm dịch vụ việc làm về việc tìm kiếm việc làm trong thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp. 1.2.3. Chấm dứt trợ cấp thất nghiệp Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp bị chấm dứt hưởng trong các trường hợp sau đây: - Hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp; - Có việc làm ; - Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; - Hưởng lương hưu; - Sau hai lần từ chối nhận việc làm do trung tâm dịch vụ việc làm giới thiệu mà không có lý do chính đáng; - Không thực hiện thông báo tìm kiếm việc làm trong 03 tháng liên tục; - Ra nước ngoài để định cư, đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng; - Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên; - Bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm pháp luật bảo hiểm thất nghiệp; - Chết; - Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc; - Bị tòa án tuyên bố mất tích. Ngày mà người lao động mất tích được xác định trong quyết định tòa án; lOMoARcPSD|16911414 - Bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù. 1.2.4. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp - Thời gian hưởng bảo hiểm thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng. - Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định. 1.3. Mức trợ cấp thất nghiệp và các chế độ kèm theo 1.3.1. Mức trợ cấp thất nghiệp Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ Luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. 1.3.2. Các chế độ kèm theo * Hỗ trợ học nghề: - Người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 09 tháng trở lên trong vòng 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc thì được hỗ trợ học nghề với thời gian không quá 6 tháng. - Mức hỗ trợ học nghề cho người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp tối đa 01 triệu đồng/người/tháng. * Hỗ trợ tìm việc làm - Người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp bị chấm dứt hợp đồng lao động hoặc đồng mà làm việc mà có nhu cầu tìm kiếm việc làm được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí. * Bảo hiểm y tế: - Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp được hưởng chế độ bảo hiểm y tế. - Cơ quan bảo hiểm xã hội đóng bảo hiểm y tế cho người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp. lOMoARcPSD|16911414 Chương 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1. Khái quát chung về tình hình bảo hiểm thất nghiệp ở Việt nam hiện nay - Đại dịch Covid-19 như một cơn sóng thần, nó đã và đang ảnh hưởng mạnh đời sống kinh tế - xã hội nói chung, nhất là trong lĩnh vực lao động, việc làm. Thất nghiệp gia tăng, số người không có việc làm, thu nhập giảm dẫn đến sự gia tăng các tệ nạn xã hội. Đánh giá tác động của đại dịch Covid-19 đến lao động, việc làm, cũng như tìm kiếm giải pháp ứng phó là những vấn đề thu hút sự quan tâm đặc biệt của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. - Tại Việt Nam, ước tính sơ bộ có 19% Doanh nghiệp đã tạm dừng hoạt động, thu hẹp quy mô; 98% lao động khu vực du lịch, dịch vụ nghỉ việc; 78% lao động ngành vận tải, giày da, dệt may bị giảm việc làm, giãn việc hoặc ngừng việc; 98% lao động hàng không tạm nghỉ việc. Hàng triệu lao động đã và đang bị ảnh hưởng nặng nề, đặc biệt là lao động giản đơn có thu nhập thấp và không thường xuyên. Trong tháng 02/2020 số người thất nghiệp trên cả nước đã nộp hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp khoảng 47,1 nghìn người, tăng 63,26% so với tháng 01/2020. Quý II năm 2020, lực lượng lao động của Việt Nam giảm 2,2 triệu so với quý I và giảm 2,4 triệu người so với cùng kỳ năm ngoái. Tỷ lệ thất nghiệp 2,73% cao nhất trong 10 năm qua và tỷ lệ tham gia thị trường lao động giảm sâu hơn ở khu vực nông thôn và lực lượng lao động nữ. Trước tình hình đó, chính sách về bảo hiểm thất nghiệp đã thực sự phát huy vai trò của mình đối với con người. Theo báo cáo của Cục Việc làm (Bộ LĐ-TB&XH), trong ba tháng đầu năm 2020, trong quý I/2020, toàn quốc, tổng số người hưởng trợ cấp thất nghiệp là 132.320 người, tăng 10% so quý I/2019. Tổng chi ba tháng đầu năm từ Quỹ BHTN cho các chế độ BHTN là 2.744 tỷ đồng, trong đó chi riêng cho trợ cấp thất nghiệp là 2.590 tỷ đồng, với mức hưởng trợ cấp thất nghiệp bình quân là 3,7 triệu đồng/người/tháng... Chỉ riêng tháng 3/2020 (tháng cao điểm do ảnh hưởng của đại dịch), cả nước đã có 59.276 người hưởng trợ cấp thất nghiệp, tăng 31% so cùng kỳ năm 2019. Báo cáo của BHXH Việt Nam cũng cho thấy, trong quý I/2020, số người tham gia BHTN đã giảm 149.000 người so thời điểm cuối năm 2019. Và tính đến cuối tháng 4, cả nước đã có hơn 380.000 người thất nghiệp được lOMoARcPSD|16911414 tư vấn, giới thiệu việc làm. Trong đó, số người nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp lên tới gần 200.000 người; số người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp là 181.382 và hơn 6.500 người thất nghiệp có quyết định hỗ trợ học nghề. 2.2. Thực trạng chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay 2.2.1. Đánh giá tình hình chính sách bảo hiểm thất nghiệp ở việt nam hiện nay * Về số lượng đối tượng tham gia và quy mô Quỹ BHTN: - Số lượng đối tượng tham gia và quy mô về quỹ BHTN gia tăng nhanh chóng, cụ thể như sau: Số lượng đối tượng thụ hưởng chính sách BHTN ngày một tăng, dịch vụ hỗ trợ người thất nghiệp ngày một phổ biến. Nếu vào năm 2010 có khoảng 7,2 triệu người tham gia vào BHTN thì khi đến hết năm 2019, nước ta có khoảng 13,4 triệu người tham gia BHTN, chiếm khoảng 25% lực lượng lao động trong cả nước; những người lao động khi rơi vào tình trạng thất nghiệp thì khi đến trung tâm dịch vụ việc làm họ sẽ được nhân viên tư vấn, giới thiệu việc làm hoàn toàn miễn phí; đến nay, có khoảng 6 triệu lượt người được hưởng trợ cấp thất nghiệp và hơn 190 nghìn người được hỗ trợ học nghề. Bảng 2.1: Số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2010 – 2019 * Tiếp nhận và giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp đạt được kết quả khả thi lOMoARcPSD|16911414 - Số người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp có xu thế tăng qua các năm, cụ thể: Năm 2010, chỉ có 156.765 người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, đến năm 2015 có 526.309 người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, tăng gấp 3 lần so với năm 2010. Kể từ khi Luật Việc làm có hiệu lực, cùng với việc thay đổi cách tính thời gian hưởng BHTN, số người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp giai đoạn 20152018 tăng ở mức ổn định, tỷ lệ bình quân là 12,5% (năm 2016 tăng 11,4% so với năm 2015, năm 2017 tăng 14,5% so với năm 2016; năm 2018 có 763.573 người hưởng trợ cấp thất nghiệp, tăng 13,7% so với năm 2017, tăng gần 4 lần so với năm 2010). Song song đó, do sự ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, dẫn đến trong 10 tháng của năm 2020, cả nước ta có khoảng 882.000 người có quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp, tăng 85.635 người so với năm 2019. Bảng 2.2: Số người, lượt người được hưởng các chế độ bảo hiểm thất nghiệp 2015 – 2020. Cho đến ngày 31/10/2020, tổng số người quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp ở nước ta là 6.170.861 người, chiếm 98,3% so với số người nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp, chiếm tỷ lệ 47,4% trong tổng số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp và chiếm tỷ lệ 11,6% lực lượng lao động trong độ tuổi. Trong đó, tỷ lệ người hưởng trợ cấp thất nghiệp trong tổng số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp và tỷ lOMoARcPSD|16911414 lệ người hưởng trợ cấp thất nghiệp trong lực lượng lao động có xu hướng tăng lên hàng năm. Sơ đồ 2.3: Tỷ lệ người hưởng trợ cấp thất nghiệp giai đoạn 2010 – 2020 * Về công tác tư vấn giới thiệu việc làm: Trung tâm tư vấn, giới thiệu việc làm dựa trên nhu cầu, khả năng của người lao động và thị trường. Thế nên, công tác tư vấn giới thiệu việc làm qua các năm đều tăng. Chi tiết như sau: Năm 2010, chỉ có 125.562 người được tư vấn, giới thiệu việc làm, mãi đến năm 2015 thì đạt được con số 463.859 người (tăng 3,6 lần so với năm 2010), trong đó số người được giới thiệu việc làm năm 2015 là 115.199 người; năm 2019, số người được giới thiệu việc làm chiếm 11% so với tổng số người được tư vấn, giới thiệu việc làm và tăng hơn 13 lần so với số người được tư vấn, giới thiệu việc làm năm 2010. Tính đến 31/10/2020 có tổng cộng 8.945.695 người được tư vấn, giới thiệu việc làm. Trong số này có 1.309.286 người được giới thiệu việc làm, chiếm tỷ lệ 15%. Số lượng người thất nghiệp tham gia bảo hiểm thất nghiệp được tư vấn, giới thiệu việc làm đều tăng qua các năm. * Về công tác hỗ trợ học nghề : - Người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp có nhu cầu học nghề sẽ được hỗ trợ học nghề thông qua các cơ sở dạy nghề, mà không nhận hỗ trợ tiền trực tiếp nhằm bảo đảm cho chính sách này đi vào thực chất và để người lao động sớm trở lại thị trường lao động. Mức hỗ trợ học nghề được quy định bằng mức chi phí học nghề ngắn hạn theo pháp luật về dạy nghề. Trường hợp người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp có nhu cầu học nghề với mức chi phí cao hơn thì phần vượt quá do người lao động chi trả thêm. - Việc nâng mức hỗ trợ là rất cần thiết trong bối cảnh nền kinh tế đang phục hồi sau đại dịch COVID-19. Số người được hỗ trợ học nghề gia tăng trong thời gian qua. lOMoARcPSD|16911414 Nếu năm 2010 mới có 270 người được hỗ trợ học nghề thì đến năm 2015 đã có 24.363 người được hỗ trợ học nghề và đến hết năm 2020, tổng số người được hỗ trợ học nghề đã hơn 41.973 người với tổng số tiền chi hỗ trợ trên 148 tỷ đồng. Tuy số người được hỗ trợ học nghề có tăng qua các năm nhưng mới chiếm khoảng 4,18% số người hưởng trợ cấp thất nghiệp. * Về công tác chi trả - Trợ cấp thất nghiệp được chi trả cho những người lao động bị mất việc làm tham gia bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên với mức hưởng bằng 60% mức bình quân tiền lương của 6 tháng cuối và thời gian hưởng tối thiểu 3 tháng, được cấp thẻ bảo hiểm y tế. Cũng trong năm 2020, số người lao động đến nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp trên cả nước vào khoảng 1,12 triệu người, tăng khoảng 32% so với năm 2019. Số tiền chi trả trợ cấp thất nghiệp trong năm 2020 đã lên tới 17.898 tỷ đồng, tăng trên 49% so với năm 2019. Trong năm 2020, hoạt động sản xuất, kinh doanh chịu tác động nặng nề bởi đại dịch COVID-19 dẫn tới việc nhiều người lao động mất việc làm, mất thu nhập. Do đó, chính sách bảo hiểm thất nghiệp càng khẳng định rõ hơn vai trò của mình trong việc bảo đảm ổn định một phần thu nhập của một bộ phận người lao động và gia đình của họ trong dịch bệnh, góp phần ổn định trật tự, an toàn xã hội. - Số tiền chi trả chế độ trợ cấp thất nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số tiền chi các chế độ bảo hiểm thất nghiệp hằng năm (trên 90%). Do đó, số người được trợ cấp thất nghiệp tăng dẫn đến tổng tiền chi cho các chế độ bảo hiểm thất nghiệp hằng năm cũng tăng lên. Năm 2015, tổng chi các chế độ bảo hiểm thất nghiệp là 4.882,9 tỷ đồng (tăng 1,3% so với năm 2014), năm 2016 là 5.113 tỷ đồng (tăng 4,7% so với năm 2015), năm 2017 là 7.935,831 tỷ đồng (tăng 55,2% so với năm 2016), năm 2018 là 10.101 tỷ đồng. 2.3. Nhận xét, đánh giá về chính sách bảo hiệm thất nghiệp ở Việt Nam hiện nay 2.3.1. Ưu điểm - Chính sách BHTN trong thời gian qua thực hiện theo đúng nguyên tắc chia sẻ, hỗ trợ giữa những người tham gia BHTN. Các đối tượng tham gia và đối tượng thụ hưởng tăng qua từng năm. Nhiều doanh nghiệp đã hiểu đúng vai trò, vị trí của BHTN đem lại lợi ích cho họ. Cụ thể như, doanh nghiệp không phải chi trả trợ cấp thất nghiệp trợ cấp thôi việc, giảm bớt khó khăn về mặt tài chính. Bên cạnh đó, khi lOMoARcPSD|16911414 doanh nghiệp tham gia BHTN, sự gắn bó của người lao động với doanh nghiệp sẽ tốt hơn. - Với người lao động, ngoài trợ cấp thất nghiệp, họ còn được tư vấn hỗ trợ, hỗ trợ việc làm. Nhiều trường hợp người lao động được hỗ trợ học nghề đã có việc làm mới, thu nhập cao hơn. Bên cạnh đó, trong quá trình tổ chức thực hiện, có hai ưu điểm của chính sách cần nhấn mạnh. Đó là thông tin về thị trường lao động cho người lao động. Lao động thất nghiệp đến trung tâm dịch vụ việc làm phải tiếp nhận nguồn thông tin tốt nhất về thị trường lao động. 100% lao động thất nghiệp hưởng chế độ bảo hiểm y tế (BHYT) trong thời gian thất nghiệp. Điều này có ý nghĩa thiết thực cho người lao động, bảo đảm họ có thể khám, chữa bệnh ngay cả khi mất việc làm. 2.3.2. Nhược điểm - Các trung tâm dịch vụ việc làm ngoài đóng vai trò là nơi tiếp nhận hồ sơ, giải quyết trợ cấp thất nghiệp còn có vai trò hỗ trợ đào tạo, giới thiệu việc làm cho người lao động. Việc đào tạo nghề cho người lao động là một chính sách an sinh xã hội tốt của Nhà nước, tuy nhiên do chưa được quy định chặt chẽ nên vẫn có lãng phí về nhân lực, vật lực của quỹ. Do chưa có sự phân loại đối tượng lao động, mà việc hỗ trợ đào tạo được gom chung vào các lớp học nghề. Mặc dù đã có nhiều lớp như: May mặc, cắm hoa, nghề sửa chữa máy tính... nhưng các đối tượng tham gia lớp học thường không chú tâm, cho nên rất khó để hành nghề sau khi được đào tạo. Công tác đào tạo cũng chưa chú ý đến chuyên môn, lĩnh vực của người lao động trước khi thất nghiệp để bồi dưỡng phù hợp. Song song đó, Người lao động ít có cơ hội lựa chọn nghề vì các danh mục nghề đào tạo của cơ sở dạy nghề chưa phong phú, nghề đào tạo lạc hậu, mức phí đào tạo cao. Cơ sở dạy nghề không tiếp nhận do chiêu sinh không đủ, người lao động đăng ký học nghề nhưng không đi học. - Quy định về đối tượng tham gia BHTN còn hạn chế: + Hiện nay, số người lao động tham gia BHTN còn ở mức thấp so với lực lượng lao động. Nguyên nhân chủ yếu là do quy định của pháp luật hiện hành, chỉ có một bộ phận người lao động được quyền tham gia BHTN. Cụ thể, theo quy định, nếu ký hợp đồng dưới 03 tháng sẽ không thuộc đối tượng phải tham gia BHTN. lOMoARcPSD|16911414 + Ngoài ra, còn một số đối tượng như: Nông dân, người giúp việc gia đình, những hộ kinh doanh nhỏ, những người lao động ký kết hợp đồng miệng (không có văn bản)... những người này chiếm tỷ lệ không nhỏ trong lực lượng lao động cả nước, tuy nhiên, theo quy định như hiện hành, lại không thuộc diện đóng BHTN. - Còn nặng về thủ tục hành chính: Phần mềm quản lý BHTN của ngành Lao động Thương binh và Xã hội chưa được kết nối với cơ quan BHXH để phục vụ cho việc tiếp nhận và giải quyết hưởng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động trong việc hưởng các chế độ BHTN, giảm bớt thủ tục hành chính và kiểm tra. lOMoARcPSD|16911414 Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 3.1. Định hướng - Ngoài đóng vai trò là nơi tiếp nhận hồ sơ, giải quyết trợ cấp thất nghiệp, các trung tâm dịch vụ việc làm còn có vai trò hỗ trợ đào tạo, giới thiệu việc làm cho người lao động. Việc hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động là một chính sách chủ động và tích cực của Nhà nước nhằm sớm đưa người lao động thoát khỏi tình trạng mất việc làm, nhưng trong tổ chức còn có một số bất cập. Chưa có sự liên kết giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp để xác định đúng nhu cầu doanh nghiệp; các lớp học nghề chưa thật phù hợp với nhu cầu của thị trường. Mặt khác, chất lượng đào tạo cũng chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. - Bảo hiểm thất nghiệp là một trong những chính sách xã hội quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội, góp phần thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và phát triển bền vững của đất nước. Đây chính là công cụ quan trọng của chính sách thị trường lao động nhằm góp phần điều tiết quan hệ cung - cầu trên thị trường lao động. Bảo hiểm thất nghiệp không chỉ bảo đảm bù đắp một phần thu nhập cho người lao động mất việc làm, mà còn tích cực hỗ trợ đào tạo lại nghề, giới thiệu việc làm,... giúp người lao động sớm trở lại thị trường lao động. Đồng thời, người sử dụng lao động cũng nhận được các quyền lợi khuyến khích nhằm tiếp nhận và giữ người lao động làm việc lâu dài, nhất là đối với người lao động thuộc nhóm yếu thế. Vì vậy, thời gian tới, cần tập trung vào một số định hướng sau: Một là, hoàn thiện quản lý bảo hiểm thất nghiệp phải đặt trong chương trình tổng thể cải cách chính sách bảo hiểm xã hội, lao động, tiền lương, thu nhập, mà nền tảng là các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, lao động, việc làm của Nhà nước. Hai là, tiếp tục củng cố và phát triển hệ thống tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo hướng tinh gọn, chuyên nghiệp, hiệu quả, hiệu lực, hiện đại, hấp dẫn, nâng cao niềm tin, phục vụ đối tượng tham gia, hưởng thụ bảo hiểm thất nghiệp ngày càng tốt hơn. Ba là, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Luật Việc làm, chính sách bảo hiểm thất nghiệp, chính sách việc làm theo hướng chú trọng không chỉ các giải pháp xử lý hậu quả đối với người thất nghiệp thông qua việc chi trả trợ cấp thất nghiệp, tư vấn, giới thiệu việc làm, hỗ trợ học nghề, mà cần xây dựng các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu tình trạng thất nghiệp thông qua hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động duy trì việc làm, bảo đảm quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp và người lao động; phối lOMoARcPSD|16911414 hợp với các bộ, ngành liên quan, tổng kết, đánh giá việc thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp, nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về bảo hiểm thất nghiệp để đề xuất các nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Việc làm. Bốn là, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan tổ chức chủ động phát huy giá trị cốt lõi của chính sách bảo hiểm thất nghiệp, trong đó, trọng tâm là tư vấn, giới thiệu việc làm, đào tạo nghề và duy trì việc làm.Tiếp tục củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức dịch vụ việc làm để thực hiện tốt tư vấn và hỗ trợ việc làm. Ðây là hướng giải quyết người thất nghiệp một cách bền vững nhất. Năm là, nghiên cứu đổi mới toàn diện nội dung, hình thức và phương pháp tuyên truyền phù hợp với đặc điểm, tính chất đặc thù của từng nhóm đối tượng, vùng, miền, bảo đảm hiệu quả công tác tuyên truyền gắn với phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp 3.2. Giải pháp Một là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp: Tiếp tục tổ chức rà soát, phát hiện, sửa đổi và bổ sung kịp thời các văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp; khẩn trương nghiên cứu xây dụng Luật Việc làm, trong đó có nội dung về bảo hiểm việc làm nhằm bổ sung các quy định nhằm hạn chế, ngăn ngừa thất nghiệp, đồng thời hoàn thiện các chế độ bảo hiểm thất nghiệp hiện hành và quản lý lao động... Hai là, tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền: về các chế độ, chính sách về bảo hiểm thất nghiệp với nhiều hình thức phù hợp với từng nhóm đối tượng nhằm nâng cao nhận thức về bảo hiểm thất nghiệp, nhất là người lao động ở vùng sâu vùng xa, ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ, viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập. Tiếp tục tổ chức các hội nghị tập huấn cho cán bộ thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp, cán bộ nhân sự tại các doanh nghiệp, tổ chức. Ba là, Chuyển nhiệm vụ quản lý lao động thất nghiệp, chi trả trợ cấp thất nghiệp cho cơ quan lao động và bảo hiểm xã hội quận, huyện thực hiện, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động thất nghiệp khi đăng ký và hưởng trợ cấp thất nghiệp. Bốn là, Xây dựng và thực hiện các biện pháp để quản lý lao động: Làm cơ sở cho việc xác định và nắm chắc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp, thực hiện các chế độ bảo hiểm thất nghiệp.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan